Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quy định 260-QĐ/TW thôi giữ chức vụ miễn nhiệm từ chức cán bộ

Số hiệu: 260-QĐ/TW Loại văn bản: Quy định
Nơi ban hành: Bộ Chính trị Người ký: Trương Tấn Sang
Ngày ban hành: 02/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CHÍNH TRỊ
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------

Số: 260-QĐ/TW

Hà Nội, ngày 2 tháng 10 năm 2009

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔI GIỮ CHỨC VỤ, MIỄN NHIỆM, TỪ CHỨC CỦA CÁN BỘ

- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị (số 15-NQ/TW ngày 30-7-2007);
Bộ Chính trị quy định về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Quy định này áp dụng cho những người được bổ nhiệm hoặc được bầu giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cán bộ). 

Điều 2. Giải thích từ ngữ 

Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 

1. ''Thôi giữ chức vụ'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cỏn bộ chấm dứt chức vụ để nhận nhiệm vụ khác hoặc nghỉ để chữa bệnh. Việc thôi giữ chức vụ gắn với yếu tố khách quan. 

2. ''Miễn nhiệm'' là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên.

3. ''Từ chức'' là việc cỏn bộ tự nguyện, chủ động xin thôi giữ chức vụ và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

4. ''Cấp có thẩm quyền'' là cấp có quyền quyết định bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.

5. ''Tập thể lãnh đạo'' là đảng đoàn, ban cán sự đảng, cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị (nơi không lập đảng đoàn, ban cán sự đảng).

6. ''Cơ quan tham mưu'' là cơ quan chức năng làm công tác tổ chức cán bộ của cấp có thẩm quyền.

Điều 3. Nguyên tắc chung 

1. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ. 

2. Cấp nào bổ nhiệm, phê chuẩn (chuẩn y) kết quả bầu cử đối với cán bộ thì cấp đó có quyền cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ, cho cán bộ từ chức. Người đứng đầu của từng cấp có trách nhiệm đề xuất với cấp có thẩm quyền của cấp mình về việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ giúp người đứng đầu trong đề xuất, chuẩn bị các thủ tục cần thiết đối với việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. 

3. Việc xem xét, quyết định cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ phải thực hiện đúng pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành, trên cơ sở dân chủ, đồng thời đề cao trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu. Việc miễn nhiệm cán bộ phải được trên 50% tổng số thành viên của cấp có thẩm quyền tán thành; việc cho cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức do người đứng đầu quyết định, sau khi tham khảo ý kiến các thành viên lãnh đạo khác.

4. Khi chưa có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cho từ chức thì cán bộ vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cán bộ sau khi miễn nhiệm, từ chức được xem xét, bố trí công tác phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình độ, năng lực, sức khoẻ của cán bộ, có lưu ý đến nguyện vọng cá nhân. 

Chương II

CĂN CỨ XEM XÉT CHO THÔI GIỮ CHỨC VỤ, MIỄN NHIỆM, TỪ CHỨC

Điều 4. Căn cứ xem xét cho cán bộ thôi giữ chức vụ 

Việc xem xét cho thôi giữ chức vụ đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau: 

1. Được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. 

2. Theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy chế hiện hành, không được giữ chức vụ có liên quan sau khi được điều động, luân chuyển sang đơn vị khác hoặc được bố trí, phân công công tác khác. 

3. Cán bộ không đủ sức khoẻ để tiếp tục lãnh đạo, quản lý: bị bệnh hiểm nghèo, tai nạn, ốm đau kéo dài, đã nghỉ đủ 12 tháng để điều trị nhưng không phục hồi được sức khoẻ. 

Điều 5. Căn cứ xem xét miễn nhiệm cán bộ 

Việc xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Cán bộ bị kỷ luật, cán bộ vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp:

a. Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế.

b. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức cách chức hoặc bãi nhiệm. 

2. Cán bộ không đủ năng lực, uy tín để làm việc thuộc một trong các trường hợp:

a. Trong 2 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

b. Trong một nhiệm kỳ hoặc hai nhiệm kỳ giữ chức vụ liên tiếp, bị hai lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách được giao.

c. Để đơn vị mất đoàn kết hoặc làm đơn vị mất đoàn kết theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

d. Bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức của người cán bộ.

đ. Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định về những việc đảng viên, cán bộ, công chức không được làm. 

3. Cán bộ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ.

Điều 6. Căn cứ xem xét việc từ chức của cán bộ 

Việc xem xét đối với cán bộ xin từ chức căn cứ vào một trong các trường hợp sau:

1. Cán bộ xin từ chức để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý. 

2. Cán bộ xin từ chức do nhận thấy hạn chế về năng lực hoặc sức khoẻ. 

3. Cán bộ xin từ chức do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình. 

4. Cán bộ xin từ chức vì lý do cá nhân khác.

Điều 7. Trường hợp không được từ chức 

Cán bộ không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 

1. Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật, chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cần tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ do bản thân cán bộ đã thực hiện; nếu cán bộ từ chức sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ mà đơn vị được giao. 

2. Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan bảo vệ pháp luật. 

Chương III

QUY TRÌNH XEM XÉT CHO THÔI GIỮ CHỨC VỤ, MIỄN NHIỆM, TỪ CHỨC

Điều 8. Quy trình xem xét cho thôi giữ chức vụ 

1. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 1, khoản 2, Điều 4 của Quy chế này: cơ quan tham mưu trình người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền quyết định cho thôi giữ chức vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ, quy định hiện hành.

2. Cho thôi giữ chức vụ căn cứ theo khoản 3, Điều 4 của Quy chế này: 

a. Cơ quan tham mưu căn cứ tình trạng sức khoẻ của cán bộ, kết luận của Hội đồng Giám định y khoa để đề xuất, xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu.

b. Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc cho thôi giữ chức vụ, trình người đứng đầu.

c. Người đứng đầu xem xét quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 9. Hồ sơ xem xét cho thôi giữ chức vụ 

1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ; 

2. Các văn bản có liên quan khi xem xét cho thôi giữ chức vụ theo Điều 4. 

Điều 10. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác 

1. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm.

2. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo chỉ đạo cơ quan tham mưu và các đơn vị có liên quan thẩm định việc miễn nhiệm cán bộ, đồng thời xin ý kiến bằng văn bản của cấp ủy đảng. 

3. Cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm;

4. Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình cấp có thẩm quyền.

5. Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 11. Quy trình xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên 

1. Cơ quan tham mưu của cấp trên có thẩm quyền căn cứ vào Điều 5 của Quy chế này để đề xuất việc miễn nhiệm. 

2. Theo sự chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu thông báo và nghe ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm, đồng thời xin ý kiến của các cơ quan có liên quan;

3. Sau khi trao đổi với cấp ủy đảng nơi cán bộ đang công tác, tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác thảo luận, có ý kiến bằng văn bản trình cấp trên. 

4. Cơ quan tham mưu tổng hợp ý kiến, trình với cấp có thẩm quyền. 

5. Cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 12. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm 

1. Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. 

2. Các văn bản có liên quan khi xem xét miễn nhiệm theo Điều 5 của Quy chế này (quyết định kỷ luật, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến cán bộ).

3. Tóm tắt lý lịch của cán bộ.

4. Bản nhận xét, đánh giá cán bộ trong nhiệm kỳ, thời hạn giữ chức vụ. 

Điều 13. Quy trình xem xét đối với cán bộ xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác

1. Cán bộ xin từ chức có đơn trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo (qua cơ quan tham mưu nơi cán bộ đang công tác).

2. Cơ quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền. 

3. Người đứng đầu xem xét, quyết định.

Điều 14. Quy trình xem xét đối với cán bộ xin từ chức thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên

1. Cán bộ có đơn xin từ chức trình bày lý do, nguyện vọng gửi người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác và cấp trên có thẩm quyền (qua cơ quan tham mưu của cấp trên). 

2. Người đứng đầu tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác có ý kiến bằng văn bản gửi cấp có thẩm quyền. 

3. Cơ quan tham mưu của cấp trên trình cấp có thẩm quyền. 

4. Người đứng đầu cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cán bộ xin từ chức theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ giữ chức vụ.

Điều 15. Hồ sơ xem xét việc từ chức

1. Đơn xin từ chức của cán bộ. 

2. Tờ trình của cơ quan tham mưu.

Chương IV

Khiếu nại, phục hồi chức vụ và một số chính sách liên quan 

Điều 16. Việc khiếu nại của cán bộ 

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định miễn nhiệm chức vụ, cán bộ có quyền khiếu nại về việc miễn nhiệm tới cấp có thẩm quyền và cơ quan tham mưu của cấp có thẩm quyền. 

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm là sai, cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ cũ hoặc chức vụ tương đương cho cán bộ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ bị miễn nhiệm của cán bộ.

Điều 17. Việc cán bộ phục hồi sức khỏe 

Đối với cán bộ đó có quyết định thôi giữ chức vụ, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về sức khoẻ của cán bộ đó được phục hồi, cấp có thẩm quyền phải xem xét bố trí công việc, chức vụ thích hợp cho cán bộ. Trường hợp đặc biệt cũng không để kéo dài quá 90 ngày làm việc.

Điều 18. Một số chính sách đối với cán bộ thôi giữ chức vụ, từ chức 

1. Cán bộ thôi giữ chức vụ theo khoản 1, khoản 2, Điều 4, nếu phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ cũ được bảo lưu phụ cấp chức vụ 6 tháng; cán bộ luân chuyển được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian luân chuyển. 

2. Cán bộ xin từ chức theo khoản 1, khoản 2, Điều 6 được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc thời hạn giữ chức vụ.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Thời hạn giải quyết 

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi có đủ hồ sơ, thủ tục, người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền phải xem xét, quyết định việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ. 

Điều 20. Trách nhiệm thực hiện 

1. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quy định này và chỉ đạo việc cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền.

2. Ban Tổ chức Trung ương theo dõi việc triển khai thực hiện Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức Trung ương tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị.

Điều 21. Hiệu lực thi hành 

Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ




Trương Tấn Sang

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quy định 260-QĐ/TW ngày 02/10/2009 về việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ do Bộ Chính trị ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


73.810

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.110.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!