UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
66/2008/QĐ-UBND
|
Thủ
Dầu Một, ngày 07 tháng 11 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO ĐẤT NÔNG NGHIỆP, HẠN MỨC NHẬN
CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Can cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ
gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác định
kinh tế trang trại và Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư Liên tịch số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình
672/TTr-STNMT ngày 15/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hạn mức giao đất
nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia
đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Điều 2.
Các trường hợp đã được giao đất nông nghiệp theo hạn mức
quy định tại Quyết định số 150/2001/QĐ-CT ngày 17/9/2001 của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, nay thực hiện điều chỉnh theo hạn mức quy định tại Quyết định
này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký;
Điều 4.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thị Kim Vân
|
QUY ĐỊNH
HẠN MỨC GIAO ĐẤT NÔNG NGHIỆP, HẠN MỨC NHẬN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 66/2008/QĐ-UBND ngày 7/11/2008 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định cụ thể hạn mức giao đất
nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Hộ gia đình, cá nhân và tổ chức
được giao đất nông nghiệp; hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp.
Chương 2.
HẠN MỨC GIAO ĐẤT NÔNG
NGHIỆP
Điều 3. Hạn
mức giao đất nông nghiệp của từng loại đất
1. Hạn mức giao đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba
(03) ha đối với mỗi loại đất áp dụng cho tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh.
2. Hạn mức giao đất trồng cây
lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười (10) ha đối với tất cả các
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
3. Hạn mức giao đất rừng sản xuất
cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba mươi (30) ha đối với tất cả các xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy
sản, thì tổng hạn mức giao đất không quá năm (05) ha.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân
được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không
quá năm (05) ha đối với tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân
được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là
không quá hai mươi lăm (25) ha.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi
núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân
đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thủy sản như hạn mức giao đất quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này và không
tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản
1, 2 và 3 Điều này.
6. Hạn mức giao đất, cho thuê đất
cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
được căn cứ vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 4. Một
số quy định đối với hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Đối với diện tích đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi
đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu
là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất
nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
gửi thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân
đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
2. Diện tích đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được
tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác,
nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông
nghiệp.
3. Những trường hợp đã giao đất
nông nghiệp vượt hạn mức được thực hiện như sau:
a) Đối với hộ gia đình được giao
đất nông nghiệp vượt hạn mức trước ngày 01/01/1999 thì được tiếp tục sử dụng
theo thời hạn bằng một phần hai thời hạn giao đất theo quy định, sau đó chuyển
sang thuê đất;
b) Đối với hộ gia đình được giao
đất nông nghiệp vượt hạn mức từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày 01/7/2004 đã
chuyển sang thuê đất thì được tiếp tục thuê đất theo thời hạn còn lại của thời
hạn thuê đất ghi trong hợp đồng thuê đất; trường hợp chưa chuyển sang thuê đất
thì phải chuyển sang thuê đất từ ngày 01/7/2004, thời hạn thuê đất là thời hạn
còn lại của thời hạn giao đất đó;
c) Đối với cá nhân sử dụng diện
tích đất nông nghiệp được giao vượt hạn mức trước ngày 01/7/2004 thì phải chuyển
sang thuê đất kể từ ngày 01/7/2004; thời hạn thuê đất là thời hạn còn lại của
thời hạn giao đất đó.
4. Đất nông nghiệp do tổ chức,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng (theo
quy định tại Điều 73 của Luật Đất đai năm 2003).
a) Tổ chức kinh tế có nhu cầu sử
dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì được Nhà
nước xem xét giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất
hàng năm;
b) Người Việt Nam định cư ở nước
ngoài có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước giao đất có
thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm để thực hiện dự án đầu
tư;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài
có dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được Nhà nước cho thuê đất thu tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc thu tiền thuê đất hàng năm để thực
hiện dự án đầu tư;
d) Doanh nghiệp nhà nước đã được
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trước ngày 01/01/1999 phải chuyển
sang thuê đất hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất;
đ) Tổ chức được Nhà nước giao đất
để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
nhưng không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích hoặc sử dụng không có hiệu quả
thì Nhà nước thu hồi đất để giao cho địa phương theo quy định của Luật Đất đai
năm 2003.
Chương 3.
HẠN MỨC NHẬN CHUYỂN QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Điều 5.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản
của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được quy định
như sau:
1. Đất trồng cây hàng năm, đất
nuôi trồng thủy sản không quá sáu (06) ha đối với tất cả các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tỉnh.
2. Đất trồng cây lâu năm không
quá hai mươi (20) ha đối với tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
3. Đất rừng sản xuất là rừng trồng
không quá năm mươi (50) ha đối với tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
tỉnh.
Điều 6.
Một số quy định đối với hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân
1. Quy định hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp
dưới các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ
theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất đối với
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng
và đất nuôi trồng thủy sản.
2. Đất nông nghiệp khác được quy
định tại Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
cụ thể là: “đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác
phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên
đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống;
xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp”; đất rừng phòng hộ; đất rừng
đặc dụng; đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thuộc đối tượng áp dụng hạn
mức này.
3. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng và đất nuôi trồng thủy sản) bằng hạn
mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cao nhất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá
nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng
cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng và đất
nuôi trồng thủy sản) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại Điều 5 của
bản Quy định này.
5. Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng
đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quyết
định của Uỷ ban nhân dân tỉnh mà hợp đồng hoặc văn bản chuyển quyền sử dụng đất
nông nghiệp đã được công chứng, chứng thực từ trước ngày 01/7/2007 (ngày
Nghị quyết số 1126/2007/NQ-BTVQH11 ngày 21/6/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
có hiệu lực) thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối
với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
6. Việc xử lý diện tích đất nông
nghiệp do hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn
mức được thực hiện như sau:
a) Phòng Tài nguyên và Môi trường
nơi hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có
hộ khẩu thường trú có trách nhiệm thông báo cho Phòng Tài nguyên và Môi trường
nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú về diện tích đất nông nghiệp
nhận chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương;
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường
nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký hộ khẩu thường trú có trách nhiệm tính tổng diện
tích đất nông nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất để xác định diện tích đất
nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất và báo cáo Uỷ ban nhân
dân huyện, thị xã quyết định;
c) Đối với diện tích đất nông
nghiệp nhận chuyển quyền sử dụng đất mà vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất thì phải chuyển sang thuê đất;
d) Đối với diện tích đất nông
nghiệp của hộ gia đình do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế mà vượt hạn mức sử dụng
đất theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 và đã chuyển sang thuê đất nhưng
không vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại Điều 5 của Quy định này
thì không phải chuyển sang thuê đất kể từ ngày 01/7/2004; thời hạn sử dụng đất
là thời hạn còn lại của thời hạn giao đất;
e) Phòng Tài nguyên và Môi trường
nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp vượt hạn mức có trách nhiệm thông báo cho người đó biết diện tích đất
nông nghiệp phải chuyển sang thuê đất; người nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền được lựa chọn thửa đất chuyển sang thuê.
Chương 4.
ĐẤT SỬ DỤNG CHO KINH TẾ
TRANG TRẠI
Điều 7. Đất
sử dụng cho kinh tế trang trại
1. Tiêu chí định lượng để xác định
là kinh tế trang trại
Hộ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai
tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm hoặc quy mô sản
xuất của trang trại.
Đối với hộ sản xuất, kinh doanh
tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hóa của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch
vụ bình quân 1 năm.
Cụ thể, như sau:
- Giá trị sản lượng hàng hóa và
dịch vụ bình quân 1 năm là: 50 triệu đồng trở lên;
- Quy mô sản xuất của trang trại:
+ Trang trại trồng cây hàng năm
là: 3 ha trở lên;
+ Trang trại trồng cây lâu năm
là: 5 ha trở lên;
+ Trang trại lâm nghiệp: 10 ha
trở lên;
+ Trang trại nuôi trồng thủy sản
là: 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở
lên).
2. Đất sử dụng cho kinh tế trang
trại bao gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức
giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng,
nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình,
cá nhân góp.
3. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất làm kinh tế trang trại được chủ động chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất
theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phê
duyệt.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử
dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là không có
tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
a) Trường hợp đất được giao
không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì được tiếp tục sử dụng
trong thời hạn còn lại;
b) Trường hợp đất được giao
không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì phải chuyển sang thuê đất;
c) Trường hợp sử dụng đất do được
nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận khoán của tổ chức, do
hộ gia đình, cá nhân góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã rà soát, thống kê các trường hợp
đã giao đất theo hạn mức quy định tại Quyết định số 150/2001/QĐ-CT ngày
17/9/2001 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để điều chỉnh theo Quy định này.
2. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng
đất các cấp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ tiếp nhận các trường hợp đã giao đất
nông nghiệp vượt hạn mức, đề nghị chủ sử dụng đất hoàn thiện, chỉnh sửa theo
Quy định này trước khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các ngành có liên quan tổ
chức triển khai, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Đồng thời
trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị xã phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo
Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.