UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
57/2005/QĐ-UBND
|
Đồng
Hới, ngày 16 tháng 11 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở VÀ HẠN MỨC CÔNG NHẬN DIỆN TÍCH ĐẤT Ở CHO HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số: 190/TNMT
ngày 15/8/2005 và Báo cáo thẩm định số 39/BC-STP ngày 24/8/2005 của Giám đốc Sở
Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Bản Quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích
đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định
này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Xây
dựng, Tài chính; thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, phường,
thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Vụ Đất đai (Bộ TN&MT);
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Báo Quảng Bình, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu VT, CVTNMT.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Lâm Phương
|
QUY ĐỊNH
HẠN
MỨC GIAO ĐẤT Ở VÀ HẠN MỨC CÔNG NHẬN DIỆN TÍCH ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 57/2005/QĐ-UBND ngày 16 /11/2005 của UBND tỉnh
Quảng Bình)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đất ở của hộ gia
đình, cá nhân tại nông thôn bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công
trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư nông
thôn, phù hợp với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 2. Đất ở tại đô thị
bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống trong
cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch xây dựng đô
thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
Điều 3. Đất vườn, ao
được xác định là đất ở phải nằm trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân
cư.
Điều 4. Hạn mức giao
đất ở được nêu trong Bản Quy định này là diện tích đất ở tối đa làm căn cứ để:
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất;
- Quy hoạch phân lô đất ở
trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông
thôn;
- Giao đất ở cho hộ gia đình,
cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 83, khoản 5 Điều 84 Luật Đất đai;
- Xác định diện tích đất ở khi
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với trường
hợp sử dụng đất không có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều
50 Luật Đất đai năm 2003.
Điều 5. Hạn mức công
nhận diện tích đất ở được nêu trong Bản Quy định này là diện tích tối đa để xác
định diện tích đất ở theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 87 Luật
Đất đai và Điều 45 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai.
Chương II.
HẠN MỨC GIAO ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Điều 6. Hạn mức đất ở
để giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở được quy định cụ thể như sau:
1. Tại thành phố Đồng
Hới:
a) Các phường Đồng Mỹ, Hải Đình, Hải Thành, Phú Hải và Đồng Phú là 150m2;
b) Các xã, phường còn lại là
200m2.
2. Tại các huyện:
a) Thị trấn Ba Đồn thuộc huyện
Quảng Trạch, thị trấn Kiến Giang thuộc huyện Lệ Thuỷ là 150m2; các
thị trấn còn lại là 200m2;
b) Các xã ở vùng đồng bằng là
250m2;
c) Các xã ở vùng trung du là
300m2;
d) Các xã ở vùng miền núi là
400m2.
Xã miền núi nói tại Quy
định này bao gồm các xã đã được công nhận tại các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
UBND các huyện có trách
nhiệm phân loại và công bố danh mục xã trung du, xã đồng bằng trên địa bàn
huyện.
Điều 7. Đối với khu vực
đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn thì
diện tích đất ở giao cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở được thực hiện theo quy
hoạch chi tiết phân lô đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chương III.
HẠN MỨC CÔNG NHẬN DIỆN TÍCH ĐẤT Ở CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ
NHÂN
Điều 8. Hạn mức công nhận
diện tích đất ở đối với trường hợp đất sử dụng trước ngày 18 tháng 12 năm 1980
được quy định cụ thể như sau:
1- Trường hợp đất ở có vườn,
ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà trong hồ sơ địa chính
hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5
Điều 50 của Luật Đất đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư) thì
toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở theo quy định tại khoản 2 Điều
87 của Luật Đất đai;
2- Trường hợp đất ở có vườn,
ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư mà trong hồ sơ địa chính
hoặc trên các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và
5 Điều 50 của Luật Đất đai chưa ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở (hoặc thổ cư)
thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức diện tích giao
đất ở được quy định tại Điều 6 Chương II của Bản quy định này nhưng tổng diện
tích không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; trường
hợp thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở, phần diện tích đất còn lại sau
khi đã xác định diện tích đất ở thì mục đích sử dụng đất được xác định theo
hiện trạng sử dụng đất.
Điều 9. Hạn mức công nhận
diện tích đất ở đối với trường hợp sử dụng đất từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến
trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 (ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi
hành) được quy định cụ thể như sau:
1- Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc
khu dân cư và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ
đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định theo giấy
tờ đó.
2- Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc
khu dân cư và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng
đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ
đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất có vườn, ao được xác định như
sau:
- Hộ gia đình có từ 6 nhân khẩu trở xuống: Hạn mức diện tích đất ở được
công nhận bằng hai (02) lần hạn mức diện tích giao đất ở được quy định
tại Điều 6, Chương II của Bản Quy định này;
- Hộ gia đình có từ 7 nhân khẩu trở lên: Hạn mức diện tích đất ở được
công nhận bằng 03 lần hạn mức diện tích giao đất ở được quy định tại Điều
6, Chương II của Bản quy định này;
Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện
tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở như trên. Phần
diện tích đất còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở thì được xác định
theo hiện trạng sử dụng đất.
Trường hợp diện tích thửa đất
nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ
diện tích thửa đất.
Người được tính nhân khẩu trong
mỗi hộ gia đình phải là người có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình đó tại thời
điểm xác định diện tích công nhận đất ở.
Điều 10. Đối với trường hợp
sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1,
2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định theo hạn mức
giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 6, Điều 7 Chương II
của Bản Quy định này.
Điều 11. Việc xác định
hạn mức công nhận diện tích đất ở theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Bản
Quy định này được áp dụng đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trước ngày Bản Quy định này có hiệu lực thi hành và các
trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp đã cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng
Tài nguyên và Môi trường rà soát, hướng dẫn để xác định lại hạn mức công nhận
diện tích đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Bản Quy định
này; hộ gia đình, cá nhân không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện
tích chênh lệch giữa diện tích đất ở được xác định lại và diện tích đất ở ghi
trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp trước đây hộ gia đình,
cá nhân đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà người nhận chuyển nhượng đã nộp
tiền sử dụng đất do chuyển mục đích sử dụng đất thì nay không thực hiện việc
thoái thu tiền sử dụng đất. Nếu hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một
trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai mà trên
giấy tờ đó đang ghi tên người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, có chữ ký của các bên có liên quan nhưng chưa thực hiện việc
chuyển quyền sử dụng đất theo quy định nay
được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được xác
định lại diện tích đất ở theo Điều 8 và Điều 9 của Bản quy định này và không
phải nộp tiền sử dụng đất.
Điều 12. Trình tự, thủ
tục xác định lại diện tích đất ở đối với các trường hợp đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Bản Quy Định này được
thực hiện như sau:
1- Hộ gia đình, cá nhân
có nhu cầu xác định lại diện tích đất ở từ đất vườn, ao sang đất ở thì làm đơn
xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đơn xin cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (theo mẫu quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004
của Bộ Tài nguyên và Môi trường) kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một trong các loại giấy tờ về quyền sử
dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai. Hồ sơ nộp tại
Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện, thành phố. Nơi không có Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất thì nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện,
thành phố.
2- Phòng Tài nguyên và
Môi trường các huyện, thành phố có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực
địa; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc trích sao hồ sơ địa
chính;
3- Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích sao hồ sơ địa chính gửi cơ quan tài
nguyên và môi trường cùng cấp và gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để thực
hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
4- Cơ quan Tài nguyên
và Môi trường có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cho
chuyển mục đích sử dụng đất hoặc cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
theo quy định.
Thời gian thực hiện các
công việc quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này không quá ba mươi (30) ngày làm
việc kể từ ngày cơ quan tài nguyên và môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới
ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không bao
gồm thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính).
Chương IV.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Sở Tài nguyên và
Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các ban, ngành, địa phương có liên quan
để hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 14. UBND các huyện,
thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ vào hạn mức giao đất ở và hạn
mức công nhận diện tích đất ở quy định tại Bản Quy định này để triển khai thực
hiện.
Điều 15. Trong quá trình
thực hiện nếu có vấn đề gì khó khăn, vướng mắc phải báo cáo về UBND tỉnh để xem
xét điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.