ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2279/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày 30 tháng 9 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠO NGUỒN
VỐN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, lần thứ XIX, nhiệm kỳ
2020-2025;
Căn cứ
Nghị quyết so 09-NQ/TU ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
khóa XIX tại Hội nghị lần thứ chín về Chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp
gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề
nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 204/TTr-NN ngày
14 tháng 9 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đấu giá quyền sử dụng
đất tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai
đoạn 2021-2025”.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như
Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- CV: Tuấn NN;
- Lưu: VT.CV:TNMT
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Quốc Văn
|
ĐỀ ÁN
ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠO NGUỒN VỐN XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 20/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Hưng Yên là
một tỉnh nhỏ, nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, thu ngân sách có tăng qua
các năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu chi cho đầu tư phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư phát triển hạ tầng ở các khu vực nông thôn.
Trong giai đoạn 2010-2020, việc đấu giá quyền sử dụng đất có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc tạo nguồn vốn xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn và xử
lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới, góp phần sớm hoàn
thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đến hết năm
2020, Hưng Yên đã có 100% các xã đạt chuẩn nông thôn mới, 10/10 đơn vị cấp huyện
đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tỉnh Hưng
Yên được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới;
tuy nhiên, mức đạt của một số tiêu chí chưa thật bền vững, hạ tầng nông thôn
sau nhiều năm đầu tư, xây dựng đã có biểu hiện xuống cấp, ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế xã hội của địa phương và các nhu cầu dân sinh của người dân như:
Hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, trường học, thu
gom và xử lý chất thải ...
Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra mục tiêu,
“đến hết năm 2025, tỉnh Hưng Yên phấn đấu có 55 - 60 xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao, 25 - 30 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu và có ít nhất 01 đơn vị
cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”. Đe đảm bảo thực hiện thành công
các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh đã đề ra, việc xây dựng
đề án “Đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025” là hết sức cần
thiết và phù hợp với điều kiện hiện nay.
2. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Đất
đai ngày 29 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định
số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định
số 148/202O/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.
- Nghị quyết
số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2025;
- Nghị quyết
số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX tại Hội nghị
lần thứ chín về Chương trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây
dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
PHẦN THỨ NHẤT
HIỆN TRẠNG KẾT CẤU
HẠ TẦNG NÔNG THÔN VÀ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
GIAI ĐOẠN 2010-2020
I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG NÔNG THÔN VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1. Hiện trạng hạ tầng nông thôn
a) Giao
thông nông thôn: Toàn tỉnh có
1.428,71 km đường trục thôn, đường liên thôn, 2.438,37 km đường đường ngõ, xóm
và 2.332,54 km đường trục chính nội đồng được bê tông hóa, cứng hóa đảm bảo thuận
tiện trong việc vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Tuy nhiên, một số
công trình đầu tư chưa tính được hết nhu cầu phát triển của các phương tiện
giao thông, tải trọng thiết kế thấp không đáp ứng được nhu cầu phương tiện vận
tải hàng hóa ở nông thôn nên công trình nhanh bị xuống cấp; công tác bảo trì
chưa được thực hiện thường xuyên.
b) Thủy lợi: Trên địa bàn tỉnh có 641 trạm bơm; 8.573 km kênh
tưới, tiêu. Hệ thống thủy lợi tỉnh Hưng Yên do Công ty TNHH MTV khai thác công
trình thủy lợi tỉnh Hưng Yên quản lý, vận hành và khai thác đảm bảo chủ động tưới,
tiêu cho 49.733 ha đất sản xuất nông nghiệp (đạt 92%); còn 4.282 ha đất sản xuất
nông nghiệp (chủ yếu đất bãi ven sông Hồng và sông Luộc) có thể tự tiêu nước được.
Trên địa bàn tỉnh còn một số tuyến kênh mương chưa được đầu tư xây dựng kiên cố,
vẫn sử dụng kênh đất, dẫn đến nhiều đoạn bị sạt, lún, lở hai bên bờ kênh làm ảnh
hưởng tới lưu lượng và dòng chảy.
c) Điện: Toàn tỉnh có 3.775 trạm biến áp/4.232 máy biến
áp, với tổng công suất 2.736.926 kVA; có 2.047 km đường dây trung thế 22kV,
35kV; 7.102 km đường dây hạ thế. Ngành điện thực hiện bán lẻ điện trên địa bàn
154/161 xã, phường, thị trấn; 07 xã do Hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện bán lẻ
điện. Hệ thống điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên được xây dựng, lắp đặt theo quy
hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo cấp điện an toàn, đạt tiêu chuẩn cho 100% hộ
dân trên địa bàn tỉnh.
d) Trường
học: Trên địa bàn tỉnh có 147
trường Trung học cơ sở (109 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia và 38 trường có
cơ sở vật chất đạt chuẩn); có 143 trường Tiểu học (131 được công nhận đạt chuẩn
Quốc gia và 12 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn); có 22 trường Tiểu học và
Trung học cơ sở (18 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia và 04 trường có cơ sở vật
chất đạt chuẩn); 03 trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Phổ thông có cơ sở vật
chất đạt chuẩn; có 187 trường Mầm non (102 được công nhận đạt chuẩn Quốc gia và
85 trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn); toàn tỉnh có 9.642 phòng học (có 8.874
phòng học kiên cố cao tầng, đạt 92%). Cơ sở vật chất các nhà trường trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên được đầu tư đồng bộ, khuôn viên các trường học đủ diện tích,
khu công trình công cộng có đủ sân chơi, bãi tập, nhà để xe, nhà vệ sinh nam, nữ
riêng biệt cho giáo viên và học sinh; hệ thống cấp thoát nước, điện phục vụ hoạt
động của nhà trường được đầu tư đồng bộ; các trường học đã có kết nối Internet,
100% trường học có Website thông tin hoạt động thường xuyên. Nguồn lực đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất các trường học trong những năm qua đã được các cấp, các
ngành quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng; tuy nhiên, nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn
chế so với nhu cầu, chưa kịp thời dẫn đến nhiều công trình trường học được xây
dựng từ lâu, có biểu hiện xuống cấp, không duy trì được mức đạt chuẩn ảnh hưởng
tới chất lượng dạy và học của các thầy, cô và các em học sinh.
e) Cơ sở
vật chất văn hóa: Trên địa
bàn tỉnh có 118 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao (chiếm
73%); 43 xã, phường, thị trấn có Hội trường đa năng và khu hoạt động thể thao
(chiếm 27%); 753/832 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, khu hoạt động thể thao
(chiếm 90,5%); 79 thôn, tổ dân phố sử dụng đình làng làm nơi sinh hoạt cộng đồng
(chiếm 9,5%); 161/161 xã, phường, thị trấn đã quy hoạch và sử dụng hệ thống cơ
sở vật chất văn hóa hiện có của địa phương làm địa điểm vui chơi, giải trí và
thể thao cho trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 43
xã, phường, thị trấn sử dụng hội trường đa năng kiêm chức năng Trung tâm Văn
hóa; 79 thôn, tổ dân phố chưa có nhà văn hóa độc lập, hiện đang sử dụng đình
làng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, mặc dù cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu nhưng
quy mô chưa đạt chuẩn; 05 Trung tâm Văn hóa - Thể thao chưa đạt chuẩn; 84 Nhà
văn hóa thôn chưa đạt chuẩn; một số địa phương chưa có điểm vui chơi, giải trí,
thể thao cho trẻ em và người cao tuổi riêng biệt.
f) Cơ sở
hạ tầng thương mại nông thôn:
Trên địa bàn tỉnh có 107 chợ và nhiều siêu thị mini, cửa hàng kinh doanh tổng hợp
trên địa bàn, do người dân, tổ chức kinh tế đầu tư, xây dựng, đảm bảo tốt nhu cầu
trao đổi hàng hóa của người dân. Nhu cầu trao đổi hàng hóa của người
dân, doanh nghiệp tăng mạnh trong thời gian qua, nhưng nguồn lực đầu tư phát
triển hạ tầng thương mại chưa tăng tương xứng, dẫn tới ở một số địa phương, việc
trao đổi hàng hóa của người dân còn gặp nhiều khó khăn, chợ cóc có xu hướng
phát triển; các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại cần nhiều vốn, khả
năng thu hồi và sinh lời chậm dẫn đến khó thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp,
trong khi đầu tư từ ngân sách còn hạn chế.
g) Thông
tin và Truyền thông: Hệ thống
mạng cáp viễn thông đã phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông, internet của người dân; 100% các đơn vị cấp
xã có đài truyền thanh cơ sở do UBND cấp xã quản lý, hệ thống loa được lắp đặt
tới các thôn; 100% các đơn vị cấp xã trên địa bàn tỉnh đã triển khai phần mềm một
cửa điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính.
2. Tổ chức sản xuất nông nghiệp
Tái cơ cấu sản
xuất nông nghiệp được chú trọng và có bước phát triển khá; tích cực chuyển đổi
cơ cấu thời vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả;
cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực. Tỉnh đã hoàn thành công
tác dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi
hơn 17.050ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm, cây hàng năm kết hợp
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần đưa giá trị thu được trên 01 ha canh
tác đạt 210 triệu đồng/ha. Xây dựng được gần 500 mô hình cánh đồng sản xuất tập
trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; 83 mô
hình chuỗi sản phẩm an toàn; 2.188,06 ha sản xuất VietGap cho rau màu, cây ăn
quả; công nhận 70 sản phẩm OCOP. Có 318 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp hoạt động
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và 136 tổ hợp tác lĩnh vực nông nghiệp; các hợp
tác xã hoạt động cho hiệu quả, có liên kết trong quá trình sản xuất. Tổng giá
trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng trưởng bình quân đạt 2,87%/năm; thu nhập
bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm.
II. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TỪ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN
2010-2020
Trong giai
đoạn 2010-2020, toàn tỉnh có 121/145 xã (chiếm 83% số xã) thực hiện đấu giá được
1.504.196 m2 đất, thu được 6.516.298 triệu đồng. Có 06 xã đấu giá từ
3ha đất trở lên, gồm: xã Trung Nghĩa - thành phố Hưng Yên (6,4ha), xã Hải Triều
- huyện Tiên Lữ (3,7ha), xã Xuân Trúc - huyện Ân Thi (3,4ha), xã Mễ Sở - huyện
Văn Giang (3,4h), xã Chỉ Đạo - huyện Văn Lâm (3ha), xã Hòa Phong - thị xã Mỹ
Hào (3ha). Có 19 xã đấu giá từ 2ha đến dưới 3ha; 37 xã đấu giá từ 1ha đến dưới
2ha và 61 xã đấu giá dưới 1ha.
Trong 121 xã
đã thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất, xã Trung Nghĩa - thành phố Hưng
Yên đấu giá nhiều nhất (6,4ha); xã Cửu Cao - huyện Văn Giang đấu giá được ít nhất
(0,01 ha). Một số xã đã tạo được một nguồn lực tài chính tương đối lớn để phục
vụ việc xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn như: Xã Trung Nghĩa - thành phố
Hưng Yên (418 tỷ đồng), xã Hòa Phong - thị xã Mỹ Hào (240,9 tỷ đồng), xã Hải
Triều - huyện Tiên Lữ (197,4 tỷ đồng), xã Mễ Sở - huyện Văn Giang (196,8 tỷ đồng)...
.
Từ việc đấu
giá quyền sử dụng đất, các xã đã hoàn thành việc xử lý nợ đọng trong xây dựng
nông thôn mới, với số nợ trước đây hàng chục tỷ đồng, như: Xã Trung Nghĩa -
thành phố Hưng Yên; các xã Giai Phạm, Yên Phú - huyện Yên Mỹ; xã Hiệp Cương -
huyện Kim Động; các xã Nhân Hòa, Dị Sử, Minh Đức - huyện Mỹ Hào (nay là các phường
thuộc thị xã Mỹ Hào).... Đồng thời, kết cấu hạ tầng nông thôn được cải tạo,
nâng cấp, xây dựng mới đảm bảo khang trang, hiện đại; nhất là hệ thống đường
giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ...
Toàn tỉnh có
24 xã, thuộc 07 huyện, thành phố (chiếm 17% số xã) không thực hiện được việc đấu
giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới; trong đó, riêng
huyện Khoái Châu có 09 xã, huyện Ân Thi có 04 xã không thực hiện được. Hầu hết
các xã này đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nông
thôn mới. (Chi tiết phụ lục kèm theo)
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÁC XÃ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2010-2020
1. Những mặt đạt được:
a) Việc đấu
giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực lớn để Hưng Yên hoàn thiện kết cấu hạ tầng,
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới và thanh toán
nợ đọng xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất đã góp phần
đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
b) Đấu giá
quyền sử dụng đất đã tạo cơ sở cho sự phát triển thị trường bất động sản; đồng
thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đất đai.
c) Tạo lập sự
ổn định, minh bạch, công bằng trong hoạt động giao đất, đảm bảo lợi ích của nhà
nước và lợi ích của người sử dụng đất.
2. Những tồn tại, hạn chế
a) Việc điều
tra đất đai, rà soát các khu đất, xác định nhu cầu sử dụng đất để xây dựng kế
hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa mang
tính khoa học, hiệu quả sử dụng đất chưa cao; nhiều dự án đấu giá quyền sử dụng
đất không triển khai thực hiện được hoặc triển khai thực hiện không hiệu quả,
do không chọn được khu đấu giá thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông nên giá
trị đất thấp.
b) Kết quả
thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở tại một số địa
phương còn thấp do đầu tư xây dựng hạ tầng khu đấu giá dàn trải, không xác định
nhu cầu thực tế của người dân; một số xã lập hồ sơ và được chấp thuận chủ
trương nhưng đến khi triển khai giải phóng mặt bằng gặp khó khăn hoặc giá thấp,
không tiếp tục thực hiện và xin đấu giá ở những vị trí khác.
c) Các xã chủ
yếu đề nghị thu hồi đất công ích do địa phương quản lý, không cần phải giải
phóng mặt bằng, nhưng vị trí, ranh giới không hợp lý, không tiếp giáp khu dân
cư, ảnh hưởng tới cảnh quan, khiến nhân dân địa phương không đồng tình. Một số
xã đề nghị thu hồi đất nằm ven các tuyến đường giao thông nhằm mục đích đấu giá
có hiệu quả, dễ thực hiện, nhưng không hình thành khu dân cư tập trung, tạo quỹ
đất xen kẹp.
d) Thời
gian, quy trình thẩm định từ bước xin chủ trương, phê duyệt chủ trương đầu tư tới
bước tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự
án.
e) Ở một số
nơi, một số cán bộ lãnh đạo xã còn có tư duy nhiệm kỳ, ở đầu nhiệm kỳ thì tích
cực chủ động thực hiện; nhưng ở cuối nhiệm kỳ thiếu chủ động, thiếu tích cực thực
hiện.
PHẦN THỨ HAI
QUAN ĐIỂM, NHIỆM
VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. QUAN ĐIỂM
Đất đai là
nguồn tài nguyên hữu hạn, rất quý giá, nhất là trong điều kiện Hưng Yên là một
tỉnh có diện tích đất tự nhiên nhỏ so với các tỉnh khác trong cả nước, đất chật,
người đông nên việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai phải tiết kiệm,
đảm bảo tính hiệu quả (hiệu quả về phát triển kinh tế, hiệu quả về xã hội, đáp ứng
nhu cầu đất ở của người dân) hài hòa giữa các lợi ích, tối ưu hóa trong sử dụng
và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về quản lý đất đai, ngân sách, kinh phí
đầu tư.
II. MỤC TIÊU
1. Mục
tiêu chung
a) Nhằm huy
động nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng nông thôn, đảm bảo nâng cao chất
lượng sống của người dân nông thôn, tạo động lực cho thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội ở khu vực nông thôn và hoàn thiện nội dung các tiêu chí xây dựng nông
thôn mới.
b) Tiếp tục
đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đất ở cho người dân xây dựng nhà ở, trong bối cảnh
tăng dân số (tăng tự nhiên, tăng cơ học) dẫn đến quá tải trong một số khu dân
cư hiện hữu.
2. Mục
tiêu cụ thể
Giai đoạn
2021-2025, phấn đấu huy động được 16.236 tỷ đồng từ nguồn đấu giá quyền sử dụng
đất cho người dân làm nhà ở để đầu tư xây dựng nông thôn mới; phấn đấu duy trì
mức đạt chuẩn theo các Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 ở
100% các đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới; có thêm ít nhất 170 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông
thôn mới kiểu mẫu, 55-60 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 25-30 xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu; 03 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
a) Giai đoạn
2021-2023, phấn đấu huy động được 9.873 tỷ đồng; duy trì mức đạt chuẩn ở 100%
đơn vị được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới, có thêm 32 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng
cao, 13 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu, 01 huyện đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao và 105 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông
thôn mới kiểu mẫu.
b) Giai đoạn
2024-2025, phấn đấu huy động được 6.363 tỷ đồng; có thêm 23-28 xã được công nhận
đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 12-17 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông
thôn mới kiểu mẫu, 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1-2 huyện đạt chuẩn
huyện nông thôn mới kiểu mẫu và 65 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư
nông thôn mới kiểu mẫu.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất
a) Tổ chức
rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện cụ thể đến từng cấp
xã nhằm đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế xã hội của địa
phương và khai thác tối đa các lợi thế, thế mạnh của địa phương.
b) Lựa chọn
những vị trí thuận lợi để bố trí các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, tạo điều
kiện thuận lợi, hiệu quả cho việc thực hiện; đảm bảo gọn vùng, gọn thửa.
2. Rà soát, xác định nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng
a) Tổ chức
rà soát, đánh giá mức đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo Bộ
tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Xác định
nhu cầu và thứ tự ưu tiên đầu tư cho từng nội dung, hạng mục công trình cụ thể
để hoàn thiện nội dung các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu.
3. Xây dựng dự án đấu giá quyền sử dụng đất
a) Đối với
những xã đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hết 03(ha) trong giai đoạn 2010-2020:
Trên cơ sở nhu cầu và thứ tự ưu tiên đầu tư cho từng nội dung, hạng mục công
trình đã xác định, tổ chức đấu giá tiếp phần diện tích bổ sung để lấy kinh phí
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Đối với
những xã chưa đấu giá hết 03(ha) trong giai đoạn 2010-2020: Trên cơ sở nhu cầu
và thứ tự ưu tiên đầu tư cho từng nội dung, hạng mục công trình đã xác định, tổ
chức đấu giá quyền sử dụng đất phần diện tích còn lại của giai đoạn 2010-2020
và phần diện tích bổ sung giai đoạn 2021-2025. Không nhất thiết phải đấu giá
quyền sử dụng đất hết phần diện tích còn lại của giai đoạn 2010- 2020, mới được
tổ chức đấu giá diện tích bổ sung giai đoạn 2021-2025; tùy thuộc vào vị trí đất,
vị trí nào thuận lợi thì tổ chức đấu giá trước.
c) Trường hợp
đặc biệt, khi những xã đã tổ chức đấu giá hết diện tích đã
được phê duyệt (đấu giá hết diện tích còn lại của giai đoạn 2010-2020 và diện
tích bổ sung giai đoạn 2021-2025); nếu chưa đủ nguồn lực để xây dựng nông thôn
mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo, đề nghị
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung diện tích để tiếp tục tổ chức đấu giá quyền
sử dụng đất tạo nguồn vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
4. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đấu giá quyền sử dụng đất
a) Thực hiện
đúng, đầy đủ các quy định về quản lý tài chính, sử dụng ngân sách và đầu tư
công.
b) Sử dụng
nguồn kinh phí thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nông
thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; không sử dụng cho các nhu cầu khác;
tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư, xây dựng các công trình, dự án khó huy
động kinh phí từ nguồn xã hội hóa như: Xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn
hóa, trạm bơm ...
IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp về công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh
công tác quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm
quan trọng của việc thực hiện Đề án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn
xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đến các cấp, các ngành,
các địa phương và người dân; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp
luật về đất đai, pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; công tác thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng để nhân dân hiểu, đồng thuận cùng thực hiện.
2. Nhóm giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước về đất
đai, xây dựng nông thôn mới
a) Tập trung
rà soát, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 tại các địa phương và
xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.
b) Tổ chức
đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở nhằm trang bị thêm các nghiệp vụ chuyên môn
về tổ các nội dung trong quy trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, sử dụng
nguồn ngân sách, tính toán hiệu quả các dự án, lập kế hoạch đầu tư ...
c) Tăng cường
kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch đấu giá quyên sử dụng đất cho
nhân dân làm nhà ở; công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất theo quy định.
d) Khẩn
trương xử lý các tồn tại trong công tác tổ chức: đấu giá quyền sử dụng đất theo
đúng quy định của pháp luật nhằm bổ sung nguồn thu ngân sách, đồng thời tăng cường
quản lý đất đai.
e) Xây dựng
các mục tiêu, kế hoạch cụ thể để đầu tư các công trình, dự án nhằm hoàn thiện nội
dung các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu từ
nguồn kinh phí đấu giá quyền sử dụng đất; đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
3. Nhóm giải pháp về cải cách quy trình, hồ sơ, thủ tục
a) Rà soát lại
các văn bản, quy định, quy trình hiện hành; những nội dung, quy định, quy trình
nào còn có những bất cập, làm chậm quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
thì xem xét, điều chỉnh, bổ sung để tạo thuận lợi cho cơ sở trong quá trình tổ
chức thực hiện.
b) Đơn giản
hóa các thủ tục để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất; tăng cường sự
phân cấp, phân quyền cho các địa phương, cơ sở chủ động thực hiện các bước
trong quy trình đấu giá quyền sử dụng đất.
c) Quy định
cơ quan đầu mối thẩm định vị trí thực hiện dự án đấu giá quyền sử dụng đất cho
nhân dân làm nhà ở tạo vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu đế tránh chồng chéo, một nhiệm vụ nhiều cơ quan thực hiện.
4. Nhóm giải pháp về nguồn vốn
a) Bố trí vốn
cho công tác khảo sát, lập, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đặc biệt quy hoạch
mở rộng đất đai, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
b) Tiếp tục
sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ Quỹ phát triển đất, khuyến khích các nhà đầu
tư ứng trước vốn để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng
kết cấu hạ tầng; đồng thời tạo cơ chế, chính sách cho các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài
nguyên và Môi trường
a) Thẩm định,
trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân
làm nhà ở tạo vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; hướng
dẫn UBND các xã hoàn thiện hồ sơ thu hồi đất, giao đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất, đảm bảo theo quy định của pháp luật.
b) Theo dõi,
đôn đốc, giám sát việc thực hiện Đề án; chủ động nắm bắt tiến độ, hàng năm tổng
hợp kết quả đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh.
c) Rà soát
các văn bản do Sở tham mưu hoặc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đấu giá quyền
sử dụng đất để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành và điều
kiện thực tế, nhằm tạo thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất cho các địa phương.
d) Nắm bắt kịp
thời, xử lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc phát sinh ở cơ sở trong quá trình
tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.
2. Sở Xây
dựng
a) Hướng dẫn
các địa phương tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt;
thẩm định quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở theo thẩm quyền.
b) Rà soát
các văn bản do Sở tham mưu hoặc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đấu giá
quyền sử dụng đất để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành và
điều kiện thực tế, nhằm tạo thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ tổ chức đấu giá
quyền sử dụng đất cho các địa phương.
3. Sở Tài
chính
a) Xây dựng
cơ chế chính sách (đặc biệt là cơ chế chính sách về vốn và đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng khu giãn dân); phối hợp thẩm định dự án, thẩm định bồi thường.
b) Hướng dẫn
các địa phương quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ đấu giá quyền sử dụng đất một
cách hiệu quả; bố trí nguồn vốn ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới
và đề nghị UBND tỉnh phân bổ các nguồn lực để thực hiện các nội dung xây dựng
nông thôn mới.
c) Rà soát
các văn bản do Sở tham mưu hoặc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc đấu giá quyền
sử dụng đất để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành và điều
kiện thực tế, nhằm tạo thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất cho các địa phương.
4. Các sở,
ban, ngành liên quan: Chủ động
tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước do ngành mình quản
lý và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.
5. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng
kế hoạch thực hiện Đề án “Đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn vốn xây dựng nông
thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện,
thị xã, thành, phố quản lý.
b) Chỉ đạo
UBND các xã đăng ký nhu cầu sử dụng đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn
xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2030 và thực hiện thu hồi đất, giao đất theo quy hoạch sử dụng đất và
quy định của pháp luật.
c) Chỉ đạo,
kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã tổ chức thực hiện các dự án đấu giá quyền sử
dụng đất trên địa bàn; hàng năm tổng hợp kết quả đấu giá quyền sử dụng đất và kế
hoạch sử dụng kinh phí từ đấu giá quyên sử dụng đất báo cáo UBND tỉnh.
6. Ủy ban
nhân dân các xã
a) Tổ chức
xây dựng và triển khai thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất và sử dụng
kinh phí từ đấu giá quyến sử dụng đất đúng quy định.
b) Rà soát,
đăng ký nhu cầu sử dụng đất và đề xuất vị trí để tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất tạo vốn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu vào quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2030.
c) Thường
xuyên rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và phấn đấu hoàn thành mục
tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đã đề ra.
7. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổng hợp
kết quả xây dựng xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng tổng hợp nhu cầu
nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; từ đó đề xuất các nhiệm
vụ, giải pháp để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Thường
xuyên phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực
hiện xây dựng nông thôn mới, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng nông
thôn mới của tỉnh./.
PHỤ LỤC SỐ 1:
DANH SÁCH CÁC XÃ
BÁN ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐĂNG KÝ GIAI ĐOẠN 2010-2020 ĐOẠN 2021-2025
TT
|
Đơn vị thực hiện
|
Thực hiện giai đoạn 2010-2020
|
Đăng ký giai đoạn 2021-2025
|
Diện tích được quy hoạch (m2)
|
Diện tích đã đấu giá (m2)
|
Tiền thu được (triệu đồng)
|
Diện tích chưa đấu giá (m2)
|
Diện tích (m2)
|
Dự kiến tiền thu được (triệu đồng)
|
TỔNG 145 XÃ
|
3.240.694
|
1.531.396
|
6.755.216
|
1.711.533
|
5.516.170
|
23.553.538
|
BÌNH QUÂN/XÃ
|
22.350
|
10.561
|
46.588
|
11.804
|
38.043
|
162.438
|
I
|
HUYỆN
VĂN GIANG
|
140.883
|
136.567
|
1.033.315
|
4.316
|
370.200
|
2.415.480
|
1
|
Xuân Quan
|
2.075
|
1.793
|
36.133
|
282
|
48.800
|
527.040
|
2
|
Phụng Công
|
8.478
|
8.113
|
152.332
|
365
|
30.000
|
324.000
|
3
|
Tân Tiến
|
5.939
|
5.939
|
39.234
|
|
30.000
|
180.000
|
4
|
Long Hưng
|
16.533
|
14.974
|
161.292
|
1.559
|
38.700
|
232.200
|
5
|
Cửu Cao
|
372
|
101
|
1.333
|
271
|
35.100
|
210.600
|
6
|
Nghĩa Trụ
|
25.164
|
24.434
|
154.648
|
730
|
34.300
|
205.800
|
7
|
Liên
Nghĩa
|
11.541
|
11.541
|
64.561
|
|
42.300
|
203.040
|
8
|
Thắng Lợi
|
27.997
|
27.997
|
147.706
|
|
36.500
|
175.200
|
9
|
Mễ Sở
|
34.812
|
33.703
|
196.636
|
1.109
|
42.000
|
201.600
|
10
|
Vĩnh
Khúc
|
7.972
|
7.972
|
79.439
|
|
32.500
|
156.000
|
II
|
HUYỆN
VĂN LÂM
|
258.197
|
108.566
|
576.057
|
149.631
|
257.830
|
1.536.500
|
1
|
Lương Tài
|
58.600
|
5.600
|
22.488
|
53.000
|
21.500
|
280.000
|
2
|
Việt Hưng
|
30.000
|
15.000
|
32.000
|
15.000
|
82.000
|
350.000
|
3
|
Đại Đồng
|
25.031
|
3.431
|
46.810
|
21.600
|
18.169
|
129.600
|
4
|
Minh Hải
|
15.000
|
5.083
|
35.290
|
9.917
|
20.000
|
138.000
|
5
|
Chỉ Đạo
|
60.000
|
30.000
|
115.000
|
30.000
|
62.900
|
94.000
|
6
|
Lạc Đạo
|
19.951
|
19.951
|
134.769
|
-
|
22.500
|
151.900
|
7
|
Tân Quang
|
12.000
|
5.898
|
84.210
|
6.102
|
10.500
|
157.000
|
8
|
Trưng Trắc
|
10.933
|
7.969
|
27.000
|
2.964
|
3.000
|
42.000
|
9
|
Đình Dù
|
17.000
|
14.213
|
69.284
|
2.787
|
9.000
|
87.000
|
10
|
Lạc Hồng
|
9.682
|
1.421
|
9.206
|
8.261
|
8.261
|
107.000
|
III
|
THỊ XÃ MỸ HÀO
|
647.900
|
195.679
|
961.748
|
452.222
|
620.000
|
1.240.000
|
1
|
Phan Đình
Phùng
|
50.200
|
14.452
|
34.889
|
35.748
|
50.000
|
100.000
|
2
|
Nhân Hòa
|
68.300
|
21.282
|
83.476
|
47.018
|
60.000
|
120.000
|
3
|
Dị Sử
|
63.500
|
20.591
|
77.969
|
42.909
|
70.000
|
140.000
|
4
|
Phùng Chí
Kiên
|
56.600
|
7.453
|
29.793
|
49.147
|
80.000
|
160.000
|
5
|
Bạch Sam
|
50.200
|
3.706
|
21.251
|
46.494
|
80.000
|
160.000
|
6
|
Minh Đức
|
65.600
|
25.052
|
117.262
|
40.548
|
100.000
|
200.000
|
7
|
Dương
Quang
|
42.000
|
19.206
|
115.038
|
22.794
|
30.000
|
60.000
|
8
|
Cẩm Xá
|
67.900
|
24.665
|
121.378
|
43.235
|
30.000
|
60.000
|
9
|
Hưng Long
|
39.600
|
12.497
|
34.912
|
27.103
|
30.000
|
60.000
|
10
|
Xuân Dục
|
41.500
|
7.755
|
34.123
|
33.746
|
30.000
|
60.000
|
11
|
Ngọc Lâm
|
56.600
|
9.020
|
50.756
|
47.580
|
30.000
|
60.000
|
12
|
Hòa Phong
|
45.900
|
30.000
|
240.901
|
15.900
|
30.000
|
60.000
|
IV
|
HUYỆN
YÊN MỸ
|
308.546
|
163.675
|
869.012
|
141.130
|
208.836
|
507.385
|
1
|
Đồng Than
|
15.840
|
3.450
|
21.350
|
12.377
|
18.515
|
28.884
|
2
|
Giai Phạm
|
20.101
|
13.236
|
83.682
|
6.865
|
8.552
|
33.353
|
3
|
Trung Hưng
|
15.766
|
6.866
|
25.440
|
8.900
|
8.900
|
10.413
|
4
|
Ngọc Long
|
20.343
|
12.050
|
47.750
|
7.794
|
12.682
|
26.793
|
5
|
Nghĩa Hiệp
|
35.778
|
27.924
|
201.978
|
6.849
|
6.849
|
27.397
|
6
|
Tân Việt
|
9.270
|
1.234
|
5.975
|
8.036
|
8.036
|
11.196
|
7
|
Minh Châu
|
17.842
|
17.063
|
52.659
|
181
|
8.805
|
21.681
|
8
|
Thanh Long
|
21.893
|
8.640
|
27.109
|
13.253
|
13.253
|
30.888
|
9
|
Lý Thường
Kiệt
|
13.207
|
12.146
|
100.642
|
1.061
|
17.230
|
60.146
|
10
|
Việt Cường
|
25.511
|
|
-
|
25.511
|
6.287
|
9.808
|
11
|
Yên Hòa
|
25.618
|
|
-
|
25.618
|
25.618
|
79.928
|
12
|
Trung Hòa
|
14.279
|
4.050
|
9.045
|
10.097
|
12.117
|
22.053
|
13
|
Liêu Xá
|
16.274
|
4.016
|
29.854
|
12.258
|
20.980
|
38.245
|
14
|
Tân Lập
|
14.764
|
14.764
|
117.147
|
|
15.019
|
58.575
|
15
|
Yên Phú
|
23.042
|
20.138
|
69.687
|
1.410
|
17.416
|
35.582
|
16
|
Hoàn Long
|
19.018
|
18.098
|
76.694
|
920
|
8.576
|
12.443
|
V
|
Huyện
Khoái Châu
|
375.958
|
92.679
|
389.458
|
274.362
|
774.904
|
2.648.660
|
1
|
Nhuế
Dương
|
8.000
|
|
|
8.000
|
25.000
|
60.000
|
2
|
Liên
Khê
|
|
|
|
|
45.000
|
315.000
|
3
|
Tân Dân
|
30.000
|
17.000
|
55.230
|
13.000
|
50.000
|
250.000
|
4
|
Thuần Hưng
|
7.549
|
5.159
|
36.072
|
1.668
|
25.976
|
60.000
|
5
|
Thành
Công
|
15.512
|
|
|
15.512
|
50.000
|
293.072
|
6
|
Đồng Tiến
|
7.183
|
4.566
|
16.125
|
2.617
|
43.000
|
120.000
|
7
|
Tân Châu
|
30.000
|
21.000
|
74.000
|
9.000
|
58.000
|
40.000
|
8
|
Dạ Trạch
|
26.415
|
|
|
26.415
|
10.925
|
36.000
|
9
|
Đại
Hưng
|
|
|
|
|
30.000
|
18.000
|
10
|
Đông Kết
|
13.641
|
8.613
|
32.193
|
1.580
|
25.332
|
200.000
|
11
|
Hàm Tử
|
2.844
|
2.844
|
6.479
|
|
30.000
|
135.000
|
12
|
Đông
Ninh
|
|
|
|
|
21.173
|
72.400
|
13
|
Bình
Minh
|
8.601
|
|
|
8.601
|
47.700
|
371.000
|
14
|
Tứ Dân
|
50.800
|
1.900
|
5.918
|
48.900
|
30.000
|
150.000
|
15
|
Việt Hòa
|
43.700
|
1.675
|
2.988
|
42.025
|
30.000
|
18.000
|
16
|
Hồng Tiến
|
58.787
|
2.319
|
10.529
|
56.468
|
47.820
|
100.000
|
17
|
An Vỹ
|
29.968
|
|
|
29.968
|
30.000
|
100.000
|
18
|
Ông Đình
|
6.837
|
5.479
|
13.176
|
110
|
30.000
|
150.000
|
19
|
Bình Kiều
|
6.000
|
6.000
|
40.300
|
|
30.000
|
120.000
|
20
|
Chí Tân
|
9.148
|
5.414
|
12.790
|
3.734
|
30.000
|
120.000
|
21
|
Phùng
Hưng
|
|
|
|
|
30.000
|
85.000
|
22
|
Đông Tảo
|
11.620
|
6.042
|
63.195
|
5.578
|
30.000
|
70.000
|
23
|
Dân Tiến
|
1.795
|
1.795
|
16.572
|
|
30.000
|
80.000
|
24
|
Đại Tập
|
7.558
|
2.872
|
3.891
|
1.185
|
39.977
|
188
|
VI
|
HUYÊN
ÂN THI
|
397.012
|
111.616
|
367.647
|
285.396
|
1.015.000
|
6.535.000
|
1
|
Nguyễn
Trãi
|
16.272
|
16.272
|
14.130
|
|
40.000
|
200.000
|
2
|
Hạ Lễ
|
11.413
|
4.915
|
10.141
|
6.497
|
40.000
|
240.000
|
3
|
Hồng Quang
|
30.000
|
7.944
|
27.652
|
22.056
|
100.000
|
700.000
|
4
|
Hồng Vân
|
17.200
|
1.720
|
3.580
|
15.480
|
40.000
|
280.000
|
5
|
Hồ Tùng Mậu
|
31.712
|
2.569
|
9.154
|
29.143
|
40.000
|
280.000
|
6
|
Tiền Phong
|
14.000
|
4.107
|
1.698
|
9.893
|
40.000
|
240.000
|
7
|
Đa Lộc
|
27.000
|
7.066
|
32.642
|
19.934
|
50.000
|
300.000
|
8
|
Văn Nhuệ
|
13.000
|
|
|
13.000
|
40.000
|
200.000
|
9
|
Cẩm Ninh
|
16.310
|
5.416
|
14.696
|
10.895
|
40.000
|
200.000
|
10
|
Đặng Lễ
|
26.949
|
2.349
|
2.619
|
24.600
|
40.000
|
280.000
|
11
|
Quảng Lãng
|
23.000
|
5.634
|
25.313
|
17.366
|
60.000
|
420.000
|
12
|
Xuân Trúc
|
34.002
|
34.002
|
119.521
|
|
40.000
|
280.000
|
13
|
Vân Du
|
4.700
|
|
|
4.700
|
50.000
|
350.000
|
14
|
Đào Dương
|
29.690
|
840
|
2.500
|
28.850
|
40.000
|
280.000
|
15
|
Bắc Sơn
|
16.100
|
|
|
16.100
|
40.000
|
200.000
|
16
|
Phù Ủng
|
10.000
|
8.858
|
81.000
|
1.142
|
40.000
|
280.000
|
17
|
Bãi Sậy
|
15.730
|
1.800
|
2.807
|
13.930
|
45.000
|
315.000
|
18
|
Tân Phúc
|
26.500
|
|
|
26.500
|
120.000
|
840.000
|
19
|
Quang Vinh
|
19.434
|
2.715
|
2.815
|
16.719
|
50.000
|
350.000
|
20
|
Hoàng Hoa
Thám
|
14.000
|
5.410
|
17.382
|
8.591
|
60.000
|
300.000
|
VII
|
HUYỆN
KIM ĐỘNG
|
480.000
|
234.100
|
524.722
|
245.900
|
734.400
|
2.729.014
|
1
|
Chính
Nghĩa
|
30.000
|
27.600
|
51.910
|
2.400
|
42.000
|
151.200
|
2
|
Song Mai
|
30.000
|
11.500
|
26.202
|
18.500
|
32.500
|
98.000
|
3
|
Vĩnh Xá
|
30.000
|
0
|
0
|
30.000
|
52.000
|
250.000
|
4
|
Nhân La
|
30.000
|
11.500
|
65.116
|
18.500
|
50.000
|
150.000
|
5
|
Đồng Thanh
|
30.000
|
0
|
0
|
30.000
|
117.500
|
235.000
|
6
|
Thọ Vinh
|
30.000
|
8.700
|
55.298
|
21.300
|
30.000
|
200.000
|
7
|
Vũ Xá
|
30.000
|
22.400
|
12.719
|
7.600
|
31.000
|
59.814
|
8
|
Ngọc Thanh
|
30.000
|
14.000
|
10.829
|
16.000
|
34.500
|
40.000
|
9
|
Mai Động
|
30.000
|
23.000
|
61.023
|
7.000
|
30.000
|
195.000
|
10
|
Hiệp Cường
|
30.000
|
26.400
|
20.956
|
3.600
|
10.000
|
50.000
|
11
|
Nghĩa Dân
|
30.000
|
24.200
|
68.714
|
5.800
|
30.000
|
110.000
|
12
|
Phạm Ngũ
Lão
|
30.000
|
13.400
|
88.935
|
16.600
|
46.000
|
120.000
|
13
|
Đức Hợp
|
30.000
|
15.000
|
20.362
|
15.000
|
30.000
|
260.000
|
14
|
Phú Thịnh
|
30.000
|
13.200
|
8.520
|
16.800
|
50.000
|
250.000
|
15
|
Toàn Thắng
|
30.000
|
|
0
|
30.000
|
60.000
|
350.000
|
16
|
Hùng An
|
30.000
|
23.200
|
34.137
|
6.800
|
88.900
|
210.000
|
VIII
|
HUYỆN
PHÙ CỪ
|
390.000
|
142.700
|
427.838
|
123.420
|
650.000
|
1.496.500
|
1
|
Tống Phan
|
30.000
|
15.800
|
54.555
|
6.200
|
50.000
|
150.000
|
2
|
Tiên Tiến
|
30.000
|
12.500
|
39.536
|
2.700
|
50.000
|
125.000
|
3
|
Tam Đa
|
30.000
|
13.900
|
28.848
|
|
50 000
|
112.500
|
4
|
Nguyên Hòa
|
30.000
|
8.300
|
14.206
|
18.000
|
50.000
|
100.000
|
5
|
Tống Trân
|
30.000
|
14.100
|
17.559
|
|
50.000
|
100.000
|
6
|
Minh Tiến
|
30.000
|
5.400
|
17.932
|
17.000
|
50.000
|
87.500
|
7
|
Đình Cao
|
30.000
|
14.400
|
50.281
|
|
50.000
|
137.500
|
8
|
Nhật Quang
|
30.000
|
16.100
|
70.996
|
6.020
|
50.000
|
125.000
|
9
|
Đoàn Đào
|
30.0001
|
8.900
|
29.346
|
10.900
|
50.000
|
125.000
|
10
|
Minh Hoàng
|
30.000
|
10.700
|
29.745
|
7.200
|
50.000
|
110.000
|
11
|
Phan Sào
Nam
|
30.000
30.000
|
6.900
|
29.766
|
19.800
|
50.000
|
112.000
|
12
|
Minh Tân
|
|
|
|
30.000
|
50.000
|
112.000
|
13
|
Quang Hưng
|
30.000
|
15.700
|
45.068
|
5.600
|
50.000
|
100.000
|
IX
|
HUYỆN
TIÊN LỮ
|
112.472
|
218.572
|
798.098
|
32.673
|
265.000
|
750.000
|
1
|
Minh Phượng
|
|
13.900
|
17.935
|
|
10.000
|
30.000
|
2
|
Cương
Chính
|
|
22.577
|
54.430
|
|
10.000
|
30.000
|
3
|
Trung Dũng
|
|
10.000
|
15.000
|
|
21.000
|
40.000
|
4
|
Lệ Xá
|
|
7.349
|
18.988
|
|
13.000
|
45.000
|
5
|
Thụy
Lôi
|
18.000
|
|
|
18.000
|
18.000
|
50.000
|
6
|
Đức Thắng
|
10.000
|
6.848
|
22.204
|
3.512
|
15.000
|
50.000
|
7
|
Hải Triều
|
|
37.312
|
197.413
|
|
49.000
|
150.000
|
8
|
Dị Chế
|
23.000
|
21.653
|
53.607
|
1.347
|
22.000
|
100.000
|
9
|
Ngô Quyền
|
23.200
|
13.386
|
83.694
|
9.814
|
20.000
|
30.000
|
10
|
Hưng Đạo
|
|
12.063
|
69.985
|
|
15.000
|
30.000
|
11
|
Nhật Tân
|
|
17.969
|
92.669
|
|
17.000
|
70.000
|
12
|
An Viên
|
|
17.243
|
59.553
|
|
25.000
|
50.000
|
13
|
Thủ Sỹ
|
16.283
|
16.283
|
45.941
|
|
10.000
|
25.000
|
14
|
Thiện Phiến
|
21.989
|
21.989
|
66.679
|
|
20.000
|
50.000
|
IX
|
TP.HƯNG
YÊN
|
129.726
|
127.243
|
807.322
|
2.484
|
620.000
|
3.695.000
|
1
|
Tân Hưng
|
|
|
|
|
50.000
|
150.000
|
2
|
Hoàng Hanh
|
|
|
|
|
50.000
|
150.000
|
3
|
Hồng Nam
|
3.276
|
3.276
|
14.507
|
0
|
50.000
|
250.000
|
4
|
Bảo Khê
|
8.419
|
8.419
|
68.306
|
0
|
80.000
|
640.000
|
5
|
Liên
Phương
|
9.534
|
9.534
|
105.954
|
0
|
80.000
|
600.000
|
6
|
Quảng Châu
|
7.559
|
7.559
|
39.324
|
0
|
80.000
|
560.000
|
7
|
Trung
Nghĩa
|
64.459
|
64.459
|
418.005
|
0
|
80.000
|
520.000
|
8
|
Phương Chiểu
|
3.657
|
3.657
|
21.664
|
0
|
50.000
|
300.000
|
9
|
Hùng Cường
|
8.391
|
8.391
|
41.424
|
0
|
50.000
|
250.000
|
10
|
Phú Cường
|
24.432
|
21.948
|
98.138
|
2.484
|
50.000
|
275.000
|
PHỤ LỤC 02:
KẾT QUẢ ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2010-2020
TT
|
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
|
DIỆN TÍCH (m2)
|
TIỀN THU ĐƯỢC (triệu đồng)
|
TỔNG SỐ
|
1.504.196
|
6.516.298
|
I
|
HUYỆN
VĂN GIANG
|
136.567
|
1.033.315
|
1
|
Mễ Sở
|
33.703
|
196.636
|
2
|
Thắng Lợi
|
27.997
|
147.706
|
3
|
Nghĩa Trụ
|
24.434
|
154.648
|
4
|
Long Hưng
|
14.974
|
161.292
|
5
|
Liên Nghĩa
|
11.541
|
64.561
|
6
|
Phụng Công
|
8.113
|
152.332
|
7
|
Vĩnh Khúc
|
7.972
|
79.439
|
8
|
Tân Tiến
|
5.939
|
39.234
|
9
|
Xuân Quan
|
1.793
|
36.133
|
10
|
Cửu Cao
|
101
|
1.333
|
II
|
HUYỆN
VĂN LÂM
|
108.566
|
576.057
|
1
|
Chỉ Đạo
|
30.000
|
115.000
|
2
|
Lạc Đạo
|
19.951
|
134.769
|
3
|
Việt Hưng
|
15.000
|
32.000
|
4
|
Đình Dù
|
14.213
|
69.284
|
5
|
Trưng Trắc
|
7.969
|
27.000
|
6
|
Tân Quang
|
5.898
|
84.210
|
7
|
Lương Tài
|
5.600
|
22.488
|
8
|
Minh Hải
|
5.083
|
35.290
|
9
|
Đại Đồng
|
3.431
|
46.810
|
10
|
Lạc Hồng
|
1.421
|
9.206
|
III
|
THỊ XÃ
MỸ HÀO
|
195.679
|
961.748
|
1
|
Hòa Phong
|
30.000
|
240.901
|
2
|
Minh Đức
|
25.052
|
117.262
|
3
|
Cẩm Xá
|
24.665
|
121.378
|
4
|
Nhân Hòa
|
21.282
|
83.476
|
5
|
Dị Sử
|
20.591
|
77.969
|
6
|
Dương
Quang
|
19.206
|
115.038
|
7
|
Phan Đình
Phùng
|
14.452
|
34.889
|
8
|
Hưng Long
|
12.497
|
34.912
|
9
|
Ngọc Lâm
|
9.020
|
50.756
|
10
|
Xuân Dục
|
7.755
|
34.123
|
11
|
Phùng Chí
Kiên
|
7.453
|
29.793
|
12
|
Bạch Sam
|
3.706
|
21.251
|
IV
|
HUYỆN
YÊN MỸ
|
163.675
|
869.012
|
1
|
Nghĩa Hiệp
|
27.924
|
201.978
|
2
|
Yên Phú
|
20.138
|
69.687
|
3
|
Hoàn Long
|
18.098
|
76.694
|
4
|
Minh Châu
|
17.063
|
52.659
|
5
|
Tân Lập
|
14.764
|
117.147
|
6
|
Giai Phạm
|
13.236
|
83.682
|
7
|
Lý Thường
Kiệt
|
12.146
|
100.642
|
8
|
Ngọc Long
|
12.050
|
47.750
|
9
|
Thanh Long
|
8.640
|
27.109
|
10
|
Trung Hưng
|
6.866
|
25.440
|
11
|
Trung Hòa
|
4.050
|
9.045
|
12
|
Liêu Xá
|
4.016
|
29.854
|
13
|
Đồng Than
|
3.450
|
21.350
|
14
|
Tân Việt
|
1.234
|
5.975
|
15
|
Việt Cường
|
|
-
|
16
|
Yên Hòa
|
|
-
|
V
|
HUYỆN
KHOÁI CHÂU
|
92.679
|
389.458
|
1
|
Tân Châu
|
21.000
|
74.000
|
2
|
Tân Dân
|
17.000
|
55.230
|
3
|
Đông Kết
|
8.613
|
32.193
|
4
|
Đông Tảo
|
6.042
|
63.195
|
5
|
Bình Kiều
|
6.000
|
40.300
|
6
|
Ông Đình
|
5.479
|
13.176
|
7
|
Chí Tân
|
5.414
|
12.790
|
8
|
Thuần Hưng
|
5.159
|
36.072
|
9
|
Đồng Tiến
|
4.566
|
16.125
|
10
|
Đại Tập
|
2.872
|
3.891
|
11
|
Hàm Tử
|
2.844
|
6.479
|
12
|
Hồng Tiến
|
2.319
|
10.529
|
13
|
Tứ Dân
|
1.900
|
5.918
|
14
|
Dân Tiến
|
1.795
|
16.572
|
15
|
Việt Hòa
|
1.675
|
2.988
|
16
|
Nhuế Dương
|
|
|
17
|
Liên Khê
|
|
|
18
|
Thành Công
|
|
|
19
|
Dạ Trạch
|
|
|
20
|
Đại Hưng
|
|
|
21
|
Đông Ninh
|
|
|
22
|
Bình Minh
|
|
|
23
|
An Vỹ
|
|
|
24
|
Phùng Hưng
|
|
|
VI
|
HUYỆN
ÂN THI
|
111.616
|
367.647
|
1
|
Xuân Trúc
|
34.002
|
119.521
|
2
|
Nguyễn
Trãi
|
16.272
|
14.130
|
3
|
Phù Ủng
|
8.858
|
81.000
|
4
|
Hồng Quang
|
7.944
|
27.652
|
5
|
Đa Lộc
|
7.066
|
32.642
|
6
|
Quảng Lãng
|
5.634
|
25.313
|
7
|
Cẩm Ninh
|
5.416
|
14.696
|
8
|
Hoàng Hoa
Thám
|
5.410
|
17.382
|
9
|
Hạ Lễ
|
4.915
|
10.141
|
10
|
Tiền Phong
|
4.107
|
1.698
|
11
|
Quang Vinh
|
2.715
|
2.815
|
12
|
Hồ Tùng Mậu
|
2.569
|
9.154
|
13
|
Đặng Lễ
|
2.349
|
2.619
|
14
|
Bãi Sậy
|
1.800
|
2.807
|
15
|
Hồng Vân
|
1.720
|
3.580
|
16
|
Đào Dương
|
840
|
2.500
|
17
|
Văn Nhuệ
|
|
|
18
|
Vân Du
|
|
|
19
|
Bắc Sơn
|
|
|
20
|
Tân Phúc
|
|
|
VII
|
HUYỆN
KIM ĐỘNG
|
206.900
|
505.373
|
1
|
Chính
Nghĩa
|
27.600
|
51.910
|
2
|
Hiệp Cường
|
26.400
|
20.956
|
3
|
Nghĩa Dân
|
24.200
|
68.714
|
4
|
Hùng An
|
23.200
|
34.137
|
5
|
Mai Động
|
23.000
|
61.023
|
6
|
Vũ Xá
|
22.400
|
12.719
|
7
|
Đức Hợp
|
15.000
|
20.362
|
8
|
Phạm Ngũ
Lão
|
13.400
|
88.935
|
9
|
Song Mai
|
11.500
|
26.202
|
10
|
Nhân La
|
11.500
|
65.116
|
11
|
Thọ Vinh
|
8.700
|
55.298
|
12
|
Ngọc Thanh
|
|
|
13
|
Phú Thịnh
|
|
|
14
|
Vĩnh Xá
|
|
|
15
|
Đồng Thanh
|
|
|
16
|
Toàn Thắng
|
|
|
VIII
|
HUYỆN
PHÙ CỪ
|
142.700
|
427.838
|
1
|
Nhật Quang
|
16 100
|
70.996
|
2
|
Tống Phan
|
15.800
|
54.555
|
3
|
Quang Hưng
|
15.700
|
45.068
|
4
|
Đình Cao
|
14.400
|
50.281
|
5
|
Tống Trân
|
14.100
|
17.559
|
6
|
Tam Đa
|
13.900
|
28.848
|
7
|
Tiên Tiến
|
12.500
|
39.536
|
8
|
Minh Hoàng
|
10.700
|
29.745
|
9
|
Đoàn Đào
|
8.900
|
29.346
|
10
|
Nguyên Hòa
|
8.300
|
14.206
|
11
|
Phan Sào
Nam
|
6.900
|
29.766
|
12
|
Minh Tiến
|
5.400
|
17.932
|
13
|
Minh Tân
|
|
|
IX
|
HUYỆN
TIÊN LỮ
|
218.572
|
798.098
|
1
|
Hải Triều
|
37.312
|
197.413
|
2
|
Cương
Chính
|
22.577
|
54.430
|
3
|
Thiện Phiến
|
21.989
|
66.679
|
4
|
Dị Chế
|
21.653
|
53.607
|
5
|
Nhật Tân
|
17.969
|
92.669
|
6
|
An Viên
|
17.243
|
59.553
|
7
|
Thủ Sỹ
|
16.283
|
45.941
|
8
|
Minh Phượng
|
13.900
|
17.935
|
9
|
Ngô Quyền
|
13.386
|
83.694
|
10
|
Hưng Đạo
|
12.063
|
69.985
|
11
|
Trung Dũng
|
10.000
|
15.000
|
12
|
Lệ Xá
|
7.349
|
18.988
|
13
|
Đức Thắng
|
6.848
|
22.204
|
14
|
Thụy Lôi
|
|
|
X
|
TP.
HƯNG YÊN
|
127.243
|
587.752
|
1
|
Trung
Nghĩa
|
64.459
|
318.644
|
2
|
Phú Cường
|
21.948
|
77.563
|
3
|
Liên
Phương
|
9.534
|
35.251
|
4
|
Bảo Khê
|
8.419
|
67.944
|
5
|
Hùng Cường
|
8.391
|
32.343
|
6
|
Quảng Châu
|
7.559
|
19.565
|
7
|
Phương Chiểu
|
3.657
|
21.664
|
8
|
Hồng Nam
|
3.276
|
14.778
|
9
|
Tân Hưng
|
|
|
10
|
Hoàng Hanh
|
|
|