ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2020/QĐ-UBND
|
Bình Thuận,
ngày 27 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2017/QĐ-UBND NGÀY 04
THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỀ QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC VÀ ĐƠN GIÁ BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ TÀI SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30
tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính, Giám
đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
1394/TTr-LS ngày 31 tháng 12 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND
ngày 04 thành 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy định về nguyên tắc và
đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng
các công trình trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
1. Sửa đổi,
bổ sung điểm b khoản 4 Điều 2 như sau:
“- Đối với cây keo và bạch
đàn được áp dụng:
Giá chuẩn được áp dụng đối với
cây lớn từ 5 năm trở lên và được tính là cây loại A.
+ Cây trồng từ 3 - <5
năm: Bồi thường bằng 80% giá trị cây loại A.
+ Cây trồng từ 2 - <3 năm
thì bồi thường bằng 50% giá trị cây loại A.”
2. Sửa đổi,
điều chỉnh bổ sung điểm c khoản 4 Điều 2 như sau:
“c) Mật độ cây trồng:
- Đối với các loại cây có
trên đất từ 04 năm trở xuống tính đến thời điểm thu hồi đất, số lượng cây trồng
trên đất được bồi thường theo thực tế nhưng không vượt quá mật độ quy chuẩn tối
đa theo quy định sau:
+ Các loại cây Keo, Bạch đàn
(thuần): 3.333 cây/ha.
+ Cây Phi lao (thuần loại):
3.000 cây/ha.
+ Cây Cóc hành: 1.100
cây/ha.
+ Cây Dầu, Sao, Căm xe, Lim,
Bình linh, Huỳnh đàn: 400 cây/ha.
+ Cây Xà cừ (thuần loại):
625 cây/ha.
+ Cây Xoan chịu hạn (hỗn
giao): 1.333 cây/ha; tỷ lệ hỗn giao 50:50.
+ Cây Xoan chịu hạn (thuần
loại): 1.100 cây/ha.
+ Cây lâm nghiệp hỗn giao với
cây lâm nghiệp: 1.250 cây/ha; tỷ lệ hỗn giao 50:50.
+ Cây lâm nghiệp hỗn giao với
cây công nghiệp: 1.250 cây/ha; tỷ lệ hỗn giao 50:50.
+ Sầu riêng, Măng cụt: 200
cây/ha.
+ Cây Điều (Đào): 300
cây/ha.
+ Cây Chà là: 500 cây/ha.
+ Cây Cao su: 555 cây/ha.
+ Dừa, Chanh, Chôm chôm, Bưởi,
Mít, Xoài, Nhãn: 600 cây/ha.
+ Cây trôm, Mãng cầu: 800
cây/ha.
+ Táo, Ổi: 1.000 cây/ha.
+ Thanh long: 1.110 trụ/ha.
+ Cam, Quýt: 1.200 cây/ha.
+ Cây Chuối, Nho: 2.000
cây/ha.
+ Cây Đu đủ: 2.500 cây/ha.
+ Thuốc lá: 20.000 cây/ha.
+ Cây Đinh lăng: 40.000
cây/ha.
+ Vườn ươm cây Gòn: 20.000
cây/ha.
- Đối với các loại cây quy định
tại điểm c, khoản 2 Điều này được trồng trên 04 năm, tính đến thời điểm thu hồi
đất thì số lượng cây trồng trên đất được bồi thường theo thực tế (không áp dụng
mật độ quy chuẩn tối đa theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều này).’’
3. Sửa đổi,
bổ sung khoản 5 Điều 2 như sau:
“5. Đối với các loại tài sản
không có trong danh mục tại Phụ lục số 1 và Phụ lục số 2, các dự án quan trọng
có tính đặc thù thì Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo và đề
xuất về cho các cơ quan chuyên ngành (xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông
thôn, công thương…) chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính căn cứ vào tình hình giá
cả thị trường để thẩm định các nội dung có liên quan đến nhiệm vụ theo chuyên
ngành và thông báo cho các đơn vị thực hiện.’’
4. Sửa đổi,
bổ sung Phụ lục số 1, Phụ lục số 2 (kèm theo).
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2020.
2. Quyết
định này bãi bỏ Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Ủy
ban nhân dân tỉnh và điểm c khoản 4 Điều 2 và khoản 2 Điều 3 của Quy định ban
hành kèm theo Quyết định số 14/2017/QĐ- UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quy định chuyển
tiếp
1. Đối với các dự án chưa được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì được
điều chỉnh và áp dụng theo quy định này.
2. Đối với các dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đang tổ
chức chi trả tiền bồi thường trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì vẫn tiếp
tục áp dụng theo đơn giá bồi thường tài sản tại Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 5 năm 2017 và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm
2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Đối với các dự án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước
ngày Quyết định này có hiệu lực:
- Trường hợp đã tổ chức chi
trả tiền bồi thường theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2017
và Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
tỉnh nhưng chưa bố trí đất tái định cư (lỗi do Nhà nước) thì được điều chỉnh
đơn giá bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc theo Quyết định này.
- Trường hợp chưa tổ chức
chi trả tiền (lỗi do Nhà nước vì chưa có vốn) thì được điều chỉnh và áp dụng
theo Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ
chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 4;
- Báo Bình Thuận; Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, ĐTQH. Vinh
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
|