HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
111/NQ-HĐND
|
Hà
Tĩnh, ngày 13 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về phát triển và quản
lý nhà ở xã hội;
Thực hiện Quyết định số
2127/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 379/TTr-UBND ngày
27 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình
phát triển nhà ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030; báo cáo
thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quan điểm phát triển nhà ở
1. Chương trình phát triển nhà ở đảm
bảo phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tuân
thủ quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Phát triển nhà ở là nhiệm vụ của
các cấp ủy, chính quyền, cộng đồng xã hội và của người dân trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu của Trung ương và địa phương để
phát triển và hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội, người thu nhập thấp
và người nghèo gặp khó khăn về nhà ở.
3. Đa dạng hóa sản phẩm nhà ở để phù
hợp với nhu cầu của mọi đối tượng trong xã hội; khuyến khích xây dựng nhà ở để
cho thuê, mua, bán trả dần; phát triển nhà ở có kết hợp giữa xây mới và cải
tạo, giữa hiện đại và giữ gìn bản sắc của địa phương.
4. Phát triển nhà ở trên cơ sở sử
dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; bảo đảm an toàn
và đáp ứng các điều kiện về chất lượng xây dựng, kiến
trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường; đủ khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa thiên tai.
Điều 2. Mục tiêu thực hiện
1. Đến năm 2020
a) Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình
quân toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 25,3m2/người (trong đó: đô thị đạt
30,0m2/người; nông thôn đạt 24,6m2/người). Diện tích nhà
ở tối thiểu đạt 8,5m2 sàn/người;
b) Tổng diện tích nhà ở tăng thêm đạt
2.087.481m2 sàn, trong đó: Diện tích nhà ở
thương mại đạt 450.000m2 sàn; Diện tích nhà ở xã hội đạt 44.481m2 sàn; Nhà ở dân tự xây dựng đạt 1.479.550m2
sàn. Hoàn thành 113.450 m2 sàn hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng theo
Chương trình mục tiêu (Trong đó: Nhà ở cho người có công với cách mạng 38.300 m2
sàn; nhà ở cho hộ nghèo 75.150 m2 sàn);
c) Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 90%, tỷ lệ nhà ở bán kiên cố 9%, giảm tỷ lệ nhà
ở thiếu kiên cố còn 1%, không còn nhà ở đơn sơ.
2. Tầm nhìn giai đoạn 2021-2030
a) Chỉ tiêu về diện tích nhà ở bình
quân toàn tỉnh đến năm 2030 đạt 30,2m2/người (trong đó: đô thị đạt
32,0m2/người; nông thôn đạt 29,0m2/người). Diện tích nhà
ở tối thiểu đạt 12,5 m2 sàn/người;
b) Tổng diện tích nhà ở tăng thêm đạt
14.686.000m2 sàn, trong đó: Nhà ở thương mại đạt 1.000.000m2 sàn; Nhà ở công nhân, người lao
động tại các khu công nghiệp 36.000m2 sàn; Nhà ở xã hội cho các đối
tượng có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức đạt 150.000 m2 sàn;
Nhà ở dân tự xây dựng đạt 13.500.000 m2 sàn;
c) Chất lượng nhà ở: Tỷ lệ nhà ở kiên
cố đạt 95% và tỷ lệ nhà ở bán kiên cố 5%; không còn nhà ở thiếu kiên cố.
Điều 3. Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn
1. Giai đoạn 2019-2020, dự kiến
15.250 tỷ đồng, gồm:
a) Vốn ngân sách tỉnh: Khoảng 60 tỷ
đồng. Trong đó, vốn hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng là 23 tỷ đồng; vốn hỗ trợ một phần kinh
phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà
ở xã hội là 37 tỷ đồng;
b) Vốn của doanh nghiệp: Khoảng 4.750
tỷ đồng đầu tư phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội;
c) Vốn của người dân và nguồn lực
khác: Khoảng 10.440 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở hộ gia đình.
2. Giai đoạn
2021-2030, dự kiến 103.250 tỷ đồng, gồm:
a) Vốn ngân sách tỉnh: khoảng 150 tỷ
đồng hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây
dựng nhà ở xã hội;
b) Vốn của doanh nghiệp: khoảng
11.200 tỷ đồng đầu tư phát triển nhà ở thương mại và nhà ở xã hội;
c) Vốn của người dân và nguồn lực
khác: khoảng 91.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở hộ gia đình.
Điều 4. Định hướng phát triển nhà ở
1. Phát triển nhà ở khu vực đô thị
a) Phát triển nhà ở theo dự án đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội liên kết chặt chẽ với phát triển hệ
thống đô thị trên địa bàn, phân bố dọc theo tuyến quốc lộ
1A, đường ven biển, đường Hồ Chí Minh
và quốc lộ 8A;
b) Kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án
nhà ở xã hội tại thành phố Hà Tĩnh và tại các đô thị khác có nhu cầu về nhà ở
xã hội trên địa bàn.
2. Phát triển nhà ở khu vực nông thôn
a) Phát triển nhà ở kết hợp giữa hoàn
thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch nông thôn mới với xây dựng và cải tạo nhà ở.
Đẩy mạnh việc thực hiện quy hoạch các điểm dân cư nông thôn để đảm bảo đồng bộ
giữa phát triển nhà ở và phát triển hạ tầng;
b) Phát triển nhà ở phải kết hợp giữa
xây dựng mới với cải tạo, giữa hiện đại với giữ gìn bản sắc địa phương;
c) Tập trung cao cho sự phát triển
các khu dân cư tại các địa phương có khu công nghiệp đóng trên địa bàn;
d) Khuyến khích người dân tự cải tạo,
chỉnh trang nhà ở hiện có và xây dựng nhà trên đất ở mới.
Điều 5. Giải pháp thực hiện
1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính
sách
a) Triệt để thực hiện nguyên tắc chấp
thuận đầu tư phát triển dự án nhà ở khi đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội;
b) Đơn giản hóa thủ tục hành chính để
rút ngắn thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cấp phép xây dựng
các dự án nhà ở;
c) Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể
nhằm phát triển và quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở xã hội; xem xét bố trí vốn
ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng trong phạm vi
dự án nhà ở xã hội;
d) Ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu, thiết bị tiết kiệm
năng lượng và thân thiện với môi trường;
đ) Xây dựng hệ thống thông tin về nhà
ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015
của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và
thị trường bất động sản.
2. Giải pháp về quy hoạch, kiến trúc
a) Xây dựng quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc trong đó quy định phân khu cho việc xây dựng nhà ở của từng
nhóm nhà ở đô thị, nhà ở nông thôn;
b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch để
bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở thương mại phù hợp với nhu cầu
phát triển nhà tại khu vực đô thị;
c) Khuyến khích thiết kế và áp dụng
mô hình nhà ở sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
d) Ban hành các thiết kế mẫu nhà ở
phù hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện sản xuất và truyền thống văn hóa của
địa phương, có khả năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
3. Giải pháp về đất ở
a) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất, quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt,
trong đó đặc biệt quan tâm tới quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ
cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị;
b) Quy hoạch, bố trí quỹ đất để đầu
tư xây dựng nhà ở cho từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở
xã hội;
c) Rà soát, bố trí đủ quỹ đất trong
các dự án nhà ở thương mại theo đúng quy định của pháp luật để thúc đẩy đầu tư
xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội;
d) Thiết lập danh sách quỹ đất dự
kiến giới thiệu địa điểm từng địa phương để thực hiện các dự án phát triển nhà
ở và công bố công khai làm căn cứ kêu gọi đầu tư.
4. Giải pháp về vốn
a) Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ
trợ từ Trung ương, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn ngân sách tỉnh,
nguồn vốn huy động hợp pháp từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân để đầu tư
xây dựng nhà ở;
b) Huy động vốn từ các tổ chức tín
dụng - tài chính cho việc đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, hỗ trợ các đối tượng
được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các
doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển hạ tầng và xây dựng nhà ở;
c) Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội
hóa phát triển các khu đô thị, khu nhà ở, các công trình công cộng phục vụ các
khu nhà ở;
d) Tạo điều kiện về giải phóng mặt
bằng, công trình hạ tầng, thủ tục hành chính để huy động nhanh nguồn vốn từ
nhân dân, doanh nghiệp.
5. Giải pháp tuyên truyền, vận động
a) Tuyên truyền các cơ chế, chính
sách phát triển nhà ở mới ban hành cho các tầng lớp dân cư thông qua phương
tiện thông tin đại chúng;
b) Tích cực vận động nhân dân tham
gia xây dựng phát triển nhà ở văn minh, hiện đại theo hướng thay đổi phương
thức, tập quán định cư;
c) Giới thiệu các mẫu thiết kế, công
nghệ thi công, vật liệu xây dựng nhà ở phù hợp với từng khu vực trên địa bàn:
khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực
hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám
sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2018 và có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Thông tin VP HĐND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Đình Sơn
|