Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia

Số hiệu: 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 27/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1037/2006/NQ-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2006

NGHỊ QUYẾT

VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở ĐƯỢC XÁC LẬP TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 1991 CÓ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI THAM GIA

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 về việc thi hành Bộ luật dân sự;
Căn cứ vào Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006;

QUYẾT NGHỊ:

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Nghị quyết này được áp dụng để giải quyết các giao dịch dân sự về nhà ở thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia, bao gồm:

a) Thuê nhà ở;

b) Mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở;

c) Mua bán nhà ở;

d) Đổi nhà ở;

đ) Tặng cho nhà ở;

e) Thừa kế nhà ở;

g) Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân.

2. Các loại nhà sau đây được coi là đối tượng của các giao dịch thuộc phạm vi áp dụng của Nghị quyết này:

a) Nhà đang được sử dụng vào mục đích không phải để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 là nhà ở;

b) Nhà đang được sử dụng vào mục đích để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không phải là nhà ở;

c) Nhà đang được sử dụng vào mục đích để ở nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch dân sự trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 không xác định được mục đích sử dụng.

Điều 2. Nguyên tắc giải quyết

1. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà ở; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch; lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

2. Khuyến khích, tôn trọng sự thoả thuận của các bên tham gia giao dịch dân sự; phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân; tránh lãng phí của cải, vật chất phát sinh do việc đòi lại nhà gây ra.

3. Bảo đảm ổn định xã hội, khả năng thực thi.

Điều 3. Mục đích, nội dung của giao dịch dân sự về nhà ở vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội

Các giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu toàn bộ hoặc một phần và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Chương 2

THUÊ NHÀ Ở

Điều 4. Hợp đồng thuê nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng thuê nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ thuê nhà ở;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho thuê nhà ở đó.

Điều 5. Bên cho thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho thuê và bên thuê nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục thuê nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì được giải quyết như sau:

a) Trường hợp bên thuê đã có chỗ ở khác thông qua các hình thức mua nhà ở, xây dựng nhà ở, thuê nhà ở khác hoặc được thừa kế nhà ở, được tặng cho nhà ở, được Nhà nước giao đất để xây dựng nhà ở hoặc bên cho thuê đã tự nguyện tạo điều kiện cho bên thuê có chỗ ở khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng;

b) Trường hợp bên thuê không có chỗ ở thì bên cho thuê vẫn được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng.

2. Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng và các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

Điều 6. Bên cho thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho thuê nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác sử dụng thì hợp đồng thuê nhà ở giữa bên cho thuê và bên thuê nhà ở chấm dứt; bên cho thuê và người đang sử dụng nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục cho thuê; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.

Điều 7. Bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở đều định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở đều định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng giữa bên cho thuê nhà ở và bên thuê nhà ở chấm dứt. Quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu là bên cho thuê nhà ở và người đang sử dụng nhà ở đó được thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị quyết này.

Chương 3

MƯỢN NHÀ Ở, Ở NHỜ NHÀ Ở

Điều 8. Hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng mượn nhà ở, ở nhờ nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó không chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ mua bán, thuê, đổi, tặng cho, thừa kế nhà ở, uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền chứng minh được họ cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đó.

Điều 9. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bên mượn, bên ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở theo hợp đồng vẫn còn thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp thời hạn cho mượn, cho ở nhờ nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở, trừ trường hợp có thoả thuận khác nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất sáu tháng; trong trường hợp bên mượn, bên ở nhờ nhà ở không có chỗ ở khác hoặc không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì các bên thoả thuận việc tiếp tục cho mượn, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên mượn, bên ở nhờ nhà ở biết trước ít nhất hai mươi bốn tháng.

Điều 10. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên mượn, bên ở nhờ nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng mượn, ở nhờ nhà ở giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt; bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở có thể thoả thuận việc tiếp tục cho mượn nhà ở, cho ở nhờ nhà ở; nếu thoả thuận được thì các bên phải ký kết hợp đồng mượn nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005; nếu không thoả thuận được thì bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang sử dụng nhà ở biết trước ít nhất mười hai tháng.

Điều 11. Bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Trường hợp bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở đều định cư ở nước ngoài nhưng nhà ở đó đang do người khác thường trú tại Việt Nam sử dụng thì hợp đồng giữa bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chấm dứt. Quan hệ hợp đồng giữa chủ sở hữu là bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở và người đang sử dụng nhà ở đó được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Nghị quyết này.

Chương 4

MUA BÁN NHÀ Ở

Điều 12. Hợp đồng mua bán nhà

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng mua bán nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được là họ đã mua nhà ở đó một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận đã bán nhà ở đó.

Điều 13. Bên mua nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên bán nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Nếu bên mua đã trả đủ tiền mà bên bán chưa giao nhà ở thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu;

b) Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán đã giao nhà thì bên mua phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu;

c) Nếu bên mua chưa trả đủ tiền mà bên bán chưa giao nhà thì bên bán phải giao nhà cho bên mua và bên mua phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất nhưng bên bán chưa giao nhà ở hoặc bên mua chưa trả đủ tiền thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên mua chưa trả đủ tiền thì phải trả cho bên bán khoản tiền còn thiếu tính theo giá trị của nhà ở đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán.

4. Trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở có điều kiện mà điều kiện đó đã xảy ra hoặc đã được thực hiện thì được giải quyết theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Bên không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này mà có lỗi, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 14. Bên bán nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên mua nhà ở thường trú tại Việt Nam hoặc bên mua nhà ở và bên bán nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 13 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất nhưng bên bán chưa giao nhà ở hoặc bên mua chưa trả đủ tiền thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 13 của Nghị quyết này.

Chương 5

ĐỔI NHÀ Ở

Điều 15. Hợp đồng đổi nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng đổi nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ đổi nhà ở một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận họ đổi nhà ở đó.

Điều 16. Một bên đổi nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở mà các bên đã giao nhà ở cho nhau và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Nếu hai bên đã giao nhà ở cho nhau thì giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều này sau khi đã giải quyết xong tranh chấp;

b) Nếu một bên đã giao nhà ở mà bên kia chưa giao thì bên chưa giao nhà ở phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Nếu các bên đã giao một phần nhà ở cho nhau thì mỗi bên phải giao phần còn lại cho bên kia;

d) Nếu các bên đã giao nhà ở cho nhau mà có chênh lệch về giá trị và bên có nghĩa vụ thanh toán chưa trả đủ tiền thì phải trả cho bên kia khoản tiền còn thiếu theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán;

đ) Nếu các bên chưa giao nhà ở cho nhau thì hợp đồng bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà các bên chưa giao nhà ở cho nhau hoặc một bên chưa giao nhà ở cho bên kia thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

4. Trường hợp các bên chỉ đổi nhà ở cho nhau để sử dụng mà không chuyển quyền sở hữu nhà ở đó, nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết như sau:

a) Nếu một bên đã giao nhà ở mà bên kia chưa giao thì bên chưa giao phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

b) Nếu hợp đồng có thời hạn thì khi thời hạn đó đã hết, các bên phải trở lại tình trạng ban đầu trong thời hạn một tháng, kể từ ngày hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu hợp đồng không xác định thời hạn thì một trong các bên có quyền yêu cầu trở lại tình trạng ban đầu nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất sáu tháng.

5. Bên không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều này mà có lỗi, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 17. Các bên đổi nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì các bên được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng đổi nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 16 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu đã hoàn tất mà các bên chưa giao nhà cho nhau hoặc một bên chưa giao nhà cho bên kia thì quyền và nghĩa vụ của các bên được giải quyết theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 16 của Nghị quyết này.

Chương 6

TẶNG CHO NHÀ Ở

Điều 18. Hợp đồng tặng cho nhà ở

Các trường hợp sau đây được coi là hợp đồng tặng cho nhà ở:

1. Có hợp đồng bằng văn bản được các bên cùng ký;

2. Người đang ở tại nhà ở đó chứng minh được việc họ ở tại nhà ở đó là theo quan hệ tặng cho nhà ở một cách hợp pháp;

3. Chủ sở hữu nhà ở, người thừa kế nhà ở hoặc người được chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền thừa nhận họ đã tặng cho nhà ở đó.

Điều 19. Bên tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên được tặng cho nhà ở thường trú tại Việt Nam

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì bên được tặng cho nhà ở được làm thủ tục xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì giải quyết như sau:

a) Bên được tặng cho đã nhận nhà ở thì xác lập quyền sở hữu nhà ở cho bên được tặng cho;

b) Bên được tặng cho chưa nhận nhà ở thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà nhà ở chưa được giao cho bên được tặng cho thì bên tặng cho phải giao nhà ở cho bên được tặng cho trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 20. Bên tặng cho nhà ở thường trú tại Việt Nam, bên được tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp không có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất mà bên được tặng cho đã nhận nhà ở thì bên được tặng cho nhà ở được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp có tranh chấp về hợp đồng tặng cho nhà ở và thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trường hợp thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà ở đã hoàn tất mà nhà ở chưa được giao cho bên được tặng cho thì bên tặng cho phải giao nhà ở cho bên được tặng cho trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bên được tặng cho có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 21. Bên tặng cho nhà ở và bên được tặng cho nhà ở đều là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp bên được tặng cho nhà ở đã nhận nhà ở mà thủ tục chuyển quyền sở hữu chưa hoàn tất thì bên được tặng cho nhà ở được xác lập quyền sở hữu.

2. Trường hợp bên được tặng cho nhà ở chưa nhận nhà ở thì hợp đồng tặng cho nhà ở bị huỷ bỏ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chương 7

THỪA KẾ NHÀ Ở; UỶ QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ Ở GIỮA CÁ NHÂN VỚI CÁ NHÂN

Điều 22. Thừa kế nhà ở

1. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì giải quyết như sau:

a) Nếu người thừa kế có quốc tịch Việt Nam hoặc đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam hoặc đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng chưa nhập quốc tịch nước ngoài thì được xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với phần thừa kế của mình;

b) Nếu người thừa kế đã nhập quốc tịch nước ngoài và đã thôi quốc tịch Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam nhưng chưa từng có quốc tịch Việt Nam thì được hưởng giá trị phần thừa kế đó.

2. Trường hợp thừa kế nhà ở được mở trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 mà không có người thừa kế thì xác lập quyền sở hữu cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó liên tục từ ba mươi năm trở lên, kể từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực; nếu không có những người này thì nhà ở đó thuộc Nhà nước và người đang quản lý, sử dụng nhà ở được ưu tiên thuê, mua nhà ở đó.

Điều 23. Uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân

1. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn uỷ quyền vẫn còn thì chủ sở hữu được lấy lại nhà ở, kể từ ngày hết thời hạn uỷ quyền nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất sáu tháng.

3. Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu nhà ở đã uỷ quyền cho người khác thường trú tại Việt Nam quản lý, nếu thời hạn uỷ quyền không xác định thì bên uỷ quyền được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đang quản lý, sử dụng nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng.

4. Trường hợp người đang quản lý, sử dụng nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này không được công nhận là chủ sở hữu nhà ở đó thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu nhà ở đó phải đền bù một khoản chi phí hợp lý do đã trông nom, bảo quản nhà ở.

Chương 8

SỬA CHỮA, CẢI TẠO, NÂNG CẤP NHÀ Ở, LÀM THÊM DIỆN TÍCH, XÂY DỰNG NHÀ Ở MỚI

Điều 24. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà ở

1. Trường hợp nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ giữa cá nhân với cá nhân đã được bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì việc lấy lại nhà ở được giải quyết như sau:

a) Nếu nhà ở đã được sửa chữa thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư sửa chữa còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu nhà ở đã được cải tạo, nâng cấp mà trước khi nhà ở được cải tạo, nâng cấp đã không có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì khi lấy lại nhà ở bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp đã có sự phản đối của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ trước khi tiến hành cải tạo, nâng cấp thì bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người quản lý, sử dụng đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp thì bên được nhận nhà phải thanh toán cho bên đã sửa chữa, cải tạo, nâng cấp giá trị đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp còn lại theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 25. Làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới

Trường hợp bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới trong khuôn viên nhà ở thuê, mượn, ở nhờ thì giải quyết như sau:

1. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã đồng ý hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới và diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng để ở một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm nhà ở hoặc nhà ở mới theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng một cách riêng biệt với nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

2. Nếu bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ đã không đồng ý về việc làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì diện tích làm thêm, nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

3. Nếu nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ bị phá dỡ và bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì giải quyết như sau:

a) Nếu việc phá dỡ đã có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ nhà ở hoặc đến trước ngày 01 tháng 7 năm 1996 mà bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không khiếu kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ không có yêu cầu lấy lại nhà ở thì nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu việc phá dỡ đã không có sự đồng ý của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ thì nhà ở xây dựng mới thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ và họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ một phần của giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp các bên có thoả thuận nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê, bên mượn, bên ở nhờ thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn, bên cho ở nhờ giá trị quyền sử dụng đất theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

4. Trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới thì giải quyết như sau:

a) Nếu diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới có thể sử dụng một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới và họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác; trường hợp diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới không thể sử dụng để ở một cách riêng biệt thì diện tích làm thêm, nhà ở mới thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền quản lý nhà ở nhưng phải thanh toán cho người làm thêm diện tích hoặc xây dựng nhà ở mới giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm hoặc nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

b) Nếu người được uỷ quyền quản lý, sử dụng đã phá dỡ nhà ở và xây dựng nhà ở mới thay thế thì nhà ở mới đó thuộc quyền sở hữu của bên uỷ quyền nhưng phải thanh toán cho bên được uỷ quyền giá trị đầu tư xây dựng còn lại của nhà ở mới theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

c) Nếu vì lý do bất khả kháng mà nhà ở được uỷ quyền quản lý không còn và người đang quản lý, sử dụng đã xây dựng nhà ở mới thay thế thì công nhận quyền sở hữu nhà ở mới cho người đó nhưng họ phải thanh toán cho bên uỷ quyền giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Chương 9

GIAO DỊCH DÂN SỰ VỀ NHÀ Ở GIỮA CÁ NHÂN LÀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI VỚI CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG NƯỚC

Điều 26. Bên cho thuê nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên thuê nhà ở là cơ quan, tổ chức trong nước

1. Trường hợp nhà ở đang được cơ quan, tổ chức sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê nhà ở không được xác định trong hợp đồng thì các bên thoả thuận để giải quyết, nếu không thoả thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng;

b) Trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn, nếu các bên không có thoả thuận khác thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hết thời hạn thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng.

2. Trường hợp nhà ở đang được sử dụng để ở thì giải quyết như sau:

a) Trường hợp nhà ở đang được sử dụng cho cá nhân ở mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng đã hết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực hoặc thời hạn thuê không xác định và bên thuê là cơ quan, tổ chức chưa chấm dứt hoạt động thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất mười hai tháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước.

Trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động thì cá nhân đang ở nhà ở đó thỏa thuận với bên cho thuê để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân đang ở nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước, nếu không có cơ quan, tổ chức này thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết;

b) Trường hợp nhà ở đang được sử dụng cho cá nhân ở và cho đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà thời hạn thuê nhà ở theo hợp đồng vẫn còn và bên thuê là cơ quan, tổ chức chưa chấm dứt hoạt động thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hợp đồng hết thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước ít nhất sáu tháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước.

Trường hợp bên thuê là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động thì cá nhân đang ở nhà ở đó thỏa thuận với bên cho thuê để giải quyết, nếu không thỏa thuận được thì bên cho thuê được lấy lại nhà ở kể từ ngày hợp đồng hết thời hạn nhưng phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân đang ở nhà ở đó biết trước ít nhất mười hai tháng; trường hợp cá nhân trả lại nhà ở đó không có chỗ ở và không có điều kiện tạo lập chỗ ở khác thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động có trách nhiệm xem xét, giải quyết chỗ ở cho họ theo chính sách về nhà ở của Nhà nước, nếu không có cơ quan, tổ chức này thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở đó có trách nhiệm xem xét, giải quyết.

Điều 27. Cơ quan, tổ chức trong nước mượn nhà ở của cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Trường hợp nhà ở do cơ quan, tổ chức mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở thì việc lấy lại nhà ở được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp nhà ở do cơ quan, tổ chức mượn đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì việc lấy lại nhà ở được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị quyết này.

Điều 28. Mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng cho nhà ở, thừa kế nhà ở giữa cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài với cơ quan, tổ chức trong nước

1. Trường hợp bên bán nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bên mua là cơ quan, tổ chức trong nước thì giải quyết theo quy định tại Điều 14 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp bên đổi nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Nghị quyết này.

3. Trường hợp bên tặng cho nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì giải quyết theo quy định tại Điều 19 của Nghị quyết này.

4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chết mà để lại thừa kế cho cơ quan, tổ chức trong nước theo di chúc thì cơ quan, tổ chức đó được hưởng thừa kế nhà ở.

Điều 29. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới

1. Trường hợp nhà ở đang được sử dụng để ở thì việc giải quyết được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị quyết này.

2. Trường hợp nhà ở được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng thì việc giải quyết do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo quy định tại Điều 24 của Nghị quyết này; diện tích làm thêm, nhà ở mới được công nhận quyền sở hữu cho bên cho thuê, bên cho mượn nhưng họ phải thanh toán cho bên thuê, bên mượn giá trị đầu tư xây dựng còn lại của phần diện tích làm thêm, nhà ở mới đó theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán.

Điều 30. Phương thức trả lại nhà ở

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức phải trả lại nhà ở cho bên cho thuê, bên cho mượn thì tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thoả thuận việc trả lại nhà ở theo các phương thức sau đây:

a) Trả nhà ở mà cơ quan, tổ chức đang quản lý, sử dụng;

b) Trả bằng nhà ở khác;

c) Trả bằng tiền;

d) Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở mà họ không phải trả tiền sử dụng đất.

2. Trường hợp nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở hoặc tuy đang được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì cơ quan, tổ chức phải trả lại nhà ở đó cho bên cho thuê, bên cho mượn theo quy định của Nghị quyết này.

3. Trường hợp nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc nhà ở thuê, mượn toạ lạc tại khu vực không được quy hoạch làm nhà ở thì việc trả lại nhà ở thực hiện theo các phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

Tuỳ từng trường hợp và điều kiện cụ thể của địa phương, việc trả lại nhà ở có thể thực hiện bằng một trong ba phương thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này hoặc kết hợp các phương thức nhưng tổng giá trị nhà ở, đất ở tính bằng tiền phải trả cho bên cho thuê, bên cho mượn không được lớn hơn giá trị nhà ở, đất ở tính bằng tiền cho thuê, cho mượn. Trường hợp có sự chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền.

Điều 31. Trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

Trường hợp cơ quan, tổ chức trả nhà ở đang thuê, mượn cho bên cho thuê, bên cho mượn mà nhà ở cho thuê, cho mượn đã được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì giải quyết như sau:

1. Khi nhận lại nhà ở, nếu bên cho thuê, bên cho mượn phải thanh toán kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, làm thêm diện tích, xây dựng nhà ở mới thì:

a) Nếu nguồn kinh phí của cá nhân thì bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở phải thanh toán cho cá nhân đó;

b) Nếu nguồn kinh phí của cơ quan, tổ chức thì bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở phải thanh toán cho cơ quan, tổ chức đó;

2. Khi trả lại nhà ở, nếu nhà ở thuê, mượn đang được sử dụng cho cá nhân ở và cá nhân đó được xác lập quyền sở hữu đối với phần diện tích làm thêm, nhà ở xây dựng mới thì họ phải thanh toán cho bên cho thuê, bên cho mượn giá trị quyền sử dụng đất ở tương ứng với diện tích đất ở mà họ có quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 32. Cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

Trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng nhà ở khác cho bên cho thuê, bên cho mượn thì giá trị nhà ở, đất ở trả lại không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

Trong trường hợp có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với nhà ở, đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch bằng tiền theo quy định tại Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 33. Cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở

1. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức trả bằng tiền cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở thì số tiền mà cơ quan, tổ chức phải trả không được vượt quá giá trị nhà ở, đất ở đang thuê, đang mượn.

2. Việc xác định giá trị nhà ở, quyền sử dụng đất ở do các bên thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì được thực hiện như sau:

a) Giá trị nhà ở do tổ chức thẩm định giá có thẩm quyền xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở;

b) Giá trị quyền sử dụng đất ở được xác định trên cơ sở bảng giá các loại đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo khung giá của Chính phủ.

Điều 34. Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở mà họ không phải trả tiền sử dụng đất

1. Trường hợp Nhà nước giao đất ở cho bên cho thuê, bên cho mượn nhà ở để tạo lập nhà ở mới thì các khoản tiền phải nộp để nhận đất ở do cơ quan, tổ chức thuê, mượn nhà ở chi trả trực tiếp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Trường hợp Nhà nước giao đất ở mà có chênh lệch giá trị giữa nhà ở, đất ở cho thuê, cho mượn với đất ở trả lại thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó bằng tiền theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 của Nghị quyết này.

Điều 35. Nguồn kinh phí để thực hiện việc trả lại nhà ở

1. Ngân sách trung ương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của trung ương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của trung ương quản lý, sử dụng.

Ngân sách trung ương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của trung ương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Ngân sách địa phương thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của địa phương quản lý, sử dụng hoặc nhà ở đang được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng do cơ quan, tổ chức của địa phương quản lý, sử dụng.

Ngân sách địa phương hỗ trợ thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở do tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của địa phương quản lý, sử dụng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Nguồn tài chính để thanh toán đối với trường hợp trả lại nhà ở của tổ chức không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do tổ chức đó tự trả.

Chương 10

THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 36. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;

3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;

4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;

5. Bản sao giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

6. Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân;

7. Có một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hợp đồng cho thuê nhà ở đối với trường hợp cho thuê nhà ở;

b) Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở đối với trường hợp cho mượn, cho ở nhờ nhà ở;

c) Hợp đồng mua bán nhà ở đối với trường hợp mua bán nhà ở;

d) Hợp đồng tặng cho nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở;

đ) Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế nhà ở hoặc di chúc theo quy định của pháp luật;

e) Hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở đối với trường hợp uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân;

g) Văn bản trả lại nhà ở đối với trường hợp cơ quan, tổ chức trả lại nhà ở.

Trong trường hợp không có hợp đồng bằng văn bản thì bên được lấy lại nhà ở phải chứng minh được giữa hai bên đã thực hiện giao dịch dân sự về nhà ở quy định tại khoản này.

Điều 37. Hồ sơ xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước

Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước được xác lập quyền sở hữu nhà ở khi có các giấy tờ sau đây:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

2. Bản sao một trong các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất ở được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003;

3. Sơ đồ nhà ở, đất ở;

4. Trích lục hoặc bản sao bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp về nhà ở, nếu có;

5. Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại khoản 7 Điều 36 của Nghị quyết này;

6. Văn bản uỷ quyền cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đối với trường hợp xác lập quyền sở hữu nhà ở cho cơ quan, tổ chức trong nước.

Điều 38. Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở

Thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp được lấy lại nhà ở cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, mua bán, đổi, thừa kế, đối với uỷ quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Chương 11

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Áp dụng các quy định của Nghị quyết này để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia

1. Việc áp dụng các quy định của Nghị quyết này trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia được thực hiện như sau:

a) Đối với những vụ án đã được Toà án thụ lý nhưng chưa được xét xử sơ thẩm hoặc đã tạm đình chỉ việc giải quyết trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ nhưng chưa được xét xử phúc thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực; những vụ án mà bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực bị kháng nghị nhưng chưa được xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì áp dụng những quy định của Nghị quyết này để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự;

b) Đối với những vụ án đã được Toà án giải quyết theo đúng các văn bản pháp luật trước đây và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào các quy định của Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

c) Đối với những vụ án về đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, về ủy quyền quản lý nhà ở giữa cá nhân với cá nhân mà Toà án đã bác yêu cầu đòi lại nhà do chưa đủ điều kiện lấy lại nhà ở, nay đương sự lại có đơn khởi kiện thì Toà án thụ lý giải quyết như một vụ án dân sự mới.

2. Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996 đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Điều 40. Giải quyết trường hợp đã bán nhà ở có đồng thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đối với những trường hợp đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực, nhà ở đã được bán và có đồng thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng phần giá trị nhà ở này mà số tiền đang được gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng của Việt Nam thì quyền của người thừa kế ở nước ngoài được giải quyết như sau:

1. Làm thủ tục nhận tiền tại kho bạc, ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, người thừa kế xuất trình giấy tờ sau đây chứng minh được hưởng thừa kế:

a) Văn bản thoả thuận chia thừa kế hoặc trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam hoặc hộ chiếu hợp lệ của nước ngoài hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu nước ngoài hợp lệ. Trong trường hợp sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì phải kèm theo giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận đăng ký công dân.

2. Uỷ quyền cho người khác nhận thay mình. Trong trường hợp này, người uỷ quyền phải có văn bản uỷ quyền có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước người uỷ quyền định cư.

3. Tặng cho cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, người tặng cho phải có hợp đồng tặng cho có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước người đó cư trú.

Điều 41. Điều khoản thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này.

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 1037/2006/NQ-UBTVQH11

Hanoi, July 27, 2006

 

RESOLUTION

ON HOUSE-RELATED CIVIL TRANSACTIONS ESTABLISHED PRIOR TO JULY 1, 1991, AND INVOLVING OVERSEAS VIETNAMESE

THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to Resolution No. 45/2005/QH11 of June 14, 2005, of the XIth National Assembly, the 7th session, on implementation of the Civil Code;
Pursuant to Resolution No. 49/2005/QH11 of November 19, 2005, of the XIth National Assembly, the 8th session, on the 2006 law- and ordinance-making program;

RESOLVES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ House lease;

b/ House lending or temporary stay at another's house;

c/ House purchase and sale;

d/ House exchange;

e/ House donation;

f/ House inheritance;

g/ Authorization of house management between individuals.

2. Houses of the following categories shall be regarded as objects of transactions falling with the scope of application of this Resolution:

a/ Houses currently used for non-dwelling purposes which were dwelling houses at the time of establishment of civil transactions prior to July 1, 1991;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Houses currently used for dwelling purposes which had unidentified use purpose at the time of establishment of civil transactions prior to July 1, 1991.

Article 2.- Settlement principles

1. To protect legitimate rights and interests of house owners; legitimate rights and interests of transaction parties; interests of the State and public interests.

2. To encourage and respect agreement between parties to civil transactions; to promote the traditions of solidarity, mutual affection, mutual love and mutual assistance among the people; to avoid property and material waste caused by claims for houses.

3. To ensure social stability and enforceability.

Article 3.- Purposes and contents of house-related civil transactions in violation of law or against social morality

House-related civil transactions specified in Clause 1, Article 1 of this Resolution which have purposes and/or contents in violation of law or against social morality shall be wholly or partially invalidated and legal ramifications arising therefrom shall be handled under the provisions of the 2005 Civil Code.

Chapter II

HOUSE LEASE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The following cases shall be regarded as house lease contract:

1. There is a written contract jointly signed by the parties;

2. The person living in the house in question can prove that he/she lives in such house under house lease relations;

3. The owner or inheritor of the house in question or the person authorized by the house owner can prove that he/she leases such house.

Article 5.- House lessors are overseas Vietnamese and house lessees permanently reside in Vietnam

1. In case the contractual house lease term expires before the effective date of this Resolution, the house lessor and lessee may reach agreement on the continued lease of the house; if they can reach agreement thereon, they shall have to sign a house lease contract under the provisions of the 2005 Civil Code; if they fail to reach agreement thereon, the case shall be settled as follows:

a/ If the lessee has another accommodation through purchase, construction, lease, inheritance or donation, receipt of land assigned by the State for building a house, or if the lessor voluntarily creates conditions for the lessee to have another accommodation, the lessor shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least six months in advance;

b/ If the lessee has no other accommodation, the lessor shall still be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least twelve months in advance.

2. In case the contractual house lease term is still valid by the effective date of this Resolution, unless otherwise agreed by the parties, the lessor shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the lease term, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least six months in advance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- House lessors permanently reside in Vietnam and house lessees are overseas Vietnamese

In case the house lessor permanently resides in Vietnam, the lessee is an overseas Vietnamese and the house in question is being used by another person, the house lease contract between the lessor and lessee shall terminate; the lessor and current user of the house may reach agreement on continued lease; if they can reach such agreement, they shall have to sign a house lease contract under the 2005 Civil Code; if they fail to reach such agreement, the lessor shall be entitled to take back the house, provided that the lessor shall have to inform in writing the current user thereof at least twelve months in advance.

Article 7.- Both house lessors and lessees settle abroad

In case both the house lessor and lessee settle abroad while another person permanently residing in Vietnam is using the house in question, the contract between the house lessor and lessee shall terminate. Contractual relations between the owner-lessor and the current user of the house in question shall comply with the provisions of Article 6 of this Resolution.

Chapter III

HOUSE LENDING, TEMPORARY HOUSE STAY

Article 8.- Contracts on house lending or temporary house stay

The following cases shall be regarded as contract on house lending or temporary house stay:

1. There is a written contract jointly signed by the parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The owner or inheritor of the house or the person authorized by the house owner can prove that he/she lends such house or allows another to temporarily stay in such house.

Article 9.- House lenders or parties allowing for temporary house stay are overseas Vietnamese and house borrowers and temporarily staying parties permanently reside in Vietnam

1. In case the contract on house lending or temporary house stay expires before the effective date of this Resolution, the house lender or party allowing for temporary house stay shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform the house borrower or the temporarily staying party thereof at least six months in advance.

2. In case the contract on house lending or temporary house stay remains valid by the effective date of this Resolution, unless otherwise agreed by the parties, the house lender or party allowing for temporary house stay shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the borrowing or temporary stay term, provided that he/she shall have to inform the house borrower or the temporarily staying party thereof at least six months in advance.

3. In case the term of house lending or temporary house stay is not specified in the contract, unless otherwise agreed by the parties, the house lender or party allowing for temporary house stay shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform the house borrower or temporarily staying party thereof at least six months in advance; in case the borrower or temporarily staying party has neither other accommodation nor conditions for creating other accommodation, the parties shall have to sign a house lending contract under the provisions of the 2005 Civil Code; if they fail to reach such agreement, the lender or the party allowing for temporary house stay shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the current house occupant thereof at least twenty four months in advance.

Article 10.- House lenders or parties allowing for temporary house stay reside in Vietnam, house borrowers and temporarily staying parties are overseas Vietnamese

In case the house lender or the party allowing for temporary house stay reside in Vietnam, the house borrower or the temporarily staying party are overseas Vietnamese but the house in question is being occupied by another permanently residing in Vietnam, the contract on house lending or temporary house stay between the house lender or the party allowing for temporary house stay and the house borrower or the temporarily staying party shall terminate; the house lender or the party allowing for temporary house stay and the current occupant of the house may reach agreement on continued lending or stay; if they can reach agreement thereon, the parties shall have to sign a house lending contract under the provisions of the 2005 Civil Code; if they fail to reach such agreement, the lender or the party allowing for temporary house stay shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the current house occupant thereof at least twelve months in advance.

Article 11.- House lenders or parties allowing for temporary house stay and house borrowers or temporarily staying parties are all overseas Vietnamese

In case the house lender or party allowing for temporary house stay and the house borrower or the temporarily staying party are all overseas Vietnamese and the house in question is occupied by another permanently residing in Vietnam, the contract between the house lender or the party allowing for temporary house stay and the house borrower or temporarily staying party shall terminate. Contractual relations between the house lender or the party allowing for temporary house stay and the current occupant of the house in question shall comply with the provisions of Article 10 of this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



HOUSE PURCHASE AND SALE

Article 12.- House purchase and sale contracts

The following cases shall be regarded as house purchase and sale contract:

1. There is a written contract jointly signed by the parties;

2. The person currently living in the house in question can prove that he/she has lawfully purchased such house;

3. The house owner or inheritor or the person authorized by the house owner acknowledges that he/she has sold such house.

Article 13.- House purchasers are overseas Vietnamese and house sellers permanently reside in Vietnam

1. In case there is no dispute over the house purchase and sale contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties shall have to complete ownership transfer procedures.

2. In case there is a dispute over the house purchase and sale contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the case shall be settled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If the purchaser has not yet fully paid the money and the seller has handed over the house, the purchaser shall have to pay the deficit amount of money for the house's value calculated at the market price at the time of payment and complete ownership transfer procedures;

c/ If the purchaser has not yet fully paid the money and the seller has not yet handed over the house, the seller shall have to hand over the house to the purchaser and the purchaser shall have to pay the deficit amount of money for the house's value calculated at the market price at the time of payment and complete ownership transfer procedures.

3. In case they have completed ownership transfer procedures but the seller has not yet handed over the house or the purchaser has not yet fully paid the money, the parties shall have to perform their contractual obligations, unless otherwise agreed by the parties; if the purchaser has not yet fully paid the money, he/she shall have to pay the deficit amount of money to the seller for the house's value calculated at the market price at the time of payment.

4. In case the house purchase and sale contract is subject to a condition and such condition has happened or has been met, the case shall be settled under the provisions of Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

5. If a party fails to fulfill his/her obligations due to his/her fault, thereby causing damage, he/she shall have to pay compensations therefor under the provisions of the 2005 Civil Code.

Article 14.- House sellers are overseas Vietnamese and house purchasers permanently reside in Vietnam or both house purchasers and sellers are overseas Vietnamese

1. In case there is no dispute over the house purchase and sale contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties shall have to complete such procedures.

2. In case there is a dispute over the house purchase and sale contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties' rights and obligations shall be dealt with under the provisions of Clause 2 and Clause 5, Article 13 of this Resolution.

3. In case they have completed ownership transfer procedures but the seller has not yet handed over the house or the purchaser has not yet fully paid the money, their rights and obligations shall be dealt with under the provisions of Clause 3 and Clause 5, Article 13 of this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



HOUSE EXCHANGE

Article 15.- House exchange contracts

The following cases shall be regarded as house exchange contract:

1. There is a written contract jointly signed by the parties;

2. The person currently living in the house in question can prove that he/she lives in such house under lawful house exchange relations;

3. The house owner or inheritor or the person authorized by the house owner acknowledges that he/she has exchanged such house.

Article 16.- Either of the house exchange parties is overseas Vietnamese

1. In case there is no dispute over the house exchange contract and the parties have handed over the houses to each other but ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties shall have to complete such procedures.

2. In case there is a dispute over the house exchange contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the case shall be settled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If one party has handed over his/her house but the other party has not, the latter shall have to fulfill his/her obligation as contracted;

c/ If the parties have handed over part of their houses to each other, each party shall have to hand over the remaining part to the other;

d/ If the parties have handed over their houses to each other and there is a value difference for which the obliged party has not fully paid the money, he/she shall have to pay to the other the deficit amount of money at the market price at the time of payment;

e/ If the parties have not yet handed over their houses to each other, their contract shall be canceled, unless otherwise agreed.

3. In case house ownership transfer procedures have been completed but the parties have not yet handed over their houses to each other or one party has not yet handed over his/her house to the other, the parties shall have to perform their obligations as contracted.

4. In case the parties exchange their houses to each other for use only without transfer of house ownership, upon arising of any dispute, their case shall be settled as follows:

a/ If one party has handed over his/her house but the other party has not, the latter shall have to perform his/her obligation as contracted;

b/ If the contract has a term, upon the expiration of such term the parties shall have to restore the original status within one month after the expiration of the contract, unless otherwise agreed by the parties. If the contract does not specify any term, either party may request the restoration of the original status, provided that he/she shall have to inform in writing the other party thereof at least six months in advance.

5. If a party fails to fulfill his/her obligations due to his/her fault, thereby causing damage, he/she shall have to pay compensations therefor under the provisions of the 2005 Civil Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case there is no dispute over the house exchange contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties shall be allowed to establish their ownership.

2. In case there is a dispute over the house exchange contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the parties' rights and obligations shall be dealt with under the provisions of Clause 2 and Clause 5, Article 16 of this Resolution.

3. In case they have completed ownership transfer procedures but the parties have not yet handed over their houses to each other or one party has not yet handed over his/her house to the other, their rights and obligations shall be dealt with under the provisions of Clause 3 and Clause 5, Article 16 of this Resolution.

Chapter VI

HOUSE DONATION

Article 18.- House donation contracts

The following cases shall be regarded as house donation contract:

1. There is a written contract jointly signed by the parties;

2. The person currently living in the house in question can prove that he/she lives in such house under lawful house donation relations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- House donors are overseas Vietnamese and house donees permanently reside in Vietnam

1. In case there is no dispute over the house donation contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the house donee shall be allowed to complete procedures for establishing his/her ownership.

2. In case there is a dispute over the house donation contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the case shall be settled as follows:

a/ If the donee has received the house, his/her ownership of the house shall be established;

b/ If donee has not yet received the house, the house donation contract shall be canceled, unless otherwise agreed by the parties.

3. In case ownership transfer procedures have been completed but the house has not yet been handed over to the donee, the donor shall have to hand over the house to the donee within six months after the date the donee makes a written request therefor, unless otherwise agreed by the parties.

Article 20.- House donors permanently reside in Vietnam and house donees are overseas Vietnamese

1. In case there is no dispute over the house donation contract, ownership transfer procedures have not yet been completed and the house donee has received the house, the donee shall be allowed to establish his/her ownership.

2. In case there is a dispute over the house donation contract and ownership transfer procedures have not yet been completed, the house donation contract shall be canceled, unless otherwise agreed by the parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Both house donors and donees are overseas Vietnamese

1. In case the house donee has received the house but ownership transfer procedures have not yet been completed, the donee shall be allowed to establish his/her ownership.

2. In case the house donee has not yet received the house, the house donation contract shall be canceled, unless otherwise agreed by the parties.

Chapter VII

HOUSE INHERITANCE, HOUSE MANAGEMENT AUTHORIZATION BETWEEN INDIVIDUALS

Article 22.- House inheritance

1. In case house inheritance is opened prior to July 1, 1991, the case shall be settled as follows:

a/ If the inheritor has Vietnamese nationality or has adopted foreign nationality but still retained his/her Vietnamese nationality or has relinquished his/her Vietnamese nationality but not yet adopted foreign nationality, he/she shall be allowed to establish his/her house ownership with respect to his/her inheritance portion.

b/ If the inheritor has adopted foreign nationality and relinquished his/her Vietnamese nationality or is of Vietnamese origin but has never had Vietnamese nationality, he/she shall be entitled to enjoy his/her inheritance value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- House management authorization between individuals

1. In case the house owner, before leaving the country, authorizes another person permanently residing in Vietnam to manage his/her house, if the authorization term expires prior to the effective date of this Resolution, the authorizer shall be entitled to take back the house, provided that he/she must inform the current house manager or occupant thereof at least six months in advance.

2. In case the house owner, before leaving the country, authorizes another person permanently residing in Vietnam to manage his/her house, if the authorization term remains valid by the effective date of this Resolution, the authorizer shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the authorization term, provided that he/she must inform the current house manager or occupant thereof at least six months in advance.

3. In case the house owner, before leaving the country, authorizes another person permanently residing in Vietnam to manage his/her house, if the authorization term is not specified, the authorizer shall be entitled to take back the house, provided that he/she must inform the current house manager or occupant thereof at least twelve months in advance.

4. In case the current house manager or occupant specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article is not recognized as owner of the house in question, he/she shall be entitled to request the owner of such house to indemnify reasonable expenses for the care and preservation of the house.

Chapter VIII

HOUSE REPAIR, RENOVATION AND UPGRADING, HOUSE EXTENSION, BUILDING OF NEW HOUSES

Article 24.- House repair, renovation and upgrading

1. In case the house leased, lent or allowed for temporarily stay between individuals has been repaired, renovated or upgraded by the lessee, borrower or temporarily staying party, the taking back of the house shall be settled as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If the house has been renovated or upgraded without prior protest of the lessor, lender or the party allowing for temporary house stay, when taking back the house, the lessor, lender or the party allowing for temporary house stay party shall have to pay to the lessee, borrower or the temporarily staying party the residual value of the renovation or upgrading cost at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties; in case of protest of the lessor, lender or the party allowing for temporary house stay before the renovation or upgrading is carried out, the lessor, lender or the party allowing for temporary house stay shall have to pay to the lessee, the borrower or the temporarily staying party part of the residual value of the renovation or upgrading at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties.

2. In case of authorization of house management between individuals, if the manager or user has repaired, renovated or upgraded the house, the house recipient shall have to pay to the party which has repaired, renovated or upgraded the house the residual value of the repair, renovation or upgrading at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties.

Article 25.- House extension, building of new houses

In case the lessee, the borrower or the temporarily staying party has extended the house or built a new house within the premises of the leased, lent or temporarily stayed houses, the case shall be settled as follows:

1. If the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay already agreed with or lodge no complaint with a competent state agency about the house extension or the building of a new house and the new extended house area or newly built house can be used for dwelling separately from the leased, lent or temporarily stayed house, the new extended house area or newly built house shall come under the ownership of the lessee, the borrower or the temporarily staying party who shall have to pay to the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay the value of the right to use the land area on which the house is extended or the new house is built at the market price of land use rights transfer at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties; if the new extended house area or newly built house cannot be used separately from the leased, lent or temporarily stayed house, the new extended house area or newly built house shall still belong to the lessor, lender or the party allowing for temporary house stay who shall have to pay to the lessee, borrower or temporarily staying party the residual value of the cost of building the extended house area or the newly built house at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

2. If the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay disagreed with the house extension or the building of a new house, the new extended house area or newly built house shall come under the ownership of the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay who shall have to pay to the lessee, the borrower or the temporarily staying party the residual value of the cost of building the extended house area or the new house at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

3. If the leased, lent or temporarily stayed house was demolished and the lessee, the borrower or the temporarily staying party already rebuilt the house, the case shall be settled as follows:

a/ If the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay agreed with the demolition or lodged no complaint with a competent state agency prior to July 1, 1996, the rebuilt house shall come under the ownership of the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay who shall have to pay to the lessee, the borrower or the temporarily staying party the residual value of the rebuilding cost at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties; in case the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay does not reclaim the house, the rebuilt house shall come under the ownership of the lessee, the borrower or the temporarily staying party who shall have to pay to the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay the value of land use rights at the market price of transfer of land use rights at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

b/ If the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay disagreed with the demolition, the rebuilt house shall come under the ownership of the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay who shall have to pay to the lessee, the borrower or the temporarily staying party the residual value of the rebuilding cost at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties; in case it is agreed by the parties that the rebuilt house belongs to the lessee, the borrower or the temporarily staying party, such party shall have to pay to the lessor, the lender or the party allowing for temporary house stay the value of land use rights at the market price of land use rights transfer at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If the extended house area or newly built house can be used separately, it shall come under the ownership of the party who has extended the house or built the new house who shall have to pay to the house management authorizer the value of the right to use the land area on which the house is extended or the new house is built at the market price of land use rights transfer at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties; if the extended house area or newly built house cannot be used separately, it shall come under the ownership of the house management authorizer who shall have to pay to the person who has extended the house or built the new house the residual value of the cost of building the extended house area or the new house at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

b/ If the person who is authorized to manage or use the house already demolished the house and rebuilt another house, the rebuilt house shall come under the ownership of the authorizing party who shall have to pay to the authorized party the residual value of the rebuilding cost at the market price at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties;

c/ If, due to a force majeure event, the house under authorized management no longer exists and the current manager or occupant already built a new house, the rebuilt house shall be recognized to come under the ownership of the current manager or occupant who shall have to pay to the authorizing party the value of land use rights at the market price of land use rights transfer at the time of payment, unless otherwise agreed by the parties.

Chapter IX

HOUSE-RELATED CIVIL TRANSACTIONS BETWEEN OVERSEAS VIETNAMESE INDIVIDUALS AND DOMESTIC AGENCIES OR ORGANIZATIONS

Article 26.- House lessors are overseas Vietnamese and house lessees are domestic agencies or organizations

1. In case the house is being used by an agency or organization as working office, production or business establishment or public work, the case shall be settled as follows:

a/ If the contractual house lease term expires prior to the effective date of this Resolution or is not specified in the contract, the parties shall agree on the settlement; if they cannot reach agreement thereon, the lessor shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least twelve months in advance;

b/ If the contractual house lease term remains valid by the effective date of this Resolution, unless otherwise agreed by the parties, the lessor shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the lease term, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least six months in advance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ If house is dwelt by an individual, the contractual house lease term expires prior to the effective date of this Resolution or is not specified in the contract and the lessee is an agency or organization which has not yet terminated its operation, the lessor shall be entitled to take back the house, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least twelve months in advance, unless otherwise agreed by the parties; if the individual liable to return the house has neither other accommodation nor conditions for creating new accommodation, a responsible agency or organization shall have to consider and offer such individual accommodation according to state policies on housing.

If the lessee is an agency or organization that has terminated its operation, the individual currently living in the house in question shall reach agreement with the lessor on the settlement; if they fail to reach agreement thereon, the lessor shall be entitled to take bank the house, provided that he/she shall have to inform in writing the individual currently living in the house thereof at least twelve months in advance; if the individual who has returned the house has neither other accommodation nor conditions to create new accommodation, the agency or organization that has taken over the rights and obligations of the agency or organization that has terminated operation shall have to consider and offer accommodation to such individual according to state policies on housing; if there is no such agency or organization, the People's Committee of the province or centrally run city where the house exists shall have to consider and settle the case;

b/ If the house is dwelt by an individual and the contractual house lease term remains valid by the effective date of this Resolution while the lessee is an agency or organization which is still operating, the lessor shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the contractual term, provided that he/she shall have to inform in writing the lessee thereof at least six months in advance, unless otherwise agreed by the parties; if the individual who has returned the house has neither accommodation nor conditions for creating new accommodation, the agency or organization shall have to consider and offer accommodation to such individual according to state policies on housing.

If the lessee is an agency or organization that has ceased operation, the individual currently living in the house in question shall reach agreement with the lessor on the settlement; if they fail to reach agreement thereon, the lessor shall be entitled to take back the house from the date of expiration of the contract, provided that he/she shall have to inform in writing the individual currently living in the house thereof at least twelve months in advance; if the individual who has returned the house has neither accommodation nor conditions for creating new accommodation, the agency or organization that has taken over the rights and obligations of the agency or organization that has ceased operation shall have to consider and offer accommodation to such individual according to state policies on housing; if there is no such agency or organization, the People's Committee of the province or centrally run city where the house exists shall have to consider and settle the case.

Article 27.- Domestic agencies or organizations borrow houses of individuals who are overseas Vietnamese

1. In case the house which is borrowed by an agency or organization is being dwelt by an individual, the taking back of the house shall comply with the provisions of Article 9 of this Resolution.

2. In case the house which is borrowed by an agency or organization is used as working office, production and business establishment or public work, the taking back of the house shall comply with the provisions of Clause 1, Article 26 of this Resolution.

Article 28.- House purchase and sale, house exchange, house donation and house inheritance between individuals who are overseas Vietnamese and domestic agencies or organizations

1. In case the house seller is an overseas Vietnamese and the purchases is a domestic agency or organization, the case shall be settled under the provisions of Article 14 of this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In case the house donor is an overseas Vietnamese, the case shall be settled under the provisions of Article 19 of this Resolution.

4. In case the house owner who is an overseas Vietnamese dies and bequeaths the house to a domestic agency or organization by testament, such agency or organization shall be entitled to inherit the house.

Article 29.- House repair, renovation or upgrading, house extension, building of new houses

1. In case the house is used for dwelling, the case shall be settled under the provisions of Article 24 and Article 25 of this Resolution.

2. In case the house is used as working office, production and business establishment or public work, the settlement shall be agreed by the parties, if no agreement can be reached, the case shall be settled under the provisions of Article 24 of this Resolution; the extended house area or newly built house shall be recognized to come under the ownership of the lessor or the lender, provided that he/she shall have to pay to the lessee or the borrower the residual value of the cost of building the extended house area or new house at the market price at the time of payment.

Article 30.- Modes of return of houses

1. In case an agency or organization shall have to return the house in question to the lessor or the lender, on a case-by-case basis, the parties may reach agreement on the return of the house by the following modes:

a/ Returning the house which is managed and used by the agency or organization;

b/ Returning another house;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The State assigns residential land to the house lessor or lender without collecting land use levies.

2. In case the leased or lent house is dwelt by individuals or does not fall into the case specified in Clause 3 of this Article though it is being used as working office, production and business establishment or public work, the agency or organization shall have to return it to the lessor or the lender under the provisions of this Resolution.

3. In case the leased or lent house is being used for defense or security purposes, in the national or public interest or it is located in an area not planned for house building, the return thereof shall be made by the modes specified at Point b, c and d, Clause 1 of this Article.

On a case-by-case basis and depending on the local practical conditions, the return of houses may be effected by one of the three modes specified at Points b, c and d, Clause 1 of this Article or by combined modes, provided that the total pecuniary value of the house and residential land paid to the lessor or lender shall not exceed the pecuniary value of the leased or lent house and residential land. If there is a difference between the value of the leased or borrowed house and residential land and the returned house and residential land, the parties shall have to pay to each other such difference in cash.

Article 31.- Return of leased or lent houses to lessors or lenders

In case the agency or organization returns the leased or borrowed house to the lessor or lender which has been repaired, renovated, upgraded, extended or rebuilt, the case shall be settled as follows:

1. Upon taking back of the house, if the lessor or lender has to pay the cost of repair, renovation, upgrading, extension of the house or building of a new house, then he/she shall have to pay it to:

a/ The individual who has incurred such cost;

b/ The agency or organization that has incurred such cost.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Agencies or organizations return other houses to house lessors or lenders

In case the agency or organization returns another house to the lessor or lender, the value of the returned house and residential land shall not exceed the leased or lent house and residential land.

In case there is a difference between the leased or lent house and residential land and the returned house and residential land, the parties shall have to pay such difference in cash under the provisions of Article 33 of this Resolution.

Article 33.- Agencies or organizations pay money instead of houses to house lessors or lenders

1. In case the agency or organization pays money instead of the house to the lessor or lender, such sum of money shall not exceed the value of the leased or lent house and residential land.

2. The valuation of houses and land use rights shall be agreed by the parties, if such agreement cannot be reached, the valuation shall be conducted as follows:

a/ The house shall be valued by a competent price appraisal organization on the basis of the residual value of the house;

b/ Land use rights shall be valued on the basis of the table of prices of land of different categories, promulgated by the provincial/municipal People's Committee according to the land price frame set by the Government.

Article 34.- The State assigns residential land to house lessors or lenders without collecting land use levies thereon

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. In case the State assigns residential land and there is a difference in value between the leased or lent house and residential land and the assigned residential land, the parties shall have to pay to each other such difference in cash under the provisions of Point b, Clause 2, Article 33 of this Resolution.

Article 35.- Funding sources for realizing the return of houses

1. Payments shall come from the central budget in case of returning houses which are managed or used by central state agencies, political organizations or socio-political organizations or houses which are being used for defense or security purposes, national or public interests and managed by central agencies or organizations.

Payment supports shall come from the central budget in case of returning houses which are managed and used by central politico-socio-professional organizations, social organizations or socio-professional organizations under the provisions of the State Budget Law.

2. Payments shall come from local budgets in case of returning houses which are managed or used by local state agencies, political organizations or socio-political organizations or houses which are being used for defense or security purposes, national or public interests and managed by local agencies or organizations.

Payment supports shall come from local budgets in case of returning houses which are managed and used by local politico-socio-professional organizations, social organizations or socio-professional organizations under the provisions of the State Budget Law.

3. Payments in case of returning houses of organizations not specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be made by such organizations themselves.

Chapter X

PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF OWNERSHIP OVER HOUSES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Overseas Vietnamese shall be allowed to establish ownership over houses when having the following papers:

1. An application for house ownership certificate;

2. A copy of one of valid papers on land use rights specified in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of the 2003 Land Law;

3. The plan of the house and residential land;

4. An extract or a copy of a legally effective court judgment or decision on the resolution of disputes over the house, if any;

5. Copies of papers evidencing the applicant is an overseas Vietnamese;

6. The valid Vietnamese passport or valid foreign passport or a valid foreign passport-substituting paper. In case of use of foreign passport, a Vietnamese nationality certificate or written certification of loss of Vietnamese nationality or written certification of citizen registration is required;

7. One of the following papers:

a/ House lease contract, for cases of house lease;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ House purchase and sale contract, in cases of house purchase and sale;

d/ House donation contract, in cases of house donation;

e/ Written agreement on division of the house being an estate or testament made by law;

f/ Contract on house management authorization, in cases of house management authorization between individuals;

g/ Document on house return, in cases of house return by an agency or organization.

In case there is no written contract, the party allowed to take back the house in question shall have to prove that the two parties already conducted a house civil transaction specified in this Clause.

Article 37.- Dossiers for establishment of ownership over houses for domestic individuals, agencies or organizations

Domestic individuals, agencies or organizations shall be allowed to establish ownership over houses when having the following papers:

1. An application for house ownership certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The plan of the house and residential land;

4. An extract or a copy of a legally effective court judgment or decision on the resolution of disputes over the house, if any;

5. A copy of one of the papers specified in Clause 7, Article 36 of this Resolution

6. Written authorization of a representative of the agency or organization, for cases of establishment of ownership of houses for domestic agencies or organizations.

Article 38.- Procedures for establishment of house ownership

Procedures for establishment of house ownership in case of entitlement to take back houses which are leased, lent, allowed to be stayed by another, sold, exchanged or inherited with respect to authorization of house management between individuals shall comply with the provisions of law on housing.

Chapter XI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 39.- Application of the provisions of this Resolution to settling disputes arising from house-related civil transactions established prior to July 1, 1991, and involving overseas Vietnamese

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For cases which were already accepted by the court but not yet brought to first-instance trial or suspended from settlement prior to the effective date of this Resolution; cases where first-instance court judgments or decisions are already issued and do not yet take legal effect but are duly appealed or protested against and which are not yet brought to appellate trial before the effective date of this Resolution; and cases where first-instance court judgments or decisions are already issued and take legal effect but are protested against and which are not yet brought to reopening or cassation trial before the effective date of this Resolution, the provisions of this Resolution shall apply to the settlement of these cases according to the provisions of civil procedure law;

b/ For cases which were settled by the court strictly according to previous legal documents and the court judgments or decisions already took legal effect, the provisions of this Resolution shall not be used as grounds for lodging protests according to cassation trial procedures;

c/ For cases of claim for leased or lent houses, houses allowed for temporary stay by others or of house management authorization between individuals where the court already rejected such claims for lack of required conditions, if the involved parties make new lawsuit petitions, the court shall accept such petitions and handle them as new civil cases.

2. The period from July 1, 1996, to the effective date of this Resolution shall not be counted into the statute of limitations for settlement of civil cases with respect to house civil transactions established prior to July 1, 1991, involving overseas Vietnamese.

Article 40.- Settlement of cases where sold houses have co-inheritors being overseas Vietnamese

For cases where the house was sold before the effective date of this Resolution and has a co-inheritor being overseas Vietnamese who is entitled to enjoy part of the value of this house, which is a sum of money deposited at a Vietnamese state treasury or bank, the right of the overseas inheritor shall be dealt with as follows:

1. Filling in procedures for receiving money at the state treasury or bank according to the provisions of law. In the case, the inheritor shall produce the following papers proving his/her right to inheritance;

a/ Written agreement on the division of the estate or extract of the legally valid court judgment or decisions;

b/ Valid Vietnamese or foreign passport or valid foreign passport-substituting paper. In case of use of foreign passport, a Vietnamese nationality certificate or written certification of loss of Vietnamese nationality or citizen registration is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Donating to an individual or organization. In this case, the donor shall make a donation contract certified by the Vietnamese diplomatic mission or consulate in the country where he/she settles.

Article 41.- Implementation provisions

This Resolution shall take effect on September 1, 2006.

The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to guide the implementation of this Resolution.-

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.173

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.75.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!