Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 48-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 05/05/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48-CP NGÀY 5 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Vi phạm hành chính quy định tại Nghị đinh này là hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xây dựng, quản lý nhà và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bao gồm:

1. Xây dựng công trình mới, cải tạo, sửa chữa vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xây dựng; vi phạm: chỉ giới đường đỏ đã cắm mốc, chỉ giới xây dựng, không gian kiến trúc, hành lang an toàn giao thông, đề điều, khu vực bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, khu di tích lịch sử văn hoá đã xếp hạng và các khu vực khác mà Nhà nước quy định không được xây dựng.

2. Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nhà tại các điểm dân cư, các đô thị.

3. Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý và bảo vệ các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị như mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng (xăng dầu, khí đốt).

Điều 2.- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này đều bị xử phạt.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cư trú hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nếu có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này cũng bị xử phạt như cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 3.- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành, theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, của Nghị định này.

2. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh. Hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Khi quyết định xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt với từng hành vi vi phạm và các mức xử phạt bằng tiền phải được cộng lại thành mức phạt chung.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, thân nhân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử phạt thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

Điều 4.- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính là hai năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, quá thời hạn nói trên thì không bị xử phạt theo Nghị định này.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 5.- Các hình thức và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.

1. Hình thức xử phạt chính:

a. Cảnh cáo;

b. Phạt tiền;

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, chứng chỉ hành nghề xây dựng có thời hạn hoặc không có thời hạn.

b. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp dưới đây:

a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

b. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH HÌNH THỨCVÀ MỨC XỬ PHẠT

MỤC 1: VI PHẠM QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Điều 6.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, nhưng có quyền sử dụng đất, trừ công trình Nhà nước cho phép không phải xin giấy phép xây dựng:

1. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn trên 200 m2:

* Đô thị loại I, loại II.

a. Phạt từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

2. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn từ 200 m2 trở xuống:

* Đô thị loại I, loại II:

a. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình phải có giấy phép xây dựng, khi xây dựng xong phải thực hiện đăng ký nhà ở, đất ở theo quy định của Nhà nước.

Điều 7.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, chưa có quyền sử dụng đất hợp pháp.

1. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn trên 200 m2:

* Đô thị loại I, loại II.

a. Phạt từ 25.000 đồng đến 30.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

2. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn từ 200 m2 trở xuống:

* Đô thị loại I, loại II:

a. Phạt từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, tuỳ theo mức độ vi phạm, người có thẩm quyền có thể cho phép tồn tại một phần hoặc toàn bộ công trình với điều kiện: chủ công trình nộp lệ phí sử dụng đất theo quy định và phải đăng ký nhà ở, đất ở theo quy định của Nhà nước.

Điều 8.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình trên đất lấn chiếm.

1. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn trên 200 m2:

* Đô thị loại I, loại II.

a. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm. 2. Phạt tiền đối với công trình xây dựng có diện tích sàn từ 200 m2 trở xuống:

* Đô thị loại I, loại II:

a. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 2.000 đồng đến 3.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

Điều 9.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với hành vi xây dựng công trình sai diện tích xây dựng theo thiết kế được duyệt, đã quy định trong giấy phép xây dựng.

1. Phạt tiền đối với diện tích xây dựng tăng thêm so với thiết kế:

* Đô thị loại I, loại II.

a. Phạt từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại III, loại IV.

d. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

e. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

g. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

* Đô thị loại V.

h. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp I và các loại biệt thự.

i. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

k. Phạt từ 3.000 đồng đến 5.000 đồng trên 1m2 xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình phải tháo dỡ diện tích xây dựng tăng thêm trên đất lấn chiếm.

Điều 10.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi xây dựng công trình sai về chỉ giới xây dựng, chiều cao tầng, số tầng, kiến trúc mặt nhà đường phố so với giấy phép xây dựng:

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với công trình xây dựng nhà cấp 1, cấp 2 và các loại biệt thự, sai về chiều cao tầng, số tầng cho phép.

b. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với công trình xây dựng nhà cấp 1, cấp 2 và các loại biệt thự, sai về hình thức kiến trúc mặt nhà đường phố theo quy hoạch được duyệt.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, còn bị buộc xây dựng đúng quy định trong giấy phép xây dựng.

Điều 11.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi xây dựng công trình vi phạm: chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cung cấp năng lượng (xăng, dầu, khí đốt), đê điều, khu vực bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng, theo quy định của Nhà nước.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng trên 1 m2 sàn xây dựng đối với công trình xây dựng nhà cấp 1 và các loại biệt thự.

b. Phạt từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng trên 1m2 sàn xây dựng đối với công trình xây dựng nhà cấp 2, cấp 3.

c. Phạt từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng trên 1m2 xây dựng đối với công trình xây dựng nhà cấp 4, nhà tạm.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, còn buộc phải tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng vi phạm.

Điều 12.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ không có giấy phép xây dựng.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ nằm trong khu phố cổ, khu di tích, các công trình kiến trúc cần bảo tồn, đã xếp hạng và công bố.

b. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ trừ công trình đã quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, còn có thể buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 13.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ sai giấy phép xây dựng.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ nằm trong khu phố cổ, khu di tích, các công trình kiến trúc cần bảo tồn.

b. Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cải tạo, sửa chữa công trình cũ trừ công trình đã quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình phải thực hiện đúng quy định trong giấy phép xây dựng.

Điều 14.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi vi phạm Quy chế đấu thầu, trừ công trình Nhà nước cho phép không phải đấu thầu.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi không tổ chức đấu thầu đã tổ chức xây dựng với công trình phải tổ chức đấu thầu.

b. Phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với hành vi công bố kết quả đấu thầu khi chưa có văn bản phê duyệt của người có thẩm quyền.

c. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đối với hành vi tổ chức đấu thầu khi kế hoạch đấu thầu chưa được phê duyệt.

d. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đối với hành vi tổ chức đấu thầu khi hồ sơ mới thầu chưa được phê duyệt.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình thực hiện đúng Quy chế đấu thầu của Nhà nước.

Điều 15.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi vi phạm quy định về ký kết hợp đồng xây dựng.

1. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi ký kết hợp đồng với tổ chức tư vấn, tổ chức xây dựng không có giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp để xây dựng công trình có chiều cao vượt quá ba tầng (một trệt, hai lầu) hoặc công trình xây dựng có diện tích sàn trên 200 m2 (nhà cấp 1, 2, 3, biệt thự).

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc chủ đầu tư hoặc chủ công trình phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về ký kết hợp đồng xây dựng.

Điều 16.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình đối với các hành vi vi phạm quy định khi khởi công xây dựng công trình.

1. Phạt tiền

a. Phạt từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi khởi công xây dựng công trình khi văn bản phê duyệt thiết kế đã hết hiệu lực.

b. Phạt từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng, đối với hành vi khởi công xây dựng công trình khi giấy phép xây dựng đã hết hiệu lực.

c. Phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với hành vi không trương biển báo công trường xây dựng theo quy định.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước.

Điều 17.- Xử phạt cá nhân, tổ chức tư vấn xây dựng đối với các hành vi vi phạm quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi tự sửa chữa nội dung giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề.

b. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, đối với hành vi cho thuê, mượn hoặc thuê, mượn giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

c. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi không có giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

d. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi làm sai quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

e. Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn sử dụng.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khỏ 1 Điều này còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau đây:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn, đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.

b. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề từ 6 tháng đến 1 năm, đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1 Điều này.

c. Đình chỉ hoạt động để buộc thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, khoản 1 Điều này.

Điều 18.- Xử phạt cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng đối với các hành vi vi phạm quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề xây dựng.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với hành vi tự sửa chữa nội dung giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

b. Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, đối với hành vi cho thuê, mượn hoặc thuê, mượn giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

c. Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đối với hành vi không có giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

d. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, đối với hành vi làm sai quy định trong giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

e. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn sử dụng.

2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này còn bị xử lý bằng một trong các biện pháp sau:

a. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn, đối với hành vi tự sửa nội dung giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

b. Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề từ 1 năm đến 2 năm với hành vi cho thuê, mượn giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

Điều 19.- Xử phạt chủ đầu tư hoặc chủ công trình, cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng công trình, đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng xây dựng.

1. Phạt tiền:

a. Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi không tổ chức nghiệm thu chất lượng xây dựng phần công trình khuất, kết cấu chịu lực của từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình.

b. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi không lập hồ sơ hoàn công, không kiểm nghiệm chất lượng nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, không vận hành thử dây chuyền công nghệ sản xuất.

c. Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm quy chế bảo hành công trình.

2. Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc phải thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng xây dựng của Nhà nước.

Điều 20.- Xử phạt cá nhân, tổ chức tư vấn xây dựng đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng xây dựng.

1. Phạt tiền

a. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi không giám sát xây dựng để công trình xây dựng sai hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt.

b. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi không giám sát quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn buộc thực hiện đúng các quy định quản lý chất lượng xây dựng của Nhà nước.

Điều 21.- Xử phạt cá nhân, tổ chức nhận thầu xây dựng công trình đối với các hành vi vi phạm quy định an toàn xây dựng.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau:

a. Xây dựng, sửa chữa hoặc tháo dỡ công trình gây rạn nứt, ảnh hưởng độ bền vững của các công trình lân cận.

b. Xây dựng, sửa chữa hoặc tháo dỡ công trình, không có phương tiện che chắn và hàng rào bảo vệ an toàn.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này còn buộc khắc phục các hành vi vi phạm trên hoặc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra theo quy định của pháp luật.

MỤC 2: VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ NHÀ

Điều 22.- Xử phạt chủ sở hữu nhà đối với các hành vi vi phạm quy định quản lý nhà của Nhà nước.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi chuyển nhượng nhà không sang tên trước bạ theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, đối với hành vi không có giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất theo quy định.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với hành vi sửa chữa, cải tạo nhà xong quá 3 tháng không đăng ký bổ sung tại cơ quan có thẩm quyền.

4. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này còn buộc thực hiện đúng quy định quản lý nhà của Nhà nước.

Điều 23.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định sử dụng nhà ở chung.

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với mỗi hành vi: gây hư hỏng hệ thống cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc và các công trình sử dụng chung khác.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này còn buộc cá nhân, tổ chức vi phạm phải sửa chữa khắc phục các hư hỏng.

Điều 24.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm Quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam.

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, đối với chủ sở hữu nhà cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với chủ sở hữu nhà cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà nhưng không có hợp đồng thuê nhà hợp lệ hoặc hợp đồng thuê nhà đã hết hạn.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ không thực hiện đúng giấy phép hoặc không có giấy phép về môi giới, dịch vụ cho bên thuê và cho bên thuê nhà.

Điều 25.- Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vi phạm quy định về sử dụng nhà khi thuê nhà tại Việt Nam.

Phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi thuê nhà để ở hoặc làm văn phòng đại diện, trụ sở hoạt động kinh doanh khi không được phép thuê nhà theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với các hành vi vi phạm sau:

a. Tự ý chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho thuê lại.

b. Không thực hiện đúng hợp đồng thuê nhà.

MỤC 3: VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Điều 26. Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm nguồn nước và hệ thống cấp nước đô thị.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm khu vực bảo vệ: giếng khoan, hồ chứa, kênh, mương, đường ống cấp nước cho đô thị.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng, đối với hành vi vi phạm sau:

a. Dịch chuyển làm hư hỏng đường ống cấp nước công cộng vào các hộ tiêu thụ.

b. Sử dụng nước từ đường ống, kênh, mương cấp nước đô thị vào mục đích khác.

c. Tự ý điều chỉnh đồng hồ đo nước.

d. Tự ý đấu nối đường ống cấp nước vào hộ tiêu thụ trước đồng hồ đo nước.

e. Tự ý thay đổi đường kính ống dẫn nước vào hộ tiêu thụ.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, còn bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

Điều 27.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với hành vi vi phạm hệ thống thoát nước đô thị.

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi lấn chiếm sông, mương, kênh, rạch, hồ, ao, thoát nước đô thị sử dụng vào mục đích khác.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm:

a. Tự ý đấu nối đường cống ngầm thoát nước đô thị.

b. Xây dựng công trình trên cống ngầm thoát nước đô thị.

c. Xả các chất độc hại vào hệ thống thoát nước đô thị.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

a. Đổ đất, đá, rác xuống hồ, ao, hố ga, cống, rãnh, sông, mương thoát nước đô thị.

b. Trồng cây, thả rau, bèo, bắc cầu, cắm đăng và các hành vi khác làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước đô thị.

4. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này còn buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

Điều 28.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm hệ thống chiếu sáng công cộng.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi vi phạm sau:

a. Làm hư hỏng hệ thống chiếu sáng công cộng.

b. Dịch chuyển trái phép hệ thống chiếu sáng công cộng.

c. Sử dụng các phương tiện, thiết bị hệ thống chiếu sáng công cộng vào mục đích khác.

2. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, còn buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm.

Điều 29.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công viên, cây xanh, vườn thú ở đô thị.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với hành vi chặt phá cây xanh ở đường phố và những nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng, đối với mỗi hành vi vi phạm sau:

a. Chặt cành cây xanh đường phố và nơi công cộng khác.

b. Sử dụng trái phép các công trình trong công viên, vườn thú.

c. Làm hư hỏng công trình, vật thể kiến trúc trong công viên, vườn thú.

d. Thả trâu, bò, ngựa trong công viên, vườn thú.

3. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng, đối với hành vi: làm hư hỏng, cây cảnh, vườn hoa, thẩm cỏ ở công viên, vườn thú và nơi công cộng khác.

4. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 30.- Xử phạt cá nhân, tổ chức đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ đường, hè phố đô thị.

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đối với hành vi lái xe bánh xích, xe quá tải đi vào đường phố không có giấy phép hoặc sai giấy phép.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đối với hành vi tự ý khoan, đào vỉa hè, lòng đường.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, còn buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 31.- Xử phạt cá nhân, tổ chức với các hành vi vi phạm vệ sinh đô thị:

1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, đối với hành vi vi phạm sau:

a. Đổ phế thải xây dựng không đúng nơi quy định.

b. Vận chuyển đất, đá, cát, sỏi và các loại vật liệu khác không che đậy, gây bụi bẩn làm mất vệ sinh đường phố.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, đối với hành vi để vật liệu xây dựng trên vỉa hè, lòng đường không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Ngoài việc bị phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này, còn buộc khắc phục các hành vi vi phạm trên theo quy định của Nhà nước.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

MỤC 1: THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 32.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền.

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 200.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

4. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

5. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

6. Đình chỉ hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép xây dựng và các hành vi vi phạm công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, báo cáo ngay cấp có thẩm quyền xử lý.

Điều 33. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền.

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

3. Tước quyền sử dụng giấp phép xây dựng, trừ giấy phép của cơ quan cấp trên cấp, nhưng có quyền lập biên bản, đình chỉ hành vi vi phạm, chuyển cấp có thẩm quyền xử lý.

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

5. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

6. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

7. Buộc tháo dỡ các công trình xây dựng vi phạm quy định quản lý xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép.

Điều 34.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền.

1. Phạt cảnh cáo

2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng

3. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng, trừ giấy phép, chứng chỉ của cơ quan cấp trên cấp, nhưng có quyền đình chỉ hành vi vi phạm, chuyển cấp có thẩm quyền xử lý.

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

5. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

6. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

7. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm quy định quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép.

Điều 35.- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành (Xây dựng, nhà đất, Giao thông công chính) và Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng

c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

d. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

e. Đình chỉ hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép và các hành vi vi phạm công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

c. Tước quyền sử dụng giấp phép xây dựng, giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng, trừ giấy phép, chứng chỉ của cơ quan cấp trên cấp, nhưng có quyền đình chỉ hành vi vi phạm, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

e. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

g. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm quy định quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng

c. Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng.

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

e. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

g. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm quy định quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép.

h. Kiểm tra việc xử phạt vi phạm hành chính thuộc chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Điều 36.- Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát nhân dân:

1. Chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 100.000 đồng.

c. Đình chỉ các hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1 Điều này, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

2. Trưởng công an phường, xã có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

e. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

g. Đình chỉ, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định quản lý xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép và các hành vi vi phạm khác vượt quá thẩm quyền quy định tại điểm a, b, c, d, e, khoản 2 Điều này.

3. Trưởng công an quận, huyện, trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát giao thông trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.

c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

e. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. g. Đình chỉ, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định quản lý xây dựng, không có giấy phép hoặc sai giấy phép và các hành vi vi phạm khác vượt quá thẩm quyền quy định tại điểm a, b, c, d, e, khoản 3 Điều này.

4. Giám đốc Công an tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng cảnh sát kinh tế có quyền:

a. Phạt cảnh cáo.

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

c. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng.

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

e. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

g. Đình chỉ, thông báo hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi xây dựng công trình vi phạm quy định quản lý xây dựng không có giấy phép hoặc sai giấy phép và các hành vi vi phạm khác.

Điều 37.- Phân định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này, trong phạm vi lãnh thổ thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền.

2. Cảnh sát nhân dân xử phạt các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền.

3. Các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương không có Sở quản lý nhà đất, Sở Giao thông công chính; Thanh tra xây dựng thuộc Sở xây dựng có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi lãnh thổ thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền.

4. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Sở xây dựng, Sở quản lý nhà đất, Sở giao thông công chính, phạm vi xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:

a. Thanh tra chuyên ngành quản lý nhà đất xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 6 đến Điều 21 Chương II của Nghị định này theo thẩm quyền.

b. Thanh tra chuyên ngành quản lý nhà đất xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, Chương II của Nghị định này theo thẩm quyền.

c. Thanh tra Giao thông công chính xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31, Chương II của Nghị định này theo thẩm quyền.

5. Trường hợp vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

MỤC 2: THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 38.- Thủ tục xử phạt.

1. Thủ tục đơn giản: Trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ. Quyết định xử phạt phải ghi theo mẫu quy định ban hành kèm theo Nghị định này (mẫu số 1 và 2). Quyết định này phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và gửi cho cơ quan thu tiền phạt.

2. Lập biên bản về vi phạm hành chính: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản; biên bản phải lập theo mẫu quy định (mẫu số 3) và phải lập ít nhất hai bản. Cá nhân hoặc người đại diện tổ chức vi phạm phải ký vào biên bản. Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản, nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì phải gửi biên bản đó đến người có thẩm quyền giải quyết.

Điều 39.- Quyết định xử phạt:

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời gian trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định xử phạt phải ghi theo mẫu quy định (mẫu số 5).

2. Nộp tiền và thu tiền phạt: Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền kể cả trường hợp theo thủ tục đơn giản đều phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Biên lai thu tiền phạt do Bộ Tài chính phát hành.

Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước. Việc sử dụng tiền phạt do Chính phủ quy định.

Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.

Điều 40.- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng.

1. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng có thời hạn hay vĩnh viễn, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt theo mẫu quy định (mẫu số 5) và thông báo ngay cho cơ quan cấp giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng biết.

2. Đối với giấy phép kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, hành nghề xây dựng bị tước quyền có thời hạn, khi hết hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trao lại giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức sử dụng, đồng thời phải thông báo cho cơ quan cấp giấy phép kinh doanh hoặc chứng chi hành nghề biết.

Điều 41.- Tạm giữ hoặc tịch thu tang vật, phương tiện.

1. Khi áp dụng hình thức tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (theo mẫu số 4), ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký, tình trạng của tang vật, phương tiện; người tiến hành tạm giữ hoặc tịch thu, người bị xử phạt hoặc người đại diện tổ chức bị xử phạt và người làm chứng (nếu có) phải ký vào biên bản.

2. Người ra quyết định tạm giữ hoặc tịch thu tang vật, phương tiện có trách nhiệm bảo quản các tang vật, phương tiện đó, nếu tang vật, phương tiện bị đổi tráo, hư hại, mất mát thì người ra quyết định tạm giữ hoặc tịch thu phải bồi thường.

3. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Điều 42.- Xử lý tang vật, phương tiện.

1. Tang vật, phương tiện bị tịch thu:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tịch thu tang vật, phương tiện, người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao cho cơ quan Tài chính cấp quận, huyện trở lên. Cơ quan Tài chính phải lập Hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá tang vật, phương tiện đó. Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính phải nộp vào ngân sách qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.

2. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ:

Trong thời hạn không quá 15 ngày, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng sau khi đã chấp hành xong quyết định xử phạt.

Điều 43.- Thi hành quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thì thời hạn này có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày và được ghi rõ trong Quyết định xử phạt.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.

Điều 44.- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp: Quận, huyện, thị xã, thành phố có quyền ra quyết định cưỡng chế và có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo thẩm quyền.

2. Biện pháp cưỡng chế:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng.

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

c) Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với Thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra nhà đất, thanh tra giao thông công chính tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế khi có yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Chương 4:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 45.- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, người bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.

Trường hợp cá nhân, tổ chức không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó, thì người khiếu nại có quyền:

a) Khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt, trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.

b) Trường hợp người khiếu nại không khiếu nại lên cấp trên của người ra quyết định xử phạt thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, ngày 21 tháng 5 năm 1996.

c) Việc giải quyết khiếu nại của các cấp có thẩm quyền áp dụng theo Điều 88 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

2. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc thảo dỡ công trình xây dựng trái phép.

3. Người giải quyết khiếu nại có thể ra một trong những quyết định sau đây:

a) Giữ nguyên quyết định xử phạt.

b) Thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt.

c) Huỷ quyết định xử phạt.

4. Trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể ra quyết định bồi thường thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 46.- Tố cáo và giải quyết tố cáo.

1. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái pháp luật với cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị tố cáo.

2. Khi nhận được tố cáo, người có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày; nếu là trường hợp phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo.

Điều 47.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt và người bị xử phạt vi phạm hành chính.

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà dung túng, bao che không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không công minh, vượt thẩm quyền thì tuỳ theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chinh có hành vi chống lại người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh thi hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48.- Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ các Điều 17, 18, 19, 20 quy định tại Quy chế cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam, ban hành kèm theo Nghị định 56/CP ngày 18 tháng 9 năm 1995. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính khác trước đây về quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 49.- Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 50.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

1- Mẫu số 1: Quyết định xử phạt (phạt cảnh cáo)

2- Mẫu số 2: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Phạt tiền đến 20.000 đồng)

3- Mẫu số 3: Biên bản về hành vi vi phạm hành chính

4- Mẫu số 4: Biên bản về tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

5- Mẫu số 5: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

6- Xác định cấp nhà, cấp đô thị và tính mức phạt bằng tiền khi xử phạt:

a) Cấp nhà, áp dụng theo Thông tư số 05/BXD-ĐT, ngày 9 tháng 2 năm 1993 của Bộ Xây dựng.

b) Cấp đô thị áp dụng theo quyết định của Nhà nước đối với từng đô thị.

c) Đối với mức xử phạt bằng tiền tại mỗi Điều của Nghị định đã quy định cụ thể khung phạt, mức thấp nhất và mức cao nhất tương ứng đối với từng hành vi vi phạm, khi tính mức phạt bằng tiền để xử phạt, người có thẩm quyền được áp dụng ở 3 mức phạt như sau:

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà có tình tiết giảm nhẹ như quy định tại Điều 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 6 tháng 7 năm 1995 thì được áp dụng phạt tiền ở mức thấp nhất của khung phạt.

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà có tình tiết tăng nặng như quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, ngày 6 tháng 7 năm 1995 thì áp dụng phạt tiền ở mức cao nhất của khung phạt.

- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mà không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng quy định tại Điều 7, Điều 8, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995 thì áp dụng mức phạt tiền bình quân giữa mức phạt thấp nhất và mức phạt cao nhất của khung phạt (mức phạt bình quân - mức phạt thấp nhất/2 + mức phạt cao nhất/2).

UBND.................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở...................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TTr...........

 

(MẪU SỐ 1)

....... Ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(PHẠT CẢNH CÁO)

Căn cứ Nghị định số: .../CP, ngày... tháng... năm 199..., của Chính phủ về xử phạt hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.

Căn cứ Quyết định số.../..., ngày... tháng... năm 199..., của... quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của.........................

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.-

a. Phạt chính: Phạt cảnh cáo đối với Ông, bà (Người đại diện).......................... thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan)....

Đã có hành vi vi phạm.......................................... theo quy định tại điểm.... Điều... của Nghị định số... ngày.....tháng... năm...

b. Phạt bổ sung:.................................................

.................................................................

.................................................................

Điều 2.-

a. Ông, bà (Người đại diện)...................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định trong thời hạn................

b. Quá thời hạn trên mà không thực hiện thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 3.-

- Cơ quan chức năng..............................................

- Ông, bà (người đại diện)............................... căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại với người ra Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Nơi nhận:

- Ông, Bà..........(để thi hành)

- Cơ quan..........(để thi hành)

- Chính quyền nơi cư trú hoặc CQ

- Lưu........................

Người xử phạt

Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra Quyết định, ký tên, đóng dấu (Người xử phạt nếu không có quyền đóng dấu vào chữ ký của mình thì đóng đấu cơ quan vào góc trái phía trên của Quyết định

 

UBND.................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở...................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TTr...........

 

(MẪU SỐ 2)

....... Ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

(PHẠT TIỀN ĐẾN 20.000 ĐỒNG)

Căn cứ Nghị định số: .../CP, ngày... tháng... năm 199..., của Chính phủ về xử phạt hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.

Căn cứ Quyết định số.../..., ngày... tháng... năm 199..., của... quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của......................... Xét hành vi vi phạm của đương sự theo quy định tại điểm...., Điều... của Nghị định số..../CP.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Phạt...... đồng, đối với Ông, bà (người đại diện)..... thường trú tại........... về hành vi vi phạm.....................

.................................................................

Điều 2.-

a. Trong thời hạn 5 ngày Ông, Bà (người đại diện), phải nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước số.... ..... tại.......................

b. Trường hợp sau 5 ngày kể từ khi nhận được Quyết định, người vi phạm không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.

c. Người vi phạm có quyền khiếu nại với người ra Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Nơi nhận:

- Người bị xử phạt

- Kho bạc Nhà nước

- Lưu........................

Người xử phạt

(Người xử phạt nếu không có quyền đóng dấu vào chữ ký của mình thì đóng đấu cơ quan vào góc trái phía trên của Quyết định

 

UBND.................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở...................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TTr...........

 

(MẪU SỐ 3)

....... Ngày... tháng... năm 199...

BIÊN BẢN VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hồi.... giờ, ngày.... tháng.... năm 199.........................

Tại.............................................................

A. Đại diện cơ quan.......... gồm có:

1. .......................... Chức vụ...........................

2. .......................... Chức vụ...........................

B. Lực lượng phối hợp (Nếu có)

1. .......................... Chức vụ...........................

2. .......................... Chức vụ...........................

C. Người làm chứng (Nếu có)

1. .......................... Địa chỉ...........................

2. .......................... Địa chỉ...........................

D. Cá nhân, tổ chức (Người đại diện) vi phạm:

1. .................... Thường trú tại (Hoặc địa chỉ cơ quan)...

.............................................................

2. .................... Thường trú tại (Hoặc địa chi cơ quan)...

.............................................................

E. Lập biên bản về những hành vi vi phạm sau:...................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

F. Ý kiến của người đại diện cơ quan chức năng:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Biên bản lập thành 3 bản, cơ quan chức năng giữ 2 bản, người vi phạm (hoặc người đại diện) giữ 1 bản.

Biên bản lập xong đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.

Người làm chứng

(nếu có)

Người vi phạm

(Hoặc đại diện)

LL phối hợp (nếu có)

Đại diện cơ quan chức năng

 

UBND.................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở...................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TTr...........

 

(MẪU SỐ 4)

....... Ngày... tháng... năm 199...

BIÊN BẢN VỀ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Hồi.... giờ, ngày.... tháng.... năm 199.........................

Tại.............................................................

A. Đại diện cơ quan chức năng gồm có:

1. .......................... Chức vụ...........................

2. .......................... Chức vụ...........................

B. Lực lượng phối hợp:

1. .......................... Chức vụ...........................

2. .......................... Chức vụ...........................

C. Người làm chứng (Nếu có)

1. .......................... Địa chỉ...........................

2. .......................... Địa chỉ...........................

D. Chủ phương tiện vi phạm:

1. ...................... Thường trú tại (Hoặc địa chi cơ quan):

.............................................................

2. ...................... Thường trú tại (Hoặc địa chi cơ quan):

.............................................................

E. Lập biên bản về những hành vi vi phạm sau:...................

.............................................................

.............................................................

.............................................................

F. Tang vật, phương tiện gồm:

1. .............................................................

2. .............................................................

Ghi rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại: tên máy móc, thiết bị, nước sản xuất, tình trạng hiện tại....

G. Ý kiến của người đại diện cơ quan chức năng:

.............................................................

.............................................................

.............................................................

Biên bản lập thành 3 bản, cơ quan chức năng giữ 2 bản, người vi phạm (hoặc người đại diện) giữ 1 bản.

Biên bản lập xong đọc cho mọi người cùng nghe và nhất trí ký tên.

Người làm chứng

(nếu có)

Người vi phạm

(Hoặc đại diện)

LL phối hợp (nếu có)

Đại diện cơ quan chức năng

 

UBND.................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Sở...................

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TTr...........

 

(MẪU SỐ 5)

....... Ngày... tháng... năm 199...

QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Nghị định số: .../CP, ngày... tháng... năm 199..., của Chính phủ về xử phạt hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.

Căn cứ Quyết định số.../..., ngày... tháng... năm 199..., của... quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của.........................

Căn cứ biên bản lập ngày... tháng.. năm 1999..

Xét tính chất, mức độ vi phạm theo quy định tại điểm..., điều.... của Nghị định.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.-

a. Phạt chính: Phạt tiền.......... đ, đối với Ông, bà (người đại diện......... Thường trú tại (hoặc địa chỉ cơ quan).... Ông, bà (người đại diện) phải nộp số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước số.... tại...... Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi nhận được Quyết định.

b. Phạt bổ sung:

- Tạm giữ hoặc tịch thu tang vật, phương tiện....................

- Tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép....... có thời hạn hoặc vĩnh viễn.

- Phải khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi..... (Thời hạn....)

- Phải tháo dỡ công trình hoặc bộ phận công trình....... (Thời hạn....)

- Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra....

Điều 2.-

a. Ông, bà (người đại diện)..................................... có trách nhiệm thi hành Quyết định trong thời hạn...............

b. Quá thời hạn nói trên mà không thực hiện thì bị cưỡng chế.

Điều 3.-

- Cơ quan chức năng.............................................

- Ông, bà (người đại diện)...................................... căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại với người ra Quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.

Nơi nhận:

- Ông, Bà..........(để thi hành)

- Cơ quan..........(để thi hành)

- Kho bạc Nhà nước số:

- Viện Kiểm sát.... (để giám sát)

- Lưu........................

Cơ quan xử phạt

Ghi rõ họ tên, chức vụ người ra Quyết định,
ký tên, đóng dấu

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No. 48-CP

Hanoi, May 5, 1997

 

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS ON THE MANAGEMENT OF CONSTRUCTION AND OF URBAN HOUSING AND TECHNICAL INFRASTRUCTURE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995;
With a view to applying uniform sanctions against violations of administrative regulations on the management of construction and of urban housing and technical infrastructure;
At the proposal of the Minister of Construction,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The violations of administrative regulations covered by this Decree are violations of the State regulations on the management of construction and of urban housing and technical infrastructure, which are not so serious as to be liable to criminal liability. They include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Violations of State regulations on the management of housing at residential and urban centers.

3. Violations of State regulations on the management and protection of urban technical infrastructure such as electricity network, water supply and drainage systems and energy supply systems (fuel and gas).

Article 2.- The subjects of sanction against violations of administrative regulations include:

1. All individuals and organizations that violate administrative regulations as prescribed in Chapter II of this Decree.

2. The foreign individuals and organizations residing and operating within the Vietnamese territory that violate administrative regulations as prescribed in Chapter II of this Decree shall be sanctioned as any violating Vietnamese individuals and organizations, unless otherwise provided for by International Conventions that the Government of the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

3. The under-age violators of administrative regulations defined in Chapter II of this Decree shall be subject to the provisions of Article 6 of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995.

Article 3.- Principles for sanctioning violations of administrative regulations:

1. The sanctioning of violations of administrative regulations shall be effected by the authorized persons as stipulated in Articles 32, 33, 34, 35, 36 and 37 of this Decree.

2. All violations of administrative regulations must be discovered timely and terminated immediately. The sanctioning must be done promptly and fairly. The consequence of the violations of administrative regulations must be overcome in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In sanctioning a person who commits multiple acts of violation of administrative regulations, a sanction shall be given against each of the violations and the monetary fines shall be added to make the overall sanction.

5. The sanctioning of a violation of administrative regulations shall be based on the nature and degree of the violation, the personal record of the violator and the extenuant and aggravating factors so as to determine the appropriate sanctioning form and measure. The extenuant and aggravating factors are provided for in Articles 7 and 8 of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995.

Article 4.- The time limit for sanctioning violations of administrative regulations and the time limit in which a violation of administrative regulation is considered not yet sanctioned.

1. The time limit for sanctioning a violation of administrative regulations is two years from the date the violation is committed; beyond that time limit the act is not subject to sanction stipulated in this Decree.

2. An individual or organization that is sanctioned for violation of administrative regulations but does not repeat the violation within a year after the end of the implementation of the sanction or the termination of the validity of the sanction, shall be considered as having not received the sanction.

Article 5.- Forms and measures of sanctioning violations of administrative regulations.

1. The main forms of sanction:

a) Warning.

b) Monetary fine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Stripping of the right to use the construction permit, business permit or the certificate of qualification in construction consultancy, the construction certificate, restricted or unrestricted in time.

b) Confiscation of the material evidences and instruments which are used in the violation.

3. Apart from the main forms of sanction and additional sanctioning measures provided for in this Article, the sanctioned individuals and organizations may be subject to one or both of the following measures:

a) Forcible restoration to the original state the changes caused by the acts of violation of administrative regulations. Forcible dismantle of the unauthorized construction project.

b) Forcible compensation of damage up to 1,000,000 VND in value caused by the acts of violation of administrative regulations.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION OF ADMINISTRATIVE REGULATION AND SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section I: VIOLATION OF REGULATIONS ON CONSTRUCTION MANAGEMENT

Article 6.- Sanction against the project investor or owner, the individual or organization that undertakes a construction project which does not have a construction permit but which has the land-use right, except that the project is exempted by the State from obtaining a construction permit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* For urban areas of categories I and II:

a) A fine of 20,000 VND to 25,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine from 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine from 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine from 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

e) A fine from 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine from 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h) A fine from 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

i) A fine from 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects of class 4 and temporary dwellings.

2. Monetary fines for construction projects of a floor space of less than 200 square meters:

* For urban areas of categories I and II:

a) A fine from 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine from 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine from 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

g) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

h) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

i) A fine of 1,000 VND to 3,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

3. Apart from the monetary fines for the violations provided for in Items 1 and 2 of this Article, the project investor or owner must solicit a construction permit and, upon the completion of the project, must register the housing project and its land according to State regulations.

Article 7.- Sanction against the project investor or owner, the individual or organization that undertakes the construction project without a construction permit and without the legitimate land-use right.

1. Monetary fines for construction projects of a floor space of over 200 square meters:

* For urban areas of categories I and II:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) A fine from 20,000 VND to 25,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine from 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine from 20,000 VND to 25,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

e) A fine from 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine from 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

g) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

h) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Monetary fines for construction projects of a floor space of less than 200 square meters:

* For urban areas of categories I and II:

a) A fine of 20,000 VND to 25,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

e) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

h) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

i) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

3. Apart from the monetary fines set for the violations provided for in Items 1 and 2 of this Article, depending on the degree of the violation, the authorized personnel may allow the project to stand in part or in full provided the project owner pay the land-use fee as provided for and register the housing project and its land according to State provision.

Article 8.- The sanctions against the project investor or owner, and the individual or organization that undertakes the construction project on usurped land.

1. Monetary fines for construction projects of a floor space of over 200 square meters:

* For urban areas of categories I and II:

a) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

e) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

g) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

h) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of floor space of housing projects of classes 2 and 3.

i) A fine of 1,000 VND to 3,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

2. Monetary fines for construction projects of a floor space of less than 200 square meters:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

d) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

e) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine of 2,000 VND to 3,000 VND for each square meter of housing projects of class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

g) A fine of 5,000 VND to 7,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i) A fine of 1,000 VND to 3,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

3. Apart from the monetary fines for the violations provided for in Items 1 and 2 of this Article, the project investor or owner shall be forced to restore to the original state the changes caused by the violation of administrative regulations or to dismantle the unauthorized construction project.

Article 9.- Sanctions against the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the construction project not in line with the construction area described in the approved architectural design and the construction permit.

1. Monetary fines for the construction in excess of the design area:

* For urban areas of categories I and II:

a) A fine of 20,000 VND to 25,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of categories III and IV:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

f) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

* For urban areas of category V:

g) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

h) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

i) A fine of 3,000 VND to 5,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

2. Apart from the monetary fines set for the violations provided for in Item 1 of this Article, the project investor or owner shall be forced to dismantle the architecture on the unauthorized area.

Article 10.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the construction project in violation of the construction limits in area, height, number of floors and street-front architectures provided for in the construction permit:

1. Monetary fines:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for housing projects classes 1 and 2 and villas which violate the permit for street-front architectures in the approved construction plan.

2. Apart from the monetary fine for violations as prescribed in Item 1 of this Article, the violator shall be forced to continue the construction in strict conformity with the construction permit.

Article 11.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the construction project in violation of the red limit, the traffic safety corridor, the electricity grid, the water supply and sewage systems, the energy (gasoline, fuel and gas) system, the dikes, the protection area for national defense and security projects and the historical and cultural relics classified by the State.

1. Monetary fines:

a) A fine of 15,000 VND to 20,000 VND for each square meter of floor space of housing projects class 1 and villas.

b) A fine of 10,000 VND to 15,000 VND for each square meter of floor space of housing projects classes 2 and 3.

c) A fine of 5,000 VND to 10,000 VND for each square meter of housing projects class 4 and temporary dwellings.

2. Apart from the monetary fines for the violations provided for in Item 1 of this Article, the project investor or owner shall be forced to dismantle part or all of the violating project.

Article 12.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the transforming or repairing of an old project without a construction permit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A fine of 2,000,000 VND to 3,000,000 for the act of transforming or repairing an old project in an ancient street quarter, a relics area, an architectural work which needs to be preserved or which has been classified and the classification has been announced publicly.

b) A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for the transforming or repairing of an old project other than those prescribed in Point (a), Item 1, of this Article.

2. Apart from the monetary fine for the violations prescribed in Item 1 of this Article, the violator may be forced to restore to the original state the changes caused by the violation.

Article 13.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the act of transforming or repairing an old project in violation of the construction permit

1. Monetary fines:

a) A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 for the act of transforming or repairing an old project in an ancient street quarter, a relics area, an architectural work which needs to be preserved.

b) A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for the act of transforming or repairing an old project other than those prescribed in Point (a), Item 1, of this Article.

2. Apart from the monetary fine for the acts of violation as prescribed in Item 1 of this Article, the project investor or owner shall be forced to comply strictly with the provisions of the construction permit.

Article 14.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the construction project in violation of the procedures for bidding, except for projects exempted by the State from bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A fine of 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for the act of construction without organizing a bidding of a project which requires bidding.

b) A fine of 8,000,000 VND to 10,000,000 VND for the act of announcing the result of bidding without an approval from the authorized person.

c) A fine of 6,000,000 VND to 8,000,000 VND for the act of organizing the bidding prior to the approval of the plan.

d) A fine of 4,000,000 VND to 6,000,000 VND for the act of organizing the bidding before the approval of the bidding dossiers.

2. Apart from the monetary fine for the act of violation of the provisions of Item 1 of this Article, the project investor or owner shall be forced to comply strictly with the State regulations for bidding.

Article 15.- The sanctioning of the project investor or owner and the individual or organization that undertakes the construction project in violation of the regulations for the signing of a construction contract.

1. A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for the act of signing a contract with a consultancy or construction organization which has not a business permit or an operating certificate issued by an authorized agency for building a construction project of more than three floors (ground, first and second floors) or a construction project of more than 200 square meters of floor space (housing projects classes 1, 2 and 2 and villas).

2. Apart from the monetary fines for the violations defined in Item 1 of this Article, the project investor or owner shall be forced to comply strictly with the State regulations on the signing of construction contracts.

Article 16.- The sanctioning of the project investor or owner who commits acts of violation of the regulations on the start of a construction project:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) A fine of 700,000 VND to 1,000,000 VND for the act of starting a construction project the approved design for which has expired.

b) A fine of 500,000 VND to 700,000 VND for the act of starting a construction project the construction permit of which has expired.

c) A fine of 100,000 VND to 200,000 VND for the failure to put up the "construction site" signboard as required by regulations.

2. Apart from the monetary fines for the violations defined in Item 1 of this Article, the violator shall be forced to comply strictly with State regulations.

Article 17.- The sanctioning of the individuals and organizations in construction consultancy for their acts of violation of their business permits or certificates of construction consultancy.

1. Monetary fines:

a) A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for the act of tampering with the contents of the business permits and operating certificates.

b) A fine of 3,000,000 VND to 4,000,000 VND for renting or lending and leasing or borrowing a business permit or operating certificate.

c) A fine of 2,000,000 VND to 3,000,000 VND for operating without a business permit or operating certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for using an expired business permit or operating certificate.

2. Apart from the monetary fines for the acts of violation in Item 1 of this Article, the violator is subject to one of the following measures:

a) Permanent forfeiture of the right to use the business permit or operating certificate for the acts defined in Point (a), Item 1, of this Article.

b) Stripping of the right to use the business permit or operating certificate for six months to a year for the acts of violation defined in Point (b), Item 1, of this Article.

c) Suspending all operations to force the violator to comply strictly with the State regulations for the acts of violation defined in Point (c), Item 1, of this Article.

Article 18.- Sanctioning of the individuals or organizations that contract construction projects for violation of the provisions of the business permits or operating certificates.

1. Monetary fines:

a) A fine of 8,000,000 VND to 10,000,000 VND for tampering with the contents of the business permit or operating certificate.

b) A fine of 6,000,000 VND to 8,000,000 VND for renting or lending and leasing or borrowing a business permit or operating certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) A fine of 2,000,000 VND to 4,000,000 VND for failing to observe provisions of the business permit or operating certificate.

e) A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for using an expired business permit or operating certificate.

2. Apart from the monetary fines for the acts described in Item 1 of this Article, the violator is subject to one of the following measures:

a) Permanent forfeiture of the right to use the business permit or operating certificate for tampering with the contents of the business permit and operating certificate.

b) Stripping of the right to use the business permit or operating certificate for 1 to 2 years for renting or lending and leasing or borrowing a business permit or operating certificate.

Article 19.- The sanctioning of project investors or owners and the individuals and organizations that contract construction projects for violations of the regulation on management of construction quality.

1. Monetary fines:

a) A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for failing to organize control of the construction quality of hidden projects and the beam structure of each project item as well as the whole project.

b) A fine of 2,000,000 VND to 3,000,000 VND for failing to make the project completion dossier, to control the quality of input materials and technological facilities and to put the technological production line on trial run.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Apart from the monetary fines stipulated in Item 1 of this Article, the violator is forced to comply strictly with the State regulations on management of construction quality.

Article 20.- Sanctioning of the construction consultancy individuals and organizations that violate the regulation on management of construction quality.

1. Monetary fines:

a) A fine of 2,000,000 VND to 3,000,000 VND for failing to supervise the construction leading to the projects failure to conform with the approved technical design.

b) A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for failing to supervise the work procedure and technical norms.

2. Apart from the monetary fines stipulated in Item 1 of this Article, the violator shall be forced to comply strictly with the State regulations on management of construction quality.

Article 21.- Sanctioning of construction individuals and collective contractors that violate the regulations on construction safety.

1. A monetary fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts of violation:

a) Building, repairing or dismantling a project and causing cracks or damage to the durability of other projects in the vicinity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Apart from the monetary fines stipulated in Item 1 of this Article, the violator shall be forced to overcome the violation or to compensate for damage caused by the violation in accordance with the provision of law.

Section II: VIOLATION OF REGULATIONS ON HOUSING MANAGEMENT

Article 22.- Sanctioning of the house owner for violation of the State regulations on housing management.

1. A monetary fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for reassigning a house without registering as prescribed by law.

2. A fine of 300,000 VND to 500,000 VND for failing to obtain the certificate of house ownership and land-use right as prescribed by law.

3. A fine of 100,000 VND to 200,000 VND for failing to make additional registration at the competent authorities for the house three months after its refurbishment.

4. Apart from the monetary fines for the violations defined in Items 1, 2 and 3 of this Article, the violator shall be forced to strictly comply with the State regulations on housing management.

Article 23.- Sanctioning of the individuals and organizations that violate the regulations on collective tenancy.

1. A monetary fine of 100,000 VND to 200,000 VND for each of these acts: causing damage to the water supply, sewage, lighting and communication systems and other shared utilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Sanctioning of individuals and organizations that violate the Regulation for foreigners and overseas Vietnamese renting houses in Vietnam.

1. A monetary fine of 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for the owners of the houses rented to foreigners and overseas Vietnamese without permit from the competent authorities.

2. A monetary fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for the owners of the houses rented to foreigners and overseas Vietnamese without a proper contract or with an expired contract.

3. A monetary fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for the individuals and organizations in services that fail to comply with their licenses or operate without permit for providing services to the landlords and tenants.

Article 25.- Sanctioning of foreign individuals and organizations and overseas Vietnamese for their violations of the regulations on using rented houses in Vietnam.

1. A monetary fine of 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for the acts of renting dwelling houses for use as representative offices or head offices of businesses without a license as required by regulations.

2. A monetary fine of 5,000,000 to 10,000,000 VND for one of the following acts:

a) Assigning the renting or re-renting the house-renting contract without authorization.

b) Failure to comply strictly with the house-renting contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Sanctions against individuals and organizations for violation of the water sources and water supply systems.

1. A monetary fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for violations of the restricted areas: drilled water wells, reservoirs, canals and water pipes for urban areas.

2. A monetary fine of 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts of violation:

a) Moving and causing damage to public mains supplying water to households.

b) Using water from mains and canals in urban areas for other purposes.

c) Tampering with the water meters.

d) Siphoning water to consuming households without going through water meters.

e) Unauthorized changing of the diameter of the water supply pipes leading to consuming households.

3. Apart from the monetary fines for the acts of violation of the provisions in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to restore to the original state the changes and pay damages caused by the acts of violation of the administrative regulations, and have the material evidences and instruments involved in the violation confiscated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A monetary fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for encroaching on rivers, canals, lakes and ponds used in urban sewage for other purposes.

2. A monetary fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of these acts of violation:

a) Merging into the underground urban sewage systems without authorization.

b) Building projects over underground urban sewage tunnels.

c) Discharging toxic substances into the urban sewage system.

3. A monetary fine of 100,000 VND to 300,000 VND for each of the following acts of violation:

a) Dumping soil, rocks and garbage into lakes, ponds, septic tanks, sewage ducts, and sewage rivers and canals in urban areas.

b) Planting trees, growing vegetables, spanning bridges, placing fish traps and other acts which affect the urban sewage system.

4. Apart from the monetary fines stipulated in Items 1, 2 and 3 of this Article, the violator shall be forced to restore to the original state all the changes, compensate for all the damage caused by the violation, and have the material evidences and instruments involved in the violation confiscated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A monetary fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for each of the following acts:

a) Causing damage to the public lighting system.

b) Moving the public lighting system without authorization.

c) Using the public lighting system for other purposes.

2. Apart from the monetary fines stipulated in Item 1 of this Article, the violator shall be forced to restore to the original state the changes, compensate for the damage caused by the violation of administrative regulations and have the material evidences and instruments involved in the violation confiscated.

Article 29.- Sanctions against individuals and organizations violating the regulation on protection of urban parks, greenery and zoos.

1. A monetary fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for acts of unauthorized cutting of greenery in streets and other public places.

2. A monetary fine of 100,000 VND to 300,000 VND for each of the following acts of violation:

a) Cutting greenery in streets and other public places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Damaging architectural projects and objects in parks and zoos.

d) Grazing buffaloes, oxen and horses in parks and zoos.

3. A monetary fine of 20,000 VND to 50,000 VND for one of the acts: causing damage to ornamental trees, gardens and lawns in parks, zoos and other public places.

4. Apart from the monetary fines stipulated in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to restore to the original state and pay the damages caused by the act of violation of administrative regulations.

Article 30.- Sanctions against individuals and organizations for their acts of violation of the regulation on protection of urban streets and pavements.

1. A monetary fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for the acts of driving treaded wheels or overweight vehicles into streets without a permit or not in line with the permit.

2. A monetary fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for the acts of drilling or digging pavements or street beds without authorization.

3. Apart from the monetary fines for the acts of violation described in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to restore to the original state which has been altered and pay the damage caused by the acts of violation of administrative regulations.

Article 31.- Sanctions against individuals and organizations for the acts of violation of the regulation on urban sanitation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Dumping construction waste in unauthorized areas.

b) Transporting soil, rocks, sand, pebbles and other materials without proper cover, thus affecting street sanitation.

2. A monetary fine of 100,000 VND to 200,000 VND for leaving construction materials on pavements and street beds without permission from competent authorities.

3. Apart from the monetary fines for the acts of violation described in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to overcome the consequences in accordance with State regulations.

Chapter III

THE SANCTIONING AUTHORITY AND PROCEDURE

Section I: THE SANCTIONING AUTHORITY

Article 32.- The Presidents of the communal, ward and township Peoples Committees have the authority to mete out the following sanctions:

1. Warning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Confiscating material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulations which carry a value of up to 500,000 VND.

4. Forcible compensation for damage of up to 500,000 VND in value caused by an act of violation of administrative regulations.

5. Forcible restoration of the original state which has been altered by the act of violation of administrative regulations.

6. Suspension of the act of building projects in violation of the regulation on construction management, without a permit or not in line with the provisions of the permit, and the acts of violation of the technical requirements for urban infrastructure projects, and immediately notifying the competent authorities for settlement.

Article 33.- The Presidents of the Peoples Committees of the districts, towns and cities directly under provincial authorities have the authority to mete out the following sanctions:

1. Warning.

2. Monetary fines of up to 10,000,000 VND.

3. Stripping the right to use the construction permit, except for those issued by higher offices and making a written record of the violation, suspending the case and submitting it to the competent authorities for settlement.

4. Confiscating the material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Forcible compensation of damage up to 1,000,000 VND in value caused by the acts of violation.

7. Forcible dismantlement of the construction projects which violate the regulation for construction management by failing to get a permit or abusing the permit.

Article 34.- The Presidents of the Peoples Committees of provinces and cities directly under the Central Government have the authority to mete out the following sanctions:

1. Warning.

2. Monetary fines of up to 100,000,000 VND.

3. Stripping the right to use the construction permit, business permit or professional qualification certificate for construction consultancy and practice, except for those issued by higher offices, suspending the act of violation and submit it to the competent authorities for settlement.

4. Confiscating the material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulations.

5. Forcible restoration to the original state caused by the acts of violation of administrative regulations.

6. Forcible compensation of damage up to 1,000,000 VND in value caused by the acts of violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.- The sanctioning authority of the Specialized Inspectors (Construction, Housing and Land Administration) and the Head of the specialized inspection body:

1. The inspector on duty:

a). Warning.

b) Monetary fines of up to 200,000 VND.

c) Confiscation of material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulation which carry a value of up to 500,000 VND.

d) Forcible restoration of the original state which has been altered by the acts of violation of administrative regulations.

e) Suspension of the acts of building projects in violation of the regulation on construction management, without a permit or not in line with the provisions of the permit, and the acts of violation of the technical requirements for urban infrastructure projects, and immediately notifying the competent authorities for settlement.

2. The Specialized Chief Inspector and the Head of the specialized inspection body of the provincial level have the authority to mete out the following sanctions:

a) Warning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Stripping the right to use construction permit, business permit or professional qualification certificate for construction consultancy and practice, except for those issued by higher offices, suspending the act of violation and submit it to the competent authorities for settlement.

d) Confiscating the material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulations.

e) Forcible restoration to the original state of the changes caused by the acts of violation of administrative regulations.

f) Forcible dismantlement of the construction projects which violate the regulation for construction management by failing to get a permit or abusing the permit.

3. The Specialized Chief Inspector and the Head of the specialized inspection body of the ministerial level have the authority to mete out the following sanctions:

a) Warning.

b) Monetary fines of up to 20,000,000 VND.

c) Stripping the right to use construction permits, business permits or licenses for construction consultancy.

d) Confiscation of the material evidences and instruments employed in the acts of violation of administrative regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Forcible dismantlement of the construction projects which violate the regulation for construction management by failing to get a permit or abusing the permit.

g) Controlling the sanctioning practices in the areas under their State management jurisdiction.

Article 36.- The sanctioning authority of the Peoples Police:

1. The Peoples Policeman on duty has the right to mete out the following sanctions:

a). Warning.

b) Monetary fine of up to 100,000 VND.

c) Suspending the acts of violation which are beyond his authority in Points (a) and (b), Item 1, of this Article, and immediately notifying the cases to the competent authorities for settlement.

2. The Chief Police Officer at communal and ward level has the right to mete out the following sanctions:

a). Warning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Forcible compensation for damage up to 500,000 VND in value caused by the act of violation of administrative regulations.

d) Confiscating material evidences and instruments employed in the act of violation of administrative regulations which carry a value of up to 500,000 VND.

e) Forcible restoration of the original state which has been altered by the act of violation.

f) Suspension, and reporting to competent authority for handling, of the acts of building projects in violation of the regulation on construction management, without a permit or abusing the permit, and other acts of violation which exceed their prescribed sanctioning authority in Points (a), (b), (c), (d) and (e), Item 2, of this Article.

3. The Police Chiefs of district level, the Heads of the police bureaus for administrative management of social order, the Heads of the traffic police bureaus, the Heads of the fire police bureaus and the Heads of the economic crime police bureaus have the authority to mete out the following sanctions:

a) Warning.

b) Monetary fines of up to 2,000,000 VND.

c) Forcible compensation for damage up to 1,000,000 VND in value caused by the act of violation.

d) Confiscating the material evidences and instruments employed in the act of violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) Suspension, and reporting to the competent authority for settlement, of the acts of building projects in violation of the regulation on construction management, without a permit or abusing the permit, and other violations which exceed their prescribed sanctioning authority in Points (a), (b), (c), (d) and (e), Item 3, of this Article.

4. The Police Chiefs of provincial level and the Directors of the traffic police department, the department for administrative management of social order, the fire police department and the economic crime police department have the authority to mete out the following sanctions:

a) Warning.

b) Monetary fine up to 20,000,000 VND.

c) Forcible compensation for damage up to 1,000,000 VND.

d) Confiscating the material evidences and instruments employed in the act of violation of administrative regulations.

e) Forcible restoration of the original state which has been altered by the violation.

f) Suspension, and reporting to the competent authority for settlement, of the acts of building projects in violation of the regulation on construction management, without a permit or abusing the permit, and other acts of violation.

Article 37.- Geographic assignment of sanctioning authority:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Peoples Police shall handle sanctions against the act of violation of administrative regulations defined in this Decree according to their jurisdiction.

3. In the provinces and cities directly under the Central Government which have no Land Administrations Service or Public Works and Transport Service the Inspectors of Provincial Construction Service shall handle the sanctions against the acts of violation of administrative regulations defined in this Decree within the territories of their jurisdiction.

4. The provinces and cities directly under the Central Government which have their Construction Services, Land Administration Services and Public Works and Transport departments shall handle the sanctions against the acts of violation of administrative regulations as follows:

a) The Specialized Inspectors of the Construction Service shall sanction the violations of administrative regulations described in Articles from 6 to 21, Chapter II, of this Decree according to their jurisdiction.

b) The Specialized Inspectors of the Land Administration Service shall sanction the violations of administrative regulation described in Articles 22, 23, 24 and 25, Chapter II, of this Decree according to their jurisdiction.

c) The Specialized Inspectors of the Public Works and Transport Service shall sanction the violations of administrative regulations described in Articles 26, 27, 28, 29, 30 and 31, Chapter II, of this Decree according to their jurisdiction.

5. In case a violation of administrative regulation in this Decree comes under the sanctioning jurisdiction of different agencies, the first to handle it shall be the sanctioning agency.

Section II: SANCTIONING PROCEDURE

Article 38.- Sanctioning procedure:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Making a written record of the violation of administrative regulations: When a violation of administrative regulations is discovered, the sanctioning authority shall timely make a written record unless it is to be sanctioned according to the simplified procedure; the record shall be made in the set form (Form 3) in at least two copies. The violating individual or the representative of the violating organization shall sign the record. The copies of the record shall be handed to the violating individual or organization and, in case the record maker is not authorized to decide a sanction, to the competent authority.

Article 39.- The sanctioning decision:

1. Within 15 days after the record is made of the act of violation of administrative regulations, the competent authority shall decide the sanction; if the case involves complicated details, this time limit may be extended to 30 days.

The copies of the sanctioning decision shall be sent to the sanctioned individual and organization and the fine-collecting body within 3 days from the date of the decision. The sanctioning decision shall be done in the set form (Form 5).

2. Paying and collecting monetary fines: the fined individuals and organizations, including those sanctioned according to the simplified procedure, shall pay their fines at the place indicated in the sanctioning decision and shall be issued a receipt for the fine. The form of this receipt shall be issued by the Ministry of Finance.

The fines collected shall be paid to the State budget through an account at the State Treasury. The use of this fund is decided by the Government.

A copy of the decision for a monetary fine of 2,000,000 VND or more shall be sent to the Peoples Procuracy of the same level.

On-the-spot collection of fines is prohibited.

Article 40.- The stripping of the right to use the business permit or professional qualification certificate for construction consultancy and practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The business permit or professional qualification certificate for construction consultancy and practice which is stripped for a period of time shall be returned to the sanctioned individual or organization on the expiration of the sanction by the authorized person who shall also notify the issuing agency of the paper.

Article 41.- Temporary seizure or confiscation of the material evidences and instruments employed in the violation:

1. In applying the order of temporary seizure or confiscation of the material evidences and instruments employed in the violation of administrative regulations, the authorized person shall make a written record of the material evidences and instruments employed in the violation (Form 4) which shall clearly indicate their names, amounts, categories, registration numbers and status; the person who orders the temporary seizure or confiscation, the sanctioned person or the representative of the sanctioned organization, and the witness (if any) shall put their signatures on the record.

2. The person who orders the temporary seizure or confiscation is responsible for preserving these material evidences and instruments; and if the material evidences and instruments are replaced, damaged or lost, the sanctioning person shall have to make compensation.

3. The decision to confiscate the material evidences and instruments of the value of 5,000,000 VND and higher shall be sent immediately to the Peoples Procuracy of the same level.

Article 42.- The handling of the material evidences and instruments.

1. Confiscated material evidences and instruments:

Within 15 days after of the confiscation of the material evidences and instruments, the sanctioning person shall deliver them to the Financial Agency of the district level or higher. The Financial Agency shall set up a Council to evaluate and auction them. The proceeds from the auction of the material evidences and instruments employed in the violation of administrative regulations shall be transferred to the State Budget through the account at the State Treasury.

2. Temporarily seized material evidences and instruments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 43.- Implementation of the sanctioning decision:

The individual or organization that is sanctioned for their violation of administrative regulations shall implement the sanctioning decision within five days from the date they are handed the decision, except for the dismantlement of an illegal construction project for which the implementation may be delayed but not for more than 30 days and this delay must be clearly indicated in the sanctioning decision.

The individual or organization sanctioned for their violation of administrative regulations that does not willingly implement the sanctioning decision shall be forced to.

Article 44.- Forcible implementation of the sanctioning decisions.

1. The Presidents of the Peoples Committees of district, town, province and city level are entitled to order forcible implementation of the sanctioning decision and are responsible for organizing the forcible implementation in accordance with their competence.

2. Forcible measures:

a) To deduct part of the salary or income, or to deduct money from the bank accounts of the sanctioned.

b) To list for auction properties of value equivalent to the monetary fine.

c) To apply other forcible measures to enforce the sanctioning decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The individual or organization sanctioned for violation of administrative regulations that does not willingly implement the Sanctioning decision shall be forced to. The individual or organization that is forced to implement a sanctioning decision shall bear all the expenses incurred in the forcible implementation of the forcible measures.

Chapter IV

THE SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND THE HANDLING OF VIOLATIONS

Article 45.- Complaints and settlement of complaints against the sanctioning decisions for violation of administrative regulations.

1. The individual or organization that is sanctioned for their violation of administrative regulations or their legitimate representatives have the right to lodge a complaint against the person who issues the sanctioning decision within 10 days from the date the sanctioning decision is handed to them. Within 15 days from the date the complaint is received, the complained is responsible for settling it and giving a written reply to the complainant.

In case the individual or organization does not agree with the settlement of their complaint, they have the right:

a) To lodge a complaint to the immediate higher level of the sanction-issuing authority within three days after receiving the settlement of the complaint.

b) In case the complainants refuse to lodge a complaint to the senior level of the sanctioning authority, they have the right to bring a lawsuit to the competent Court designated by the Ordinance of Procedures for Settling Administrative Cases of May 21, 1996.

c) The settlement of complaints by the competent authorities shall be conducted in accordance with Article 88 of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The person who handles the complaint may take one of the following decisions:

a) To retain the sanctioning decision.

b) To change the form, level and measures of sanction.

c) To revoke the sanctioning decision.

4. In case the person who handles the complaint decides to change the form, level and measures of sanction or revoke the sanctioning decision, he/she may issue a decision for direct compensation (if any) in accordance with the provision of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations.

Article 46.- Denouncing and settling denunciations:

1. Individuals and organizations have the right to denounce to their immediate higher levels the persons with sanctioning powers who abuse their powers and act against law.

2. In receiving the denunciation, the competent authorities shall consider and timely settle it and reply in writing within 15 days; if the case is of a complicated nature, the time for settlement shall not exceed 30 days from the date of reception of the denunciation.

Article 47.- The handling of the violations committed by the persons with sanctioning powers and the sanctioned persons:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The individual or organization that is sanctioned for their violation of administrative regulations and that opposes the person on official duty, or delay or evade the implementation of the sanctioning decision, or commit other acts of violations shall, depending on the nature and degree of their violation, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability, or be forced to make material compensation as provided by law if their violation causes material damage.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 48.- This Decree takes effect 45 days after its issuance. It repeals Articles 17, 18, 19 and 20 of the Regulation for Foreigners and Overseas Vietnamese Renting Houses in Vietnam which was issued together with Decree No.56-CP of September 18, 1995. The earlier provisions on sanctioning violations of administrative regulations on the management of construction and of urban housing and technical infrastructure projects which are contrary to the provisions of this Decree are now annulled.

Article 49.- The Minister of Construction and the Minister of Finance shall on the basis of their jurisdiction be responsible for guiding the implementation of this Decree.

Article 50.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level Agencies, the Heads of the Agencies attached to the Government, and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for implementing this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



APPENDIX*

1. Form No.1: Sanctioning Decision (for Warning)

2. Form No.2: Decision of Sanctioning Violations of Administrative Regulations (for Fines up to 20,000 VND).

3. Form No.3: Record of Acts of Violation of Administrative Regulations.

4. Form No.4: Record of Material Evidences and Instruments Employed in the Violation of Administrative Regulations.

5. Form No.5: Decision to Sanction a Violation of Administrative Regulations.

6. Determining the grades of house and urban area and the level of monetary fines:

a) The grade of house in accordance with Circular No 05/BXD-DT of February 9, 1993, of the Ministry of Construction.

b) The level of urban area in accordance with the State decision for each urban area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The individual or organization that commits an act of violation of administrative regulations and their violation contains extenuant factors specified in Article 7 of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995, shall be subject to fines of the lowest level.

- The individual or organization that commits an act of violation of administrative regulations and their violation contains aggravating factors specified in Article 8 of the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995, shall be subject to fines of the highest level.

- The individual or organization that commits an act of violation of administrative regulations and their violation contains neither extenuant nor aggravating factors specified respectively in Articles 7 and 8 or the Ordinance on Sanctions against Violations of Administrative Regulations of July 6, 1995, shall be subject to fines of the intermediate level between the lowest and highest levels (the lowest level divided by two plus the highest level divided by two).

* Forms not printed.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 48-CP ngày 05/05/1997 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.412

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.47.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!