Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/01/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 1997

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 04-CP NGÀY 10 THÁNG 1 NĂM 1997 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 1.- Sử dụng đất không đúng mục đích:

1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 và 3 của Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất nông nghiệp loại I, loại II đang trồng lúa để lập vườn, trồng cây lâu năm, đào ao, làm nhà ở.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện sử dụng đất lâm nghiệp có rừng vào mục đích khác.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi của các tổ chức tự tiện chuyển đất chuyên dùng sang làm đất ở hoặc dùng làm nơi hoạt động kinh doanh dịch vụ.

5. Ngoài các mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này, còn bị áp dụng biện phát sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

b) Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 2.- Lấn, chiếm đất đai:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện chuyển dịch mốc giới khu đất hoặc sử dụng quá diện tích đất được phép sử dụng mà không thuộc các trường hợp nói tại khoản 2 3 của Điều này.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất đai.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi lấn, chiếm đất khu vực I và khu vực II có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đã xếp hạng, đất trong hành lang bảo vệ đê, đường dây tải điện, đường sắt, đường bộ và các công trình công cộng.

4. Đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng, an ninh thì xử phạt theo hình thức, mức phạt quy định tại Điều 21 Nghị định 24/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Thu hồi diện tích đất đã bị lấn, chiếm.

b) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

Điều 3.- Làm giảm khả năng sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp mà cố tình không thực hiện biện pháp chống xói mòn làm cho đất bị thoái hoá.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lấy tầng đất canh tác, làm giảm khả năng canh tác và độ mầu mỡ của đất.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa các chất thải làm ô nhiễm đất và giảm khả năng canh tác của đất.

4. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.

5. Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này.

Điều 4.- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi để vật liệu xây dựng, hay các vật khác, gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa các vật, chất thải gây cản trở và làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đào bới gây cản trở hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

4. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 5.- Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp buộc phải làm đúng thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Điều 6.- Tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng đất sử dụng không hợp pháp:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự tiện chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đang có tranh chấp hoặc chưa có giấy tờ hợp lệ.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng đất lấn, chiếm mà đem chuyển đổi, chuyển nhượng.

3. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp huỷ bỏ hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng trái phép.

Điều 7.- Cho thuê đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản trái với quy định tại Điều 78 Luật Đất đai:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân được quyền cho thuê đất, nhưng cho thuê quá thời hạn quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hộ gia đình và cá nhân cho thuê đất mà không thuộc các trường hợp: gia đình neo đơn, khó khăn, do chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định, do thiếu sức lao động.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Truy thu số tiền do cho thuê đất trái phép mà có.

b) Huỷ bỏ hợp đồng cho thuê đất trái phép.

Điều 8.- Cố tình không kê khai, đăng ký hoặc kê khai, đăng ký sử dụng đất không đúng loại, hạng đất:

1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi cố tình không kê khai, đăng ký ban đầu quyền sử dụng đất.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cố tình không kê khai, đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố tình kê khai, đăng ký không đúng loại, hạng đất.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Buộc phải kê khai, đăng ký hoặc kê khai, đăng ký lại đúng loại, hạng đất.

b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do hành vi cố tình không kê khai, đăng ký hoặc không kê khai đúng loại, hạng đất gây ra.

Điều 9.- Kéo dài thời hạn bồi thường thiệt hại cho người sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi chây ì, kéo dài thời hạn bồi thường.

2. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Buộc phải trả đủ số tiền phải bồi thường theo giá trị khi giải quyết bồi thường.

b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 10.- Vi phạm quy định về nộp lệ phí địa chính:

1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân có hành vi chây ì, kéo dài thời hạn nộp lệ phí địa chính theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với tổ chức có hành vi chây ì, kéo dài thời hạn nộp lệ phí địa chính theo quy định.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng biện pháp buộc phải nộp đầy đủ lệ phí địa chính theo quy định.

Điều 11.- Kéo dài thời hạn chấp hành quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, chây ì không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất khi quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Buộc phải chấp hành quyết định thu hồi đất.

b) Bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 12.- Gây cản trở cho việc giao đất, điều tra, xác định giá đất, đo đạc, lập bản đồ địa chính, xác định mốc giới địa chính, mốc trắc địa, thanh tra, xét khiếu tố và giải quyết tranh chấp đất đai:

1. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có mặt để giao đất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt cảnh cáo, hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không xuất trình, hoặc trốn tránh, trì hoãn việc xuất trình các giấy tờ về đất đai liên quan đến việc định giá đất, thanh tra, xét khiếu tố, giải quyết tranh chấp đất đai, và những hành vi khác nhằm ngăn cản không cho nhân viên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành đo đạc, xác định mốc giới địa chính, mốc trắc địa.

Điều 13.- Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc giới địa chính, mốc trắc địa:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc giới địa chính, mốc trắc địa.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng mốc giới địa chính, mốc trắc địa.

3. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính.

4. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

Điều 14.- Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, tài liệu, chứng từ về đất đai mà không thuộc các trường hợp nói tại khoản 2, Điều này.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xoá, sửa chữa, tài liệu, chứng từ làm cho việc giao đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất không đúng theo quy định của Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Ngoài mức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, còn bị áp dụng các biện pháp sau:

a) Buộc phải làm lại các giấy tờ, tài liệu, chứng từ theo đúng như trước khi bị thay đổi.

b) Thu hồi diện tích đất giao không đúng quy định của Nhà nước.

Chương 2:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC, NGUYÊN TẮC, BIỆN PHÁP XỬ PHẠT

Điều 15.- Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp:

1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện để sử dụng vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

d) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

e) Đình chỉ các hoạt động gây cản trở cho việc sử dụng đất.

2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng vi phạm hành chính.

d) Buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

đ) Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng do vi phạm hành chính gây ra.

e) Đình chỉ các hoạt động gây cản trở cho việc sử dụng đất.

g) Thu hồi đất theo thẩm quyền quy định trong Luật Đất đai.

3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

c) áp dụng tất cả các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khác quy định trong Nghị định này và thu hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong Luật Đất đai.

Điều 16.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành địa chính:

1. Thanh tra viên chuyên ngành Địa chính đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng

c) Tịch thu tang vật, phương tiện đã sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng

d) áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra Sở Địa chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

c) áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

3. Chánh Thanh tra Tổng cục Địa chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo.

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

c) áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 17.- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra Nhà nước chuyên ngành về văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường, đê điều, công trình thuỷ lợi, xây dựng, kiểm lâm, thanh tra quân đội cảnh sát nhân dân được quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sử dụng đất đai theo phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của mình.

Điều 18.- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai là 2 năm, nếu quá thời hạn nói trên mà hành vi vi phạm chưa bị xử phạt thì áp dụng biện pháp quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 19.- Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính:

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 15 và khoản 2, 3 Điều 16 của Nghị định này vắng mặt, hoặc được sự uỷ quyền của họ thì cấp phó của những người đó có quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.

Điều 20.- Áp dụng các hình thức xử phạt:

1. Hình thức phạt chính được áp dụng độc lập, ngoài hình thức phạt chính, có thể áp dụng kèm theo hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác đối với những hành vi có quy định hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác đã quy định trong Nghị định này.

2. Hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác chỉ được áp dụng kèm theo hình thức phát chính.

Điều 21.- Phạt cảnh cáo:

1. Cảnh cáo được áp dụng đối với người có vi phạm hành chính nhỏ; vi phạm lần đầu có các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; hành vi vi phạm đó có quy định áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.

2. Việc quyết định xử phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản. Khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền xử phạt thông báo quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương hoặc cơ quan tổ chức nơi người vi phạm cư trú hoặc công tác.

Điều 22.- Phạt tiền:

1. Khi phạt tiền, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng theo quy định tại các Điều 46, 47, 48, 49 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với 1 hành vi vi phạm là mức trung bình của khung hình phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 23.- Thu hồi đất:

Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 23 Luật Đất đai. Quyết định thu hồi đất phải được gửi cho người, cơ quan bị phạt kèm theo Quyết định xử phạt và phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đó biết.

Điều 24.- Thi hành quyết định xử phạt hành chính:

1. Các tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải thi hành ngay quyết định xử phạt kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt 5 ngày, các tổ chức bị xử phạt phải xác định lỗi của người trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành phận sự được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm dân sự theo quy định của Pháp luật.

2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà tổ chức và người bị phạt không thi hành thì cơ quan ra quyết định xử phạt tổ chức cưỡng chế theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Các cơ quan, tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người bị xử phạt có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan, người đã ra quyết định xử phạt và Điều 24 của Nghị định này.

Uỷ ban nhân dân sở tại tổ chức việc cưỡng chế, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan ra quyết định xử phạt cưỡng chế quyết định xử phạt khi được yêu cầu.

Điều 25.- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính:

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền gửi ở ngân hàng.

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá.

c) áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế khi được yêu cầu.

3. Trường hợp cưỡng chế thi hành quyết định của cấp có thẩm quyền thu hồi đất thì Uỷ ban nhân dân nơi sở tại phải tổ chức cưỡng chế, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ thực hiện việc cưỡng chế.

4. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 26.-

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân mà vi phạm các quy định về xử phạt hành chính; người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà tuỳ tiện phạt thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại về vật chất cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân thì phải bồi thường.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền, chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai, quyết định xử lý trái pháp luật hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Người nào có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai thì ngoài việc bị xử phạt hành chính, nếu hành vi đó gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Việc áp dụng bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 17 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 27.- Tổ chức, cá nhân bị phạt có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính và tố cáo hành vi lạm quyền hoặc trái với pháp luật của Nhà nước đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai theo quy định tại Điều 87, Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 28.- Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai có thành tích thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 29.- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo các điều, khoản quy định tại Nghị định này; trừ trường hợp các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 30.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 31.- Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 32.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình chỉ đạo việc thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 4-CP

Hanoi, January 10,1997

 

DECREE

OF THE GOVERNMENT ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF LAND MANAGEMENT AND USE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Land Law of July 14, 1993;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
For the unified application of sanctions against administrative violations in the domain of land management and use;
At the proposal of the General Director of the General Land Administration,

DECREES:

Chapter I

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN LAND MANAGEMENT AND USE, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 1.- Using land for wrong purposes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed on acts of using without permission first or second category agricultural land currently under rice to build up gardens, to plant perennial trees, to dig ponds or build dwelling houses.

3. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on acts of using without permission forestry land with forests thereon for other purposes.

4. A fine of 5,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on an organizations acts of changing without permission land of special use into residential land or using that land for business and service activities.

5. In addition to the levels of sanction prescribed in Items 1, 2, 3 and 4 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ Forcible restoration of the original state of land which has been changed by the administrative violation.

b/ Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

Article 2.- Infringing upon or appropriating land:

1. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed on acts of removing landmarks without permission or using a land area exceeding the permitted level as provided for in Items 2 and 3 of this Article.

2. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on acts of infringing upon or appropriating land.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The acts of infringing upon or appropriating defense and security land shall be sanctioned in accordance with the forms and levels of sanction prescribed in Article 21 of Decree No.24-CP of April 18, 1996 of the Government on sanctions against administrative violations in the field of national defense.

5. In addition to the sanctions prescribed in Items 1, 2, 3 and 4 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ Recovery of the infringed or appropriated land area.

b/ Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

Article 3.- Reducing the production capacity of agricultural and forestry land:

1. A warning or fine of 200,000 VND to 500,000 VND shall be served on acts of using agricultural and forestry land, intentionally not taking anti-erosion measures, thus degenerating the land.

2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed on acts of removing the arable layer of land, thus reducing the arability and fertility of the land.

3. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed on acts of discharging waste materials, thus polluting and reducing the arability of the land.

4. Additional sanctions: Confiscation of tools used for administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Obstructing the use of land by other persons:

1. A fine of 100,000 VND to 500,000 VND shall be imposed on acts of leaving construction materials or other objects, thus obstructing the use of land by other persons.

2. A fine of 500,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed on acts of discharging objects or waste, thus obstructing the use or reducing the possibility of use of land by other persons.

3. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed on acts of digging, thus obstructing or causing damage to the use of land by other persons.

4. In addition to the sanctions provided for in Items 1, 2 and 3 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ Forcible restoration of the original state of land which has been changed due to the administrative violation.

b/ Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

Article 5.- Exchanging or assigning the land use right without permission:

1. A warning or a fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on acts of exchanging or assigning the lawful land use right without permission from the competent State agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- Exchanging or assigning illegally used land without permission:

1. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on acts of exchanging or assigning without permission the land use right under dispute or without valid papers.

2. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on acts of exchanging or assigning the infringed or appropriated land.

3. In addition to the sanctions prescribed in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to cancel his/her contract on the illegal exchange or assignment.

Article 7.- Leasing agricultural land for perennial tree planting or aquaculture in contravention of the provisions of Article 78 of the Land Law:

1. A warning or a fine of 50,000 VND to 100,000 VND shall be imposed on the household and/or individual that have the right to lease land but lease it beyond the prescribed term.

2. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND shall be imposed on the household and/or individual who lease land but do not belong to the following categories: lonely or poor persons, families with economic difficulties due to the change to another occupation which has not brought stable livelihood or due to the lack of labor force.

3. In addition to the sanctions prescribed in Items 1 and 2 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ Retrieval of the money earned from the illegal land lease.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Intentional failure to declare or register the use of land or declare and register it at variance with the actual category and type of land:

1. A warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND shall be imposed on acts of deliberate failure to make initial declaration and registration of the land use right.

2. A warning or a fine of 100,000 VND to 500,000 VND shall be imposed on acts of deliberately not declaring and/or registering changes of the land use right.

3. A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on acts of deliberately not declaring and/or registering the actual land category and type.

4. In addition to the sanctions prescribed in Items 1, 2 and 3 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ The violator shall be forced to declare and register the land use right or to make a new declaration and registration of the correct category and type of land.

b/ Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by acts of deliberately not declaring and registering or falsely declaring and registering the land category and type.

Article 9.- Deliberate prolongation of the time limit of compensation for damage caused to the user(s) of land to be recovered so that the land might be assigned to him/herself:

1. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed on acts of delaying, prolonging the compensation period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Forcible full payment of compensation according to the value of the land at the time when the compensation is decided.

b/ Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

Article 10.- Violations of regulations on the payment of the land administration fee:

1. A warning or a fine of 50,000 VND to 100,000 VND shall be served on a household or individual committing acts of delaying or prolonging the payment of the land administration fee according to the prescribed time limit.

2. A fine of 100,000 VND to 500,000 VND shall be imposed on an organization which commits acts of delaying and prolonging the payment of the land administration fee according to the prescribed time limit.

3. In addition to the sanctions provided for in Items 1 and 2 of this Article, the violator shall be forced to pay fully the prescribed land administration fee.

Article 11.- Prolonging the time limit for the observance of land recovery decisions issued by competent State agencies:

1. A fine of 500,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed on acts of evading or delaying the return of the land on schedule after the land recovery decision has been issued by the competent State agency.

2. In addition to the sanctions provided for in Item 1 of this Article, the following measures shall also be applied:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

Article 12.- Obstructing the land assignment, investigation, determination of land prices and measurement of land, elaboration of land maps, determination of administrative boundaries, landmarks for land survey, inspection, handling of complaints and denunciations and settlement of land disputes:

1. A warning or a fine of 50,000 VND to 500,000 VND shall be served on acts of failing to show up for land assignment at the request of the competent State agency.

2. A warning or a fine of 200,000 VND to 500,000 VND shall be served on acts of failing to produce or evading or delaying the showing of papers on land related to the determination of land prices, inspection, handling of complaints and denunciations, settlement of land disputes and other acts aimed at obstructing the land measurement, determination of administrative boundaries and landmarks for land survey conducted by officers from the competent State agency.

Article 13.- Removing or changing without permission, damaging administrative boundaries and landmarks for land survey:

1. A fine of 100,000 VND to 500,000 VND shall be imposed on acts of removing or changing administrative boundaries and landmarks for land survey without permission.

2. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND shall be imposed on acts of intentionally damaging administrative boundaries and landmarks for land survey.

3. Additional sanctions: Confiscation of tools and material evidences used for the administrative violation.

4. Forcible compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation as provided for in Items 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on acts of erasing, correcting papers, documents and certificates concerning land which are not defined in Item 2 of this Article.

2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed on acts of erasing, correcting documents and certificates, thus causing the land assignment, re-assignment, transfer, lease, mortgage and inheritance to differ from the stipulations of the State but not seriously enough to be examined for penal liability.

3. In addition to the sanction levels prescribed in Items 1 and 2 of this Article, the following measures shall also be applied:

a/ Forcible remaking papers, documents and certificates in accordance with their earlier contents.

b/ Recovery of the land area which has been assigned at variance with the stipulations of the State.

Chapter II

COMPETENCE, PROCEDURES, PRINCIPLES AND MEASURES FOR SANCTIONING

Article 15.- Competence of the People’s Committees of all levels to handle administrative violations:

1. Competence of the People’s Committee of commune, ward and township to handle administrative violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To issue a warning.

b/ To impose fines up to 200,000 VND.

c/ To order the confiscation of material evidences and tools used for the administrative violation valued up to 500,000 VND.

d/ To force the compensation up to 500,000 VND for damage caused by the administrative violation.

e/ To force the restoration of the original state of the land which has been changed by the administrative violation.

f/ To stop the activities obstructing the use of land.

2. Competence of the Peoples Committee of district, town and provincial city to handle administrative violations:

The President of the Peoples Committee at district level shall have the right:

a/ To issue a warning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To order the confiscation of material evidences and tools used for the administrative violation.

d/ To force the restoration of the original state of the land which has been changed by the administrative violation, or force the dismantlement of the illegal constructions.

e/ To force the compensation up to 1,000,000 VND for damage caused by the administrative violation.

f/ To stop the activities obstructing the use of land.

g/ To order the recovery of the land in accordance with their competence prescribed in the Land Law.

3. Competence of the People’s Committee of the province and city directly under the Central Government to handle administrative violations.

The President of the People’s Committee at provincial level shall have the right:

a/ To issue a warning.

b/ To impose fines up to 20,000,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Competence of the specialized State Inspectorate for Land Administration to sanction administrative violations:

1. The specialized Land Administration inspector on duty shall have the right:

a/ To issue a warning.

b/ To impose fines up to 200,000 VND.

c/ To order the confiscation of material evidences and tools used for the administrative violation valued up to 500,000 VND.

d/ To apply measures provided for in Points a, b, Item 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. The Chief Inspector of the provincial/municipal Land Administration Service shall have the right:

a/ To issue a warning.

b/ To impose fines up to 10,000,000 VND.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Chief Inspector of the General Land Administration shall have the right:

a/ To issue a warning.

b/ To impose fines up to 20,000,000 VND.

c/ To apply additional sanctions and other measures provided for in Items 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 17.- The persons competent to sanction administrative violations from the specialized State inspectorates in the domain of culture and information, environmental protection, dikes, irrigation works, construction, forest patrol, army inspectors and People’s Police officers shall have the right to sanction administrative violations in the use of land within the ambit of their State managerial functions.

Article 18.- The statutes of limitations for the sanctioning of administrative violations in the domain of land management and use is two years; upon the expiry of such time limit, if the violation has not been sanctioned, the measures prescribed in Point a, Item 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations shall apply.

Article 19.- Authorization to handle administrative violations:

In cases where the people competent to sanction administrative violations stipulated in Items 1, 2 and 3, Article 15 and Items 2 and 3, Article 16 of this Decree are absent or with their authorization, their deputies shall have the right to order the sanctions in accordance with their competence.

Article 20.- Application of the forms of sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The additional sanctions and other measures shall be applied only in conjunction with the main sanction.

Article 21.- Warnings:

1. Warnings shall be applied to minor and first-time administrative violations with extenuating factors provided for in Article 12 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, and such violations are liable to warnings under provisions of law.

2. A decision on the sanction by warning must be made in writing. If necessary, the competent sanctioning agency shall send the sanctioning decision to the local authority, agency or organization where the offender resides or works.

Article 22.- Fines:

1. When imposing a fine, the competent sanctioning person shall have to comply with the provisions of Articles 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

2. When a fine is imposed, the concrete amount of the fine for a violation shall be the average in the fine bracket set for that violation; in case of a violation with extenuating factors, the fine may be lower but must not be lower than the minimum level in the fine bracket; in case of a violation with aggravating factors, the fine may be higher than the average but must not exceed the maximum level in the fine bracket.

The extenuating and aggravating factors shall be applied in accordance with the provisions of Articles 7 and 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 23.- Recovery of land:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Execution of decisions on administrative sanction:

1. The sanctioned organization and/or individual shall have to immediately execute the sanctioning decision within 5 days after receiving them; the sanctioned organizations shall have to determine the fault of the person or persons who directly committed the administrative violation while on duty so as to examine their disciplinary material or civil liability in accordance with the provisions of law.

2. Within 5 days after receiving the sanctioning decision, if the sanctioned organization and/or individual fails to execute it, the decision issuing agency shall apply coercive measures in accordance with the provisions of Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Agencies, organizations or lawful representatives of the sanctioned person(s) shall have to carry out request of the agency or person that has issued the sanctioning decision and comply with the provisions of Article 24 of this Decree.

The local Peoples Committee shall organize the use of coercive measures, the Peoples Police force, when requested, shall have to coordinate with and support the agency issuing the sanctioning decision in forcing the execution of the decision.

Article 25.- Forcible execution of decisions on administrative sanction:

1. If the organization and/or individual that are administratively sanctioned in the domain of land management and use do not voluntarily execute the decision, they shall be forced to do by the following measures:

a/ Having part of their wage, incomes or bank deposits deducted.

b/ Having their properties with equivalent value inventoried for auction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The person competent to order the sanction shall have the right to issue the decision on coercive measures. The People’s Police, when requested, shall have the responsibility to coordinate in the execution of coercive decisions.

3. In the coercive execution of a decision on the recovery of land issued by the competent level, the local Peoples Committee shall have to organize the coercion and the Peoples Police shall have the responsibility to coordinate and support the enforcement of such coercion.

4. The organization and/or individual that is forced to carry out the decision shall have to bear all costs for the application of the coercive measures.

Article 26.-

1. If the person or persons competent to sanction an administrative violation, in their own interests or for personal motives, violate the regulations on administrative sanctions; if a person not competent to sanction an administrative violation, orders the sanction without permission, they shall, depending on the nature and extent of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if the decision causes material damage to the State, such organization and/or individual shall have to make compensations.

2. Any person who abuses his/her position and power or overuses his/her competence to assign, lease or recover land, allow the transfer of the land use right and alter the land use purposes in contravention of the provisions of law, cover up other people’s violations of the land legislation, issue unlawful handling decisions or commit other acts doing harm to the land resources and legitimate rights of the land users, shall, depending on the extent of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability.

3. Any person who commits acts of administrative violation in the domain of land management and use, shall not only be subject to administrative sanction, but shall also have to pay compensation for damage caused to the victim, if any. The compensations shall comply with the provisions of Article 17 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 27.- The sanctioned organization and/or individual shall have the right to protest against decisions on administrative sanctions and denounce acts of abusing power or disregarding the law of the State by person or persons competent to sanction administrative violations in the domain of land management and use in accordance with the provisions of Articles 87 and 88 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and in compliance with the provisions of the Ordinance on Procedures for the Settlement of Administrative Lawsuits.

Article 28.- The organizations and/or individuals having competence to sanction administrative violations in the domain of land management and use, shall be rewarded in accordance with the common provisions of the State if they make meritorious achievements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 29.- Foreign organizations and/or individuals committing acts of administrative violation in the domain of land management and use on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, shall be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 30.- This Decree takes effect from the date of its signing; the earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 31.- The General Director of the General Land Administration shall have to provide guidance for the implementation of this Decree.

Article 32.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall, according to their functions, tasks and powers, have to direct the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 04-CP ngày 10/01/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


28.095

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.74.192
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!