ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 169/KH-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 08 tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CẢI THIỆN, NÂNG CAO CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG
ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2021 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01
tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường
kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm
2021;
Căn cứ Thông báo số 324-TB/TU ngày 16
tháng 6 năm 2021 của Tỉnh ủy Kiên Giang thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại buổi làm việc
về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong thời gian qua;
Theo kết quả công bố các chỉ số PCI
thì điểm tổng hợp Chỉ số PCI năm 2020 của Kiên Giang đạt 60,01 điểm, giảm 4,98
điểm so năm 2019, đứng hạng 62/63 cả nước (giảm 27 hạng) và hạng 12/13 khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định
trong sử dụng đất thì kết quả năm 2020 đạt 6,25 điểm, giảm 0,91 điểm so năm
2019, thứ hạng 47/63 giảm 28 bậc so năm 2019, đứng thứ 5/10 chỉ số thành phần
PCI của tỉnh Kiên Giang; Để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, cải thiện
và nâng lên chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất trong năm
2021 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG KẾT
QUẢ CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
1. Kết quả đạt được
- Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn
định trong sử dụng đất, bao gồm 11 chỉ số con:
(1) Tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng
kinh doanh và có GCNQSDĐ: 59% (trung vị 49%, năm 2019: 59%)
(2) Số ngày chờ đợi để được cấp
GCNQSDĐ: 27,5 (trung vị 30, năm 2019: 20)*
(3) Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị
thu hồi đất (1=Rất thấp; 5=Rất cao): 1,72 (trung vị 1,60,
năm 2019: 1,58)*
(4) Doanh nghiệp không gặp cản trở về
tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh: 40 % (trung vị 46%, năm 2019: 43%)
(5) Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch:
18% (trung vị 18%, năm 2019: 20%)*
(6) Giải phóng mặt bằng chậm: 10 %
(trung vị 15%, năm 2019: 7%)*
(7) Việc cung cấp thông tin về đất
đai không thuận lợi, nhanh chóng: 49% (trung vị 30%, năm 2019: 20%)*
(8) Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp
sẽ được bồi thường thỏa đáng: 23% (trung vị 28%, năm 2019: 33%)
(9) Thay đổi khung giá đất của tỉnh
phù hợp với thay đổi giá thị trường: 72% (trung vị 80%, năm 2019: 79%)
(10) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục
hành chính đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn: 29% (trung vị 29%,
năm 2019: 31%)
(11) Không có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất do lo ngại thủ tục hành chính rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu: 12% (trung vị
12%, năm 2019: 9%)*
Ghi chú:
- Trong số các chỉ tiêu được liệt kê ở đây, một số chỉ tiêu là chỉ tiêu thuận, giá trị càng cao thì
càng tích cực và thứ hạng càng tốt, và một số chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu nghịch,
giá trị càng cao thì càng tiêu cực và thứ hạng càng không tốt.
- Dấu hoa thị (*) được bổ sung ở cuối tên các chỉ tiêu nghịch để phân
biệt với các chỉ tiêu thuận.
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo).
- Chỉ số này đánh giá 02 góc độ: (1)
ghi nhận những khó khăn khi tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh phù hợp; (2)
đánh giá các chính sách liên quan đến đất đai có tạo ra “sự ổn định trong sử dụng
đất”, liệu doanh nghiệp có cảm thấy an tâm đối với các quyền sử dụng đất dài hạn
không.
- Kết quả năm 2020 đạt 6,25 điểm, giảm
0,91 điểm so năm 2019, thứ hạng 47/63 giảm 28 bậc so với năm 2019.
Bảng.
Chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất (2016 - 2020)
Chỉ
số
|
2016
|
2017
|
2018
|
2019
|
2020
|
Điểm
|
Hạng
|
Điểm
|
Hạng
|
Điểm
|
Hạng
|
Điểm
|
Hạng
|
Điểm
|
Hạng
|
CSTP 2: Tiếp cận đất đai
|
6,15
|
15
|
6,52
|
22
|
6,99
|
20
|
7,16
|
19
|
6,25
|
47
|
Nguồn:
Báo cáo PCI của VCCI
Nhìn vào biểu đồ 05 năm, cho thấy điểm
số của Chỉ số này có biến động ít nhưng thứ hạng thay đổi rất lớn, đơn cử như năm
2016 là 6,15 điểm đứng hạng 15, đến năm 2020 có điểm số cao hơn là 6,25 nhưng xếp
hạng 47. Điều này cho thấy các tỉnh/thành phố khác đã tăng tốc nhanh hơn Kiên Giang.
Về nhận định của cộng đồng doanh nghiệp
cho rằng có rủi ro bị thu hồi đất; việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận
lợi; doanh nghiệp quan ngại nếu bị thu hồi đất sẽ không được bồi thường; tỷ lệ
đồng tình thấp hơn trung vị đối với việc thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp
với thay đổi giá thị trường,..
- Những chỉ số con làm giảm điểm chỉ
số thành phần (6/11 chỉ số con) gồm:
(1) Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị
thu hồi đất (1=Rất thấp; 5=Rất cao): Kiên Giang là 1,72; vị
trí trung vị là 1,6.
(2) Doanh nghiệp không gặp cản trở về
tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh: Kiên Giang có 40% đồng ý, vị trí trung vị
là 46%.
(3) Giải phóng mặt bằng chậm: Kiên
Giang có 10% đồng ý, vị trí trung vị là 15%.
(4) Việc cung cấp thông tin về đất
đai không thuận lợi, nhanh: Kiên Giang có 49% đồng ý, vị trí trung vị là 30%.
(5) Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp
sẽ được bồi thường thỏa đáng: Kiên Giang có 23% đồng ý, vị trí trung vị là 28%.
(6) Thay đổi khung giá đất của
tỉnh phù hợp với thay đổi giá thị trường:
Kiên Giang có 72% đồng ý, vị trí trung vị là 80%.
2. Hạn chế, yếu
kém
a) Việc tiếp cận thông tin liên quan
đất đai còn nhiều khó khăn, không thuận lợi, không nhanh chóng.
b) Công tác thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, giải phóng mặt bằng còn chậm.
c) Công tác giao đất, cho thuê đất,
xác định giá đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
còn chậm
d) Thiếu quỹ đất sạch
đ) Trình trạng điều chỉnh cục bộ quy
hoạch xây dựng sau thời gian ngắn mới phê duyệt quy hoạch, nhất là điều chỉnh,
thay đổi chức năng sử dụng đất còn diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, không dự báo tốt tình
hình quy hoạch, dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện dự án đầu tư,
thiếu tính ổn định trong sử dụng đất, rủi ro bị thu hồi đất cao, tạo dư luận
không tốt trong xã hội.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Phát huy những
kết quả tích cực đã đạt được để tiếp tục nâng lên bền vững, kịp thời khắc phục
những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thực hiện chỉ số tiếp cận đất đai và tính
ổn định trong sử dụng đất của tỉnh năm 2021 và những năm
tiếp theo.
- Xác định trách nhiệm của các cấp,
các ngành, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong việc duy trì và nâng cao kết
quả đã đạt được, kiên quyết khắc phục có hiệu quả các hạn chế, yếu kém, nâng
cao chỉ số nêu trên của tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo, góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, tạo
môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực.
- Đề ra các giải pháp, cách làm sáng
tạo, hiệu quả tại từng cơ quan, địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả (tăng điểm số, tăng thứ hạng) các chỉ số con của
chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất
của tỉnh, đảm bảo các chỉ số tăng dần qua hàng năm, phấn đấu năm 2021 các chỉ số
trên được cải thiện rõ rệt.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan hành chính cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ,
công chức, viên chức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cải
cách hành chính thông qua việc đánh giá chỉ số PCI của tỉnh (trong đó có chỉ số
tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất), qua đó nâng cao trách nhiệm,
hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thực hành dân chủ và tuân thủ pháp luật, kỷ
luật, kỷ cương hành chính, thái độ phục vụ Nhân dân, xây dựng nền hành chính hiện
đại, chuyên nghiệp.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả, đồng bộ các giải pháp ở các ngành, các cấp từ tỉnh đến cấp huyện và cấp xã
trong việc cải thiện và nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong
sử dụng đất của tỉnh; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống
chính trị, trong đó chủ thể chính là cơ quan hành chính Nhà nước các cấp của tỉnh.
- Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc cải thiện và nâng cao chỉ số tiếp cận đất
đai và tính ổn định trong sử dụng đất của tỉnh. Kết quả thực
hiện Kế hoạch này là một trong những cơ sở để đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành, trách nhiệm của người đứng
đầu và là cơ sở để đánh giá công tác thi đua, khen thưởng.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, tính năng động của các cơ quan, đơn vị trong cải thiện chỉ số tiếp cận đất
đai và tính ổn định trong sử dụng đất của tỉnh. Trong năm 2021 và các năm tiếp theo tập trung cải thiện mạnh và nâng cao các chỉ số con có điểm số
thấp hơn điểm số trung vị cả nước; duy trì và cải thiện các chỉ số thành phần có điểm số tăng và cao hơn (hoặc bằng) điểm số trung vị cả nước. Từ
đó cải thiện và tăng hạng chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng
đất của tỉnh được xếp vào nhóm khá trở lên so với các tỉnh, thành phố của cả nước,
góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ
thể
Trong năm 2021 và các năm tiếp theo,
phấn đấu các chỉ số con của chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng
đất của tỉnh đạt kết quả sau:
(1) Tỷ lệ doanh nghiệp có mặt bằng
kinh doanh và có GCNQSDĐ: 65%
(2) Số ngày chờ đợi để được cấp
GCNQSDĐ (trung vị): 20
(3) Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị
thu hồi đất (1=Rất thấp; 5=Rất cao): 1,5
(4) Doanh nghiệp không gặp cản trở về
tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh: 50%
(5) Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch:
15%
(6) Giải phóng mặt bằng chậm: 7%
(7) Việc cung cấp thông tin về đất
đai không thuận lợi, nhanh chóng: 25%
(8) Nếu bị thu hồi đất, doanh nghiệp
sẽ được bồi thường thỏa đáng: 33%
(9) Thay đổi khung giá đất của tỉnh
phù hợp với thay đổi giá thị trường: 85%
(10) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục
hành chính đất đai trong vòng 2 năm qua không gặp khó khăn: 35%
(11) Không có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất do lo ngại thủ tục hành chính rườm rà/cán bộ nhũng nhiễu: 9%
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP, TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ
TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT
Để cải thiện và nâng cao chỉ số tiếp
cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất của tỉnh, nhất thiết cần có sự phối, kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các
Sở, ngành, địa phương để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp như sau:
1. Về công khai
thông tin
a) Tăng cường công khai bằng nhiều
hình thức, phương thức về các thủ tục hành chính về đất
đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; đầu tư dự án, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng, đô thị,...
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm
phục vụ hành chính công, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế
Phú Quốc, UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã theo chức
năng, nhiệm vụ từng ngành, từng địa phương kịp thời công bố công khai các thông
tin nêu trên.
- Thời gian thực
hiện: ngay sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt các thông tin nêu trên.
b) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu
đất đai theo hướng hiện đại, theo mô hình tập trung, chia sẻ dữ liệu đất đai cho đa ngành, đa đối tượng, trước mắt sẽ thí điểm việc chia sẻ, cung cấp thông tin về đất đai
thông qua phương thức điện tử tại thành phố Phú Quốc và huyện Kiên Hải.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp UBND các
huyện, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện:
+ Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất
đai: theo tiến độ đã được duyệt của từng dự án thành phần trong Dự án tổng thể
xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý
đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
+ Cung cấp thông tin về đất đai thông
qua phương thức điện tử tại thành phố Phú Quốc và huyện Kiên Hải: hoàn thành và
bắt đầu thực hiện trong tháng 9 năm 2021.
c) Lập dự án xây dựng cơ sở dữ liệu
giá đất đến từng thửa đất trình UBND tỉnh phê duyệt (theo
quy định tại khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP),
để công khai, minh bạch cho người sử dụng đất biết được giá đất của thửa đất
đang sử dụng.
+ Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố thực hiện.
+ Thời gian thực hiện: đến hết năm
2022.
2. Về đẩy nhanh
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a) Hoàn thiện cơ chế hoạt động của tổ
chức phát triển quỹ đất để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
và giải phóng mặt bằng; tạo quỹ đất sạch.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì
phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và
Môi trường thực hiện.
- Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết năm 2021.
b) Sơ, tổng kết công tác thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng hàng quý, hàng năm, từ đó
tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung về cơ chế, chính
sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố
thực hiện.
- Thời gian thực hiện: hàng quý, hàng
năm.
c) UBND các huyện,
thành phố cần rà soát lập kế hoạch thực hiện, trong .đó giao nhiệm vụ cụ thể rõ
ràng cho từng đơn vị, cá nhân thực hiện, báo cáo kết quả, tiến độ thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng của từng dự án, công trình theo hàng tháng,
hàng quý, hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi.
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện,
thành phố chủ trì phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
- Thời gian thực hiện: hàng tháng,
hàng quý, hàng năm.
3. Về đẩy nhanh
công tác giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
a) Tiếp tục rà soát, cải cách các thủ
tục hành chính về đất đai, trong đó rút ngắn thời gian giải
quyết so với quy định của trung ương.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp Trung tâm phục vụ hành chính
công, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, UBND các
huyện, thành phố thực hiện.
- Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng 9 năm 2021.
b) Thực hiện việc lập và phê duyệt kế
hoạch sử dụng đất chi tiết trong quy hoạch chi tiết xây dựng của các khu kinh tế
- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý Khu
kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc thực hiện.
- Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng 9 năm 2021.
c) Đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất
cụ thể
- Ban hành Quy chế phối hợp trong
công tác định giá đất cụ thể.
+ Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính thực hiện.
+ Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng 9 năm 2021.
- Rà soát, lập kế hoạch định giá đất cụ thể, trong đó quy định cụ thể số lượng dự án cần
định giá đất trong 06 tháng đầu năm và 06 tháng cuối năm.
+ Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản
lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc thực hiện.
+ Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng đầu tiên của kỳ kế hoạch 06 tháng. Riêng trong
năm 2021 hoàn thành đến trước 15/9/2021.
- Có chế tài, điều kiện ràng buộc khi
đơn vị tư vấn định giá đất không hoàn thành theo hợp đồng.
+ Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường
+ Thời gian thực hiện: khi ký kết hợp
đồng với đơn vị tư vấn.
- Xây dựng giá đất phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường,... để tạo sự đồng thuận cao trong
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; giao đất, cho thuê đất
để giải quyết hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ của các thành phần kinh tế.
+ Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố trình Hội đồng
thẩm định giá đất.
+ Thời gian thực hiện: thường xuyên.
4. Về tạo quỹ đất
sạch
a) Rà soát và thu hồi đất các dự án
không triển khai, triển khai chậm tiến độ tạo quỹ đất sạch.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp Sở Kế hoạch và đầu tư, UBND các huyện, thành phố,
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc thực hiện.
- Thời gian thực hiện: hàng tháng.
b) Lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng
đất
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ trì phối hợp với UBND các huyện,
thành phố rà soát toàn bộ quỹ đất do Nhà nước quản lý trên địa bàn, lập kế hoạch,
tiến độ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng 9 năm 2021.
5. Lập, điều chỉnh
quy hoạch đảm bảo chất lượng
a) Rà soát, nâng cao chất lượng quy
hoạch xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất tham gia giám sát,
quản lý quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ trong thời
gian ngắn.
- Đơn vị thực hiện: Sở Xây dựng chủ
trì phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc,
UBND các huyện, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện.
- Thời gian thực hiện: thường xuyên.
b) Tham gia xây dựng quy hoạch tỉnh,
xây dựng kế hoạch sử dụng đất tỉnh và Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ thực hiện.
- Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết năm 2021.
6. Xây dựng quy
chế phối hợp giữa các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển
khai dự án đầu tư
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường cùng với UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành phối hợp, kết hợp
chặt chẽ, nhịp nhàng để cùng đồng hành trong quá trình thực hiện từ khâu đầu tư
cho đến khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó, theo chức năng,
nhiệm vụ, từng Sở, ngành, địa phương có trách nhiệm xây dựng quy chế phối hợp
giữa các đơn vị trực thuộc và giữa các Sở, ngành, địa phương (nếu cần thiết), cụ
thể:
+ Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc,
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì thực hiện phê duyệt chủ trương đầu tư ban đầu đến phê duyệt quy hoạch, giao đất, cho thuê đất trong khu kinh tế.
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực
hiện thẩm định về chủ trương đầu tư (ngoài khu kinh tế).
+ Sở Xây dựng chủ trì thực hiện thẩm
định về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (ngoài khu kinh tế).
+ Sở Tài chính chủ trì thực hiện xác
định giá đất cụ thể theo thẩm quyền; thực hiện việc khấu trừ tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất.
+ Cục Thuế tỉnh chủ trì thực hiện xác
định đơn giá thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; miễn giảm tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất.
+ UBND các huyện, thành phố chủ trì
thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Sở Tài nguyên
và Môi trường chủ trì thực hiện công tác xác định giá đất cụ thể theo thẩm quyền;
giao đất, cho thuê đất (ngoài khu kinh tế, Cảng hàng không, sân bay); cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Thời gian thực hiện: đến hết quý I
năm 2022.
7. Tăng cường
giáo dục chính trị tư tưởng về ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức
trong ngành; có kế hoạch luân chuyển công tác để giảm thiểu việc phiền hà, sách
nhiễu, gây mất lòng tin cho người dân
a) Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, Ban Quản lý
Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thành phố thực hiện.
b) Thời gian thực hiện: thường xuyên
8. Tổ chức tổng kết
thi hành Luật Đất đai và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI, từ đó có kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung của pháp luật còn chồng
chéo, vướng mắc trong định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013
a) Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì phối hợp UBND các huyện, thành phố và các Sở, ngành liên
quan thực hiện.
b) Thời gian thực hiện hoàn thành: đến
hết tháng 9 năm 2021
9. Tổ chức đối
thoại doanh nghiệp về lĩnh vực đất đai
a) Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh,
UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành có liên quan, theo thẩm quyền tổ chức
đối thoại với doanh nghiệp về lĩnh vực đất đai hàng quý bằng
nhiều hình thức khác nhau (trực tiếp, gián tiếp) để kịp thời nắm bắt tiến độ thực
hiện, những yêu cầu, kiến nghị, giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
b) Thời gian thực hiện: hàng quý.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành,
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này. Trong
quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời
báo cáo (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy;
TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành tỉnh;
- Trung tâm XTĐT,TM&DL Kiên Giang;
- Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- LĐVP, P.KT; P.TH;
- Trung tâm PVHCC tỉnh;
- Lưu: VT, hdtan.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lâm Minh Thành
|
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ CHỈ SỐ TIẾP CẬN ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH ỔN ĐỊNH TRONG SỬ
DỤNG ĐẤT (2016 - 2020) VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2021 TỈNH KIÊN GIANG
(Kèm theo Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Năm
|
CSTP 2: Tiếp cận đất đai
|
Tỷ lệ DN có mặt bằng kinh doanh và có GCNQSDĐ (%)
|
Số ngày chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ (trung vị) *
|
DN đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (1=Rất thấp;
5=Rất cao) *
|
DN không gặp cản trở về tiếp cận/mở rộng mặt bằng kinh doanh (%)
|
Khó khăn về thiếu quỹ đất sạch (%) *
|
Giải phóng mặt bằng chậm (%) *
|
Việc cung cấp thông tin về đất đai không thuận lợi,
nhanh chóng (%) *
|
Nếu bị thu hồi đất, DN sẽ được bồi thường thỏa đáng
(%)
|
Thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với thay đổi
giá thị trường (%)
|
DN thực hiện TTHC đất đai trong
vòng 2 năm qua không gặp khó khăn (%)
|
Không có GCNQSDĐ do lo ngại TTHC rườm
rà/cán bộ nhũng nhiễu (%)*
|
Kế hoạch 2021
|
Thuộc tốp khá cả nước
|
65%
|
20,0
|
1,50
|
50%
|
15%
|
7%
|
25%
|
33%
|
85%
|
35%
|
9%
|
2020
|
6,25
|
59%
|
27,5
|
1,72
|
40%
|
18%
|
10%
|
49%
|
23%
|
72%
|
29%
|
12%
|
Thấp nhất
|
5,61
|
31%
|
8,00
|
1,38
|
33%
|
5%
|
0%
|
14%
|
12%
|
60%
|
14%
|
2%
|
Trung vị
|
6,66
|
49%
|
30,00
|
1,60
|
46%
|
18%
|
15%
|
30%
|
28%
|
80%
|
29%
|
12%
|
Cao nhất
|
7,96
|
71%
|
75,00
|
2,08
|
73%
|
43%
|
40%
|
49%
|
54%
|
91%
|
60%
|
28%
|
2019
|
7,16
|
59%
|
20,0
|
1,58
|
43%
|
20%
|
7%
|
20%
|
33%
|
79%
|
31%
|
9%
|
2018
|
6,99
|
63%
|
30,0
|
1,67
|
42%
|
21%
|
7%
|
21%
|
29%
|
75%
|
36%
|
10%
|
2017
|
6,52
|
77%
|
30,0
|
1,64
|
32%
|
14%
|
14%
|
33%
|
39%
|
76%
|
15%
|
13%
|
2016
|
6,15
|
71%
|
|
1,75
|
29,0%
|
|
|
|
19%
|
74%
|
45%
|
16%
|
(*) Ghi chú: Trong số các chỉ tiêu
được liệt kê ở đây, một số chỉ tiêu là chỉ tiêu thuận
(giá trị càng cao thì càng tích cực và thứ hạng càng tốt), và một số chỉ tiêu còn lại là chỉ tiêu nghịch (giá trị càng cao thì càng tiêu cực và thứ hạng
càng không tốt). Dấu
hoa thị (*) được bổ sung ở cuối tên các chỉ tiêu nghịch để phân biệt với các chỉ tiêu thuận.