Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Quang Trung, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 21/07/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP

Hà Nội , ngày 21 tháng 7 năm 1999

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/1999/NĐ-CP NGÀY 15/4/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Thi hành nghị định số 23/1999/nđ-cp ngày 15/4/1999 của chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường b, c, k trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được đảng cử ở lại miền nam sau hiệp định giơnevơ năm 1954, sau khi có ý kiến tham gia của bộ quốc phòng tại công văn số 1546/qp ngày 03 tháng 6 năm 1999, bộ công an tại công văn số 645/bca (x13) ngày 05 tháng 6 nam 1999, bộ tư pháp tại công văn số 1055tp/plhs-hc ngày 08 tháng 6 năm 1999, ban tổ chức trung ương tại công văn số 495 cv/tctw ngày 31 tháng 5 năm1999; liên tịch bộ lao động- thương binh và xã hội - bộ tài chính- ban tổ chức- cán bộ chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng:

a. Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi đi chiến trường miền Nam (B), chiến trường Lào (C), chiến trường Campuchia (K) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc bao gồm:

- Sỹ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng;

- Sỹ quan, hạ sỹ quan hưởng lương, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân;

- Cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội;

- Cán bộ, công nhân viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước

b. Cán bộ, sỹ quan đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi ban hành Nghị định 25/CP ngày 05/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp; Nghị định 24/CP ngày 01/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh.

c. Quân nhân, cán bộ thoát ly được Đảng cử lại miền nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử ở lại từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955 theo quy định tại Chỉ thị số 87CT/TW ngày 31/8/1954 của Ban bí thư), gồm:

- Những người được các tổ chức Đảng, Chính quyền từ cấp huyện trở lên cử ở lại;

- Những người được đơn vị Quân đội nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện đội (đối với lực lượng vũ trang ở địa phương) trở lên cử ở lại;

- Những người được đơn vị, cơ quan Công an nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện trở lên cử ở lại;

- Quân nhân, cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết sau Hiệp định Giơnevơ 1954 nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động theo sự quản lý, phân công của tổ chức Đảng, từ cấp huyện trở lên.

d. Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử đi từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955).

Các đối tượng nêu trên nếu đã từ trần hoặc hy sinh thì cũng thuộc đối tượng áp dụng.

2. Đối tượng không được áp dụng.

Các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên, nếu đào ngũ hoặc theo địch thì không thuộc đối tượng áp dụng.

II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1. Cách tính thời gian hưởng chế độ:

a. Nguyên tắc tính:

- Việc tính thời gian chiến đấu, công tác, tại chiến trường để hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975;

- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, tại các chiến trường B, C, K thì được tính cộng dồn thời gian công tác, chiến đấu ở từng chiến trường để hưởng chế độ;

- Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, không liên tục tại chiến trường thì khi tính thời gian để hưởng chế độ phải loại trừ thời gian gián đoạn này.

b. Công thức tính:

Thời gian được tính để hưởng chế độ xác định theo công thức sau:

Tổng số năm được tính để hưởng chế độ

=

Tổng số tháng được tính để hưởng chế độ

12

Khi tính thời gian theo công thức trên nếu có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên được tính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm.

c. Cách tính

- Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường cho đến 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến 30/4/1975:

Ví dụ 1: Ông A là sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đi chiến đấu ở chiến trường B liên tục từ tháng 1/1960 đến tháng 4/1975, thì thời gian ở chiến trường được tính để hưởng chế độ một lần là 15 năm 4 tháng (184 tháng: 12), tính là 15,5 năm.

Ví dụ 2: Ông E là cán bộ công tác tại chiến trường B từ tháng 5/1968 đến tháng 10/1971 chuyển sang chiến trường C, đến tháng 8/1974 chuyển sang chiến trường K và công tác tại đó đến tháng 10/1976 thì thời gian ở chiến trường được tính bằng tổng thời gian ở từng chiến trường cho đến 30/4/1975 là 7 năm (3 năm 6 tháng ở chiến trường B + 2 năm 10 tháng ở chiến trường C + 8 tháng ở chiến trường K).

- Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường nhưng ra miền Bắc trước 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến ngày ra đến miền Bắc.

Ví dụ: Ông C là quân nhân chuyên nghiệp đi chiến đấu liên tục ở chiến trường B, từ tháng 11/1963 đến tháng 5/1970 sau đó rời chiến trường và đến tháng 10/1970 ra đến miền Bắc thì thời gian ở chiến trường được tính đến tháng 10/1970 là 7 năm (84 tháng: 12).

- Đối với quân nhân, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi có chế độ tiền lương năm 1960 thì thời gian ở chiến trường được tính kể từ khi đi xây dựng đường dây 559. Cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên.

Ví dụ: Ông F là sĩ quan tham gia xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B từ tháng 5/1959 đến tháng 7/1960, thì thời gian ở chiến trường tính để hưởng chế độ là 1 năm 3 tháng, tính là 1,5 năm.

- Đối với những người đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động, cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên.

Ví dụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 8/1954 đến khi giải phóng miền Nam thì thời gian ở chiến trường được tính để hưởng chế độ một lần từ tháng 8/1954 đến tháng 4/1975 là 20 năm 9 tháng (249 tháng : 12), tính là 21 năm.

- Trường hợp hy sinh, từ trần trong chiến trường B, C, K trước 30/4/1975 thì thời gian được tính kể từ khi đi chiến trường đến ngày hy sinh, từ trần.

d. Trường hợp gián đoạn nhưng được tính thời gian để hưởng chế độ:

Khi tính thời gian theo tiết c nêu trên, nếu đối tượng có thời gian ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở vào chiến trường, trong thời gian ở miền Bắc bản thân vẫn hưởng sinh hoạt phí, không được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắc này được tính để hưởng chế độ một lần;

Ví dụ: Ông C là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc bản thân hưởng sinh hoạt phí thì thời gian tính để hưởng chế độ một lần của Ông C gồm cả thời gian ở miền Bắc là 20 năm 10 tháng (250 tháng : 12), tính là 21 năm.

e. Các trường hợp gián đoạn sau đây không được tính vào thời gian để hưởng chế độ:

- Ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở lại chiến trường, trong thời gian ở miền Bắc được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắc không được tính để hưởng chế độ một lần;

Ví dụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc ông E được hưởng lương thì thời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông E không được tính để hưởng chế độ một lần.

- Ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng, trong thời gian ở miền Bắc đối tượng được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc và lập gia đình, sau đó lại vào chiến trường, nếu thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc được hưởng trợ cấp thì thời gian trở lại chiến trường không được tính để hưởng chế độ một lần.

Ví dụ: Ông H là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Khi ở miền Bắc ông H được xếp lương, hưởng lương và đã lấy vợ, khi vào chiến trường thân nhân trực tiếp phải nuôi dưỡng ở miền Bắc được hưởng chế độ trợ cấp thì thời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông H không tính để hưởng chế độ một lần.

- Được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động nhưng có thời gian mất liên lạc không hoạt động, thì thời gian mất liên lạc không được tính để hưởng chế độ.

2. Mức hưởng chế độ một lần:

Theo cách tính thời gian nói trên, chế độ một lần được tính như sau:

a. Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường từ 2 năm trở xuống, mức hưởng chế độ một lần là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

b. Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường trên 2 năm, mức hưởng chế độ một lần được tính theo công thức sau:

Mức hưởng chế độ một lần

=

Số năm được tính để hưởng chế độ một lần

x 500.000 đ

III. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ:

1. Trách nhiệm của đối tượng và cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch:

a. Đối tượng được hưởng làm bản khai theo mẫu số 1a của Thông tư này. Bản kê khai phải có sự chứng nhận của cơ quan nơi người đó công tác nếu còn đang làm việc hoặc chứng nhận của chính quyền (xã, phường) nơi cư trú đối với đối tượng còn lại. Sau đó đối tượng nộp bản khai cá nhân cho các cơ quan tiếp nhận theo quy định sau:

- Đối với cán bộ, sỹ quan thuộc lực lượng vũ trang:

+ Nếu đang làm việc thì nộp cho đơn vị đang công tác;

+ Nếu đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ, chuyển ngành thì nộp cho cơ quan quân sự cấp huyện, nếu là quân nhân; nộp cho Công an cấp huyện, nếu là Công an nhân dân.

- Đối với cán bộ dân, chính, đảng (đang làm việc hoặc đã nghỉ) thì nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

b. Đối với cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch có trách nhiệm trích sao và xác nhận theo quy định dưới đây về thời gian chiến đấu, công tác ở chiến trường B, C, K của đối tượng ở một trong các hồ sơ, lý lịch: cán bộ, Đảng viên, quân nhân hoặc hưu trí, mất sức. Cụ thể:

- Đối với đối tượng đang làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng đang làm việc căn cứ hồ sơ, lý lịch quản lý có trách nhiệm trích sao và xác nhận cho đối tượng (theo mẫu 2);

- Đối với đối tượng đang làm việc ở ngoài khu vực Nhà nước, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quản lý hồ sơ cấp huyện trích sao và xác nhận cho đối tượng. Trường hợp cơ quan cấp huyện không quản lý hồ sơ, lý lịch hoặc hồ sơ, lý lịch bị thất lạc thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cấp tỉnh trích sao và xác nhận cho đối tượng.

Riêng đối với người đã từ trần hoặc hy sinh thì đại diện thân nhân có trách nhiệm làm các thủ tục, hồ sơ như ở điểm b trên và tờ khai theo mẫu số 1b.

2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và chi trả chế độ 1 lần.

a. Đối với đơn vị lực lượng vũ trang:

- Cơ quan quân sự, công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp tờ khai, trích sao hồ sơ, lý lịch về thời gian chiến đấu, công tác cho đối tượng (nếu quản lý hồ sơ, lý lịch) và gửi về cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh.

- Cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh căn cứ hồ sơ lưu trữ có trách nhiệm xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý. Đồng thời tập hợp lập danh sách theo mẫu số 3 kèm theo tờ khai cá nhân, bản trích sao lý lịch gửi lên Cục chính sách, Bộ Quốc phòng, nếu là Quân đội và Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, nếu là Công an.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý, đồng thời tập hợp, kiểm tra, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào đề nghị của Bộ Quốc hòng và Bộ Công an, Bộ Tài chính sẽ cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện chi trả theo đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.

b. Đối với cơ quan dân, chính, đảng:

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai cá nhân, chỉ đạo cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cấp huyện trích sao lý lịch cho đối tượng và tập hợp danh sách gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý, tập hợp, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính cấp kinh phí uỷ quyền qua Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Sở Tài chính - Vật giá cấp cho đơn vị thực hiện chi trả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.

- Đối với đối tượng thuộc diện Trung ương quản lý, căn cứ hồ sơ lưu trữ, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xét duyệt đối tượng được hưởng đồng thời tập hợp, xác nhận theo mẫu số 3, lập dự toán và có công văn gửi về Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào danh sách xét duyệt của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Tài chính cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho các Bộ, Ban, ngành để chi trả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành.

c. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương tiến hành tổ chức giám sát việc chi trả theo đúng đối tượng, mức hưởng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Bộ Tài chính chỉ cấp kinh phí đợt tiếp theo cho những đơn vị đã có báo cáo quyết toán kinh phí được cấp cuả một đợt trước đó.

d. Đối với những người hy sinh hoặc từ trần thì chế độ được cấp cho đại diện thân nhân chủ yếu (có uỷ quyền của các thân nhân khác) của đối tượng gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ở các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương, tỉnh, thành phố có nhiều đối tượng hưởng chế độ một lần nếu xét thấy cần thiết thì thành lập Ban chỉ đạo gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo cơ quan cấp uỷ Đảng, chính quyền, Tổ chức cán bộ, Lao động - Thương binh và xã hội, Tài chính, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tốt chế độ này.

Khi thực hiện nếu phát sinh, khiếu nại thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban, ngành đoàn thể ở Trung ương nơi đối tượng đang công tác và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1999.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ để giải quyết.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

....., ngày.... tháng.... năm 199

Mẫu số 1a :

TỜ KHAI CÁ NHÂNTHỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B,C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh (1)

Bí danh: (2)

Quê quán: (3)

Trú quán: (4)

Đơn vị công tác hiện nay (đối với người đang công tác): (5)

Đang nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ hoặc làm công việc gì ở đâu: (6)

Đơn vị công tác trước khi nghỉ: (7)

Đơn vị trước khi đi chiến trường (8)

Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp: (9)

..........................................................................................................

Đơn vị công tác khi được cử ở lại MN hoạt động (đối với người được Đảng cử ở lại): (10)

Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại: (11)

Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc ngày... tháng.... năm, số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia đình chưa: thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở miền Bắc hưởng lương hay hưởng chế độ nào. v.v..., ngày tháng năm trở lại chiến trường............. (12)

THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K (13)

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Số tháng

Đơn vị, chiến trường

Cấp bậc, chức vụ

Mức lương

.........................................

.........................................

.........................................

.........................................

...............

...............

...............

...............

......................

......................

......................

......................

Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần:

Mức hưởng:

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cơ quan, chính quyền địa phương xác nhận

(Nội dung xác nhận theo mẫu)

(Ký tên, đóng dấu)

Người khai ký

(Ghi rõ họ tên)

Giải thích một số nội dung kê khai:

+ Từ 1 đến 4: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ của các đối tượng.

+ Từ 8 đến 9: dùng cho người đi chiến trờng B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đối với người đi chiến trường B, C, K nhiều lần thì ghi các thời điểm đi chiến trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K.

+ (9) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp.

+ Từ 10 đến 11: Dùng kê khai cho người được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia; Trường hợp có ra Bắc và có trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi vào mục đi B, C, K.

+ (12) Dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động).

Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc không, ghi rõ thời gian ra Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được hưởng lương như công nhân viên chức ở miền Bắc không hay hưởng theo chế độ nào...

+ (13) Bản tổng hợp số tháng công tác, chiến đấu tại chiến trường.

MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CÁ NHÂN:

Chứng nhận Ông (bà)....... là người đang cư trú tại địa phương...... hoặc đang công tác tại cơ quan...... (ghi rõ phường, quận, thành phố hoặc ghi rõ cơ quan thuộc Bộ, ngành chủ quản).

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày..... tháng...... năm 199

Mẫu 1b:

TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh (1)

Bí danh: (2)

Quê quán: (3)

Trú quán: (4)

Đơn vị công tác, nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ, hoặc làm công việc gì ở đâu: (5)

Là:....... (6)....... của Ông (bà).....(7)...... đi B, C, K hoặc được Đảng cử ở lại miền

Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ.

Ngày tháng năm Ông (bà) đi chiến trường B, C, K (đối với người đi B, C, K) (8)

Họ và tên bố, mẹ ....................................... năm sinh .................... (9)

Họ và tên vợ hoặc chồng ........................... năm sinh .................... (10)

Họ và tên con (nếu có) .............................. năm sinh .................... (11)

Đơn vị trước khi đi chiến trường: (12)

Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp: (13)

........................................................................................................

Đơn vị Ông (bà).... công tác khi được cử ở lại MN hoạt động (đối với người Đảng cử ở lại): (14)

Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại: (15)

Cơ quan, đơn vị cử ở lại miền Nam: (16)

Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc ngày... tháng... năm, số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia đình chưa; thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở miền Bắc hưởng lương hay hưởng chế độ nào...v.v, ngày tháng năm trở lại chiến trường .......... (17)

THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K (18)

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Số tháng

Đơn vị, chiến trường

Cấp bậc, chức vụ

Mức lương

.........................................

............

....................

.........................................

............

....................

.........................................

............

....................

.........................................

.............

....................

Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần:

Mức hưởng:

Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cơ quan, chính quyền địa phương xác nhận

(Nội dung xác nhận theo mẫu)

(Ký tên, đóng dấu)

Người khai ký

(Ghi rõ họ tên)

Giải thích một số nội dung kê khai:

+ Từ 1 đến 5: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ... của đại diện thân nhân (người lập biểu).

+ (6): Ghi rõ đại diện thân nhân là bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố mẹ nuôi; vợ, chồng, con đẻ, con nuôi.

+ (7): Ghi họ tên người đi chiến trường B, C, K hoặc đi xây dựng đường dây 559; hoặc được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động) đồng thời xoá bớt những từ không cần thiết để nói rõ người đã chết thuộc đối tượng nào.

+ Từ 8 đến 13: dùng kê khai cho người đi chiến trường B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia là người hưởng lương ghi vào thời điểm đi chiến trường B, C, K. Đối với người đi chiến trường B, C, K nhiều lần thì ghi các thời điểm đi chiến trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K.

+ (13) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu hay.... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp hoặc thân nhân được trợ cấp đến tháng năm nào, từ tháng năm nào không được hưởng, tại sao...

+ Từ 14 đến 17: Dùng kê khai cho người được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Camphuchia. Trường hợp có ra Bắc và có trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi vào mục đi B, C, K.

+ (18) dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động): trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc không, ghi rõ thời gian ra Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được hưởng lương như công nhân viên chức ở miền Bắc không...

MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN

Chứng nhận Ông (bà)..... là người đang cư trú tại địa phương.... hoặc đang công tác tại cơ quan.... (ghi rõ cơ quan......) là đại diện thân nhân của Ông (bà).... là đối tượng thuộc diện kê khai hưởng chế độ một lần.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

...., ngày... tháng... năm 199

Mẫu số 2:

MẪU TRÍCH SAO LÝ LỊCH CỦA ĐỐI TƯỢNG VỀ THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954

Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh

Bí danh:

Quê quán:

Trú quán:

Đơn vị công tác, nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ, hoặc làm công việc gì ở đâu:

Tôi trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. (*)

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Số tháng

Đơn vị, chiến trường

Cấp bậc, chức vụ

Mức lương

.........................................

............

....................

.........................................

............

....................

.........................................

............

....................

.........................................

.............

....................

Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần:

Mức hưởng:

Tôi xin cam đoan bản trích sao trên đây là đúng với hồ sơ gốc cơ quan đang quản lý, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Người trích sao

(Ghi rõ họ tên)

Xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ

(Ký tên, đóng dấu)

* Khi trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 nếu có thời gian gián đoạn theo quy định tại tiết e điểm 1 mục II thì phải loại trừ không kê khai.

+ MẪU XÁC NHẬN BẢN TRÍCH SAO LÝ LỊCH CỦA ĐỐI TƯỢNG:

Xác nhận bản trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K: Đi xây dựng đường dây 559 tại chiến trường B, C, K; Thời gian cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động) hoặc đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ của Ông (bà) là..... tháng đúng với hồ sơ gốc cơ quan đang quản lý.

Đỗ Quang Trung

(Đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

(Đã ký)

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP hướng dẫn NĐ 23/1999/NĐ-CP về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.325

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.114.198
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!