Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2003/TT-BLĐTBXH Điều lệ bảo hiểm xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định 01/2003/NĐ-CP

Số hiệu: 07/2003/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Thị Hằng
Ngày ban hành: 12/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2003/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2003

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 07/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2003/NĐ-CP NGÀY 9 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ BẢO HIỂM XÃ HỘI BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 1995 CỦA CHÍNH PHỦ

Thi hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1072/VPCP-VX ngày 11 tháng 3 năm 2003; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP gồm:

1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

a/ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang;

b/ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;

c/ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;

d/ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

đ/ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;

e/ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính;

g/ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;

h/ Trạm y tế xã, phường, thị trấn;

i/ Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

k/ Các tổ chức khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại điểm 1 này.

2- Cán bộ, công chức, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ, công chức.

3- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

4- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm 1 và điểm 3 mục này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

5- Người lao động quy định tại điểm 1, điểm 2, điểm 3 và điểm 4 Mục này, đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động trả thì cũng thuộc đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc.

II- CÁC CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG

1- Chế độ trợ cấp thai sản theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

Lao động nữ có thai, sinh con (không phân biệt số lần sinh con) khi nghỉ việc theo Điều 11 và Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp thai sản.

2- Cách tính mức lương hưu theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

a/ Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A có 35 năm đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính 45%

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 35 là 20 năm, được tính:

20 năm x 2%/năm = 40%

- Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 40% = 85%.

Trường hợp này lương hưu hàng tháng chỉ tính bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

b/ Lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó từ năm thứ 16 trở đi, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị B có 26 năm đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính 45%

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, được tính:

11 năm x 3%/năm = 33%

- Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 33% = 78% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp này lương hưu hàng tháng chỉ tính bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

3- Cách tính mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

a/ Người lao động làm nghề bình thường.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc trước 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C nghỉ hưu từ 1/4/2003, khi nghỉ hưu 58 tuổi, có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông C được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 Mục II:

+ 15 năm đầu được tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm được tính thêm 26%

- Tổng cộng: 45% + 26% = 71%.

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 60:

(60 tuổi – 58 tuổi) x 1% = 2%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 71% - 2% = 69%

Ví dụ 4: Bà Trần Thị D nghỉ hưu từ 1/2/2003, khi nghỉ hưu 52 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội, bị suy giảm khả năng lao động 61%. Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của bà D được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:

+ 15 năm đầu được tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 22 là 7 năm được tính thêm 21%

Tổng cộng: 45% + 21% = 66%.

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi – 52 tuổi) x 1% = 3%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 66% - 3% = 63%

b/ Người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên hoặc có 10 năm công tác ở Miền Nam, ở Lào trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở Campuchia trước ngày 31 tháng 8 năm 1989.

Nam đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi, nữ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc trước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 5: Ông Trần Văn Đ là công nhân nghỉ hưu từ 1/4/2003, khi nghỉ hưu 50 tuổi, có 29 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động 61%.

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của ông Đ được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:

+ 15 năm đầu được tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29 là 14 năm được tính thêm 28%

Tổng cộng: 45% + 28% = 73%

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi – 50 tuổi) x 1% = 5%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 73% - 5% = 68%.

Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị E là công nhân nghỉ hưu từ 1/2/2003, khi nghỉ hưu 49 tuổi, có 22 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc, độc hại), bị suy giảm khả năng lao động 61%.

Tỷ lệ lương hưu hàng tháng của bà E được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:

+ 15 năm đầu được tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 22 là 7 năm được tính thêm 21%

Tổng cộng: 45% + 21% = 66%

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 50:

(50 tuổi – 49 tuổi) x 1% = 1%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 66% - 1% = 65%.

c/ Người lao động có ít nhất 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời) thì cách tính lương hưu thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ việc hưởng lương hưu trước 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ thì giảm 1% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn H, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm nghề đặc biệt nặng nhọc. Do sức khoẻ yếu, ông H được Hội đồng Giám định Y khoa khám và kết luận suy giảm khả năng lao động 61% và được nghỉ hưu tháng 2/2003, khi nghỉ hưu ông H đủ 48 tuổi.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của ông H được tính như sau:

- Tỷ lệ % để tính hưởng lương hưu theo quy định tại điểm 2 mục II:

+ 15 năm đầu được tính 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm được tính thêm 20%

Tổng cộng: 45% + 20% = 65%

- Tỷ lệ % tính giảm do nghỉ hưu trước tuổi 55:

(55 tuổi – 48 tuổi) x 1% = 7%

- Tỷ lệ % để tính lương hưu là: 65% - 7% = 58%

d/ Những người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội thì cách tính lương hưu theo quy định tại điểm 2 Mục II nêu trên.

đ/ Những người nghỉ hưu trước tuổi theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội nếu thuộc diện đi làm công ăn lương có đóng bảo hiểm xã hội hoặc tham gia công tác coi như đã đóng bảo hiểm xã hội trước 16 tuổi thì tuỳ theo số năm trước 16 tuổi được tính mỗi năm bằng 2% đối với nam, 3% đối với nữ mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để khấu trừ vào tổng số tỷ lệ phần trăm mức bình quân của tiền lương phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi. Nhưng số khấu trừ nhiều nhất cũng chỉ bằng tỷ lệ phần trăm tiền lương phải giảm.

Ví dụ 8: Ông Nguyễn Văn Y tham gia hoạt động Cách mạng năm 14 tuổi, do mất sức lao động 61% nên nghỉ hưu ở độ tuổi 54. ông Y có 40 năm làm việc đóng bảo hiểm xã hội. Cách tính lương hưu hàng tháng của ông Y như sau:

+ 15 năm đầu được tính bằng 45%

+ Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm được tính thêm 30%

+ Tổng cộng: 45% + 30% = 75%

Do ông Y nghỉ hưu trước tuổi 60 là 6 năm nên tỷ lệ phần trăm mức bình quân tiền lương phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là:

(60 tuổi – 54 tuổi) x 1% = 6%

Nhưng ông Y có 2 năm công tác trước 16 tuổi, ông Y được tính 4% mức bình quân tiền lương để khấu trừ vào tổng số tỷ lệ phần trăm phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi là 6%. Như vậy còn lại 2% phải giảm do nghỉ hưu trước tuổi.

Lương hưu hàng tháng của ông Y là: 75% - 2% = 73%

e/ Người lao động khi nghỉ việc có đủ 3 điều kiện dưới đây thì được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tỷ lệ hưởng lương hưu tính theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên, không phải giảm tỷ lệ % lương hưu do về hưu trước tuổi.

- Nam đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi không phải qua giám định khả năng lao động.

- Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên;

- Có đơn tự nguyện nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí .

Ví dụ 9: Ông Nguyễn Văn K có đơn tự nguyện nghỉ hưu tháng 3/2003, khi nghỉ hưu đủ 55 tuổi, có đủ 30 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ tính hưởng lương hưu của ông K được tính đủ bằng 75%.

4- Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được thực hiện như sau:

a/ Lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm, thì từ năm thứ 26 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận một nửa (1/2) tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không quá 5 tháng.

Ví dụ 10: Bà Trần Thị L nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của bà L như sau: Từ năm thứ 26 trở lên, bà L có 5 năm đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp một lần bằng: 5 năm x 0,5 tháng/năm = 2,5 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

b/ Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm, thì từ năm thứ 31 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được nhận một nửa (1/2) tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không quá 5 tháng.

Ví dụ 11: Ông Vũ Văn M nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi và có 42 năm đóng bảo hiểm xã hội, tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu của ông M như sau: Từ năm thứ 31 trở lên, ông M có 12 năm đóng bảo hiểm xã hội, trợ cấp 1 lần bằng: 12 năm x 0,5 tháng/năm = 6 tháng. Nhưng quy định tối đa không quá 5 tháng. Do đó, ông M được nhận trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu bằng 5 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

5- Người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo khoản 1 Điều 28 đã sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP gồm:

a/ Người lao động đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ, nhưng chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội;

b/ Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 25 Điều lệ Bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

c/ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

d/ Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài là người được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất cảnh để đi sinh sống ở nước ngoài (Không áp dụng đối với những đối tượng xuất cảnh vì mục đích khác, sau đó ở lại và sinh sống ở nước ngoài).

e/ Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn đã giao kết đúng quy định của pháp luật Lao động trước ngày 01/01/2003 mà chấm dứt hợp đồng lao động sau ngày 01/01/2003, nếu có đơn tự nguyện thì được trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần được tính như sau: cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng 1 tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

6- Khoản 2, Điều 28 đã sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí theo Điều 25, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được lựa chọn 1 trong 2 phương thức sau:

a/ Nghỉ chờ đến khi đủ tuổi hưởng chế độ hưu trí hàng tháng như sau:

- Người có đủ 20 năm làm việc trong điều kiện bình thường thì nam chờ đến khi đủ 60 tuổi, nữ chờ đến khi đủ 55 tuổi;

- Người có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại; hoặc đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; hoặc đủ 10 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước 30/4/1975, ở Campuchia trước 31/8/1989 thì nam chờ đến khi đủ 55 tuổi, nữ chờ đến khi đủ 50 tuổi.

Người nghỉ việc chờ đủ tuổi để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng phải có đơn tự nguyện chờ giải quyết chế độ hưu trí, có xác nhận của công đoàn và thủ trưởng đơn vị. Sau đó thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải lập đủ hồ sơ như người nghỉ hưu gửi đến cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý, theo dõi và giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện về tuổi đời.

Trong thời gian nghỉ chờ, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đó để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Trường hợp nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội hoặc nếu chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất quy định tại mục V Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

b/ Người lao động không có nguyện vọng nghỉ chờ để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng, thì cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội được giao cho người lao động quản lý.

Sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặp rủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhận của bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

7- Khoản 3 Điều 28 đã sửa đổi, bổ sung theo khoản 5, Điều 1, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

a/ Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trong sổ bảo hiểm xã hội thời gian đóng bảo hiểm xã hội, mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội được giao cho người lao động quản lý.

Sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặp rủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhận của bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

b/ Người lao động có tên trong danh sách của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức của Nhà nước, nghỉ chờ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp 1 lần thì được cấp sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian làm việc (tính đến khi bắt đầu nghỉ chờ việc). Sổ bảo hiểm xã hội được giao cho người lao động quản lý.

Sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội, nếu người lao động làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tiếp tục đóng. Trường hợp người lao động gặp rủi ro bị chết thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất, nếu ốm đau (có xác nhận của bệnh viện) hoặc sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.

Cách xác định thời gian làm việc (công tác) trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/NV ngày 4 tháng 9 năm 1972 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) và các văn bản liên quan có hiệu lực ban hành trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Quy trình, thủ tục xác nhận thời gian làm việc và cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại tiết b này có quy định riêng.

8- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chuyển sang làm công việc khác đóng bảo hiểm xã hội có mức lương thấp hơn theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

a/ Đối tượng áp dụng là người lao động đã được xếp vào các mức lương của thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định thuộc nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đã đóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương đó đủ 15 năm trở lên.

b/ Trong thời gian 15 năm trở lên hưởng mức lương nặng nhọc, độc hại thì được tính khoảng thời gian 5 năm liền kề (liên tục) có các mức lương cao nhất để làm cơ sở tính lương hưu.

Ví dụ 12: Ông Nguyễn Văn P có đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 2/2003; đã có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương của nghề nặng nhọc, độc hại, sau đó chuyển sang làm việc khác hưởng lương chuyên viên cho đến khi nghỉ hưu. Ông P có quá trình hưởng mức lương và đóng bảo hiểm xã hội theo các mức lương sau:

- Từ tháng 1/1970 đến tháng 12/1974 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 331,5 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,49;

- Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1980 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 352,5 đồng được chuyển sang hệ số 3,05;

- Từ tháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985 làm nghề nặng nhọc, độc hại hưởng mức lương cơ khí 375 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

- Từ tháng 1/1986 đến tháng tháng 1/2003 chuyển sang làm việc nhẹ hưởng mức lương thấp hơn, trước khi nghỉ hưu hưởng mức lương chuyên viên bậc 6 theo hệ số 3,06.

Mức lương để làm cơ sở tính lương hưu của ông P được tính theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau: tính mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề cao nhất (tháng 1/1981 đến hết tháng 12/1985) là 3,73.

Ví dụ 13: Ông Nguyễn Văn Q là công nhân lái xe đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 1/2003, có đủ 15 năm làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương của nghề nặng nhọc, nhưng mức lương có nhiều thời điểm cao thấp khác nhau:

- Từ tháng 1/1975 đến tháng 12/1977 lái xe trọng tải 16,5 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,56;

- Từ tháng 1/1978 đến tháng 12/1980 lái xe trọng tải 40 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,27;

- Từ tháng 1/1981 đến tháng 12/1983 lái xe trọng tải 25 tấn, hưởng mức lương bậc 2: 394 đồng được chuyển đổi theo hệ số 2,98;

- Từ tháng 1/1984 đến tháng 12/1986 lái xe trọng tải 14 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 372 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,07;

- Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 lái xe trọng tải 30 tấn, hưởng mức lương bậc 3: 438 đồng được chuyển đổi theo hệ số 3,73;

- Từ tháng 1/1990 đến khi nghỉ hưu chuyển sang lái xe con hưởng mức lương thấp hơn theo hệ số 2,73.

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu hàng tháng của ông Q thực hiện như sau:

Ông Q có hai thời gian được hưởng các mức lương cao nhất là 3,27 và 3,73 nhưng không liên tục nên không được cộng các mức tiền lương của hai thời kỳ này để tính mức bình quân tiền lương cao nhất liền kề.

Trường hợp này, việc tính mức bình quân tiền lương cao nhất của 5 năm liền kề tính từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1989 theo các mức:

- Từ tháng 1/1985 đến tháng 12/1986 tính mức lương theo hệ số 3,07.

- Từ tháng 1/1987 đến tháng 12/1989 tính mức lương theo hệ số 3,73.

Việc tính lương hưu cho các đối tượng quy định tại tiết a,b nói trên không áp dụng đối với người lao động hưởng lương theo các mức lương không thuộc thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định.

c/ Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành, thực hiện theo các văn bản quy định sau đây:

- Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

9- Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ được quy định tại khoản 7, Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP như sau:

a/ Cách tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội: nếu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dưới 3 tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng được tính nửa (1/2) năm (6 tháng); từ 7 tháng đến đủ 12 tháng tính tròn là 1 năm.

b/ Khi xác định điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ hưu trí, tuất hàng tháng thì 1 năm phải tính đủ 12 tháng. Nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 6 tháng, thì người lao động đóng tiếp một lần cho những tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng 15% của mức lương tháng trước khi nghỉ việc.

Ví dụ 14: Bà Lê Thị T, khi nghỉ hưu đủ 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 14 năm 7 tháng. Vậy bà T được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội của 5 tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng 15% của mức lương tháng trước khi nghỉ việc để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Điều lệ Bảo hiểm xã hội (đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội).

c/ Cách tính mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội lẻ 6 tháng:

- Khi tính tỷ lệ (%) lương hưu, nếu còn lẻ 6 tháng thì tính bằng một nửa (1/2) mức hưởng của 1 năm đóng bảo hiểm xã hội.

- Khi tính mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, nếu còn lẻ 6 tháng thì tính bằng một nửa (1/2) mức hưởng của 1 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 15: Bà Nguyễn Thị Q, đủ 55 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 23 năm 4 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bà Q được tính tròn là 23 năm 6 tháng. Tiền lương hưu hàng tháng của bà Q được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính 45%

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 23 là 8 năm được tính thêm 24%.

- 6 tháng lẻ tính bằng: 1/2 x 3% = 1,5%

Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 24% + 1,5% = 70,5% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 16: Ông Nguyễn Văn S, đủ 60 tuổi, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 32 năm 4 tháng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội của ông S được tính tròn là 32 năm 6 tháng. Tiền lương hưu hàng tháng của ông S được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính 45%

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm được tính thêm 30%

Tỷ lệ để tính lương hưu hàng tháng là: 45% + 30% = 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Ngoài ra ông S còn được hưởng trợ cấp 1 lần của thời gian 2 năm 6 tháng (thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm) là:

2 năm x 0,5 tháng lương = 1 tháng lương.

6 tháng được tính bằng 1/2 mức trợ cấp của 1 năm là 0,25 tháng lương (1/2 x 0,5 tháng lương). Vậy mức trợ cấp 1 lần là:

1 tháng lương + 0,25 tháng lương = 1,25 tháng lương

10- Trong thời gian lao động nữ nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 01/2003/NĐ-CP không phải đóng 5% tiền lương tháng, người sử dụng lao động không phải đóng 15% tiền lương cho người lao động với thời gian người lao động được nghỉ theo quy định như sau:

a/ Người lao động nữ nghỉ sinh con trong thời hạn 4 tháng, 5 tháng hoặc 6 tháng và thời gian nghỉ thêm do sinh đôi trở lên theo quy định tại các khoản 1,2 Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

b/ Thời gian người lao động nghỉ việc nuôi con nuôi sơ sinh hợp pháp theo quy định tại Điều 13 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Quy định trên không áp dụng đối với những trường hợp nghỉ thêm quy định tại khoản 3 Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

III- Điều khoản thi hành

1- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003. Không tính lại chế độ cho các đối tượng đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2003.

2- Quy trình và thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3- Thông tư này bãi bỏ:

a/ Các nội dung sau đây của Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ;

- Phần A;

- Điểm 1, mục II, phần B;

- Tiết a, b điểm 3, mục IV, phần B;

- Điểm 4, mục IV, phần B;

- Điểm 5, mục IV, phần B;

- Điểm 5, phần D.

b/ Thông tư số 02/1999/TT-BLĐTBXH ngày 9/01/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.

 

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 07/2003/TT-BLDTBXH

Hanoi, March 12, 2003

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENTS DECREE No. 01/2003/ND-CP OF JANUARY 9, 2003 AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE SOCIAL INSURANCE REGULATION PROMULGATED TOGETHER WITH THE GOVERNMENTS DECREE No. 12/CP OF JANUARY 26, 1995

In furtherance of the Governments Decree No. 01/2003/ND-CP of January 9, 2003 amending and supplementing a number of articles of the Social Insurance Regulation promulgated together with the Governments Decree No. 12/CP of January 26, 1995 and the Prime Ministers directing opinions in Document No. 1072/VPCP-VX of March 11, 2003; and after obtaining comments of the Ministry of Finance, the Ministry of the Interior and Vietnam Labor Confederation, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby guides the implementation as follows:

I. SUBJECTS OF APPLICATION

Subject to the compulsory social insurance according to the provisions in Clause 1, Article 1 of Decree No.01/2003/ND-CP are:

1. Laborers working under labor contracts with a term of full three months or more or labor contracts with an indefinite term in the following enterprises, agencies and organizations:

a/ Enterprises established and operating under the State Enterprises Law, including: Enterprises engaged in production and/or business activities, public-utility enterprises; and enterprises of the armed forces;

b/ Enterprises established and operating under the Enterprises Law, including: Limited liability companies, joint-stock companies, partnerships and private enterprises;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Enterprises of political or socio-political organizations;

e/ Individual production and/or business households and cooperative groups;

f/ Administrative and non-business agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations, other social organizations, armed forces, including self-financing organizations and units of administrative and non-business agencies, the Party and mass organizations permitted to conduct production and/or business activities or provide services;

g/ Semi-public, people-founded or private establishments in the cultural, medical, educational, training, scientific, physical training and sport and other non-business sectors;

h/ Health stations of communes, wards or district townships;

i/ Foreign agencies and organizations or international organizations in Vietnam, except for cases otherwise provided for by the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;

j/ Other organizations which employ laborers and are not yet specified at this Point 1.

2. Officials, public servants and State employees under the Ordinance on Public Employees.

3. Laborers and cooperative members working and enjoying remunerations under labor contracts with a term of full three months or more in cooperatives established or operating under the Cooperatives Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Laborers specified at Points 1, 2, 3 and 4 of this Section, who are on study, practice, working or convalescent trips at home or abroad while continuing to enjoy wages or remunerations paid by the employing enterprises, agencies or organizations, shall also be subject to the compulsory social insurance.

II. ENTITLEMENT REGIMES

1. Maternity allowance according to the provisions in Clause 2, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP shall be as follows:

Female laborers who are pregnant and give birth to their children (regardless of the time of childbirth), when taking maternity leaves as provided for in Articles 11 and 12 of the Social Insurance Regulation, shall enjoy the maternity allowance.

2. The methods of calculating pension levels according to the provisions at Point a, Clause 4, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP shall be as follows:

a/ Male laborers who have paid social insurance premiums for full 15 years shall enjoy pension levels equal to 45% of their average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment. For each additional year of social insurance premium payment from the 16th year on, 2% shall be added to the said percentage. The maximum monthly pension shall be equal to 75% of the average monthly wage level serving as basis for social insurance premium payment.

Example 1: Mr. Nguyen Van A has paid social insurance premiums for 35 years, his pension level shall be calculated as follows:

- For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied.

- For the 20-year period from the 16th year to the 35th year, the percentage to be applied to the calculation shall be: 20 years x 2%/year = 40%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this case, the monthly pension shall be equal to only 75% of the average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment.

b/ Female laborers who have paid social insurance premiums for full 15 years shall enjoy pension levels equal to 45% of their average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment. For each additional year of social insurance premium payment from the 16th year on, 3% shall be added to the said percentage. The maximum monthly pension shall be equal to 75% of the average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment.

Example 2: Mrs. Nguyen Thi B has paid social insurance premiums for 26 years, her pension level shall be calculated as follows:

- For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied.

- For the 11-year period from the 16th year to the 26th year, the percentage to be applied to the calculation shall be: 11 years x 3%/year = 33%.

- So, the gross percentage for monthly pension calculation shall be: 45% + 33% = 78% of the average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment.

In this case, the monthly pension shall be equal to only 75% of the average monthly wage serving as basis for social insurance premium payment.

3. The methods of calculating lower pension levels according to the provisions at Point b, Clause 4, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP shall be as follows:

a/ For laborers doing ordinary jobs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 3: Mr. Nguyen Van C retires as from April 1, 2003 at the age of 58. He has paid social insurance premiums for 28 years and suffered from a working capacity decline of 61%. The monthly pension percentage enjoyed by Mr. C shall be calculated as follows:

- Percentage for calculating pensions according to the provisions at Point 2 of Section II:

+ For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied

+ For the 13-year period from the 16th year to the 28th year, the additional percentage shall be: 26%

- The gross percentage shall be: 45% + 26% = 71%

- Percentage reduced due to premature retirement (before the age of 60) shall be: (60 years - 58 years) x 1% = 2%

- Percentage for calculating his pension shall be: 71% - 2% = 69%.

Example 4: Mrs. Tran Thi D retires as from February 1, 2003 at the age of 52. She has paid social insurance premiums for 22 years and suffered from a working capacity decline of 61%. The monthly pension percentage enjoyed by Mrs. D shall be calculated as follows:

- Percentage for calculating pensions according to the provisions at Point 2 of Section II:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For the 7-year period from the 16th year to the 22nd year, the additional percentage shall be: 21%

The gross percentage shall be: 45% + 21% = 66%.

- Percentage reduced due to premature retirement (before the age of 55) shall be: (55 years - 52 years) x 1% = 3%.

- Percentage for calculating her pension shall be: 66% - 3% = 63%.

b/ For laborers who have been engaged in heavy, hazardous or dangerous jobs for full 15 years, have worked for full 15 years in localities with a regional allowance coefficient of 0.7 or higher or had worked for 10 years in South Vietnam or Laos before April 30, 1975 or in Cambodia before August 31, 1989.

If they are male laborers aged between full 50 years and under 55 years, or female laborers aged between full 45 years and under 50 years, who have paid social insurance premiums for full 20 years or more and suffered from a working capacity decline of 61% or higher, the method of calculating their pensions shall comply with the provisions at Point 2 of Section II above, and for each year of premature retirement before the age of 55 years for male laborers and 50 years for female laborers, the average monthly wages serving as basis for social insurance premium payment shall be reduced by 1%.

Example 5: Mr. Tran Van E is a worker retiring as from April 1, 2003 at the age of 50. He has paid social insurance premiums for 29 years (including 15 years of doing heavy and hazardous jobs) and suffered from a working capacity decline of 61%.

The percentage for calculating Mr. Es monthly pension shall be calculated as follows:

- Percentage for calculating pensions according to the provisions at Point 2 of Section II:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ For the 14-year period from the 16th year to 29th year, the additional percentage shall be 28%.

The gross percentage shall be: 45% + 28% = 73%.

- Percentage reduced due to premature retirement (before the age of 55) shall be: (55 years - 50 years) x 1% = 5%.

- Percentage for calculating his pension shall be: 73% - 5% = 68%.

Example 6: Mrs. Nguyen Thi F is a worker retiring as from February 1, 2003 at the age of 49. She has paid social insurance premiums for 22 years (including 15 years of doing heavy and hazardous jobs) and suffered from a working capacity decline of 61%.

The percentage for calculating Mrs. Fs monthly pension shall be calculated as follows:

- Percentage for calculating pensions according to the provisions at Point 2 of Section II:

+ For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied

+ For the 7-year period from the 16th year to 22nd year, the additional percentage shall be: 21%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Percentage reduced due to premature retirement (before the age of 50) shall be: (50 years - 49 years) x 1% = 1%

- Percentage for calculating her pension shall be: 66% - 1% = 65%.

c/ For laborers who have been engaged in heavy, hazardous or dangerous jobs for at least 15 years and paid social insurance premiums for full 20 years or more and suffered from a working capacity decline of 61% or higher (regardless of their ages), the methods of calculating their pensions shall comply with the provisions at Point 2 of Section II above, and for each year of premature retirement before the age of 55 for male laborers and the age of 50 for female laborers, the average of the monthly wages serving as basis for social insurance premium payment shall be reduced by 1%.

Example 7: Mr. Nguyen Van H has paid social insurance premiums for 25 years, including 15 years of doing exceptionally heavy jobs. Due to his poor health, Mr. H was given a health-check by the Medical Expertise Council, which concluded that he suffers from a working capacity decline of 61% and therefore he is allowed to retire in February 2003 when he is full 48 years old.

The percentage for calculating Mr. Hs monthly pension shall be calculated as follows:

- Percentage for calculating pensions according to the provisions at Point 2 of Section II:

+ For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied

+ For the 10-year period from the 16th year to 25th year, the additional percentage shall be: 20%

The gross percentage shall be: 45% + 20% = 65%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Percentage for calculating his pension shall be: 65% - 7% = 58%.

d/ For those who retire according to Clause 1, Article 26 of the Social Insurance Regulation, the pension-calculating method shall comply with the provisions at Point 2 of Section II above.

e/ For persons prematurely retire according to Clause 2 or 3, Article 26 of the Social Insurance Regulation, if they are wage-earners paying social insurance premiums or engaged in jobs which render them eligible for being considered as having paid social premiums before the age of 16, they shall enjoy 2%, for male, or 3%, for female laborers, for each year before the age of 16 to be offset against the gross percentage of the average monthly wage level reduced due to the premature retirement. Nevertheless, the maximum offset shall only be equal to the reduced wage percentage for calculating pension.

Example 8: Mr. Nguyen Van Y joined revolutionary activities when he was 14 and retired at the age of 54 due to a working capacity decline of 61%. Mr. Y has worked and paid social insurance premiums for 40 years. The method of calculating Mr. Ys pension shall be as follows:

+ For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied

+ For the 15-year period from the 16th year to the 30th year, the additional percentage shall be: 30%

+ The gross percentage shall be: 45% + 30% = 75%

But as Mr. Y retires 6 years before the prescribed retirement age of 60, the percentage of the average wage level to be reduced due to his premature retirement shall be: (60 years - 54 years) x 1% = 6%.

However, Mr. Y has 2 years of working before the age of 16, then he shall enjoy 4% of his average wage level offset against the gross percentage of 6% to be reduced due to the premature retirement. As a result, the remaining percentage to be reduced due to the premature retirement shall be 2%.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Laborers who, when retiring, satisfy the following three conditions shall be entitled to the monthly pension regime with the pension-calculating percentage made according to the provisions at Point 2 of Section II above, without any reduction of pension-calculating percentage due to the premature retirement.

- Being aged between full 55 years and under 60 years for male laborers, or between full 50 years and under 55 years for female laborers, who are exempt from the working capacity assessment;

- Having paid social insurance premiums for 30 years or more;

- Having filed applications for voluntary premature retirement.

Example 9: Mr. Nguyen Van K files his application for voluntary premature retirement in March 2003 when he is 55 years old, has worked and paid social insurance premiums for full 30 years. The percentage for calculating Mr. Ks pension shall be full 75%.

4. Method of calculating lump-sum allowance upon the retirement according to the provisions at Point c, Clause 4, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP as follows:

Lump-sum allowance given upon retirement shall be as follows:

a/ Female laborers who have paid social premiums for more than 25 years shall, for each year of paying social insurance premiums from the 26th year on, enjoy half (1/2) of the average monthly wage serving as basis for paying social insurance premiums, provided that the total allowance shall not exceed 5 months wage.

Example 10: Mrs. Tran Thi L retires when she is full 55 years old and has paid social insurance premiums for 30 years. The lump-sum allowance to be given to Mrs. L upon her retirement shall be calculated as follows: Counting from the 26th year, Mrs. L has 5 years of social insurance premium payment and shall therefore enjoy a lump-sum allowance equal to: 5 years x 0.5 month/year = 2.5 months of the average monthly wage serving as basis for paying social insurance premiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 11: Mr. Vu Van M retires when he is full 60 years old and has paid social insurance premiums for 42 years. The lump-sum allowance to be given to Mr. M upon his retirement shall be calculated as follows: Counting from the 31st year, Mr. M has 12 years of social insurance premium payment and shall therefore enjoy a lump-sum allowance equal to: 12 years x 0.5 month/year = 6 months. But since the prescribed maximum level is 5 months, Mr. M shall receive a lump-sum allowance upon his retirement equal to 5 months of the average monthly wage serving as basis for paying social insurance premiums.

5. Persons who enjoy the lump-sum social insurance allowance according to Clause 1, Article 28 of the Social Insurance Regulation, which was amended and supplemented according to Clause 5, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP, include:

a/ Laborers who are aged full 60 years for male or full 55 years for female, but have not yet paid social insurance premiums for full 15 years;

b/ Laborers who reach the retirement age according to Clause 2, Article 25 of the Social Insurance Regulation but have not yet paid social insurance premiums for full 20 years.

c/ Laborers whose working capacities have declined by 61% or more due to illnesses, accidents or occupational diseases and who have not yet paid social insurance premiums for full 20 years.

d/ Persons who legally go abroad for permanent residence and are permitted by the competent State agencies to leave the country to earn their living in foreign countries (other than subjects who make exits for other purposes, but later stay and earn their living in foreign countries).

e/ Laborers who work under labor contracts with definite terms, which had been signed strictly according to the provisions of the labor legislation before January 1, 2003, but terminate their labor contracts after January 1, 2003 with voluntary applications therefor, shall be entitled to lump-sum social insurance allowances.

The lump-sum social insurance allowance level shall be calculated as follows: For each year of social insurance premium payment, one month of average monthly wage serving as basis for paying social insurance premiums shall be counted.

6. Regarding Clause 2, Article 28 of the Social Insurance Regulation, which was amended and supplemented according to Clause 5, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP, as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ They cease working and wait until they reach the retirement age to enjoy monthly pensions as follows:

- Laborers having worked for full 20 years under normal conditions shall wait until they reach full 60 years, if they are male, or full 55 years, if they are female;

- Laborers who have paid social insurance premiums for full 20 years, including full 15 years of doing heavy and hazardous jobs or works or exceptionally heavy and hazardous jobs or works; or worked for full 15 years in localities with a regional allowance coefficient of 0.7 or higher; or had worked for full 10 years in South Vietnam or Laos before April 30, 1975 or in Cambodia before August 31, 1989, shall wait until they reach full 55 years old for males, or full 50 years old for females.

Laborers who cease working and wait until they reach the retirement age to enjoy the monthly pension shall have to file applications to voluntarily wait for the retirement regime settlement, with certifications by the trade union and units heads. Then, the heads of their agencies, units or enterprises shall have to compile full dossiers like those for retirers and send them to the social insurance agencies for management, monitoring and settlement of the monthly retirement regime when they reach the retirement age.

During the period of work cessation and waiting, if laborers do jobs subject to the compulsory social insurance, they shall have to continue paying social insurance premiums. Such period of social insurance premium payment shall be added to the previous period of social insurance premium payment for calculating the social insurance regime to be enjoyed. Cases of working capacity decline of 61% or higher shall be settled according to the retirement regime provided for in Clause 2 or 3 of Article 26 of the Social Insurance Regulation. In cases where laborers die, their families shall receive the death allowances provided for in Section V of the Social Insurance Regulation.

b/ For laborers who do not wish to cease working and wait for the settlement of the monthly retirement regime, the social insurance agencies shall certify the periods of social insurance premium payment and wage levels serving as basis for social insurance premium payment in their social insurance books. Social insurance books shall be handed to laborers for management.

After receiving the social insurance books, if laborers do jobs subject to the compulsory social insurance, they shall have to continue paying social insurance premiums. In cases where laborers meet with accidents and die, their families shall receive the death allowances. If they suffer from illnesses (with certification by hospitals) or file voluntary applications 6 months after ceasing to do jobs subject to the compulsory social insurance, the social insurance agencies of localities where the laborers reside shall give them lump-sum social insurance allowances.

7. Regarding Clause 3, Article 28, which was amended and supplemented according to Clause 5, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP, as follows:

a/ For laborers who cease working when they have not yet reached the retirement ages and not yet paid social insurance premiums for the period prescribed in Articles 25 and 26 of the Social Insurance Regulation, the social insurance agencies shall certify the periods of social insurance premium payment and wage levels serving as basis for social insurance premium payment in their social insurance books. Social insurance books shall be handed to laborers for management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Laborers who are on the payrolls of State enterprises, agencies or organizations and who had ceased working to wait for jobs before January 1, 1995 but have not yet received lump-sum allowances shall be granted social insurance books with certifications of their working periods (counted till the time of starting to cease working to wait for jobs). Social insurance books shall be handed to laborers for management.

After receiving the social insurance books, if laborers do jobs subject to the compulsory social insurance, they shall have to continue paying social insurance premiums. In cases where laborers meet with accidents and die, their families shall receive death allowances. If they suffer from illnesses (with certification by hospitals) or file voluntary applications 6 months after ceasing to do jobs subject to the compulsory social insurance, the social insurance agencies of localities where laborers reside shall give them lump-sum social insurance allowances.

The method of determining working periods prior to January 1, 1995 shall comply with the provisions of Circular No. 13/NV of September 4, 1972 of the Ministry of the Interior (now the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs) and effective relevant documents promulgated before January 1, 1995.

The order and procedures for certifying working periods of and granting social insurance books to, laborers specified in this Item b shall be governed by separate regulations.

8. Methods of calculating the average monthly wage level serving as basis for paying social insurance premiums applicable to laborers who have done for full 15 years heavy and hazardous jobs or works or exceptionally heavy and hazardous jobs or works and been subsequently transferred to other jobs with social insurance premiums paid and lower wage levels according to the provisions in Clause 6, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP shall be as follows:

a/ For application subjects being laborers who have been arranged into wage levels of wage scales and tables set by the State for heavy and hazardous jobs or works or exceptionally heavy and hazardous jobs or works and paid social insurance premiums at such wage levels for full 15 years or more.

b/ Of the period of 15 years or more eligible for wage levels applicable to heavy and hazardous jobs or works, the highest wage level in the last 5 years (consecutive) shall serve as basis for calculating pensions.

Example 12: Mr. Nguyen Van P fully meets the conditions for retirement in February 2003, has worked and paid social insurance premiums for full 15 years according to the wage levels applicable to heavy and hazardous jobs, and subsequently been transferred to other jobs enjoying the specialists wage level until his retirement. So, Mr. P has the following periods of enjoying different wage levels and paying social insurance premiums according to the following wage levels:

- From January 1970 to December 1974: He was engaged in a heavy and hazardous job and enjoyed the mechanical engineering wage of 331.5 dong, converted according to the coefficient of 2.49;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- From January 1981 to the end of December 1985: He was engaged in a heavy and hazardous jobs and enjoyed the mechanical engineering wage of 375 dong, converted according to the coefficient of 3.73;

- From January 1986 to January 2003: He was transferred to a light job with a lower wage level and enjoyed the grade-6 specialist wage level according to the coefficient of 3.06 before his retirement.

The wage level to serve as basis for calculating the pension of Mr. P shall be the highest average wage level subject to social insurance premium payment of 5 consecutive years (From January 1981 to the end of December 1985) according to Clause 6, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP, which is 3.73.

Example 13: Mr. Nguyen Van Q is a driver who fully meets the conditions for retirement in January 2003 and has worked and paid social insurance premiums for full 15 years according to the wage levels applicable to heavy jobs, but his wage levels varied through different periods of time:

- From January 1975 to December 1977: He drove a 16.5-ton truck and enjoyed the grade-2 wage level of 372 dong, converted according to the coefficient of 2.56;

- From January 1978 to December 1980: He drove a 40-ton truck and enjoyed the grade-2 wage level of 438 dong, converted according to the coefficient of 3.27;

- From January 1981 to December 1983: He drove a 25-ton truck and enjoyed the grade-2 wage level of 394 dong, converted according to the coefficient of 2.98;

- From January 1984 to December 1986: He drove a 14-ton truck and enjoyed the grade-3 wage level of 372 dong, converted according to the coefficient of 3.07;

- From January 1987 to December 1989: He drove a 30-ton truck and enjoyed the grade-3 wage level of 438 dong, converted according to the coefficient of 3.73;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The method of calculating the average monthly wage to serve as basis for monthly pension of Mr. Q shall be effected as follows:

Mr. Q has two periods of enjoying the highest wage levels of 3.27 and 3.73. As these two periods are not consecutive, the wage levels thereof shall not be aggregated to calculate the highest consecutive average wage level.

For this case, the calculation of the highest average wage level of five consecutive years from January 1985 to December 1989 shall be made according to the following levels:

- From January 1985 to December 1986: The coefficient of 3.07 shall be applied.

- From January 1987 to December 1989: The coefficient of 3.73 shall be applied.

The calculation of pensions for the subjects specified in Items a and b above shall not apply to laborers enjoying wages at the levels outside the wage scales and tables set by the State.

c/ The list of heavy and hazardous jobs or works and exceptionally heavy and hazardous jobs and works promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall comply with the following legal documents:

- Decision No. 1453/LDTBXH-QD of October 13, 1995 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Decision No. 915/LDTBXH-QD of July 30, 1996 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Decision No. 190/1999/QD-BLDTBXH of March 3, 1999 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

- Decision No. 1580/2000/QD-BLDTBXH of December 26, 2000 of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.

9. Regarding the method of calculating the period of paying social insurance premiums for settlement of regimes prescribed in Clause 7, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP shall be as follows:

a/ The method of calculating the period of paying social insurance premiums for calculation of pensions and social insurance allowances: Any period of paying social insurance premiums of under 3 months shall not be counted; periods of between full 3 moths and full 6 months shall be counted as half (1/2) a year (6 months); periods of between 7 months and full 12 months shall be rounded up to one full year.

b/ When determining the condition on social insurance premium payment duration for calculation and enjoyment of the monthly pension or death allowance regime, one year must include full 12 months. If the laborers social insurance premium payment duration is 6 months or shorter than the prescribed ones, they shall make lump-sum payment of social insurance premiums with a payment level for each of deficit months equal to 15% of the monthly wage level enjoyed before they cease working.

Example 14: Mrs. Le Thi T retires when she is full 55 years old and has paid social insurance premiums for 14 years and 7 months. Mrs. T shall continue to pay social insurance premiums for 5 outstanding months by herself with the monthly payment level equal to 15% of the monthly wage level just before she ceases working, so as to fully meet the conditions for enjoying the retirement regime according to Clause 1, Article 26 of the Social Insurance Regulation (full 15 years of paying social insurance premiums).

c/ Method of calculating pensions and social insurance allowances when period of paying social insurance premiums spares 6 months:

- When calculating pension percentage (%), the odd 6 months shall be calculated as equal to half (1/2) of pension of one year of social insurance premium payment.

- When calculating lump-sum social insurance allowance, the odd 6 months shall be calculated as equal to half (1/2) of pension of one year of social insurance premium payment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied.

- For the 8-year period from the 16th year to the 23rd year, the additional percentage shall be: 24%.

- For the odd 6 months: 1/2 x 3% = 1.5%

The percentage for calculating the monthly pension shall be 45% + 24% + 1.5% = 70.5% of the average monthly wage level serving as a basis for paying social insurance premiums.

Example 16: Mr. Nguyen Van S, who is full 60 years old and has paid social insurance premiums for 32 years and 4 months. His period of social insurance premium payment shall be rounded up to 32 years and 6 months, and his monthly pension shall be calculated as follows:

- For the first 15 years: the percentage of 45% shall be applied.

- For the 15-year period from the 16th year to 30th year, the additional percentage shall be: 30%.

The percentage for calculating the monthly pension shall be 45% + 30% = 75% of the average monthly wage level serving as a basis for paying social insurance premiums.

Besides, Mr. S shall also enjoy a lump-sum allowance for 2 years and 6 months (the period from the 31st year of social insurance premium payment), which shall be equal to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6 months allowance shall be counted as half (1/2) of one years allowance which is equal to 0.25 months wage (1/2 x 0.5 months wage). So, the lump-sum allowance shall be:

1 months wage + 0.25 months wage = 1.25 months wage

10. During the maternity leave taken by female laborers according to Clause 9, Article 1 of Decree No. 01/2003/ND-CP, they shall not have to pay 5% of their monthly wages and the employers shall not have to pay 15% of wages for such laborers. The leaves to be taken by laborers are provided for as follows:

a/ Female laborers who take maternity leaves of 4 months, 5 months or 6 months and additional leaves for those who give birth to two or more children at a time according to Clauses 1 and 2, Article 12 of the Social Insurance Regulation.

b/ The period during which laborers cease working to nurse their adopted infants according to Article 13 of the Social Insurance Regulation.

The above regulations shall not apply to cases of additional leaves specified in Clause 3, Article 12 of the Social Insurance Regulation.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after it is published on the Official Gazette.

The regimes provided for in this Circular shall apply as from January 1, 2003. The regimes applicable to the subjects who had enjoyed the social insurance regimes before January 1, 2003 shall not be re-calculated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. This Circular annuls:

a/ The following contents of Circular No. 06/LDTBXH-TT of April 4, 1995 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of a number of articles of the Social Insurance Regulation promulgated together with the Governments Decree No. 12/CP of January 26, 1995:

- Part A;

- Point 1, Section II, Part B;

- Items a and b, Point 3, Section IV, Part B;

- Point 4, Section IV, Part B;

- Point 5, Section IV, Part B;

- Point 5, Part D.

b/ Circular No. 02/1999/TT-LDTBXH of January 9, 1999 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the implementation of the Governments Decree No. 93/1998/ND-CP of November 12, 1998 amending and supplementing a number of articles of the Social Insurance Regulation promulgated together with the Governments Decree No. 12/CP of January 26, 1995.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS




Nguyen Thi Hang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 hướng dẫn thi hành Nghị định 01/2003/NĐ-CP sửa đổi Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định 12/CP 1995 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.935

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.212.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!