Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 522/TC-BH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 05/12/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 522/TC-BH

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 1991

 

QUYẾT ĐỊNH

ĐIỀU CHỈNH MỨC PHÍ, SỐ TIỀN BẢO HIỂM VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU 8 QUY TẮC BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH ĐI LẠI TRONGNƯỚC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 155-HĐBT ngày 15-10-1988 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 45-QĐ/TC ngày 2-2-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thay thế nội dung điều 8 của Quy tắc bảo hiểm tai nạn hành khách kèm theo Quyết định số 176/TC-BH ngày 27/10/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính bằng nội dung sau:

"Khi người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm thì Bảo Việt trả tiền bảo hiểm như sau:

1. Trường hợp người được bảo hiểm bị chết: BAOVIET sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo quy định tại "Biểu phí và số tiền bảo hiểm".

2. Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật: BAOVIET trả tiền bảo hiểm theo quy định tại: "Bản tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật".

Điều 2. Điều chỉnh số tiền bảo hiểm, mức phí bảo hiểm tai nạn hành khách để áp dụng từ năm 1992. Biểu phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm đã điều chỉnh được đính kèm Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 1992. Các quy định có liên quan trong quy tắc bảo hiểm tai nạn hành khách trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

BIỂU PHÍ VÀ SỐ TIỀN BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH ĐI LẠI TRONG NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 522 TC-BH ngày 05-12-1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I. ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH TRONG NƯỚC

1. Phí bảo hiểm:

- Vận tải đường sắt (không kể cự ly):

50 đ./LHK

- Vận tải đường sông, đường bộ:

 

+ Dưới 30 km:

10 đ./LHK

+ Từ 30 km đến dưới 300 km:

30 đ./LHK

+ Từ 300 km đến dưới 500 km:

40 đ./LHK

+ Trên 500 km:

50 đ./LHK

- Vận tải đường biển (không kể cự ly):

60 đ./LHK

- Vận tải đường hàng không:

200 đ./LHK

- Khách qua phà, cầu phao:

10 đ./LHK

- Ôtô buýt, xe điện:

10 đ./LHK

- Vé tháng:

50 đ./vé

2. Số tiền bảo hiểm:

a) Đối với khách có vé: 3.000.000 đ/người/vụ tai nạn.

b) Đối với trẻ em chưa đến tuổi mua vé nhưng đi theo hành khách có vé: 300.000 đ/người/vụ tai nạn.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HÀNH KHÁCH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI MUA VÉ HÀNH KHÁCH BẰNG NGOẠI TỆ

1. Phí bảo hiểm:

- Vận tải đường sắt (không kể cự ly):

1,0 USD/LHK

- Vận tải đường biển (không kể cự ly):

2,0 USD/LHK

- Vận tải đường bộ, đường sông:

 

+ Dưới 30 km:

0,2 USD/LHK

+ Từ 30 km đến dưới 300 km:

0,5 USD/LHK

+ Từ 300 km đến dưới 500 km:

0,8 USD/LHK

+ Trên 500 km:

1,0 USD/LHK

2. Số tiền bảo hiểm: 10.000 USD/người/vụ tai nạn.

Đối với trẻ em chưa đến tuổi mua vé nhưng đi theo hành khách có vé: 1.000 USD/người/vụ tai nạn.

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BẢO HIỂM THƯƠNG TẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 522 TC-BH ngày 05 tháng 12 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Trả tiền bảo hiểm

Tỷ lệ % số tiền bảo hiểm

I. THƯƠNG TẬT VĨNH VIỄN

 

A. Thương tật toàn bộ:

 

1. Mù hoặc mất hoàn toàn 2 mắt

100%

2. Rối loạn tâm thần hoàn toàn và không thể chữa được

100%

3. Hỏng toàn bộ chức năng nhai và nói

100%

4. Mất cả hoặc liệt hoàn toàn 2 tay từ vai hoặc khuỷu xuống hoặc 2 chân (từ háng hoặc đầu gối trở xuống)

100%

5. Mất cả 2 bàn tay hoặc 2 bàn chân, hoặc mất một cánh tay và 1 bàn chân, hoặc mất 1 cánh tay và 1 cẳng chân, hoặc 1 bàn tay và 1 cẳng chân hoặc 1 bàn tay và 1 bàn chân

100%

6. Mất hoàn toàn khả năng lao động mà không thể làm bất cứ việc gì được (toàn bộ bị tê liệt, bị thương dẫn đến tình trạng nằm liệt giường hoặc dẫn đến tàn tật toàn bộ vĩnh viễn)

100%

7. Cắt toàn bộ 1 bên phổi và 1 phần phổi bên kia

100%

B. Thương tật bộ phận:

 

a) Đầu

 

8. Mất 3/4 lưỡi còn lại gốc lưỡi (mất từ đường gai lưỡi V trở ra)

75-85%

9. Điếc hoàn toàn 2 tai không phục hồi được

80%

10. Điếc hoàn toàn 1 tai không phục hồi được

35%

11. Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt

50-60%

12. Mất hoặc mù hoàn toàn 1 mắt nhưng trước khi xảy ra tai nạn này đã bị mất hoặc mù 1 mắt rồi

95%

13. Mất toàn bộ xương hàm trên hoặc dưới

70-80%

14. Nứt vỡ xương vòm sọ đã liền nhưng còn di chứng đau đầu kéo dài

35-45%

15. Mất mũi

35-45%

b) Chi trên:

 

16. Mất 1 cánh tay từ vai xuống (tháo khớp vai)

75-85%

17. Cắt cụt 1 cánh tay từ dưới vai xuống

70-80%

18. Cắt cụt 1 cánh tay từ trên khuỷu xuống (tháo khớp khuỷu)

65-75%

19. Mất trọn 1 bàn tay hoặc cả 5 ngón tay

60-70%

20. Mất đồng thời cả 4 ngón tay

50-65%

21. Mất đồng thời cả ngón cái và ngón trỏ

35-47%

22. Mất trọn ngón cái

18-25%

23. Mất trọn ngón trỏ

15-22%

24. Mất trọn 1 ngón giữa hoặc ngón nhẫn

12-18%

25. Mất trọn 1 ngón út

10-15%

26. Dính khớp bả vai

30-40%

27. Dính khớp khuỷu tay

25-35%

28. Dính khớp cổ tay

20-30%

29. Gẫy tay: can lệch hoặc mất xương làm chi ngắn trên 3cm và chức năng quay sắp, ngửa hạn chế

25-35%

c) Chi dưới

 

30. Mất 1 chân từ háng xuống (tháo khớp háng-đùi)

75-85%

31. Cắt cụt 1 đùi:

 

- 1/3 trên

70-80%

- 1/3 dưới hoặc giữa

65-75%

32. Cắt cụt 1 chân từ gối xuống

60-70%

33. Tháo khớp cổ chân hoặc mất 1 bàn chân

60-70%

34. Mất cả 5 ngón chân

50-60%

35. Mất 4 ngón cả ngón cái

45-55%

36. Mất 4 ngón trừ ngón cái

40-50%

37. Mất 1 ngón cái

15-22%

38. Mất 1 ngón ngoài ngón cái

10-15%

39 Dính khớp háng

45-55%

40. Dính khớp gối

30-40%

41. Mất phần lớn xương bánh chè và giới hạn nhiều khả năng duỗi cẳng chân trên đùi

45-55%

42. Gẫy chân can lệch hoặc mất xương làm ngắn chi:

 

- Ít nhất là 5cm

40-45%

- Từ 3-5 cm

35-40%

43. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo ngoài

35-45%

44. Liệt hoàn toàn dây thần kinh hông khoeo trong

25-35%

d) Nội tạng:

 

45. Cắt toàn bộ một bên phổi

65-75%

46. Cắt toàn bộ dạ dày

75-85%

47. Cắt gần hết ruột non (còn lại dưới 1 mét)

75-85%

48. Cắt toàn bộ đại tràng

75-85%

49. Cắt bỏ gan phải đơn thuần

70-80%

50. Cắt bỏ gan trái đơn thuần

60-70%

51. Cắt bỏ túi mật

45-50%

52. Cắt bỏ lá lách

40-50%

53. Cắt bỏ đuôi tuỵ lách

60-70%

54. Cắt bỏ 1 thận, thận còn lại bình thường

50-60%

55. Mất dương vật và 2 tinh hoàn ở người dưới 50 tuổi chưa có con

70-80%

56. Cắt bỏ dạ con và buồng trứng 1 bên ở người dưới 45 tuổi chưa có con

60-70%

Ghi chú:

1. Mất hẳn chức năng của từng bộ phận hoặc hỏng vĩnh viễn chi được coi như mất từng bộ phận đó hoặc mất chi.

2. Những trường hợp tàn tật không liệt kê trong phần I trên sẽ được bồi thường theo tỷ lệ trên cơ sở so sánh tính nghiêm trọng của nó với những trường hợp khác có trong phần này.

II. THƯƠNG TẬT TẠM THỜI

 

A. Chi trên

 

57. Gẫy xương cánh tay

15-25%

58. Gẫy 2 xương cẳng tay

12-23%

59. Gẫy 1 xương quay hoặc 1 xương trụ

10-20%

60. Gẫy đầu dưới xương quay

10-18%

61. Gẫy mỏm trâm quay hoặc trụ

8-15%

62. Gẫy xương cổ tay

10-18%

63. Gẫy xương đốt bàn

12-20%

64. Gẫy xương ngón tay

7-12%

65. Gẫy xương đòn

10-20%

66. Gẫy xương bả vai

10-20%

B. Chi dưới

 

67. Gẫy xương đùi:

 

- 1/3 trên hay cổ xương đùi

30-40%

- 1/3 giữa hoặc dưới

25-35%

68. Gẫy 2 xương chày, mác

20-30%

69. Gẫy xương chày (1/3 giữa)

15-25%

70. Gẫy xương mác (1/3 trên, giữa)

12-23%

71. Gẫy đoạn mâm chày

15-25%

72. Gẫy xương mác đầu dưới

12-22%

73. Đứt gân bánh chè

15-25%

74. Đứt gân Achille

15-25%

75. Gẫy đốt bàn (của 1 chân)

12-22%

76. Vỡ xương gót

12-22%

77. Gẫy xương thuyền

12-22%

78. Gẫy xương mắt cá

12-22%

79. Gẫy xương ngón chân

7-15%

C. Sọ não

 

80. Lột da đầu toàn phần

(1. phần theo tỷ lệ)

15-25%

81. Nứt vỡ, mẻ xương sọ

10-20%

82. Lún sọ não

20-30%

D. Lồng ngực

 

83. Gẫy xương sườn

8-15%

NGUYÊN TẮC XÉT TRẢ TIỀN BẢO HIỂM

Việc xét giải quyết trả tiền theo bảng này sẽ căn cứ trên các chứng từ điều trị của nạn nhân và quy định như sau:

1. Vết thương điều trị bình thường: không có hoặc có kèm theo tiểu phẫu thuật, vết thương không nhiễm trùng sẽ trả tiền bảo hiểm cho thương tích này tương ứng với mức thấp nhất của thang tỷ lệ trả tiền bảo hiểm quy định cho trường hợp này.

2. Vết thương điều trị phức tạp kèm theo trung, đại phẫu thuật phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc bó bột lại, hoặc sau khi điều trị còn để lại di chứng (mà không quy định trong phần thương tật vĩnh viễn), thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ với thời gian điều trị nội, ngoại trú trên mức điều trị bình thường quy định tại điểm 1 trên, mỗi ngày được cộng thêm 0,5% STBH nhưng không vượt quá mức cao nhất của thang tỷ lệ trả tiền bảo hiểm quy định cho trường hợp này.

3. Trường hợp đa vết thương có quy định trong bảng thì trả tiền bảo hiểm cho từng vết thương nhưng tổng số tiền trả cho người được bảo hiểm không vượt quá STBH.

4. Những vết thương nặng không quy định trong phần thương tật vĩnh viễn như vết thương nội tạng; tim, gan, phổi... hoặc đa vết thương phần mềm nặng như: bỏng toàn thân, đập nát tay, chân, đầu... thì xét trả tiền bảo hiểm theo ngày điều trị nội, ngoại trú mỗi ngày bằng 0,4% STBH nhưng không vượt quá STBH.

5. Trường hợp thương tích tạm thời không quy định trong phần thương tật tạm thời thì xét trả tiền bảo hiểm theo ngày điều trị nội, ngoại trú mỗi ngày bằng 0,4% STBH nhưng không quá 30 ngày.

 

QUY TẮC

BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định 1267-BH/88 của Giám đốc Công ty Bảo hiểm Việt Nam về việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với người lao động Việt Nam)

Chương 1[:

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI BẢO HIỂM

Điều 1. Công ty bảo hiểm Việt Nam (sau đây gọi tắt là Bảo Việt) nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi tắt là người được bảo hiểm) phát sinh khi tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra với người lao động Việt Nam của xí nghiệp bị chết (sau đây gọi tắt là nạn nhân).

Điều 2. Tai nạn lao động nói trên được hiểu theo quyết định liên Bộ số 45-LB-QĐ ngày 20-3-1982 của Bộ Lao động, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam.

Bệnh nghề nghiệp nói trên được hiểu theo Thông tư liên bộ số 08-TT/LB ngày19-5-1976 của Bộ Y tế, Bộ Thương binh xã hội và Tổng Công đoàn Việt Nam.

Chương 2:

KHÔNG THUỘC PHẠM VI TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

Điều 3. Bảo Việt không chịu trách nhiệm trả tiền bồi thường cho những trường hợp chết do những nguyên nhân sau đây gây ra:

a. Hành động cố ý vi phạm pháp luật và nội quy an toàn lao động của người được bảo hiểm và nạn nhân.

b. Hành động tự gây thương tích hoặc tự tử của nạn nhân hoặc do sử dụng rượu bia và các chất kích thích tương tự khác.

c. Hành động khủng bố, bạo loạn, đình công và chiến tranh.

Chương 3:

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM

Điều 4. Hợp đồng bảo hiểm được ký kết giữa Bảo Việt và người được bảo hiểm trên cơ sở kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm.

Điều 5. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực đối với khoảng thời gian đã ghi trong hợp đồng nhưng không quá một năm với điều kiện người được bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo quy định của chương IV.

Điều 6. Nếu một trong hai bên muốn thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm sau khi đã ký kết thì phải thông báo cho phía bên kia biết trước 15 ngày. Việc thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được thực hiện với sự thoả thuận của hai bên.

Điều 7. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm được hai bên thoả thuận huỷ bỏ thì phí bảo hiểm của thời gian còn lại sẽ được hoàn trả 90% cho người được bảo hiểm với điều kiện đến thời điểm đó chưa có yêu cầu trả tiền bồi thường với Bảo Việt.

Điều 8. Hợp đồng bảo hiểm có thể tái tục theo sự thoả thuận của hai bên. Trong trường hợp này người được bảo hiểm phải thông báo cho Bảo Việt biết trước 15 ngày kể từ ngày hợp đồng hết hiệu lực.

Chương 4:

PHÍ BẢO HIỂM

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM

Điều 12. Người được bảo hiểm có trách nhiệm đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận đã được ký kết giữa hai bên trong hợp đồng.

Điều 13. Người được bảo hiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy tắc an toàn lao động và các yêu cầu phòng hộ lao động khác cũng như có trách nhiệm trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

Điều 14. Khi tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra có thể gây tổn thất chết người thì người được bảo hiểm phải:

a. Thông báo đại diện của Bảo Việt nơi gần nhất biết và thông báo này phải được xác định lại bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

b. Áp dụng các biện pháp cần thiết để đề phòng và hạn chế tổn thất.

c. Phối hợp với các đại diện có thẩm quyền của các cơ quan chức năng lập biên bản tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

d. Thu thập các chứng từ liên quan đến các chi phí được thanh toán thuộc điều 15 dưới đây.

Điều 15. Ngoài việc bồi thường cho nạn nhân Bảo Việt có trách nhiệm thanh toán cho người được bảo hiểm các khoản chi phí sau:

a. Chi phí được xem là hợp lý và cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại, trừ các chi phí đã được giải quyết theo các chế độ khác của nhà nước CHXHCNVN.

b. Chi phí cho thực hiện các ý kiến của Bảo Việt nhằm hạn chế thiệt hại (có xác nhận bằng văn bản) kể cả trường hợp không đạt kết quả.

Điều 16. Sau khi Bảo Việt đã giải quyết thanh toán cho người được bảo hiểm và bồi thường cho bệnh nhân thì người được bảo hiểm phải chuyển cho Bảo Việt quyền khiếu nại đòi người thứ ba, nếu có bằng chứng cho thấy họ là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chương 6:

TIỀN BỒI THƯỜNG VÀ THỦ TỤC TRẢ TIỀN BỒI THƯỜNG

Điều 17. Khi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của quy tắc này, Bảo Việt có trách nhiệm thay mặt người được bảo hiểm trả tiền bồi thường cho nạn nhân.

Điều 18. Theo Điều lệ lao động của nước CHXHCNVN đối với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số tiền bồi thường được tính cụ thể như sau:

Thâm niên

nghề

Dưới 5 năm

Từ 5-10 năm

Trên 10 năm

Tuổi đời

 

 

 

Dưới 30

48 tháng lương

54

60

Từ 30-50

42

48

54

Trên 50

36

42

48

Điều 19. Nạn nhân lĩnh lương bằng loại tiền tệ gì thì số tiền bồi thường được trả bằng chính loại tiền đó. Số tiền bồi thường này được trả cho người thừa kế hợp pháp của nạn nhân.

Trong trường hợp không có người thừa kế hợp pháp thì Bảo Việt sẽ thanh toán mọi chi phí cho cơ quan, xí nghiệp, chính quyền địa phương hoặc cá nhân đã đứng ra tổ chức mai táng nhưng không quá số tiền bồi thường đã quy định trên.

Điều 20. Khi yêu cầu trả tiền bồi thường người được bảo hiểm phải gửi các giấy tờ sau đây cho Bảo Việt:

1. Giấy yêu cầu trả tiền bồi thường của người được bảo hiểm;

2. Biên bản tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

3. Giấy khai tử;

4. Giấy thừa kế hợp pháp của gia đình nạn nhân;

5. Giấy xác nhận tiền lương của nạn nhân;

6. Chứng từ liên quan đến các chi phí được thanh toán như đã quy định ở điều 15 của quy tắc này.

Điều 21. Bảo Việt có trách nhiệm xem xét và giải quyết bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu trả tiền bồi thường hợp lệ.

Điều 22. Thời gian yêu cầu trả tiền bồi thường là một năm kể từ ngày nạn nhân bị chết. Hết thời hạn này mọi khiếu nại không còn có giá trị, trừ những trường hợp đã có thoả thuận trước giữa hai bên.

Chương 3:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 522/TC-BH ngày 05/12/1991 về việc Điều chỉnh mức phí, số tiền bảo hiểm và sửa đổi Điều 8 Quy tắc bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.620

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.68.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!