Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 áp dụng 2024

Số hiệu: 58/2014/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 20/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tổng hợp điểm nổi bật các Luật và Nghị quyết mới của QH

Trong tuần qua (từ ngày 08 – 13/12/2014), THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cập nhật thêm 15 Luật, 9 Nghị quyết mới được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 – QH khóa XIII và nhiều văn bản quan trọng khác.

Theo đó, có những điểm mới nổi bật đáng chú ý sau:

1. Chế độ thai sản đối với nam

Từ ngày 01/01/2016, Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

+ 05 ngày làm việc với trường hợp sinh thường;

+ 07 ngày làm việc với trường hợp sinh phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Trường hợp sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên cứ thêm mỗi con thì nghỉ thêm 3 ngày làm việc;

+ Trong trường hợp sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Nội dung trên được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

2. Quyền tự quyết về con dấu doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2014 ra đời với những quy định mới sẽ tạo ra được những thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong hoạt động của mình, một số quy định mới nổi bật như sau:

- Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

- Nguời đại diện theo pháp luật: Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần được quyền có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của từng người đại diện.

Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.

3. Thẻ căn cước sẽ thay thế chứng minh nhân dân

Đây là quy định quan trọng trong Luật Căn cước công dân được Quốc Hội thông qua vào ngày 20/11/2014.

Theo đó, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ Căn cước công dân và số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.

4. Tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Từ ngày 01/01/2016, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ tăng đối với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Đơn cử như sau:

- Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá: 70% (65% ở quy định cũ).

- Bia, Rượu từ 20 độ trở lên: 55% (50% ở quy định cũ).

- Dịch vụ kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng: 35% (30% ở quy định cũ).

Nội dung trên được quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.

5. Quy định thời hạn sử dụng của nhà chung cư

Thời hạn sử dụng của nhà chung cư được xác định dựa vào cấp công trình xây dựng và kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc bị hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng và xử lý như sau:

- Nếu nhà vẫn còn sử dụng được và bảo đảm an toàn thì cho tiếp tục sử dụng theo thời hạn trong kết quả kiểm định.

- Nếu nhà bị hư hỏng nặng, không bảo đảm an toàn thì phải báo cáo lên UBND cấp tỉnh để thông báo cho chủ sở hữu.

Trong trường hợp này chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Nội dung nêu trên được quy định tại Luật nhà ở 2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015.

6. Điều chỉnh tăng lương cho một số đối tượng từ 01/01/2015

Từ 01/01/2015, thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.

Nội dung trên được đề cập tại Nghị quyết 78/2014/QH13 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.

7. Quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm

Từ 01/07/2015, Nghị quyết 85/2014/QH13 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Việc đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm dựa trên các căn cứ gồm:

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

Việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín; trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

8. Tăng thuế nhập khẩu mặt hàng xăng, dầu

Theo quy định tại thông tư 185/2014/TT-BTC, tăng thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 như sau:

- Xăng động cơ: RON 97 và cao hơn, loại có pha chì và không pha chì; RON 90 và cao hơn, nhưng dưới RON 97, loại  có pha chì và không pha chì và các loại khác tăng từ 18% lên thành 27%;

- Nhiên liệu diesel cho ô tô và nhiên liệu diesel khác tăng từ 14% lên thành 23%;

- Dầu nhiên liệu tăng từ 15% lên thành 24%.

Thông tư 185 có hiệu lực từ ngày 06/12/2014.

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 58/2014/QH13

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014

LUẬT

BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật bảo hiểm xã hội.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hộithời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

7. Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội

1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.

4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.

5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.

Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.

5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 9. Hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội

1. Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện bảo hiểm xã hội.

2. Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước.

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bảo hiểm xã hội.

2. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

4. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.

7. Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động.

8. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.

9. Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.

10. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

11. Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội.

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội

1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội.

3. Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ.

Điều 12. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội

1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội.

5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 13. Thanh tra bảo hiểm xã hội

1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.

2. Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 14. Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

1. Tổ chức công đoàn có các quyền sau đây:

a) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Yêu cầu người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về bảo hiểm xã hội của người lao động;

c) Giám sát và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật công đoàn.

2. Tổ chức công đoàn có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người lao động;

b) Tham gia thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, chủ động tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; phản biện xã hội, tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức đại diện người sử dụng lao động

1. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động;

b) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội;

c) Kiến nghị, tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 16. Chế độ báo cáo, kiểm toán

1. Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Định kỳ ba năm, Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán quỹ bảo hiểm xã hội và báo cáo kết quả với Quốc hội. Theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ, quỹ bảo hiểm xã hội được kiểm toán đột xuất.

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Chương II

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG, CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 18. Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Điều 20. Quyền của người sử dụng lao động

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Mục 1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều 24. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau

1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;

c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mục 2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 30. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ thai sản, thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

Điều 36. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;

b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.

Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Mục 4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Điều chỉnh lương hưu

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất cảnh trái phép;

b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

Mục 5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Mục 1. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.

Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 76. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Thời điểm hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại Điều 72 của Luật này được tính từ tháng liền kề sau tháng người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.

Điều 77. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 73 của Luật này nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.

Điều 78. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu

1. Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 73 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

2. Việc tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật này.

Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Mục 2. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 80. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;

b) Người đang hưởng lương hưu.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 81. Trợ cấp tuất

1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Chương V

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 82. Các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội

1. Người sử dụng lao động đóng theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

2. Người lao động đóng theo quy định tại Điều 85 và Điều 87 của Luật này.

3. Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

4. Hỗ trợ của Nhà nước.

5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 83. Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹ ốm đau và thai sản.

2. Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Quỹ hưu trí và tử tuất.

Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

7. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;

b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.

4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Điều 90. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

1. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;

b) Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;

c) Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

2. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.

Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 91. Nguyên tắc đầu tư

Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

Điều 92. Các hình thức đầu tư

1. Mua trái phiếu Chính phủ.

2. Gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Cho ngân sách nhà nước vay.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương VI

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 93. Cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 94. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

1. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội được tổ chức ở cấp quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội và tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

2. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội gồm đại diện Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và tổ chức khác có liên quan.

3. Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội là 05 năm.

4. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ làm việc, trách nhiệm và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

Điều 95. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

1. Thông qua chiến lược phát triển ngành bảo hiểm xã hội, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hằng năm về thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đề án bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cơ quan bảo hiểm xã hội về chiến lược, kế hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Thông qua các báo cáo hằng năm về việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

5. Thông qua dự toán hằng năm về thu, chi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trước khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền.

6. Hằng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và kết quả hoạt động.

7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Chương VII

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI

Mục 1. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.

2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội

1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;

b) Sổ bảo hiểm xã hội;

c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;

b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;

c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Mục 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau

1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 103. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Điều 105. Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.

3. Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp.

Điều 106. Giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 107. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động lập danh sách người đã hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho đơn vị sử dụng lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.

2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần

1. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 111. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

1. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;

đ) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

2. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng hoặc người đang tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bao gồm:

a) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

b) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất

1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 113. Hồ sơ hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp và người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về

1. Đơn đề nghị hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

2. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp.

3. Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp Tòa án tuyên bố mất tích trở về đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 114. Giải quyết hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đối với người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về

1. Người lao động nộp hồ sơ quy định tại Điều 113 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 115. Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Điều 117. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ, trình tự khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

2. Việc khám giám định mức suy giảm khả năng lao động phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch. Hội đồng giám định y khoa chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 119. Trình tự giải quyết khiếu nại về bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi hành chính về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người khiếu nại có quyền lựa chọn một trong hai hình thức sau đây:

a) Khiếu nại lần đầu đến cơ quan, người đã ra quyết định hoặc người có hành vi vi phạm. Trường hợp cơ quan, người có quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

b) Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người khiếu nại được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án.

4. Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 120. Tố cáo, giải quyết tố cáo về bảo hiểm xã hội

Việc tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 121. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội bao gồm:

a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định thành lập có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao cho cấp phó thực hiện xử lý vi phạm hành chính.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và các quy định khác có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 122. Xử vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

1. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

1. Các quy định của Luật này được áp dụng đối với người đã tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày Luật này có hiệu lực.

2. Người đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 1994, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng và người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng.

3. Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất thì được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng.

4. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất; người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày Luật này có hiệu lực thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Luật này.

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.

7. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11.

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 124. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 125. Quy định chi tiết

Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No: 58/2014/QH13

Hanoi, November 20, 2014

 

LAW

ON SOCIAL INSURANCE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Social Insurance.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Law provides for social insurance regimes and policies; the rights and responsibilities of employees and employers; agencies, organizations and individuals involved in social insurance, representative organizations of employee collectives and employers’ representative organizations; social insurance agencies; social insurance funds; and procedures for social insurance implementation, and state management of social insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Employees being Vietnamese citizens shall be covered by compulsory social insurance, including:

a/ Persons working under indefinite-term labor contracts, definite-term labor contracts, seasonal labor contracts or contracts for given jobs with a term of between full 3 months and under 12 months, including also labor contracts signed between employers and at-law representatives of persons aged under 15 years in accordance with the labor law;

b/ Persons working under labor contracts with a term of between full 1 month and under 3 months;

c/ Cadres, civil servants and public employees;

d/ Defense workers, public security workers and persons doing other jobs in cipher organizations;

dd/ Officers and professional army men of the people's army; officers and professional non-commissioned officers and officers and technical non- commissioned officers of the people's public security; and persons engaged in cipher work and enjoying salaries like army men;

e/ Non-commissioned officers and soldiers of the people’s army; non- commissioned officers and soldiers on definite-term service in the people’s public security; army, public security and cipher cadets who are entitled to cost- of-living allowance;

g/ Vietnamese guest workers defined in the Law on Vietnamese Guest Workers;

h/ Salaried managers of enterprises and cooperatives;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Employees who are foreign citizens working in Vietnam with work permits or practice certificates or practice licences granted by competent Vietnamese agencies shall be covered by compulsory social insurance under the Government’s regulations.

3. Employers covered by compulsory social insurance include state agencies, non-business units and people's armed forces units; political organizations, socio-political organizations, socio-politico-professional organizations, socio-professional organizations and other social organizations; foreign agencies and organizations, and international organizations operating in the Vietnamese territory; enterprises, cooperatives, individual business households, cooperative groups, and other organizations and individuals that hire or employ employees under labor contracts.

4. Persons covered by voluntary social insurance are Vietnamese citizens aged full 15 years or older and not defined in Clause 1 of this Article.

5. Agencies, organizations and individuals involved in social insurance.

The subjects defined in Clauses 1, 2 and 4 of this Article are below collectively referred to as employees.

Article 3. Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Social insurance means the guarantee to fully or partially offset an employee’s income that is reduced or lost due to his/her sickness, maternity, labor accident, occupational disease, retirement or death, on the basis of his/her contributions to the social insurance fund.

2. Compulsory social insurance means a form of social insurance organized by the State in which employees and employers are required to participate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Social insurance fund is a financial fund which is independent from the state budget and set up by contributions from employees and employers and with the State's support.

5. Period of social insurance premium payment means a period counted from the time an employee starts paying social insurance premiums to the time he/she stops such payment. In case an employee pays social insurance premiums in interrupted periods, his/her period of social insurance premium payment is the total of such periods.

6. Relative means an insured’s natural child, adopted child, spouse, natural father, natural mother, adoptive father, adoptive mother, father-in-law or mother- in-law, or another family member whom the insured is obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family.

7. Supplementary retirement scheme is a voluntary social insurance policy aiming to supplement the retirement regime under compulsory social insurance, which is formed by contributions from employees and employers in the form of personal savings accounts, and preserved and accumulated through investment activities in accordance with law.

Article 4. Social insurance regimes

1. Compulsory social insurance covers the following regimes:

a/ Sickness;

b/ Maternity;

c/ Labor accident and occupational disease;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Survivorship allowance.

2. Voluntary social insurance covers the following regimes:

a/ Retirement;

b/ Survivorship allowance.

3. The supplementary retirement scheme shall be stipulated by the Government.

Article 5. Social insurance principles

1. Levels of social insurance allowances shall be calculated based on the social insurance premium rate, the premium payment period and the sharing among the insured.

2. The compulsory social insurance premium rate shall be calculated based on an employee’s monthly salary. The voluntary social insurance premium rate shall be calculated based on the monthly income selected by employees.

3. Employees who pay both compulsory and voluntary social insurance premiums are entitled to the retirement regime and survivorship allowance regime based on their period of social insurance premium payment. The period of social insurance premium payment already calculated for enjoying a lump-sum social insurance allowance shall not be included in the period used to calculate social insurance regimes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Social insurance shall be implemented in a simple, easy and convenient manner, promptly and fully ensuring the interests of the insured.

Article 6. State policies on social insurance

1. To encourage and create conditions for agencies, organizations and individuals to participate in social insurance.

2. To provide support for voluntary social insurance participants.

3. To protect the social insurance fund and take measures to preserve and develop the fund.

4. To encourage employers and employees to participate in the supplementary retirement scheme.

5. To prioritize investment in the development of information technology for social insurance management.

Article 7. Contents of state management of social insurance

1. To promulgate, and organize the implementation of, legal documents, strategies and policies on social insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To perform statistical and information work on social insurance.

4. To organize the apparatus for social insurance implementation; to train human resources for social insurance work.

5. To manage the collection, payment, preservation, development and balancing of the social insurance fund.

6. To inspect and examine the observance of the law on social insurance; to settle complaints and denunciations and handle violations of the law on social insurance.

7. To carry out international cooperation on social insurance.

Article 8. State management agencies in charge of social insurance

1. The Government shall perform the unified state management of social insurance.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of social insurance.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of social insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. People’s Committees at all levels shall perform the state management of social insurance within their localities as decentralized by the Government.

Article 9. Modernization of social insurance management

1. The State shall encourage investment in the development of advanced technologies and technical equipment for social insurance management and implementation.

2. By 2020, the national e-database on social insurance management shall be completely built and put into operation.

Article 10. Social insurance-related responsibilities of the Minister of

Labor, Invalids, and Social Affairs

1. To formulate strategies, master plans and plans on social insurance development.

2. To formulate policies and law on social insurance; to submit to competent state agencies for promulgation or promulgate within his/her competence legal documents on social insurance.

3. To develop and submit to the Government development targets for social insurance participants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To direct, guide, and organize the implementation of, policies and law on social insurance.

6. To inspect, examine, handle violations and settle complaints and denunciations about social insurance, except those specified in Clause 2, Article 11 of this Law.

7. To submit to the Government for decision handling measures in cases of necessity to protect employees’ legitimate rights and interests related to social insurance.

8. To perform statistical and information work on social insurance.

9. To organize training in social insurance.

10. To organize scientific research and international cooperation on social insurance.

11. To annually report on the implementation of social insurance to the Government.

Article 11. Social insurance-related responsibilities of the Minister of Finance

1. To formulate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate within his/her competence financial management mechanisms for social insurance and expenses for social insurance management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To send annual reports on the management and use of social insurance funds to the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for summarization and reporting to the Government.

Article 12. Social insurance-related responsibilities of People’s Committees at all levels

1. To direct and organize the implementation of policies and law on social insurance.

2. To set development targets for social insurance participants for inclusion in annual socio-economic development plans and submit them to same- level People’s Councils for decision.

3. To propagate and disseminate policies and law on social insurance.

4. To inspect, examine, handle violations, and settle complaints and denunciations about social insurance.

5. To propose to competent state agencies amendments and supplements to policies and law on social insurance.

Article 13. Social insurance inspection

1. The labor, war invalid and social affairs inspectorate shall perform the function of specialized inspection of the implementation of policies and law on social insurance in accordance with the inspection law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Social insurance agencies shall perform the function of specialized inspection of the payment of social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums in accordance with this Law and other relevant laws.

4. The Government shall detail this Article.

Article 14. Rights and responsibilities of trade union organizations and the Vietnam Fatherland Front and its member organizations

1. Trade union organizations have the following rights:

a/ To protect the lawful and legitimate rights and interests of insured employees;

b/ To request employers and social insurance agencies to provide information on employees’ social insurance;

c/ To supervise the implementation, and propose competent agencies to handle violations, of the law on social insurance;

d/ To initiate lawsuits at a court against violations of the law on social insurance which affect the lawful rights and interests of employees and employee collectives under Clause 8, Article 10 of the Trade Union Law.

2. Trade union organizations have the following responsibilities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ To participate in inspecting and examining the implementation of the law on social insurance;

c/ To propose and participate in the elaboration, revision and supplementation of policies and law on social insurance.

3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their functions and tasks, conduct public information work and mobilize their members and people to implement policies and law on social insurance and proactively participate in social insurance in forms suitable to them and their families; participate in the protection of the lawful and legitimate rights and interests of their members; provide social counter-arguments for and join state agencies in the formulation of policies and law on social insurance; and supervise the implementation of policies and law on social insurance in accordance with law.

Article 15. Rights and responsibilities of employers’ representative organizations

1. Employers’ representative organizations have the following rights:

a/ To protect the lawful rights and interests of the insured employers;

b/ To propose competent state agencies to handle violations of the law on social insurance.

2. Employers’ representative organizations have the following responsibilities:

a/ To propagate and disseminate policies and law on social insurance to employers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To propose and participate in the formulation, revision and supplementation of policies and law on social insurance.

Article 16. Reporting and audit regimes

1. Annually, the Government shall report to the National Assembly on the implementation of policies and law on social insurance, and the management and use of the social insurance fund.

2. Once every three years, the State Audit Office shall audit the social insurance fund and report on audit results to the National Assembly. At the request of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or the Government, the social insurance fund shall be audited unexpectedly.

Article 17. Prohibited acts

1. Shirking the payment of compulsory social insurance or unemployment insurance premiums.

2. Delaying the payment of social insurance or unemployment insurance premiums.

3. Appropriating social insurance or unemployment insurance premiums or allowances.

4. Falsifying or forging dossiers in the implementation of social insurance or unemployment insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Causing obstacles or troubles to, or harming the lawful and legitimate rights and interests of, employees or employers.

7. Illegally accessing or exploiting the database on social insurance or unemployment insurance.

8. Making untruthful reports or providing inaccurate information or data on social insurance or unemployment insurance.

Chapter II

RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF EMPLOYEES, EMPLOYERS AND SOCIAL INSURANCE AGENCIES

Article 18. Rights of employees

1. To participate in social insurance and enjoy social insurance regimes in accordance with this Law.

2. To be granted and manage social insurance books.

3. To fully and promptly receive pensions and social insurance allowances in one of the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Via their deposit accounts opened at banks;

c/ Through employers.

4. To enjoy health insurance in the following cases:

a/ Being on pension;

b/ Taking leave on maternity allowance for childbirth or child adoption;

c/ Taking leave on monthly labor accident or occupational disease allowance;

d/ Being on sickness allowance, for employees who suffer a disease on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring long-term treatment.

5. To take medical assessment of their working capacity decrease, if they fall in the case specified at Point b, Clause 1, Article 45 of this Law and have their period of social insurance premium payment reserved; not to pay medical assessment costs if they are eligible to social insurance.

6. To authorize others to receive pensions or social insurance allowances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. To lodge complaints or denunciations or initiate lawsuits about social insurance in accordance with law.

Article 19. Responsibilities of employees

1. To pay social insurance premiums in accordance with this Law.

2. To comply with regulations on making of social insurance dossiers.

3. To preserve social insurance books.

Article 20. Rights of employers

1. To reject requests which are contrary to the law on social insurance.

2. To lodge complaints or denunciations or initiate lawsuits about social insurance in accordance with law.

Article 21. Responsibilities of employers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To pay social insurance premiums under Article 86, and make monthly deductions from employees’ salaries under Clause 1, Article 85, of this Law for simultaneous payment to the social insurance fund.

3. To introduce employees defined at Point a, Clause 1, in Clause 2, Article 45, or in Article 55, of this Law to the Medical Assessment Council for assessment of their working capacity decrease.

4. To coordinate with social insurance agencies in paying social insurance allowances to employees.

5. To coordinate with social insurance agencies in returning social insurance books to and certifying periods of social insurance premium payment for employees who terminate labor contracts or working contracts or cease working in accordance with law.

6. To provide accurate, sufficient and prompt information and documents relating to the payment of social insurance premiums and enjoyment of social insurance at the request of competent state management agencies or social insurance agencies.

7. Every 6 months, to post up information on the payment of social insurance premiums for employees; to provide information on employees’ payment of social insurance premiums at the request of employees or trade union organizations.

8. Annually, to post up information on employees’ payment of social insurance premiums provided by social insurance agencies under Clause 7, Article 23 of this Law.

Article 22. Rights of social insurance agencies

1. To organize the management of personnel, finance and assets in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To request employers to produce labor management books, salary tables and other information and documents relating to the payment of social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums and enjoyment of social insurance, unemployment insurance or health insurance.

4. To be provided by enterprise registration agencies or agencies granting operation certificates or operation licenses with copies of enterprise registration certificates, operation licenses, operation certificates or establishment decisions in order to register employees covered by social insurance and health insurance, for newly established enterprises and organizations.

5. Every 6 months, to be provided by local state management agencies in charge of labor with information on employment and change of employees in localities.

6. To be provided by tax agencies with tax identification numbers of employers; to be annually provided with information on employers’ salary expenses used for tax calculation.

7. To examine the implementation of social insurance policies; to conduct specialized inspection of the payment of social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums.

8. To propose to competent state agencies the formulation, revision and supplementation of policies and laws on social insurance, unemployment insurance and health insurance and the management of social insurance, unemployment insurance and health insurance funds.

9. To handle, or propose competent state agencies to handle, violations of the laws on social insurance, unemployment insurance and health insurance.

Article 23. Responsibilities of social insurance agencies

1. To propagate and disseminate policies and laws on social insurance, unemployment insurance and health insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To collect social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums and pay social insurance, unemployment insurance and health insurance allowances in accordance with law.

4. To grant social insurance books to employees; to manage social insurance books after settling the retirement regime or survivorship allowance regime for employees.

5. To receive social insurance and health insurance dossiers; to settle social insurance and health insurance regimes; to pay pensions and social insurance and unemployment insurance allowances in a full, convenient and timely manner.

6. To annually certify periods of social insurance premium payment for each employee; to fully and promptly provide information on the payment of social insurance premiums, the right to social insurance regimes, and procedures for social insurance implementation at the request of employees, employers or trade union organizations.

7. To annually provide information on employees’ payment of social insurance premiums to employers to posting.

8. To apply information technology to social insurance management; to archive the insured’s dossiers in accordance with law.

9. To manage and use social insurance, unemployment insurance and health insurance funds in accordance with law.

10. To take measures to preserve and develop social insurance, unemployment insurance and health insurance funds under decisions of the Management Board of Vietnam Social Security.

11. To perform statistical and financial accounting work on social insurance, unemployment insurance and health insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13. To report to the Management Board of Vietnam Social Security every 6 months and to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs every year on the implementation of social insurance and unemployment insurance; to report to the Ministry of Health on the implementation of health insurance; to report to the Ministry of Finance on the management and use of social insurance, unemployment insurance and health insurance funds.

Annually, local social insurance agencies shall report to same-level People’s Committees on the implementation of social insurance, unemployment insurance and health insurance in localities under their management.

14. To publicize in the mass media employers that violate the obligation to pay social insurance, unemployment insurance or health insurance premiums.

15. To provide relevant documents and information at the request of competent state agencies.

16. To settle complaints and denunciations about the implementation of social insurance, unemployment insurance and health insurance in accordance with law.

17. To carry out international cooperation on social insurance, unemployment insurance and health insurance.

Chapter III

COMPULSORY SOCIAL INSURANCE

Section 1. SICKNESS REGIME

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The sickness regime covers employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 25. Conditions for enjoying the sickness regime

1. Employees who have to take leave due to sickness or accidents other than labor accidents, with the certification of a competent health establishment under the Ministry of Health’s regulations.

The sickness regime does not cover employees who take leave due to sickness or accidents as a result of self-infliction, drunkenness or use of narcotics or narcotic precursors on the Government-prescribed list.

2. Employees who have to take leave for caring for sick children aged under 7 years, with the certification of a competent health establishment.

Article 26. Period of enjoying the sickness regime

1. The maximum period of enjoying the sickness regime in a year for employees defined at Points a, b, c, d and h, Clause 1, Article 2 of this Law shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends, and is specified as follows:

a/ For employees working under normal conditions, this period is 30 days, if they have paid social insurance premiums for under 15 years; 40 days, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years; or 60 days, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more;

b/ For employees doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, or working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher, this period is 40 days, if they have paid social insurance premiums for under 15 year; 50 days, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years; or 70 days, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ 180 days at most in a year, including public holidays, New Year holidays and weekends;

b/ If employees still need treatment after the expiration of the period specified at Point a of this Clause, they are entitled to continue enjoying the sickness regime for a shorter period not exceeding the period of social insurance premium payment.

3. The period of enjoying the sickness regime for employees defined at Point dd, Clause 1, Article 2 of this Law shall be based on the period of treatment at a competent health establishment.

Article 27. Leave period upon sickness of children

1. The leave period upon sickness of a child in a year shall be calculated based the number of days of care for the sick child, which must not exceed 20 working days, if the child is under 3 years old, or must not exceed 15 working days, if the child is between full 3 years and under 7 years old.

2. When both parents are covered by social insurance, the leave period of the father or mother upon sickness of a child must be as stipulated in Clause 1 of this Article.

The leave period upon sickness of children specified in this Article shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends.

Article 28. Allowance levels of the sickness regime

1. Employees entitled to the sickness regime prescribed in Clause 1, or at Point a, Clause 2, Article 26, or in Article 27, of this Law are entitled to a monthly allowance equal to 75% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For employees who continue enjoying the sickness regime prescribed at Point b, Clause 2, Article 26 of this Law, the allowance must equal:

a/ 65% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for full 30 years or more;

b/ 55% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for between full 15 years and under 30 years;

c/ 50% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based, if they have paid social insurance premiums for under 15 years.

3. For employees entitled to the sickness regime prescribed in Clause 3, Article 26 of this Law, the allowance must equal 100% of the salary of the month preceding their leave on which social insurance premiums are based.

4. The per-diem sickness allowance must equal the monthly sickness allowance divided by 24 days.

Article 29. Convalescence and health rehabilitation after sickness

1. An employee who has taken leave under the sickness regime for the full number of days in a year prescribed in Article 26 of this Law, but whose health has not yet recovered within 30 days after return to work, is entitled to a leave of between 5 days and 10 days in a year for convalescence and health rehabilitation.

The leave period for convalescence and health rehabilitation is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends. The leave period which lasts from the end of a year to the following year shall be counted for the previous year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ 10 days at most, for employees whose health has not yet recovered after suffering a disease requiring long-term treatment;

b/ 7 days at most, for employees whose health has not yet recovered after undergoing an operation;

c/ 5 days, in other cases.

3. The per-diem allowance for convalescence and health rehabilitation after sickness must equal 30% of the basic salary.

Section 2. MATERNITY REGIME

Article 30. Coverage of the maternity regime

The maternity regime covers employees defined at Point a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 31. Conditions for enjoying the maternity regime

1. Employees shall be covered by the maternity regime in one of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Female employees giving birth to children;

c/ Female employees as surrogate mothers and intended mothers;

d/ Employees adopting under-6-month children;

dd/ Female employees having intrauterine devices or employees taking sterilization measures;

e/ Male employees currently paying social insurance premiums whose wives give birth to children.

2. To enjoy the maternity regime, employees defined at Points b, c and d, Clause 1 of this Article must have paid social insurance premiums for at least full 6 months within 12 months before childbirth or child adoption.

3. To enjoy the maternity regime, employees defined at Point b, Clause 1 of this Article who have paid social insurance premiums for at least full 12 months and need to take a leave during pregnancy for pregnancy care as prescribed by a competent health establishment must have paid social insurance premiums for at least full 3 months within 12 months before childbirth.

4. Employees who fully satisfy the conditions specified in Clause 2 or 3 of this Article and terminate their labor contracts or working contracts or cease working before the time of childbirth or the time of adoption of under-6-month children are still entitled to the maternity regime prescribed in Articles 34, 36 and 38, and Clause 1, Article 39, of this Law.

Article 32. Leave period for prenatal checks-up

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The leave period specified in this Article shall be counted in working days, excluding public holidays, New Year holidays and weekends.

Article 33. Leave period upon miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion

1. When getting miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, a female employee may take a maternity leave as prescribed by a competent health establishment. The maximum leave period is:

a/ 10 days, for pregnancy of under 5 weeks;

b/ 20 days, for pregnancy of between 5 weeks and under 13 weeks; c/ 40 days, for pregnancy of between 13 weeks and under 25 weeks; d/ 50 days, for pregnancy of 25 weeks or more.

2. The maternity leave period specified in Clause 1 of this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.

Article 34. Leave period for childbirth

1. Female employees are entitled to a 6-month leave before and after childbirth under the maternity regime. For a female employee who gives birth to twins or more infants, she is entitled to an additional leave of 1 month for each infant from the second.

The maternity leave period before childbirth must not exceed 2 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ 5 working days;

b/ 7 working days, in case their wives undergo a surgical birth or give birth to children before 32 weeks of pregnancy;

c/ 10 working days, in case their wives give birth to twins; or additional 3 working days for each infant from the second;

d/ 14 working days, in case their wives give birth to twins or more infants and take childbirth operation.

The maternity leave period specified in this Clause must be within the first 30 days after the date of childbirth.

3. After childbirth, if an under-2-month child dies, the mother is entitled to a 4-month leave from the date of childbirth; if a child aged 2 months or older dies, the mother is entitled to a 2-month leave from the date of the child’s death, but the maternity leave period must not exceed the period specified in Clause 1 of this Article; such leave period shall not be included in the period of personal leave as prescribed by the labor law.

4. In case only the mother is covered by social insurance or both parents are covered by social insurance but the mother dies in childbirth, the father or the direct fosterer is entitled to a maternity leave for the remaining period applicable to the mother as specified in Clause 1 of this Article. In case the mother who is covered by social insurance but does not fully satisfy the conditions specified in Clause 2 or 3, Article 31 of this Law, dies, the father or the direct fosterer is entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months.

5. The father or the direct fosterer who is covered by social insurance but does not take a leave under Clause 4 of this Article is entitled to not only his/her salary but also the maternity regime for the remaining period applicable to the mother as specified in Clause 1 of this Article.

6. In case only the father is covered by social insurance and the mother dies in childbirth or faces a postnatal risk that makes her unable to care for the child, as certified by a competent health establishment, the father is entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Maternity regime of female employees as surrogate mothers and intended mothers

1. A female employee as surrogate mother is entitled to the prescribed regime when getting prenatal check-ups, miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, and take a maternity leave until the time of relinquishing the child to the intended mother, with the leave period not exceeding the period specified in Clause 1, Article 34 of this Law. In case the maternity leave period is under 60 days from the date of childbirth to the time of relinquishing the child, surrogate mothers are entitled to continue enjoying the maternity regime until such leave period reaches full 60 days, including public holidays, New Year holidays and weekends.

2. Intended mothers are entitled to a maternity leave from the time of receiving the child until the child reaches full 6 months.

3. The Government shall provide in detail the maternity regime, and procedures for enjoying the maternity regime applicable to female employees as surrogate mothers and intended mothers.

Article 36. Leave period for child adoption

Employees adopting an under-6-month child are entitled to a maternity leave until the child reaches full 6 months. In case both parents are covered by social insurance and fully satisfy the conditions for enjoying the maternity regime as specified in Clause 2, Article 31 of this Law, either father or mother only is entitled to a maternity leave.

Article 37. Leave period when taking contraceptive measures

1. When taking contraceptive measures, employees are entitled to the maternity regime as prescribed by competent health establishments. The maximum leave period is:

a/ 7 days, for female employees implanted with intrauterine devices;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The maternity leave period specified in Clause 1 of this Article is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends.

Article 38. Lump-sum allowance upon childbirth or child adoption

Female employees giving birth or employees adopting an under-6-month child are entitled to a lump-sum allowance equaling 2 times the basic salary for each child in the month of childbirth or child adoption.

In case the mother gives birth to a child but only the father is covered by social insurance, the father is entitled to a lump-sum allowance equaling 2 times the basic salary for each child in the month of childbirth.

Article 39. Allowance levels of the maternity regime

1. For employees entitled to the maternity regime as prescribed in Articles 32 thru 37 of this Law, the allowance levels shall be calculated as follows:

a/ A monthly allowance must equal 100% of the average of salaries of 6 months preceding the leave on which social insurance premiums are based. For employees who have paid social insurance premiums for only under 6 months, the allowance level under the maternity regime specified in Article 32 or 33, Clause 2, 4, 5 or 6, Article 34, or Article 37, of this Law, is the average of salaries of the months for which social insurance premiums have been paid;

b/ The per-diem allowance for the case specified in Article 32, or Clause 2, Article 34, of this Law must equal the monthly maternity allowance divided by 24 days;

c/ The allowance level after childbirth or child adoption shall be calculated based on the monthly allowance specified at Point a, Clause 1 of this Article; in case of odd days or the case specified in Article 33 or 37 of this Law, the per- diem allowance must equal the monthly allowance divided by 30 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the conditions for and period of enjoyment and levels of allowances applicable to the subjects defined in Article 24, and Clause 1, Article 31, of this Law.

Article 40. Female employees going to work prior to the expiration of the maternity leave period

1. Female employees may go to work prior to the expiration of the maternity leave period specified in Clause 1 or 3, Article 34 of this Law when fully meeting the following conditions:

a/ Having taken a leave for at least 4 months;

b/ Notifying in advance their wish to go to work prior to the expiration of the maternity leave period and obtaining the consent of their employers.

2. Female employees who go to work prior to the expiration of the maternity leave period are entitled to not only salaries but also the maternity regime until the expiration of the period specified in Clause 1 or 3, Article 34 of this Law.

Article 41. Convalescence and health rehabilitation after the maternity leave period

1. Female employees whose health has not yet recovered within the first 30 working days after the maternity leave period specified in Article 33, or Clause 1 or 3, Article 34, of this Law, are entitled to a leave for convalescence and health rehabilitation of between 5 and 10 days.

The leave period for convalescence and health rehabilitation is inclusive of public holidays, New Year holidays and weekends. The leave period for convalescence and health rehabilitation which lasts from the end of a year to the following year shall be counted for the previous year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ 10 days, for female employees who give birth to twins or more infants;

b/ 7 days, for female employees who have a surgical birth;

c/ 5 days, in other cases.

3. The per-diem allowance for convalescence and health rehabilitation after maternity leave period must equal 30% of the basic salary.

Section 3. LABOR ACCIDENT AND OCCUPATIONAL DISEASE REGIMES

Article 42. Coverage of labor accident and occupational disease regimes

Labor accident and occupational disease regimes cover employees defined at Points a, b, c, d, dd, e and h, Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 43. Conditions for enjoying the labor accident regime

Employees are entitled to the labor accident regime when fully satisfying the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ At the workplace and during working hours;

b/ Outside the workplace or beyond working hours while performing tasks assigned by their employers;

c/ On a route to and from residence and workplace within a rational time and on a rational route.

2. Suffering a working capacity decrease of 5% or more after getting accidents specified in Clause 1 of this Article.

Article 44. Conditions for enjoying the occupational disease regime

Employees are entitled to the occupational disease regime when fully satisfying the following conditions:

1. Getting a disease on the list of occupational diseases jointly issued by the Ministry of Health and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, when working in a hazardous environment or doing hazardous jobs;

2. Suffering a working capacity decrease of 5% or more after getting the disease specified in Clause 1 of this Article.

Article 45. Assessment of working capacity decrease

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Their health conditions have become stable after treatment of an injury or a disease;

b/ Their health conditions have become stable after treatment of a recurring injury or disease.

2. Employees are entitled to thorough assessment of their working capacity decrease when falling in one of the following cases:

a/ Getting both a labor accident and an occupational disease;

b/ Getting labor accidents repeatedly;

c/ Getting many occupational diseases.

Article 46. Lump-sum allowance

1. Employees suffering a working capacity decrease of between 5% and 30% are entitled to a lump-sum allowance.

2. The lump-sum allowance levels are specified as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ In addition to the allowance level specified at Point a of this Clause, employees are entitled to an additional allowance calculated based on the period of social insurance premium payment, which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3 of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment.

Article 47. Monthly allowance

1. Employees suffering a working capacity decrease of 31% or more are entitled to a monthly allowance.

2. The monthly allowance levels are specified as follows:

a/ For employees suffering a 31% working capacity decrease, the monthly allowance must equal 30% of the basic salary, which shall be added with 2% of the basic salary for each additional 1% working capacity decrease;

b/ In addition to the allowance level specified at Point a of this Clause, employees are entitled to receive every month an additional allowance calculated based on the period of social insurance premium payment, which equals half of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for a period of social insurance premium payment of one year or less, and shall then be added with 0.3% of the salary of the month preceding the leave taken for treatment on which social insurance premiums are based, for each additional year of social insurance premium payment.

Article 48. Time for allowance enjoyment

1. The time for employees to enjoy the allowance specified in Article 46, 47 or 50 of this Law shall be counted from the month they are completely treated and discharged from hospital.

2. When their injuries or diseases recur and employees have their working capacity decrease re-assessed, the time for them to enjoy the allowance shall be counted from the month when the Medical Assessment Council makes conclusion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Employees getting a labor accident or an occupational disease which damages their body functions shall, depending on the conditions of their injury or disease, be annually provided with daily-life aid equipment and orthopedic devices.

Article 50. Attendance allowance

Employees suffering a working capacity decrease of 81% or more, such as rachioplegia, total blindness, paraplegia, amputation of two legs or a mental disease, are entitled to not only the allowance specified in Article 47 of this Law but also a monthly attendance allowance equal to the basic salary.

Article 51. Lump-sum allowance upon death due to labor accidents or occupational diseases

For employees who die of a labor accident or an occupational disease while working or die during the period of first-time medical treatment due to a labor accident or an occupational disease, their relatives are entitled to a lump- sum allowance equaling 36 times the basic salary.

Article 52. Convalescence and health rehabilitation after injury or disease treatment

1. Employees whose health has not yet recovered after taking treatment of occupational diseases or injuries caused by labor accidents are entitled to a leave of between 5 days and 10 days for convalescence and health rehabilitation.

2. The per-diem allowance is equivalent to 25% of the basic salary, if convalescence and health rehabilitation take place at home; or equivalent to 40% of the basic salary, if convalescence and health rehabilitation take place at health establishments.

Section 4. RETIREMENT REGIME

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The retirement regime covers employees specified in Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 54. Conditions for pension enjoyment

1. Employees defined at Points a, b, c, d, g, h and i, Clause 1, Article 2 of this Law, except those defined in Clause 3 of this Article, who have paid social insurance premiums for at least full 20 years are entitled to pension when falling in one of the following cases:

a/ Being full 60 years old, for men, or full 55 years old, for women;

b/ Being between full 55 years and full 60 years old, for men, or between full 50 years and full 55 years old, for women, and having full 15 years doing heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs or extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health, or having full 15 years working in areas with a region-based allowance coefficient of 0.7 or higher;

c/ Employees who are between full 50 years and full 55 years old and have paid social insurance premiums for at least full 20 years, including full 15 years spent in coal mines;

d/ Employees who are infected with HIV/AIDS due to occupational risks.

2. Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, are entitled to pension when falling in one of the following cases:

a/ Being full 55 years old, for men, or full 50 years old, for women, unless otherwise provided by the Law on Officers of the Vietnam People’s Army, the Law on People’s Public Security or the Law on Cipher;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Employees who are infected with HIV/AIDS due to occupational risks.

3. Female employees who are full-time or part-time staffs in communes, wards or townships, and cease working after having paid social insurance premiums for between full 15 years and under 20 years, and are full 55 years old, are entitled to pension.

4. The Government shall stipulate the conditions on retirement ages for pension enjoyment in special cases; and the conditions for pension enjoyment for the subjects defined at Points c and d, Clause 1, and Point c, Clause 2, of this Article.

Article 55. Conditions for employees to enjoy pension when suffering working capacity decrease

1. Employees defined at Points a, b, c, d, g, h, and i, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, are entitled to pension lower than that applicable to persons who fully satisfy the conditions for pension enjoyment as specified at Points a and b, Clause 1, Article 54 of this Law when falling in one of the following cases:

a/ Since January 1, 2016, men who are full 51 years old, and women who are full 46 years old and suffer a working capacity decrease of 61% or more will be eligible to pension. These age levels will increase one year after each year until 2020, when only men who are full 55 years old and women who are full 50 years old will be eligible to pension when suffering a working capacity decrease of 61% or more;

b/ Being full 50 years old, for men, or 45 years old, for women, and suffering a working capacity decrease of 81% or more;

c/ Suffering a working capacity decrease of 61% or more and having full 15 years doing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs on the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.

2. Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law, who cease working after having paid social insurance premiums for at least full 20 years, and suffer a working capacity decrease of 61% or more, are entitled to pension lower than that applicable to persons who fully satisfy the conditions for pension enjoyment as specified at Points a and b, Clause 2, Article 54 of this Law when falling in either of the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Having at least full 15 years doing extremely heavy, hazardous or dangerous occupations or jobs in the list jointly issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health.

Article 56. Monthly pension

1. From the effective date of this Law to January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 54 of this Law must equal 45% of the average monthly salary on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 62 of this Law, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall be added with 2%, for men, or 3%, for women, for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.

2. Since January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 54 of this Law will equal 45% of the average monthly salary on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 62 of this Law, and correspond to the following period of social insurance premium payment:

a/ For male employees who retire in 2018, 2019, 2020 and 2021 and since 2022, it is 16 years, 17 years, 18 years, 19 years and 20 years, respectively;

b/ For female employees who retire since 2018, it is 15 years;

For employees defined at Points a and b of this Clause, the pension rate shall be added with 2% for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.

3. The monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 55 of this Law shall be calculated as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article, and reduced by 2% for each year of early retirement.

In case an employee’s age is short of up to 6 months compared to the retirement age, his/her pension shall be reduced by 1%; if his/her age is short of under 6 months, his/her pension shall not be reduced due to early retirement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The lowest monthly pension of employees covered by compulsory social insurance who fully satisfy the conditions for pension enjoyment specified in Article 54 or 55 of this Law must equal the basic salary, except the cases specified at Point i, Clause 1, Article 2, and Clause 3, Article 54, of this Law.

6. The Government shall detail this Article.

Article 57. Adjustment of pension

The Government shall stipulate the adjustment of pension based on the increase in the consumer price index and economic growth to suit the state budget capacity and social insurance fund.

Article 58. Lump-sum allowance upon retirement

1. Employees who have paid social insurance premiums for a period exceeding the number of years corresponding to the 75% pension rate are entitled to not only pension but also a lump-sum allowance upon retirement.

2. The lump-sum allowance level shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment in excess of the number of years corresponding to the 75% pension rate, with half of the average monthly salary on which social insurance premiums are based for each of these years.

Article 59. Time for pension enjoyment

1. For employees who are paying compulsory social insurance premiums as defined at Points a, b, c, d, dd, e and i, Clause 1, Article 2 of this Law, the time for pension enjoyment is the time stated in work cessation decisions issued by employers when the employees have fully satisfied the law-prescribed conditions for pension enjoyment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For employees defined at Point g, Clause 1, Article 2 of this Law and persons who have their period of social insurance premium payment reserved, the time for pension enjoyment is the time stated in the written requests of the employees who have fully satisfied the prescribed conditions for pension enjoyment.

4. The Minister of Labor, Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the time for pension enjoyment for employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 60. Lump-sum social insurance allowance

1. Employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law are entitled to a lump-sum social insurance allowance upon their request when falling in one of the following cases:

a/ They have reached the retirement age specified in Clause 1, 2 or 4, Article 54 of this Law but have paid social insurance premiums for under full 20 years, or the age specified in Clause 3, Article 54 of this Law but have paid social insurance premiums for under full 15 years and do not continue paying voluntary social insurance premiums;

b/ They settle abroad;

c/ They get a fatal disease, such as cancer, poliomyelitis, dropsy cirrhosis, leprosy, serious tuberculosis, or HIV infection progressing into AIDS, or other diseases as prescribed by the Ministry of Health;

d/ Employees defined at Points dd and e, Clause 1, Article 2 of this Law who are demobilized or cease working without being eligible for pension.

2. The lump-sum social insurance allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment it must equal:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based for the years of payment since 2014;

c/ For a period of social insurance premium payment of under 1 year, the social insurance allowance must equal the paid premium amount but not exceed 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based.

3. The lump-sum social insurance allowance specified in Clause 2 of this Article is exclusive of the State’s monetary support for payment of voluntary social insurance premiums, except the case specified at Point c, Clause 1 of this Article.

4. The time for enjoying the lump-sum social insurance allowance is the time stated in decisions of social insurance agencies.

Article 61. Reservation of period of social insurance premium payment

Employees who cease working without being eligible for pension specified in Article 54 or 55 of this Law or without receiving a lump-sum social insurance allowance provided in Article 60 of this Law are entitled to have their period of social insurance premium payment reserved.

Article 62. Average monthly salary on which social insurance premiums are based for calculation of pension and lump-sum allowance

1. For employees subject to the State-prescribed salary regime and having the entire period of social insurance premium payment under this salary regime, the average monthly salary for the number of years of social insurance premium payment before retirement must be:

a/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 5 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums before January 1, 1995;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 8 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2001, and December 31, 2006;

d/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 10 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2007, and December 31, 2015;

dd/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 15 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2016, and December 31, 2019;

e/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the last 20 years prior to retirement, for employees paying social insurance premiums between January 1, 2020, and December 31, 2024;

g/ The average monthly salary on which social insurance premiums are based in the entire period of social insurance premium payment, for employees paying social insurance premiums since January 1, 2025.

2. For employees who have the entire period of social insurance premium payment under the employer-decided salary regime, the average monthly salary on which social insurance premiums are based in the entire period of payment shall be used.

3. For employees who have both a period of social insurance premium payment under the State-prescribed salary regime and a period of social insurance premium payment under the employer-decided salary regime, the average monthly salary on which social insurance premiums are based in these periods shall be used, in which for the period of social insurance premium payment under the State-prescribed salary regime, the average monthly salary on which social insurance premiums are based as specified in Clause 1 of this Article shall be used.

4. The Government shall detail this Article.

Article 63. Adjustment of salaries for which social insurance premiums have been paid

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For employees who start paying social insurance premiums since January 1, 2016, their salaries for which social insurance premiums have been paid as a basis for calculation of the average monthly salary on which social insurance premiums are based shall be adjusted under Clause 2 of this Article.

2. Salaries for which social insurance premiums have been paid as a basis for calculation of the average monthly salary on which social insurance premiums are based for employees defined in Clause 2, Article 89 of this Law shall be adjusted based on the consumer price index in each period under the Government’s regulations.

Article 64. Suspension from or continuation of enjoyment of pension or monthly social insurance allowance

1. Persons on pension or monthly social insurance allowance shall be suspended from enjoying such pension or allowance in one of the following cases:

a/ They illegally leave the country;

b/ They are declared missing by the court;

c/ There are grounds to confirm that their enjoyment of social insurance is illegal.

2. Pension or monthly social insurance allowance must continue to be paid when emigrants legally return to reside in the country in accordance with the residence law. In case there is a court's legally effective decision annulling the decision to declare missing, they are entitled not only to continue enjoying such pension or allowance but also to have their pension or monthly social insurance allowance retrospectively paid since the time of suspension.

3. Social insurance agencies, when deciding on suspension from enjoyment of social insurance under Point c, Clause 1 of this Article, shall notify in writing and clearly state the reason. Within 30 days from the date of suspension, social insurance agencies shall issue a decision settling the enjoyment; if deciding on termination of enjoyment of social insurance, they shall clearly state the reason..

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Persons on pension or monthly social insurance allowance who settle abroad are entitled to a lump-sum allowance.

2. The lump-sum allowance for pensioners shall be calculated based on their period of social insurance premium payment, in which for each year of payment of social insurance premiums prior to 2014, they are entitled to 1.5 months’ current pension and for each year of payment of social insurance premiums since 2014, they are entitled to 2 months’ current pension; then for each month they have received pension, half of a month’s pension shall be deducted from the lump-sum allowance. The lowest allowance must equal 3 months’ current pension.

3. The lump-sum allowance for a person on monthly social insurance allowance must equal 3 months’ current allowance.

Section 5. SURVIVORSHIP ALLOWANCE REGIME

Article 66. Funeral allowance

1. When the following persons die, the persons who take charge of their funeral are entitled to a lump-sum funeral allowance:

a/ Employees defined in Clause 1, Article 2 of this Law who are paying social insurance premiums or employees who have their period of social insurance premium payment reserved and have paid social insurance premium payment for at least full 12 months;

b/ Employees who die of a labor accident or an occupational disease or die during treatment due to a labor accident or an occupational disease;

c/ Persons who are on pension or monthly labor accident or occupational disease allowance and have ceased working.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When the persons defined in Clause 1 of this Article are declared dead by the court, their relatives are entitled to the funeral allowance specified in Clause 2 of this Article.

Article 67. Cases eligible for monthly survivorship allowance

1. When the persons defined in Clauses 1 and 3, Article 66 of this Law, who fall in one of the following cases, die, their relatives are entitled to a monthly survivorship allowance:

a/ They have paid social insurance premiums for at least full 15 years but have not yet received a lump-sum social insurance allowance;

b/ They are on pension;

c/ They die of a labor accident or an occupational disease;

d/ They are on monthly labor accident or occupational disease allowance for their working capacity decrease of 61% or more.

2. Relatives of the persons defined in Clause 1 of this Article who are entitled to a monthly survivorship allowance include:

a/ Children aged under 18 years; children aged full 18 years or older who suffer a working capacity decrease of 81% or more; or children whose father died while they are in the womb.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, or other family members whom the insured are obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family, who are full 60 years or older, for men, or full 55 years or older, for women;

d/ Natural fathers, natural mothers, fathers-in-law, mothers-in-law, or other family members whom the insured are obliged to nurture in accordance with the law on marriage and family, who are under 60 years old, for men, or under 55 years old, for women, and suffer a working capacity decrease of 81% or more.

3. To enjoy a monthly survivorship allowance, relatives defined at Points b, c and d, Clause 2 of this Article must have no income or have monthly income lower than the basic salary. Incomes referred to in this Law are exclusive of allowances provided under the law on preferential treatment for people with meritorious services to the country.

4. The time limit for requesting an assessment of working capacity decrease for enjoyment of a monthly survivorship allowance is specified as follows:

a/ Within 4 months from the insured's death, his/her relative shall file a written request;

b/ Within 4 months before or after the expiration of the time limit for the relative defined at Point a, Clause 2 of this Article to enjoy allowance under regulations, he/she shall file a written request.

Article 68. Levels of monthly survivorship allowance

1. The monthly survivorship allowance for each relative must equal 50% of the basic salary, or 70% of the basic salary for relatives who have no direct fosterer.

2. For a dead person defined in Clause 1, Article 67 of this Law, the number of relatives entitled to monthly survivorship allowance must not exceed 4; for 2 or more dead persons, their relatives are entitled to 2 times the allowance level specified in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 69. Cases of eligibility for lump-sum survivorship allowance

When the persons defined in Clauses 1 and 3, Article 66 of this Law, who fall in one of the following cases, die, their relatives are entitled to a lump-sum survivorship allowance:

1. They do not fall in the cases specified in Clause 1, Article 67 of this Law;

2. They fall in one of the cases specified in Clause 1, Article 67 but have no relative eligible for the monthly survivorship allowance as defined in Clause 2, Article 67 of this Law;

3. Their relatives who are entitled to the monthly survivorship allowance as defined in Clause 2, Article 67 wish to receive a lump-sum survivorship allowance, except under-6 children, children or spouses suffering a working capacity decrease of 81% or more;

4. For employees who die without any relatives as defined in Clause 6, Article 3 of this Law, the lump-sum survivorship allowance must comply with the law of inheritance.

Article 70. Levels of lump-sum survivorship allowance

1. The lump-sum survivorship allowance for relatives of employees who are paying social insurance premiums or of employees who have their period of social insurance premium payment reserved shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment, these relatives are entitled to 1.5 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based, for the years of payment prior to 2014; or to 2 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014. The lowest level must equal 3 times the average monthly salary on which social insurance premiums are based. The average monthly salary on which social insurance premiums are based used as a basis for calculation of the lump-sum survivorship allowance shall be determined under Article 62 of this Law.

2. The lump-sum survivorship allowance for relatives of dead pensioners shall be calculated based on the period of pension enjoyment; if pensioners die within the first 2 months of pension enjoyment, the allowance must equal 48 months’ current pension; if pensioners die in subsequent months, the allowance shall be reduced by half a month’s pension for each additional month of pension enjoyment; the lowest allowance level must equal 3 months’ current pension.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 71. Retirement regime and survivorship allowance regime for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums

1. The retirement regime and survivorship allowance regime for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums are specified as follows:

a/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 20 years, the conditions for enjoyment and levels of pension must comply with the policy on compulsory social insurance; the lowest monthly pension must equal the basic salary, except the subjects defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law;

b/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 15 years, the monthly survivorship allowance must comply with the policy on compulsory social insurance;

c/ For employees who have paid compulsory social insurance premiums for at least full 12 months, the funeral allowance must comply with the policy on compulsory social insurance.

2. The Government shall detail this Article.

Chapter IV

VOLUNTARY SOCIAL INSURANCE

Section 1. RETIREMENT REGIME

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The retirement regime for voluntary social insurance participants covers employees defined in Clause 4, Article 2 of this Law.

Article 73. Conditions for pension enjoyment

1. Employees are entitled to pension when fully satisfying the following conditions:

a/ Being full 60 years old, for men, or full 55 years old, for women;

b/ Having paid social insurance premiums for at least full 20 years.

2. Employees who satisfy the age requirement specified at Point a, Clause 1 of this Article but have paid social insurance premiums for under 20 years may continue paying social insurance premiums until the payment period reaches full 20 years in order to enjoy pension.

Article 74. Levels of monthly pension

1. From the effective date of this Law to January 1, 2018, the level of monthly pension for employees who fully satisfy the conditions specified in Article 73 of this Law must equal 45% of the average monthly income on which social insurance premiums are based as prescribed in Article 79 of this Law, corresponding to 15 years of social insurance premium payment, which shall then be added with 2% for men and 3% for women for each additional year of social insurance premium payment, but must not exceed 75%.

2. Since January 1, 2018, the monthly pension of employees who fully satisfy the conditions specified in Article 73 of this Law must equal 45% of the average monthly income on which social insurance premium are based as provided in Article 79 of this Law, and correspond to the following number of years of social insurance premium payment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For female employees who retire in 2018 and afterward, it is 15 years. Then, for employees defined at Points a and b of this Clause, the monthly pension shall be added with 2% for every additional year, but must not exceed 75%.

3. The adjustment of pension must comply with Article 57 of this Law.

Article 75. Lump-sum allowance upon retirement

1. Employees who have a period of social insurance premium payment longer than the number of years corresponding to the 75% pension rate are entitled to not only pension but also a lump-sum allowance upon retirement.

2. The lump-sum allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment in excess of the number of years corresponding to the 75% pension enjoyment rate, with half of the average monthly income on which social insurance premiums are based for each of these years.

Article 76. Time for pension enjoyment

1. The subjects defined in Article 72 of this Law are entitled to receive pension from the month following the month when they fully satisfy the conditions for pension enjoyment specified in Article 73 of this Law.

2. The Minister of Labor, Invalids, and Social Affairs shall detail this Article.

Article 77. Lump-sum social insurance allowance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ They satisfy the age requirement specified at Point a, Clause 1, Article 73 of this Law but have paid social insurance premiums for under 20 years and do not continue paying social insurance premiums;

b/ They settle abroad;

c/ They suffer a fatal disease, such as cancer, poliomyelitis, dropsy cirrhosis, leprosy, serious tuberculosis, HIV infection progressing into AIDS, or other diseases as prescribed by the Ministry of Health.

2. The lump-sum social insurance allowance shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment they are entitled to:

a/ 1.5 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment prior to 2014;

b/ 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014;

c/ In case the period of social insurance premium payment is under 1 year, the social insurance allowance must equal the paid premium amount but must not exceed 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based.

3. The lump-sum social insurance allowance for the subjects eligible for the State’s support under Clause 2 of this Article is exclusive of the State’s monetary support for payment of voluntary social insurance premiums, except the case specified at Point c, Clause 1 of this Article.

4. The time for enjoying the lump-sum social insurance allowance is the time stated in decisions of social insurance agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 78. Reservation of the period of social insurance premium payment, suspension from or continuation of pension enjoyment

1. Employees who stop paying voluntary social insurance premiums without fully satisfying the conditions for pension enjoyment as provided in Article 73 or without receiving a lump-sum social insurance allowance under Article 77 of this Law are entitled to have their period of social insurance premium payment reserved.

2. The suspension from or continuation of pension enjoyment for employees covered by voluntary social insurance premiums must comply with Article 64 of this Law.

Article 79. Average monthly income on which social insurance premiums are based

1. The average monthly income on which social insurance premiums are based is the average of monthly incomes on which social insurance premiums are based in the entire period of premium payment.

2. Monthly incomes for which social insurance premiums have been paid used as a basis for calculating the average monthly income on which social insurance premiums are based for employees shall be adjusted based on the consumer price index in each period under the Government’s regulations.

Section 2. SURVIVORSHIP ALLOWANCE REGIME

Article 80. Funeral allowance

1. When the following persons die, the persons who take charge of their funeral are entitled to a funeral allowance:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Pensioners.

2. The funeral allowance must equal 10 times the basic salary of the month in which the persons defined in Clause 1 of this Article die.

3. When the persons defined in Clause 1 of this Article are declared dead by the court, their relatives are entitled to the allowance specified in Clause 2 of this Article.

Article 81. Survivorship allowance

1. When employees who are paying social insurance premiums, employees who have their period of social insurance premium payment reserved, or persons who are on pension die, their relatives are entitled to a lump-sum survivorship allowance.

2. The lump-sum survivorship allowance for relatives of employees who are paying social insurance premiums or of employees who have their period of social insurance premium payment reserved shall be calculated based on the number of years of social insurance premium payment; for each year of payment, these relatives are entitled to 1.5 times the average monthly income on which social insurance premiums are based as provided in Article 79 of this Law, for the years of payment prior 2014, or 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based, for the years of payment since 2014.

For employees who have paid social insurance premiums for under 1 year, the lump-sum survivorship allowance must equal the paid premium amount but not exceed 2 times the average monthly income on which social insurance premiums are based; for employees who pay both compulsory social insurance and voluntary social insurance premiums, the lump-sum survivorship allowance must equal at least 3 times the average monthly salary and income on which social insurance premiums are based.

3. The lump-sum survivorship allowance for relatives of persons who die while on pension shall be calculated based on these persons' period of pension enjoyment; if they die within the first 2 months of pension enjoyment, such allowance must equal 48 months’ current pension; if they die in subsequent months, the allowance shall be reduced by half the monthly pension for each additional month of pension enjoyment.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 82. Sources forming the social insurance fund

1. Premiums paid by employers under Article 86 of this Law.

2. Premiums paid by employees under Articles 85 and 87 of this Law.

3. Profits from activities of investment from the fund.

4. The State's supports.

5. Other lawful sources of revenues.

Article 83. Component funds of the social insurance fund

1. Sickness and maternity fund.

2. Labor accident and occupational disease fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 84. Use of the social insurance fund

1. Payment of social insurance regimes for employees under Chapters III and IV of this Law.

2. Payment of health insurance premiums for pensioners or persons who are on leave and enjoy monthly labor accident or occupational disease allowance or who are on leave and enjoy maternity allowance for childbirth or child adoption or who are on leave and enjoy sickness allowance, for employees suffering diseases on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring long-term treatment.

3. Payment of social insurance management expenses under Article 90 of this Law.

4. Payment of charges for assessment of the working capacity decrease in case employees take assessment not as introduced by their employers and the assessment results show that these persons are eligible for social insurance regimes.

5. Investment to preserve and develop the fund under Articles 91 and 92 of this Law.

Article 85. Levels and methods of payment by employees covered by compulsory social insurance

1. Employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law shall monthly pay 8% of their monthly salary to the retirement and survivorship allowance fund.

Employees defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law shall monthly pay an amount equal to 8% of the basic salary to the retirement and survivorship allowance fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The monthly level of payment to the retirement and survivorship allowance fund must equal 22% of employees’ monthly salary on which social insurance premiums are based before they go abroad to work, for employees who have paid compulsory social insurance premiums in a certain period; 22% of 2 times the basic salary, for employees who are not yet covered by compulsory social insurance or who have paid compulsory social insurance premiums and have already received a lump-sum social insurance allowance.

b/ Payment shall be made once every 3 months, every 6 months or every 12 months or in a lump sum within the time limit stated in the contracts on sending of employees to work abroad. Employees may make payment directly to social insurance agencies of localities where they reside before going abroad or via enterprises or non-business organizations that have sent them to work abroad.

In case the payment is made via enterprises or non-business organizations that have sent employees to work abroad, these enterprises or organizations shall collect and pay social insurance premiums for employees and register the method of payment with social insurance agencies.

Employees who have their contracts extended or sign new contracts in the host countries shall pay social insurance premiums according to the method specified in this Article or shall retrospectively pay social insurance premiums to social insurance agencies after they repatriate.

3. Employees who neither work nor receive salary for 14 working days or more in a month are not required to pay social insurance premiums in that month. This period shall not be counted for enjoyment of social insurance regimes, except cases of maternity leave.

4. An employee defined at Point a or b, Clause 1, Article 2 of this Law who signs labor contracts with many employers shall only pay social insurance premiums under Clause 1 of this Article for the first-signed labor contract.

5. Employees who enjoy product-based or piecework-based salaries at enterprises, cooperatives, individual business households or cooperative groups engaged in the fields of agriculture, forestry, fishery or salt making shall pay monthly social insurance premiums at the levels specified in Clause 1 of this Article; payment may be made every month, every 3 months or every 6 months.

6. The determination of the period of social insurance premium payment for enjoyment of pension and monthly survivorship allowance must adhere to the principle that one year has full 12 months; an employee who satisfies the age requirement for pension enjoyment but whose period of social insurance premium payment is short of 6 months at most may pay a lump-sum amount for these months with the monthly premium equal to the total premiums paid by him/her and his/her employer to the retirement and survivorship allowance fund, based on the monthly salary on which social insurance premiums were based before he/she ceases working.

7. The calculation of periods of social insurance premium payment with odd months for enjoyment of the retirement and survivorship allowance regimes must be as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ A period of between 7 months to 12 months shall be counted as one year.

Article 86. Levels and methods of payment by employers

1. Employers shall make monthly payments calculated based on the salary funds on which social insurance premiums are based for employees defined at Points a, b, c, d, dd and h, Clause 1, Article 2 of this Law as follows:

a/ 3% to the sickness and maternity fund;

b/ 1% to the labor accident and occupational disease fund;

c/ 14% to the retirement and survivorship allowance fund.

2. Employers shall make monthly payments calculated based on the basic salary for each employee defined at Point e, Clause 1, Article 2 of this Law as follows:

a/ 1% to the labor accident and occupational disease fund;

b/ 22% to the retirement and survivorship allowance fund.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Employers are not required to pay social insurance premiums for employees defined in Clause 3, Article 85 of this Law.

5. Employers being enterprises, cooperatives, household business households or cooperative groups engaged in agriculture, forestry, fishery or salt making that pay product-based or piecework-based salaries shall make monthly payments at the levels specified in Clause 1 of this Article; the payment may be made every month, every 3 months or every 6 months.

6. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall detail Clause 5, Article 85, and Clause 5, Article 86, of this Law.

Article 87. Levels and methods of payment by employees covered by voluntary social insurance

1. Employees defined in Clause 4, Article 2 of this Law shall monthly pay an amount equivalent to 22% of their monthly incomes as selected to the retirement and survivorship allowance fund; the monthly income on which social insurance premiums are based must at least equal the poverty threshold in rural areas and must not exceed 20 times the basic salary.

The socio-economic development conditions and state budget capacity in each period shall be based on to determine the levels of support for payment of social insurance premiums for employees covered by voluntary social insurance, support beneficiaries, and the time for implementing the support policy.

2. Employees may select one of the following payment methods:

a/ Every month;

b/ Every 3 months;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Every 12 months;

d/ Lump-sum payment for many subsequent years at a level lower than the monthly payment or lump-sum payment for the insufficient years at a level higher than the monthly payment as specified in this Article.

3. The Government shall detail this Article.

Article 88. Suspension from payment of compulsory social insurance premiums

1. Suspension from payment to the retirement and survivorship allowance fund is specified as follows:

a/ In case employers meet with difficulties and have to suspend their production or business activities, making them and their employees unable to pay social insurance premiums, the payment to the retirement and survivorship allowance fund may be suspended for 12 months at most;

b/ Upon the expiration of the time limit for payment suspension specified at Point a of this Clause, employers and employees shall continue paying social insurance premiums and make supplementary payment for the suspension period. The supplementary amount paid for the suspension period is not subject to late- payment interest under Clause 3, Article 122 of this Law.

2. For employees covered by compulsory social insurance premiums who are put in temporary detention, they and their employers may suspend payment of social insurance premiums. In case competent agencies conclude that employees suffer a miscarriage of justice, supplementary payment shall be made for the detention period. The supplementary amount paid for the suspension period is not subject to late-payment interest under Clause 3, Article 122 of this Law.

3. The Government shall detail this Article and specify other cases of suspension from payment of compulsory social insurance premiums.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For employees subject to the State-prescribed salary regime, their monthly salary on which social insurance premiums are based is their rank- or grade-based salary plus position-based, extra-rank working seniority-based or occupation-based seniority allowance (if any).

For employees defined at Point i, Clause 1, Article 2 of this Law, their monthly salary on which social insurance premiums are based is the basic salary.

2. For employees who pay social insurance premiums according to the employer-decided salary regime, their monthly salary on which social insurance premiums are based is their salary plus salary-based allowance as prescribed in the labor law.

Since January 1, 2018, the monthly salary on which social insurance premiums are based will be the salary plus salary-based allowance and other amounts as prescribed in the labor law.

3. In case the monthly salary specified in Clause 1 or 2 of this Article exceeds 20 times the basic salary, the monthly salary on which social insurance premiums are based must equal 20 times the basic salary.

4. The Government shall stipulate in detail the retrospective collection and payment of monthly salaries on which compulsory social insurance premium are based for employees and employers, except the case specified in Clause 3, Article 122 of this Law.

Article 90. Social insurance management expenses

1. Social insurance management expenses shall be used to perform the following tasks:

a/ Propagating and disseminating policies and law on social insurance; providing professional training and retraining in social insurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Organizing the collection of social insurance premiums and payment of social insurance allowances; and operating the apparatus of social insurance agencies at all levels.

2. The funding source for performing the tasks specified in Clause 1 of this Article shall be annually deducted from the profits earned from investment activities of the fund;

Every 3 years, the Government shall report the levels of social insurance management expenses to the National Assembly Standing Committee for decision.

3. The Prime Minister shall detail Clause 1 of this Article.

Article 91. Investment principles

Investment activities of the social insurance fund must ensure safety, efficiency and capital recoverability.

Article 92. Investment forms

1. Purchase of government bonds.

2. Making of deposits, or purchase of bonds, term bills or deposit certificates at well-performing commercial banks as rated by the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Government shall detail this Article.

Chapter VI

SOCIAL INSURANCE ORGANIZATION AND MANAGEMENT

Article 93. Social insurance agencies

1. Social insurance agency is a state agency functioning to implement social insurance regimes and policies, manage and use social insurance, health insurance and unemployment insurance funds, inspect the payment of social insurance, unemployment insurance and health insurance premiums, and perform other tasks in accordance with this Law.

2. The Government shall stipulate in detail the organization, tasks and powers of social insurance agencies.

Article 94. Management Board of Vietnam Social Security

1. The Management Board of Vietnam Social Security shall be organized at national level and has the responsibilities to direct and supervise the operation of social insurance agencies, and give advice on social insurance, health insurance and unemployment insurance policies.

2. The Management Board of Vietnam Social Security shall be composed of representatives of the Vietnam General Confederation of Labor, employers’ representative organizations, state management agencies in charge of social insurance, state management agencies in charge of health insurance, Vietnam Social Security, and other related organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Government shall stipulate in detail the working regime, responsibilities and operating funds of Management Board of Vietnam Social Security.

Article 95. Tasks and powers of the Management Board of Vietnam Social Security

1. To approve social insurance development strategies, long-term, five- year and annual plans on the implementation of social insurance, health insurance and unemployment insurance regimes, and schemes on preservation and development of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds.

To supervise and examine social insurance agencies in the implementation of such strategies, plans and schemes after they are approved.

2. To propose to competent state agencies the formulation, revision and supplementation of policies and laws on social insurance, health insurance and unemployment insurance, social insurance development strategies, strengthening of the organizational apparatus of social insurance agencies, and mechanisms for management and use of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds.

3. To decide on, and take responsibility before the Government for, forms and structures of investment of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds at the proposal of social insurance agencies.

4. To approve annual reports on the implementation of social insurance, health insurance and unemployment insurance regimes and the management and use of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds before Vietnam Social Security submits them to competent agencies.

5. To approve annual cost estimates on collection and payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance funds and levels of social insurance, health insurance and unemployment insurance management expenses before Vietnam Social Security submits them to competent agencies.

6. To annually report to the Prime Minister on the performance of the tasks and exercise of the powers and operation results under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VII

ORDER AND PROCEDURES FOR SOCIAL INSURANCE IMPLEMENTATION

Section 1. ORDER AND PROCEDURES FOR PARTICIPATION IN SOCIAL INSURANCE

Article 96. Social insurance books

1. A social insurance book shall be granted to every employee for monitoring the payment of social insurance premiums and enjoyment of social insurance regimes, and must serve as a basis for settlement of social insurance regimes in accordance with this Law.

2. By 2020, social insurance books shall be replaced with social insurance cards.

3. The Government shall stipulate the order and procedures for participation in social insurance and settlement of social insurance regimes in electronic form.

Article 97. Registration dossiers for participation in social insurance and grant of social insurance books

1. A registration dossier for first-time participation in social insurance must comprise:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Employees' declaration forms for participation in social insurance.

2. A dossier for re-grant of a lost or damaged social insurance book must comprise:

a/ An employee’s application for re-grant of a social insurance book;

b/ The social insurance book, in case it is damaged.

3. The Government shall stipulate the procedures and dossier for participation in social insurance and grant of social insurance books for the subjects defined at Point e, Clause 1, Article 2 of this Law.

Article 98. Adjustment of information of participation in social insurance

1. Employers shall notify in writing social insurance agencies of any changes in information of participation in social insurance.

2. A dossier for adjustment of an employee’s personal information of participation in social insurance must comprise:

a/ A declaration form for adjustment of personal information;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Copies of competent state agencies’ papers related to the adjustment of personal information as prescribed by law.

Article 99. Settlement of registration for participation in social insurance and grant of social insurance books

1. Registration for first-time participation in social insurance shall be settled as follows:

a/ Within 30 days after signing a labor contract or working contract with an employee or after recruiting an employee, the employer shall submit a dossier specified in Clause 1, Article 97 of this Law to the social insurance agency.

b/ An employee to be covered by voluntary social insurance shall submit a dossier specified at Point b, Clause 1, Article 97 of this Law to the social insurance agency.

2. An employee shall submit a dossier for re-grant of a social insurance book as specified in Clause 2, Article 97 of this Law to the social insurance agency.

3. The social insurance agency shall grant a social insurance book within:

a/ 20 days after receiving a complete and valid dossier, for persons who participate for the first time in compulsory social insurance;

b/ 7 days after receiving a complete and valid dossier, for persons who participate for the first time in voluntary social insurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ 10 days after receiving a complete and valid dossier, in case of re-grant of social insurance books for employees who wish to have their information of participation in social insurance adjusted. If refusing to re-grant a social insurance book, the social insurance agency shall issue a written reply clearly stating the reason.

4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall stipulate in detail the order and procedures for participation in social insurance and settlement of social insurance regimes for employees defined at Point b, Clause 1, Article 2 of this Law.

Section 2. ORDER AND PROCEDURES FOR SETTLEMENT OF SOCIAL INSURANCE REGIMES

Article 100. Dossier for enjoyment of the sickness regime

1. An original or a copy of the hospital discharge paper, for employees or their children undergoing inpatient treatment; in case of outpatient treatment, the certificate of their leave under the social insurance regime is required.

2. In case employees or their children take medical examination or treatment abroad, the paper specified in Clause 1 of this Article shall be replaced with a Vietnamese translation of the medical record issued by a foreign health establishment.

3. The employer-made list of employees taking leave under the sickness regime.

4. The Minister of Health shall stipulate the form, and order and competence for grant, of certificate of an employee’s leave under the social insurance regime, hospital discharge paper and the papers specified at Points c, d and dd, Clause 1, Article 101 of this Law.

Article 101. Dossier for enjoyment of the maternity regime

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A copy of the birth registration certificate or birth certificate of the child;

b/ A copy of the child’s death certificate, in case the child dies, or copy of the mother’s death certificate, in case the mother dies in childbirth;

c/ A competent health establishment’s certificate stating that the mother is at postnatal risk that makes her unable to take care of the child;

d/ An extract of the mother’s medical record or hospital discharge paper in case the child dies after birth without being granted the birth certificate;

dd/ A competent health establishment’s certificate stating that the female employee has to take leave for pregnancy care, in the case specified in Clause 3, Article 31 of this Law.

2. Female employees who have prenatal checks-up, miscarriage, abortion, stillbirth or pathological abortion, or employees who apply contraceptive measures specified in Clause 1, Article 37 of this Law shall produce a certificate of their leave under the social insurance regime, in case of outpatient treatment, or an original or a copy of the hospital discharge paper, in case of inpatient treatment.

3. Employees who adopt under-6-month children shall produce a child adoption certificate.

4. Male employees who wish to take leave due to their wives’ childbirth shall produce a copy of the child’s birth certificate or birth registration certificate, and a health establishment’s certificate, in case their wives have a surgical birth or give birth to children under 32 weeks of pregnancy.

5. The employer-made list of employees taking leave for enjoyment of the maternity regime.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 45 days after return to work, an employee shall submit the dossier specified in Clause 1 or 2, Article 100, or Clause 1, 2, 3 or 4, Article 101, of this Law to his/her employer.

An employee who ceases working before the time of childbirth or child adoption shall submit the dossier specified in Clause 1 or 3, Article 101 of this Law and produce his/her social insurance book to the social insurance agency.

2. Within 10 days after receiving a complete dossier from an employee, the employer shall make a dossier as specified in Article 100 or 101 of this Law and submit it to the social insurance agency.

3. Responsibilities of the social insurance agency:

a/ To settle the social insurance regime and make payment to the employee within 10 days after receiving a complete and valid dossier from an employer;

b/ To settle the social insurance regime and make payment to the employee within 5 working days after receiving a complete and valid dossier from an employee who ceases working before the time of childbirth or child adoption.

4. If refusing to settle the social insurance regime, the social insurance agency shall issue a written reply clearly stating the reason.

Article 103. Settlement of convalescence and health rehabilitation allowance after sickness or maternity leave

1. Within 10 days after the date an employee fully satisfies the conditions for enjoying the convalescence and health rehabilitation allowance after sickness or maternity leave, the employer shall make a list of employees and submit it to the social insurance agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 104. Dossier for enjoyment of the labor accident regime

1. The social insurance book.

2. The investigation record of the labor accident; for an employee suffers a traffic accident confirmed as a labor accident, a written record of the traffic accident or a written record of scene examination and the accident scene plan are required.

3. The hospital discharge paper after labor accident treatment.

4. The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council.

5. The written request for settlement of the labor accident regime.

Article 105. Dossier for enjoyment of the occupational disease regime

1. The social insurance book.

2. A written record of environmental survey with toxic elements; in case a written record is made for many employees, its copy shall be included in the dossier of every employee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council.

5. The written request for settlement of the occupational disease regime.

Article 106. Settlement of labor accident and occupational disease regimes

1. Employers shall submit dossiers to social insurance agencies as prescribed in Articles 104 and 105 of this Law.

2. Within 15 days after receiving a complete dossier, social insurance agencies shall settle labor accident and occupational disease regimes; or issue a written reply clearly stating the reason for their refusal to settle the regimes.

Article 107. Settlement of convalescence and health rehabilitation allowance after labor accident or occupational disease

1. An employer shall make a list of employees whose health has not yet recovered after enjoying the labor accident or occupational disease regime and submit it to the social insurance agency.

2. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the social insurance agency shall settle the convalescence and health rehabilitation regime for employees and transfer the convalescence and health rehabilitation allowance to the employer; or issue a written reply clearly stating the reason for their refusal to settle the regime.

3. Within 10 days after receiving the allowance from the social insurance agency, the employer shall pay such allowance to employees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A dossier for pension enjoyment for employees covered by compulsory social insurance must comprise:

a/ The social insurance book;

b/ The decision permitting an employee to stop working under the retirement regime or the document terminating a labor contract with an employee for enjoying the retirement regime;

c/ The written record of assessment of the working capacity decrease, made by the Medical Assessment Council, for employees who retire under Article 55 of this Law, or the certificate of HIV/AIDS infection due to occupational risks, for the employees defined in Article 54 of this Law.

2. A dossier for pension enjoyment for employees covered by voluntary social insurance or employees having their period of social insurance premium payment reserved, including those who are serving imprisonment sentences, must comprise:

a/ The social insurance book;

b/ The application for pension enjoyment;

c/ The written authorization for carrying out procedures for settlement of the retirement regime and enjoyment of pension, for those who are serving imprisonment sentences;

d/ A competent state agency’s document permitting an illegal emigrant to legally repatriate and settle in the country;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 109. Dossier for enjoyment of lump-sum social insurance allowance

1. The social insurance book.

2. The employee’s application for enjoyment of lump-sum social insurance allowance.

3. For persons who settle abroad, a copy of the competent agency’s written certification of renunciation of Vietnamese nationality, or a certified or notarized Vietnamese translation of one of the following papers:

a/ Passport issued by a foreign country;

b/ Visa issued by a competent foreign agency, certifying such country’s permission for entry for overseas residence;

c/ Paper certifying such person is carrying out procedures for naturalization in a foreign country; paper certifying residence or permanent residence card or residence card of a term of 5 years or more, issued by a competent foreign agency.

4. Extract of the medical record, in the case specified at Point c, Clause 1, Article 60, or Point c, Clause 1, Article 77, of this Law.

5. For employees defined in Article 65, and Clause 5, Article 77, of this Law, a dossier for enjoyment of lump-sum social insurance allowance must comply with Clauses 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 30 days by the time an employee enjoys pension, the employer shall submit a dossier specified in Clause 1, Article 108 of this Law to the social insurance agency.

2. Within 30 days by the time an employee enjoys pension, employees having their period of social insurance premium payment reserved or employees covered by voluntary social insurance shall submit a dossier specified in Clause 2, Article 108 of this Law to the social insurance agency.

3. Within 30 days by the time an employee becomes eligible and requests payment of lump-sum social insurance allowance, he/she shall submit a dossier specified in Article 109 of this Law to the social insurance agency.

4. Within 20 days after receiving a complete and valid dossier, for to-be- pensioners, or within 10 days after receiving a complete and valid dossier, for persons to enjoy a lump-sum social insurance allowance, the social insurance agency shall settle the enjoyment of pension or lump-sum allowance and make payment to employees; or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle such enjoyment.

Article 111. Dossier for enjoyment of the survivorship allowance regime

1. For persons paying social insurance premiums or persons having their period of social insurance premium payment reserved, a dossier for enjoyment of the survivorship allowance regime must comprise:

a/ The social insurance book;

b/ A copy of the death certificate or death notice or a copy of the court's legally effective decision on the death declaration;

c/ The dead person’s relatives’ declaration and the minutes of their meeting, for those eligible for monthly allowance but choosing a lump-sum allowance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ A written record of assessment of the working capacity decrease, for relatives who suffer a working capacity decrease of 81% or more.

2. For persons currently enjoying or persons suspended from enjoying pension or monthly labor accident or occupational disease allowance, a dossier for enjoyment of the survivorship allowance regime must comprise:

a/ A copy of the death certificate or death notice or the court's legally effective decision on death declaration;

b/ The dead person’s relatives’ declaration and the minutes of their meeting, for those eligible for monthly allowance but choosing to receive a lump- sum allowance;

c/ A written record of assessment of the working capacity decrease, for relatives who suffer a working capacity decrease of 81% or more.

Article 112. Settlement of the survivorship allowance regime

1. Within 90 days after the death of a person having his/her period of social insurance premium payment reserved, a person covered by voluntary social insurance or a person on pension or monthly labor accident or occupational disease allowance, his/her relative shall submit the dossier specified in Article 111 of this Law to the social insurance agency.

Within 90 days after the death of a person currently paying compulsory social insurance premiums, his/her relative shall submit the dossier specified in Clause 1, Article 111 of this Law to the employer.

2. Within 30 days after receiving a complete dossier from the employee’s relative, the employer shall submit the dossier specified in Clause 1, Article 111 of this Law to the social insurance agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 113. Dossier for continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance for illegal emigrants who legally repatriate to settle in the country or persons declared missing by the court who reappear

1. An application for continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance.

2. A competent state agency’s document permitting the illegal emigrant to legally repatriate to settle in the country.

3. The court’s legally effective decision annulling the decision on declaration to be missing, for persons declared missing by the court who reappear.

Article 114. Settlement of continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance for illegal emigrants who legally repatriate and settle in the country or persons declared missing by the court who reappear

1. Employees shall submit the dossier specified in Article 113 of this Law to the social insurance agency.

2. Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the social insurance agencies shall settle the continued enjoyment of pension or monthly social insurance allowance, or issue a written reply clearly stating the reason for its refusal to settle such continuation of enjoyment.

Article 115. Change of places for receiving pension or social insurance allowance

When a person on pension or monthly social insurance allowance moves to another place of residence within the country and wishes to receive social insurance allowance at the new place of residence, he/she shall submit an application to the social insurance agency of the place where he/she currently receives the allowance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 116. Delayed settlement of enjoyment of social insurance regimes

1. If the settlement of enjoyment of social insurance regimes is delayed after the time limit specified in Clause 1 or 2, Article 102, Clause 1, Article 103, Clause 1 or 2, Article 110, or Clause 1 or 2, Article 112, of this Law, a written explanation shall be made.

2. In case the submission of dossiers and settlement of enjoyment of social insurance regimes are delayed after the prescribed time limits, thus damaging the lawful rights and interests of eligible beneficiaries, compensation shall be paid in accordance with law, except cases where such delay is due to the fault of employees or their relatives.

Article 117. Dossiers and order for assessment of working capacity decrease to settle social insurance regimes

1. The Minister of Health shall stipulate dossiers and the order for assessment of working capacity decrease to settle social insurance regimes.

2. The examination for assessment of working capacity decrease must ensure accuracy, publicity and transparency. The Medical Assessment Council shall take responsibility for the accuracy of its assessment results in accordance with law.

Chapter VIII

COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT, AND HANDLING OF VIOLATIONS RELATED TO, SOCIAL INSURANCE

Article 118. Complaints about social insurance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Employers may request competent agencies, organizations or persons to review the latter’s decisions or acts when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the law on social insurance and infringe their lawful rights and interests.

Article 119. Order of settlement of complaints about social insurance

1. Complaints about social insurance-related administrative decisions or acts shall be settled in accordance with the law on complaints.

2. For complaints about social insurance-related decisions or acts not specified in Clause 1 of this Article, complainants may choose either of the following:

a/ Lodging first-time complaints with the agencies or persons that have issued these decisions or committed these acts; in case these agencies or persons no longer exist, district-level state management agencies in charge of labor shall settle the complaint;

b/ Initiating lawsuits at a court in accordance with law.

3. In case complainants defined at Point a, Clause 2 of this Article disagree with the first-time complaint settlement decisions, or when the prescribed time limit expires but the complaints have not yet been settled, they may initiate lawsuits at a court or lodge complaints with provincial-level state management agencies in charge of labor.

In case complainants disagree with the complaint settlement decisions of provincial-level state management agencies in charge of labor, or when the prescribed time limit expires but the complaints have not yet been settled, the complainants may initiate lawsuits at a court.

4. The statute of limitations for lodging complaints and the time limit for settling complaints must comply with the law on complaints.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The lodging and settlement of denunciations about violations of the law on social insurance must comply with the law on denunciations.

Article 121. Competence to sanction administrative violations in the field of social insurance, health insurance and unemployment insurance, sanctioning levels and remedies

1. Competence of social insurance agencies:

a/ The General Director of Vietnam Social Security has the competence prescribed in Clause 4, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations;

b/ Directors of provincial-level social insurance agencies have the competence prescribed in Clause 2, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations;

c/ Heads of specialized inspection teams established under decisions of the General Director of Vietnam Social Security have the competence prescribed in Clause 3, Article 46 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Persons with sanctioning competence defined in Clause 1 of this Article may authorize their deputies to handle administrative violations.

3. The maximum fine levels in the field of social insurance, health insurance and unemployment insurance, sanctioning forms, remedies, administrative sanctioning procedures and other provisions related to administrative sanctioning must comply with the Law on Handling of Administrative Violations and other relevant laws.

Article 122. Handling of violations of the law on social insurance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Individuals who violate this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, administratively sanctioned, disciplined or examined for penal liability; and, if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.

3. Employers that violate Clause 1, 2 or 3, Article 17 of this Law for 30 days or more shall not only fully pay the amount not yet paid or paid late and be handled in accordance with law but also pay an interest equaling 2 times the average interest rate of investment from the social insurance fund in the preceding year, calculated based on the late paid amount and late payment period. If they fail to do so, at the request of competent persons, related banks, credit institutions or state treasuries shall deduct money from the employers’ deposit accounts in order to pay the amount not yet paid or paid late and the interest thereon to the accounts of social insurance agencies.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 123. Transitional provisions

1. The provisions of this Law apply to persons who participate in social insurance before the effective date of this Law.

2. Persons on pension before January 1, 1994, persons on pension, monthly working capacity loss allowance, labor accident or occupational disease allowance, survivorship allowance or social insurance allowance, for commune, ward or township cadres who have ceased working, persons on monthly allowance while the period for enjoying such allowance has expired, or persons who are suspended from enjoying social insurance allowance due to their violations of law before this Law takes effect, shall still comply with the previous regulations and have their levels of enjoyment adjusted.

3. Employees who have paid social insurance premiums, covering also the region-based allowance, are entitled to not only pension, lump-sum social insurance allowance and survivorship allowance but also a lump-sum region- based allowance; persons on pension, monthly working capacity loss allowance or labor accident or occupational disease allowance who are enjoying a monthly region-based allowance in their places of permanent residence eligible for region-based allowance are entitled to continue enjoying such allowance.

4. Persons on spouse allowance in overseas Vietnamese representative missions who participate in compulsory social insurance under both retirement and survivorship allowance regimes; and employees who cease working due to diseases on the Ministry of Health-issued list of diseases requiring long-term treatment and enjoy the sickness regime before the effective date of this Law shall comply with the Government’s regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Employees who had worked in the state sector before January 1, 1995, and fully satisfy the conditions for enjoying severance allowance or lump-sum allowance or demobilization allowance but have not yet enjoyed such allowance, such working period shall be regarded as a period of social insurance premium payment. The calculation of the working period prior to January 1, 1995, for enjoying social insurance allowances must comply with the previous regulations on calculation of the working period prior to January 1995, for enjoying social insurance allowances for cadres, civil servants, public employees, workers, army men, and employees in the people’s public security force.

7. Annually, the State shall transfer an amount from the budget to the social insurance fund to ensure full payment of pension and social insurance allowances to persons on pension or social insurance allowance prior to January 1, 1995; and payment of social insurance premiums for the working period prior to January 1, 1995, for persons defined in Clause 6 of this Article.

8. Employees who are eligible for, and enjoy, social insurance regimes before the effective date of this Law shall continue to comply with the provisions of Law No. 71/2006/QH11 on Social Insurance.

9. Persons on pension, social insurance allowance or monthly allowance who are working under signed labor contracts shall not be covered by compulsory social insurance.

10. The Government shall detail this Article.

Article 124. Effect

1. This Law takes effect on January 1, 2016; the provisions at Point b, Clause 1, and in Clause 2, Article 2, of this Law take effect on January 1, 2018.

2. Law No. 71/2006/QH11 on Social Insurance ceases to be effective on the effective date of this Law.

Article 125. Detailing provisions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Law was passed on November 20, 2014, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 8th session.-

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.375.705

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.166.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!