BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1279/KH-BHXH
|
Hà Nội, ngày 14
tháng 04 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 34/CT-TTg NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÁC NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BẢO HIỂM HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp phát triển đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), BHXH Việt Nam ban hành kế hoạch triển
khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Đẩy mạnh khai thác đối tượng tham gia BHXH (bắt buộc
và tự nguyện), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), để thực hiện mục tiêu mở rộng diện
bao phủ đối tượng tham gia BHXH, BHTN tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012
của Bạn Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội
giai đoạn 2012 - 2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT)
giai đoạn 2012 - 2020.
2. Yêu cầu
Việc triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số
34/CT-TTg ngày 26/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phải đảm bảo kịp thời và hiệu
quả, tạo sự đột phá về phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là tỉnh), BHXH quận,
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
gọi chung là huyện) trong thực hiện nhiệm vụ phát triển đối tượng tham gia
BHXH, BHTN.
Tạo sự chuyển biến rõ nét về tinh thần, ý thức
trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống cơ quan
BHXH đối với việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
II. MỤC TIÊU
1. Đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc, BHTN theo luật định tại các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt
động và đóng thuê để tổ chức thực hiện, đảm bảo năm 2017 thực hiện đạt trên 70%
số đơn vị có lao động thuộc diện phải tham gia, đăng ký tham gia BHXH bắt buộc,
BHTN; năm 2018 đạt trên 80%; năm 2019 đạt trên 90% và từ năm 2020 trở đi đạt
100% số đơn vị có lao động thuộc diện phải tham gia, đăng ký tham gia BHXH bắt
buộc, BHTN.
2. Đề xuất các giải pháp để phát triển người thuộc
đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, hằng năm phát triển tăng từ 30% trở lên so với
năm trước.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phối hợp cơ quan Thuế xác định số lao động
thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc, BHTN theo luật định tại các đơn vị sử dụng
lao động đang hoạt động và đóng thuế
a) Trung tâm Công nghệ thông tin:
- Hoàn thiện hệ thống trao đổi thông tin với cơ
quan Thuế đáp ứng các yêu cầu quản lý của ngành như phân loại được danh sách
đơn vị, lao động do cơ quan Thuế đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHTN hoặc
chưa tham gia đủ số người lao động thuộc diện phải tham gia; danh sách đơn vị
giải thể, phá sản, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động,
tạm ngừng hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh; danh sách đơn vị đã quyết toán thuế
nhưng chưa đóng vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN...
- Hàng tháng cập nhật, kịp thời điều chỉnh hệ thống
trao đổi thông tin với cơ quan Thuế đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.
b) Ban Thu:
- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, ngành trình Thủ
tướng Chính phủ giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN cho từng
tỉnh.
- Xây dựng quy trình khai thác, quản lý và sử dụng
thông tin do cơ quan Thuế cung cấp để tổ chức triển khai thực hiện phát triển đối
tượng tham gia BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với đơn
vị trốn đóng BHXH, BHTN về lao động, số tiền nợ đóng BHXH, BHTN.
- Đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham
gia BHXH, BHTN theo từng nhóm đối tượng; trình Tổng Giám đốc giao chỉ tiêu phát
triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN cho BHXH tỉnh đảm bảo theo lộ trình, mục
tiêu.
- Cung cấp thông tin các đơn vị chưa tham gia hoặc
tham gia chưa đầy đủ về lao động, số tiền đóng đến cơ quan có thẩm quyền, cơ
quan truyền thông để tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và xử lý theo
quy định.
- Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong việc
phát triển đối tượng tham gia BHXH đối với các tỉnh và các Bộ, ngành.
c) BHXH tỉnh:
- Phối hợp với Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN cho UBND cấp
huyện thực hiện sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
- Khai thác thông tin do BHXH Việt Nam cung cấp để
tổng hợp, phân tích, xây dựng kế hoạch đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị
trốn đóng về lao động, số tiền đóng BHXH, BHTN.
- Phân loại, xây dựng kế hoạch thanh tra thường
xuyên đối với đơn vị trốn đóng về lao động, số tiền đóng; thanh tra đột xuất đối
với đơn vị đã được đôn đốc, kiểm tra nhưng cố tình vi phạm, không khắc phục vi
phạm sau khi đã đôn đốc, kiểm tra.
- Phối hợp cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra việc
trích đóng BHXH, BHTN của đơn vị trong việc kê khai và tính, nộp thuế.
- Cung cấp thông tin tình hình trốn đóng với cơ
quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Định kỳ 06 tháng, hoặc hàng năm báo cáo UBND tỉnh
tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm điểm, đánh giá thực hiện các chỉ tiêu phát triển
đối tượng tham gia BHXH, BHTN.
2. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hình thức
thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN đối với
doanh nghiệp và người dân
a) Ban Thu:
- Tổng hợp, phân loại các loại hình doanh nghiệp
theo từng địa bàn, đề xuất xây dựng nội dung, tài liệu và hình thức tuyên truyền
để phối hợp với Trung tâm Truyền thông thực hiện.
- Tham gia trực tiếp vào công tác thông tin, tuyên
truyền giải đáp chính sách BHXH, BHTN đối với doanh nghiệp và người dân.
b) Trung tâm Truyền thông:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ công
tác tuyên truyền đối với các tỉnh và đánh giá kết quả thực hiện.
- Phối hợp các đơn vị xây dựng nội dung, tài liệu
tuyên truyền phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, nhóm đối tượng.
- Phối hợp, tổ chức đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động,
tuyên truyền người tham gia cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh, BHXH huyện,
nhân viên đại lý thu.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông kịp thời
thông tin các nội dung về chính sách BHXH, BHYT đối với doanh nghiệp và người
dân.
c) BHXH tỉnh:
- Tổ chức triển khai việc tuyên truyền theo kế hoạch
đã được phê duyệt; đề xuất, đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền đảm bảo
phù hợp với đối tượng, sát thực tế.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh kịp
thời thông tin các nội dung về chính sách BHXH, BHTN đối với doanh nghiệp và
người dân trên địa bàn.
- Tăng cường mở rộng mạng lưới đại lý thu, đảm bảo
mỗi thôn, bản, tổ dân phố có ít nhất một điểm thu BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức
tập huấn, hướng dẫn cho nhân viên đại lý thu âm hiểu đầy đủ về chính sách, quy
trình, hồ sơ thu BHXH, BHYT; đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động để khai thác đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh; các ngành huy động
các nguồn tài chính hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện hoặc giao chỉ tiêu cho
cấp huyện trong việc phát triển đối tượng tham gia, giao chỉ tiêu cho công chức,
viên chức trong toàn BHXH tỉnh vận động được ít nhất 1 người tham gia BHXH tự
nguyện trong 1 năm.
3. Tăng cường thanh tra chuyên ngành về đóng
BHXH, BHYT, BHTN; kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN theo quy định
a) Ban Thu:
- Phối hợp với Vụ Thanh tra - Kiểm tra hướng dẫn
quy trình phối hợp với cơ quan Thuế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về đóng BHXH, BHTN; kiểm tra việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Lập danh sách đơn vị trốn đóng, đơn vị có số tiền
nợ lớn, thời gian kéo dài phối hợp Vụ Thanh tra - Kiểm tra trình Tổng Giám đốc
quyết định thành lập Đoàn thanh tra đột xuất.
b) Vụ Thanh tra - Kiểm tra:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, đột xuất
của ngành; kế hoạch thanh tra liên ngành, đồng thời giao chỉ tiêu thanh tra đối
với BHXH tỉnh.
- Phối hợp Thanh tra nhà nước, Thanh tra Bộ, ngành
thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị;
chỉ đạo BHXH tỉnh phối hợp Thanh tra tỉnh, thanh tra chuyên ngành tổ chức thực
hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHTN.
- Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thanh tra, kiểm
tra; đôn đốc việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định.
- Kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những tồn tại, hạn chế,
vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra
c) BHXH tỉnh:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo hàng năm
thanh tra tối thiểu 50% số đơn vị trốn đóng số người lao động thuộc diện phải
tham gia BHXH, BHTN.
+ Đối với đơn vị có trong kế hoạch thanh tra của
Thanh tra tỉnh/các ngành nhưng không có trong kế hoạch thanh tra của cơ quan
BHXH thì gửi Cục Thuế tỉnh và các ngành đề nghị phối hợp thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
+ Đối với đơn vị có trong kế hoạch thanh tra của
Thanh tra tỉnh/các ngành và cơ quan BHXH thì có văn bản, kèm theo danh sách các
đơn vị gửi Thanh tra tỉnh, các ngành đề nghị phối hợp thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN.
+ Đối với đơn vị không có trong kế hoạch thanh tra
của Thanh tra tỉnh hoặc các ngành thì lập danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột
xuất.
- Báo cáo kịp thời các đơn vị đã đôn đốc, kiểm tra
nhưng chưa chấp hành đến cơ quan Thanh tra, kiểm tra; các cơ quan quản lý nhà
nước trên địa bàn để thực hiện thanh tra theo quy định.
- Phối hợp với tổ chức Công đoàn và Tòa án các cấp
trong việc hỗ trợ thực hiện công tác khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về
BHXH, BHYT, BHTN.
4. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thực
hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN
a) Vụ Pháp chế:
- Thường xuyên rà soát thủ tục, hồ sơ, quy trình
tham gia và đóng, hưởng; kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản,
thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện cải
cách thủ tục hành chính, luôn xác định và coi đối tượng tham gia là đối tượng
phục vụ.
- Giao chỉ tiêu thực hiện giao dịch điện tử đối với
từng tỉnh, phấn đấu đến hết năm 2017 đạt 100%.
b) BHXH tỉnh:
- Tuyên truyền, hướng dẫn để đơn vị sử dụng lao động,
người tham gia BHXH tự nguyện biết được các thủ tục cần thiết khi tham gia
BHXH, BHTN.
- Quyết liệt thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh
vực BHXH, BHTN, để đến cuối năm 2017 có 100% số đơn vị sử dụng lao động thực hiện
giao dịch điện tử về hồ sơ tham gia BHXH, BHTN.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam
a) Các đơn vị được giao tại Kế hoạch này chủ động tổ
chức triển khai thực hiện đảm bảo đạt được kế hoạch được giao.
b) Các đơn vị khác trực thuộc BHXH Việt Nam, căn cứ
chức năng, nhiệm vụ của mình để phối hợp tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.
c) Giao Ban Thu kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ
chức thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo Tổng Giám đốc kết quả thực hiện.
2. BHXH tỉnh
a) Căn cứ nội dung tại Kế hoạch, kịp thời tổ chức
thực hiện đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
b) Định kỳ 06 tháng, báo cáo kết quả thực hiện các
nhiệm vụ, chỉ tiêu năm về BHXH Việt Nam (Ban Thu) để tổng hợp chung, báo cáo Tổng
Giám đốc.
Yêu cầu các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, BHXH
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch
này và Phụ lục một số nhiệm vụ, thời gian thực hiện cụ thể ban hành kèm theo Kế
hoạch này (đính kèm). Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời
phản ánh BHXH Việt Nam để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (đề báo cáo);
- Phó TTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: LĐTBXH, YT, TC, KHĐT;
- UBND tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- BHXH các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- Lưu: VT, BT (05b).
|
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Minh
|
PHỤ LỤC:
MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỤ THỂ PHÁT TRIỂN
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
STT
|
Nội dung công
việc
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
1
|
Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin với cơ quan
Thuế
|
Trung tâm Công nghệ
thông tin
|
Ban Thu.
|
Tháng 4/2017
|
2
|
Đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham
gia BHXH, BHYT, BHTN; trình Tổng Giám đốc Giao chỉ tiêu phát triển đối tượng
tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho BHXH tỉnh theo lộ trình, mục tiêu.
|
Ban Thu
|
Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành.
|
Hàng năm
|
3
|
Xây dựng quy trình khai thác, quản lý và sử dụng
thông tin do cơ quan Thuế cung cấp để tổ chức triển khai thực hiện phát triển
đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật
|
Ban Thu
|
Trung tâm Công nghệ thông tin, Vụ pháp chế, Vụ
Thanh tra - Kiểm tra.
|
Tháng 4/2017
|
4
|
Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong việc
phát triển đối tượng tham gia BHXH
|
Ban Thu
|
- Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành;
- Trung tâm Công nghệ thông tin, Vụ pháp chế, Vụ
Thanh tra - Kiểm tra, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban thực hiện chính sách
BHYT, Ban sổ - Thẻ, BHXH tỉnh, thành phố.
|
Hàng năm
|
5
|
Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối
tượng tham gia BHXH, BHTN cho UBND cấp huyện
|
BHXH tỉnh
|
Các Sở, ngành tại địa phương
|
Hàng năm
|
6
|
Khai thác thông tin do BHXH Việt Nam cung cấp,
xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất đối với đơn vị
trốn đóng, cung cấp thông tin tình hình các đơn vị trốn đóng.
|
BHXH tỉnh
|
Cơ quan Thuế, cơ quan thanh tra tại địa phương
|
Thường xuyên
|
7
|
Tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm điểm, đánh giá thực
hiện các chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh
|
BHXH tỉnh
|
UBND cấp huyện, các Sở, ngành
|
6 tháng hoặc 1 năm/lần
|
9
|
Xây dựng kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ công
tác tuyên truyền đối với các tỉnh, thành phố và đánh giá kết quả thực hiện.
|
Trung tâm Truyền
thông
|
BHXH tỉnh
|
Hàng năm
|
10
|
Xây dựng nội dung, tài liệu tuyên truyền, phù hợp
với từng loại hình doanh nghiệp, nhóm đối tượng, người dân.
|
Trung tâm Truyền
thông
|
Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHXH
|
Tháng 5/2017
|
11
|
Tổ chức thông tin tuyên truyền, giải đáp chính
sách BHXH, BHYT, BHTN đối với doanh nghiệp và người dân
|
Trung tâm Truyền
thông
|
Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHXH, Ban Thực
hiện chính sách BHYT, Ban sổ - Thẻ
|
Thường xuyên
|
12
|
Tổ chức đào tạo kỹ năng tiếp cận, vận động, tuyên
truyền cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh, BHXH huyện, nhân viên đại lý
thu.
|
Trung tâm Truyền
thông
|
BHXH tỉnh BHXH huyện Nhân viên đại lý thu
|
Thường xuyên
|
13
|
Tổ chức triển khai việc tuyên truyền theo kế hoạch
đã được phê duyệt; Tuyên truyền, hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động, người
tham gia BHXH tự nguyện về thủ tục khi tham gia BHXH.
|
BHXH tỉnh
|
Trung tâm Truyền thông, các cơ quan truyền thông
tại địa phương
|
Hàng năm
|
14
|
Tăng cường mở rộng mạng lưới đại lý thu; tổ chức
tập huấn, hướng dẫn đào tạo về chính sách quy trình, hồ sơ thu BHXH, BHYT, kỹ
năng tiếp cận, vận động để khai thác đối tượng tham gia
|
BHXH tỉnh
|
BHXH huyện Đại lý thu
|
Thường xuyên
|
15
|
Xây dựng kế hoạch thanh tra thường xuyên, đột xuất,
thanh tra liên ngành, giao chỉ tiêu thanh tra đối với BHXH tỉnh, thành phố
|
Vụ Thanh tra - Kiểm
tra
|
Ban Thu
|
Hàng năm
|
16
|
Thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật về
BHXH, BHYT, BHTN
|
Vụ Thanh tra - Kiểm
tra
|
- Thanh tra nhà nước
- Thanh tra Bộ, ngành
- BHXH tỉnh
|
Hàng năm
|
17
|
Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc việc thanh tra, kiểm
tra; việc chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra
|
Vụ Thanh tra - Kiểm
tra
|
BHXH tỉnh
|
Thường xuyên
|
18
|
Xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo 50% số đơn vị
trốn đóng
|
BHXH tỉnh
|
Vụ Thanh tra - Kiểm tra
|
Hàng năm
|
19
|
Thực hiện công tác khởi kiện các hành vi, vi phạm
pháp luật về BHXH, BHYT BHTN
|
BHXH tỉnh
|
Tổ chức Công đoàn, Tòa án nhân dân tỉnh, huyện
|
Thường xuyên
|
20
|
Rà soát thủ tục, hồ sơ, quy trình tham gia và
đóng, hưởng BHXH, BHYT
|
Vụ Pháp chế
|
Các đơn vị có liên quan
|
Thường xuyên
|
21
|
Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, giao chỉ tiêu giao dịch điện tử cho BHXH các tỉnh, thành phố
|
Vụ Pháp chế
|
Ban Thu, Ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH tỉnh
|
Thường xuyên
|
22
|
Triển khai thực hiện giao dịch điện tử, phấn đấu
95% số đơn vị thực hiện giao dịch điện tử.
|
BHXH tỉnh
|
BHXH huyên, đơn vị sử dụng lao động
|
Đến hết năm 2017
|