BỘ
TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
56-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 24 tháng 8 năm 1996
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 56 TT/LB NGÀY 17
THÁNG 9 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỈ THỊ 575/TTG NGÀY 24-8-1996 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP ĐÔN ĐỐC VÀ CHỐNG NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG
CÁC NĂM 1996 -1997
Thi hành Chỉ thị số 575/TTg ngày
24-8-1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp đôn đốc và chống nợ đọng thuế
xuất nhập khẩu trong các năm 1996 - 1997; Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan
hướng dẫn cụ thể như sau:
I- BIỆN PHÁP
TĂNG CƯỜNG THU HỒI, XỬ LÝ NỢ ĐỌNG THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU, THU KHÁC CỦA HẢI QUAN
Để thu hồi số
nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác của Ngành Hải quan vào ngân sách Nhà nước
phù hợp với tình hình cụ thể từng giai đoạn, từng đối tượng; đồng thời khuyến
khích các đơn vị chủ động nộp số nợ gốc vào ngân sách Nhà nước, số nợ đọng thuế
xuất nhập khẩu và thu khác của Hải quan được xử lý như sau:
1- Đối với số
nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác của các tờ khai Hải quan đăng ký với cơ quan
Hải quan trước ngày 1-4-1992.
a) Đối với những đơn vị đã có
quyết định giải thể nhưng còn nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác thì cơ quan ra
quyết định giải thể đơn vị chỉ đạo Ban thanh lý giải thể đơn vị hoặc đề nghị
Ban thanh toán công nợ (đối với những đơn vị đã có quyết định giải thể trước
đây) thực hiện việc thanh toán các khoản công nợ của đơn vị bị giải thể theo
đúng thứ tự ưu tiên quy định tại điểm 3, mục II, Thông tư số 54 TC/CN ngày
13-11-1990 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi giải thể xí nghiệp quốc
doanh.
Trường hợp nguồn vốn thanh lý giai
thể không đủ trả nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác thì Cục Hải quan địa phương
kết hợp với Ban thanh lý giải thể đơn vị, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại
doanh nghiệp báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với doanh nghiệp
địa phương); hoặc Bộ chủ quản đối với doanh nghiệp trung ương) đề nghị Bộ Tài
chính và Tổng cục Hải quan trình Chính phủ xem xét xoá nợ.
b) Đối với các đơn vị đang còn
hoạt động (kể cả các đơn vị giải thể sát nhập vào đơn vị khác; đơn vị tách
thành nhiều đơn vị khác) nhưng còn nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác thì cơ
quan tiếp nhận đơn vị sát nhập hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị tách
ra thành nhiều đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, xác nhận số nơ thuế xuất nhập
khẩu và thu khác với cơ quan hải quan nơi đơn vị còn nợ. Trên cơ sở bản đối chiếu,
xác nhận nợ với cơ quan hải quan, đơn vị phải đăng ký, cam kết kế hoạch nộp số
nợ thuế đến hết ngày 30-9-1996. Mọi trường hợp không nộp thuế theo đúng kế hoạch
cam kết đã đăng ký với cơ quan Hải quan đều phải bị xử lý theo mục II, mục III,
mục V của Thông tư này.
Đối với những đơn vị không có khả
năng nộp số tiền thuế còn nợ do đơn vị làm ăn thua lỗ: sau khi có kiểm tra, xác
nhận của Cục thuế, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố (đối với doanh nghiệp địa phương) hoặc Bộ chủ quản (đối
với doanh nghiệp trung ương) báo cáo Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan để trình
Chính phủ xem xét cho phép việc xoá nợ.
c) Đối với các đơn vị nhận uỷ
thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác còn nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác
cũng phải thực hiện theo tiết a, b điểm I trên đây.
d) Đối với các đơn vị có tờ khai
hải quan hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu đăng ký trước ngày 1/4/1992 đã nộp hết
số nợ thuế thì Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi đơn vị nợ thuế xuất nhập khẩu xử
lý miễn phạt chậm nộp thuế cho đơn vị.
2- Đối với số
nợ thuế xuất nhập khẩu và thu khác của các tờ khai hải quan đăng ký với cơ quan
Hải quan từ ngày 1-4-1992 đến hết ngày 30-9-1996.
a) Cục Hải quan địa phương nơi
đơn vị còn nợ thuế phải tiến hành đối chiếu số nợ thuế và thu khác của đơn vị
và yêu cầu đơn vị cam kết kế hoạch nộp hết số nợ đọng vào ngân sách Nhà nước đến
hết ngày 30-9-1996. Mọi trường hợp nộp thuế không đúng kế hoạch cam kết đều phải
bị xử lý theo mục II, mục III, mục V của Thông tư này.
- Đối với những đơn vị đã giải
thể thì cơ quan ra quyết định giải thể đơn vi phải đối chiếu, xác nhận nợ với
cơ quan Hải quan và yêu cầu Ban thanh lý giải thể đơn vị thực hiện việc thanh
toán các khoản công nợ của đơn vị bị giải thể theo đúng thứ tự ưu tiên quy định
tại điểm 3, mục II Thông tư số 54/TC-CN ngày 13-11-1990 của Bộ Tài chính.
- Đối với những đơn vị sát nhập
vào đơn vị khác, đơn vị tách ra thành nhiều đơn vị khác, đơn vị xuất nhập khẩu
uỷ thác thì đơn vị tiếp nhận đơn vị sát nhập hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp của
đơn vị tách ra nhiều đơn vị hoặc đơn vị nhận xuất nhập khẩu uỷ thác phải đối
chiếu, xác nhận nợ với cơ quan Hải quan và thực hiện kế hoạch nộp số thuế xuất
nhập khẩu và thu khác còn nợ đến hết ngày 30-9-1996 theo đúng quy định trên
đây.
b) Đến hết ngày 30-9-1996 nếu
đơn vị đã nộp xong tiền thuế nợ đọng quá hạn (quá 15 ngày đối với hàng xuất khẩu,
quá 30 ngày đối với hàng nhập khẩu, quá 90 ngày đối với hàng có nguyên vật liệu
nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu) và các khoản thu khác của Hải quan nếu
còn có khó khăn do nguyên nhân khách quan nên không có khả năng nộp tiền phát
chậm nộp thuế xuất nhập khẩu thì sẽ được Tổng cục Hải quan xem xét giải quyết
miễn hoặc giảm tiền phạt chậm nộp đối với từng tờ khai. Thủ tục xét miễn hoặc
giảm tiền phạt chậm nộp thuế được quy định như sau:
- Công văn đề nghị xin miễn hoặc
giảm (mức xin giảm cụ thể) tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu cho đơn vị của
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (đối với doanh nghiệp địa phương) hoặc Bộ chủ
quản (đối với doanh nghiệp trung ương).
- Công văn đề nghị xét miễn hoặc
giảm tiền phạt chậm nộp thuế của đơn vị có kiểm tra xác nhận và đề nghị của cơ
quan thuế địa phương.
- Bản xác nhận của Cục Hải quan
địa phương nơi đơn vị đã nộp xong tiền thuế nợ đọng đến hết ngày 30-9-1996.
- Bản đối chiếu số nợ phạt chậm
nộp thuế (theo từng tờ khai Hải quan hàng xuất nhập khẩu) giữa đơn vị và Cục Hải
quan nơi đơn vị còn nợ tiền phạt chậm nộp thuế.
- Căn cứ vào các quy định trên
đây, Tổng cục Hải quan xem xét giải quyết miễn hoặc giảm phạt tiền chậm nộp thuế
theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ chủ quản cho từng tờ
khai và từng trường hợp cụ thể. Đối với các đơn vị đã nộp xong toàn bộ hoặc một
phần tiền phạt chậm nộp thuế (nếu có) trước khi có Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ (số 575/TTg ngày 24-8-1996) thì không được xem xét hoàn lại số tiền phạt đã
nộp.
c) Đối với các
đơn vi đã được giải quyết miễn hoặc giảm tiền phạt chậm nộp thuế xuất nhập khẩu
của các lô hàng xuất nhập khẩu có tờ khai Hải quan đăng ký từ ngày 1-4-1992 đến
hết ngày 30-9-1996, thì từ ngày 1-10-1996 trở đi, để được hưởng thời hạn nộp
thuế theo quy định tại Điều 17 Luật thuế xuất nhập khẩu (15 ngày đối với hàng
xuất khẩu, 30 ngày đối với hàng nhập khẩu và 90 ngày đối với nguyên liệu nhập
khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu) thì đơn vị phải có giấy bảo lãnh của Ngân hàng
đảm bảo đơn vị có khả năng nộp thuế xuất nhập khẩu cho lô hàng đúng thời hạn
quy định. Trường hợp không được Ngân hàng bảo lãnh thì doanh nghiệp chỉ được
hoàn thành thủ tục Hải quan sau khi đã nộp đủ số thuế xuất khẩu, nhập khẩu của
lô hàng đó. Thời gian thực hiện theo quy đinh tại tiết c, điểm 2, mục này đến hết
ngày 31-12-1996.
II- BIỆN PHÁP
TRÍCH TIỀN TRÊN SỐ DƯ TÀI KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP Ở NGÂN HÀNG ĐỂ NỘP VÀO NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC.
Từ ngày 1-10-1996 trở đi nếu đơn
vị còn nợ thuế xuất nhập khẩu và nợ tiền phạt chậm nộp đến thời hạn phải cưỡng
chế theo Luật mà cố tình chây ỳ không nộp vào ngân sách Nhà nước, thì Cục trưởng
cục Hải quan địa phương nơi đơn vi còn nợ thuế xuất nhập khẩu và nợ tiền phạt
chậm nộp ra quyết định yêu cầu Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản trích tiền
trên số dư tài khoản của đơn vị để nộp vào ngân sách Nhà nước đúng bằng số tiền
thuế xuất nhập khẩu và tiền phạt đơn vị còn nợ. Trường hợp số tiền trên số dư
tài khoản của đơn vị không đủ để thanh toán toàn bộ số tiền thuế xuất nhập khẩu
và tiền phạt còn nợ thì số tiền nợ thuế xuất nhập khẩu còn lại, ngoài việc áp
dung biện pháp cưỡng chế theo Điều 20 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
còn bị áp dụng biện pháp theo mục III của Thông tư này.
Đối với các đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu, nhập khẩu cho các đơn vị, cá nhân khác mà còn nợ thuế xuất nhập khẩu,
nợ tiền phạt thì cũng phải áp dụng theo biện pháp này.
III- BIỆN
PHÁP TRƯNG THU HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
Ngoài việc áp dung các biện pháp
đã nêu ở trên mà không có khả năng thu hồi số tiền thuế xuất nhập khẩu, và tiền
phạt còn nợ đọng thì Cục Hải quan địa phương nơi đơn vị còn nợ đọng ra quyết định
và trưng thu hàng hoá nhập khẩu với giá trị tương đương với số tiền thuế, tiền
phạt còn nợ (bao gồm cả hàng hoá đang làm thủ tục nhập khẩu và hàng hoá đã nhập
khẩu thuộc sở hữu của đơn vị còn nợ đọng thuế xuất nhập khẩu). Sau khi trưng
thu hàng hó, cơ quan Hải quan làm thủ tục chuyển giao hàng hoá trưng thu cho Sở
tài chính vật giá để tổ chức bán đấu giá theo quy định, lấy tiền nộp thuế xuất
nhập khẩu còn nợ đọng vào ngân sách Nhà nước, theo đúng tài khoản chuyên thu của
Hải quan và mục lục ngân sách hiện hành.
Đối với đơn vị còn nợ thuế xuất
nhập khẩu nhưng làm thủ tục nhập hàng tại Cục Hải quan khác thì Cục Hải quan
nơi đơn vị còn nợ tiền thuế xuất nhập khẩu phối hợp với Cục Hải quan nơi đơn vị
làm thủ tục nhập hàng để tiến hành thực hiện theo biện pháp quy định trên.
Đối với đơn vị còn nợ thuế xuất
nhập khẩu nhưng không làm thủ tục nhập hàng nữa thì Cục Hải quan nơi đơn vị còn
nợ tiền thuế xuất nhập khẩu ra quyết định trưng thu hàng hoá đã nhập khẩu thuộc
sở hữu của đơn vị mà đơn vị đang kinh doanh, sau đó làm thủ tục chuyển giao
hàng hoá cho Sở tài chính vật giá nơi đơn vị đóng trụ sở kinh doanh để tổ chức
bán đấu giá theo quy định trên.
Sau khi ra quyết định trưng thu
hàng hoá nhập khẩu của đơn vị, Cục Hải quan địa phương phải thông báo cho Sở tư
pháp biết và phối hợp thực hiện việc bán đấu giá.
Số tiền bán đấu giá còn lại sau
khi trừ số tiền thuế xuất nhập khẩu đơn vị còn nợ, chi phí trưng thu, tổ chức
bán đấu giá và số hàng hoá còn lại, Cục Hải quan ra quyết định trả lại cho đơn
vị. Sau khi ra quyết định trưng thu hàng hoá và tổ chức bán đấu giá, Cục Hải
quan, Sở tài chính vật giá phải báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ chủ
quản đơn vị, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan về số thu thuế xuất nhập khẩu và
tiền phạt từ việc bán đấu giá.
IV- BIỆN PHÁP
THẾ CHẤP TÀI SẢN VÀ BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
Đối với những đơn vị còn nợ đọng
thuế xuất nhập khẩu và tiền phạt đã kéo dài quá hạn phải cưỡng chế, nhưng gặp rủi
ro, bất trắc, do nguyên nhân khách quan: thiên tai bão lụt, hoả hoạn gây thiệt
hại hàng hoá, tài sản ..., đơn vị không thể nộp đủ tiền thuế xuất nhập khẩu
ngay được, thì Tổng cục Hải quan được phép cho đơn vị hoãn nợ với điều kiện đơn
vị phải thế chấp tài sản tương đương với số thuế còn nợ với cơ quan Ngân hàng
hoặc phải được Ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản đứng ra bảo lãnh.
Thủ tục hoãn nợ thuế quá hạn:
- Công văn đề nghị cho phép hoãn
nợ thuế xuất nhập khẩu của đơn vị, có kiểm tra xác nhận của cơ quan thuế địa
phương và đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ chủ quản.
- Bản đối chiếu xác nhận số nợ
thuế xuất nhập khẩu giữa đơn vị với cơ quan Hải quan nơi đơn vị còn nợ (chi tiết
theo từng tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu).
- Văn bản thế chấp tài sản bằng
giá trị tương đương số thuế đơn vị còn nợ với ngân hàng theo đúng thủ tục về thế
chấp tài sản của Ngân hàng quy định hoặc giấy bảo lãnh, cam kết của Ngân hàng
nơi đơn vị mở tài khoản.
Trên cơ sở các hồ sơ quy định
trên đây, Tổng cục Hải quan xem xét cho hoãn nợ thuế xuất nhập khẩu đối với từng
trường hợp cụ thể, nhưng thời gian cho phép hoãn nợ thuế xuất nhập khẩu chạm nhất
không quá 60 ngày (sáu mươi ngày) kể từ ngày quá thời hạn nộp thuế quy định.
Sau khi ra quyết định cho hoãn nợ thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan phải
thông báo cho Bộ tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ chủ quản và
cơ quan thuế địa phương được biết.
V- BIỆN PHÁP
ĐÌNH CHỈ CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Đối với những đơn vị còn nợ thuế
xuất nhập khẩu và tiền phạt chậm nộp phải cưỡng chế, nếu áp dụng tất cả các biện
pháp trên đây vẫn không có hiệu quả hoặc những đơn vị còn nợ thuế xuất nhập khẩu
kéo dài thì hàng tháng (vào ngày 25 hàng tháng), Cục Hải quan các tỉnh, thành
phố lập danh sách gửi về Tổng cục Hải quan để lập danh sách thông báo cho Bộ
Thương mại đình chỉ việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các
đơn vị này. Sau khi đình chỉ việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của
đơn vị, Bộ Thương mại phải thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ
chủ quản, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan được biết.
VI- Trong quá trình thực hiện việc
đôn đốc thu nộp số thuế còn nợ đọng, nếu phát hiện doanh nghiệp nào cố tình
chây ỳ, hoặc có hành động gây cản trở đối với lực lượng làm nhiệm vụ nhằm mục
đích chiếm dụng thuế của ngân sách Nhà nước thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
lập hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan báo cáo Thủ tướng
Chính phủ. Tuỳ theo mức độ vi phạm của các doanh nghiệp này mà đề nghị phải bị
xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với tinh thần Thông tư này đều
bãi bỏ.
Trong quá
trình thực hiện có gì vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính,
Tổng cục Hải quan để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
Nguyễn
Sinh Hùng
(Đã
ký)
|
Phan
Văn Dĩnh
(Đã
ký)
|