Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Số hiệu: 39/2018/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 30/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Trình tự kiểm tra hồ sơ C/O khi có nghi ngờ xuất xứ hàng XK

Vừa qua, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Theo đó, khi có lý do nghi ngờ gian lận về xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước sẽ kiểm tra hồ sơ C/O, GCN hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp theo trình tự sau:

- Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra;

- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra Cơ quan, tổ chức cấp C/O phải kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương;

Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình nhưng không muộn hơn 05 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

Thông tư 39/2018/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 14/12/2018.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2018/TT-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân theo khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Cơ quan, tổ chức cấp C/O;

2. Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

3. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

4. Thương nhân bao gồm:

a) Thương nhân đề nghị cấp C/O;

b)Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Thương nhân phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu;

d) Nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong nước(sau đây gọi là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước) là Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương;cơ quan, tổ chức cấp C/O; cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nước nhập khẩu(sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu) là cơ quan hải quan nước nhập khẩu, cơ quan chức năng nước nhập khẩu.

3. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hoạt động rà soát, đối chiếu, xác thực hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.

4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất là hoạt động kiểm tra, xác minh xuất xứ tại địa điểm kinh doanh, địa điểm sản xuất, địa điểm nuôi trồng hay đánh bắt và địa điểm khác của thương nhân nhằm đảm bảo hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ.

5. Đề nghị kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa là văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa thuộc diện nghi ngờ hoặc đề nghị phối hợp trong công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Điều 4. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

1. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

2. Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa khác với quy định tại Thông tư này, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

Điều 5. Phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa

Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau:

1. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.

Chương II

KIỂM TRA HỒ SƠ, CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 6. Trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.

3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Điều 7. Nội dung kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước rà soát hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu thương nhân cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thực nội dung sau:

1. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp C/O.

2. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa,quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thẩm quyền của cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, quy trình, thủ tục, hồ sơ phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu.

3. Tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

4. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.

5. Thông tin, chứng từ, tài liệu khác liên quan phục vụ việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

Điều 8. Trình tự kiểm tra hồ sơ C/O,Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) đã cấp

1.Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp được thực hiện theo trình tự sau:

a) Bộ Công Thươnggửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, sao gửi Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 10 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định để làm văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gia hạn. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

c) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó hoặc theo quy định nước nhập khẩu.

d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa,việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Bộ Công Thương gửi cho cơ quan, tổ chức cấp C/O văn bản yêu cầu kiểm tra.

b) Cơ quan, tổ chức cấp C/O kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho Bộ Công Thương trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này. Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời văn bản yêu cầu kiểm tra, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi cho Bộ Công Thương văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/Oyêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ C/O, CNM đã cấp, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Điều 9. Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.

b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

- Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này;

- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều này trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gửi văn bản nhắc lại đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.

c) Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.

đ) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

e) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi thông báo này bằng văn bản cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra.

b) Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.

c) Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.

d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Điều 10. Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu được thực hiện như sau:

a) Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa,việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Chương III

KIỂM TRA, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT

Điều 11. Trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất

Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp:

a) Trước khi cấp C/O;

b) Trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

3. Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.

Điều 12. Nội dung kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất để thu thập và xác thực nội dung sau:

1. Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật.

2. Sự tồn tại của cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân.

3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

4. Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, địa điểm lưu kho, nhân công.

5. Thông tin về hàng hóa, nguyên liệu, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

6. Việc lưu trữ, xuất trình và giải trình hồ sơ,chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành và chứng từ khác liên quan.

Điều 13. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi cấp C/O

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan,tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh, nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

c) Tổ công tác và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp C/O ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan,tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

- Chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này. Thời gian kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất không tính vào thời gian xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O tại cơ quan, tổ chức cấp C/O;

- Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

c) Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Cơ quan, tổ chức cấp C/O thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất:

- Chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp nghi ngờ trước khi cấp C/O nêu tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

- Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp sau khi cấp C/O nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra,xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp C/O báo cáo Bộ Công Thươngđể phối hợp xử lý.

Điều 14. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất trước và sau khi phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra,xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

c) Tổ công tác và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản dựa trên ý kiến của các bên liên quan sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về trình tự kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

đ) Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi thông báo này bằng văn bản cho Bộ Công Thương và thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:

a) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa ban hành quyết định thành lập tổ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Quyết định thành lập tổ công tác bao gồm các nội dung cơ bản như thành phần tổ công tác, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ công tác, thương nhân thuộc diện kiểm tra, xác minh và thời gian kiểm tra, xác minh.

b) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về thời gian kiểm tra, xác minh,nội dung cần chuẩn bị phục vụ công tác kiểm tra, xác minh:

- Chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

- Chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với trường hợp sau khi đã phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

c) Tổ công tác tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất theo thời gian kiểm tra, xác minh đã thông báo và lập biên bản sau khi kết thúc đợt kiểm tra, xác minh.

d) Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo cho thương nhân bằng văn bản hoặc theo hình thức thư điện tử về kết quả kiểm tra, xác minh cơ sở sản xuất:

- Chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

- Chậm nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, xác minh đối với trường hợp sau khi đã phát hành chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm c khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra,xác minh xuất xứ tại cơ sở sản xuất, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Điều 15. Trình tự kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu

1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu được thực hiện như sau:

a) Cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này;

b) Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác của nước nhập khẩu dành cho Việt Nam có quy định khác về trình tự kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu.

2. Trường hợp cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.

3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định nước nhập khẩu, thương nhân báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Trách nhiệm của Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương

1. Chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan chức năng khác trong nước trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

3. Thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện cho cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thương nhân trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

4. Thông báo cho cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các bên liên quan về các mặt hàng có rủi ro cao, gian lận về xuất xứ hàng hóa.

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cấp C/O, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và cơ quan, tổ chức tiếp nhận đăng ký mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Phối hợp với Bộ Công Thương, cơ quan chức năng khác trong nước và cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

2. Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đúng thời hạn.

3. Báo cáo Bộ Công Thươngđịnh kỳ hàng quý, hàng năm về việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

4. Áp dụng hoặc đề xuất áp dụng biện pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

5. Lưu trữ, giữ bí mật, cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Điều 18. Trách nhiệm của thương nhân

1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước, cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

2. Liên hệ với nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu có xuất xứ để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhằm phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa trong trường hợp thương nhân không phải là nhà sản xuất, nhà cung cấp trực tiếp hàng hóa hay nguyên liệu đó.

3. Giải trình, cung cấp, bổ sung đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, xác thực của văn bản giải trình, hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

5. Lưu trữ, giữ bí mật, cung cấp hồ sơ, chứng từ, thông tin và tài liệu liên quan phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan

Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để hỗ trợ việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 12 năm 2018./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VP Chủ tịch nước, VP Tổng Bí thư, VP Quốc hội;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện KSND tối cao, Toà án ND tối cao;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản);
- Công báo;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Sở Công Thương Hải Phòng;
- Các Ban quản lý các KCN, KCX và KKT (36);
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng,
các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ, các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực;
- Lưu: VT, XNK(8).

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 39/2018/TT-BCT

Hanoi, October 30, 2018

 

CIRCULAR

PRESCRIBING INSPECTION AND VERIFICATION OF ORIGIN OF EXPORTED GOODS

Pursuant to the Government's Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;

Pursuant to the Government's Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 8, 2018 elaborating on the Law on Foreign Trade Management regarding the origin of exported goods;

Upon the request of the Director of the Import and Export Department,

The Minister of Industry and Trade hereby promulgates the Circular prescribing the inspection and verification of the origin exported goods.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for the inspection and verification of the origin of exported goods before and after issuance of the certificate of origin (C/O), documents evidencing the certification of origin under the importing country’s regulations and the self-certification of the origin of goods by tradespersons as per clause 1 of Article 28 in the Decree No. 31/2018/ND-CP dated March 8, 2018 elaborating on the Law on Foreign Trade Management regarding the origin of goods (hereinafter referred to as Decree No. 31/2018/ND-CP).

Article 2. Subjects of application

This Circular shall be applied to:

1. C/O-issuing bodies and organizations;

2. Bodies and organizations issuing the written document stating the acceptance of self-certification of the origin of goods;

3. Bodies and organizations receiving the registration of codes of certification of origin;

4. Tradespersons, including:

a) Tradespersons requesting the grant of C/O;

b) Tradespersons participating in the system for self-certification of origin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Manufacturers and suppliers of exported goods or raw materials used for manufacture of exports.

5. Other related entities and persons.

Article 3. Interpretation

1. Domestic body or organization authorized to inspect and verify the goods origin (hereinafter referred to as domestic authorized body or bodies) refers to the Department of Export and Import – the Ministry of Industry and Trade; C/O issuing body or organization; body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods; body or organization receiving the registration for the origin certification code.

2. Body authorized to inspect and verify the origin of goods in the importing country (hereinafter referred to as the importing country’s authorized body or bodies) refers to the customs authority of the importing country and the regulatory authority of the importing country.

3. Inspection of documents certifying the origin of goods refers to the review, comparison, verification of documents certifying the origin of goods which have been already issued or released in order to ensure the goods meet rules of origin.

4. Inspection and verification of the origin of goods at a manufacturing facility refers to the inspection and verification of the origin of goods carried out at a business establishment, manufacturing location, crop, animal or fishery production site and other location of a tradesperson in order to ensure the goods conform to rules of origin.

5. Request for inspection and verification of the origin of goods refers to a written document of the importing country’s authorized body or another domestic authorized body that requests the provision of documents or information related to the origin of goods in doubt or requests cooperation in the inspection and verification of the origin of goods.

Article 4. Inspection and verification of the origin of goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In case where the preferential rules of origin referred to in international treaties to which Vietnam is a party, preferential rules of origin referred to in the generalized system of preferences, or other unilateral trade preferences that the importing country grants to Vietnam, contain regulations on the inspection and verification of the origin of goods, those regulations laid down in international treaties or adopted by the importing country shall become predominant.

Article 5. Method for inspection and verification of the origin of goods

The inspection and verification of the origin of goods shall be carried out according to the following method:

1. Inspection of documents certifying the origin of goods.

2. Inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility.

Chapter II

INSPECTION OF DOCUMENTS CERTIFYING THE ORIGIN OF GOODS

Article 6. Cases of inspection of documents certifying the origin of goods which has already been issued or released

The inspection of documents verifying the origin of goods shall be carried out in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The domestic authorized body or organization carries out the inspection and management of risks and prevention of fraud in the origin of goods.

3. Other domestic authorized body requests cooperation if there are sufficient grounds for any suspicion or a sign of fraud in the origin of goods is detected.

Article 7. Subject matters of the inspection of documents certifying the origin of goods which has already been issued or released

The domestic authorized body shall review documents certifying the origin of goods deposited with the C/O-issuing body or organization or the tradesperson, and request the tradesperson to provide relevant documents for verification of the followings:

1. Authority of the C/O-issuing body or organization, application and documentation requirements, procedures for issuance of C/O.

2. Authority of the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods, application and documentation requirements and procedures for issuance of documents self-certifying the origin of goods; authority of the body or organization receiving the registration of origin certification code, application and documentation requirements and procedures for issuance of documents certifying the origin of goods under the importing country’s regulations.

3. Adequacy and legitimacy in the origin declaration and commitment by the exporting tradesperson, manufacturer, supplier of exported goods or raw materials used for manufacturing of exported goods under legislative regulations on the origin of goods.

4. Business status of the tradesperson, such as the tradesperson’s active status, temporary suspension of business activities, ownership transfer, closure or bankruptcy as per laws.

5. Other relevant information, documents and materials intended for the inspection of the origin of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Upon the request of the importing country’s authorized body, the inspection of issued C/O documentation and CNM shall be carried out according to the following procedures:

a) The Ministry of Industry and Trade sends the C/O-issuing body or organization the written request for inspection, enclosing the request for inspection of the origin of goods made by the importing country’s authorized body.

b) The C/O-issuing body or organization inspects and respond in writing to the importing country’s authorized body, send a copy of the origin inspection result to the Ministry of Industry and Trade within duration of 2 months of receipt of the written request for inspection as prescribed in point a of clause 1 of this Article. In case where it is necessary to extend the duration for response to the request for inspection of the origin of goods, the C/O-issuing body may send the Ministry of Industry and Trade a written explanation no later than 10 working days prior to the predetermined deadline as a basis for preparing the written request for such extension for submission to the importing country’s authorized body. In the course of inspection of issued C/O documentation and CNM, the C/O-issuing body and organization requests the tradesperson to provide additional evidences and materials where necessary.

c) In case where the preferential rules of origin referred to in international treaties to which Vietnam is a party, the preferential rules of origin referred to in the generalized system of preferences, or other unilateral trade preferences that the importing country grants to Vietnam, otherwise prescribe the duration for issuance of the notification and the duration for extension of the deadline for issuing the notification of the origin inspection result to the importing country’s authorized body, the C/O-issuing body or organization must comply with these regulations of international treaties or regulations of the importing country.

d) Within the duration of 5 working days of receipt of the notification (if any) from the importing country's authorized body regarding the origin inspection result as stated in point b of clause 1 of this Article, the C/O-issuing body and organization sends the written notification to the Ministry of Industry and Trade and the concerned tradesperson.

2. With respect to the inspection and management of risks and prevention of fraud in the origin of goods by the domestic authorized body or organization, the probability-based, periodic inspection of issued C/O documentation and CNM or the inspection carried out in case of any suspicion of origin fraud shall be subject to the following procedures:

a) The Ministry of Industry and Trade sends the written request for inspection to the C/O-issuing body or organization.

b) Within duration of 20 working days from the date of receipt of the written request for inspection as prescribed in point a of clause 2 of this Article, the C/O-issuing body or organization has to carry out the requested inspection and respond in writing to the Ministry of Industry and Trade. In case of wishing to extend the deadline for sending the response, the C/O-issuing body or organization sends the Ministry of Industry and Trade a written explanation no later than 5 working days prior to the prescribed deadline. In the course of inspection of issued C/O documentation and CNM, the C/O-issuing body and organization requests the tradesperson to provide additional evidences and materials where necessary.

3. In case of receipt of the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent entity for the inspection of issued C/O documentation and CNM, the C/O-issuing body or organization must report to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Upon the request of the importing country's authorized body, the inspection of documents self-certifying the released origin of goods shall be carried out according to the following procedures:

a) The body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends the tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods a written request for inspection, enclosing the request for inspection of the origin of goods made by the importing country’s authorized body.

b) The tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods inspects and informs the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods in writing of the origin inspection result:

- Within duration of 20 working days of receipt of the written request for inspection referred to in point a of clause 1 of this Article;

- Within duration of 10 working days of receipt of the written request for inspection as aforestated in point a clause 1 of this Article if the importing country’s authorized body sends the written reminder of the request for inspection of the origin of goods.

c) In case of needing an extension of the duration for sending the notification of the origin inspection result as prescribed in point b of clause 1 of this Article, the tradesperson participating in the system for origin self-certification sends the body or organization granting the written approval of origin self-certification a written explanation no later than 5 working days ahead of the prescribed deadline. In the course of inspection of documents self-certifying the released origin of goods, the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods must request the tradesperson to provide additional evidences and materials where necessary.

d) Within the duration of 5 working days of receipt of the origin inspection result as stated in point b of clause 1 of this Article, the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends the written notification to the importing country’s authorized body.

dd) In case where the preferential rules of origin referred to in international treaties of which Vietnam is a member otherwise prescribe the duration for sending the notification and the duration of extension of the deadline for sending the notification of the origin inspection result to the importing country's authorized body, the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods shall comply with these regulations of international treaties.

d) Within the duration of 5 working days of receipt of the notification (if any) from the importing country's authorized body regarding the origin inspection result as stated in point d of clause 1 of this Article, the body granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends the written notification to the tradesperson involved in the system for self-certification of the origin of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends the tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods a written request for inspection.

b) Within the duration of 20 working days of receipt of the written request for inspection as stated in point a of clause 2 of this Article, the tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods sends the body granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends the written notification of the origin inspection result.

c) In case of needing an extension of the duration for responding to the written request for inspection of the origin of goods, the tradesperson participating in the system for origin self-certification sends the body or organization granting the written approval of origin self-certification a written explanation no later than 5 working days ahead of the prescribed deadline. In the course of inspection of documents self-certifying the released origin of goods, the body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods may request the tradesperson to provide additional evidences and materials where necessary.

d) The body or organization granting the written approval of origin self-certification reports to the Ministry of Industry and Trade on the origin inspection result after completion of the inspection.

3. In case of receiving the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent authority for inspection of documents self-certifying the released origin of goods, the tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods reports to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

Article 10. Procedures for inspection of documents certifying the origin of goods released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations

1. Upon the request of the importing country's authorized body, the inspection of documents certifying the origin of goods released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations shall be carried out according to the following procedures:

a) The body or organization receiving the registration of origin certification code complies with clause 1 of Article 9 hereof;

b) In case where the preferential rules of origin referred to in the generalized system of preferences, or other unilateral trade preferences that the importing country grants to Vietnam, otherwise prescribe the duration for issuance of the notification and the duration for extension of the deadline for issuing the notification of the origin inspection result to the importing country’s authorized body, the body or organization receiving the registration of origin certification code must comply with the regulations of the importing country.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case of receiving the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent authority for inspection of documents certifying the origin of goods released by the tradesperson in accordance with regulations of the importing country, the tradesperson must report to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

Chapter III

INSPECTION AND VERIFICATION OF THE ORIGIN OF GOODS AT THE MANUFACTURING FACILITY

Article 11. Cases of inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility

The inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility shall be carried out in the following cases:

1. The importing country's authorized body shall request the inspection and verification at the manufacturing facility if the result of inspection of documents certifying the origin of goods as prescribed in Article 8, Article 9 and Article 10 hereof does not give sufficient grounds for determination of the origin of goods or in case of any suspicion of fraud in the origin of goods.

2. The body or organization is authorized to carry out the inspection and management of risks and prevention of fraud in the origin of goods:

a) prior to issuance of C/O;

b) prior to issuance of the written approval of self-certification of the origin of goods or grant of origin certification code;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Other domestic authorized body requests cooperation if there are sufficient grounds for any suspicion or a sign of fraud in the origin of goods is detected.

Article 12. Subject matters of inspection and verification of the origin of goods carried out at the manufacturing facility

The domestic authorized body or organization carries out the inspection and verification at the manufacturing facility to collect and authenticate the following information:

1. Information about business status of the tradesperson, such as the tradesperson’s active status, temporary suspension of business activities, ownership transfer, closure or bankruptcy as per law soft.

2. Information about the existence of the manufacturing establishment or main office, whether or not similar to information declared in the registration information provided by the tradesperson.

3. Information about business performance, input material importing markets, product exporting markets that exist prior to the date of inspection and verification of the origin of goods.

4. Information about the production capacity, equipment condition, warehousing location and workforce.

5. Information about goods, input materials, manufacturers or suppliers of exported goods or input materials used for manufacturing of exported goods.

6. Information about the storage, representation and interpretation of documents certifying the origin of goods which have been issued or released, and other relevant documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Upon the request of the importing country's authorized body, the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility shall be carried out according to the following procedures:

a) The C/O-issuing body or organization issues the decision on establishment of the commission in charge of carrying out the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility after agreeing with the importing country’s authorized body. The decision on establishment of the commission must contain fundamental information such as the commission’s members, duties and powers, the tradesperson subject to the inspection and verification, and the date on which the inspection and verification activities take place.

b) The C/O-issuing body or organization informs the tradesperson, whether in writing or via emails, of the inspection and verification date, preparations to be made to meet inspection and verification requirements not later than 7 working days prior to the inspection and verification taking place at his/her manufacturing facility.

c) The commission and the importing country’s authorized body conducts the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility on the informed date and makes a report based on opinions of related parties after completion of the inspection and verification task.

d) Within the duration of 5 working days of receipt of the notification (if any) from the importing country's authorized body regarding the result of origin verification taking place at the manufacturing facility, the C/O-issuing body and organization sends the written notification to the Ministry of Industry and Trade and the concerned tradesperson.

2. With respect to the inspection, verification, management of risks and prevention of fraud in the origin of goods by the domestic authorized body or organization, the probability-based, periodic inspection of the origin of goods or such inspection carried out in case of any suspicion of origin fraud shall be subject to the following procedures:

a) The C/O-issuing body or organization issues the decision on establishment of the commission in charge of carrying out the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility. The decision on establishment of the commission must contain fundamental information such as the commission’s members, duties and powers, the tradesperson subject to the inspection and verification, and the date on which the inspection and verification activities take place.

b) The C/O-issuing body or organization informs the tradesperson, whether in writing or via emails, of the inspection and verification date, preparations to be made to meet inspection and verification requirements:

- Not later than 3 working days prior to commencement of the inspection and verification at the manufacturing facility in case of any suspicion arising before issuance of C/O as prescribed in point a of clause 2 of Article 11 herein. The timelength of the inspection and verification of the origin of goods taking place at the manufacturing facility shall not be included in the duration for processing of the written request documentation for grant of C/O at the C/O-issuing body or organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The commission conducts the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility on the informed date and makes a report after end of the inspection and verification.

d) The C/O-issuing body or organization informs the tradesperson, whether in writing or via emails, of the inspection and verification result:

- Not later than 3 working days after end of the inspection and verification in case of any suspicion arising before issuance of C/O as prescribed in point a of clause 2 of Article 11 herein;

- Not later than 7 working days after end of the inspection and verification in case of completion of issuance of C/O as prescribed in point c of clause 2 of Article 11 herein.

3. In case of receipt of the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent entity for the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility, the C/O-issuing body or organization must report to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

Article 14. Procedures for inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility before and after issuance of origin self-certification documentation

1. Upon the request of the importing country's authorized body, the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility shall be carried out according to the following procedures:

a) The body or organization granting the written approval of self-certification of the origin of goods issues the decision on establishment of the commission in charge of inspecting and verifying the origin of goods at the manufacturing facility after obtaining an agreement with the importing country's authorized body. The decision on establishment of the commission shall include such basic information as the commission’s members, duties and powers, affected tradesperson and commencement time.

b) The body or organization granting the written approval of origin self-certification informs the tradesperson participating in the system for origin self-certification, whether in writing or via emails, of the inspection and verification date, preparations to be made to meet inspection and verification requirements not later than 7 working days prior to the commencement date of the inspection and verification taking place at his/her manufacturing facility.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) If the preferential rules of origin referred to in the international treaties to which Vietnam is a party otherwise prescribe the procedures for inspection and verification at the manufacturing facility, the body or organization granting the written approval of origin self-certification and the tradesperson participating in the origin self-certification system shall be obliged to comply with the aforestated regulations.

dd) Within the duration of 5 working days of receipt of the notification (if any) from the importing country's authorized body regarding the result of the origin inspection and verification taking place at the manufacturing facility, the body granting the written approval of self-certification of the origin of goods sends this notification to the Ministry of Industry and Trade and the concerned tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods.

2. With respect to the inspection, verification, management of risks and prevention of fraud in the origin of goods by the domestic authorized body or organization, the probability-based, periodic inspection of the origin of goods or such inspection carried out in case of any suspicion of origin fraud shall be subject to the following procedures:

a) The body or organization granting the written approval of origin self-certification issues the decision on establishment of the commission in charge of carrying out the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility. The decision on establishment of the commission must contain fundamental information such as the commission’s members, duties and powers, the tradesperson subject to the inspection and verification, and the date on which the inspection and verification activities take place.

b) The body or organization granting the written approval of origin self-certification informs the tradesperson, whether in writing or via emails, of the inspection and verification date, preparations to be made to meet inspection and verification requirements:

- Not later than 5 working days prior to commencement of the inspection and verification at the manufacturing facility before granting the written approval of origin self-certification as prescribed in point b of clause 2 of Article 11 herein;

- Not later than 7 working days prior to commencement of the inspection and verification at the manufacturing facility after granting the written approval of origin self-certification as prescribed in point c of clause 2 of Article 11 herein.

c) The commission conducts the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility on the informed date and makes a report after completion of the inspection and verification.

d) The body or organization granting the written approval of origin self-certification informs the tradesperson, whether in writing or via emails, of the inspection and verification result:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Not later than 7 working days subsequent to the date of completion of the inspection and verification after granting the written approval of origin self-certification as prescribed in point c of clause 2 of Article 11 herein.

3. In case of receiving the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent authority for the inspection and verification of the origin of goods taking place at the manufacturing facility, the tradesperson participating in the system for self-certification of the origin of goods reports to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

Article 15. Procedures for the inspection and verification of the origin of goods taking place at the manufacturing facility with respect to origin certification documents released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations

1. Upon the request of the importing country's authorized body, the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility with respect to origin certification documents released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations shall be carried out according to the following procedures:

a) The body or organization receiving the registration of origin certification code complies with clause 1 of Article 14 hereof;

b) In case where the preferential rules of origin referred to in the generalized system of preferences, or other unilateral trade preferences that the importing country grants to Vietnam, otherwise prescribe the procedures for inspection and verification at the manufacturing facility with respect to origin certification documentation released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations, the body or organization receiving the registration of the origin certification code, the tradesperson must carry out such inspection and verification in compliance with the regulations of the importing country.

2. In case where the body or organization receiving the registration of origin certification code carries out the inspection, verification and management of risks and prevention of fraud in the origin of goods, the inspection and verification of the origin of goods taking place at the manufacturing facility shall be subject to clause 2 of Article 14 hereof.

3. In case of receiving the request of the importing country’s authorized body or other domestic competent authority for the inspection and verification of the origin of goods at the manufacturing facility with respect to the origin certification documentation released by the tradesperson in accordance with the importing country’s regulations, the tradesperson must report to the Ministry of Industry and Trade for its cooperation in taking necessary actions.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Responsibilities of the Import and Export Department – the Ministry of Industry and Trade

1. Assist the Minister of Industry and Trade in monitoring, expediting, checking, and making reports on any difficulties or unsolved issues arising from, the implementation of this Circular.

2. Preside over and cooperate with the importing country’s authorized body and other domestic authorized body in carrying out the inspection and verification of the origin of goods.

3. Carry out, at their discretion, or provide the C/O-issuing body or organization, the body or organization granting the written approval of origin self-certification, the body or organization receiving the registration of origin certification code, and the tradesperson with instructions for, the inspection and verification of the origin of goods.

4. Inform the C/O-issuing body or organization, the body or organization granting the written approval of origin self-certification, the body or organization receiving the registration of origin certification code, and related parties, of goods with high risks and fraud in their origin.

Article 17. Responsibilities of the C/O-issuing body or organization, the body or organization granting the written approval of origin self-certification, the body or organization receiving the registration of origin certification code

1. Cooperate with the Ministry of Industry and Trade, other domestic authorized body and the importing country’s authorized body in carrying out the inspection and verification of the origin of goods.

2. Bear responsibility for the origin inspection and verification result and inform the importing country’s authorized body by the prescribed deadline.

3. Report to the Ministry of Industry and Trade on a quarterly and yearly basis on the inspection and verification of the origin of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Archive, ensure confidentiality of and provide related documents, information and materials used in origin inspection and verification activities in accordance with Article 30 in the Decree No. 31/2018/ND-CP.

Article 18. Responsibilities of the tradesperson

1. Cooperate with the domestic authorized body and the importing country’s authorized body in carrying out the inspection and verification of the origin of goods.

2. Contact the manufacturer and supplier of exported goods or input materials of clear origin used for manufacturing of exported goods in order to support the inspection and verification of the origin of goods if the tradesperson is a direct manufacturer or suppliers of such goods or input materials.

3. Explain, provide and supplement, by the prescribed deadline, relevant documents, information and materials used in origin inspection and verification activities.

4. Bear legal liability for accuracy and authenticity of related explanatory reports, documents, information and materials used in origin inspection and verification activities.

5. Archive, ensure confidentiality of and provide related documents, information and materials used in origin inspection and verification activities in accordance with Article 30 in the Decree No. 31/2018/ND-CP.

Article 19. Responsibilities of entities and persons concerned

Entities and persons concerned shall be responsible for cooperating with the Ministry of Industry and Trade in providing information and materials to support origin inspection and verification activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular shall enter into force from December 14, 2018./.

 

 

MINISTER




Tran Tuan Anh

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.018

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.90.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!