Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05/2010/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 50/2008/NĐ-CP quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển

Số hiệu: 05/2010/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phan Trung Kiên
Ngày ban hành: 18/01/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 05/2010/TT-BQP

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 50/2008/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ TẠI CỬA KHẨU CẢNG BIỂN

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Nghị định số 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,

THÔNG TƯ:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết hoạt động của người, tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng; thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng và các hoạt động khác liên quan đến an ninh, trật tự; trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho cá nhân, tổ chức, tàu, thuyền và các phương tiện khác của Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại cửa khẩu cảng biển, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Cảng quân sự

1. Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 50/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển (sau đây viết tắt là Nghị định số 50/2008/NĐ-CP).

2. Cảng quân sự được phép của Chính phủ phục vụ mục đích thương mại thì áp dụng các quy định của Nghị định số 50/2008/NĐ-CP , các quy định khác của pháp luật có liên quan đối với cảng thương mại và nội quy của cảng quân sự.

Điều 4. Khu vực cửa khẩu cảng biển

1. Khu vực cửa khẩu cảng biển thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP.

2. Phạm vi cụ thể của vùng đất cảng, vùng nước cảng do cơ quan có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật; phạm vi vùng đất cảng do cơ quan có thẩm quyền về đất đai quyết định theo quy định của pháp luật về đất đai; phạm vi vùng nước cảng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố theo quy định của Bộ luật Hàng hải.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển, gồm: Cảng vụ hàng hải, Biên phòng cửa khẩu cảng, Hải quan cửa khẩu cảng, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật được bố trí lực lượng, lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật tại khu vực cửa khẩu cảng biển. Việc bố trí lực lượng, lắp đặt các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển do cơ quan chủ quản của ngành đó quyết định, nhưng không được làm sản trở đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng.

Chương 2.

THỦ TỤC BIÊN PHÒNG

Điều 5. Thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng

1. Thời hạn thực hiện thủ tục biên phòng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP .

2. Đối với tàu, thuyền neo đậu xa địa điểm làm thủ tục, theo đề nghị của người làm thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng thống nhất với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành làm thủ tục trước từ 02 giờ đến 24 giờ trước khi tàu, thuyền rời cảng.

3. Sau khi hoàn thành thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát biên phòng đối với người, tàu, thuyền theo quy định của pháp luật.

4. Sau 24 giờ kể từ thời điểm tàu, thuyền đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh mà vẫn còn lưu lại cảng thì phải làm lại thủ tục xuất cảnh.

Điều 6. Địa điểm làm thủ tục biên phòng

Địa điểm làm thủ tục biên phòng cụ thể như sau:

1. Tại trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện của Cảng vụ hàng hải;

2. Tại trụ sở Biên phòng cửa khẩu cảng đối với những cửa khẩu cảng biển đã thiết lập mạng khai báo điện tử;

3. Tại tàu, gồm:

a) Tàu khách;

b) Trường hợp có đủ cơ sở để nghi ngờ tính xác thực khai báo về kiểm dịch của chủ tàu hoặc trước khi đến Việt Nam, tàu, thuyền đó rời cảng cuối cùng ở những khu vực có dịch bệnh của người, động vật và thực vật thì tiến hành thủ tục tại vùng kiểm dịch.

Tất cả các trường hợp làm thủ tục biên phòng tại tàu, Biên phòng cửa khẩu cảng phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải và người làm thủ tục biết.

Điều 7. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng khi làm thủ tục biên phòng cho người, tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng

1. Nắm chắc tình hình, tiếp nhận các thông tin về kế hoạch tàu đến và rời cảng, địa điểm neo đậu, thời gian xếp dỡ hàng hóa, việc chấp hành pháp luật của chủ phương tiện, thuyền viên, nhân viên, hành khách để chủ động bố trí lực lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

2. Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của giấy tờ xuất, nhập cảnh của tàu, thuyền, thuyền viên, hành khách và kiểm chứng theo quy định. Các giấy tờ mà người làm thủ tục xuất trình thì sau khi kiểm tra phải trả lại ngay, trừ trường hợp có quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với giấy tờ đó để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính hoặc tạm giữ giấy tờ cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt.

3. Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền và làm thủ tục cấp phép đi bờ tham quan du lịch, cấp cứu, khám chữa bệnh, xin cấp thị thực cho thuyền viên, hành khách theo đề nghị của thuyền trưởng.

4. Khi phát hiện hành vi vi phạm trong khi tiến hành làm thủ tục, Biên phòng cửa khẩu cảng tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008; trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của người làm thủ tục khi làm thủ tục biên phòng cho người, tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng

1. Khai, nộp và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật.

2. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến tàu, thuyền, thuyền viên, hành khách, hàng hóa trên tàu. Khi phát hiện người trốn trên tàu, thuyền, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, tùy theo từng trường hợp và điều kiện cụ thể, lập hồ sơ bảo vệ chứng cứ, quản lý người trốn trên tàu, thuyền, trường hợp cần thiết có quyền tạm giữ người theo quy định của pháp luật, đồng thời báo ngay cho Biên phòng cửa khẩu cảng để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đang hoạt động tại cửa khẩu cảng biển để xử lý theo thẩm quyền.

3. Thực hiện các quyết định và yêu cầu của Biên phòng cửa khẩu cảng trong việc làm thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng đối với tàu, thuyền, thuyền viên, hành khách, hàng hóa và phương tiện cấm dùng.

4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Thủ tục biên phòng đối với người, tàu, thuyền nhập cảnh

1. Khi làm thủ tục nhập cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ phải nộp (01 bản chính):

- Bản khai chung;

- Danh sách thuyền viên;

- Danh sách hành khách (nếu có);

- Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có) – (Phụ lục I và II kèm theo Thông tư này);

- Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) – (Phụ lục III kèm theo Thông tư này).

b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

- Sổ thuyền viên;

- Hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

- Hộ chiếu của hành khách hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này; kiểm tra trạng thái bảo quản hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ và thực hiện niêm phong đối với vũ khí, vật liệu nổ của tàu.

Điều 10. Thủ tục biên phòng đối với người, tàu, thuyền xuất cảnh

1. Khi làm thủ tục xuất cảnh, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ phải nộp (01 bản chính):

- Bản khai chung;

- Danh sách thuyền viên;

- Danh sách hành khách (nếu có);

- Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có) – (Phụ lục I và II kèm theo Thông tư này);

- Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) – (Phụ lục III kèm theo Thông tư này).

b) Giấy tờ phải xuất trình (bản chính):

- Hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

- Hộ chiếu của hành khách hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này và kiểm tra dấu niêm phong đối với hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ, thu hồi các loại giấy tờ mà Biên phòng cửa khẩu cảng đã cấp cho tàu, thuyền, thuyền viên, hành khách.

Điều 11. Thủ tục biên phòng đối với tàu, thuyền quá cảnh

1. Thủ tục tại cửa khẩu cảng nhập cảnh và cửa khẩu cảng xuất cảnh thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này.

2. Trên đường quá cảnh, thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên, hành khách và hàng hóa trên tàu, thuyền; giữ nguyên trạng thái niêm phong và hồ sơ biên phòng từ cửa khẩu cảng nhập cảnh đến cửa khẩu cảng xuất cảnh.

Điều 12. Thủ tục biên phòng đối với tàu, thuyền chuyển cảng

1. Tàu, thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng của Việt Nam, sau đó đến cảng khác (chuyển cảng) thì không làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản về thời gian, mục đích tàu, thuyền chuyển cảng, tên cảng sẽ đến, dự kiến thay đổi về thuyền viên, hành khách, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi đến chỉ yêu cầu thuyền trưởng nộp hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu, thuyền rời cảng trước đó.

2. Căn cứ hồ sơ chuyển cảng do Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu, thuyền rời cảng trước đó cung cấp, Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu, thuyền đến thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật, tiếp nhận hồ sơ chuyển cảng và thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng nơi đi về tình hình chấp hành pháp luật của thuyền viên, tàu, thuyền chuyển cảng. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm quản lý thuyền viên, hành khách và hàng hóa trên tàu, thuyền; giữ nguyên trạng thái niêm phong và hồ sơ chuyển cảng của Biên phòng cửa khẩu cảng nơi tàu, thuyền rời cảng trước đó.

Điều 13. Thủ tục biên phòng đối với tàu, thuyền mang cờ của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam

1. Tàu, thuyền có trọng tải từ 200 DWT trở xuống mang cờ của quốc gia có chung biên giới với Việt Nam khi đến cảng biển tại khu vực biên giới của Việt Nam với quốc gia đó, người làm thủ tục phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ phải nộp (01 bản chính):

- Danh sách hành khách (nếu có);

- Bản khai hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ (nếu có) – (Phụ lục I và II kèm theo Thông tư này);

- Bản khai người trốn trên tàu (nếu có) – (Phụ lục III kèm theo Thông tư này).

b) Giấy tờ phải xuất trình:

Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của thuyền viên, hành khách theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế đã được ký kết giữa Việt Nam và quốc gia đó.

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Thông tư này; kiểm tra trạng thái bảo quản hàng hóa nguy hiểm, vũ khí, vật liệu nổ và thực hiện niêm phong đối với vũ khí, vật liệu nổ không thuộc diện hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Điều 14. Thủ tục biên phòng đối với tàu khách du lịch

1. Thực hiện thủ tục nhập, xuất cảnh theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này.

2. Khi đón khách du lịch đường biển tại cảng, các công ty du lịch phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:

a) 01 bản chính Chương trình du lịch cho khách;

b) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh (lần đầu);

c) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (lần đầu).

d) 01 bản chính Danh sách duyệt nhân sự của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an cho phép hành khách nhập cảnh Việt Nam (trừ những khách mang hộ chiếu đã có thị thực Việt Nam và những khách mang hộ chiếu thuộc diện miễn thị thực nhập, xuất cảnh Việt Nam).

3. Khách du lịch đường biển được cấp thị thực hoặc Giấy phép tham quan du lịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất, nhập cảnh.

4. Đối với tàu khách du lịch quốc tế được phép chở khách du lịch nội địa giữa các cảng trong nước trước khi tàu thực hiện đón khách tại cảng, người làm thủ tục phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng các loại giấy tờ sau:

a) Bản sao các giấy phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép đón khách du lịch nội địa giữa các cảng trong nước.

b) Công ty du lịch phải nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng Chương trình du lịch cho khách nội địa và Danh sách hành khách.

c) Khách du lịch nội địa xuống tàu phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (đối với khách là người nước ngoài); Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (người Việt Nam) và Giấy phép đi bờ cấp cho hành khách có dấu xác nhận của Biên phòng cửa khẩu cảng.

d) Khách du lịch nội địa khi rời tàu phải nộp lại cho Biên phòng cửa khẩu cảng giấy phép đi bờ được cấp.

Điều 15. Thủ tục biên phòng đối với tàu buồm

1. Thuyền viên, hành khách đi trên các tàu buồm phải có thị thực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp khi nhập cảnh (trừ trường hợp được miễn thị thực).

2. Những trường hợp không có thị thực, Biên phòng cửa khẩu cảng cấp thị thực theo quy định.

Điều 16. Đối với tàu, thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa

1. Tàu, thuyền hoạt động tuyến nội địa không phải làm thủ tục biên phòng khi đến và rời cảng, nhưng phải đăng ký đến, đi và phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

2. Khi đăng ký đến, đi cho tàu, thuyền hoạt động tuyến nội địa, thuyền trưởng phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng các giấy tờ sau:

a) Giấy tờ phải nộp:

- Danh sách thuyền viên;

- Danh sách hành khách (nếu có).

b) Giấy tờ phải xuất trình:

- Sổ thuyền viên;

- Hộ chiếu thuyền viên hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;

- Hộ chiếu của hành khách hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

Điều 17. Đối với cảng chuyên dùng

1. Cảng chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải công bố, là cảng dành riêng cho doanh nghiệp để xuất khẩu, nhập khẩu một loại mặt hàng nhất định của chính doanh nghiệp đó.

2. Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện thủ tục, kiểm tra giám sát biên phòng khi có tàu, thuyền Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh; việc làm thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng do Biên phòng cửa khẩu nơi gần cảng nhất thực hiện tại cảng.

Điều 18. Đối với cảng thủy nội địa có tiếp nhận tàu, thuyền nước ngoài

Tại các cảng thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải công bố cho phép tiếp nhận tàu, thuyền nước ngoài ra, vào xếp dỡ hàng hóa; việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Thủ tục biên phòng điện tử

1. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đăng ký, cấp địa chỉ thư tín điện tử cho các đơn vị Biên phòng cửa khẩu cảng đã thiết lập khai báo thủ tục biên phòng điện tử để tiếp nhận và gửi các thông tin theo quy định; quy định mẫu khai báo thủ tục biên phòng điện tử và hướng dẫn quy trình khai báo, xác nhận thủ tục biên phòng điện tử. Biên phòng cửa khẩu cảng thông báo địa chỉ thư tín điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện.

2. Cảng vụ hàng hải, doanh nghiệp cảng và người làm thủ tục cho tàu, thuyền thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng qua mạng các thông tin liên quan đến tàu, thuyền, hàng hóa, danh sách thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) dự kiến thời gian đến và rời cảng.

3. Các thông tin qua mạng phục vụ cho việc giải quyết thủ tục nhanh trước khi tiếp nhận các văn bản chính thức. Khi tiếp nhận các thông tin qua mạng, Biên phòng cửa khẩu cảng phải thẩm định chính xác, xét thấy đủ điều kiện có thể cho phép tàu, thuyền thực hiện các hoạt động bốc xếp hàng hóa và các hoạt động kỹ thuật. Thuyền viên chỉ được phép đi bờ sau khi hoàn thành thủ tục kiểm tra hộ chiếu và được cấp giấy phép đi bờ.

Chương 3.

KIỂM TRA, GIÁM SÁT BIÊN PHÒNG

Điều 20. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng

1. Tại cầu cảng và vùng nước cảng

a) Kiểm tra, kiểm soát, giám sát các tàu, thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng.

b) Phối hợp với Cảng vụ hàng hải nắm các thông tin về tàu, thuyền nội địa neo đậu, làm hàng tại cảng, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của người, tàu, thuyền, hàng hóa tại khu vực cửa khẩu cảng; đăng ký đầy đủ, chính xác vào sổ nhật ký tình hình các hoạt động của người lên, xuống tàu; ra, vào khu vực cửa khẩu cảng, phương tiện cập mạn theo giấy phép được cấp.

c) Kiểm tra, kiểm soát, giám sát mọi hoạt động của người, phương tiện trong khu vực cửa khẩu cảng biển; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

d) Chủ trì việc thực hiện Quy chế khu vực biên giới biển, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, vượt biên phá hoại an ninh, trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đấu tranh chống buôn bán vận chuyển ma túy, vũ khí, chất nổ, buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa vật phẩm cấm và các hành vi vi phạm pháp luật khác qua cửa khẩu cảng biển.

2. Tại cổng cảng

a) Kiểm tra, đăng ký các loại giấy phép do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho người xuống tàu, thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng và rời tàu nước ngoài đang neo đậu tại cảng để vào nội địa.

b) Kiểm tra, kiểm soát đối với thuyền viên, hành khách hoàn thành thủ tục nhập cảnh để hồi hương qua cửa khẩu khác và người đã nhập cảnh qua cửa khẩu khác xuống tàu để xuất cảnh.

c) Kiểm tra, kiểm soát, đăng ký giấy phép đi bờ của thuyền viên đối với thuyền viên nước ngoài đi bờ và trở về tàu.

d) Phối hợp với bảo vệ cảng để quản lý, kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện ra vào cửa khẩu cảng và các đối tượng khác hoạt động trong khu vực cửa khẩu cảng.

Điều 21. Giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu, thuyền

1. Việc giám sát biên phòng trực tiếp trên tàu, thuyền thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP .

2. Khi cần thiết, Biên phòng cửa khẩu cảng có thể tổ chức giám sát hành trình tàu, thuyền chuyển cảng đến các cảng khác trong nước.

Điều 22. Đối với khu phi thuế quan trong khu vực cửa khẩu cảng biển

Người, phương tiện ra, vào hoạt động tại khu phi thuế quan trong khu vực cửa khẩu cảng biển phải chấp hành các quy định của Nghị định số 50/2008/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.

Chương 4.

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XUỐNG TÀU, THUYỀN, ĐI BỜ VÀ VÀO KHU VỰC CỬA KHẨU CẢNG BIỂN

Điều 23. Giấy tờ xuống tàu, thuyền nước ngoài

1. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP

2. Giấy phép xuống tàu do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài (trừ cán bộ, nhân viên của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển đang thực hiện nhiệm vụ và thuyền viên thuộc định biên thuyền bộ và hành khách đi theo tàu) để làm việc hoặc tiến hành các hoạt động khác trong thời gian tàu, thuyền neo đậu trong khu vực cửa khẩu cảng biển.

3. Giấy phép xuống tàu gồm có:

a) Giấy phép xuống tàu cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thuộc các cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên xuống các tàu nước ngoài làm việc, thời hạn không quá 12 tháng (Phụ lục IV kèm theo Thông tư này).

b) Giấy phép xuống tàu cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài xuống các tàu nước ngoài đang neo đậu tại cửa khẩu cảng để làm việc, thời hạn giấy phép xuống tàu không quá 03 tháng (Phụ lục V kèm theo Thông tư này).

c) Giấy phép cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài thực hiện các hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến tàu thuyền nước ngoài trong khu vực cửa khẩu cảng biển, Giấy phép có giá trị 01 lần (Phụ lục VI kèm theo Thông tư này).

d) Khi đến làm việc hoặc thực hiện các hoạt động trên, người được cấp giấy phép phải xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng. Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về việc để những người không có trách nhiệm xuống tàu.

4. Việc thu lệ phí các loại giấy phép trên thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 24. Thuyền viên nước ngoài đi bờ

1. Thuyền viên nước ngoài đi bờ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 50/2008/NĐ-CP.

2. Trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng biển, thuyền viên nước ngoài được phép đi bờ trong phạm vi nội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cửa khẩu cảng biển mà tàu, thuyền neo đậu. Trường hợp đi ra ngoài phạm vi nói trên hoặc xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam qua các cửa khẩu khác phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

3. Thời gian đi bờ từ 07 giờ đến 24 giờ trong ngày, nếu đi tham quan, du lịch, cấp cứu, chữa bệnh … sẽ được gia hạn thời gian theo từng trường hợp cụ thể.

4. Giấy phép đi bờ (Thẻ đi bờ- SHOREPASS – Phụ lục VII kèm theo Thông tư này) do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu, thuyền nước ngoài; thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu, thuyền Việt Nam, có giá trị 01 lần trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cảng.

5. Việc xin phép đi bờ cho thuyền viên được ghi tại mục ghi chú của Bản khai chung. Trong trường hợp thuyền viên có nhu cầu đi bờ như chưa đăng ký tại mục ghi chú của Bản khai chung, thuyền trưởng thông qua đại lý để xin cấp Giấy phép đi bờ. Thuyền viên nghỉ qua đêm trên bờ phải có đơn xin phép của thuyền trưởng và được Biên phòng cửa khẩu cảng cấp giấy phép.

6. Trong thời gian tàu, thuyền neo đậu tại cửa khẩu cảng biển, thuyền viên nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ bị cấm đi bờ, trường hợp đi bờ có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

7. Việc thu lệ phí giấy phép đi bờ thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 25. Giấy tờ của người nước ngoài đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển

1. Khi đến làm việc, hoạt động tại cửa khẩu cảng biển, người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, giấy phép do Công an cấp tỉnh trở lên cấp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

2. Trường hợp người nước ngoài đi trong đoàn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam đến khu vực cửa khẩu cảng biển thì cơ quan, tổ chức đó phải lập danh sách người nước ngoài đi cùng, thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng và chịu sự kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM HƯỚNG DẪN VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

Điều 26. Trách nhiệm của Biên phòng cửa khẩu cảng

1. Chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển, doanh nghiệp cảng và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại cửa khẩu cảng biển.

2. Bố trí, sử dụng lực lượng và các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự, công cụ hỗ trợ, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ biên phòng, nắm chắc tình hình quản lý địa bàn, đối tượng, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực cửa khẩu cảng biển.

3. Triển khai lực lượng làm thủ tục, kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu cảng biển; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động của người, tàu, thuyền Việt Nam, nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và chuyển cảng.

4. Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

5. Thực hiện công tác đối ngoại biên phòng theo quy định của pháp luật.

6. Phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định số 50/2008/NĐ-CP , Quy chế khu vực biên giới biển, pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành có lực lượng hoạt động tại cửa khẩu cảng biển, doanh nghiệp cảng xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự và giải quyết các vụ việc xảy ra có liên quan đến các ngành tại cửa khẩu cảng biển.

8. Định kỳ tổ chức giao ban với các lực lượng chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu cảng biển, doanh nghiệp cảng và chính quyền địa phương thông báo tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại cửa khẩu cảng biển.

Điều 27. Trách nhiệm của Doanh nghiệp cảng

1. Bảo đảm để Biên phòng cửa khẩu cảng được sử dụng cổng cảng, các công trình thiết bị tại cảng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng.

2. Thông báo cho Biên phòng cửa khẩu cảng bằng văn bản các kế hoạch, tình hình hoạt động của cảng, cung cấp các số liệu theo yêu cầu của Biên phòng cửa khẩu cảng và phối hợp trong việc quản lý cán bộ, công nhân viên của cảng bảo đảm an ninh, trật tự tại cảng.

3. Chấp hành các quy định của pháp luật về thủ tục biên phòng đối với người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm các điều kiện an ninh, trật tự tại khu vực cầu cảng nơi tàu cập cầu bốc dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 03 tháng 03 năm 2010 và thay thế Quyết định số 167/2004/QĐ-BQP ngày 13 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thủ tục, kiểm tra, giám sát biên phòng tại các cảng biển và cảng chuyên dùng.

Điều 29. Tổ chức thực hiện

Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm:

1. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu cảng biển, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Nghị định số 50/2008/NĐ-CP và Thông tư này đến các cấp, các ngành ở địa phương; tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng nhân dân trong khu vực cửa khẩu cảng biển và khu vực biên giới biển để thực hiện thống nhất.

2. Chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng, các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính nghiên cứu trình Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính bổ sung danh mục lệ phí cấp các loại giấy phép quy định tại Điều 17 và Điều 18 Nghị định 50/2008/NĐ-CP của Chính phủ.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Công báo;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
- Vụ Pháp chế - Bộ Quốc phòng;
- Lưu: VT, Hung (290b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG




Phan Trung Kiên

 


PHỤ LỤC I

MẪU BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

BẢN KHAI HÀNG HÓA NGUY HIỂM  
DANGEROUS GOODS MANIFEST

 

Tên tàu:
Name of ship

 

Số IMO
IMO number

Quốc tịch tàu:
Flag State of ship

Tên thuyền trưởng:
Master’s name

Số chuyến:
Voyage reference

Cảng nhận hàng:
Port of loading

Cảng trả hàng:
Port of discharge

Đại lý tàu biển
Shipping agent

 

Hô hiệu:
Call sign

 

 

 

 

Số vận đơn
Booking/ reference number

Ký hiệu và số kiện
Marks & numbers container ID No (s) Vehicle reg. No (s)  

Số và loại bao kiện
Number and kind of packages

Công ty vận chuyển
Proper shipping name

Loại hàng hóa
Class

Số UN UV
number

Nhóm hàng
Packing group

Nhóm phụ số
Subsidiary risk (s)

Điểm bốc cháy
Flash point (in 0C,c.c.)

Ô nhiễm biển
Marine pollutant

Tổng khối lượng
Mass (kg) gross/net

EmS

Vị trí xếp hàng
Stowage position on board

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại lý ký
Agent’s signature

Thuyền trưởng ký
Master’s signature

 

Địa điểm, thời gian
Place and date

Địa điểm, thời gian
Place and date

 


PHỤ LỤC II

MẪU BẢN KHAI VŨ KHÍ VÀ VẬT LIỆU NỔ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

BẢN KHAI VŨ KHÍ VÀ VẬT LIỆU NỔ
DECLARATION OF ARMS AND EXPLOSIVE MATERIALS

 

 

Trang số:
Page number:

 

Tên tàu:
Name of ship

 

Số IMO
IMO number

 

Quốc tịch tàu:
Flag State of ship

 

Hô hiệu:
Call sign

 

Tên thuyền trưởng:
Master’s name

Đại lý tàu biển
Shipping agent

 

 

Thứ tự
Order

Loại vũ khí và vật liệu nổ
Kind and description of arm and explosive material

Số lượng
Quantity

Tên và số hiệu
Mask and number

Nơi cất giữ, bảo quản
Stored place

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chữ ký đại lý
Agent’s signature

Chữ ký thuyền trưởng:
Master’s signature

 

Địa điểm, thời gian
Place and date

Địa điểm, thời gian
Place and date

 

PHỤ LỤC III

MẪU BẢN KHAI NGƯỜI TRỐN TRÊN TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

BẢN KHAI NGƯỜI TRỐN TRÊN TÀU
DECLARATION OF STOWAWAY

1. CHI TIẾT VỀ TÀU/SHIP DETAILS

Tên tàu/Name of ship:

Số IMO/IMO number:

Quốc tịch tàu/Flag State of ship:

Công ty tàu/Company:

Địa chỉ công ty/Company address:

Tên thuyền trưởng/Name of the Master:

Đại lý tàu biển/Shipping agent:

Đại lý cảng tiếp/Agent in next port:

Địa chỉ đại lý/Agent address:

IRCS:

Số INMARSAT/INMARSAT number:

Cảng đăng ký/Port of registry:  

2. CHI TIẾT VỀ NGƯỜI TRỐN TRÊN TÀU/STOW AWAY DETAILS

Thời gian phát hiện trên tàu/Date/time found on board:

Nơi tìm thấy trên tàu/Place of boarding:

Quốc gia xảy ra việc trốn lên tàu/Country of boarding:

Thời gian xảy ra việc trốn lên tàu/Date/time of boarding:

Đích cuối cùng của người trốn trên tàu/Intended final destination:

Lời khai lý do trốn trên tàu/Stated reasons for boarding ship:

Họ/Surname:

Tên/Given name: 

Tên khác/Name by which known:

Giới tính/Gender:

Ngày sinh/Date of birth:

Nơi sinh/Place of birth:

Khai báo về quốc tịch/Claimed nationality:

Địa chỉ nhà riêng/Home address:

Quốc gia cư trú/Country of domicile:

Số-loại giấy tờ/ID-document type, e.g. Passport No:

Số Chứng minh hoặc Sổ thuyền viên/ID- Card No. or Seaman’s book No:

Nếu có/If yes,

Ngày cấp/When issued: 

Nơi cấp/Where issued:

Ngày hết hạn/Date of expiry:

Cơ quan cấp/Issued by:

 

Ảnh của người trốn trên tàu/Photograph of the stowaway:

Đặc điểm nhận dạng của người trốn trên tàu/
General physical description of the stowaway:

 

 

 

 

Ngôn ngữ sử dụng chính/First language:

Khả năng nói, diễn đạt/Spoken:

Khả năng đọc/Read:

Khả năng viết/Written:

Ngôn ngữ khác/Other languages:

Khả năng nói, diễn đạt/Spoken:

Khả năng đọc/Read:

Khả năng viết/Written:

3. CÁC CHI TIẾT KHÁC/OTHER DETAILS

(1) Phương thức trốn trên tàu, bao gồm cả những người liên quan (Ví dụ: Thủy thủ, công nhân cảng.v.v.) và cả người trốn trong hàng hóa/container hoặc ẩn ở trên tàu/Method of boarding, including other persons involved (e.g. crew, port workers, etc.), and whether the Stowaway was secreted in cargo/container or hidden in the ship:

(2) Kiểm kê tài sản người trốn trên tàu/Inventory of the Stowaway’s possessions:

(3) Tờ khai của người trốn trên tàu/Statement made by the Stowaway:

(4) Tờ khai của Thuyền trưởng (bao gồm cả những nhận xét về tính xác thực về những thông tin mà người trốn trên tàu khai)/Statement made by the Master (including any observations on the credibility of the information provided by the Stowaway).

Các ngày thực hiện phỏng vấn/Date(s) of Interview(s):

 

CHỮ KÝ NGƯỜI TRỐN TRÊN TÀU
STOWAWAY’S SIGNATURE

CHỮ KÝ THUYỀN TRƯỞNG
MASTER’S SIGNATURE

CHỮ KÝ ĐẠI LÝ
AGENT’S SIGNATURE




DATE:

DATE:

DATE:

 

PHỤ LỤC IV

MẪU GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU THỜI HẠN 12 THÁNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

1. Mẫu

BPCK CẢNG…
-------

Số ……/GPXT

GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU

 

Ngày hết hạn:

CHÚ Ý

- Phải chấp hành nghiêm quy chế an ninh cửa khẩu cảng, xuất trình Giấy khi qua nơi kiểm soát và chịu sự kiểm tra, giám sát của lực lượng kiểm soát Biên phòng tại khu vực tàu neo đậu.

- Giữ gìn bí mật quốc gia.

- Không mua bán, trao đổi hàng hóa với thuyền viên, hành khách nước ngoài.

- Không vận chuyển thư từ, tài liệu, hàng hóa trái phép lên xuống tàu.

- Khi thay đổi công tác hoặc Giấy phép hết hạn phải trả lại Giấy phép cho cơ quan cấp.

 

 

Ảnh
(2x3)

 

 

HỌ VÀ TÊN:
NĂM SINH:
QUỐC TỊCH:
CƠ QUAN:
Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại cảng……

 

Ngày     tháng     năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

 

Mặt trước Giấy phép

Mặt sau Giấy phép

2. Qui cách

- Kích thước: 6,5 cm x 8,5 cm (±0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 120 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

- Dấu nổi: đóng giáp lai bên dưới ảnh 

3. Kiểu chữ

3.1. Mặt trước

- “BPCK CẢNG…”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 9pt.

- “GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12pt.

- “Số:…../GPXT”: in kiểu chữ Arial, đứng, cỡ 9pt.

- “Ngày hết hạn”: in kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 9pt.

- “HỌ VÀ TÊN”, “NĂM SINH”, “QUỐC TỊCH”, “CƠ QUAN”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 8pt.

- “Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại cảng…… ”: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9pt.

- “Ngày    tháng     năm”: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9pt.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10pt.

3.2. Mặt sau

- “CHÚ Ý”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12pt.

- Nội dung còn lại: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 10pt.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên.

 

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU THỜI HẠN 03 THÁNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

1. Mẫu

BPCK CẢNG…
-------

Số ……/GPXT

GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU

 

Ngày hết hạn

CHÚ Ý

- Phải chấp hàng nghiêm quy chế an ninh cửa khẩu cảng, xuất trình Giấy kèm CMND/hộ chiếu khi qua nơi kiểm soát và chịu sự kiểm tra, giám sát của lực lượng kiểm soát Biên phòng tại khu vực tàu neo đậu.

- Giữ gìn bí mật quốc gia.

- Không mua bán, trao đổi hàng hóa với thuyền viên, hành khách nước ngoài.

- Không vận chuyển thư từ, tài liệu, hàng hóa trái phép lên xuống tàu.

- Khi thay đổi công tác hoặc Giấy phép hết hạn phải trả lại Giấy phép cho cơ quan cấp.

 

      HỌ VÀ TÊN:
      NĂM SINH:
      QUỐC TỊCH:
      SỐ CMND/HỘ CHIẾU:
      CƠ QUAN:
      Được phép xuống tàu nước ngoài tại cảng……

 

Ngày     tháng     năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

 

Mặt trước Giấy phép

Mặt sau Giấy phép

2. Qui cách

- Kích thước: 6,5 cm x 8,5 cm (±0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 120 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

3. Kiểu chữ

3.1. Mặt trước

- “BPCK CẢNG…”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 9pt.

- “GIẤY PHÉP XUỐNG TÀU”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12pt.

- “Số:…../GPXT”: in kiểu chữ Arial, đứng, cỡ 9pt.

- “Ngày hết hạn”: in kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 9pt.

- “HỌ VÀ TÊN”, “NĂM SINH”, “QUỐC TỊCH”, “CƠ QUAN”, “SỐ CMND/HỘ CHIẾU”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, cỡ 8pt.

- “Được phép xuống tàu nước ngoài neo đậu tại cảng…… ”: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 9pt.

- “Ngày    tháng     năm”: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 8pt.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10pt.

3.2. Mặt sau

- “CHÚ Ý”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 12pt.

- Nội dung còn lại: in kiểu chữ Arial thường, đứng, cỡ 10pt.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên.

 

PHỤ LỤC VI

MẪU GIẤY PHÉP (PERMIT) CÓ GIÁ TRỊ 01 LẦN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

1. Mẫu

 

BPCK CẢNG…
--------

Số …......…/GP

GIẤY PHÉP-PERMIT

 

Ngày hết hạn/Date of expiry:

 

 

Họ và tên/Full name:

Quốc tịch/Nationality:

Số GCM-HC/ID-Passport N0:

Địa chỉ-Tên, ĐK phương tiện:

Address/Ship’s name/Reg. N0:

Được phép/Is Allowed:

Phạm vi/Scope:

 

 

 

Lưu ý: Xuất trình Giấy phép kèm CMND/Hộ chiếu, hồ sơ phương tiện cặp mạn và chịu sự kiểm tra, giám sát của lực lượng kiểm soát Biên phòng tại khu vực hoạt động.

Ngày     tháng     năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

 

 

2. Qui cách

- Kích thước: 08 cm x 12 cm (±0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 80 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 1 mm.

3. Kiểu chữ

- “BPCK CẢNG ĐÀ NẴNG”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10pt.

- “GIẤY PHÉP-PERMIT”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 13pt.

- “Số:…../GP”: in kiểu chữ Arial, cỡ 10pt.

- “Ngày hết hạn/Date of expiry”: in kiểu chữ Arial thường, nghiêng, cỡ 10pt.

- Các mục còn lại: in kiểu chữ Arial thường, cỡ 9pt.

- Mục lưu ý: in kiểu chữ Arial nghiêng thường, cỡ 8pt.

- “Ngày    tháng     năm”: in kiểu chữ Arial thường, cỡ 10pt.

- “CHỈ HUY ĐƠN VỊ”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10pt.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên.

 

PHỤ LỤC VII

MẪU GIẤY PHÉP ĐI BỜ (THẺ ĐI BỜ - SHOREPASS) CỦA THUYỀN VIÊN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2010/TT-BQP ngày 18 tháng 01 năm 2010 của Bộ Quốc phòng)

1. Mẫu

 

BPCK CẢNG…
---------

Số/N0:      /     /TV

THẺ ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN
SHOREPASS

A00000013

 

                    Tên tàu/Ship’s name:

                    Ngày đến cảng/Date of arrival:

 

Họ và tên/Full name:

Năm sinh/Date of birth:                              Quốc tịch/Nationality:

Số hộ chiếu/Passport N0:

Phạm vi tính (TP)/Scope Province (City):  

Từ/From 7.00 đến/To 24.00 hàng ngày/dailly.

 

 

Notes:

This shorepass should be presented with the passport to the border security office when disembark or embark.

Ngày     tháng     năm
CHỈ HUY ĐƠN VỊ

 

 

2. Qui cách

- Kích thước: 8 x 12 cm (±0,5 mm).

- Loại giấy trắng: ≥ 80%.

- Độ dày của giấy: ≥ 80 gms.

- Đóng khung cỡ 4 ½ pt cách đều mép giấy 2 mm màu xanh lá cây nhạt, nền in hình quốc huy ở giữa kèm hoa văn bảo vệ sắp xếp theo hướng đồng tâm.

3. Kiểu chữ

- “BPCK CẢNG”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 11pt.

- “THẺ ĐI BỜ CỦA THUYỀN VIÊN”: in kiểu chữ Arial hoa, đậm, cỡ 14pt.

- “SHOREPASS”: in kiểu chữ Arial hoa, đứng, đậm, cỡ 10pt.

- Nội dung các mục in kiểu chữ Arial đứng, thường, cỡ 10pt.

- Mục lưu ý in kiểu chữ Arial nghiêng thường, cỡ 8pt.

4. Nội dung và bố cục

Như trình bày tại mẫu trên.

THE MINISTER OF NATIONAL DEFENSE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 05/2010/TT-BQP

Hanoi, January 18, 2010

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 50/2008/ND-CP OF APRIL 21, 2008, ON MANAGEMENT AND PROTECTION OF SECURITY AND ORDER AT SEAPORT BORDER GATES

THE MINISTER OF NATIONAL DEFENSE

Pursuant to the Government's Decree No. 50/2008/ND-CP of April 21, 2008, on management and protection of security and order at seaport border gates,
Pursuant to the Government's Decree No. 104/2008/ND-CP of September 16, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of National Defense;
At the proposal of the Border Guard Command
,

CIRCULARIZES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to Vietnamese and foreign individuals, organizations, ships, boats and other vessels operating at seaport border gates. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides for. that treaty prevails.

Article 3. Military ports

1. Military ports are regulated by Clause 2, Article 1 of the Government's Decree No. 50/2008/ND-CP of April 21. 2008. on management and protection of security and order at seaport border gates (below referred to as Decree No. 50/2008/ND-CP.

2. Military ports which are permitted by the Government to operate for commercial purposes are subject to Decree No. 50/2008/ND-CP and other relevant regulations on commercial ports and internal rules of military ports.

Article 4. Seaport border-gate areas

1. Seaport border-gate areas are regulated by Article 4 of Decree No. 50/2008/ND-CP.

2. Specific boundaries of port land and port waters shall be delimited by competent agencies under law. The port land boundaries shall be decided by a competent agency in charge of land administration under the land law. The port water boundaries shall be announced by the Minister of Transport under the Maritime Code.

3. Specialized state management agencies at a seaport border gates, including port authority, port border-gate guard, port border-gate customs office, medical quarantine, animal quarantine and plant quarantine offices may arrange their personnel, install equipment and technical devices in seaport border-gate areas. Such arrangement and installation shall be decided by the relevant line agencies but must not obstruct normal operations of port enterprises.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

BORDER-GUARD PROCEDURES

Article 5. Time limit for completion of border-guard procedures

1. The time limits for completion of border-guard procedures comply with Article 6 of Decree No. 50/2008/ND-CP.

2. For ships or boats anchoring or mooring far away from places for carrying out border-guard procedures, at the request of persons carrying out these procedures, port border-gate guards shall reach agreement with specialized state management agencies on carrying out the procedures 2-24 hours before departure of these ships or boats.

3. After completing procedures, port border-gate guards shall continue border-guard inspection and supervision of people, ships and boats under law.

4. If ships or boats still stay in ports 24 hours after the completion of exit procedures, they shall carry out exit procedures once again.

Article 6. Places for carrying out border-guard procedures

Places for carrying out border-guard procedures are specified as follows:

1. Head offices or representative offices of port authorities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. On board ships, including:

a/ Passenger ships;

b/ In case there are sufficient grounds to doubt the truthfulness of quarantine declarations of the ship owner or before its arrival at a Vietnamese port, a ship or boat leaves the last port in an area where occurs a human, animal or plant epidemic, procedures shall be carried out in the quarantine area.

Port border-gate guards shall notify all cases in which border-guard procedures must be carried out on board ships to port authorities and persons carrying out the procedures.

Article 7. Responsibilities of port border-gate guards upon carrying out border-guard procedures for people, ships and boats on entry, exit, in transit or port transfer

1. To firmly grasp the situation and receive information on plans on ship arrival at and departure from ports, anchoring or mooring places, time of cargo handling and law observance by vessel owners, ship crewmembers, staff and passengers in order to take the initiative in arranging forces for performing tasks under regulations.

2. To receive and check the legality and validity of entry or exit papers of ships, boats, crewmembers and passengers and verify evidence under regulations. Papers produced by persons carrying out procedures shall be returned immediately after checking, unless there is a decision on temporary seizure of material evidence and tools used for commission of administrative violations or temporary seizure of papers until violators completely execute sanctioning decisions.

3. To receive and settle according to their competence and carry out procedures for granting permits for traveling ashore for sightseeing or tourist purpose, emergency first-aid, medical examination and treatment, or for applying for visas for ship crewmembers and passengers as requested by shipmasters.

4. Upon detecting violations in the course of carrying out procedures, port border-gate guards shall sanction these administrative violations according to their competence provided in the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations; the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. In case of necessity to promptly stop administrative violations or to secure the handling of administrative violations, heads of port border-gate guard stations shall decide to apply deterrent measures under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To declare, submit and produce papers required by law.

2. To supply adequate and accurate information on ships, boats, crewmembers, passengers and cargoes on board. Upon detecting unauthorized passengers on board ships or boats, shipmasters shall apply necessary deterrent measures, depending on each case and practical conditions, make dossiers to protect evidence and manage these people, and may, when necessary, hold these people in temporary custody under law, and concurrently report such to port border-gate guards for coordination with other specialized state management agencies operating at seaport border gates for handling according to their competence.

3. To execute decisions and satisfy requests of port border-gate guards in the course of carrying out border-guard procedures or conducting border-guard inspection and supervision of ships, boats, crewmembers, passengers, cargoes and devices banned from use.

4. To perform other obligations specified by law.

Article 9. Border-guard procedures for people, ships and boats on entry

1. People carrying out entry procedures shall submit and produce to port border-gate guards the following papers:

a/ Papers to be submitted (one original):

- General statement;

- List of crewmembers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Manifest of dangerous cargoes, weapons and explosive materials (if any).

- Declaration of unauthorized passengers on board (if any).

b/ Papers to be produced (original):

- Crewmember book;

- Crewmember passports or equivalent papers;

- Passenger passports or equivalent papers.

2. Port border-gate guards shall perform the tasks specified in Article 7 of this Circular: inspect the preservation of dangerous cargoes, weapons and explosive materials, and seal up weapons and explosive materials of ships.

Article 10. Border-guard procedures for ships and boats on exit

1. People carrying out exit procedures shall submit and produce to port border-gate guards the following papers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- General statement;

- List of crewmembers;

- List of passengers (if any);

- Manifest of dangerous cargoes, weapons and explosive materials (if any).

- Declaration of unauthorized passengers on board (if any).

b/ Papers to be produced (original):

- Crewmember passports or equivalent papers;

- Passenger passports or equivalent papers.

2. Port border-gate guards shall perform the tasks specified in Article 7 of this Circular and check package seals on dangerous cargoes, weapons and explosive materials: and revoke papers they have granted to ships, crewmembers and passengers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Procedures to be carried out at port border gates of entry and port border gates of exit comply with Articles 9 and 10 of this Circular.

2. During transit, shipmasters shall manage crewmembers, passengers and cargoes on board their ships or boats, and keep intact the sealed border-guard dossiers from the port border gate of entry to the port border gate of exit.

Article 12. Border-guard procedures for ships and boats in port transfer

1. Entry procedures are not required for ships and boats which have completed entry procedures at a Vietnamese port but later arrived at another port (port transfer). After receiving a notice of the time and purpose of port transfer of a ship or boat, the name of the port of arrival and expected change in crewmembers or passengers, the border guard of the port of arrival shall request the shipmaster to submit only the port transfer dossier of the border guard of the port border gate from which the ship or boat has departed.

2. Based on port transfer dossiers supplied by border guards of ports from which ships or boats have departed, border guards of ports of arrival shall perform their professional management operations under law, receive port transfer dossiers and notify border guards of ports of departure of the law observance by crewmembers and ships or boats in port transfer. Shipmasters shall manage crewmembers. passengers and cargoes on board their ships, and keep intact the sealed port transfer dossiers of border guards of port border gates from which their ships have departed.

Article 13. Border-guard procedures for ships and boats under flags of countries bordering on Vietnam

1. Upon arrival of a ship or boat of a tonnage of 200 DWT or less under the flag of a country bordering on Vietnam at a seaport in the border area between Vietnam and that country, the person carrying out procedures shall submit and produce to the port border-gate guard the following papers:

a/ Papers to be submitted (one original):

- List of passengers (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Declaration of unauthorized passengers on board (if any).

b/ Papers to be produced: passports or equivalent papers of crewmembers and passengers as prescribed by Vietnamese law or a treaty signed between Vietnam and that country.

2. Port border-gate guards shall perform the tasks specified in Article 7 of this Circular and check the preservation of dangerous cargoes, weapons and explosive materials; and seal up weapons and explosive materials banned from import into Vietnam.

Article 14. Border-guard procedures for tourist ships

1. These ships shall carry out entry and exit procedures specified in Articles 9 and 10 of this Circular.

2. Upon receiving seaborne tourists in a port, a tourism company shall submit to the port border-gate guard the following papers:

a/ One original of the tourist program for tourists;

b/ One copy of the business license (for first-time submission)

c/ One copy of the international travel business license (for first-time submission).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Seaborne tourists shall be granted visas or sightseeing or tourist permits under the Vietnamese law on entry and exit.

4. Before receiving passengers in a port, for an international tourist passenger ship permitted to transport domestic tourists between domestic ports, the person carrying out procedures shall submit to the port border-gate guard the following papers:

a/ Copies of permissions of competent Vietnamese authorities for reception and transport of domestic tourists between domestic ports.

b/ Tourism companies shall submit to the port border-gate guard the tourist program for domestic tourists and the list of passengers.

c/ Domestic tourists getting on board ships shall produce their passports or equivalent papers (for foreign passengers); identity cards or passports (for Vietnamese) and permits for passengers to travel ashore bearing the certification seal of the port border-gate guard.

d/ When leaving ships, domestic tourists shall return to the port border-gate guard their permits for traveling ashore.

Article 15. Border-guard procedures for sailboats

1. Crewmembers and passengers on board sailboats must possess visas granted by a competent Vietnamese state agency upon their entry (except those eligible for visa exemption).

2. Those who possess no visas shall be granted visas by port border-gate guards under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ships and boats operating along domestic routes are not subject to border-guard procedures upon their arrival at or departure from ports but shall make arrival and departure registrations and submit to inspection and supervision by port border-gate guards.

2. Upon registering arrival or departure of their ships or boats, shipmasters shall submit and produce to port border-gate guards the following papers:

a/ Papers to be submitted:

- List of crewmembers;

- List of passengers (if any); b/ Papers to be produced:

- Crewmember book;

- Crewmember passports or equivalent papers;

- Passenger passports or equivalent papers.

Article 17. For special-use ports

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Port border-gate guards shall carry out procedures and conduct border-guard inspection and supervision upon entry or exit of Vietnamese or foreign ships or boats. Procedures and border-guard inspection and supervision shall be carried out and conducted in a port by the border guard station closest to such port.

Article 18. For inland waterway ports receiving foreign ships and boats

At inland waterway ports announced and permitted by the Ministry of Transport to receive foreign ships and boats for cargo handling, procedures and border-guard inspection and supervision shall be carried out and conducted under law.

Article 19. Electronic border-guard procedures

1. The Border Guard Command shall register and grant e-mail addresses for port border-gate guard units that have established computer networks for electronic border-guard declaration procedures to receive and transmit information under regulations; set the electronic border-guard declaration form and guide the process of filling in and certifying electronic border-guard procedures. Port border-gate guards shall notify their e-mail addresses to concerned agencies, organizations and individuals.

2. Port authorities, port enterprises and persons carrying out procedures for ships and boats shall notify port border-gate guards information on ships, boats, cargoes, lists of crewmembers, lists of passengers (if any) and projected time of arrival at or departure from ports through computer networks.

3. Information transmitted through computer networks shall be used for quick completion of procedures before receipt of official documents. Upon receiving information transmitted through computer networks, port border-gate guards shall verify its accuracy and may permit ships and boats to handle cargoes and conduct technical activities if they see that conditions are fully satisfied. Crewmembers may travel ashore after completing passport-checking procedures and apply for permits for traveling ashore.

Chapter III

BORDER-GUARD INSPECTION AND SUPERVISION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. At piers and in port waters

a/ To inspect, control and supervise ships and boats on entry or exit or in transit or port transfer.

b/ To coordinate with port authorities in acquiring information on ships and boats anchoring, mooring or handling cargoes in ports; inspecting, controlling and supervising activities and movement of people, ships, boats and cargoes in port border-gate areas; fully and accurately register in logbooks activities of people getting on board or leaving ships, entering or leaving port border-gate areas or of vessels drawing alongside to one another under their permits.

c/ To inspect, control and supervise all activities of people and vessels in seaport border-gate areas; to detect and promptly stop illegal acts.

d/ To assume the prime responsibility for the implementation of the Regulation on sea border areas; to detect, combat and prevent cross-border intrusion or travel for the purpose of undermining security and order; to defend the national sovereignty; to combat drug trafficking, weapon and explosive trading, smuggling, trade fraud, transportation of banned goods and articles and other illegal acts through seaport border gates.

2. At port entrance gates

a/ To check and register permits granted by port border-gate guards for people getting on board or leaving foreign ships and boats anchoring or mooring in ports for inland travel.

b/ To inspect and control crewmembers and passengers who have completed entry procedures for repatriation through other border gates and people who have entered into the country through other border gates for getting on board ships for exit.

c/ To inspect, control and register permits for traveling ashore of foreign crewmembers who have traveled ashore and returned to their ships.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Border-guard supervision conducted by border guards in person on board ships and boats

1. Border-guard supervision conducted by border guards in person on board ships and boats must comply with Article 14 of Decree No. 50/2008/ND-CP.

2. When necessary, port border-gate guards may supervise voyages of ships and boats in port transfer from a domestic port to another.

Article 22. For non-tariff zones in seaport border-gate areas

People and vessels entering, leaving or operating in non-tariff zones in seaport border-gate areas shall comply with Decree No. 50/2008/ ND-CP and other relevant Vietnamese regulations.

Chapter IV

PROVISIONS ON GETTING ON BOARD SHIPS AND BOATS. TRAVELING ASHORE AND ENTERING INTO SEAPORT BORDER-GATE AREAS

Article 23. Papers for getting on board foreign ships and boats

1. The papers specified in Article 17 of Decree No. 50/2008/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Permits for getting on board include:

a/ Permit for getting on board to be granted to Vietnamese and foreigners of agencies or enterprises who regularly get on board foreign ships to work. Such a permit is valid for 12 months at most.

b/ Permit for getting on board to be granted to Vietnamese and foreigners who get on board foreign ships currently anchoring at port border gates to work. Such a permit is valid for 3 months at most.

c/ Permit to be granted to Vietnamese and foreigners who conduct press, scientific research, sightseeing and tourist activities, supply food, foodstuff, fuels and commodities, or provide other services for foreign ships and boats in seaport border-gate areas. Such a permit is for single use only.

d/ When coming to work or carry out the above activities, permit holders shall produce their permits to port border-gate guards and submit to inspection and supervision by the latter. Shipmaster shall take responsibility for letting unauthorized people to get on board their ships.

4. The collection of fees for the above permits complies with regulations of the Ministry of Finance.

Article 24. Foreign crewmembers traveling ashore

1. Foreign crewmembers traveling ashore shall comply with Article 18 of Decree No. 50/2008/ND-CP.

2. During the time of anchorage or moorage of ships and boats at a seaport border gate, crewmembers on board these ships and boats may travel ashore within the province or centrally run city where this seaport border gate is located. Those who travel outside that province or city or leave the Vietnamese territory through other border gates shall strictly comply with legal provisions on entry and exit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Permits for traveling ashore (shorepass) shall be granted by port border-gate guards to foreign crewmembers working on board foreign or Vietnamese ships and boats and valid for single use only during the time of anchorage or moorage of ships and boats.

5. Application for permits for traveling ashore for crewmembers shall be written in the notes section of the general statement. In case crewmembers wishing to travel ashore have not yet been registered in the notes section of the general statement, the shipmaster shall apply for such permit through an agent. For a crewmember who stays on shore overnight, the port border-gate guard's permit as applied for by the shipmaster is required.

6. During the time of anchorage or moorage of ships and boats, foreign crewmembers who commit violations of Vietnamese law shall be prohibited from traveling ashore. Those who commit violations while traveling ashore shall be handled under Vietnamese law.

7. The collection of the fee for a permit for traveling ashore complies with regulations of the Ministry of Finance.

Article 25. Papers of foreigners entering to work or operate in seaport border gates

1. Foreigners entering to work or operate in seaport border gates must possess passports or equivalent papers and permits granted by provincial or higher-level police offices and shall submit to inspection and supervision by port border-gate guards.

2. For foreigners entering seaport border-gate areas in delegations of Vietnamese agencies or organizations, these agencies or organizations shall make and notify lists of foreigners in their delegations to port border-gate guards and these foreigners shall submit to inspection and supervision by the port border-gate guards.

Chapter V

RESPONSIBILITIES TO GUIDE AND COORDINATE ACTIVITIES OF MANAGING AND PROTECTING SECURITY AND ORDER

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with the public security force, specialized state management agencies at seaport border gates, port enterprises and local administrations in, managing and protecting security and social order and safety at seaport border gates.

2. To arrange and use forces and devices, weapons, military equipment and technical tools and supporting tools for applying border-guard professional measures, firmly grasping the local situation and strictly manage local suspects, maintaining social security, order and safety in seaport border-gate areas.

3. To deploy forces for carrying out procedures, inspecting and supervising entries and exits at seaport border gates; to guide, inspect and supervise activities of Vietnamese and foreign people, ships and boats on entry or exit, in transit or port transfer.

4. To prevent and fight crimes, smuggling and trade frauds.

5. To perform border-guard external affairs work under law.

6. To detect, prevent, arrest violators and handle violations of Decree No. 50/2008/ND-CP, the Regulation on sea border areas, Vietnamese law. and treaties to which Vietnam is a contracting party.

7. To assume the prime responsibility for. and coordinate with specialized state management agencies having their forces operating at seaport border gates and port enterprises in. elaborating the Regulation on coordination in security and order protection and handling cases involving different agencies at seaport border gates.

8. To organize periodical briefings with functional forces and specialized state management agencies at seaport border gates, port enterprises and local administrations to update them on the social security, order and safety situation at seaport border gates.

Article 27. Responsibilities of port enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To notify in writing port border-gate guards of operation plans and actual operations of ports, supply data at the request of port border-gate guards, and coordinate with the latter in managing employees and workers of ports, thereby assuring security and order in ports.

3. To abide by regulations on border-guard procedures for people and vessels on entry or exit and exported or imported cargoes, and assure    of fees payable for permits specified in Articles security and order at piers where cargoes are    17 and 18 of Decree No. 50/2008/ND-CP.-loaded onto or unloaded from ships or passengers embark or are disembarked from ships.

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 28. Effect

This Circular takes effect on March 3, 2010, and replaces the Minister of National Defense's Decision No. 167/2004/QD-BQP of December 13.2004, on border-guard procedures, inspection and supervision in seaports and special-use ports.

Article 29. Organization of implementation

The Border Guard Command shall:

1. Direct border guard command posts in provinces and centrally run cities where exist seaport border gates in assuming the prime responsibility for, and coordinating with provincial-level Justice Departments and concerned branches in, advising provincial-level People's Committees on holding conferences to disseminate Decree No. 50/2008/ND-CP and this Circular among local authorities and branches: and propagate and popularize these documents among population, especially inhabitants in seaport border-gate areas and sea border areas, for uniform implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE MINISTER OF NATIONAL DEFENSE
DEPUTY MINISTER
SENIOR LIEUTENANT GENERAL




Phan Trung Kien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05/2010/TT-BQP ngày 18/01/2010 hướng dẫn Nghị định 50/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.857

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.183.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!