TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
01/TCHQ-GQ
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 4 năm 1992
|
THÔNG TƯ
CỦA
TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 01/TCHQ-GQ NGÀY 01 THÁNG 04 NĂM 1992 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/HĐBT NGÀY 31-3-1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU
A. NGUYÊN
TẮC CHUNG
1. Thông tư này là một bộ phận
không tách rời các văn bản pháp quy về mặt nghiệp vụ hải quan trong tổ chức thi
hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 114/TCHQ-PC ngày 1-2-1988 của Tổng cục Hải quan và các văn bản khác của
Tổng cục Hải quan trái với nội dung thông tư này.
3. Thông tư này không nhắc lại
những điểm đã được quy định rõ tại Nghị định 110/HĐBT ngày 31/3/1992 của Hội
đồng Bộ trưởng và Thông tư số 08-TC/TCT ngày 31/3/1992 của Bộ Tài chính mà chỉ
hướng dẫn những điểm thuộc trách nhiệm tổ chức thực hiện của cơ quan hải quan
được quy định tại Nghị định 110/HĐBT nêu trên.
B. THỦ TỤC
KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
I. THỦ TỤC KIỂM
TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ
1. Thủ tục khai
hàng và thông báo thuế.
1.1. Đối với hàng xuất nhập khẩu
theo hợp đồng thương mại (hàng mậu dịch cũ)
a. Hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập
khẩu theo hợp đồng thương mại được làm thủ tục khai báo và nộp thuế tại bất cứ
Hải quan cấp tỉnh, thành phố nào mà tổ chức, cá nhân nộp thuế thấy thuận tiện
nhất.
Riêng với những cửa khẩu ở xa
Hải quan tỉnh, thủ tục Hải quan có thể được tiến hành ở tại Hải quan cửa khẩu.
b. Tổ chức, cá nhân khi đến Hải
quan tỉnh, thành phố hoặc Hải quan của khẩu làm thủ tục khai báo để xuất khẩu
hoặc nhập khẩu hàng hoá phải làm tờ khai hàng theo mẫu thống nhất do Tổng cục
Hải quan ban hành.
- Phải nộp các giấy tờ sau:
+ Tờ khai hàng xuất khẩu hoặc
nhập khẩu: 3 tờ
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập
khẩu hàng: 3 tờ
+ Bảng kê chi tiết về hàng hoá:
2 bản
+ Hợp đồng bán hàng hoặc mua
hàng : 1 bản
(bản sao có giá trị pháp lý)
+ Riêng đối với những tổ chức,
cá nhân xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá với các nước có ký kết điều khoản ưu
đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam phải nộp thêm giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hoá.
+ Trường hợp hợp đồng bán hàng
theo giá tại cửa khẩu đến (bao gồm cả phí vận tải và phí bảo hiểm) và mua hàng
theo giá tại của khẩu đi (không có phí vận tải và phí bảo hiểm) thì phải nộp
các chứng từ về phí bảo hiểm và phí vận tải.
- Phải xuất trình các giấy tờ
sau :
+ Giấy chứng nhận quy cách phẩm
chất nếu có ghi trong hợp đồng.
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch.
+ Vận tải đơn (đối với hàng nhập
khẩu).
c. Kể từ ngày đăng ký tờ khai
nếu quá 15 ngày đối với hàng xuất khẩu, quá 30 ngày đối với hàng nhập khẩu
nhưng hàng hoá chưa thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì việc kê khai hàng hoá
xuất nhập khẩu và thông báo thuế đối với hàng hoá đó không còn giá trị, khi có
hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải làm lại đăng ký tờ khai mới và Hải quan
tỉnh, thành phố căn cứ vào thời điểm đăng ký tờ khai mới để tính thuế và thông
báo thuế:
1.2. Đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo hình thức khác (phi mậu dịch cũ)
a) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
theo hình thức khác phải làm thủ tục Hải quan và nộp thuế tại Hải quan cửa khẩu
xuất hoặc nhập khẩu hàng.
Đối với loại hàng đặc biệt nếu
cần bảo quản theo chế độ riêng, chủ hàng có thể làm đơn xin đưa về kho riêng để
làm thủ tục và phải được Hải quan cấp tỉnh trở lên đồng ý.
b) Tổ chức, cá nhân khi đến Hải
quan cửa khẩu làm thủ tục khai báo để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá phải
nộp các giấy tờ sau:
+ Tờ khai hàng xuất khẩu hoặc
nhập khẩu: 2 bản
+ Bản kê chi tiết hàng: 1 bản
+ Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập
khẩu
(đối với loại hàng phải có giấy
phép): 2 bản
+ Giấy phép của các cơ quan quản
lý chuyên ngành (đối với hàng phải xin phép): 1 bản
+ Vận tải đơn (đối với hàng nhập
khẩu): 1 bản
Riêng hàng xuất khẩu, nhập khẩu của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn dùng sổ nhận hàng thay giấy phép. Đối
với hành lý xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải làm đầy đủ thủ tục hải quan khi xuất
khẩu hoặc nhập khẩu và nộp thuế nếu hàng thuộc loại có thuế mà vượt định lượng
được miễn thuế theo quy định tại Thông tư 968/TCHQ-PC ngày 15/10/1991 của Tổng
cục Hải quan. Riêng hàng xuất nhập khẩu theo hợp đồng thương mại, Hải quan tỉnh,
thành phố và Hải quan cửa khẩu, sau khi tiếp nhận, kiểm tra tờ khai hàng, giấy
phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các giấy tờ khác kèm theo, phải kiểm tra danh sách
nợ thuế quá 90 ngày. Nếu các giấy tờ trên hợp lệ và không có tên trong danh
sách nợ thuế quá 90 ngày thì đóng dấu "ngày tiếp nhận" đồng thời ghi
rõ số tờ khai, ngày, giờ và nơi đăng ký tờ khai lên phía trên trang đầu tờ khai.
Nếu là tổ chức, cá nhân có tên trong danh sách nợ thuế quá 90 ngày thì không
được tiếp nhận và đăng ký tờ khai.
2. Thủ tục xuất
trình hàng để kiểm hoá.
2.1. Đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo hợp đồng thương mại.
a. Việc kiểm hoá có thể do Hải
quan tỉnh, thành phố hoặc Hải quan cửa khẩu thực hiện, tuỳ theo điều kiện thực
tế thuận tiện cho việc xuất nhập khẩu và điều kiện quản lý, kiểm tra Hải quan
do Giám đốc Hải quan tỉnh và thành phố xem xét quyết định.
b. Trường hợp tổ chức, cá nhân
nộp thuế yêu cầu kiểm hoá tại những điểm ngoài phạm vi cửa khẩu thì phải được
Hải quan tỉnh, thành phố chấp nhận bằng văn bản. Địa điểm kiểm hoá ngoài phạm
vi cửa khẩu phải là những khu, bãi đủ các điều kiện an toàn hàng hoá, thuận
tiện cho việc vận chuyển và tiến hành thủ tục kiểm tra, giám sát Hải quan. Hàng
hoá vận chuyển từ cửa khẩu đến các kho bãi và ngược lại phải có cán bộ hải quan
áp tải.
c. Hàng hoá phải được kiểm hoá
trước mặt người khai hàng và người khai hàng phải chịu mọi phí tổn trong việc
đóng mở hoặc vận chuyển hàng.
Cán bộ Hải quan tiến hành kiểm
hoá bằng cách đối chiếu giấy phép, tờ khai hàng và các giấy tờ kèm theo với
thực tế để xác định: tên hàng, số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, giá
hàng và xuất xứ hàng hoá.
Phương pháp kiểm hoá cụ thể đối
với mỗi loại hàng do Hải quan tỉnh, thành phố quy định theo Thông tư số
117/TCHQ-PCXL ngày 02/2/1988.
d. Ngày, giờ kiểm hoá do Hải
quan và tổ chức, cá nhân nộp thuế thoả thuận.
Tổ chức và cá nhân nộp thuế phải
bảo đảm cho việc kiểm hoá của Hải quan được tiến hành theo đúng thời gian đã
được thoả thuận. Nếu tổ chức và cá nhân cần thay đổi thời gian và địa điểm kiểm
hoá thì phải thông báo cho Hải quan biết trước ít nhất 6 giờ và đăng ký lại
ngày, giờ, địa điểm kiểm hoá. Nếu đúng ngày, giờ đăng ký kiểm hoá cán bộ hải
quan đến địa điểm kiểm hoá mà việc kiểm hoá không thực hiện được thì cán bộ hải
quan phải lập biên bản vi phạm thủ tục hải quan và tổ chức, cá nhân nộp thuế
phải thanh toán mọi phí tổn cho Hải quan.
Trường hợp Hải quan chưa thể cử
cán bộ đến kiểm hoá được theo đúng ngày giờ thoả thuận thì phải thông báo cho
tổ chức, cá nhân nộp thuế biết trước ít nhất 6 giờ. Nếu không thông báo trước
thì tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể lập biên bản chứng nhận và yêu cầu Hải
quan chịu trách nhiệm thanh toán mọi phí tổn phát sinh cho tổ chức, cá nhân nộp
thuế.
Việc kiểm hoá của Hải quan chỉ
làm một lần. Trong trường hợp cần thiết phải kiểm hoá lần thứ hai thì phải do
Giám đốc Hải quan cấp tỉnh, thành phố trở lên quyết định.
e. Sau khi kiểm hoá, cán bộ kiểm
hoá phải ghi rõ và ký tên vào tất cả các tờ khai hàng, về phương pháp kiểm hoá,
kết quả kiểm hoá, nhận xét. Mọi trường hợp phát hiện hàng hoá thừa, thiếu,
không đúng với giấy phép, tờ khai và các giấy tờ khác liên quan, Hải quan phải
lập biên bản ngay tại chỗ, có xác nhận của người khai hàng để gửi về Hải quan
tỉnh, thành phố xử lý. Riêng hàng xuất khẩu nếu có một phần hàng kém phẩm chất
thì lập biên bản chứng nhận để yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp thuế tái chế hoặc
thay thế bằng hàng cùng loại đúng phẩm chất rồi mới được xuất khẩu. Người khai
hàng phải ký xác nhận kết quả kiểm hoá vào tất cả các tờ khai hàng.
g. Trên cơ sở kết quả kiểm hoá,
trưởng phòng nghiệp vụ (Giám quản) hoặc trưởng Hải quan cửa khẩu được quyền
quyết định:
- Nếu đủ điều kiện thì cho xuất
khẩu hoặc nhập khẩu.
- Nếu chưa đủ điều kiện thì chưa
cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Nếu chưa đủ điều kiện thì chưa
cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Trong các trường hợp trên phải
ghi rõ vào tất cả các tờ khai hàng: "Đủ điều kiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu"
hoặc "Chưa đủ điều kiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu". Nếu là lô hàng đã phải
có những biên bản như trên thì phần quyết định phải ghi nhận rõ kết quả đã giải
quyết.
h. Sau khi hoàn tất việc kiểm
hoá Hải quan tỉnh phải:
- Đối với hàng xuất khẩu: Làm
phiếu gửi 3 tờ khai hàng và 2 bản kê chi tiết hàng cho Hải quan cửa khẩu để tiến
hành kiểm tra giám sát và chứng nhận thực xuất. Các giấy tờ còn lại lưu tại Hải
quan tỉnh, thành phố để theo dõi thanh khoản.
- Đối với hàng nhập khẩu : Trên
cơ sở 3 tờ khai hàng và các giấy tờ kèm theo, phòng nghiệp vụ (Giám quản) có
trách nhiệm thanh khoản giấy phép và kết thúc thủ tục hải quan.
2.2. Đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo hình thức khác.
Tổ chức, cá nhân có hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ khai báo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
trình các giấy tờ kèm theo quy định để cán bộ hải quan kiểm hoá. Hải quan tiến
hành kiểm hoá bằng cách đối chiếu tờ khai, giấy phép và các giấy tờ liên quan
với thực tế hàng hoá để xác định tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoá, quy
cách phẩm chất hàng hoá, trị giá hàng hoá.
Sau khi kiểm hoá cán bộ kiểm hoá
phải ghi rõ kết quả kiểm hoá và ký tên vào tất cả các tờ khai.
3. Việc kiểm
tra, chứng nhận thực xuất thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
3.1. Đối với hàng xuất nhập khẩu
theo hợp đồng thương mại.
a. Đối với hàng xuất khẩu.
Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm
đối chiếu thực tế hàng hoá nguyên đai, kiện với tờ khai hàng và bản kê chi tiết
hàng để xác định: số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu các kiện hàng xuất khẩu,
giám sát việc xếp hàng lên phương tiện vận tải hoặc qua cửa khẩu biên giới và
ghi chứng nhận thực xuất vào tất cả các tờ khai hàng; trường hợp cần thiết phải
kiểm tra cụ thể thì phải do trưởng Hải quan cửa khẩu quyết định. Cán bộ, nhân
viên hải quan giám sát xếp hàng có trách nhiệm ghi và ký xác nhận thực xuất,
trưởng Hải quan cửa khẩu kiểm tra lại, ký và đóng dấu hoàn thành thủ tục hải
quan trên tất cả các tờ khai của lô hàng. Sau đó:
- Trả lại người khai hàng 1 tờ
khai.
- Gửi về Hải quan tỉnh 2 tờ
khai, 1 bản kê chi tiết hàng để thanh khoản giấy phép.
- Lưu 1 bản kê chi tiết hàng tại
cửa khẩu.
Hải quan tỉnh, thành phố:
- Trả lại người khai hàng 1 bản
giấy phép sau khi đã thanh khoản.
- Gửi 1 tờ giấy phép đã thanh
khoản về Bộ Thương mại và Du lịch.
- Lưu 1 tờ khai tại phòng Tài vụ.
- Lưu các giấy tờ còn lại tại
phòng nghiệp vụ Giám quản để theo dõi hoàn tất việc thu nộp thuế xuất khẩu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp
thuế làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu tại Hải quan tỉnh, thành phố
khác thì Hải quan cửa khẩu, nơi có hàng xuất, ngoài việc trả lại người khai hàng
1 tờ khai hàng còn phải làm phiếu gửi toàn bộ các giấy tờ còn lại cho Hải quan tỉnh,
thành phố nơi làm thủ tục và thu thuế để thanh khoản giấy phép và sau đó lưu
trữ như đã nêu trên.
b. Đối với hàng nhập khẩu.
Sau khi thanh khoản giấy phép và
kết thúc thủ tục hải quan thì trưởng phòng nghiệp vụ Giám quản chứng nhận hàng đã
thực nhập vào tất cả các tờ khai. Sau đó:
- Trả lại người khai hàng 1 tờ
khai hàng, 1 bản giấy phép.
- Gửi 1 giấy phép đã chứng nhận
thực nhập về Bộ Thương mại - Du lịch.
- Lưu 1 tờ khai tại phòng Tài vụ.
- Lưu các giấy tờ còn lại tại
Hải quan tỉnh, thành phố để theo dõi hoàn tất việc thu nộp thuế nhập khẩu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp
thuế khai báo và nộp thuế tại Hải quan tỉnh, thành phố khác thì, sau khi chứng
nhận hàng đã thực nhập, Hải quan tỉnh, thành phố nơi có hàng nhập :
- Trả lại người khai hàng 1 tờ
khai hàng.
- Làm phiếu chuyển các giấy tờ
còn lại về Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiến hành thủ tục và thu thuế lô hàng.
Sau khi thanh toán giấy phép thì
Hải quan tỉnh, thành phố nơi người khai hàng nộp thuế luân chuyển các giấy tờ
nhận được như sau:
- Trả lại người khai hàng một
bản giấy phép.
- Gửi về Bộ Thương mại - Du lịch
1 bản giấy phép.
- Lưu các giấy tờ còn lại tại
Hải quan tỉnh như đã nêu trên.
3.2. Đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo hình thức khác.
Trên cơ sở 2 tờ khai hàng đã
tiến hành kiểm hoá và các giấy tờ kèm theo, trưởng Hải quan cửa khẩu ký thanh
khoản giấy phép và kết thúc thủ tục hải quan. Sau đó:
- Trả lại cho người khai hàng 1
tờ khai hàng.
- Lưu 1 tờ khai hàng và các giấy
tờ khác tại Hải quan cửa khẩu.
- Gửi về Hải quan nơi cấp giấy
phép và Cục giám quản, Tổng cục Hải quan, mỗi nơi 1 bản giấy phép (nếu có).
II. THỦ TỤC KIỂM
TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ
XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
1. Đối với
hàng quá cảnh mượn đường:
1.1. Các tổ chức, cá nhân khi có
hàng hoá quá cảnh, mượn đường phải đến Hải quan tỉnh làm thủ tục, khi đến phải
nộp các giấy tờ sau: bản
- Đối với hàng quá cảnh.
+ Tờ khai hải quan: 3 bản
+ Giấy phép của Bộ Thương mại và
Du lịch: 3 bản
+ Bản kê chi tiết hàng: 1 bản
+ Vận đơn (bản sao, đối với hàng
nhập khẩu): 3 bản
- Đối với hàng mượn đường.
+ Tờ khai hải quan kiêm giấy
phép: 3 bản
1.2. Kiểm tra giám sát hải quan:
Hải quan tiến hành kiểm tra
nguyên đai, nguyên kiện, nếu có nghi vấn thì phải có lệnh của cấp từ trưởng Hải
quan cửa khẩu trở lên mới được yêu cầu chủ hàng mở những kiện hàng có nghi vấn
để kiểm tra.
a. Trách nhiệm của Hải quan cửa
khẩu nhập:
+ Ghi nhận trên tờ khai hàng:
Tên hàng, số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hoá, tình trạng bao bì, ký
mã hiệu, sau đó tiến hành niêm phong kẹp chì.
+ Ghi thời gian vận chuyển,
đường vận chuyển, cửa khẩu xuất.
+ Tổ chức áp tải. Nếu thấy không
cần thiết áp tải thì giao chủ phương tiện vận tải hoặc chủ hàng 2 tờ khai mang
theo hàng. Lưu trữ 1 tờ khai để theo dõi thực xuất.
b. Trách nhiệm của Hải quan cửa
khẩu xuất:
+ Tiếp nhận tờ khai.
+ Đối chiếu giữa tờ khai với
hàng hoá thực tế. Nếu thấy phù hợp thì cho hàng xuất khẩu và ghi chứng nhận
thực xuất vào tờ khai, trả lại chủ phương tiện vận tải hoặc chủ hàng 1 tờ khai,
1 bản còn lại gửi về cửa khẩu nhập.
Nếu thấy thừa hoặc thiếu thì lập
biên bản và báo cáo về Hải quan tỉnh để xử lý.
2. Hàng hoá
từ nước ngoài đưa vào khu chế xuất hoặc từ khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài
hay vào nội địa thực hiện theo quy chế khu chế xuất.
3. Hàng hoá
từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hay
vào nội địa phải chịu sự quản lý theo quy chế kho ngoại quan.
4. Đối với
hàng chuyển khẩu.
Hàng hoá được chở đến cảng Việt
Nam tuy không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam nhưng Hải quan phải tổ chức
giám sát chặt chẽ trong thời gian tầu, thuyền neo đậu tại cảng.
5. Đối với
hàng viện trợ nhân đạo:
Các tổ chức, cá nhân có hàng
viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại phải đến Hải quan tỉnh để làm thủ
tục và nộp giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan: 3 bản
- Giấy phép của Bộ Thương mại và
Du lịch: 3 bản
- Giấy xác nhận hàng viện trợ
nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại do Ban quản lý và tiếp nhận viện trợ
quốc tế cấp có đóng dấu "Viện trợ không hoàn lại": 1 bản
- Vận đơn.
Thủ tục kiểm tra, giám sát Hải
quan tiến hành như đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng thương mại.
C. THỦ TỤC
TÍNH THUẾ, THU THUẾ XUẤT KHẨU,THUẾ NHẬP KHẨU
I. CĂN CỨ TÍNH
THUẾ, CÁCH TÍNH THUẾ
1. Việc tính
thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện trên tờ khai hàng đã được vào sổ "đăng
ký tờ khai hàng".
2. Căn cứ
tính thuế và cách tính thuế:
- Trường hợp nộp thuế bằng đồng
Việt Nam:
Số
thuế XK hoặc thuế NK phải nộp
|
=
|
Số
lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng
|
x
|
Giá
tính thuế bằng ngoại tệ
|
x
|
Tỷ
giá
|
x
|
Thuế
suất
|
- Trường hợp nộp thuế bằng ngoại
tệ tự do chuyển đổi:
Số
thuế XK hoặc thuế NK phải nộp
|
=
|
Số
lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng
|
x
|
Giá
tính thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi
|
x
|
Thuế
suất
|
Trong đó:
2.1. Số lượng, trọng lượng từng
mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã được ghi trong tờ khai hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu.
2.2. Giá tính thuế:
a. Trường hợp có hợp đồng mua
bán ngoại thương và các chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Thương mại và Du
lịch thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
- Đối với hàng xuất khẩu: là giá
bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất theo hợp đồng bán hàng không bao gồm chi
phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến phù hợp với
các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng.
Trường hợp bán hàng cho khách
hàng theo giá bán tại cửa khẩu đến (trong giá bán hàng có bao gồm phí vận tải
(F) và phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến thì trừ (-) đi phí vận
tải và phí bảo hiểm để xác định giá tính thuế).
- Đối với hàng nhập khẩu: là giá
mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập theo hợp đồng bao gồm cả chi phí vận tải
(F) và phí bảo hiểm (I) phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc mua
hàng.
+ Trường hợp trong giá mua hàng
chưa có phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) thì yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp
thuế phải xuất trình các chứng từ hợp lệ và các phí kể trên để xác định giá
tính thuế.
+ Trường hợp mua hàng theo phương
thức CF thì yêu cầu phải xuất trình chứng từ hợp lệ về phí bảo hiểm (I).
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân
nộp thuế không xuất trình được các chứng từ hợp lệ về phí vận tải (F) và phí
bảo hiểm (I) thì căn cứ vào quy định về phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I) của
Bộ Thương mại và Du lịch.
- Trường hợp: Hợp đồng mua bán
theo phương thức trả tiện chậm, giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng mua bán gồm
cả lãi suất phải trả thì giá tính thuế được xác định bằng giá mua, giá bán trừ
(-) đi lãi suất phải trả theo hợp đồng mua, bán.
b. Đối với các trường hợp: Hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đủ điều kiện xác định giá tính thuế theo hợp
đồng, hoặc giá ghi trên hợp đồng thấp hơn từ 5% so với giá bán thực tế tối
thiểu tại cửa khẩu xuất của từng mặt hàng trong cùng thời điểm đối với hàng
xuất và từ 10% so với giá mua thực tế tối thiểu tại cửa khẩu nhập của cùng mặt
hàng trong cùng một thời điểm đối với hàng nhập, hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu theo phương thức khách mua hàng không thanh toán qua ngân hàng, không có hợp
đồng, hàng hoá xuất nhập khẩu theo hình thức khác thì giá tính thuế theo bảng
giá quy định vủa Bộ Tài chính và Bộ Thương mại và Du lịch.
Khi làm thủ tục thu thuế, nếu
mặt hàng nào chưa có trong bảng giá của Bộ Tài chính và Bộ Thương mại và Du
lịch thì căn cứ vào giá tính thuế của mặt hàng tương đương có trong bảng giá để
tính thuế cho mặt hàng đó, đồng thời báo cáo về Tổng cục Hải quan và Bộ Tài
chính để tổng hợp, bổ sung bảng giá chung.
Thời điểm áp dụng giá tính thuế
hiện hành là thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan Hải
quan.
2.3. Tỷ giá:
- Tỷ giá dùng để xác định giá
tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bằng đồng Việt Nam là tỷ giá mua vào giữa
đồng Việt Nam và tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Khi Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam thay đổi tỷ giá có thông báo cho Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan sẽ
thông báo tỷ giá mới và thời điểm áp dụng tỷ giá mới cho Hải quan của tỉnh,
thành phố thực hiện.
- Trong thời gian có hiệu lực
của tỷ giá mới, mà Hải quan các tỉnh, thành phố chưa nhận được thông báo tỷ giá
mới, vẫn tính thuế và thông báo thuế theo tỷ giá cũ thì, khi nhận được tỷ giá
mới trong thời hạn nộp thuế (15 ngày đối với hàng xuất khẩu, 30 ngày đối với
hàng nhập khẩu), Hải quan tỉnh, thành phố điều chỉnh và thông báo lại mức thuế
theo tỷ giá mới để thu thuế. Nhưng thời điểm để tính thời hạn nộp thuế và thời
gian nợ thuế vẫn là ngày thông báo thuế theo tỷ giá cũ.
- Thời điểm áp dụng tỷ giá hiện
hành là thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan.
2.4. Thuế suất.
a. Thuế suất đối với hàng xuất
khẩu, nhập khẩu gồm thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi.
- Thuế suất thông thường là thuế
suất được ghi trong biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu hiện hành. Thuế
suất thông thường được áp dụng đối với tất cả hàng hoá được phép xuất khẩu,
nhập khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà không được hưởng thuế suất ưu
đãi (bao gồm cả hàng hoá xuất nhập khẩu theo các hình thức khác).
- Thuế suất ưu đãi được áp dụng
thống nhất bằng 70% của thuế suất ghi trong biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập
khẩu. Thuế suất ưu đãi được áp dụng đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có đủ các
điều kiện sau đây:
+ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
theo hiệp định thương mại đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước
ngoài trong đó có điều khoản ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo đúng
mặt hàng, đúng số lượng hàng đã ghi trong Hiệp định thương mại. Nếu trong Hiệp
định thương mại không ghi rõ mặt hàng, số lượng hàng, thì không đủ điều kiện áp
dụng thuế ưu đãi.
+ Trong giấy phép chuyển hàng do
Bộ Thương mại và Du lịch cấp phải xác nhận rõ : mặt hàng, số lượng mặt hàng
được áp dụng thuế suất ưu đãi.
+ Đối với hàng xuất khẩu thì
phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá của Việt Nam; đối với hàng nhập khẩu
thì phải có giấy chứng nhận xuất xứ từ nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong
quan hệ thương mại với Việt Nam.
b. Thời điểm áp dụng thuế suất
hiện hành là thời điểm đăng ký tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu với cơ quan Hải
quan.
c. Danh mục mặt hàng chịu thuế
của biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu được ban hành kèm theo Nghị định
110-HĐBT ngày 31/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng là danh mục được xây dựng theo
danh mục hàng hoá thống nhất của Hội đồng hợp tác Hải quan. Danh mục hàng hoá
này được xếp theo phần, chương, nhóm, phân nhóm, mặt hàng với mã số gồm 8 chữ
số. Vì vậy nguyên tắc tra cứu các mặt hàng trong biểu thuế để vận dụng thuế
suất, được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (Bộ Tài chính có văn bản
hướng dẫn riêng).
d. Thuế suất áp dụng đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới theo quy định riêng của Hội đồng
Bộ trưởng.
II. ĐỒNG TIỀN
NỘP THUẾ
- Có thể nộp thuế bằng đồng tiền
Việt Nam (bằng cách chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt).
- Có thể nộp thuế bằng ngoại tệ
nhưng phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.
- Những trường hợp buộc phải nộp
thuế bằng ngoại tệ do Bộ Tài chính quyết định.
III. THỜI HẠN
THÔNG BÁO THUẾ
- Trong thời hạn tám (8) giờ
(giờ làm việc) kể từ khi đăng ký tờ khai hàng, cơ quan Hải quan phải thông báo
chính thức cho tổ chức, cá nhân nộp thuế số thuế phải nộp theo tờ khai.
- Trong thời hạn hai (2) ngày
(ngày làm việc) kể từ ngày kiểm hoá xong lô hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu, nếu
hàng hoá có thay đổi khác (thừa hoặc thiếu) so với khai báo thì phải điều chỉnh
lại số thuế phải nộp, đồng thời thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp thuế số thuế
chính thức phải nộp.
IV. THỜI HẠN
NỘP THUẾ
- Đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo hợp đồng thương mại:
+ 15 ngày (ngày theo lịch), kể
từ ngày thông báo chính thức (thông báo lần thứ nhất) số thuế phải nộp, tổ chức
cá nhân nộp thuế phải nộp xong số thuế phải nộp đối với hàng xuất khẩu.
+ 30 ngày (ngày theo lịch), kể
từ ngày thông báo chính thức (thông báo lần thứ nhất) số thuế phải nộp, tổ chức
cá nhân nộp thuế phải nộp xong số thuế phải nộp đối với hàng nhập khẩu.
- Đối với hàng xuất nhập khẩu
theo các hình thức khác và tiểu ngạch biên giới, tổ chức, cá nhân có hàng xuất
khẩu, nhập khẩu phải nộp ngay số thuế phải nộp khi xuất khẩu hàng ra nước
ngoài, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
V. VIỆC THU
THUẾ
- Căn cứ vào số thuế phải nộp
ghi trên thông báo chính thức khớp với số thuế ghi trên "séc chuyển khoản"
(hoặc khớp với số tiền mặt - nếu nộp bằng tiền mặt) của tổ chức, cá nhân nộp thuế,
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu theo Hợp đồng thương mại hoặc căn cứ kết quả
tính thuế ghi trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu theo các hình thức khác, cán bộ thu thuế viết biên lai thu thuế (3liên).
- Thu "séc chuyển khoản"
(hoặc tiền mặt) và đóng dấu "đã thu tiền" trên cả 3 biên lai thu thuế.
VI. VIỆC NỘP
TIỀN THUẾ VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Số tiền
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, kể cả số tiền thu khác đều nộp vào tài khoản 74
(thu Ngân sách Nhà nước) tại Kho bạc Nhà nước theo mục lục Ngân sách hiện hành
như sau:
1.1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá xuất nhập khẩu theo Hợp đồng thương mại.
Loại
thu
|
Chương
|
Loại
|
Khoản
|
Hạng
|
Mục
|
Ghi
chú
|
- Thuế XK
|
chương
|
07
|
03
|
00
|
04
|
|
- Thuế NK
|
của đơn vị nộp thuế
|
07
|
03
|
00
|
05
|
|
- Thu khác
|
|
07
|
03
|
00
|
33
|
|
1.2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hoá xuất nhập khẩu theo các hình thức khác.
Loại
thu
|
Chương
|
Loại
|
Khoản
|
Hạng
|
Mục
|
Ghi
chú
|
- Thuế XK, NK
|
97A
|
07
|
03
|
00
|
32
|
Tập thể
|
- Thuế NK
|
98A
|
07
|
03
|
00
|
32
|
Cá thể
|
- Thu khác
|
97A
|
07
|
03
|
00
|
33
|
Tập thể
|
- Thu khác
|
98A
|
07
|
03
|
00
|
33
|
Cá thể
|
2. Thu Ngân
sách Nhà nước bằng ngoại tệ (đô la Mỹ ) về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thu khác
nộp vào quỹ ngoại tệ Nhà nước tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số
TK:229.110.37.0001.
3. Đối với
hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tạm
nhập khẩu để tái xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu phải mở riêng
quyển biên lai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và sổ sách kế toán để theo dõi
việc thu, nộp vào tài khoản tiền gửi tại kho bạc Nhà nước và việc hoàn thuế.
Hải quan tỉnh, thành phố nào chưa có tài khoản tiền gửi của đơn vị thì liên hệ
với Chi cục kho bạc địa phương để làm thủ tục xin mở tại khoản "Tiền gửi
kho bạc Nhà nước" theo Thông tư 08-TC/TCT ngày 31/3/1992 của Bộ Tài chính
(ngoài tài khoản tiền tạm giữ chờ xử lý).
VII. CHẾ ĐỘ KẾ
TOÁN TIỀN THUẾ, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO KẾT QUẢ THU NỘP THUẾ
Trong khi chờ Bộ Tài chính ban
hành chế độ kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, các đơn vị chấp hành nghiêm
chỉnh chế độ báo cáo kế toán hiện hành - mẫu BC 3, BC 2... của Tổng cục đã quy
định và thực hiện báo cáo theo các mẫu quy định tại Thông tư 08-TC/TCT ngày
31/3/1992 của Bộ Tài chính:
- Báo cáo nhanh số thu định kỳ
ngày một lần (Mẫu số 01-BTC)
- Báo cáo nhanh số thu HQ và số
hoàn thuế 10 ngày một lần (Mẫu số 03-BTC)
- Báo cáo chính thức số thu HQ
và số hoàn thuế tháng (Mẫu số 04-BTC).
VIII. VIỆC
HOÀN LẠI THUẾ
Thực hiện theo quy định tại
Thông tư 08TC/TCT ngày 31/3/1992 của Bộ Tài chính. Sau khi được các cấp thẩm
quyền xét và ký quyết định hoàn thuế, kế toán phải lập giấy trả lại thuế
(CTT.18) để làm thủ tục trả lại thuế cho người nộp.
IX. VIỆC MIỄN
THUẾ, GIẢM THUẾ, TRUY THU THUẾ THỰC HIỆN THEO HƯỚNG DẪN TẠI THÔNG TƯ 08-TC/TCT
NGÀY 31/3/1992 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
D. XỬ LÝ
CÁC VI PHẠM LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU VÀ GIẢI QUYẾT CÁC KHIẾU NẠI
I. ĐỐI VỚI
HÀNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1. Quá thời
hạn phải nộp thuế theo quy định tại điểm IV phần C trong thông tư này thì, mỗi
ngày nộp chậm, đối tượng nộp thuế bị phạt năm phần nghìn (0,5%) số tiền thuế
nộp chậm.
2. Trường hợp
đối tượng nộp thuế chậm nộp thuế quá 90 ngày (ngày theo lịch) thì theo dõi và
xử lý như sau: Các trường hợp nợ thuế từ ngày 1/4/1992 về sau:
a. Lập sổ theo dõi nợ thuế: Hải quan
tỉnh, thành phố phải lập sổ theo dõi nợ thuế. Mỗi lần đăng ký tờ khai hàng xuất
khẩu, nhập khẩu sau khi tính thuế và thông báo số tiền thuế phải nộp, nếu tổ chức,
cá nhân nào chưa nộp thuế ngay thì phải vào sổ theo dõi nợ thuế.
b. Khi có lô hàng quá thời hạn
90 ngày kể từ ngày thông báo chính thức số thuế phải nộp mà chưa nộp thuế thì
từ ngày 91, tạm ngừng làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu
tiếp theo của tổ chức, cá nhân nợ thuế đó, đồng thời thông báo ngay bằng điện,
hoặc Telex, hoặc Fax: Tên, địa chỉ, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, số thuế
nợ của tổ chức, cá nhân nợ thuế quá 90 ngày về Tổng cục Hải quan.
- Tổng cục Hải quan nhận được
thông báo về các đơn vị nợ thuế quá 90 ngày thì:
+ Thông báo cho Hải quan các
tỉnh, thành phố biết: Tên, địa chỉ, số tờ khai, ngày đăng ký tờ khai, số thuế
nợ, nơi nợ thuế của đơn vị nợ thuế quá 90 ngày để tạm ngừng việc làm thủ tục
hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu tiếp theo của đơn vị, cá nhân nợ thuế.
+ Thông báo cho Bộ thương mại và
Du lịch: tên và địa chỉ đơn vị, cá nhân nợ thuế nói trên để tạm ngừng việc cấp
giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
c. Khi có tổ chức, cá nhân đến
làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu Hải quan tỉnh, thành phố
phải kiểm tra sổ theo dõi nợ thuế của Tổng cục Hải quan, nếu thấy không có nợ
thuế quá 90 ngày thì mới làm thủ tục Hải quan.
d. Khi có trường hợp nợ thuế quá
90 ngày, đến nộp tiền thuế và tiền phạt để được làm thủ tục hải quan cho các lô
hàng xuất nhập khẩu tiếp theo thì:
- Hải quan tỉnh, thành phố viết
biên lai thu đủ tiền nợ và tiền phạt, cấp giấy chứng nhận đã nộp đủ toàn bộ số
tiền nợ thuế và tiền phạt theo mẫu của Tổng cục Hải quan, có Giám đốc Hải quan
tỉnh, thành phố ký tên và đóng dấu cho tổ chức hay cá nhân nộp thuế. ( Trường
hợp nếu chỉ nộp một phần số tiền thuế và tiền phạt nợ đọng thì không cấp giấy
chứng nhận). Giấy chứng nhận viết 2 bản: 1 bản cấp cho đơn vị nộp thuế, 1
bản lưu lại tại Hải quan tỉnh, thành phố.
- Thông báo ngay về Tổng cục Hải
quan bằng điện, hoặc Telex, hoặc Fax: tên, địa chỉ, ngày đăng ký tờ khai, số
tiền thuế, tiền phạt đã nộp xong của tổ chức hoặc cá nhân nợ thuế, đồng thời
xoá tên trong sổ theo dõi nợ thuế.
- Tổng cục Hải quan nhận được
thông báo về các đơn vị và cá nhân đã nộp xong tiên nợ thuế và tiền phạt, sau
khi xem xét, nếu thấy không còn nợ đọng thuế ở Hải quan các địa phương khác
thì:
+ Thông báo cho Hải quan các
tỉnh, thành phố biết để tiếp tục làm thủ tục hải quan cho các lô hàng xuất nhập
khẩu tiếo theo.
+ Thông báo cho Bộ Thương mại và
Du lịch để tiếp tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho lô hàng tiếp tiếp
theo.
e. Trường hợp tổ chức, cá nhân
đã nộp xong tiền thuế, tiền phạt quá 90 ngày, nhưng Hải quan nơi chủ hàng đến
làm thủ tục tiếp chưa kịp nhận được thông báo của Tổng cục Hải quan để làm thủ
tục hải quan cho lô hàng tiếp theo thì: yêu cầu tổ chức, cá nhân đó nộp giấy
chứng nhận đã nộp xong tiền thuế và tiền phạt quá 90 ngày ở tất cả các địa
phương có nợ thuế và cho làm thủ tục hải quan cho lô hàng tiếp theo, đồng thời
điện báo về Tổng cục Hải quan để xác minh.
2.2. Các trường hợp nợ thuế từ
ngày 31.3.1992 về trước cũng áp dụng biện pháp xử lý như trên. Cụ thể: Số thuế
nợ từ ngày 31/03/1992 về trước cũng được tính thời hạn nộp thuế như bắt đầu từ
ngày 01/04/1992 được miễn phạt nợ thuế trước đó và biện pháp cưỡng chế cũng
được áp dụng như đối với nợ mới phát sinh từ 01/04/1992.
II. XỬ LÝ CÁC
VI PHẠM KHÁC VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
1. Việc xử lý
các hành vi gian lậu thuế của đối tượng nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 17
của Nghị định và việc xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác quy
đinh tại Điều 20 của Nghị định thì thực hiện theo hướng dẫn tại mục VIII Thông
tư 08-TC/TCT ngày 31/03/1992 của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp
khi lý do miễn giảm thuế đã thay đổi mà quá 2 ngày (ngày làm việc) đối tượng
nộp thuế không đến khai báo với cơ quan Hải Quan cấp tỉnh, thành phố để cơ quan
Hải quan làm thủ tục thu đủ số thuế đã được miễn giảm thì mỗi ngày quá hạn bị
phạt năm phần nghìn ( 0,5%) số thuế phải nộp. Nếu tiếp tục vi phạm các quy định
về chậm nộp thuế, gian lậu thuế trong việc nộp thuế sẽ bị xử lý như trong các
điểm I, II nêu trên trong mục này.
3. Giải quyết
các khiếu nại:
- Trường hợp đối tượng nộp thuế
không đồng ý với quyết định xử lý của cơ quan Hải quan thì phải chấp hành quyết
định đó, nhưng đồng thời có quyền khiếu nại lên Tổng cục Hải quan.
- Trong thời hạn 20 ngày (ngày
theo lịch) kể từ ngày nhận đủ đơn khiếu nại, Tổng cục Hải quan phải giải quyết
xong.
Nếu vẫn không đồng ý cách giải
quyết của Tổng cục Hải quan thì đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại đến Bộ
trưởng Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày (ngày theo lịch) Bộ trưởng Bộ Tài
chính phải giải quyết xong, quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định
cuối cùng.
III. ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
1. Lãnh đạo Hải quan các cấp và
cán bộ, nhân viên Hải quan phải nghiên cứu Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
mới và các văn bản hướng dẫn thi hành để hiểu đúng, làm đúng, đồng thời thường
xuyên phát hiện kịp thời những phát sinh mới, những khó khăn vướng mắc và đề
xuất biện pháp giải quyết lên Tổng cục Hải quan.
2. Hải quan các tỉnh, thành phố
và Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm căn cứ vào Thông tư này và các Thông tư
117/TCHQ ngày 02/02/1988, Thông tư 968/TCHQ-PC ngày 15/10/1992 để xây dựng quy
trình nghiệp vụ cụ thể về đăng ký khai hàng, kiểm hoá tính thuế, thu thuế,
thích hợp với thực tế của địa phương, đơn vị mình, đồng thời quán triệt đầy đủ
cho cán bộ, nhân viên.
Cán bộ, nhân viên hải quan có
trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh Luật thuế, và các văn bản hướng dẫn và quy
trình nghiệp vụ, đồng thời đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ tạo
thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Đơn vị, cá nhân nào vì thiếu trách
nhiệm hoặc cố vi phạm các quy định của Luật thuế phải được xử lý nghiêm minh
theo Luật thuế.
3. Cùng với nhiệm vụ kiểm tra
giám sát hải quan và thu thuế xuất nhập khẩu, Hải quan tỉnh, thành phố, Hải
quan cửa khẩu phải tổ chức kiểm tra, kiểm soát đảm bảo không để hàng hoá xuất
nhập khẩu không qua sự kiểm tra và quản lý của Hải quan để trốn thuế, lậu thuế.
Đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, phúc tra kể cả với việc thu thuế xuất
nhập khẩu tiểu ngạch do cục thuế địa phương thu, để đảm bảo thu đúng, thu đủ,
tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
4. Các tổ chức, cá nhân nộp thuế
phải thi hành đúng thủ tục khai hàng, nộp thuế, xuất trình hàng cho hải quan
kiểm tra, nghiêm chỉnh thi hành mọi quyết định của Hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu và tạo mọi điều kiện dễ dàng thuận tiện cho cán bộ, nhân
viên hải quan thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ.
5. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày ký.
TỔNG CỤC HẢI QUAN HẢI QUAN
TỈNH, THÀNH PHỐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
...........................................
Số:..........................
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ NỘP TIỀN NỢ THUẾ VÀ TIỀN PHẠT
Hải quan tỉnh thành phố....................................................
Chứng nhận đơn vị sau, đã nộp đủ
số tiền nợ thuế và tiền phạt nợ thuế quá 90 ngày:
- Tên đơn vị:
.......................................................................
- Địa chỉ:
.............................................................................
- Ngày nộp thuế:
.................................................................
- Số nợ thuế đã nộp:
............................................................
- Số tiền phạt đã nộp: ..........................................................
Của lô hàng theo thông báo thuế
số............ ngày................
và tờ khai Hải quan số.......
ngày...... tại Hải quan tỉnh (thành phố)...........
Hải
quan tỉnh (Thành phố)
Giám đốc hoặc phó giám đốc
Ký tên và đóng dấu