QUY
ĐỊNH
VỀ
MẪU, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, IN PHÁT HÀNH VÀ QUẢN LÝ TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:29/2006/QĐ-BTC ngày 8 tháng 5 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Chương 1:
QUY
ĐỊNH MẪU TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH
Điều 1: Tờ khai nhập cảnh /
xuất cảnh (sau đây gọi tắt là tờ khai), gồm 02 mẫu kèm theo Quy định này được
dùng cho người nhập cảnh, xuất cảnh mang hộ chiếu, giấy tờ có gía trị tương đương
hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ khác được Chính phủ Việt Nam cho phép nhập cảnh,
xuất cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam.
Điều 2: Tờ khai được in bằng hai thứ tiếng Việt và tiếng
Anh, trường hợp cần thiết có thể in bằng thứ tiếng nước ngoài khác. Các tờ khai
này có giá trị pháp lý như nhau. Tờ khai có kích thước là 12,5 cm x 26,8 cm gồm
06 trang có bố cục như sau:
1. Trang 1:
phía trên chính giữa ghi quốc hiệu “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, phía dưới
bên trái là biểu tượng quốc huy Việt Nam, bên phải là biểu tượng của các nước
ASEAN, tiếp theo phía dưới là dòng chữ “CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VIỆT NAM”. Chính
giữa trang 1 là dòng chữ "TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH" và dưới cùng
là một số điều quý khách cần lưu ý.
2. Trang 2,
3, 4, 5 là phần nội dung liên quan đến các thông tin về cá nhân và một số mặt
hàng định lượng người nhập cảnh / xuất cảnh phải khai báo. Phía trên cùng trang
2 và trang 4 của tờ khai là số xê ri.
3. Trang 6 là
phần nội dung liên quan đến những thông tin cần thiết về hải quan đối với người
nhập cảnh.
Chương
2:
QUY ĐỊNH SỬ
DỤNG TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH
Điều
3: Quy định việc khai báo:
1. Người nhập
cảnh, xuất cảnh phải khai báo đầy đủ thông tin vào các ô trống trên các trang
2,3,4,5 của tờ khai trước khi làm thủ tục với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo của mình (trừ các đối
tượng được ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật). Trước khi khai báo,
người nhập cảnh, xuất cảnh cần tham khảo một số thông tin trên trang 1 và trang
6 của tờ khai.
- Các nội
dung khai báo trên tờ khai phải được ghi rõ ràng, không được tẩy xoá, sửa chữa,
không ghi bằng bút chì, mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai không thể hiện rõ nội
dung khai báo.
2. Trường hợp
có ngoại tệ, tiền Việt Nam, vàng ở mức phải khai báo theo quy định thì người nhập
cảnh, xuất cảnh đánh dấu "x" vào ô "trống" và khai báo cụ thể
tổng trị gía, số lượng mang theo ở các mục tại trang 4.
3. Trường hợp
có hàng hoá tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập, hàng hóa, hành lý
vượt mức quy định phải nộp thuế thì người nhập cảnh, xuất cảnh đánh dấu
"x" vào ô "trống" ở các mục tại các trang 4,5 và phải khai
báo cụ thể vào Tờ khai hải quan phi mậu dịch về hành lý, hàng hoá (tên, nhãn hiệu,
trị giá) và thời gian tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
4. Trường hợp
người nhập cảnh, xuất cảnh có hàng hoá, hành lý thuộc sự quản lý của cơ quan
chuyên ngành thì phải thực hiện theo quy định quản lý chuyên ngành về xuất nhập
khẩu của các cơ quan đó. Người nhập cảnh, xuất cảnh phải xuất trình cho công chức
Hải quan văn bản hoặc giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành kèm theo tờ
khai nhập cảnh / xuất cảnh.
5. Trường hợp
người tái xuất cảnh hoặc tái nhập cảnh nếu không có hàng hóa, hành lý phải khai
báo ở các mục tại các trang 4, 5 thì được sử dụng tờ khai đã làm thủ tục nhập
cảnh hoặc xuất cảnh (trang 4, trang 5) có xác nhận của cơ quan chức năng khi nhập
cảnh hoặc xuất cảnh để làm thủ tục tại cửa khẩu (trong trường hợp này tờ khai
phải đảm bảo nội dung khai báo còn rõ ràng, tờ khai không rách nát).
Điều
4: Quy định việc kiểm tra, xác nhận và luân chuyển tờ khai nhập cảnh / xuất
cảnh của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu:
1. Đối với
người nhập cảnh:
a) Bước 1 tại
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh: xuất trình tờ khai cho cơ quan Quản lý xuất
nhập cảnh, cán bộ Công An cửa khẩu hoặc Bộ đội Biên phòng cửa khẩu (sau đây gọi
tắt là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh) kiểm tra thủ tục nhập cảnh và đóng dấu
kiểm chứng lên trang 3 và 5 của tờ khai và trả lại tờ khai cho người nhập cảnh
để làm thủ tục hải quan.
b) Bước 2 tại
cơ quan Hải quan: xuất trình tờ khai cho cơ quan Hải quan, công chức hải quan
trên cơ sở dấu xác nhận đã làm thủ tục của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để làm
thủ tục hải quan, cụ thể:
- Trường hợp
người nhập cảnh không có hàng hóa phải khai báo tại các trang 4, 5 của tờ khai
thì công chức hải quan thu lại phần khai báo trên các trang 1,2,3,6 để lưu, trả
lại người nhập cảnh phần khai các trang 4, 5. Hải quan không xác nhận vào các
trang 3, 5.
- Trường hợp
người nhập cảnh có hàng hóa phải khai báo tại một trong các mục trên trang 4 và
trang 5 của tờ khai thì công chức hải quan kiểm tra và đóng dấu công chức hải
quan vào mục xác nhận Hải quan tại các trang 3, 5 của tờ khai, sau đó thu lại
phần khai báo trên các trang 1,2,3,6 để lưu, trả lại người nhập cảnh phần khai
các trang 4, 5. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa phải nộp thuế
thì công chức hải quan yêu cầu người nhập cảnh khai báo vào Tờ khai hải quan
phi mậu dịch và nộp thuế theo luật định.
2. Đối với
người xuất cảnh:
a) Bước 1 tại
cơ quan Hải quan: xuất trình tờ khai cho cơ quan Hải quan kiểm tra.
- Trường hợp
người xuất cảnh không có hàng hóa phải khai báo tại các trang 4, 5 của tờ khai
thì công chức hải quan không xác nhận vào các trang 3, 5. Trả lại tờ khai cho
người xuất cảnh để tiếp tục làm thủ tục tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
- Trường hợp
người xuất cảnh có hàng hóa phải khai báo tại một trong các mục trên các trang
4, 5 của tờ khai thì công chức hải quan kiểm tra và đóng dấu công chức hải quan
vào mục xác nhận Hải quan tại các trang 3, 5 của tờ khai. Trả lại tờ khai cho
người xuất cảnh để tiếp tục làm thủ tục tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
Trường hợp người xuất cảnh có mang theo hàng hóa phải nộp thuế thì công chức
hải quan yêu cầu người xuất cảnh khai báo vào Tờ khai hải quan phi mậu dịch và
nộp thuế theo luật định.
b) Bước 2 tại
cơ quan quản lý xuất nhập cảnh:
- Cơ quan quản
lý xuất nhập cảnh kiểm tra thủ tục xuất cảnh và đóng dấu kiểm chứng lên các
trang 3, 5 của tờ khai. Kết thúc thủ tục cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lại
người xuất cảnh tờ khai phần các trang 4, 5 và thu lại phần khai báo của người
xuất cảnh tại các trang 1,2,3,6 để chuyển lại cho cơ quan Hải quan lưu giữ.
- Trường hợp
người tái xuất cảnh không có hàng hóa phải khai báo tại các trang 4, 5 của tờ
khai thì chỉ xuất trình tờ khai đã làm thủ tục khi nhập cảnh (phần trang 4 và
5) với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh.
Sau khi kết
thúc thủ tục kiểm tra xuất cảnh, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh thu lại tờ khai
khi nhập cảnh để chuyển lại cho cơ quan Hải quan lưu giữ.
3. Đối với cơ
quan Quản lý xuất nhập cảnh:
Sau mỗi chuyến
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh (đối với cửa khẩu quốc tế đường hàng
không) và sau mỗi ngày làm việc đối với cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường
biển, đường sông, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh bàn giao đầy đủ tờ khai cho Hải
quan cửa khẩu để lưu giữ theo quy định.
4. Đối với cơ quan Hải quan:
Trường hợp người nhập cảnh, xuất cảnh làm rách
nát, mất mát, thất lạc tờ khai nhập / xuất cảnh đã làm thủ tục hải quan, Hải
quan cửa khẩu không cấp lại tờ khai mới. Nếu người nhập cảnh / xuất cảnh có yêu
cầu xác nhận tờ khai, Hải quan cửa khẩu chỉ xác nhận vào văn bản đề nghị của người
nhập cảnh / xuất cảnh nội dung hàng hoá, ngoại hối, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu
trên cơ sở khai báo thực tế trong tờ khai lưu tại cơ quan Hải quan. Việc xác nhận
này không có giá trị để được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế. Lệ phí xác nhận thực
hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Trường hợp
cơ quan Công an (Vụ, Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an hoặc Công an tỉnh, thành phố),
cơ quan Y tế (cơ quan kiểm dịch y tế biên giới và địa phương), Bộ đội Biên phòng
(Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) có nhu cầu được cung cấp thông tin (mượn tờ khai
để cập nhật thông tin, sao chụp tờ khai, xác nhận bằng văn bản) về tờ khai nhập
cảnh / xuất cảnh thì gửi văn bản đề nghị cơ quan Hải quan đang lưu giữ tờ khai
cung cấp theo thẩm quyền.
Chương 3:
CHẾ
ĐỘ IN, PHÁT HÀNH TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH
Điều
5:
Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) thống nhất quản lý việc
in và phát hành tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh.
Điều 6: Tờ khai nhập cảnh / xuất
cảnh được phát miễn phí.
Trên cơ sở những biện
pháp phối hợp quản lý tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh đã được các cơ quan hữu
quan thống nhất, cơ quan Hải quan có thể cấp trước tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh
cho cơ quan Hàng không Việt Nam, đại diện các Hãng hàng không của các nước, cơ
quan vận tải, cơ quan du lịch và các cơ quan khác có liên quan để phát tờ khai
cho người nhập cảnh, xuất cảnh khai báo trước khi người nhập cảnh đến và người
xuất cảnh rời cửa khẩu Việt Nam.
Tại các cửa khẩu, tờ
khai được để ở vị trí thuận lợi dễ nhìn, dễ thấy cho khách tự lấy khai báo (vị
trí trước khu vực làm thủ tục của cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý xuất
nhập cảnh).
Chương 4:
TỔ
CHỨC QUẢN LÝ, LƯU TRỮ TỜ KHAI NHẬP CẢNH / XUẤT CẢNH
Điều
7: Công tác quản lý Tờ khai:
1. Tổng cục Hải quan (Vụ Kế hoạch- Tài chính)
cung cấp tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh theo kế hoạch hàng năm của từng Cục Hải
quan tỉnh, thành phố (có sổ theo dõi, ghi rõ số lượng ).
2. Cục Hải
quan tỉnh, thành phố cấp phát cho Chi cục Hải quan các cửa khẩu trực thuộc (có
sổ theo dõi số lượng cho từng cửa khẩu trong từng thời gian) và hướng dẫn cụ thể
việc quản lý, sử dụng và bảo quản tờ khai.
3. Chi cục Hải
quan cửa khẩu phát tờ khai cho người nhập cảnh / xuất cảnh hàng ngày hoặc cấp
cho các cơ quan Hàng không, Du lịch, Vận tải...(có sổ theo dõi số lượng) đồng
thời hướng dẫn các đơn vị này quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí, thất thoát tờ
khai.
Điều
8: Công tác lưu trữ Tờ khai:
1. Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu được
cung cấp thông tin hoặc cho phép sao chụp tờ khai lưu. Nghiêm cấm cán bộ, nhân
viên Hải quan tự ý cung cấp, sao chụp, thay đổi, sửa chữa tờ khai lưu và các chứng
từ, hồ sơ liên quan lưu kèm tờ khai.
2. Chi cục Hải quan cửa khẩu tổ chức lưu trữ
tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh theo từng chuyến phương tiện vận tải chuyên chở
người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc theo từng ngày. Mỗi chuyến hoặc mỗi ngày, toàn
bộ tờ khai và các giấy tờ có liên quan kèm theo được cho vào các túi đựng hồ sơ
riêng và bàn giao từ bộ phận làm thủ tục xuất nhập với bộ phận lưu trữ của Chi
cục Hải quan cửa khẩu. Bộ phận lưu trữ hồ sơ sắp xếp tờ khai theo số thứ tự, đánh
số, ghi rõ ngày, tháng, năm và tổ chức lưu trữ đúng quy định.
3. Túi hồ sơ dùng để đựng
tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh và các giấy tờ liên quan được Tổng cục Hải quan
thống nhất in và phát hành theo mẫu kèm theo Quyết định này.
4. Tờ khai nhập
cảnh / xuất cảnh được lưu giữ trong thời hạn 5 năm, quá thời hạn này thì tổ chức
huỷ. Thủ tục hủy tờ khai thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương 5:
XỬ
LÝ VI PHẠM
Mọi hành vi
vi phạm các quy định tại quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
hiện hành.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
TÚI
HỒ SƠ ĐỰNG TỜ KHAI NHẬP CẢNH /
XUẤT
CẢNH VIỆT NAM
(Ban hành kèm
theo Quyết định số: 29/2006/QĐ-BTC
ngày 8 tháng
5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
(mặt trước)
TỔNG CỤC
HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH/THÀNH
PHỐ:
Chi cục Hải quan
cửa khẩu:
Ngày....... tháng.........năm......
Số hiệu chuyến bay/số
hiệu phương tiện vận tải:
Tổng số tờ khai:
Tổng số giấy tờ khác
có liên quan:
Họ tên người phúc
tập tờ khai:
Họ tên người lưu
trữ xác nhận:
Cán bộ phụ trách xác
nhận:
(mặt sau)
Số TT
|
Ngày/tháng/năm
|
Tên cơ
quan (người) mượn hồ sơ
|
Lý do
mượn
|
Ngày trả
hồ sơ
|
Ký nhận
mượn
|
|
|
|
|
|
|
|