BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số: 207/QĐ-QLCL
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP ĐOÀN THẨM TRA XÉT CHẾ ĐỘ KIỂM TRA GIẢM CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN
THỦY SẢN XUẤT KHẨU
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY
SẢN
Căn cứ Quyết định số 29/2008/QĐ-BNN
ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định chức năng
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn về việc ban hành Quy định tạm thời về tần suất kiểm tra điều kiện
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và lấy mẫu kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu;
Căn cứ hồ sơ đề nghị được giảm tần suất kiểm tra của các doanh nghiệp và báo
cáo kết quả thẩm định các tiêu chí liên quan đến việc xét giảm tần suất kiểm
tra của Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng 6;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Thực phẩm Thủy sản,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Thành lập Đoàn thẩm
tra xét chế độ kiểm tra giảm cơ sở sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu. Thành phần
đoàn, danh sách các doanh nghiệp xem phụ lục 1 kèm theo.
Điều 2. Trưởng Đoàn thẩm
tra có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên trong đoàn thực hiện thẩm tra theo
đúng kế hoạch, thẩm tra các nội dung theo quy định tại Điều 3
Quyết định số 2147/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn và gửi báo cáo kết quả thẩm tra về Cục ngay sau khi kết thúc thẩm
tra.
Điều 3. Nội dung yêu cầu
cho việc đánh giá phòng kiểm nghiệm của doanh nghiệp theo Phụ lục 2 kèm theo
Quyết định này.
Điều 4. Trung tâm CL,
ATVS&TYTS vùng 6 có trách nhiệm thông báo kế hoạch, nội dung cần chuẩn bị đến
các doanh nghiệp và bố trí phương tiện đi lại cho đoàn thực hiện thẩm tra doanh
nghiệp. Chi phí đi lại, lưu trú và công tác phí cho cán bộ tham gia đoàn thẩm
tra do các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn thanh toán.
Điều 5. Các Ông Chánh Văn
Phòng, Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng Thực phẩm Thủy sản. Trưởng Phòng Quản lý
Kiểm nghiệm, Giám đốc Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng 6; Giám đốc các Doanh
nghiệp và các Ông/Bà có tên nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Phó Cục trưởng (để biết);
- VASEP;
- Lưu VT, CL1.
|
CỤC
TRƯỞNG
Lương Lê Phương
|
PHỤ LỤC 1
THÀNH
PHẦN ĐOÀN VÀ KẾ HOẠCH THẨM TRA XÉT CHẾ ĐỘ GIẢM KIỂM TRA
(Kèm theo Quyết định số 207/QĐ-QLCL ngày 05/9/2008 của Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản)
I. THÀNH PHẦN ĐOÀN:
1. Ông Nguyễn Đình Thụ, Trưởng
phòng, Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm thủy sản Cục Quản lý Chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản: Trưởng đoàn.
2. Ông Phan Thanh Phong, Trưởng
phòng kiểm nghiệm Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng 6: Thành viên.
3. Bà Huỳnh Thị Ngọc Liên, Phó
trưởng phòng Kiểm nghiệm Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng 6: Thành viên.
4. Ông Giang Minh Thọ, Cán bộ
Phòng Quản lý Kiểm nghiệm, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản:
Thành viên.
5. Ông Nguyễn Văn Thuận, Chuyên
viên Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm thủy sản Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản: Thành viên.
Tham gia Đoàn thẩm tra có đại diện
của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)
II. DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP:
TT
|
Tỉnh/
Thành phố
|
Mã
số
|
Tên
Doanh nghiệp
|
Địa
chỉ
|
Thời
gian
|
1
|
An
Giang
|
DL
07
|
Xí
nghiệp Đông lạnh 7-Công ty Cổ phần XNK TS An Giang
|
1234
Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
|
9/9/2008
|
2
|
An
Giang
|
DL
09
|
Xí
nghiệp Đông lạnh AGF 9 – Công ty Cổ phần XNK Thủy sản An Giang
|
2222
Trần Hưng Đạo, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
|
3
|
Cần
Thơ
|
DL
183
|
Công
ty Cổ phần Thủy sản Mê Kông – MEKONGFISH Co.
|
Khu
công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ
|
10/9/2008
|
PHỤ LỤC 2
NỘI
DUNG YÊU CẦU VIỆC ĐÁNH GIÁ PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Kèm theo Quyết định số 207/QĐ-QLCL ngày 05/9/2008 của Cục Quản lý Chất lượng
Nông Lâm sản và Thủy sản)
1. Yêu cầu đối với Đoàn đánh
giá:
1.1. Căn cứ đánh giá: Tạm thời sử
dụng qui định trong dự thảo Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm doanh nghiệp thực
hiện giảm kiểm tra.
1.2. Phương pháp đánh giá: Việc
đánh giá năng lực kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được tiến hành dựa trên dự
thảo biểu mẫu đánh giá gửi kèm. Khi tiến hành đánh giá cần ghi nhận hiện trạng
năng lực phòng kiểm nghiệm với 02 nội dung sau:
a. Đánh giá sự phù hợp của hệ thống
quản lý chất lượng phòng kiểm nghiệm (Phần 1 Dự thảo biểu mẫu đánh giá), trong
đó lưu ý đối với Phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO/EC 17025, thực hiện thẩm
tra những yêu cầu về quản lý hệ thống chất lượng Phòng thử nghiệm. Đối với
Phòng thử nghiệm chưa được công nhận ISO/IEC 17025, tiến hành đánh giá chi tiết
theo biểu mẫu.
b. Đánh giá năng lực phân tích đối
với từng chỉ tiêu mà Doanh nghiệp đề nghị (Phần 2 Dự thảo biểu mẫu đánh giá).
Trong đó cần lưu ý:
- Lập danh mục chỉ tiêu cần phải
kiểm tra theo yêu cầu của chương trình quản lý chất lượng theo HACCP của Doanh
nghiệp.
- Đối chiếu danh mục chỉ tiêu cần
kiểm tra so với hiện trạng năng lực phân tích của doanh nghiệp.
- Tiến hành đánh giá năng lực
phân tích cho từng chỉ tiêu mà doanh nghiệp có khả năng phân tích theo các nội
dung đánh giá nêu tại Phần 2 dự thảo biểu mẫu (mỗi chỉ tiêu được đánh giá bằng
1 biểu mẫu).
c. Báo cáo kết quả đánh giá: Ghi
nhận hiện trạng năng lực của phòng kiểm nghiệm theo mẫu nêu trong Phụ lục 2 Dự
thảo qui định.
Trường hợp một số quy định của dự
thảo biểu mẫu không phù hợp, Đoàn đánh giá có thể đề xuất sửa đổi.
2. Yêu cầu đối với Doanh nghiệp
được đánh giá:
2.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài
liệu cần thiết phục vụ cho Đoàn đánh giá.
2.2. Chuẩn bị các điều kiện cần
thiết để Đoàn đánh giá có thể kiểm tra tay nghề của kiểm nghiệm viên tại Phòng
kiểm nghiệm của Doanh nghiệp.
2.3. Do thời gian thẩm tra tại
doanh nghiệp hạn chế, do vậy đối với những chỉ tiêu phân tích cần nhiều thời
gian như các chỉ tiêu vi sinh, đề nghị phòng kiểm nghiệm của các Doanh nghiệm
có nhiều mẫu phân tích cần bố trí, sắp xếp gối nhau (các mẫu tiến hành phân
tích tại nhiều công đoạn khác nhau) nhằm tạo điều kiện cho đoàn có thể đánh giá
chính xác toàn bộ quy trình thử nghiệm của chỉ tiêu đó.