|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1124/1997/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
25/12/1997
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1124/1997/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 12 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ, LÂM SẢN VÀ NHẬP KHẨU GỖ
NGUYÊN LIỆU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 19 tháng 8 năm 1991;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng
Bộ Thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Trong Quyết định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh: là
các sản phẩm gỗ được sản xuất bằng các quy trình công nghệ, có giá trị sử dụng
rõ ràng và sử dụng được ngay cho tiêu dùng, không thể sử dụng làm nguyên liệu để
chế biến tiếp thành các sản phẩm khác một cách có hiệu quả;
2. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ: là các sản
phẩm gỗ hoàn chỉnh sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc máy, hoặc thủ công kết
hợp máy; được hoàn thiện bằng các công nghệ đục, chạm, trổ, khắc, khảm, tiện,
trang trí bề mặt như sơn mài, mạ vàng, sơn bóng các loại;
3. Ván nhân tạo các loại: là ván
dán, ván ép, ván dăm, ván sợi, ván ghép, có phủ bề mặt hoặc không phủ bề mặt,
có trang trí bề mặt hoặc không trang trí bề mặt;
4. Gỗ nhóm I.A, nhóm II.A: là
các chủng loại gỗ quý hiếm rừng tự nhiên thuộc nhóm I.A và II.A trong danh mục
thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ);
5. Gỗ các nhóm từ nhóm 1 đến
nhóm 8: là các chủng loại gỗ rừng tự nhiên được phân loại theo chất lượng gỗ;
danh mục phân loại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
6. Gỗ rừng trồng: là các chủng
loại gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc các nguồn vốn khác nhau, bao gồm cả gỗ cao
su thanh lý, gỗ vườn và gỗ cây trồng phân tán;
7. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu: là
gỗ nhập khẩu dưới dạng gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo các loại, gỗ tận dụng từ
bao bì nhập khẩu;
8. Nguồn gỗ hợp pháp: là các nguồn
gỗ nhập khẩu và nguồn gỗ trong nước được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn để xác nhận các nguồn gỗ hợp pháp.
Điều 2.
Sản phẩm gỗ được phép xuất khẩu từ các nguồn gỗ hợp pháp: 1. Sản phẩm gỗ mỹ nghệ
được chế biến từ gỗ rừng tự nhiên (trừ các loại gỗ thuộc nhóm I.A), các loại gỗ
nhập khẩu và gỗ rừng trồng, bao gồm các loại sau đây:
a) Các sản phẩm sơn mài.
b) Các loại tượng bằng gỗ, các sản
phẩm bằng gốc rễ cây.
c) Các loại tranh gỗ: tranh trạm
khắc, tranh khảm trai, tranh ghép gỗ, lèo gỗ.
d) Các sản phẩm trang trí, lưu
niệm, quảng cáo như: cốc, chén, đĩa, khay, thìa (muỗng), quạt, lọ, bình, cung,
kiếm, đế lọ, đèn, guốc, bài vị, thảm hạt, chuỗi hạt, hộp các loại, huy hiệu, biểu
tượng, biểu trưng, khung tranh, khung ảnh, phào mỹ nghệ, mành trang trí, giá đỡ
hàng mỹ nghệ.
đ) Nhạc cụ, đồ chơi trẻ em, vợt
cầu lông, vợt tennis, vợt bóng bàn, gậy chơi billards (bi-da), gậy chăn cừu, ót
giầy (cái đón gót) chân tay giả, cán dù, cán chổi sơn.
e) Bàn ghế, giường tủ các loại,
đôn kỷ, án thư, bàn trà, tủ chè, tủ chùa, tủ đồng hồ, bàn thờ, tủ cao cấp. Tất
cả các sản phẩm này đều phải có đục; chạm; trổ; khắc; khảm hoặc có kết hợp các
công đoạn gia công này.
g) Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ có kết
hợp với song, mây, tre, trúc, vật liệu khác.
2. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh sản xuất
từ gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu;
3. Các sản phẩm song, mây, tre,
trúc, vật liệu khác kết hợp với gỗ;
4. Dăm gỗ (dăm mảnh), gỗ lạng,
ván nhân tạo, gỗ ghép thanh (ván ghép, thanh ghép) sản xuất từ gỗ rừng trồng và
gỗ nhập khẩu;
5. Các sản phẩm xuất khẩu được
phép tháo rời khi xuất khẩu.
Điều 3.
Các loại sản phẩm lâm sản khác được phép xuất khẩu:
- Các sản phẩm chế biến từ tre,
nứa, giang, vầu, luồng, trúc, lồ ô, song, mây, lá cây rừng hoặc chế biến từ các
lâm sản nói trên kết hợp với các vật liệu khác.
- Bột gỗ, bột giấy, bột nhang...
chế biến từ gỗ, tre, nứa, lồ ô.. . hoặc vỏ cây rừng của các loài cây không thuộc
nhóm IA, IIA trong danh mục kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm
1992.
- Các loại tinh dầu, tùng hương,
nhựa cây rừng.
- Các lâm sản: tre, nứa, giang,
vầu, luồng, trúc, lồ ô, lá cây rừng, măng rừng các loại.
Điều 4.
Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện
theo đúng quy định của giấy phép đầu tư đã cấp.
Điều 5.
Các quy định về quản lý gỗ nguyên liệu, lâm sản để sản xuất sản phẩm xuất khẩu:
1. Gỗ rừng tự nhiên
a) Gỗ rừng tự nhiên và các loại
ván nhân tạo chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước chỉ được phép sử dụng để sản
xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 2 của
Quyết định này.
b) Hàng năm,
căn cứ chỉ tiêu kế hoạch khai thác gỗ rừng tự nhiên do Thủ tướng Chính phủ
giao, sau khi cân đối nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, năng lực chế biến
hàng gỗ mỹ nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt hạn mức gỗ rừng tự nhiên trong nước cho sản xuất sản phẩm gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu.
Căn cứ hạn mức gỗ rừng tự nhiên
cho sản xuất sản phẩm gỗ mỹ nghệ xuất khẩu được duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên cho các Bộ, ngành và Uỷ ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất sản phẩm gỗ mỹ
nghệ xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương giao hạn mức gỗ cụ thể cho các doanh nghiệp, đơn vị
trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm gỗ mỹ nghệ thuộc ngành, địa phương mình
quản lý, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Hải quan cửa khẩu căn cứ danh
mục nêu tại Điều 2 của Quyết định này và hạn mức gỗ đã được Bộ trưởng, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ mỹ nghệ.
2. Gỗ rừng trồng:
a) Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công bố các khu vực rừng trồng được đầu tư bằng nguồn vốn
Nhà nước là vùng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp
trong nước.
b) Trừ gỗ rừng trồng tại các khu
vực nêu ở mục a nói trên, gỗ rừng trồng tập trung, gỗ cao su thanh lý, gỗ vườn
và gỗ cây trồng phân tán đều được phép sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định
tại Điều 2 của Quyết định này.
c) Hải quan cửa
khẩu căn cứ nguồn gốc gỗ hợp pháp theo Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gỗ.
3. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu:
a) Khuyến khích các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế có giấy phép hành nghề chế biến gỗ hoặc giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản được nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại để phục
vụ tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu.
Gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu và các
sản phẩm gỗ xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ nhập khẩu được áp dụng theo mức thuế
thấp nhất trong khung thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
Bộ Tài chính điều chỉnh thuế suất
thuế nhập khẩu gỗ để khuyến khích việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
b) Gỗ nguyên liệu được nhập khẩu
hợp pháp vào Việt Nam sau ngày 01 tháng 01 năm 1996 được phép sử dụng để sản xuất
sản phẩm xuất khẩu theo quy định tại Điều 2 Quyết định này.
c) Căn cứ nguồn gốc gỗ nhập khẩu
do Hải quan cửa khẩu đã làm thủ tục nhập khẩu, xác nhận của Chi cục kiểm lâm và
sổ nhập xưởng khi đưa vào sản xuất của doanh nghiệp, Hải quan cửa khẩu làm thủ
tục xuất khẩu các sản phẩm sản xuất từ gỗ nhập khẩu.
d) Sản phẩm xuất khẩu theo hợp đồng
gia công thực hiện theo quy định hiện hành.
đ) Các nguồn gỗ
nhập khẩu từ Campuchia thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.
4. Các lâm sản: Hải quan cửa khẩu
căn cứ vào danh mục sản phẩm quy định tại Điều 3 của Quyết định này để làm thủ
tục xuất khẩu các sản phẩm nói trên.
Điều 6.
Điều khoản thi hành.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các ngành có liên quan kiểm tra việc khai thác gỗ, ngăn chặn các trường
hợp khai thác trái phép, đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu và vùng khai thác
được duyệt; kiểm tra việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản theo
đúng các quy định của Quyết định này;
2. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, theo chức
năng hướng dẫn thi hành Quyết định này;
3. Việc tạm nhập tái xuất, chuyển
khẩu và quá cảnh gỗ và sản phẩm gỗ các loại, thực hiện theo các quy định hiện
hành của Nhà nước về tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, không thuộc phạm
vi điều chỉnh của Quyết định này;
4. Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 664/TTg ngày 18
tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ;
Các quy định trước đây trái với
các quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ , Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg năm 1997 về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
|
No.
1124/1997/QD-TTg
|
Hanoi,
December 25, 1997
|
DECISION ON
THE EXPORT OF WOOD PRODUCTS AND FOREST PRODUCTS AND THE IMPORT OF MATERIAL WOOD THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on
Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Forest Protection and Development of August 19, 1991;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development and the
Minister of Trade, DECIDES: Article 1.- In this
Decision, the following terms shall be understood as follows: 1. Finished wood products: are
wood products manufactured through technological processes, which have a
definite use value, are ready for daily use, but cannot be used as materials
for further processing into different products efficiently; 2. Fine-art wood products: are
finished wood products manufactured by hand or machine, or by hand combined
with machine; and finished through techniques of carving, incising, engraving,
inlay, lathing or surface decoration with lacquer, gilt or varnish of various
kinds; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Timber of groups I.A and
II.A: are precious and rare timber from natural forests of groups I.A and II.A
on the list of plants issued together with Decree No.18-HDBT of January 17,
1992 of the Council of Ministers (now the Government); 5. Timber of groups from 1 to 8:
are those from natural forests and classified according to their quality; the
list of classified timber shall be issued by the Ministry of Agriculture and Rural
Development; 6. Timber from planted forests:
are timber exploited from forests planted with various funding sources,
including liquidated rubber wood, garden wood and wood from scattered planted
trees; 7. Imported material wood: are
imported timber in forms of logs, sawn timber, artificial boards of various
kinds, reused wooden containers of imported goods; 8. Lawful timber sources: are
sources of imported timber and domestic timber exploited under the permission
of from the competent agency(ies). The Ministry of Agriculture and
Rural Development shall issue a circular to guide the certification of lawful
timber sources. Article 2.- Wood products
from lawful timber sources, which are eligible for export, include: 1. Fine-art wood products
processed from natural forest timber (excluding those of group I.A), imported
timber and timber from planted forests, including the following kinds: a/ Lacquer products. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Wood pictures: engravings,
wood pictures inlaid with mother-of-pearl, wood mosaics, wood furniture
marquetry. d/ Wood articles for ornamental,
souvenir or advertisement purpose such as: mugs, cups, dishes, trays, spoons,
fans, vases, pots, bows, swords, vase bases, lamp stands, clogs, ancestral tablets,
bead mats, bead strings, cases of various kinds, badges, emblems, symbols,
frames for paintings and photographs, fine-art cornices, ornamental blinds,
racks for fine-art articles. e/ Musical instruments,
children's toys, badminton rackets, tennis rackets, table tennis bats, billiard
cues, sheep sticks, shoe-horns, artificial limbs, umbrella handles, paint brush
handles. f/ Furniture of various kinds,
carved bases and ornate beds, writing desks, tea-serving tables, cup-boards,
clock cases, altars, high-grade cabinets. All these articles must be made with
carvings, engravings, incisings or inlays or with these decorating methods
combined together. g/ Fine-art wood products,
assembled with cane, rattan, bamboo of various species or other materials. 2. Finished wood products made
of timber from planted forests or imported timber; 3. Articles of cane, rattan or
bamboo of various species, assembled with wood; 4. Wood chips (particles),
peeled veneers, artificial boards, boards made of assembled planks (assembled
planks, assembled bars) produced from planted forest timber and imported
timber; 5. Products permitted to be
knocked down when being exported. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Products made of bamboo of
various species, cane, rattan and leaves of forest trees or processed from the
above-said forest products in combination with other materials. - Wood pulp, paper pulp, incense
powder... processed from wood and bamboo of various species, or bark of forest
trees other than those of groups I.A and II.A on the list issued together with
Decree No.18-HDBT of January 17, 1992. - Essential oils of various
kinds, aromatic resins and resins of forest trees. - Such forest products as bamboo
of various species, forest tree leaves and bamboo shoots of various kinds. Article 4.- The export of
wood products by foreign-invested enterprises must strictly comply with
investment licenses already granted to them. Article 5.- The
regulations on the management of material wood and forest products for the
manufacture of export products: 1. Timber from natural forests a/ Timber from natural forests
and artificial boards processed from natural forest timber in the country shall
be permitted to be used only for the manufacture of export fine-art wood
products in strict compliance with Clause 1, Article 2 of this Decision. b/ Annually, basing itself on
the planned quotas for the exploitation of natural forest timber allocated by
the Prime Minister and after balancing the production capacity and consumption
demand in the country and the fine-art wood product processing capacity, the
Ministry of Agriculture and Rural Development shall propose to the Prime
Minister for approval the quotas for exploitation of natural forest timber in
the country for the manufacture of export fine-art wood products. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ The border-gate customs
offices shall base themselves on the list defined in Article 2 of this Decision
and the timber quotas allocated by the ministers and presidents of the
provincial/municipal People's Committees to fill the procedures for the export
of fine-art wood products. 2. Timber from planted forests: a/ Annually, the Ministry of
Agriculture and Rural Development shall announce the areas of planted forests
with investment from the State capital, which are marked off as material zones
to satisfy production demands of various domestic industries. b/ All timber from intensively
planted forests other than those from planted forests in the areas defined in
Clause "a" above, liquidated rubber wood, garden wood and wood of
scattered planted trees shall be allowed to be processed into export products
defined in Article 2 of this Decision. c/ The border-gate customs
offices shall base themselves on the lawful timber sources as provided for in
the guiding circular of the Ministry of Agriculture and Rural Development to
fill the procedures for the export of wood products. 3. Imported material wood: a/ Enterprises of all economic
sectors having wood processing permits or forest product export or import
permits shall be encouraged to import material wood of various kinds for
consumption and manufacture of export products. Import tax rate applicable to
imported logs and sawn timber and export tax rate applicable to wood products
made of such imported material wood shall be the lowest ones in the current
export and import tax rate brackets. The Ministry of Finance shall
readjust the wood import tax rates with a view to encouraging the import of
material wood. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Basing themselves on the
origin of the imported timber for which the import procedures have been filled by
the border-gate customs offices, the certification by the ranger departments
and books of entries of enterprises' workshops, the border-gate customs offices
shall carry out the procedures for the export of products made of such imported
material wood. d/ The export of products
manufactured under processing contracts shall comply with current regulations. e/ Import of timber from
Cambodia shall comply with specific regulations of the Prime Minister. 4. Forest products: The
border-gate customs offices shall base themselves on the products listed in
Article 3 of this Decision to fill the procedures for the export of such
products. Article 6.-
Implementation provisions 1. The Ministry of Agriculture
and Rural Development shall coordinate with the concerned People's Committees
of the provinces and cities directly under the Central Government and the
concerned branches in inspecting the exploitation of timber, preventing the
illegal exploitation, ensuring the strict observance of the approved
exploitation quotas and areas; and inspecting the manufacture and export of
wood products and forest products in strict compliance with provisions of this
Decision; 2. The Ministry of Agriculture
and Rural Development, the Ministry of Trade and the General Department of Customs
shall, within their respective functions, guide the implementation of this
Decision; 3. The temporary import for
re-export, cross-border shift and transit of timber and wood products of
various kinds, which are subject to the State's current regulations on
temporary import for re-export, cross-border shift and transit, shall not fall
within the regulation scope of this Decision; 4. This Regulation takes effect
15 days after its signing and replaces Decision No.664-TTg of October 18, 1995
of the Prime Minister; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the
Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall have to implement this
Decision. PRIME
MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 1124/1997/QĐ-TTg ngày 25/12/1997 về việc xuất khẩu sản phẩm gỗ, lâm sản và nhập khẩu gỗ nguyên liệu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
8.286
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|