Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Nghị định thư
Nơi ban hành: *** Người ký:
Ngày ban hành: 26/06/1999 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH THƯ VỀ SỬA ĐỔI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ ĐƠN GIẢN HÓA VÀ HÀI HÒA THỦ TỤC HẢI QUAN

(Làm tại Brussels ngày 26 tháng 06 năm 1999)

Các Bên tham gia vào Công ước Quốc tế về đơn giản hoá và hài hòa Thủ tục Hải quan (làm tại Kyoto ngày 18 tháng 05 năm 1973 và có hiệu lực từ 25 tháng 9 năm 1974), dưới đây gọi là “Công ước”, được soạn thảo dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan, dưới đây gọi tắc là “Hội đồng”.

CHO RẰNG để đạt được các mục đích về:

● loại bỏ những khác biệt giữa thủ tục và thông lệ Hải quan của các Bên tham gia mà có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế cũng như những trao đổi quốc tế khác;

● đáp ứng những yêu cầu của thương mại quốc tế và của Hải quan trong việc tạo thuận lợi, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục và thông lệ Hải quan;

● đảm bảo những chuẩn mực thích hợp cho việc kiểm tra Hải quan; và

● cho phép cơ quan Hải quan đáp ứng được những thay đổi to lớn về các phương pháp và kỹ thuật quản lý và kinh doanh;

thì Công ước phải được sửa đổi,

CŨNG CHO RẰNG Công ước đã sửa đổi :

● phải đưa ra được những nguyên tắc cơ bản về hài hòa và đơn giản hóa mang tính chất bắt buộc đối với các Bên tham gia Công ước sửa đổi;

● phải đem lại cho cơ quan Hải quan những thủ tục hữu hiệu được hỗ trợ bởi các phương pháp kiểm tra thích hợp có hiệu quả; và

● cho phép đạt được mức độ cao về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục và thông lệ hải quan – là mục đích cơ bản của Hội đồng hợp tác Hải quan, và do đó mang lại đóng góp quan trọng cho việc tạo thuận lợi thương mại quốc tế,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

Lời nói đầu và các Điều của Công ước được sửa đổi như trình bày tại văn bản của Phụ lục I kèm theo đây.

Điều 2

Các Phụ lục của Công ước được thay thế bởi Phụ lục Tổng quát trong văn bản Phụ lục II và bởi các Phụ lục đặc biệt trong văn bản Phụ lục III kèm theo đây.

Điều 3

1. Bất cứ Bên tham gia Công ước nào cũng có thể bày tỏ cam kết tuân thủ Nghị định thư này, kể cả các văn bản Phụ lục I và II , bằng cách:

A. ký Nghị định thư không cần bảo lưu việc phê chuẩn;

B. gửi văn kiện phê chuẩn sau khi ký nếu phải qua phê chuẩn; hay

C. tham gia Nghị định thư.

2. Nghị định thư này sẽ được mở để các Bên tham gia Công ước ký cho đến 30 tháng 6 năm 2000 tại trụ sở của Hội đồng tại Brussels. Sau đó Nghị định thư sẽ được để ngỏ cho việc tham gia.

3. Nghị định thư này, kể cả các văn bản Phụ lục I và II, sẽ có hiệu lực sau ba tháng sau khi đã có bốn mươi Bên tham gia Công ước ký không bảo lưu việc phê chuẩn hay đã gửi văn bản phê chuẩn hay tham gia.

4. Sau khi bốn mươi Bên tham gia đã bày tỏ cam kết tuân thủ Nghị định thư này như quy định tại khoản 1, để chấp nhận các sửa đổi bổ sung Công ước, Bên tham gia Công ước chỉ cần trở thành Bên tham gia Nghị định thư này. Đối với Bên tham gia đó, Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng sau khi ký Nghị định thư không bảo lưu việc phê chuẩn hoặc gửi văn bản phê chuẩn hay tham gia.

Điều 4

Vào thời điểm bày tỏ cam kết tuân thủ Nghị định thư, các Bên tham gia có thể chấp nhận bất cứ Phụ lục đặc biệt nào hay bất cứ Chương nào của các Phụ lục đó tại văn bản Phụ lục III kèm theo đây và phải thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng về sự chấp nhận như vậy cũng như về các thực hành khuyến nghị mà Bên tham gia đó bảo lưu.

Điều 5

Sau khi Nghị định thư này có hiệu lực, Tổng thư ký Hội đồng không nhận bất cứ văn bản phê chuẩn hay tham gia nào vào Công ước.

Điều 6

Trong quan hệ giữa các Bên tham gia Nghị định thư này, Nghị định thư cùng các văn bản phụ lục của nó sẽ thay thế cho Công ước.

Điều 7

Tổng thư ký Hội đồng là người giữ Nghị định thư này và sẽ thực hiện các chức năng như đã quy định tại Điều 19 trong văn bản Phụ lục I của Nghị định thư.

Điều 8

Nghị định thư này được mở cho các Bên tham gia Công ước ký tại Trụ sở Hội đồng tại Brussels từ ngày 26 tháng 6 năm 1999.

Điều 9

Theo Điều 102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Nghị định thư này cùng các văn bản phụ lục của nó được đăng ký tại Ban thư ký của Liên hợp quốc theo đề nghị của Tổng thư ký Hội đồng.

Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được ủy quyền đúng quy định cho việc ký, đã ký vào Nghị định thư này.

Làm tại Brussels, ngày 26 tháng 6 năm 1999, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai bản có giá trị như nhau, thành một bản chính duy nhất được gửi lưu giữ tại Tổng thư ký Hội đồng và Tổng thư ký Hội đồng sẽ gửi các bản sao đã chứng thực cho tất cả các thực thể nói tại khoản 1 Điều 8 văn bản phụ lục I của Nghị định thư này.

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

VỀ ĐƠN GIẢN HÓA VÀ HÀI HÒA THỦ TỤC HẢI QUAN

(Đã được sửa đổi bổ sung)

LỜI NÓI ĐẦU

Các Bên tham gia vào Công ước hiện tại được xây dựng dưới sự bảo trợ của Hội đồng Hợp tác Hải quan,

TÌM CÁCH xoá bỏ sự khác biệt giữa thủ tục và các thông lệ hải quan của các Bên tham gia có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế và các trao đổi quốc tế khác,

MONG MUỐN thực sự đóng góp hiệu quả vào việc phát triển thương mại và các trao đổi đó bằng cách hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục và thông lệ hải quan và bằng cách tăng cường hợp tác quốc tế,

NHẬN THẤY rằng những lợi ích đáng kể của việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế có thể đạt được mà không làm tổn hại đến các chuẩn mực thích hợp về kiểm tra hải quan,

CÔNG NHẬN rằng việc hài hòa và đơn giản hóa như vậy có thể thực hiện được bằng cách thi hành, đặc biệt là các nguyên tắc sau đây:

● thực hiện những chương trình nhằm mục đích liên tục hiện đại hóa các thủ tục và thông lệ hải quan và như vậy sẽ tăng cường hiệu lực và hiệu quả ,

● áp dụng các thủ tục và thông lệ hải quan theo phương thức có thể dự đoán được nhất quán và minh bạch,

● cung cấp cho tất cả các bên hữu quan mọi thông tin cần thiết liên quan đến pháp luật, các quy chế, hướng dẫn hành chính, thủ tục và thông lệ hải quan,

● áp dụng các kỹ thuật hiện đại như quản lý rủi ro và kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, và áp dụng tối đa công nghệ thông tin,

● hợp tác bất cứ khi nào thích hợp với các cơ quan chính quyền khác trong nước, với Hải quan các nước khác và với các cộng đồng kinh doanh,

● thực hiện các chuẩn mực quốc tế có liên quan,

● tạo điều kiện cho các bên chịu xử lý được dễ dàng tiếp cận quá trình xét xử hành chính hay tư pháp,

TIN TƯỞNG rằng một văn kiện quốc tế kết hợp được các mục tiêu và các nguyên tắc mà các Bên tham gia cam kết thi hành sẽ đưa đến được mức độ hài hòa và đơn giản hóa cao hơn đối với các thủ tục và thông lệ hải quan vốn là mục đích cơ bản của Hội đồng Hợp tác Hải quan, và như vậy sẽ đóng góp to lớn vào việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.

Đã thỏa thuận như sau:

Chương I

ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

Trong Công ước này:

A. “Chuẩn mực” được hiểu như một quy định mà việc thi hành nó được thừa nhận là cần thiết để đạt được mục đích hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục và thông lệ hải quan;

B. “Chuẩn mục chuyển tiếp” là một Chuẩn mực trong Phụ lục tổng quát mà thời hạn để thi hành được phép kéo dài hơn;

C. “Thực hành Khuyến nghị” là một quy định trong Phụ lục chuyên đề được coi như một bước tiến theo hướng hài hòa và đơn giản hóa các thủ tục và thông lệ hải quan mà việc thi hành nó càng được phổ biến càng tốt;

D. “Luật pháp quốc gia” là các luật, quy chế và các biện pháp khác do cơ quan có thẩm quyền của Bên tham gia ban hành và được thi hành trên toàn bộ lãnh thổ của Bên tham gia hữu quan, hoặc các hiệp ước/định đang có hiệu lực mà Bên tham gia đó bị ràng buộc;

E. “Phụ lục tổng quát” là một tập hợp các quy định áp dụng đối với tất cả các thủ tục và thông lệ hải quan được đề cập tại Công ước này;

F. “Phụ lục chuyên đề” là một tập hợp các quy định áp dụng đối với một hay một số các thủ tục và thông lệ hải quan được đề cập tại Công ước này;

G. “Hướng dẫn” là một tập hợp các giải thích đối với các quy định của Phụ lục tổng quát, Phụ lục chuyên đề và các Chương trong đó chỉ dẫn một số phương cách hành động phải theo khi áp dụng các Chuẩn mực, Chuẩn mực chuyển tiếp và các Thực hành Khuyến nghị, cụ thể là mô tả các thông lệ và đưa ra các ví dụ minh họa ở mức độ thuận lợi tối đa;

H. “Ủy ban Kỹ thuật Thường trực” là Ủy ban Kỹ thuật Thường trực của Hội đồng;

I. “Hội đồng” là Tổ chức được thành lập bởi Công ước thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan, làm tại Brussels ngày 15 tháng 12 năm 1950;

J. “Liên minh kinh tế hay Liên minh Hải quan” là một Liên minh được thành lập bởi và bao gồm các quốc gia, có thẩm quyền thông qua những quy chế của riêng mình, có hiệu lực bắt buộc đối với các quốc gia tham gia Liên minh về những vấn đề do Công ước này điều chỉnh, và có thẩm quyền quyết định việc ký kết, phê chuẩn hay tham gia vào Công ước này sao cho phù hợp với các thủ tục nội bộ của Liên Minh.

Chương II

CƠ CẤU VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA CÔNG ƯỚC

Điều 2

Mỗi Bên tham gia cam kết thúc đẩy việc đơn giản hoá và hài hoà các thủ tục hải quan và, để đạt được mục đích đó, theo các quy định của Công ước này, phải tuân thủ các Chuẩn mực, Chuẩn mực chuyển tiếp và các Thực hành khuyến nghị trong các Phụ lục của Công ước. Tuy nhiên, không có gì hạn chế một Bên tham gia đưa ra các điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Công ước, và các Bên tham gia được khuyến nghị nên tạo các điều kiện thuận lợi ở mức độ càng nhiều càng tốt.

Điều 3

Các quy định của Công ước này không ngăn cản việc thi hành luật pháp quốc gia liên quan đến các quy định cấm hay hạn chế đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra hải quan.

CƠ CẤU CỦA CÔNG ƯỚC

Điều 4

1. Công ước bao gồm Thân Công ước, một Phụ lục Tổng quát và các Phụ lục Chuyên đề.

2. Phụ lục tổng quát và mỗi Phụ lục chuyên đề của Công ước này, về nguyên tắc, bao gồm các Chương của Phụ lục và bao gồm:

A. các định nghĩa; và

B. các Chuẩn mực, một số trong đó là các Chuẩn mực chuyển tiếp trong Phụ lục tổng quát;

3. Mỗi Phụ lục Chuyên đề đều có bao gồm các Thực hành Khuyến nghị.

4. Mỗi Phụ lục đều có các Hướng dẫn kèm theo, nội dung của các Hướng dẫn không có hiệu lực bắt buộc đối với các Bên tham gia.

Điều 5

Vì những mục đích của Công ước này, bất cứ một Phụ lục chuyên đề (các Phụ lục chuyên đề) hay Chương (các Chương) của Phụ lục chuyên đề mà một Bên tham gia chấp nhận thì đều được coi như một phần không tách rời của Công ước, và đối với Bên tham gia đó bất cứ sự dẫn chiếu nào đến Công ước đều phải được coi là có bao gồm cả dẫn chiếu đến Phụ lục (những Phụ lục) hay Chương (những Chương đó).

Chương III

QUẢN LÝ CÔNG ƯỚC

ỦY BAN QUẢN LÝ

Điều 6

1. Ủy ban Quản lý Công ước được thành lập để xem xét việc thực hiện Công ước, các biện pháp để đảm bảo tính thống nhất trong việc hiểu và áp dụng Công ước, và tất cả các sửa đổi bổ sung đối với Công ước.

2. Các Bên tham gia đều là các thành viên của Ủy ban Quản lý Công ước

3. Cơ quan quản lý có thẩm quyền của bất cứ thực thể nào đủ tiêu chuẩn để trở thành Bên tham gia Công ước này theo các quy định của Điều 8 hay của bất cứ Thành viên nào của Tổ chức Thương mại Thế giới đều có quyền tham dự các kỳ họp của Ủy ban Quản lý với tư cách quan sát viên. Tư cách và quyền hạn của các quan sát viên như vậy sẽ được xác định theo Quyết định của Hội đồng. Quyền hạn đề cập trên đây không được thi hành trước khi Quyết định đó có hiệu lực.

4. Ủy ban Quản lý có thể mời đại diện của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ đến dự các phiên họp của Ủy ban Quản lý với tư cách quan sát viên.

5. Ủy ban Quản lý:

A. đề xuất với các Bên tham gia:

(i) các sửa đổi bổ sung với Thân Công ước;

(ii) các sửa đổi bổ sung đối với Phụ lục Tổng quát, các Phụ lục Chuyên đề và các Chương của chúng cũng như việc ghép các Chương mới vào Phụ lục Tổng quát; và

(iii) việc ghép các Phụ lục Chuyên đề mới và ghép các Chương mới vào Phụ lục Chuyên đề;

B. có thể quyết định sửa đổi bổ sung các Thực hành Khuyến nghị hay ghép các Thực hành Khuyến nghị mới vào Phụ lục Chuyên đề hay các Chương của chúng theo quy định của Điều 16;

C. xem xét việc thi hành các quy định của Công ước này theo khoản 4 Điều 13;

D. rà soát và cập nhật các Hướng dẫn;

E. xem xét tất cả các vấn đề khác có liên quan đến Công ước có thể được gửi đến Ủy ban;

F. thông báo cho Ủy ban Kỹ thuật Thường trực và Hội đồng về các quyết định của mình.

6. Các cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham gia phải thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng các đề xuất theo quy định tại các khoản 5 (a), (b), (c) hay (d) Điều này và những lý do đưa ra các đề xuất đó, cùng với những đề nghị về việc đưa thêm các đề mục vào Chương trình nghị sự các kỳ họp của Ủy ban quản lý. Tổng thư ký Hội đồng phải thông báo các đề xuất đó đến các cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham gia và của các quan sát viên đã đề cập tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

7. Ủy ban Quản lý nhóm họp ít nhất mỗi năm một lần, Hàng năm Ủy ban phải bầu ra một Chủ tịch và một Phó Chủ tịch. Tổng Thư ký Hội đồng phải gửi giấy mời và dự thảo Chương trình nghị sự đến các cơ quan có thẩm quyền của các Bên tham gia và các quan sát viên đã nói tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này ít nhất là sáu tuần trước khi Ủy ban nhóm họp.

8. Trường hợp không đi đến được chỗ nhất trí cho một quyết định, các vấn đề được đưa ra trước Ủy ban Quản lý sẽ được giải quyết bằng cách biểu quyết của các Bên tham gia có mặt. Những đề xuất theo quy định tại các khoản 5 (a), (b), (c) của Điều này phải được thông qua với đa số hai phần ba số ý kiến biểu quyết. Tất cả các vấn đề khác được Ủy ban Quản lý quyết định với đa số phiếu thông thường.

9. Khi áp dụng khoản 5 Điều 8 Công ước này trong trường hợp phải biểu quyết , các Liên minh Kinh tế hoặc Hải quan là các Bên tham gia sẽ chỉ có một số lượng phiếu tương đương với tổng số phiếu được phân cho các Thành viên của các Liên minh là Bên tham gia.

10. Trước khi bế mạc các kỳ họp, Ủy ban Quản lý phải thông qua 1 bản báo cáo. Bản báo cáo này được chuyển cho Hội đồng và cho các Bên tham gia cũng như các quan sát viên quy định tại các khoản 2, 3 và 4.

11. Nếu không có những quy định phù hợp tại Điều này, các Quy tắc Thủ tục của Hội đồng sẽ được áp dụng, trừ khi Ủy ban Quản lý có quyết định khác.

Điều 7

Khi biểu quyết tại Ủy ban Quản lý, mỗi Phụ lục Chuyên đề và mỗi Chương của một Phụ lục Chuyên đề đều phải được biểu quyết riêng.

A. Mỗi Bên tham gia đều có quyền biểu quyết về những vấn đề liên quan đến việc giải thích, áp dụng hay sửa đổi bổ sung Thân Công ước và Phụ lục Tổng quát của Công ước.

B. Đối với những vấn đề liên quan đến một Phụ lục Chuyên đề hay Chương của một Phụ lục Chuyên đề đã có hiệu lực, chỉ có những Bên tham gia nào đã chấp nhận Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó mới có quyền biểu quyết.

C. Mỗi Bên tham gia đều có quyền biểu quyết về các dự thảo của các Phụ lục Chuyên đề mới hay các Chương mới của một Phụ lục Chuyên đề.

Chương IV

BÊN THAM GIA

PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC

Điều 8

1. Bất cứ Thành viên nào của Hội đồng và bất cứ Thành viên nào của Liên hợp quốc hay của các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc cũng đều có thể trở thành Bên tham gia Công ước này.

A. bằng cách ký Công ước mà không cần bảo lưu phê chuẩn;

B. bằng cách nộp văn kiện phê chuẩn sau khi đã ký nếu phải qua phê chuẩn; hay

C. bằng cách gia nhập Công ước.

2. Công ước này sẽ để ngỏ cho đến 30/06/1974 để các Thành viên nêu trong khoản 1 của Điều này ký kết tại trụ sở của Hội đồng tại Brussels. Sau đó Công ước sẽ được mở để các Thành viên đó gia nhập.

3. Vào thời điểm ký kết, phê chuẩn hay gia nhập Công ước này, các Bên tham gia phải chỉ rõ những Phụ lục Chuyên đề nào hay những Chương nào của Phụ lục Chuyên đề được Bên tham gia đó chấp nhận. Sau đó Bên tham gia đó có thể thông báo cho cơ quan lưu giữ về việc chấp nhận thêm một hay nhiều Phụ lục Chuyên đề hay các Chương của Phụ lục Chuyên đề.

4. Các Bên tham gia chấp nhận bất cứ Phụ lục chuyên đề mới hay bất cứ Chương mới của Phụ lục Chuyên đề phải thông báo cho cơ quan lưu giữ theo quy định tại khoản 3 của Điều này.

5. (a) Bất cứ Liên minh Kinh tế hay Liên minh Hải quan nào, theo quy định của các khoản 1, 2 và 3 Điều này, đều có thể trở thành Bên tham gia của Công ước này. Liên minh kinh tế hay Liên minh Hải quan đó phải thông báo cho cơ quan lưu giữ về thẩm quyền của mình đối với những vấn đề do Công ước này điều chỉnh. Liên minh Kinh tế hay Liên minh Hải quan đó cũng phải thông báo cho cơ quan lưu giữ về những thay đổi cơ bản trong phạm vi thẩm quyền của mình.

(b) Một Liên minh Kinh tế hay Liên minh Hải quan là Bên tham gia Công ước, đối với những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình, phải thực hiện các quyền hạn dưới danh nghĩa riêng của mình, và thi hành các nghĩa vụ mà Công ước ấn định cho mọi thành viên của Liên minh đó, đồng thời cũng là Bên tham gia Công ước. Trong trường hợp như vậy, các Thành viên của Liên minh sẽ không có quyền đơn lẻ thực hiện các quyền hạn đó, kể cả quyền biểu quyết.

Điều 9

1. Bất cứ Bên tham gia nào khi phê chuẩn Công ước này hay gia nhập Công ước cũng sẽ bị ràng buộc bởi các sửa đổi bổ sung Công ước (kể cả Phụ lục Tổng quát) đã có hiệu lực vào ngày gửi văn kiện phê chuẩn hay tham gia.

2. Bất cứ Bên tham gia nào khi chấp nhận một Phụ lục Chuyên đề hay một Chương của Phụ lục Chuyên đề cũng sẽ bị ràng buộc bởi các sửa đổi bổ sung đối với các Chuẩn mực có trong Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó, các sửa đổi bổ sung này sẽ có hiệu lực vào ngày Bên tham gia đó thông báo về việc chấp nhận của mình cho cơ quan lưu giữ. Bất cứ Bên tham gia nào khi chấp nhận một Phụ lục Chuyên đề hay một Chương của Phụ lục Chuyên đề cũng sẽ bị ràng buộc bởi các sửa đổi bổ sung vào các Thực hành Khuyến nghị có trong Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó, mà các sửa đổi bổ sung này đã có hiệu lực vào ngày Bên tham gia đó thông báo về việc chấp nhận của mình cho cơ quan lưu giữ, trừ khi Bên tham gia đó có bảo lưu đối với một hay nhiều Thực hành Khuyến nghị theo quy định của Điều 12 Công ước này.

THI HÀNH CÔNG ƯỚC

Điều 10

1. Bất kỳ Bên tham gia nào, vào thời điểm ký Công ước mà không bảo lưu việc phê chuẩn, hay vào thời điểm gửi văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập, hay vào bất kỳ thời gian nào sau đó, đều có thể tuyên bố bằng cách gửi thông báo cho cơ quan lưu giữ rằng Công ước sẽ được áp dụng cho toàn bộ hay bất kỳ phần lãnh thổ nào mà Bên ký kết đó chịu trách nhiệm về các quan hệ quốc tế. Một thông báo như vậy sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày cơ quan lưu giữ nhận được thông báo. Tuy nhiên, Công ước không áp dụng đối với những lãnh thổ được liệt kê trong thông báo trước khi Công ước có hiệu lực đối với Bên tham gia hữu quan.

2. Bất kỳ Bên tham gia nào đã gửi thông báo như quy định tại khoản 1 Điều này nhằm áp dụng Công ước cho các lãnh thổ mà Bên tham gia đó chịu trách nhiệm về các quan hệ quốc tế đều có thể thông báo cho cơ quan lưu giữ, theo thủ tục quy định tại Điều 19 của Công ước này, về việc lãnh thổ đang đề cập không còn áp dụng Công ước này nữa.

Điều 11

Để áp dụng Công ước này, một Liên minh Kinh tế hay Liên minh Hải quan là Bên tham gia phải thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng về những vùng lãnh thổ tạo thành Liên minh Kinh tế hay Liên minh Hải quan đó, và những vùng lãnh thổ này được coi như hợp thành một lãnh thổ duy nhất.

CHẤP NHẬN CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO LƯU

Điều 12

1. Tất cả các Bên tham gia đều bắt buộc phải chấp nhận Phụ lục Tổng quát

2. Mỗi Bên tham gia có thể chấp nhận một hoặc nhiều Phụ lục Chuyên đề hay một hoặc nhiều Chương của Phụ lục Chuyên đề. Bên tham gia nào đã chấp nhận một Phụ lục chuyên đề hay (các) Chương của Phụ lục chuyên đề sẽ phải chấp nhận tất cả các Chuẩn mực có trong đó. Bên tham gia nào đã chấp nhận một Phụ lục chuyên đề hay các Chương của Phụ lục chuyên đề sẽ phải chấp nhận tất cả các Thực hành Khuyến nghị có trong đó, trừ khi, vào thời điểm chấp nhận hay vào bất kỳ thời gian nào sau đó, Bên tham gia đó thông báo cho cơ quan lưu giữ về (những) Thực hành Khuyến nghị mà Bên tham gia đó bảo lưu, có nêu rõ những khác biệt đang tồn tại giữa những quy định của luật pháp quốc gia và những quy định của (những) Thực hành Khuyến nghị có liên quan. Bất kỳ Bên tham gia nào đã tham gia bảo lưu đều có thể rút bỏ chúng, một phần hay toàn bộ, vào bất cứ thời gian nào bằng cách gửi thông báo cho cơ quan lưu giữ nêu rõ thời điểm khi việc rút bỏ đó bắt đầu có hiệu lực.

3. Mỗi Bên tham gia chấp nhận một Phụ lục Chuyên đề hay (các) Chương có trong Phụ lục Chuyên đề cần xem xét khả năng rút bỏ những điều kiện bảo lưu đối với các Thực hành Khuyến nghị đã có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 và thông báo cho Tổng thư ký Hội đồng về kết quả của việc xem xét đó ba năm một lần bắt đầu từ ngày Công ước này có hiệu lực đối với Bên tham gia đó, chỉ rõ những quy định của luật pháp quốc gia, mà theo quan điểm của Bên tham gia đó, còn mâu thuẫn với việc rút bỏ những điều kiện bảo lưu.

THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH

Điều 13

1. Mỗi Bên tham gia đều phải thực hiện các Chuẩn mực trong Phụ lục Tổng quát và trong (các) Phụ lục Chuyên đề cũng như (các) Chương của Phụ lục Chuyên đề mà họ chấp nhận trong thời hạn 36 tháng sau khi (các) Phụ lục hay (các) Chương đó có hiệu lực đối với Bên tham gia đó.

2. Mỗi Bên tham gia phải thực hiện các Chuẩn mực chuyển tiếp trong Phụ lục Tổng quát trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày Phụ lục Tổng quát có hiệu lực đối với Bên tham gia đó.

3. Mỗi Bên tham gia phải thực hiện các Thực hành Khuyến nghị có trong (các) Phụ lục Chuyên đề hay (các) Chương của Phụ lục Chuyên đề đã chấp nhận trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày (các) Phụ lục Chuyên đề hay (các) Chương của Phụ lục Chuyên đề có hiệu lực đối với Bên tham gia đó, trừ khi việc bảo lưu đã được chấp nhận đối với một hay nhiều các Thực hành Khuyến nghị đó.

4. (a) Nếu những thời gian quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, trên thực tế, không đủ để Bên tham gia thực hiện các quy định của Phụ lục Tổng quát, thì Bên tham gia đó có thể yêu cầu Ủy ban Quản lý, trước khi hết thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, gia hạn thêm thời hạn đó. Khi đưa ra các yêu cầu, Bên tham gia phải nêu rõ (những) quy định nào của Phụ lục Tổng quát yêu cầu được tăng thêm thời hạn và những lý do để đưa ra yêu cầu như vậy.

(b) Trong những trường hợp ngoại lệ, Ủy ban Quản lý có thể quyết định cho phép gia hạn. Bất cứ quyết định nào của Ủy ban Quản lý về việc cho gia hạn này đều phải trình bày rõ những hoàn cảnh đặc biệt là cơ sở cho quyết định đó và thời hạn tăng thêm trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được quá một năm. Khi hết thời hạn được tăng thêm, Bên tham gia phải thông báo cho cơ quan lưu giữ về việc thực hiện những quy định mà thời hạn thực hiện đối với chúng đã được tăng thêm.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 14

1. Bất kỳ một tranh chấp nào giữa hai hay nhiều hơn các Bên tham gia liên quan đến việc hiểu và vận dụng Công ước này phải cố gắng giải quyết bằng thương lượng giữa các Bên tham gia đó.

2. Bất kỳ một tranh chấp nào không giải quyết được bằng thương lượng cần phải được các Bên tham gia hữu quan gửi đến Ủy ban Quản lý, Ủy ban này sẽ xem xét tranh chấp và đưa ra các khuyến nghị để giải quyết tranh chấp đó.

3. Các Bên tham gia có tranh chấp có thể thỏa thuận trước với nhau về việc chấp nhận các khuyến nghị của Ủy ban Quản lý là bắt buộc.

SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÔNG ƯỚC

Điều 15

1. Bất kỳ văn bản sửa đổi bổ sung nào được Ủy ban Quản lý khuyến nghị đối với các Bên tham gia theo quy định của các khoản 5 (a) (i) và (ii) Điều 6 đều phải được Tổng Thư ký Hội đồng thông báo đến tất cả các Bên tham gia và đến các Thành viên của Hội đồng không phải là Bên tham gia Công ước.

2. Các sửa đổi bổ sung Thân Công ước sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên tham gia sau mười hai tháng kể từ ngày gửi các văn bản chấp nhận của các Bên tham gia có mặt tại kỳ họp của Ủy ban Quản lý khi những sửa đổi bổ sung đó được khuyến nghị, với điều kiện không có ý kiến phản đối nào được các Bên tham gia gửi đến trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày thông báo về các sửa đổi bổ sung nói trên.

3. Bất kỳ một sửa đổi bổ sung được khuyến nghị nào đối với Phụ lục Tổng quát hay các Phụ lục Chuyên đề hay các Chương của chúng đều được coi là đã được chấp nhận sau sáu tháng kể từ ngày các sửa đổi bổ sung được khuyến nghị đó đã được thông báo cho các Bên tham gia, trừ trường hợp:

A. có ý kiến phản đối từ một Bên tham gia hoặc, trong trường hợp một Phụ lục Chuyên đề hay Chương của Phụ lục Chuyên đề, của Bên tham gia chấp nhận Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó; hay

B. một Bên tham gia thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng rằng, mặc dù Bên tham gia đó có ý định chấp nhận sửa đổi bổ sung được khuyến nghị, nhưng những điều kiện cần thiết cho việc chấp nhận đó còn chưa được hoàn tất.

4. Nếu một Bên tham gia gửi thông báo đến Tổng Thư ký Hội đồng như được quy định tại khoản 3 (b) Điều này, thì chừng nào Bên tham gia đó còn chưa thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng về việc chấp nhận sửa đổi bổ sung được khuyến nghị, họ vẫn có thể đưa ra ý kiến phản đối sửa đổi bổ sung đó trong thời hạn mười tám tháng kể từ ngày hết thời hạn sáu tháng đã đề cập tại khoản 3 Điều này.

5. Nếu một ý kiến phản đối sửa đổi bổ sung được khuyến nghị nói trên được thông báo phù hợp với các điều kiện trong khoản 3 (a) hay khoản 4 Điều này, sửa đổi bổ sung đó được coi là không được chấp nhận và sẽ không có hiệu lực.

6. Nếu bất kỳ Bên tham gia nào đã gửi thông báo phù hợp với khoản 3 (b) Điều này, thì sửa đổi bổ sung sẽ vẫn được coi là được chấp nhận vào ngày sớm hơn trong hai thời điểm sau:

A. ngày mà tất cả các Bên tham gia đã gửi thông báo như vậy thông báo cho Tổng Thư ký Hội đồng về sự chấp nhận của họ đối với sửa đổi bổ sung được khuyến nghị, với điều kiện là tất cả các ý kiến chấp nhận đó được thông báo trước khi hết thời hạn sáu tháng đã đề cập tại khoản 3 Điều này, ngày đó được coi như là ngày hết thời hạn sáu tháng đã nói trên đây;

B. ngày hết thời hạn mười tám tháng đã đề cập tại khoản 4 Điều này.

7. Mọi sửa đổi bổ sung Phụ lục Tổng quát hay Phụ lục Chuyên đề hay các Chương của chúng được coi là đã được chấp nhận sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày sửa đổi bổ sung đó được coi là được chấp nhận hay, nếu có một thời hạn khác được quy định trong sửa đổi bổ sung được khuyến nghị, vào ngày kết thúc thời hạn đó tính từ ngày sửa đổi bổ sung đó được chấp nhận.

8. Tổng Thư ký Hội đồng phải thông báo càng sớm càng tốt cho các Bên tham gia Công ước về bất cứ ý kiến phản đối nào được đưa ra phù hợp với khoản 3 (a) Điều này đối với sửa đổi bổ sung được khuyến nghị, và về mọi thông báo nhận được phù hợp với khoản 3 (b) Điều này. Tổng Thư ký Hội đồng sau đó phải thông báo cho các Bên tham gia về các ý kiến phản đối hay chấp nhận ý kiến sửa đổi bổ sung của (các) Bên tham gia đã gửi thông báo đó.

Điều 16

1. Không phụ thuộc vào thủ tục sửa đổi bổ sung quy định tại Điều 15 Công ước này, Ủy ban Quản lý theo quy định của Điều 6 có thể quyết định sửa đổi bổ sung bất cứ Thực hành Khuyến nghị nào hay ghép thêm các Thực hành Khuyến nghị mới vào Phụ lục Chuyên đề hay Chương của Phụ lục Chuyên đề. Các Bên tham gia sẽ được Tổng Thư ký Hội đồng mời tham gia các cuộc thảo luận của Ủy ban Quản lý. Văn bản sửa đổi bổ sung hay văn bản các Thực hành Khuyến nghị mới được quyết định như trên sẽ được Tổng Thư ký Hội đồng thông báo đến các Bên tham gia và đến các Thành viên Hội đồng không phải là các Bên tham gia Công ước.

2. Mọi sửa đổi bổ sung hoặc ghép thêm các Thực hành Khuyến nghị mới được quyết định theo quy định của khoản 1 Điều này sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày có thông báo của Tổng thư ký Hội đồng. Các Bên tham gia đã chấp nhận một Phụ lục Chuyên đề hay một Chương của Phụ lục Chuyên đề là đối tượng của việc sửa đổi bổ sung như vậy hay của việc ghép các Thực hành Khuyến nghị mới được coi như chấp nhận các sửa đổi bổ sung đó hay các Thực hành Khuyến nghị mới đó trừ khi đã đưa ra bảo lưu theo các thủ tục quy định tại Điều 12 Công ước này.

THỜI HẠN GIA NHẬP

Điều 17

1. Công ước này được mở vô thời hạn nhưng bất cứ Bên tham gia nào cũng có thể tuyên bố rút khỏi Công ước vào bất kỳ thời gian nào sau khi Công ước đã có hiệu lực theo quy định của Điều 18 Công ước.

2. Việc rút khỏi Công ước phải được thông báo bằng một văn bản gửi cho cơ quan lưu giữ.

3. Việc rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày cơ quan lưu giữ nhận được văn bản tuyên bố rút khỏi Công ước.

4. Các quy định của khoản 2 và 3 Điều này cũng áp dụng đối với các Phụ lục Chuyên đề và các Chương của Phụ lục Chuyên đề, mà đối với chúng bất cứ Bên tham gia nào cũng có thể rút khỏi vào bất kỳ thời hạn nào sau khi chúng đã có hiệu lực.

5. Bên tham gia nào đã rút khỏi Phụ lục Tổng quát sẽ được coi là đã rút khỏi Công ước. Trong trường hợp này, cũng áp dụng các quy định của khoản 2 và 3.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

HIỆU LỰC CỦA CÔNG ƯỚC

Điều 18

1. Công ước này sẽ có hiệu lực ba tháng sau khi đã có năm trong số các thực thể được đề cập tại khoản 1 và 5 Điều 8 Công ước này ký Công ước mà không bảo lưu việc phê chuẩn hay đã gửi các văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập của họ.

2. Công ước này sẽ có hiệu lực đối với bất cứ Bên tham gia nào ba tháng sau khi họ trở thành Bên tham gia phù hợp với các quy định của Điều 8.

3. Phụ lục Chuyên đề và Chương của Phụ lục Chuyên đề của Công ước sẽ có hiệu lực ba tháng sau khi đã có năm Bên tham gia chấp nhận Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó.

4. Sau khi Phụ lục Chuyên đề hay Chương của Phụ lục Chuyên đề đã có hiệu lực theo khoản 3 Điều này, Phụ lục Chuyên đề đó hay Chương đó sẽ có hiệu lực đối với mỗi Bên tham gia ba tháng sau khi Bên tham gia đó thông báo về việc chấp nhận của mình. Tuy nhiên, không Phụ lục Chuyên đề nào hay Chương nào của Phụ lục Chuyên đề có hiệu lực đối với một Bên tham gia trước khi Công ước có hiệu lực đối với Bên tham gia đó.

LƯU GIỮ CÔNG ƯỚC

Điều 19

1. Công ước, tất cả các chữ ký có hay không có bảo lưu việc phê chuẩn và tất cả các văn kiện phê chuẩn hay gia nhập Công ước đều phải được lưu giữ tại Tổng Thư ký Hội đồng.

2. Cơ quan lưu giữ phải:

A. nhận và lưu giữ các văn bản gốc của Công ước;

B. chuẩn bị các bản sao được chứng thực của các văn bản gốc của Công ước và gửi chúng cho các Bên tham gia và cho các Thành viên của Hội đồng không phải là Bên tham gia và cho Tổng thư ký Liên hợp quốc;

C. nhận các chữ ký có hay không có bảo lưu việc phê chuẩn, hoặc tham gia Công ước hay không, và nhận và lưu giữ các văn kiện, thông báo, công văn có liên quan đến Công ước;

D. kiểm tra xem các chữ ký hay các văn kiện, thông báo hay công văn liên quan đến Công ước có hợp thức hợp lệ không và, nếu cần thiết, thông báo về việc này đến Bên tham gia hữu quan;

E. thông báo cho các Bên tham gia, các Thành viên của Hội đồng không phải là Bên tham gia, và cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc về:

● các việc ký kết, phê chuẩn, tham gia hay chấp nhận các Phụ lục và các Chương theo quy định của Điều 8 Công ước;

● các Chương mới của Phụ lục Tổng quát và các Phụ lục Chuyên đề mới hay các Chương mới của Phụ lục Chuyên đề mà Ủy ban Quản lý quyết định khuyến nghị đưa vào Công ước;

● ngày có hiệu lực của Công ước, của Phụ lục Tổng quát và Phụ lục Chuyên đề hay Chương của Phụ lục Chuyên đề theo quy định của Điều 18 Công ước;

● những thông báo nhận được theo quy định của các Điều 8, 10, 11, 12 và 13 Công ước; 14.

● việc rút chấp nhận các Phụ lục/các Chương của các Bên tham gia;

● các bãi ước theo quy định của Điều 17 Công ước; và

● sửa đổi bổ sung được chấp nhận theo quy định của Điều 15 Công ước và ngày sửa đổi bổ sung đó có hiệu lực.

3. Trong trường hợp có khác biệt giữa một Bên tham gia và cơ quan lưu giữ về việc thực hiện chức năng của cơ quan lưu giữ, thì cơ quan lưu giữ hay Bên tham gia đó phải đưa vấn đề ra trước các Bên tham gia hay ký kết khác hay, tùy trường hợp, ra trước Ủy ban Quản lý hay Hội đồng.

ĐĂNG KÝ VÀ CÁC VĂN BẢN GỐC

Điều 20

Theo Điều 102 Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước phải được đăng ký với Ban thư ký Liên hợp quốc theo đề nghị của Tổng thư ký Hội đồng.

Với sự chứng kiến của những người ký tên dưới đây, đã được ủy quyền hợp lệ, đã ký vào Công ước.

Làm tại Kyoto, ngày mười tám tháng Năm năm một nghìn chín trăm bảy ba bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, cả hai bản có giá trị như nhau và đều là bản gốc duy nhất sẽ được lưu giữ tại Tổng thư ký Hội đồng, người sẽ gửi các bản sao được chứng thực cho tất cả các thực thể đã được nêu tại khoản 1 Điều 8 của Công ước./.

PHỤ LỤC TỔNG QUÁT

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

CHƯƠNG 2 ĐỊNH NGHĨA

CHƯƠNG 3 THÔNG QUAN VÀ CÁC THỦ TỤC HẢI QUAN KHÁC

CHƯƠNG 4 THUẾ HẢI QUAN VÀ THUẾ KHÁC

A. Tính thuế, thu thuế và nộp thuế hải quan và thuế khác

B. Nộp chậm thuế hải quan và thuế khác

C. Hoàn thuế hải quan và thuế khác

CHƯƠNG 5 BẢO ĐẢM

CHƯƠNG 6 KIỂM TRA HẢI QUAN

CHƯƠNG 7 ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHƯƠNG 8 QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN HẢI QUAN VỚI BÊN THỨ BA

CHƯƠNG 9 THÔNG TIN, QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC QUY CHẾ DO HẢI QUAN CUNG CẤP

A. Thông tin áp dụng chung

B. Thông tin có nội dung chuyên biệt

C. Các quyết định và quy chế

CHƯƠNG 10 KHIẾU NẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN

A. Quyền khiếu nại

B. Hình thức và cơ sở của việc khiếu nại

C. Giải quyết khiếu nại

Chương I

CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

1.1 Chuẩn mực

Các Định nghĩa, Chuẩn mực và các Chuẩn mực Chuyển tiếp trong Phụ lục này được áp dụng đối với các thủ tục và thông lệ Hải quan quy định trong Phụ lục này, và trong chừng mực có thể được, áp dụng đối với các thủ tục và thông lệ trong các Phụ lục Chuyên đề.

1.2 Chuẩn mực

Những điều kiện phải tuân thủ và các thủ tục Hải quan phải thực hiện đối với các thủ tục và thông lệ trong Phụ lục này và trong các Phụ lục Chuyên đề phải được quy định trong luật pháp quốc gia và quy định càng đơn giản càng tốt.

1.3 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải thiết lập và duy trì quan hệ tham vấn chính thức với giới doanh nghiệp nhằm tăng cường hợp tác và tạo thuận lợi cho việc tham gia vào việc xây dựng các phương pháp làm việc hữu hiệu nhất tương thích với các quy định quốc gia cũng như với các thỏa thuận quốc tế.

Chương II

ĐỊNH NGHĨA

Trong các Phụ lục của Công ước này:

E1./ F23.

khiếu nại” là hành động của một người bị tác động trực tiếp bởi một quyết định hay sự tắc trách của Hải quan và cho rằng mình bị thiệt hại bởi quyết định hay sự tắc trách đó và do đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết đền bù thiệt hại.

E2./ F19.

tính thuế hải quan và thuế khác” là việc xác định tổng số thuế hải quan và thuế khác phải nộp;

E3./ F4.

kiểm tra trên cơ sở kiểm toán” là các biện pháp do cơ quan Hải quan tiến hành để kiểm tra sự chuẩn xác và trung thực của các tờ khai thông qua việc kiểm tra các sổ sách chứng từ, hệ thống kinh doanh hay các số liệu thương mại có liên quan do các bên có liên quan đang quản lý;

E4./ F15.

kiểm tra Tờ khai hàng hóa” là hành động do cơ quan Hải quan tiến hành nhằm đảm bảo là các Tờ khai được khai báo đúng và các chứng từ đi kèm thỏa mãn các điều kiện quy định;

E5./ F9.

thông quan” là việc hoàn thành các thủ tục Hải quan cần thiết để cho phép hàng hóa được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu hay được đặt dưới một chế độ Hải quan khác;

E6./ F10.

Hải quan” là cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Hải quan và thu thuế hải quan và thuế khác đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật khác có liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hoặc lưu kho hàng hóa;

E7./ F3.

kiểm tra Hải quan” là các biện pháp do Hải quan áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan;

E8./ F11.

thuế hải quan” là thuế quy định trong Biểu thuế hải quan mà hàng hóa phải chịu khi nhập vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ Hải quan;

E9./ F16.

thủ tục Hải quan” là tất cả các hoạt động mà các bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan;

E10./ F18.

pháp luật Hải quan” là các quy định có trong luật hoặc trong các văn bản pháp quy liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa mà việc thực thi đã được giao cụ thể cho cơ quan Hải quan đảm trách, và là tất cả các quy chế khác do cơ quan Hải quan ban hành trên cơ sở thẩm quyền luật định của mình;

E11./ F2.

đơn vị Hải quan” là đơn vị hành chính Hải quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục Hải quan, cũng như các trụ sở hay các địa điểm khác được cơ quan có thẩm quyền quy định cho mục đích đó;

E12./ F25.

lãnh thổ Hải quan” là lãnh thổ trong đó Luật Hải quan của một Bên tham gia được áp dụng;

E13./ F6.

quyết định” là một hành động riêng lẻ theo đó cơ quan Hải quan giải quyết một vấn đề có liên quan đến Luật Hải quan;

E14./ F7.

người khai báo” là người tiến hành khai báo về hàng hóa hoặc nhân danh người đó thực hiện việc khai báo;

E15./ F5.

ngày nộp thuế” là ngày phải nộp thuế hải quan và thuế khác;

E16./ F12.

thuế hải quan và thuế khác” là thuế nhập khẩu và thuế khác và/hay thuế xuất khẩu và thuế khác;

E17./ F27.

kiểm tra hàng hóa” là việc cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa nhằm đảm bảo rằng tính chất, xuất xứ, điều kiện, số lượng và trị giá của hàng hóa phù hợp với những chi tiết đã khai trong Tờ khai hàng hóa;

E18./ F13.

thuế xuất khẩu và thuế khác” là thuế Hải quan và tất cả các khoản thuế và phí khác phải thu liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, nhưng không bao gồm các khoản phí nằm trong giới hạn chi phí thích hợp của các dịch vụ do cơ quan Hải quan cung cấp hay các phí do cơ quan Hải quan thu thay mặt cho cơ quan khác của Nhà nước;

E19./ F8.

khai báo hàng hóa” là việc khai báo theo hình thức do cơ quan Hải quan quy định, theo đó bên hữu quan nêu ra thủ tục Hải quan áp dụng cho số hàng đó và cung cấp các số liệu mà cơ quan Hải quan yêu cầu để áp dụng chế độ đó;

E20./ F14.

thuế nhập khẩu và thuế khác” là thuế Hải quan và tất cả các thuế, lệ phí hay phí khác phải thu liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa, nhưng không bao gồm các phí nằm trong giới hạn chi phí thích hợp của các dịch vụ do cơ quan Hải quan cung cấp hay do cơ quan Hải quan thu thay mặt cho cơ quan khác của Nhà nước;

E21./ F1.

tương trợ hành chính” là hành động của cơ quan Hải quan thay mặt hoặc phối hợp với cơ quan Hải quan của nước khác nhằm đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Luật Hải quan và nhằm việc ngăn chặn, điều tra và chống các vi phạm pháp luật Hải quan;

E22./ F21.

sự tắc trách” là việc Hải quan không hành động hay không đưa ra quyết định do Luật Hải quan quy định trong một thời hạn thích hợp đối với vụ việc đã được đệ trình hợp lệ cho họ;

E23./ F22.

người” bao gồm cả pháp nhân và thể nhân, trừ khi hoàn cảnh có yêu cầu khác;

E24./ F20.

giải phóng hàng” là hành động của cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền định đoạt của bên hữu quan;

E25./ F24.

hoàn thuế” là việc trả lại, toàn bộ hay một phần, số thuế hải quan và thuế khác đã nộp đối với hàng hóa và việc xoá nợ thuế, toàn bộ hay một phần, nếu thuế hải quan và thuế khác đó chưa nộp;

E26./ F17.

bảo lãnh” là việc cam kết với cơ quan Hải quan thực hiện đầy đủ một nghĩa vụ nào đó với cơ quan Hải quan. Bảo lãnh được coi là “bảo lãnh chung” nếu hình thức bảo lãnh đó cam kết rằng các nghĩa vụ phát sinh từ nhiều hoạt động sẽ được thực hiện;

E27./ F26.

bên thứ ba” là bất cứ người nào giao dịch trực tiếp với cơ quan Hải quan, vì lợi ích hay thay mặt cho người khác, trong lĩnh vực nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hóa.

Chương III

THÔNG QUAN VÀ CÁC THỦ TỤC HẢI QUAN KHÁC

ĐƠN VỊ HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN

3.1 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải chỉ định các đơn vị Hải quan tại đó hàng hóa có thể được xuất trình hay được làm thủ tục thông quan. Khi quyết định về thẩm quyền hay về địa điểm cũng như giờ làm việc của các đơn vị Hải quan đó, trong các yếu tố sẽ được tính đến cần đặc biệt lưu ý đến yếu tố về yêu cầu của của hoạt động kinh doanh.

3.2 Chuẩn mực

Theo yêu cầu của bên hữu quan và nếu có những lý do được Hải quan chấp nhận là hợp lý, thì tùy theo nguồn lực đang có, cơ quan Hải quan phải thực hiện các chức năng đã được quy định đối với thủ tục và các thông lệ Hải quan ngoài giờ làm việc chính thức và bên ngoài trụ sở đơn vị Hải quan. Mọi phí tổn trả cho cơ quan Hải quan chỉ giới hạn trong khoảng tương đương với giá trị các dịch vụ do Hải quan cung cấp.

3.3 Chuẩn mực

Khi các đơn vị Hải quan nằm trên đường biên giới chung, thì các cơ quan Hải quan có liên quan phải phối hợp thời gian làm việc và thẩm quyền của các đơn vị Hải quan đó.

3.4 Chuẩn mực chuyển tiếp

Tại các điểm qua lại biên giới chung, khi có thể, các cơ quan Hải quan chủ quản có liên quan phải thực hiện kiểm tra phối hợp.

3.5 Chuẩn mực chuyển tiếp

Khi cơ quan Hải quan dự định thiết lập một đơn vị Hải quan mới hay chuyển đổi một đơn vị Hải quan đang hoạt động tại điểm qua lại biên giới chung, thì khi có thể, phải hợp tác với Hải quan của nước láng giềng để xây dựng đơn vị Hải quan liền kề nhằm tạo thuận lợi cho việc phối hợp kiểm tra.

NGƯỜI KHAI HẢI QUAN

(a) Người được phép hoạt động với tư cách người khai hải quan

3.6 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định các điều kiện để căn cứ vào đó một người được hoạt động với tư cách là người khai hải quan.

3.7 Chuẩn mực

Bất cứ người nào có quyền định đoạt đối với hàng hóa đều có quyền hoạt động với tư cách người khai hải quan.

(b) Trách nhiệm của người khai hải quan

3.8 Chuẩn mực

Người khai hải quan phải chịu trách nhiệm trước cơ quan Hải quan về sự chuẩn xác của các thông tin cung cấp trong Tờ khai hàng hóa và về việc thanh toán các khoản thuế hải quan và thuế khác.

(c) Quyền lợi của người khai hải quan

3.9 Chuẩn mực

Trước khi nộp Tờ khai hàng hóa, theo các điều kiện do cơ quan Hải quan quy định, người khai hải quan được phép:

a. kiểm tra hàng hóa; và

b. lấy mẫu hàng hóa.

3.10 Chuẩn mực

Hải quan không được yêu cầu phải có Tờ khai hàng hóa riêng biệt đối với các mẫu hàng hóa được phép lấy ra dưới sự giám sát của Hải quan, với điều kiện là các mẫu đó đã được đưa vào Tờ khai hàng hóa liên quan đến cả lô hàng tương ứng.

TỜ KHAI HÀNG HÓA

(a) Hình thức và nội dung của Tờ khai hàng hóa

3.11 Chuẩn mực

Nội dung của Tờ khai hàng hóa do Hải quan quy định. Mẫu Tờ khai hàng hóa phải phù hợp với mẫu trình bày của Liên Hợp Quốc.

Đối với quy trình thông quan tự động, hình thức Tờ khai hàng hóa đăng ký bằng phương tiện điện tử phải dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế đối với việc trao đổi thông tin điện tử như quy định trong các Khuyến nghị của Hội đồng Hợp tác Hải quan về công nghệ thông tin.

3.12 Chuẩn mực

Hải quan phải giới hạn những dữ liệu yêu cầu trong Tờ khai hàng hóa trong khuôn khổ những thông tin được coi là cần thiết cho việc tính và thu thuế hải quan, thuế khác, cho việc lập số liệu thống kê và cho việc thi hành Luật Hải quan.

3.13 Chuẩn mực

Nếu người khai hải quan không có đủ các thông tin theo yêu cầu đối với một Tờ khai hàng hóa và nếu có lý do chính đáng được Hải quan chấp nhận, thì được phép nộp tờ khai tạm hay tờ khai chưa hoàn chỉnh, với điều kiện các tờ khai đó phải có đủ các thông tin mà Hải quan cho là cần thiết và người khai hải quan phải tiến hành hoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định.

3.14 Chuẩn mực

Nếu Hải quan cho đăng ký một tờ khai tạm hay tờ khai chưa hoàn chỉnh, thì việc áp mã số thuế cho hàng hóa không được khác với mã số thuế sẽ được áp dụng nếu ngay từ đầu đã nộp Tờ khai hàng hóa hoàn chỉnh chuẩn xác.

Việc giải phóng hàng không được phép trì hoãn với điều kiện các khoản bảo đảm đã được nộp nhằm đảm bảo cho việc thu các loại thuế hải quan và thuế khác.

3.15 Chuẩn mực

Hải quan chỉ yêu cầu nộp bản chính Tờ khai hàng hóa và số lượng tối thiểu cần thiết các bản sao của Tờ khai.

(b) Chứng từ đi kèm Tờ khai hàng hóa

3.16 Chuẩn mực

Để xác minh Tờ khai hàng hóa, Hải quan chỉ yêu cầu những chứng từ nào cần thiết cho việc kiểm tra thương vụ và để đảm bảo là tất cả các yêu cầu đối với việc thi hành Luật Hải quan đã được tuân thủ.

3.17 Chuẩn mực

Nếu một số chứng từ đi kèm không nộp được cùng với Tờ khai hàng hóa vì những lý do được Hải quan chấp nhận là chính đáng, Hải quan phải cho phép nộp chậm những chứng từ đó trong thời hạn quy định.

3.18 Chuẩn mực chuyển tiếp

Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp các chứng từ đi kèm bằng phương tiện điện tử.

3.19 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan không được yêu cầu bản dịch của các thông tin có trong các chứng từ đi kèm trừ khi điều đó cần thiết cho việc xử lý Tờ khai hàng hóa.

NỘP, ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA TỜ KHAI HÀNG HÓA

3.20 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp Tờ khai hàng hóa tại bất cứ đơn vị Hải quan nào đã được chỉ định.

3.21 Chuẩn mực chuyển tiếp

Cơ quan Hải quan phải cho phép nộp Tờ khai hàng hóa bằng phương tiện điện tử.

3.22 Chuẩn mực

Tờ khai hàng hóa phải được nộp trong những giờ do Hải quan quy định.’

3.23 Chuẩn mực

Nếu luật pháp quốc gia quy định thời hạn cho việc nộp Tờ khai hàng hóa, thời hạn được phép đó phải đủ để cho phép người khai hải quan hoàn thành Tờ khai hàng hóa và tìm được các chứng từ đi kèm theo yêu cầu.

3.24 Chuẩn mực

Theo yêu cầu của người khai hải quan và nếu có lý do chính đáng được Hải quan chấp nhận, cơ quan Hải quan phải gia hạn thời hạn đã quy định cho việc nộp Tờ khai hàng hóa.

3.25 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải có quy định cho phép nộp, đăng ký hoặc kiểm tra Tờ khai hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm trước khi hàng hóa đến.

3.26 Chuẩn mực

Nếu không thể đăng ký được Tờ khai hàng hóa, cơ quan Hải quan phải nêu rõ lý do cho người khai hải quan.

3.27 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải cho phép người khai hải quan được sửa đổi bổ sung Tờ khai hàng hóa đã nộp, với điều kiện khi nhận được yêu cầu đó, cơ quan Hải quan chưa bắt đầu kiểm tra Tờ khai hàng hóa hay kiểm tra hàng hóa.

3.28 Chuẩn mực chuyển tiếp

Cơ quan Hải quan phải cho phép người khai hải quan được sửa đổi bổ sung Tờ khai hàng hóa ngay cả khi nhận được yêu cầu sau khi việc kiểm tra Tờ khai hàng hóa đã bắt đầu, nếu những lý do do người khai hải quan đưa ra được cơ quan Hải quan chấp nhận là hợp lý.

3.29 Chuẩn mực chuyển tiếp

Người khai Hải quan phải được phép rút lại Tờ khai hàng hóa và khai báo theo chế độ Hải quan khác với điều kiện yêu cầu rút lại đó phải được đề nghị với Hải quan trước khi hàng hóa được giải phóng và những lý do đưa ra được Hải quan chấp nhận là hợp lý.

3.30 Chuẩn mực

Việc kiểm tra Tờ khai hàng hóa phải được thực hiện vào cùng thời điểm hay ngay sau khi Tờ khai hàng hóa được đăng ký.

3.31 Chuẩn mực

Nhằm mục đích kiểm tra Tờ khai hàng hóa, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện những hoạt động được cho là cần thiết nhất nhằm đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan.

CHẾ ĐỘ RIÊNG CHO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ƯU TIÊN

3.32 Chuẩn mực chuyển tiếp

Đối với những người được ưu tiên đáp ứng các tiêu chuẩn do cơ quan Hải quan quy định, như có truyền thống tuân thủ các quy định của Hải quan và có một hệ thống quản lý sổ sách kinh doanh tốt, cơ quan Hải quan phải cho phép:

● giải phóng hàng trên cơ sở những thông tin tối thiểu cần thiết cho phép xác định được hàng hóa và cho phép hoàn thành Tờ khai hàng hóa sau;

● làm thủ tục thông quan tại trụ sở của người khai hải quan hay tại các địa điểm khác được cơ quan Hải quan cho phép; và tùy theo khả năng cho phép, được thực hiện các thủ tục ưu đãi khác như:

● cho phép sử dụng một Tờ khai hàng hóa duy nhất đối với tất cả các lần xuất khẩu hay nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định nếu hàng hóa đó thường xuyên được xuất khẩu hay nhập khẩu bởi cùng một người;

● người được ưu tiên sử dụng sổ sách kinh doanh của mình để tự tính thuế hải quan và thuế khác, và, tùy theo trường hợp, để đảm bảo việc tuân thủ các quy định khác của Hải quan;

● cho phép nộp Tờ khai hàng hóa bằng cách nộp/sử dụng sổ sách của người được ưu tiên trước, sau đó mới bổ sung bằng Tờ khai hàng hóa.

KIỂM TRA HÀNG HÓA

(a) Thời gian cần thiết cho việc kiểm tra hàng hóa

3.33 Chuẩn mực

Nếu cơ quan Hải quan quyết định rằng hàng hóa đã khai báo phải được kiểm tra thực tế, thì việc kiểm tra đó phải được tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi Tờ khai hàng hóa đã được đăng ký

3.34 Chuẩn mực

Nếu việc kiểm tra phải phân lịch, phải ưu tiên kiểm tra trước đối với động vật sống và hàng hóa dễ hư hỏng cũng như hàng hóa khác mà Hải quan chấp nhận là có yêu cầu khẩn cấp.

3.35 Chuẩn mực chuyển tiếp

Nếu hàng hóa phải được một cơ quan khác có thẩm quyền kiểm tra và cơ quan Hải quan cũng đã lên lịch kiểm tra hàng hóa đó, thì Hải quan phải đảm bảo sao cho các hoạt động kiểm tra đó được phối hợp với nhau và, nếu có thể, được tiến hành vào cùng một thời gian.

(b) Sự có mặt của người khai hải quan tại thời điểm kiểm tra hàng hóa

3.36 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải xem xét đề nghị của người khai hải quan là được có mặt hay cử người đại diện có mặt trong quá trình kiểm tra hàng hóa. Yêu cầu này phải được đáp ứng trừ phi có những tình huống đặc biệt.

3.37 Chuẩn mực

Nếu thấy có ích, cơ quan Hải quan phải yêu cầu người khai hải quan có mặt hay cử người đại diện có mặt trong quá trình kiểm tra hàng hóa để những người đó đưa ra những hỗ trợ khi cần thiết nhằm tạo thuận lợi cho việc kiểm tra đó.

(c) Việc lấy mẫu hàng bởi cơ quan Hải quan

3.38 Chuẩn mực

Mẫu hàng chỉ được lấy khi cơ quan Hải quan thấy điều đó cần thiết cho việc xác định mã số thuế và/hay giá trị của hàng hóa khai báo hay để đảm bảo việc thi hành các quy định khác của luật pháp quốc gia. Mẫu chỉ được lấy ở mức tối thiểu cần thiết.

SAI SÓT

3.39 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan không được áp dụng hình phạt nặng nếu xác định được rằng các sai sót là do sơ ý và không xảy ra do ý định gian lận hay do các bất cẩn nghiêm trọng. Nếu cơ quan Hải quan thấy cần thiết phải cảnh cáo để không lặp lại các sai sót đó, thì có thể áp dụng hình phạt nhưng không được quá nặng so với mức cần thiết cho mục đích đó.

Giải phóng hàng

3.40 Chuẩn mực

Hàng hóa đã khai báo phải được giải phóng ngày sau khi Hải quan đã kiểm tra hàng hay đã quyết định không kiểm tra hàng, với điều kiện:

● không phát hiện có vi phạm;

● đã có các giấy phép xuất khẩu hay nhập khẩu hay bất cứ giấy tờ gì khác;

● đã có các giấy phép liên quan đến thủ tục;

● các loại thuế hải quan và thuế khác đã được thanh toán hay đã thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho việc thu các loại thuế đó.

3.41 Chuẩn mực

Nếu cơ quan Hải quan đảm bảo được rằng người khai Hải quan sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục có liên quan đến việc thông quan thì phải giải phóng hàng ngay, với điều kiện người khai hải quan xuất trình được các chứng từ thương mại hay công văn cung cấp các thông tin chủ yếu của lô hàng có liên quan và chấp nhận được đối với cơ quan Hải quan, và nếu có yêu cầu, các biện pháp bảo đảm đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho việc thu các loại thuế hải quan và thuế khác hiện hành.

3.42 Chuẩn mực

Khi cơ quan Hải quan quyết định phải tiến hành kết quả phân tích thí nghiệm mẫu hàng, cung cấp các tài liệu kỹ thuật chi tiết hay ý kiến tư vấn của các chuyên gia, Hải quan phải giải phóng hàng trước khi có kết quả kiểm tra nói trên, với điều kiện các biện pháp bảo đảm đã được thực hiện và nếu xác định được hàng hóa đó không thuộc diện hàng cấm hay bị hạn chế.

3.43 Chuẩn mực

Khi phát hiện được vi phạm, cơ quan Hải quan không cần phải đợi đến khi hoàn thành thủ tục hành chính hay pháp lý mới giải phóng hàng, với điều kiện hàng hóa đó không thuộc loại bị tịch thu sung công quỹ, đền bù hay cần thiết để làm vật chứng trong các giai đoạn sau và nếu người khai hải quan thanh toán thuế hải quan và thuế khác và thực hiện các biện pháp bảo lãnh cho việc thu bổ sung các loại thuế đó hay để thi hành các hình phạt có thể được áp dụng.

TỪ BỎ HAY TIÊU HỦY HÀNG HÓA

3.44 Chuẩn mực

Nếu hàng hóa chưa được giải phóng cho tiêu dùng nội địa hay đã được đặt dưới một chế độ Hải quan khác, và nếu không có vi phạm nào được phát hiện, bên hữu quan sẽ không phải trả hoặc được hoàn lại thuế hải quan và các thuế khác:

● nếu, theo yêu cầu của người đó, hàng hóa được từ bỏ để sung công quỹ hay bị tiêu hủy hay bị làm mất giá trị thương mại theo quyết định của cơ quan Hải quan. Mọi chi phí phát sinh vẫn do bên hữu quan gánh chịu;

● khi hàng hóa đó bị phá huỷ hay mất mát không khắc phục được do tai nạn hay nguyên nhân bất khả kháng, với điều kiện việc hư hỏng hay mất mát đó được chứng minh rõ ràng với cơ quan Hải quan

● khi hàng hóa bị hao hụt do chính tính chất của hàng hóa và sự hao hụt đó được chứng minh rất rõ ràng với cơ quan Hải quan.

Mọi phế liệu còn lại sau khi hủy, nếu được đưa vào tiêu dùng nội địa hay để xuất khẩu, đều phải chịu thuế hải quan và thuế khác áp dụng như đối với phế liệu nhập khẩu hay xuất khẩu trong trạng thái đó.

3.45 Chuẩn mực chuyển tiếp

Nếu Hải quan tiến hành bán những hàng hóa không được khai báo trong thời hạn quy định hay không thể giải phóng được mặc dù không phát hiện có vi phạm, thì tiền bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản thuế hải quan và thuế khác cũng như các khoản lệ phí và các phí tổn khác phát sinh, phải được gửi trả cho người nào có quyền nhận khoản tiền bán hàng đó, và nếu không thể thực hiện được điều đó thì tạm giữ cho họ trong một khoảng thời gian được quy định.

Chương IV

THUẾ HẢI QUAN VÀ THUẾ KHÁC

A. TÍNH THUẾ, THU THUẾ VÀ NỘP THUẾ HẢI QUAN VÀ THUẾ KHÁC

4.1 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định những trường hợp phát sinh nghĩa vụ thuế hải quan và thuế khác.

4.2 Chuẩn mực

Khoảng thời gian trong đó thuế hải quan và thuế khác được áp dụng phải được quy định trong luật pháp quốc gia. (Luật pháp quốc gia phải quy định khoảng thời gian áp dụng thuế hải quan và thuế khác.) Việc tính thuế phải được thực hiện trong thời gian sớm nhất có thể, sau khi Tờ khai hàng hóa được nộp hoặc nói cách khác là sau khi phát sinh nghĩa vụ thuế-.

4.3 Chuẩn mực

Những yếu tố làm cơ sở cho việc tính thuế cũng như các điều kiện xác định các yếu tố đó phải được quy định trong luật pháp quốc gia.

4.4 Chuẩn mực

Thuế suất thuế hải quan và thuế khác phải được công bố trên phương tiện thông tin chính thức.

4.5 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định thời điểm xác định thuế suất thuế hải quan và thuế khác.

4.6 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định các phương pháp có thể được sử dụng để nộp thuế hải quan và thuế khác.

4.7 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định (những) người phải chịu trách nhiệm về việc nộp thuế hải quan và thuế khác.

4.8 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định cụ thể ngày nộp thuế và địa điểm nộp thuế.

4.9 Chuẩn mực

Nếu luật pháp quốc gia quy định rằng thời hạn nộp thuế có thể là sau khi giải phóng hàng thì thời hạn đó phải sau ngày giải phóng hàng ít nhất là mười ngày. Không được thu một khoản lãi suất nào cho khoảng thời gian giữa thời điểm giải phóng hàng và thời hạn nộp thuế.

4.10 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định khoảng thời gian trong đó cơ quan Hải quan có thể thực hiện hành động pháp lý nhằm thu hồi khoản thuế hải quan và thuế khác không được nộp đúng hạn.

4.11 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định lãi suất tính trên số thuế hải quan và thuế khác chưa được nộp đúng thời hạn quy định và những điều kiện để áp dụng lãi suất đó.

4.12 Chuẩn mực

Khi thuế hải quan và thuế khác đã được nộp, phải phát hành cho người nộp thuế hóa đơn chứng nhận việc nộp thuế, trừ khi có vật chứng khác chứng minh cho việc đã nộp thuế.

4.13 Chuẩn mực chuyển tiếp

Luật pháp quốc gia phải quy định trị giá tối thiểu và/hay số thuế hải quan và thuế khác tối thiểu mà dưới mức đó không thu thuế hải quan và thuế khác.

4.14 Chuẩn mực

Nếu cơ quan Hải quan phát hiện ra rằng những sai sót trên Tờ khai hàng hóa hay trong việc tính thuế hải quan và thuế khác sẽ hay đã dẫn đến việc thu hay truy thu một số thuế hải quan và thuế khác nhỏ hơn số thuế phải thu theo luật định, thì phải sửa các sai sót đó và tiến hành thu số thuế còn thiếu. Tuy nhiên, nếu số thuế nói trên nhỏ hơn số thuế tối thiểu quy định trong luật pháp quốc gia, thì cơ quan Hải quan không tiến hành thu hay truy thu số thuế đó.

B. NỘP CHẬM THUẾ HẢI QUAN VÀ THUẾ KHÁC

4.15 Chuẩn mực

Nếu cho phép nộp chậm thuế hải quan và thuế khác, luật pháp quốc gia phải quy định cụ thể những điều kiện trong đó việc nộp chậm thuế nói trên được phép thực hiện.

4.16 Chuẩn mực

(Trong phạm vi có thể, phải cho phép chậm nộp thuế mà không tính lãi) Việc nộp chậm thuế phải được phép thực hiện mà không phải chịu lãi suất ở mức độ nhất định.

4.17 Chuẩn mực

Thời gian nộp chậm thuế hải quan và thuế khác phải ít nhất là mười bốn ngày.

C. HOÀN THUẾ HẢI QUAN VÀ THUẾ KHÁC

4.18 Chuẩn mực

Việc hoàn thuế phải được thực hiện nếu xác định được rằng thuế hải quan và thuế khác đã được nộp quá mức do sai sót trong tính thuế.

4.19 Chuẩn mực

Việc hoàn thuế được thực hiện đối với hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu nếu phát hiện được rằng hàng hóa đó có khiếm khuyết hay không phù hợp với những tiêu chuẩn đã được thỏa thuận vào thời điểm nhập khẩu hay xuất khẩu và được gửi trả lại hoặc là cho người cung cấp hàng hoặc cho một người khác được người cung cấp hàng chỉ định, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

● hàng hóa chưa được gia công, sửa chữa hay sử dụng tại nước nhập khẩu, và được tái xuất trong một thời hạn hợp lý;

● hàng hóa chưa được gia công, sửa chữa hay sử dụng tại nước mà hàng hóa đó được xuất sang, và được tái nhập trong một thời hạn hợp lý.

Tuy nhiên, việc sử dụng hàng hóa không ảnh hưởng đến việc hoàn thuế nếu việc sử dụng đó là điều kiện không thể thiếu được để phát hiện ra các khiếm khuyết hay các tình huống khác dẫn đến việc tái nhập hay tái xuất hàng hóa đó.

Nếu không tái xuất hay tái nhập, hàng hóa có thể được từ bỏ để sung công quỹ hay được tiêu hủy hay làm cho mất giá trị thương mại dưới sự giám sát của Hải quan, tùy theo quyết định của cơ quan Hải quan. Việc từ bỏ để sung vào công quỹ hay tiêu hủy hàng hóa không được gây ra phí tổn cho công quỹ.

4.20 Chuẩn mực chuyển tiếp

Nếu cơ quan Hải quan cho phép hàng hóa ban đầu được khai báo theo một chế độ quản lý Hải quan có thuế hải quan và thuế khác, được chuyển sang một chế độ quản lý Hải quan khác, thì sẽ được hoàn trả tất cả số thuế đã nộp vượt ngoài mức thuế phải trả theo chế độ quản lý Hải quan mới.

(Nếu cơ quan hải quan cho phép hàng hóa ban đầu được khai báo theo một chế độ quản lý Hải quan và đã nộp thuế hải quan và thuế khác, được chuyển sang một chế độ quản lý Hải quan khác, và nếu số thuế đã nộp nhiều hơn số thuế phải nộp theo chế độ quản lý Hải quan mới thì số tiền đã nộp thừa sẽ được hoàn trả.)

4.21 Chuẩn mực

Các quyết định đối với yêu cầu hoàn thuế phải được ban hành, và thông báo bằng văn bản cho người có liên quan, không được chậm trễ nếu không có lý do chính đáng, và việc hoàn trả số thuế đã thu vượt phải được thực hiện trong thời hạn nhanh nhất có thể sau khi kiểm tra yêu cầu hoàn thuế.

4.22 Chuẩn mực

Nếu cơ quan Hải quan xác định được rằng số thuế thu vượt là do sai sót của cơ quan Hải quan trong việc tính thuế hải quan và thuế khác, thì việc hoàn thuế phải được ưu tiên hàng đầu.

4.23 Chuẩn mực

Nếu đã có ấn định thời hạn mà sau thời hạn đó yêu cầu hoàn thuế không được chấp nhận, thì thời hạn đó phải đủ dài để xem xét các tình huống khác nhau liên quan cụ thể đến từng loại trường hợp áp dụng việc hoàn thuế.

4.24 Chuẩn mực

Không thực hiện việc hoàn thuế nếu số thuế có liên quan nhỏ hơn số thuế tối thiểu do luật pháp quốc gia quy định.

Chương V

BẢO ĐẢM

5.1 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải liệt kê các trường hợp trong đó yêu cầu phải có bảo đảm và quy định những hình thức bảo đảm.

5.2 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải xác định trị giá khoản bảo đảm

5.3 Chuẩn mực

Người phải nộp bảo đảm phải được phép chọn bất kỳ hình thức bảo đảm nào với điều kiện cơ quan Hải quan có thể chấp nhận được hình thức đó.

5.4 Chuẩn mực

Nếu luật pháp quốc gia cho phép, cơ quan Hải quan không được yêu cầu nộp bảo đảm nếu có cơ sở tin rằng nghĩa vụ đối với Hải quan sẽ được thực hiện

5.5 Chuẩn mực

Nếu yêu cầu nộp bảo đảm để đảm bảo rằng những nghĩa vụ phát sinh từ một chế độ quản lý Hải quan phải được hoàn thành, cơ quan Hải quan phải chấp nhận một khoản bảo đảm chung, đặc biệt đối với những người khai Hải quan thường phải làm thủ tục khai báo hàng hóa tại các đơn vị Hải quan khác nhau trên lãnh thổ Hải quan.

5.6 Chuẩn mực

Nếu yêu cầu nộp bảo đảm, trị giá khoản bảo đảm phải nộp phải ở mức càng thấp càng tốt và, đối với việc nộp thuế hải quan và thuế khác, không được vượt quá mức thuế có thể phải nộp.

5.7 Chuẩn mực

Nếu đã được nộp, khoản bảo đảm phải được thanh khoản càng nhanh càng tốt sau khi cơ quan Hải quan thấy rằng những nghĩa vụ phải thực hiện dưới sự bảo đảm đó đã được thực hiện đúng quy định.

(Nếu đã được nộp, khoản bảo đảm phải được thanh khoản càng nhanh càng tốt, sau khi cơ quan Hải quan có đủ cơ sở để chấp nhận rằng các nghĩa vụ làm phát sinh bảo đảm, đã được thực hiện đúng quy định.)

Chương VI

KIỂM TRA HẢI QUAN

6.1 Chuẩn mực

Mọi hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải, nhập vào hay rời khỏi lãnh thổ Hải quan, bất kể là có phải chịu thuế hải quan và thuế khác hay không, đều là đối tượng kiểm tra Hải quan.

6.2 Chuẩn mực

Kiểm tra Hải quan phải được giới hạn ở mức cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ Luật Hải quan.

6.3 Chuẩn mực

Khi thực hiện kiểm tra Hải quan, cơ quan Hải quan phải áp dụng quản lý rủi ro.

6.4 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định người và hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải, cần được kiểm tra cũng như mức độ kiểm tra.

6.5 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải thực hiện một chiến lược đo lường mức độ tuân thủ luật pháp để hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro.

6.6 Chuẩn mực

Các hệ thống kiểm tra Hải quan cần phải bao gồm cả việc kiểm tra trên cơ sở kiểm toán.

6.7 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan cần phải tìm kiếm khả năng hợp tác với Hải quan nước khác và khả năng ký kết các hiệp định tương trợ hành chính nhằm nâng cao công tác kiểm tra Hải quan.

6.8 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan cần tìm kiếm khả năng hợp tác với giới kinh doanh và khả năng ký kết các Biên bản ghi nhớ nhằm nâng cao công tác kiểm tra Hải quan.

6.9 Chuẩn mực chuyển tiếp

Cơ quan Hải quan cần sử dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử ở mức cao nhất có thể nhằm nâng cao công tác kiểm tra Hải quan.

6.10 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan cần đánh giá các hệ thống thương mại của giới kinh doanh nếu các hệ thống đó có ảnh hưởng đến hoạt động Hải quan nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy định về Hải quan.

Chương VII

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

7.1 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải áp dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho các hoạt động Hải quan nếu việc áp dụng đó tiết kiệm hơn và mang lại hiệu quả hơn cho Hải quan cũng như cho giới kinh doanh. Hải quan phải quy định rõ các điều kiện cho việc áp dụng công nghệ thông tin.

7.2 Chuẩn mực

Khi đưa vào vận hành các ứng dụng máy tính, cơ quan Hải quan phải sử dụng các tiêu chuẩn thích hợp đã được quốc tế chấp nhận.

7.3 Chuẩn mực

Khi đưa vào áp dụng công nghệ thông tin cần tiến hành tham khảo càng nhiều càng tốt ý kiến của tất cả các bên liên quan bị tác động trực tiếp bởi việc áp dụng này.

7.4 Chuẩn mực

Luật quốc gia mới thông qua hay được sửa đổi cần quy định:

● các phương pháp thương mại điện tử như một phương án thay thế cho các yêu cầu về chứng từ dựa trên cơ sở giấy tờ;

● phương pháp xác minh bằng phương thức điện tử cũng như phương pháp xác minh trên cơ sở giấy tờ;

● quyền của cơ quan Hải quan trong việc lưu giữ thông tin để sử dụng, và tùy trường hợp, để trao đổi thông tin đó với Hải quan nước khác và với tất cả các bên khác được pháp luật cho phép bằng các phương tiện của các kỹ thuật thương mại điện tử.

Chương VIII

QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN HẢI QUAN VỚI BÊN THỨ BA

8.1 Chuẩn mực

Những bên hữu quan phải được lựa chọn tiến hành giao dịch với cơ quan Hải quan một cách trực tiếp hoặc thông qua một bên thứ ba hành động thay mặt cho họ.

8.2 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định những điều kiện trong đó một người có thể hoạt động vì và thay mặt cho một người khác trong quan hệ với cơ quan Hải quan và phải định rõ trách nhiệm của bên thứ ba đó về các khoản thuế hải quan và thuế khác cũng như về bất cứ hành vi vi phạm nào

8.3 Chuẩn mực

Những giao dịch Hải quan trong đó bên hữu quan lựa chọn việc tự tiến hành công việc của mình phải được đối xử không kém thuận lợi hơn cũng như không phải chịu các quy định ngặt nghèo hơn so với các giao dịch Hải quan được bên thứ ba tiến hành cho bên hữu quan đó.

8.4 Chuẩn mực

Người được chỉ định là bên thứ ba phải có được những quyền lợi như người đã chỉ định người đó trong những vấn đề có liên quan đến các giao dịch với cơ quan Hải quan.

8.5 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải cho phép bên thứ ba được tham dự vào các cuộc tham vấn chính thức của Hải quan với giới kinh doanh.

8.6 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải quy định rõ những tình huống trong đó Hải quan không tiến hành giao dịch với bên thứ ba.

8.7 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba về mỗi quyết định không tiến hành giao dịch.

Chương IX

THÔNG TIN, QUYẾT ĐỊNH VÀ CÁC QUY CHẾ DO HẢI QUAN CUNG CẤP

A. THÔNG TIN ÁP DỤNG CHUNG

9.1 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan cần đảm bảo rằng mọi thông tin mang tính chất thi hành chung liên quan đến Luật Hải quan luôn sẵn có để bất cứ người nào có quan tâm tham khảo .

9.2 Chuẩn mực

Khi thông tin đã cung cấp cần phải được sửa đổi bổ sung do có những thay đổi trong Luật Hải quan, trong các quy chế hay thủ tục hành chính, cơ quan Hải quan phải công bố các thông tin sửa đổi đó đủ sớm trước khi những thay đổi nói trên có hiệu lực nhằm cho phép các bên hữu quan tính trước được, trừ khi việc thông báo trước không được cho phép.

9.3 Chuẩn mực chuyển tiếp

Cơ quan Hải quan phải sử dụng công nghệ thông tin để cải thiện việc cung cấp thông tin.

B. THÔNG TIN CÓ NỘI DUNG CỤ THỂ

9.4 Chuẩn mực

Theo yêu cầu của người có liên quan, cơ quan Hải quan phải cung cấp, càng nhanh chóng và càng chính xác càng tốt, thông tin có liên quan đến những vụ việc cụ thể do bên hữu quan nêu lên và thuộc lĩnh vực của Luật Hải quan.

9.5 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải cung cấp không chỉ những thông tin được yêu cầu một cách cụ thể mà còn tất cả những thông tin thích hợp khác mà Hải quan cho rằng bên hữu quan cần nắm được.

9.6 Chuẩn mực

Khi cung cấp thông tin, cơ quan Hải quan phải đảm bảo không tiết lộ những thông tin riêng hay thông tin mật có ảnh hưởng đến cơ quan Hải quan hay bên thứ ba trừ khi việc tiết lộ đó được luật pháp quốc gia yêu cầu hay cho phép.

9.7 Chuẩn mực

Khi cơ quan Hải quan không thể cung cấp thông tin miễn phí, các phí được thu phải giới hạn trong khoảng chi phí thích hợp của dịch vụ được cung cấp.

C. CÁC QUYẾT ĐỊNH VÀ QUY CHẾ

9.8 Chuẩn mực

Theo yêu cầu bằng văn bản của bên có liên quan, cơ quan Hải quan phải thông báo quyết định của mình bằng văn bản trong thời hạn do luật pháp quốc gia quy định. Nếu quyết định trái ngược với mong muốn của bên có liên quan, thì phải nêu rõ nguyên nhân và giải thích rõ quyền được khiếu nại.

9.9 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải ban hành các quyết định có tính chất bắt buộc theo yêu cầu của bên có liên quan, với điều kiện cơ quan Hải quan có tất cả những thông tin mà họ cho là cần thiết.

Chương X

KHIẾU NẠI VỀ CÁC VẤN ĐỀ HẢI QUAN

A. QUYỀN KHIẾU NẠI

10.1 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định quyền được khiếu nại về các vấn đề Hải quan.

10.2 Chuẩn mực

Bất cứ người nào bị tác động trực tiếp bởi một quyết định hay một hành vi tắc trách nào của cơ quan Hải quan đều có quyền khiếu nại.

10.3 Chuẩn mực

Người bị tác động trực tiếp bởi một quyết định hay một hành vi tắc trách nào của cơ quan Hải quan, sau khi đã yêu cầu cơ quan Hải quan, đều có quyền được giải thích rõ các nguyên nhân dẫn đến quyết định hay đến sự tắc trách đó trong một thời hạn do luật pháp quốc gia quy định. Hành động này có thể dẫn đến và cũng có thể không dẫn đến việc khiếu nại.

10.4 Chuẩn mực

Luật pháp quốc gia phải quy định quyền khiếu nại ban đầu đến cơ quan Hải quan.

10.5 Chuẩn mực

Nếu khiếu nại đến cơ quan Hải quan bị bãi bỏ, người khiếu nại phải có quyền được khiếu nại đến một cơ quan có thẩm quyền khác độc lập với Hải quan.

10.6 Chuẩn mực

Ở cấp độ cuối cùng, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến tòa án.

B. HÌNH THỨC VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC KHIẾU NẠI

10.7 Chuẩn mực

Khiếu nại phải được thể hiện bằng văn bản trong đó trình bày những cơ sở dẫn đến việc khiếu nại.

10.8 Chuẩn mực

Phải quy định thời hạn cho việc đệ trình đơn khiếu nại đối với một quyết định của Hải quan và thời hạn này phải quy định sao cho người khiếu nại có đủ thời gian để nghiên cứu quyết định gây tranh cãi đó và chuẩn bị đơn khiếu nại.

10.9 Chuẩn mực

Khi có một đơn khiếu nại gửi đến, cơ quan Hải quan không được mặc nhiên yêu cầu phải nộp cả các chứng từ kèm theo đơn khiếu nại, nhưng trong những tình huống thích hợp, cần quy định một thời hạn hợp lý cho việc nộp các chứng cứ như vậy.

C. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

10.10 Chuẩn mực

Cơ quan Hải quan phải ra quyết định xử lý đối với mỗi trường hợp khiếu nại và thông báo quyết định này bằng văn bản cho người khiếu nại càng nhanh càng tốt.

10.11 Chuẩn mực

Nếu khiếu nại bị bác bỏ, cơ quan Hải quan phải nêu rõ các lý do bằng văn bản và giải thích cho người khiếu nại về quyền của người đó được tiếp tục khiếu nại đến một cơ quan hành chính hay độc lập khác và về thời hạn để tiến hành việc khiếu nại đó.

10.12 Chuẩn mực

Nếu khiếu nại được giải quyết, cơ quan Hải quan phải thi hành quyết định của mình hay các phán quyết của tòa án hay của cơ quan độc lập khác càng sớm càng tốt, trừ những trường hợp khi Hải quan phản đối phán quyết đó./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định thư sửa đổi Công ước Quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa Thủ tục Hải quan 1999

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.630

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.101.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!