Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 54/1998/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/07/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 54/1998/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 1998

 

NGHỊ ĐỊNH 

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/1998/NĐ-CP NGÀY 21/07/1998 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/CP NGÀY 20/3/1996 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điều quy định tại Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 và Điều 5 thuộc Chương I Nghị định số 16/CP.

1/Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 1.

1- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;

b) Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan;

c) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác (dưới đây gọi chung là hàng hoá, vật phẩm) và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam;

d) Hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, vật phẩm qua biên giới Việt Nam chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2- Cá nhân, tổ chức quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thực hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ban hành ngày 06 tháng 7 năm 1995.

3-Việc nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu sẽ không bị coi là vi phạm hành chính khi người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng thông báo đầy đủ với cơ quan Hải quan trước khi Hải quan kiểm tra hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. Quy định này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm là ma tuý, vũ khí, tài liệu phản động''.

2/ Điều 5 được bổ sung và chia thành hai điều như sau:

''Điều 5a. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính:

Hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch họa, sự kiện bất ngờ, trong tình thế khẩn thiết đều phải khai báo Hải quan theo quy định của pháp luật; phải đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải đó ra khỏi Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.

Điều 5b. áp dụng mức phạt tiền và hình thức phạt bổ sung.

1- Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền giảm xuống nhưng không được dưới mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng cao nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

Việc xem xét áp dụng mức xử phạt cụ thể phải căn cứ vào tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, theo nguyên tắc có lợi cho đương sự.

2- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp hành chính khác phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính".

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 thuộc Chương II Nghị định số 16/CP.

1/ Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 6. Vi phạm các quy định về thời gian khai báo, làm thủ tục hải quan:

1- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không làm thủ tục hải quan đúng thời hạn quy định của pháp luật.

2- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời gian đi và đến của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật;

b) Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải không đúng thời gian ghi trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật''.

2/ Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 7. Vi phạm quy định về niêm phong và áp tải hải quan.

1- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn niêm phong hải quan kho hàng hoá, hàng hoá, bao gói, vật phẩm, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.

2- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý mở niêm phong hải quan hoặc di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá, vật phẩm do Hải quan áp tải hoặc quy định không được di chuyển khi niêm phong.

3- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý mở niêm phong hải quan để thay đổi chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá (eticket), vật phẩm mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu tự ý tiêu thụ số hàng hoá, vật phẩm đã thay đổi thì ngoài việc phạt tiền còn phải hoàn lại số tiền tương ứng với trị giá hàng hoá, vật phẩm đã tự ý tiêu thụ.

4- Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này nếu dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu''.

3/ Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 8 .Vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan;

b) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng tuyến đường và cửa khẩu quy định;

c) Mang qua biên giới không khai báo hải quan đối với hàng hoá, vật phẩm mang vượt định lượng quy định của Nhà nước;

d) Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc diện Nhà nước không cho phép trao đổi.

2-Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu số hàng hoá, vật phẩm mang qua biên giới vượt quá tiêu chuẩn quy định không khai báo hải quan có trị giá trên 10.000.000 đồng.

3- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4- Vi phạm quy định tại các điểm b, c, d khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu hàng hoá, vật phẩm là tang vật vi phạm.

Trường hợp hàng hoá, vật phẩm vi phạm gây ô nhiễm môi trường thì buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu huỷ''.

4/ Điều 9 được sửa đổi và chia thành hai điều.

''Điều 9a. Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không đúng với khai báo hải quan.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu trái với quy định của Nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

3.Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc đưa ra khỏi Việt Nam hoặc không được xuất khẩu số hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu trái quy định của Nhà nước; nếu tang vật, phương tiện vi phạm là hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện thì bị tịch thu.

4. Trường hợp người nhận quà biếu không được thông báo trước hoặc có nghi ngờ về nội dung thực của hàng hoá, vật phẩm mình được nhận thì được Hải quan cho xem hàng hoá trước khi khai báo hải quan, nếu người nhận quà biếu yêu cầu. Việc xem trước hàng hoá phải chịu sự giám sát của Hải quan.

Điều 9b. Vi phạm quy định về hành lý xuất khẩu, nhập khẩu.

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý không khai báo hoặc khai báo không đúng theo quy định của khai báo hải quan.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai báo hải quan khi xuất khẩu hành lý trái với các quy định của Nhà nước về chính sách xuất khẩu;

b) Không khai báo hải quan khi nhập khẩu hành lý mà Nhà nước cấm nhập khẩu.

3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này thì không được xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Việt Nam số hành lý trái quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc bị tịch thu nếu hàng hoá, vật phẩm thuộc diện cấm xuất khẩu, nhập khẩu''.

5/ Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 10. Vi phạm quy định về tài sản di chuyển, tài sản thừa kế xuất khẩu, nhập khẩu:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không khai báo hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế thuộc diện Nhà nước không cho xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Trong trường hợp tài sản di chuyển, tài sản thừa kế là ngoại tệ, kim khí quý, đá quý khi xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam''.

6/ Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan:

1- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Tự ý lên, xuống phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra hải quan;

b) Không dừng phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan;

2- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về quản lý hải quan khi đưa tàu biển vận chuyển hàng xuất khẩu, nhập khẩu trên các tuyến đường quốc tế vào trái cảng Việt Nam.

3- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Tự ý cặp mạn tàu, thuyền chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;

b) Không chấp hành hiệu lệnh của Hải quan khi di chuyển phương tiện vận tải trong khu vực kiểm soát hải quan;

c) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá để Hải quan kiểm tra.

4- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Đưa vào khu vực kiểm soát hải quan hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu trong khu vực kiểm soát hải quan mà không đủ giấy tờ hợp pháp;

b) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép trong khu vực kiểm soát hải quan;

c) Điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định;

d) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong vận đơn không có lý do xác đáng.

5- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Tẩu tán hoặc vứt bỏ hàng hoá, vật phẩm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan.

b) Ngăn cản việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính của Hải quan hoặc đánh tráo, tẩu tán tang vật vi phạm hành chính về hải quan đã bị phát hiện, tạm giữ mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa, tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát Hải quan.

6- Ngoài việc phạt tiền, còn bị phạt bổ sung hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Buộc rời khỏi phương tiện vận tải nếu vi phạm điểm a khoản 1; điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc dừng phương tiện vận tải và thực hiện yêu cầu kiểm tra của Hải quan nếu vi phạm điểm b khoản 1; điểm b, c khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm b khoản 4; khoản 5 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong vòng 30 ngày, nếu tái phạm quy định tại điểm a, c khoản 4 và khoản 5 Điều này''.

7/ Điều 12 được bổ sung, sửa đổi và chia thành 3 điều như sau:

'' Điều 12a. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan.

1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Không xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc xác định tính hợp pháp của hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;

b) Không đưa hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.

2- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Mua, bán, chuyển nhượng hàng hoá, vật phẩm thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định;

b) Tự ý thay đổi bao bì hàng hoá, vật phẩm đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;

c) Tự ý sử dụng hàng hoá, vật phẩm được giao chủ hàng quản lý chờ làm thủ tục hải quan.

3- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng nội dung giấy phép;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm không đúng với khai báo hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã hàng, chủng loại, trị giá, xuất xứ hàng hoá;

c) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Đánh tráo hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan với hàng hoá, vật phẩm chưa kiểm tra hải quan;

4- Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2; điểm b, c khoản 3 Điều này, dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái với quy định về ưu đãi miễn trừ hải quan;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái với quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc danh mục hàng cấm nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm giả mạo xuất xứ Việt Nam;

e) Đưa hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vận tải vào Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

g) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;

h) Chuyển nhượng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;

i) Giả mạo giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

6- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.

7- Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc có thể bị áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Tịch thu hàng hoá, vật phẩm nếu vi phạm quy định tại điểm d khoản 3; khoản 5 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 30 ngày đến 90 ngày đối với một trong các vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 3; điểm h, i khoản 5 Điều này nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

c) Buộc đưa ra khỏi Việt Nam nếu vi phạm điểm a khoản 3 mà hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chung;

d) Buộc đưa ra khỏi Việt Nam trong vòng từ 7 đến 15 ngày hoặc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm nếu vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

8- Đối với những vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, sau khi thi hành xong quyết định xử phạt, hàng hoá được giải quyết như sau:

a) Hàng là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu, hàng đi theo chương trình đầu tư nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu theo nguồn vốn ''hỗ trợ phát triển chính thức - ODA'', nếu nhập thừa so với khai báo hải quan nhưng có trong hợp đồng, giấy phép thì được trừ lùi vào hợp đồng, giấy phép; nếu chậm giấy phép thì được gia hạn nộp giấy phép trong vòng 60 ngày kể từ ngày đăng ký làm thủ tục hải quan. Quá 60 ngày không xin được giấy phép thì buộc phải tái xuất.

Trường hợp nhập thừa so với khai báo hải quan, không có trong hợp đồng, giấy phép mà không có lý do chính đáng thì tịch thu sung công quỹ.

b) Hàng tạm nhập, tái xuất: nếu nhập khẩu thừa so với khai báo hải quan, nhưng có trong hợp đồng hoặc giấy phép thì được trừ lùi vào hợp đồng, giấy phép; nếu không có trong hợp đồng hoặc giấy phép mà không có lý do chính đáng thì tịch thu sung công quỹ.

c) Hàng khuyến mại xuất khẩu, nhập khẩu thừa so với khai báo hải quan đều bị tịch thu sung công quỹ.

d) Hàng hóa nhập khẩu theo nguồn viện trợ không hoàn lại, khi nhập khẩu mà chưa có giấy phép, hoặc không đúng với thoả thuận viện trợ hàng hóa thì được gia hạn nộp giấy phép theo quy định taị điểm a khoản này, hoặc được bổ sung thoả thuận viện trợ hàng hóa khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu hàng hóa thuộc diện viện trợ khẩn cấp thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định việc giải toả hàng.

e) Hàng hoá, vật phẩm chờ tái xuất hoặc chờ đưa ra khỏi Việt Nam, không thuộc diện hàng cấm thì được gửi kho ngoại quan theo Quy chế gửi hàng vào kho ngoại quan.

Điều 12b . Vi phạm quy chế quản lý kho ngoại quan.

1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:

a) Đưa hàng hoá vào kho ngoại quan không đúng khai báo hải quan;

b) Vi phạm Quy chế quản lý kho ngoại quan.

2- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đưa hàng hoá, vật phẩm cấm gửi kho ngoai quan vào kho ngoại quan, đồng thời buộc đưa hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam trong vòng 10 ngày.

Điều 12c. Vi phạm Quy chế về quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu và nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

1- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm Quy chế quản lý hải quan đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và gia công xuất khẩu.

2- Vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này dẫn đến thất thu tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu''.

Điều 4. Bổ sung, sửa đổi Điều 16 và Điều 17 Chương III Nghị định số 16/CP.

1/ Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 16.

1- Thủ trưởng trực tiếp của nhân viên Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2- Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Tịch thu tang vật và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;

3- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi vi phạm quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì xử phạt theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và quyết định xử lý tiêu huỷ hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại;

d) Tước quyền sử dụng; thu hồi giấy phép hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

2/ Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 17.

1- Đối với hành vi có mức phạt tiền trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ kèm theo tang vật đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

2- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này.

3- ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức Hải quan thì thủ trưởng đơn vị bộ đội Biên phòng đóng tại địa điểm đó, chiến sĩ Biên phòng đang thi hành công vụ được quyền xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định tại mục 3, Điều 3 của Nghị định này.

4- Giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường khi phát hiện hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trái phép trên thị trường Việt Nam, thì xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11, sửa đổi, thuộc Điều 3 Nghị định này; điểm a khoản 2; điểm h, i khoản 5 Điều 12a sửa đổi, thuộc Điều 3 Nghị định này''.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 27 chương V Nghị định 16/CP như sau:

''Điều 27 . Xử lý đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hoặc tái xuất:

1- Hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá 90 ngày kể từ thời hạn cuối cùng phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật và đã được cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, sau 30 ngày không có người đến làm thủ tục hải quan thì bị sung công quỹ Nhà nước.

Hàng hoá, vật phẩm không xác định được chủ sở hữu, quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có người đến nhận thì bị sung công quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ. Quy định này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm mau hỏng hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ, môi trường.

2- Mọi trường hợp hàng hóa, vật phẩm theo quy định phải tái xuất, hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Hải quan mà đương sự không thi hành sẽ bị sung công quỹ hoặc tiêu huỷ''.

Điều 6. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 và 32 chương VI Nghị định số 16/CP .

1/ Điều 31 được sửa đổi như sau:

'' Điều 31. Khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính.

1- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 của Nghị định 16/CP về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan thì cá nhân, tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra Quyết định áp dụng các biện pháp này.

2- Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại trong vòng 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

3- Nếu người khiếu nại không đồng ý việc giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này thì có quyền khởi kiện tại Toà Hành chính''.

2/ Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

'' Điều 32. Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

2- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.

Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính.

Trường hợp người bị xử phạt khiếu nại với cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã ra Quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại vừa gửi khiếu nại đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt hành chính, vừa khởi kiện tại Toà Hành chính thì việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Toà Hành chính. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ vi phạm sang Toà Hành chính có thẩm quyền để giải quyết.

3- Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Hải quan tỉnh) được gửi cho chính người đã ra quyết định xử phạt giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh hoặc Cục trưởng cục Hải quan tỉnh thì có quyền gửi khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, hoặc khởi kiện tại Toà Hành chính.

Nếu người khiếu nại chỉ khiếu nại với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Hải quan tỉnh thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, Chủ tịch tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh phải xem xét, thay đổi quyết định của mình theo kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Nếu Chủ tịch tỉnh không đồng ý với kết luận của Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, thì Chủ tịch tỉnh khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định xử lý về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.

Trường hợp người khiếu nại vừa gửi khiếu nại đến Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan, vừa khởi kiện tại Toà Hành chính, thì Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan chuyển hồ sơ sang Toà Hành chính có thẩm quyền để xét xử.

4- Việc khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

5- Trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì đồng thời ra quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật''.

Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết.

Điều 7. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 54/1998/ND-CP

Hanoi, July 21, 1998

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No. 16-CP OF MARCH 20, 1996 OF THE GOVERNMENT ON THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF STATE MANAGEMENT OVER CUSTOMS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law of September 30, 1992 on Organization of the Government;
Pursuant to the Ordinance of July 6, 1995 on the Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Ordinance of February 20, 1990 on Customs;
At the proposal of the General Director of the General Department of Customs
,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of Decree No. 16-CP of March 20, 1996 of the Government on the sanctioning of administrative violations in the field of State management over customs.

Article 2.- To amend and supplement Article 1 and Article 5 of Chapter I of Decree No. 16-CP.

1.- Article 1 is amended and supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The administrative violations in the field of State management over customs include:

a/ The violations of regulations on customs procedures;

b) The violations of regulations on customs supervision, inspection and control;

c/ The violations of regulations on export, import or transit of goods, baggage, mails and parcels, foreign currencies, Vietnamese currency and other articles (hereafter collectively referred to as goods and articles) and transport means on entry, exit or transit in Vietnam.

d/ Acts of smuggling or illegal transportation of goods and/or articles across the Vietnamese border, which are not so serious to be examined for penal liability.

2. Individuals and organizations prescribed in Article 5 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations that commit administrative violations in the field of State management over customs shall be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree and the Ordinance on the Handling of Administrative Violations promulgated on July 6, 1995.

3. Any mistakes made during the process of sending exported or imported goods and/or articles shall not be considered administrative violations if the senders or their lawful representatives fully notify the customs authorities thereof before the latter examine such exported or imported goods and/or articles. This provision shall not apply to goods and articles which are narcotics, weapons or reactionary documents."

2.- Article 5 is amended and supplemented as follows:

"Article 5a.- Cases which shall not be handled as administrative violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5b.- Imposition of fines and forms of additional sanctions

1. The concrete amount of fine imposed on an administrative violation is the average level of the fine frame prescribed for such violation; if a violation involves an extenuating factor the fine amount may decrease but not lower than the minimum level of the fine frame; if it involves an aggravating factor the fine amount may be increased but not higher than the maximum level of the fine frame.

The consideration and imposition of a concrete fine amount must be based on the extenuating or aggravating factor(s) specified in Article 7 and Article 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations according to the principle that it is in favor of the involved parties.

2. Forms of additional sanctions and other administrative measures must be taken together with the principal sanctions."

Article 3.- To amend and supplement Articles 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Chapter II of Decree No. 16-CP.

1.- Article 6 is amended and supplemented as follows:

"Article 6.- Violations of the time limit for customs declaration and procedure clearance

1. To receive a warning or be fined from 50,000 VND to 200,000 VND for failure to complete the customs procedures according to the time limit prescribed by law;

2. To be fined from 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Failure to conduct temporary import for re-export; or temporary export for re-import, of goods, articles and/or transport means according to the time specified in the licenses, customs declarations or other papers as prescribed by law."

2.- Article 7 is amended and supplemented as follows:

"Article 7.- Violations of the regulations on customs sealing and escort:

1. To be fined from 200,000 VND to 1,000,000 VND for failure to keep intact the customs seal on the goods warehouse, goods, packages, articles and/or transport means which are under customs control and inspection.

2. To be fined from 500,000 VND to 2,000,000 VND for acts of unauthorized breaking of the customs seal or displacement of transport means, goods and/or articles which are being escorted by customs authorities or which, according to regulations, must not be displaced when being sealed..

3. To be fined from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for acts of unauthorized breaking of the customs seal to replace sealed goods and/or articles with those of different category, quantity, weight, quality, industrial design, origin and/or trademark, which are not so serious to be examined for penal liability. Unauthorized sale of replaced goods and/or articles shall not only result in a fine and but also the reimbursement of a sum of money equal to the value of goods and/or articles sold without permission.

4. Any violations of the provision in Clause 3 of this Article that cause losses of export or import tax shall be sanctioned in accordance with the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax."

3.- Article 8 is amended and supplemented as follows:

"Article 8.- Violations of the regulations on exchange of exports and/or imports among border population:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To carry across the border goods and/or articles other than those already declared to the customs authorities;

b/ To carry across the border goods and/or articles not through the designated routes and border gates;

c/ To carry across the border goods and/or articles in excess of the quotas set by the State without declaring them to the customs authorities.

c/ To carry across the border goods and/or articles banned from exchange by the State;

2. To be fined from 200,000 VND to 500,000 VND if the excess amount of goods and/or articles transported across the border without declaring them to the customs authorities, which is valued at over 10,000,000 VND.

3. To be fined from 500,000 VND to 1,000,000 VND for acts of carrying across the border goods and/or articles banned from import or export, which are not so serious to be examined for penal liability.

4. Violations of the provisions in Points b, c and d of Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article shall be subject to not only a fine but also confiscation of the goods and/or articles which are material evidences in the violations.

Goods and/or articles in a violation which cause environmental pollution shall be forced to be taken out of Vietnam or destroyed."

4.- Article 9 is amended and divided into two articles.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To receive a warning or be fined from 50,000 VND to 200,000 VND for acts of importing or exporting gifts other than those declared with the customs authorities.

2. To be fined from 500,000 VND to 2,000,000 VND for acts of exporting or importing gifts in contravention of the State's regulations on export and import.

3. Individuals and/or organizations that violate the provisions in Clause 2 of this Article shall be not only fined but also forced to take out of Vietnam or forbidden to export the goods and/or articles which are imported or exported in contravention of the State's regulations; material evidences and/or means involved in a violation which are goods or articles banned from export and/or import or conditional imports or exports shall be confiscated.

4. In cases where a gift recipient has not been informed in advance or is doubtful about the real content of the goods and/or article(s) sent to him/her, he/she may, at his/her request, be shown such goods by the customs authorities before making the customs declaration. Such a prior look at the goods must be under the supervision by the customs authorities.

Article 9b.- Violations of the regulations on exported or imported baggage.

1. To receive a warning or be fined from 20,000 VND to 200,000 VND for acts of exporting or importing baggages without making declarations or making incorrect declarations according to customs regulations on declaration.

2. To be fined from 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Failure to make the customs declaration when exporting baggages in contravention of the State's regulations on export;

b/ Failure to make the customs declaration when importing baggages which are banned from import by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.- Article 10 is amended and supplemented as follows:

"Article 10.- Violations of the regulations on export or import of displaced and inherited property:

To receive a warning or be fined from 100,000 VND to 500,000 VND for failure to make the customs declaration when exporting or importing displaced or inherited property which are banned from export or import by the State.

Exporting or importing displaced and inherited property which are foreign currency(ies), precious metal(s) or precious stones shall comply with the regulations of the State Bank of Vietnam."

6.- Article 11 is amended and supplemented as follows:

"Article 11.- Violations of the regulations on customs control:

1. To receive a warning or be fined from 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:

a/ Unauthorized embarkation on or disembarkation from the transport means which is under customs inspection;

b/ Failure to stop the transport means on exit from, entry into or in transit through Vietnam at the designated checkpoints for customs procedure clearance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To be fined from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Unauthorized docking of vessels or boats transporting exported or imported goods which are under customs inspection and supervision;

b/ Failure to obey orders of the customs authorities when driving the transport means in the area under customs control;

c/ Failure to obey requests to open goods stores for customs inspection.

4. To be fined from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Taking into the areas under customs control exported or imported goods and/or articles or displacement of transport means carrying exported or imported goods and/or articles in the area under customs control without sufficient valid papers;

b/ Harboring, trading in or transporting illegally imported goods and/or articles in the area under customs control;

c/ Failure to drive the transport means on exit or entry or in transit through Vietnam on the designated routes and through the designated gateways.

d/ Loading or unloading goods at a destination port other than the one designated in the bill of lading without a plausible reason.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Dispersing or jettisoning goods and/or articles to evade customs inspection and control;

b/ Hindering the customs authorities to take preventive administrative measures or replacing or removing material evidences detected and seized in administrative violations of customs regulations, which are not so serious to be examined for penal liability;

c/ Unauthorized loading or unloading of goods, unauthorized trans-shipment, removal of goods from one ship or car to another, car detachment or sale of goods and/or articles which are exported, imported or in transit and under the customs inspection and control.

6. Apart from fines, additional sanctions or other administrative measures shall be imposed on one of the following violations:

a/ To be forced to leave the transport means if they violate the provisions of Point a, Clause 1, or Point a, Clause 3 of this Article;

b) To be forced to halt the transport means and comply with inspection requests of the customs authorities if they violate the provisions of Point b, Clause 1 or Points b and c, Clause 3, of this Article;

c/ To have the material evidences confiscated if they violate the provisions of Point b, Clause 4 Clause 5 of this Article;

d/ To have the right to use the license for export, import and transit stripped for 30 days if they repeat the violation of the provisions of Points a and b, Clause 4, and Clause 5, of this Article."

7.- Article 12 is amended, supplemented and divided into three articles as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To be fined from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Failure to produce papers related to the verification of the legality of exported or imported goods and/or articles and transport means on entry or exit;

b/ Failure to take imported goods and/or articles to the designated place for customs procedure clearance.

2. To be fined from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Purchase, sale or assignment of goods and/or articles which are entitled to preferential tariff treatment in contravention of regulations;

b/ Unauthorized replacement of the packing of goods and/or articles which are under customs inspection and supervision;

c/ Unauthorized use of goods and/or articles which have been assigned to their owners for keeping pending the customs procedure clearance;

3. To be fined from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Export or import of goods and/or articles other than those stated in the licenses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Alteration of the appearance, composition and characteristics of goods so as to legalize their export or import;

d/ Replacement of goods and/or articles which have not been inspected by customs authorities with goods and/or articles already inspected by customs authorities.

4. Violations of the provisions in Point a, Clause 2; Points b and c, Clause 3 of this Article which cause loss of import or export tax shall be sanctioned in accordance with the Law on Export Tax and Import Tax.

5. To be fined from 15,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following violations:

a/ Exporting or importing goods and/or articles in contravention of the provisions on customs privileges and immunity

b/ Exporting or importing goods and/or articles in contravention of the State provisions on humanitarian aid;

c/ Exporting or importing goods which are on the list of goods the import or export of which is restricted or banned but the violation is not so serious to be examined for penal liability;

d/ Exporting or importing fake goods and/or articles of Vietnamese origin;

e/ Taking goods, articles and/or transport means into Vietnam without the permission of the competent Vietnamese State agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Assigning export and/or import licenses or their substitute papers;

h/ Falsification of papers in the customs dossiers so as to export and/or import goods but the violation is not so serious to be examined for penal liability;

6. To be fined from 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for one of the following violations which are not so serious to be examined for penal liability:

a/ Exporting or importing goods and/or articles which are hazardous to human health;

b/ Exporting or importing goods and/or articles which cause environmental pollution or spread epidemics and diseases.

7. Apart from fines, individuals and organizations committing administrative violations shall be subject to additional sanctions or possibly the following measures:

a/ Confiscation of goods and/or articles for violations of the provisions in Point d, Clause 3; Clause 5 of this Article;

b/ Stripping of the right to use the licenses for 30 to 90 days for recidivism or repeated violations of the provisions in Points a and c, Clause 3, Points f and g, Clause 5 of this Article;

c) Forcible re-export of imported goods from Vietnam for violations of Point a, Clause 3 if such imported goods are machinery, equipment and production chain in violation of the general technical standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. For violations of the provisions in Clause 3 of this Article, after the sanctioning decision is executed, the involved goods shall be dealt with as follows:

a/ For goods which are raw materials for the production of export goods or for export processing, goods imported under foreign investment programs, goods imported with the ODA capital source, if they are imported in excess of the amount declared to the customs authorities but such excess amount is included in the contract or license, it shall be deducted later from the contract or license; if the submission of such a license is delayed the time limit for submission can be extended to 60 days from the date of registration for customs procedure clearance, If no license is submitted after this time limit the imported goods shall have to be re-exported.

Any amount imported in excess of the amount already declared with the customs authorities which is not included in the contract or license without a plausible reason shall be confiscated and remitted into the public fund.

b/ For goods which are temporarily imported for re-export, if they are imported in excess of the amount already declared with the customs authorities but such excess amount is included in the contract or license, they shall be deducted later from the contract or license; if such excess amount is not included in the contract or license without a plausible reason, it shall be confiscated and remitted into the public fund.

c/ Any goods for the purpose of sale promotion which are exported or imported in excess of the amount already declared with the customs authorities shall be confiscated and remitted into the public fund.

d/ For goods imported with the non-refundable aid source, if they are imported without a license or at variance with the goods donation agreement, the time limit for submission of a license may be extended as stipulated in Point a of this Clause or such goods donation agreement may be supplemented if it is so permitted by a competent agency. If the goods are emergency aid the General Director of the General Department of Customs shall consider and decide the release of such goods.

e/ Goods and/or articles which are to be re-exported or taken out of Vietnam and which are not banned goods may be stored in a bonded warehouse(s) according to the Regulation on the storage of goods in bonded warehouses.

Article 12b.- Violations of the regulations on the management of bonded warehouses.

1. To be fined from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Violations of the Regulation on the management of bonded warehouses.

2. To be fined from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for acts of storing goods and/or articles banned from storage in bonded warehouses in a bonded warehouse and concurrently such goods are forced to be taken out of Vietnam within 10 days.

Article 12c.- Violations of the Regulation on customs management over processed goods for export and raw materials imported for the production of export goods.

1. To be fined from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for violations of the Regulation on customs management over raw material imported for the production of export goods or export processing.

2. Violations of the provisions in Clause 1 of this Article that cause losses of import or export tax shall be sanctioned in accordance with the Law on Export Tax and Import Tax."

Article 4.- To amend and supplement Article 16 and Article 17, Chapter III of Decree No. 16-CP.

1.- Article 16 is amended and supplemented as follows:

"Article 16.-

1. The immediate chief of customs officers has the powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To fine up to 200,000 VND.

2. The chief of the border gate customs, the chief of the control team of the provincial/municipal Customs Department; and the chief of the control team of the Department for Investigation against Smuggling under the General Department of Customs, have the powers:

a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 2,000,000 VND. Violations of the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax shall be sanctioned in accordance with such Law.

c/ To confiscate the material evidences and means employed in administrative violations which are valued at up to 20,000,000 VND.

3. The directors of the Customs Departments of the provinces or cities directly under the Central Government have the powers:

a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 20,000,000 VND. Violations of the provisions of the Law on Export Tax and Import Tax, they shall be sanctioned in accordance with such Law;

c/ To confiscate the material evidences and means employed in administrative violations and decide the destruction of goods and/or articles which are harmful to human health and poisonous cultural publications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.- Article 17 is amended and supplemented as follows:

"Article 17.-

1. With regard to violations subject to a fine of over 20,000,000 VND, the director of provincial/municipal Customs Department shall transfer their dossiers along with the material evidences to the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government for sanctioning decisions by the presidents of the provincial/municipal People's Committees and at the same time report them to the General Director of the General Department of Customs.

2. All violations of the customs legislation which occur on the land, in the territorial waters, on the continental shelf and in the exclusive economic zone of the Socialist Republic of Vietnam shall be handled by the customs authorities in charge of the area where the violations occur according to their competence defined in this Decree.

3. In places along the national border where there are no customs offices, the chiefs of the border guard units situated therein and the border guard members on duty shall be entitled to sanction customs-related administrative violations in accordance with the provisions in Clause 3, Article 3 of this Decree.

4. The directors of the Police Departments of the provinces and cities directly under the Central Government, the economic police and the market management agency that detect goods and/or articles which are imported illegally or in transit or temporarily imported for re-export and are illegally sold on the Vietnamese market shall decide to sanction such violations in accordance with the provisions in Point b, Clause 4, Article 11, amended, in Article 3 of this Decree, Point a, Clause 2; Points g and h, Clause 5, Article 12a, amended, in Article 3 of this Decree."

Article 5.- To amend and supplement Article 27, Chapter V of Decree No. 16-CP as follows:

"Article 27.- Dealing with cases where imported goods and/or articles which are past the time limit for customs procedure clearance or which are forced to be taken out of Vietnam or re-exported:

1. All imported goods and/or articles for which, even after 90 days from the deadline for customs procedure clearance as prescribed by law and after 30 days from the date the customs office makes an announcement on the mass media, nobody appears to complete customs procedures, shall be remitted into the State public fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. All goods and/or articles which, as prescribed, must be re-exported or taken out of Vietnam but their owners fail to do so even after 30 days from the date the customs authorities make an announcement thereon, shall be either remitted into the public fund or destroyed."

Article 6.- To amend and supplement Article 31 and Article 32, Chapter VI of Decree No. 16-CP

1.- Article 31 is amended as follows:

"Article 31.- Complaints against decisions on the application of preventive administrative measures:

1. Individuals and/or organizations that are subject to preventive administrative measures specified in Articles 18, 19, 20, 21 or 22 of Decree No. 16-CP on the sanctioning of administrative violations in the field of State management over customs shall be entitled to lodge complaints on their own or through their lawful representatives to the immediate higher level of the person who issues decisions to apply such measures.

2. Upon receiving a complaint, the competent person shall have to reply in writing to the complainant within five days after the receipt of such complaint.

3. If the complainant disagrees with the settlement by the competent person defined in Clause 2 of this Article, he/she shall be entitled to initiate a lawsuit at an administrative court."

2.- Article 32 is amended and supplemented as follows:

"Article 32.- Complaining against decisions to sanction administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Within 15 days from the date of receipt of a complaint, the person who has issued the sanctioning decision shall have to settle it and reply in writing to the complainant.

In cases where the complainant disagrees with the decision on the settlement of his/her complaint, he/she shall be entitled to lodge a complaint to the immediate higher level of the person who has issued such sanctioning decision within three days after the date he/she receives the decision on the settlement of the complaint or initiate a lawsuit at an administrative court..

In cases where a sanctioned person lodges a complaint to the immediate higher level of the person who has made the sanctioning decision, within 20 days after the receipt of such complaint, the immediate chief of the person who has made the sanctioning decision shall have to settle the matter and reply in writing to the complainant. In cases where the complainant simultanously sends his/her complaint to the immediate higher level of the person who has made the sanctioning decision and initiate a lawsuit at an administrative court, the settlement of such complaint shall come under the jurisdiction of the administrative court. The customs authorities shall have to transfer the dossier on the violation to the competent administrative court for settlement.

3. The complaint against the complaint settlement decision of the president of the People's Committee of the province or city directly under the Central Government or the director of the Customs Department of a province or city directly under the Central Government (hereafter collectively referred to as the provincial president or the director of the provincial Customs Departments) shall be addressed to the very person who has issued the sanctioning decision for settlement in accordance with the provisions in Clause 2 of this Article. If the complainant disagrees with the settlement of his/her complaint by the provincial president or the director of the provincial Customs Department, he/she shall be entitled to lodge the complaint to the General Director of the General Department of Customs or initiate a lawsuit at an administrative court.

If the complainant lodge the complaint only to the General Director of the General Department of Customs, the latter shall, within 30 days from the date of receipt of the complaint, have to consider and make a conclusion thereon and reply in writing to the complainant. In cases where such conclusion is different from the decision of the provincial president or the director of the provincial Customs Department, the provincial president or the director of the provincial Customs Department shall, within seven days from the date of receipt of the written conclusion, have to consider and alter his/her decision according to the conclusion of the General Director of the General Department of Customs. If the provincial president disagrees with the conclusion of the General Director of the General Department of Customs, he/she may lodge a complaint to the General State Inspector. Within 45 days from the date of receipt of such complaint, the General State Inspector shall consider and make a decision on the settlement of the complaint. The decision of the General State Inspector is final.

In cases where the complainant simultanously lodges a complaint to the General Director of the General Department of Customs and initiate a lawsuit at an administrative court, the General Director of the General Department of Customs shall transfer the dossier to the competent administrative court for trial.

4. The complaint against a decision to sanction an administrative violation shall not suspend the execution of such decision.

5. In cases where the person in charge of settling a complaint issues a decision to change the form, level and/or measure of sanctioning or cancels the sanctioning decision, he/she shall also simultanously issue a decision on the compensation for the losses (if any) in accordance with the provisions of law."

In cases where the complainant disagrees with the decision on compensation, he/she may request a court to handle the case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The General Director of the General Department of Customs shall have to guide the implementation of this Decree.

Article 8.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the heads of the mass and social organizations at the central level, and the presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/07/1998 sửa đổi Nghị định 16/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.172

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.9.183
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!