QUỐC
HỘI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/1998/QH10
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 5 năm 1998
|
LUẬT
SỐ
04/1998/QH10 NGÀY 20 THÁNG 05 NĂM 1998 CỦA QUỐC HỘI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
đã được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 26 tháng 12 năm 1991
và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã
được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 5 tháng 7 năm 1993.
Điều 1
Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :
1. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 9
1. Thuế suất đối
với hàng nhập khẩu gồm thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu
đãi đặc biệt :
a) Thuế suất thông thường áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối
huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường được quy
định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng
do Chính phủ quy định;
b) Thuế suất ưu đãi áp dụng cho
hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong
quan hệ thương mại với Việt Nam. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định Biểu thuế
theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng.
Căn cứ vào Biểu thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, Chính phủ quy định
Biểu thuế theo danh mục mặt hàng và thuế suất cụ thể đối với từng mặt hàng;
c) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp
dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước đó đã có thỏa
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu. Chính phủ quy định thuế suất ưu đãi đặc
biệt đối với từng mặt hàng theo thỏa thuận đã được ký kết với các nước.
2. Hàng hóa nhập
khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo khoản 1 của Điều này
còn phải chịu thuế bổ sung :
a) Hàng hóa được nhập khẩu vào
Việt Nam với giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do được bán
phá giá, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt
Nam;
b) Hàng hóa được nhập khẩu vào
Việt Nam với giá bán của hàng đó quá thấp so với giá thông thường do có sự trợ
cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hóa
tương tự của Việt Nam;
c) Hàng hóa được nhập khẩu vào
Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu
hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa của Việt Nam.
Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ
Quốc hội quy định việc áp dụng mức thuế bổ sung trong từng trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều này."
2. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 11
Được xét miễn thuế trong các trường
hợp :
1. Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục
vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo;
2. Thiết bị, máy móc, phương tiện
vận chuyển chuyên dùng nhập khẩu theo quy định tại Điều 47 của Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Điều 25 của Luật khuyến
khích đầu tư trong nước;
3. Hàng là quà biếu, quà tặng của
tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và ngược lại trong mức
quy định của Chính phủ."
3. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 16
1. Tổ chức, cá nhân mỗi lần có
hàng hóa được phép xuất khẩu phải kê khai, nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu và nộp
thuế cho cơ quan thu thuế.
2. Tổ chức, cá nhân mỗi lần có
hàng hóa được phép nhập khẩu phải kê khai, nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu và nộp
thuế cho cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập hàng hóa. Trong trường hợp cần
thiết để tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, Chính phủ quy định thêm một số địa
điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Cơ quan thu thuế có trách nhiệm
kiểm tra, làm thủ tục và thu thuế."
4. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 17
1. Thời điểm tính thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Trong thời hạn tám giờ làm việc,
kể từ khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan thu thuế thông
báo chính thức cho đối tượng nộp thuế số thuế phải nộp. Đối với một số mặt hàng
có số lượng nhập khẩu lớn hoặc phải có giám định phức tạp thì thời hạn thông
báo thuế có thể được kéo dài nhưng không quá ba ngày làm việc. Chính phủ quy định
từng mặt hàng cụ thể trong trường hợp việc giám định phải kéo dài quá ba ngày.
3. Thời hạn nộp
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định như sau :
a) Đối với hàng xuất khẩu là mười
lăm ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính
thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp;
b) Đối với hàng là vật tư,
nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được nộp thuế trong thời hạn
chín tháng, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ
quan thu thuế về số thuế phải nộp. Trong trường hợp đặc biệt, thời hạn nộp thuế
có thể được gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của
doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
c) Đối với hàng tạm xuất, tái nhập
hoặc tạm nhập, tái xuất là mười lăm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm xuất, tái
nhập hoặc tạm nhập, tái xuất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
d) Đối với hàng là máy móc, thiết
bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ
cho sản xuất là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận
được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp;
đ) Đối với hàng tiêu dùng nhập
khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trong trường hợp có bảo lãnh về
số tiền nộp thuế của các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực
hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng,
thì thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được
thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. Quá thời hạn nộp
thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có
trách nhiệm nộp số tiền thuế đó thay cho đối tượng nộp thuế."
5. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 20
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì bị xử lý như sau:
1. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt
so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp
đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần
nghìn) số tiền chậm nộp;
2. Không thực hiện đúng những
quy định về đăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định của Luật này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính về thuế;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì
ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo
quyết định xử lý về thuế thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây :
a) Trích tiền gửi của đối tượng
nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng
khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp
thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế
của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hóa, tang vật để bảo
đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định
của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu;
d) Cơ quan hải quan không được
làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp
thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ số tiền thuế, tiền phạt;
5. Nếu phát hiện và kết luận có
sự gian lận, trốn thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt
trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự gian lận,
trốn thuế; trường hợp đối tượng nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai, cơ quan thuế
có trách nhiệm truy thu hoặc hoàn trả tiền thuế đó trong thời hạn một năm trở về
trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó;
6. Trốn thuế với số lượng lớn hoặc
đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm
nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền, thủ tục, trình tự xử
lý vi phạm về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 2
Luật này có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Điều 3
Chính phủ sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã ban
hành cho phù hợp với Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 20 tháng 5
năm 1998.