|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
120/2000/TTLT/BTC-BCN-TCHQ
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư liên tịch
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan
|
|
Người ký:
|
Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Xuân Chuẩn, Vũ Văn Ninh
|
Ngày ban hành:
|
25/12/2000
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ CÔNG NGHIỆP-BỘ
TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
120/2000/TTLT-BTC-BCN-TCHQ
|
Hà Nội , ngày 25
tháng 12 năm 2000
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ
120/2000/TTLT-BTC-BCN-TCHQ NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI
CHÍNH SÁCH THUẾ THEO TỶ LỆ NỘI ĐỊA HOÁ ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM, PHỤ TÙNG THUỘC
NGÀNH CƠ KHÍ - ĐIỆN - ĐIỆN TỬ HƯỚNG DẪN TẠI THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ NGÀY 25/12/1998 CỦA LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP
- TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ tại các Công văn số 4830/KTTH ngày 24/09/1997, số 1440/CP-KTTH ngày 07/11/1998
của Chính phủ, số 2687/VPCP-KTTH ngày 15/07/1998 và số 3300/VPCP-KTTH ngày
09/08/2000 của Văn phòng Chính phủ về chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá sản
phẩm.
Để thúc đẩy việc sản xuất, chế tạo
các linh kiện, phụ tùng và sản phẩm trong nước thay thế hàng nhập khẩu và giải
quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đồng thời tăng cường
các biện pháp quản lý, kiểm tra chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, liên Bộ
Tài chính - Công nghiệp - Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn bổ sung, sửa đổi
việc thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ
tùng thuộc các ngành cơ khí - điện - điện tử tại Thông tư liên tịch số
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25/12/1998 của Bộ Tài chính - Công nghiệp - Tổng
cục Hải quan, như sau:
I- Thay thế
điểm 3 (các điều kiện để được áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá) bằng
điểm 3 mới, như sau: 3- Các điều kiện để được áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hoá:
Để được áp dụng thuế suất thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá, các doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện
sau:
3.1 - Đủ điều kiện kỹ thuật,
năng lực công nghệ sản xuất sản phẩm theo hướng dẫn của Bộ Công nghiệp:
3.2- Bản đăng ký thực hiện nội địa
hoá sản xuất sản phẩm, phụ tùng - có xác nhận của Bộ Công nghiệp.
3.3- Có văn bản đảm bảo tính hợp
pháp về sở hữu công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền đối với sản phẩm đăng ký
thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá.
3.4- Trực tiếp nhập khẩu chi tiết,
cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng, nguyên vật liệu để sản xuất.
3.5- Thực hiện thanh toán 100%
giá trị các lô hàng nhập khẩu qua Ngân hàng.
3.6- Thực hiện nộp thuế GTGT
theo phương pháp khẩu trừ.
II- Thay thế
điểm 4 (tỷ lệ nội địa hoá) bằng điểm 4 mới, như sau:
4- Tỷ lệ nội địa hoá:
4.1: Tỷ lệ nội địa hoá được xác
định bằng công thức sau:
|
|
Z
- I
|
|
|
|
|
|
I
|
|
|
N
|
=
|
|
X
|
100%
|
=
|
(1
|
-
|
|
)
X
|
100%
|
|
|
Z
|
|
|
|
|
|
Z
|
|
|
Trong đó:
- N (%): Tỷ lệ nội địa hoá của một
loại sản phẩm hoặc phụ tùng.
- Z: Giá nhập khẩu hoặc giá bán
của sản phẩm; Phụ tùng nguyên chiếc mà doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp.
+ Giá nhập khẩu: Là giá mua tại
cửa khẩu nhập - Việt Nam (giá CIF). Giá nhập khẩu được xác định theo hoá đơn và
các chứng từ nhập khẩu có liên quan. Trường hợp, sản phẩm hoặc phụ tùng chưa được
nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc, thì các doanh nghiệp căn cứ giá nhập khẩu
(CIF) của sản phẩm, phụ tùng cùng loại tại thị trường khu vực để kê khai - Giá
nhập khẩu được áp dụng để xác định tỷ lệ nội địa hoá trong năm Tài chính đầu
tiên đăng ký thực hiện nội địa hoá.
* (Năm Tài chính là năm dương lịch
bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với
năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng).
+ Giá bán sản phẩm: là giá bán
bình quân gia quyền, không bao gồm thuế GTGT và các khoản chi khuyến mại, thưởng
mua hàng, hoa hồng đại lý. Giá bán sản phẩm được xác định căn cứ vào sổ sách kế
toán của doanh nghiệp, hoá đơn bán hàng (hoá đơn theo quy định của Bộ Tài
chính).
- I: Giá trị nhập khẩu (CIF) của
bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận do doanh nghiệp trực tiếp nhập
khẩu.
4.2: Xác định tỷ lệ nội địa hoá
cho năm tiếp theo:
Khi kết thúc năm Tài chính,
doanh nghiệp phải xác định lại tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được, để làm căn cứ
xác định thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm, phụ tùng
cho năm tài chính tiếp theo.
Tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm,
phụ tùng cho năm tài chính tiếp theo được xác định theo tỷ lệ nội địa hoá thực
tế của năm trước liền kề. Trong đó chỉ tiêu (Z) là: giá bán sản phẩm, theo hướng
dẫn tại điểm 4.1; Chỉ tiêu (I) là giá CIF nhập khẩu thực tế.
Sau sáu mươi ngày (60 ngày) kể từ
ngày kết thúc năm Tài chính, doanh nghiệp phải nộp báo cáo quyết toán về tình
hình thực hiện nội địa hoá cho Bộ Công nghiệp, Cơ quan Hải quan - Nơi làm thủ tục
nhập khẩu, cơ quan Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế: Trong báo cáo quyết
toán (có xác nhận của cơ quan kiểm toán) phải xác định cụ thể tỷ lệ nội địa hoá
thực tế của sản phẩm, phụ tùng đăng ký thực hiện nội địa hoá. Giám đốc doanh
nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của
các số liệu tong báo cáo quyết toán.
Cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp
làm thủ tục nhập khẩu, căn cứ tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được tại báo cáo
quyết toán, thực hiện tính và thu thuế nhập khẩu tương ứng theo tỷ lệ nội địa
hoá thực tế. Mức thuế nhập khẩu này được áp dụng bắt đầu từ năm Tài chính tiếp
theo. Trường hợp, trong sáu mươi ngày (60 ngày) kể từ khi kết thúc năm Tài
chính, cơ quan Hải quan đã thu thuế nhập khẩu khác với mức thuế doanh nghiệp được
hưởng thì thực hiện tính và thu thuế nhập khẩu của doanh nghiệp theo đúng mức
thuế nhập khẩu tương ứng với mức nội địa hoá thực tế đạt được trong báo cáo quyết
toán.
Đối với các chủng loại (model) sản
phẩm, phụ tùng mà doanh nghiệp đăng ký thực hiện nội địa hoá, nhưng chỉ thực hiện
sản xuất, lắp ráp trong thời hạn một năm (không thực hiện nội địa hoá trong năm
tiếp theo), khi kết thúc sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng này (chậm nhất
là 30 ngày) các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo quyết toán theo đúng hướng
dẫn và nộp thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được. Trường hợp nếu
tỷ lệ nội địa khá thực tế cao hơn tỷ lệ nội địa hoá đã đăng ký, doanh nghiệp sẽ
được hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp; Nếu tỷ lệ nội địa hoá được xác định lại
thấp hơn tỷ lệ nội địa hoá mà doanh nghiệp đã đăng kiểm với Bộ Công nghiệp, thì
doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nộp thuế bổ sung theo đúng mức thuế tương ứng với
tỷ lệ nội địa hoá thực tế.
4.3- Đối với trường hợp các
doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, phụ tùng chỉ đơn thuần lắp ráp, không sản xuất
cũng như không sử dụng linh kiện, phụ tùng do trong nước sản xuất, hoặc có sử dụng
các sản phẩm, linh kiện bộ phận sản xuất trong nước nhưng chỉ là các sản phẩm,
bộ phận phụ (bao bì, tài liệu quảng cáo, sách hướng dẫn sử dụng), thì chỉ được
áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá ở mức có tỷ lệ nội
địa hoá thấp nhất.
III- Thay thế
điểm 6 (Chỉ số ưu tiên) bằng điểm 6 mới, như sau:
6- Chỉ số khuyến khích:
Trong trường hợp các doanh nghiệp
sản xuất, lắp ráp các sản phẩm, phụ tùng cần khuyến khích thì thuế suất thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá được tính giảm như sau:
Tk
= Ts x (1 - k)
trong đó:
- Tk: Thuế suất thuế nhập khẩu
khuyến khích
- Ts: Thuế suất thuế nhập khẩu
theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt được
- k: Hệ số khuyến khích (k Ê 0,5
- mức giảm thuế không vượt quá 50% so với mức thuế phải nộp). Hệ số khuyến
khích được áp dụng thống nhất cho từng loại sản phẩm, phụ tùng nằm trong danh mục
sản phẩm, phụ tùng cần khuyến khích đầu tư. Thời gian áp dụng hệ số khuyến
khích tối đa không quá 5 năm và theo nguyên tắc giảm dần theo từng năm.
Doanh mục sản phẩm, phụ tùng cần
khuyến khích đầu tư; Thời gian áp dụng hệ số khuyến khích; Hệ số khuyến khích
cho sản phẩm, phụ tùng do Bộ Công nghiệp công bố sau khi đã có ý kiến thống nhất
của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
IV- Thay thế điểm
7 (Tổ chức thực hiện) bằng điểm 7 mới, như sau:
7- Tổ chức thực hiện:
7.1- Đăng ký hồ sơ.
Các doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp sản phẩm, phụ tùng phải nộp cho cơ quan Hải quan (nơi làm thủ tục nhập khẩu)
hồ sơ đăng ký để được áp dụng thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá trong năm,
bao gồm:
7.1.1- Bản xác nhận của Bộ Công
nghiệp về điều kiện kỹ thuật, năng lưc công nghệ sản xuất và tỷ lệ nội địa hoá
của sản phẩm phụ tùng của doanh nghiệp (đối với các sản phẩm, phụ tùng đăng ký
thực hiện nội địa hoá trong năm đầu tiên).
7.1.2. Danh mục và định mức về số
lượng các bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận cấu thành nên một sản
phẩm hoặc phụ tùng. Trong đó phân ra danh mục các bán thành phẩm, chi tiết, cụm
chi tiết, bộ phận nhập khẩu cùng với giá nhập khẩu (CIF) và danh mục các bán
thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận sản xuất trong nước (đối với các
chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng do đơn vị tự sản xuất hoặc mua của
các đơn vị sản xuất, lắp ráp trong nước thì phải ghi rõ: đơn vị tự sản xuất hoặc
tên đơn vị cung cấp).
Nếu doanh nghiệp nào đăng ký thực
hiện thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu theo tỷ lệ nội địa hoá, thì phải cung
cấp danh mục và định mức về số lượng các nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất
sản phẩm, phụ tùng đó.
7.1.3- Bản đăng ký áp dụng tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế - có ý kiến chấp nhận của cơ quan thuế
nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế.
7.1.4- Hồ sơ đăng ký chỉ thực hiện
cung cấp một lần với cơ quan Hải quan. Căn cứ tỷ lệ nội địa hoá xác định của Bộ
công nghiệp, cơ quan Hải quan xác định tính, thu mức thuế nhập khẩu theo tỷ lệ
nội địa hoá và thực hiện trong vòng 01 năm (tính theo năm tài chính) kể cả trường
hợp doanh nghiệp thay thế nguồn cung cấp đã đăng ký.
Trường hợp cơ quan Hải quan phát
hiện doanh nghiệp nhập khẩu nhưng không đủ các điều kiện hướng dẫn tại điểm 3 Mục
I của Thông tư này thì tiến hành lập Biên bản và không áp dụng thuế suất thuế
nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá.
7.2- Theo dõi và quyết toán hàng
nhập khẩu:
7.2.1- Theo dõi hàng nhập khẩu:
khi nhập khẩu doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ số lượng từng loại
nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và giá nhập khẩu
của chúng, đồng thời mở sổ theo dõi hàng nhập khẩu theo quy định của cơ quan Hải
quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Hải quan địa phương theo dõi hàng nhập khẩu đảm
bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh lợi dụng, trốn thuế nhập khẩu.
7.2.2- Quyết toán hàng nhập khẩu:
Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm Tài chính, các doanh nghiệp phải
tổng hợp báo cáo quyết toán về tình hình nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp của năm
trước. Cụ thể:
- Bảng tính toán tỷ lệ nội địa
hoá thực tế đạt được trong năm, được xác định theo hướng dẫn tại mục II Thông
tư này.
- Số lượng bán thành phẩm, chỉ
tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu; Số lượng chi tiết, cụm chi tiết,
bộ phận, phụ tùng do trong nước sản xuất; số lượng đã sử dụng vàp sản xuất, lắp
ráp; số lượng sản phẩm, phụ tùng sản xuất ra; số chuyển sang năm sau; số đã nhượng
bán hoặc không sử dụng vào mục đích sản xuất lắp ráp sản phẩm, phụ tùng.
- Giấy phép sản xuất, kinh doanh
phù hợp với đăng ký ngành nghề sản xuất, kinh doanh (bản poto) của các doanh
nghiệp bán chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng do trong nước sản xuất cho
các doanh nghiệp đăng ký thực hiện nội địa hoá sản phẩm, phụ tùng.
Các số liệu trong báo cáo quyết
toán, phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập.
Trên cơ sở báo cáo quyết toán của
doanh nghiệp, cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký áp dụng thuế nhập khẩu
theo tỷ lệ nội địa hoá, thực hiện tính, thu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa
hoá cho sản phẩm, phụ tùng của doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hoá thực tế đạt
được theo đúng quy định của Thông tư này. Trường hợp có nghi vấn cơ quan Thuế địa
phương chủ trì phối hợp cùng cơ quan Hải quan địa phương tiến hành kiểm tra việc
nhập khẩu, sản xuất, nguồn mua trong nước,... xác định tỷ lệ nội địa hoá thực tế
của doanh nghiệp và báo cáo kết quả (biên bản) kiểm tra về Bộ Tài chính, Bộ
Công nghiệp và Tổng cục Hải quan. Cơ quan Hải quan thực hiện tính lại Thuế suất
thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ nội địa hoá xác định tại biên bản kiểm tra.
Trường hợp doanh nghiệp có hành vi giam lận, trốn thuế, sẽ bị xử phạt theo Luật
định.
V- Những quy
định khác:
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2001. Các điểm quy định tại Thông tư số
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ ngày 25/12/1998 của Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp
- Tổng cục Hải quan nếu không trái với quy định tại Thông tư này vẫn còn hiệu lực
thi hành.
Trường hợp các doanh nghiệp đã
đăng ký thực hiện nội địa hoá sản xuất sản phẩm, phụ tùng đã được Bộ Công nghiệp
ghi nhận trước thời điểm ngày 01/01/2001, nếu không có nhu cầu đăng ký lại vẫn
được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Doanh nghiệp không đủ
các điều kiện hướng dẫn tại điểm 3 Mục I của Thông tư này thì chỉ được áp dụng
thuế suất thuế nhập khẩu tương ứng theo tỷ lệ nội địa hoá đã
được Bộ Công nghiệp ghi nhận trước thời điểm ngày 01/01/2000, nhưng tối đa
không quá ngày 01/03/2001. Đối với các trường hợp này, trên cơ sở báo cáo của
doanh nghiệp, cơ quan Hải quan tiến hành quyết toán cho doanh nghiệp, nếu phát
hiện doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định, phải xử lý truy thu thuế nhập
khẩu theo đúng thuế suất quy định tại Biểu thuế nhập khẩu và các quy định hiện
hành, đồng thời tập hợp, phản ánh những điểm chưa hợp lý về Tổng cục Hải quan,
để Tổng cục Hải quan cùng Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp xem xét, giải quyết.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời để Liên Bộ xử lý phù
hợp.
Lê
Mạnh Hùng
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Xuân Chuẩn
(Đã
ký)
|
Vũ
Văn Ninh
(Đã
ký)
|
Joint circular No. 120/2000/TTLT/BTC-BCN-TCHQ of December 25, 2000 amending and supplementing the tax policy based on the localization rates of products and spare parts of the engineering, electric and electronic industries as guided in joint Circular No. 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ of December 25, 1998 of The Ministry of Finance, The Ministry of Industry and The General Department of customs
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF INDUSTRY
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
120/2000/TTLT-BTC-BCN-TCHQ
|
Hanoi, December 25, 2000
|
JOINT CIRCULAR AMENDING AND SUPPLEMENTING THE TAX POLICY
BASED ON THE LOCALIZATION RATES OF PRODUCTS AND SPARE PARTS OF THE ENGINEERING,
ELECTRIC AND ELECTRONIC INDUSTRIES AS GUIDED IN JOINT CIRCULAR No.
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ OF DECEMBER 25, 1998 OF THE MINISTRY OF FINANCE, THE
MINISTRY OF INDUSTRY AND THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS On the
basis of the Prime Minister’s opinions in the Government’s Official Dispatches
No. 4830/KTTH of September 24, 1997,
No. 1440/CP-KTTH of November 7, 1998 and the Government Office’s Official
Dispatches No. 2687/VPCP-KTTH of July 15, 1998 and No. 3300/VPCP-KTTH of August
9, 2000 on the tax policy based on the localization rates of products;
In order to boost the local production and manufacture of components, spare
parts and products as import substitutes and to settle problems arising in the
implementation process and at the same time to enhance managerial and
supervisory measures to reduce losses to the State budget, the Ministry of
Finance, the Ministry of Industry and the General Department of Customs hereby
jointly guide the supplement and amendment to the implementation of the tax
policy based on the localization rate of products and spare parts of the
engineering, electric and electronic industries in Joint Circular No.
176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ of December 25, 1998 as follows: I. TO REPLACE POINT 3 (CONDITIONS FOR
ENJOYING IMPORT TAX TARIFFS PAID ACCORDING TO THE LOCALIZATION RATES) WITH THE
FOLLOWING NEW POINT 3: 3. Conditions for enjoying import tax paid
according to the localization rates: In order to enjoy import tax rate according to
the localization rates, enterprises must meet all the following conditions: 3.1. Having all technical conditions and full
technological capacity for production of products under the guidance of the
Ministry of Industry. 3.2. Having a written registration for the
localization of products and spare parts, certified by the Ministry of
Industry. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3.4. Directly importing details, detail groups,
parts, accessories, materials and raw materials for production. 3.5. Paying 100% of the value of lots of imports
via banks. 3.6. Paying value added tax by the deduction
method. II. TO REPLACE POINT 4 (LOCALIZATION RATE)
WITH THE FOLLOWING NEW POINT 4: 4. Localization rates: 4.1. The localization rate is determined
according to the following formula: N = x 100% = (1- ) x 100% in which: - N (%): The localization rate of a kind of
product or spare part. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + Import price means the buying price at an import
border gate of Vietnam (CIF price), determined according to invoices and
related import documents. For products or spare parts that are not allowed to
be imported in complete units, enterprises shall base themselves on the import
(CIF) prices of products or spare parts of the same kind on the regional market
to make declaration. Import price shall be used to determine the localization
rate in the first fiscal year of registration for implementation of
localization. * (The fiscal year means the calendar year
starting from January 1 and ending on December 12 every year or a 12-month year
different from the calendar year that the Ministry of Finance permits
enterprises to apply). + The product-selling price means the weighted
average selling price, exclusive of value-added tax and expenses for sale
promotion, purchase rewards, agent commissions. The product-selling price shall
be determined according to accounting books of enterprises, sale invoices
(invoices set by the Ministry of Finance). - I: The import value (CIF) of semi-finished
products, details, detail groups, parts directly imported by enterprises. 4.2. Determination of the localization rate for
the subsequent year: At the end of the fiscal year, enterprises must
re-determine the actually achieved localization rates, which shall serve as
basis for determination of the import tax paid according to the localization
rates of products, spare parts for the subsequent fiscal year. The localization rates of products and spare
parts for the subsequent fiscal year shall be determined according to the
localization rates actually achieved in the preceding year. In which Z refers
to the product-selling price as guided at Point 4.1 and I refers to the actual
CIF import price. Within 60 days after the end of the fiscal year,
enterprises must submit their final settlement reports on the implementation of
localization to the Ministry of Industry and the customs offices where they
have carried out import procedures, the tax offices where they have registered
for tax payment. In such a final settlement report (certified by an auditing
organization), the actual localization rate of products and spare parts which
are registered for localization must be specified. Directors of enterprises
shall take responsibility before law for the truthfulness and accuracy of data
in their final settlement reports. The customs offices where enterprises have
carried out the import procedures shall base themselves on the actually
achieved localization rates recorded in final settlement reports to calculate
and collect import tax based on the actual localization rates. Such import tax
rates shall apply in the subsequent fiscal year. In cases where within 60 days
after the end of the fiscal year the customs offices have collected import tax with
amounts different from those the enterprises are eligible for, they shall
calculate and collect import tax from the enterprises with amounts
corresponding to the actually-achieved localization rates recorded in their
final settlement reports. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4.3. For cases where enterprises import
components, spare parts merely for assembly but not for production and do not
use home-made components, spare parts or do use home-made products and
components which, however, are only auxiliary ones (packings, advertisement
documents, use manuals), they shall enjoy only the import tax rates based on
the lowest localization rate. III. TO REPLACE POINT 6 (PRIORITY INDEX) WITH
THE FOLLOWING NEW POINT 6: 6. Incentive index: Where enterprises produce and/or assemble
products and spare parts which need to be encouraged, the import tax rates
based on the localization rates shall be reduced as follows: Tk = Ts x (1 - k) in which: - Tk: The incentive import tax rate. - Ts: The import tax rate based on the
actually-achieved localization rate. - k: The incentive co-efficient (k ≤0.5 means
tax reduction shall not exceed 50% of the payable tax amount). The incentive
co-efficient shall apply uniformly to each kind of product or spare part on the
list of products and spare parts in which investment should be encouraged. The
duration of application of the incentive co-efficient shall not exceed 5 years
and adhere to the year-by-year gradual reduction principle. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. IV. TO REPLACE POINT 7 (ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION) WITH THE NEW FOLLOWING POINT: 7. Organization of implementation: 7.1. Registration of dossiers: Enterprises producing and assembling products
and spare parts must submit to the customs offices (where they have carried out
import procedures) registration dossiers in order to enjoy import tax paid
according to the localization rates achieved in the year, comprising: 7.1.1. The Industry Ministry’s written certification
of the technical conditions, production technology capacity and localization
rates of products and spare parts of the enterprise (for products and spare
parts which have been registered for localization in the first year). 7.1.2. The list and norms on quantity of
semi-finished products, details, detail groups and components constituting a
product or spare part. This list must be divided into a list of imported
semi-finished products, details, detail groups and parts together with their
import prices (CIF) and a list of home-made semi-finished products, details,
detail groups and parts (for details, detail groups, parts, and spare parts
made by the unit itself or purchased from domestic production and assembly
units, it must be clearly inscribed that the unit makes them by itself or the
supplier’s name). If enterprises have registered for application
of import tax rates for materials and raw materials based on the localization
rates, they must supply the lists of and quantity norms for imported materials
and raw materials for production of such products and/or spare parts. 7.1.3. The written registration for application
of VAT calculation according to the tax deduction method, affixed with the
approval opinion of the customs office where the enterprise has registered for
tax payment. 7.1.4. The registration dossiers shall be
supplied only once to the customs offices. Basing themselves on the
localization rates determined by the Ministry of Industry, the customs offices
shall determine, calculate and collect import tax according to the localization
rates within one year (calculated according to the calendar year), including
cases where the enterprises replace the already registered supplying sources. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 7.2. Monitoring and making final settlement of
imports: 7.2.1. Monitoring of imports: When importing
goods, enterprises shall have to declare fully the quantity of each kind of raw
material, semi-finished products, detail, detail set, part and its import
price. At the same time they shall open books to monitor imports according to
the customs offices’ regulations. The General Department of Customs shall guide
local customs offices to monitor imports, ensuring convenience for enterprises,
avoiding any abuse and import tax evasion. 7.2.2. Making final settlement of imports:
Within 60 days after the end of the fiscal year, enterprises must sum up and
report on the situation of importation, production and assembly in the previous
year. Specifically: - The written calculation of the localization
rate actually achieved in the year, determined under the guidance in Section II
of this Circular. - The quantities of imported semi-finished
products, details, detail sets, parts, accessories; the quantities of home-made
details, detail groups, parts, accessories; the quantity thereof already used
in production and assembly; the quantities of products and accessories turned
out; the quantities to be carried forward to the subsequent year; the
quantities already sold or not used for the purpose of production and/or assembly
of products and spare parts. - The production or business licenses compatible
with the registered production and business lines (copies) of the enterprises
that sell home-made details, detail groups, parts, spare parts to the
enterprises that have registered for localization of their products, spare
parts. All data reported in final settlement reports
must be certified by an independent auditing organization. On the basis of the enterprises’ final
settlement reports, the customs offices where the enterprises have registered
for application of import tax rates based on the localization rates, shall
calculate, collect import tax on the enterprises’ products and spare parts
based on the actually- achieved localization rates in accordance with the provisions
of this Circular. Where they have any doubt, the local tax offices shall assume
the prime responsibility and coordinate with the local customs offices in
inspecting the importation, production and local supplying source…, determining
the actual localization rates achieved by the enterprises and report the
inspection results (records) to the Ministry of Finance, the Ministry of
Industry and the General Department of Customs. The customs offices shall
re-calculate the import tax rates corresponding to the localization rates
determined in the inspection records. Enterprises that commit acts of tax fraud
or evasion shall be sanctioned according to law provisions. V. OTHER PROVISIONS: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Where enterprises have registered to localize
the production of products and accessories, which has been recognized by the
Ministry of Industry before January 1, 2001, if they have no need to make
re-registration, they may continue to comply with the provisions of this
Circular. Enterprises that fail to meet all conditions guided at Point 3,
Section I of this Circular shall enjoy only the import tax rates corresponding
to the localization rates already recognized by the Ministry of Industry before
January 1, 2000, until March 1, 2001. For these cases, on the basis of the
enterprises’ reports, the customs offices shall make final settlement for the
enterprises; if they discover that enterprises fail to comply with the
regulations, they shall collect import tax arrears at the rates set in the
import tariffs table according to current regulations, and at the same time
gather and reflect irrationalities to the General Department of Customs so that
the latter shall together with the Ministry of Finance and the Ministry of
Industry consider and solve them. Any problems arising in the course of
implementation should be promptly reported by organizations and individuals to
the above-said ministries for proper handling. FOR THE MINISTER OF INDUSTRY
VICE MINISTER
Nguyen Xuan Chuan FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Vu Van Ninh FOR THE GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS
DEPUTY GENERAL DIRECTOR
Le Manh Hung
Joint circular No. 120/2000/TTLT/BTC-BCN-TCHQ of December 25, 2000 amending and supplementing the tax policy based on the localization rates of products and spare parts of the engineering, electric and electronic industries as guided in joint Circular No. 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ of December 25, 1998 of The Ministry of Finance, The Ministry of Industry and The General Department of customs
1.795
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|