|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 107/2002/NĐ-CP phạm vi hải quan quan hệ phối hợp phòng chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng qua biên giới hành vi phạm pháp luật
Số hiệu:
|
107/2002/ND-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
23/12/2002
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 107/2002/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2002
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 107/2002/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 12 NĂM 2002 QUY ĐỊNH PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN; QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI VÀ CÁC HÀNH VI KHÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan nhà nước hữu quan, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
1. Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan là khu vực có ranh giới cụ thể tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan.
2. Phạm vi địa bàn hoạt động hải quan khác là khu vực có ranh giới xác định tại những nơi có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh cần có hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
1. Cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan phải tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật và Nghị định này quy định đối với từng cơ quan.
2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan nhà nước hữu quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Hải quan, hỗ trợ để bảo đảm từng lĩnh vực chỉ có một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành chủ trì thực hiện, tránh sơ hở, chồng chéo, đồng thời không cản trở đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cơ quan nhà nước khác.
3. Trong quá trình phối hợp nếu có vướng mắc thì các bên trực tiếp bàn bạc, giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật; nếu không thống nhất thì báo cáo lên cấp lãnh đạo trực tiếp của mỗi đơn vị để có biện pháp giải quyết. Trường hợp lãnh đạo các Bộ, ngành không thống nhất được thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Điều 4. Phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ là các khu vực có ranh giới xác định tại một cửa khẩu đường bộ trên tuyến biên giới được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Trong trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phạm vi cụ thể địa bàn hoạt động hải quan tại từng khu vực cửa khẩu đường bộ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
1. Khu vực nhà ga sử dụng cho các chuyến tầu liên vận quốc tế đi, đến; nơi hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; sân ga, khu vực kho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
2. Bến bãi và các khu vực sử dụng cho các chuyến tầu hoả liên vận quốc tế đi, đến và thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Những khu vực có các chuyến tàu hoả liên vận quốc tế chưa làm thủ tục hải quan, đang chịu sự giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan mà di chuyển đến một địa điểm khác;
4. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Khu cách ly của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
2. Khu vực sân ga, nhà ga hàng không, nơi đi, đến của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá, hành lý được xuất khẩu, nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan;
3. Khu vực cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế;
4. Khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh qua đường vận tải hàng không;
5. Khu vực sân đỗ tầu bay xuất cảnh, nhập cảnh, qúa cảnh;
6. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Khu vực ngăn cách tính từ đường ranh giới phía ngoài của vùng nước cảng có hàng hoá ra vào cảng phải chịu sự giám sát hải quan đến ranh giới các cổng cảng, cụ thể gồm các kho bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải, vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu, chuyển tải, vùng tránh bão, vùng nước của nhiều cảng gần kề nhau và luồng quá cảnh;
2. Khu vực đón trả hoa tiêu vào đến cảng và nơi quy định cho tàu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh neo đậu để chờ vào cảng biển, cảng sông quốc tế, neo đậu để chuyển tải và các luồng lạch từ các khu vực nói trên vào cảng biển, cảng sông quốc tế;
3. Những khu vực khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Khu vực thuộc bưu điện quốc tế;
2. Khu vực thuộc bưu điện và bưu cục kiểm quan nơi nhận chuyển thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, các dịch vụ chuyển phát nhanh với nước ngoài theo Công ước của Liên minh bưu chính quốc tế và các quy định về bưu chính của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu thương mại tự do, khu vực ưu đãi hải quan;
2. Khu vực cảng nội địa (ICD), cảng chuyên dùng, kho ngoại quan, kho bảo thuế, kho bãi chuyên dùng chứa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của các tổ chức vận tải kinh doanh và giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
3. Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong nội địa để bán hàng miễn thuế cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh;
4. Khu vực địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc địa điểm trưng bày, giới thiệu hàng hóa tạm nhập khẩu.
1. Các địa bàn hoạt động hải quan khác quy định tại Điều 6 Luật Hải quan là các khu vực trên biển, trên sông, trên bộ khi có phương tiện vận tải neo, đậu, di chuyển để vận chuyển hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển tải, chuyển cửa khẩu, quá cảnh đang trong quá trình làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan.
2. Tại các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan Hải quan chủ trì, chủ động thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, kiểm soát; sử dụng các phương tiện kỹ thuật được trang bị để phát hiện, ngăn ngừa, truy đuổi, khám xét, điều tra, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
1. Phối hợp trong hoạt động tiếp nhận, trao đổi và xử lý thông tin;
2. Phối hợp tuần tra, kiểm soát;
3. Phối hợp trong công tác phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý;
4. Phối hợp đào tạo, nâng cao nghiệp vụ;
5. Phối hợp tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật.
1. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm:
a) Quyết định áp dụng các biện pháp để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, điều tra, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức hiệp đồng thực hiện nhiệm vụ cụ thể với từng lực lượng tham gia phối hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng;
c) Khi cần thiết, được yêu cầu các bên liên quan huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp, hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.
2. Cơ quan phối hợp có trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ đúng nội dung hiệp đồng với cơ quan chủ trì;
b) Tổ chức lực lượng, huy động phương tiện hỗ trợ khi được cơ quan chủ trì yêu cầu.
3. Thủ trưởng cơ quan quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên của mình về mọi hoạt động khi chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
1. Cơ quan Hải quan các cấp
a) Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan các cấp có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện, điều kiện vật chất để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Khi nhận được tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan thì cơ quan Hải quan phải tiếp nhận thông tin, giữ bí mật thông tin và tiến hành việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát, điều tra, xử lý, hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra, xử lý;
b) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan, thường xuyên tuần tra kiểm soát trên các tuyến, địa bàn biên giới và trên các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan;
c) Hàng năm, cơ quan Hải quan các cấp xác định mục tiêu, kế hoạch, chương trình công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan Hải quan cấp trên định kỳ hàng tháng, quý, năm. Cục trưởng Cục Hải quan địa phương phải báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương về kết quả thực hiện.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xác định trách nhiệm giữa các lực lượng chống buôn lậu trong ngành Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Các đơn vị chức năng thuộc Bộ Quốc phòng
a) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên tuyến biên giới đường bộ, Bộ đội Biên phòng chịu trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;
b) Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan trên biển, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có nhiệm vụ tổ chức phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa theo quy định của pháp luật; phối hợp với các lực lượng chức năng truy bắt buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
3. Cơ quan Công an các cấp
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phát hiện đối tượng, đường dây, ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;
b) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan trong công tác điều tra, bắt giữ, xử lý các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan khi được cơ quan Hải quan yêu cầu;
c) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi chống người thi hành công vụ;
d) Phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan khi có yêu cầu bảo vệ đối với người cung cấp thông tin về các vụ buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
4. Cơ quan Quản lý thị trường
a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trực tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan Hải quan phát hiện, kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu lưu thông trên thị trường nội địa;
b) Phối hợp với cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
5. Các lực lượng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành của cơ quan nhà nước hữu quan trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được pháp luật quy định có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan Hải quan thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp tại địa phương thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của pháp luật về phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
2. Phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện các chủ trương, biện pháp của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, của ngành Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan Hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
3. Đề xuất và kiến nghị với Chính phủ, với các Bộ, ngành để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách có liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
4. Chỉ đạo xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan xảy ra tại địa phương.
5. Hỗ trợ và tạo điều kiện trong đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để ngành Hải quan nâng cao khả năng kiểm soát việc thực thi pháp luật, xây dựng ngành Hải quan từng bước chính quy, hiện đại.
Điều 15. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 16. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
PHỤ LỤC
PHẠM VI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN TẠI CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG, ĐƯỜNG BIỂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số 107/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ
quy định cụ thể phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan)
I/ TẠI TỈNH QUẢNG NINH
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Bắc Luân
|
- Trụ sở làm việc liên ngành tại Bắc Luân.
- Các cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế trong cửa khẩu.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bắc Luân là:
+ Từ cầu Bắc Luân về phía Tây đến cột mốc biên giới số 6.
+ Từ cầu Bắc Luân về phía Đông đến ngầm Lục Lầm thuộc xã Hải Hoà.
+ Chiều sâu vào nội địa: Từ đường biên giới đến đường 18A và hành lang phía Nam đường 18A là 500 mét
|
02
|
Khu vực cửa khẩu Ka Long
|
- Trụ sở làm việc.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Bên phải: Từ bãi kiểm tra hàng dọc theo sông Ka Long đến ngã ba Suối Nguồn.
- Bên trái: Từ bãi kiểm tra hàng dọc theo sông Ka Long đến chân cầu Ka Long.
|
03
|
Tại điểm thông quan Mũi Ngọc
|
- Toàn bộ thôn 1 xã Bình Ngọc
- Vùng nước: Cách bờ là 1 hải lý.
|
04
|
Cửa khẩu Hoành Mô
|
- Khu trụ sở làm việc liên ngành
- Ngầm biên giới.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoành Mô là:
+ Bên phải chợ đến Đồng Văn thuộc xã Đồng Văn.
+ Bên trái đến đầu bãi Nà Sa.
+ Chiều sâu từ ranh giới kể trên kéo sâu vào nội địa1 km.
- Trên đường 18C đến hết xã Hoành Mô và hành lang mỗi bên cách đường 18C là 1 km
|
05
|
Cửa khẩu Bắc Phong Sinh
|
- Trụ sở làm việc liên ngành.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh là:
+ Bên phải đến cột mốc biên giới dố 13.
+ Bên trái đến cột mốc biên giới số 14.
+ Chiều sâu từu ranh giới kể trên kéo sâu vào nội địa 1 km.
- Trên tuyến tỉnh lộ 340 vào sâu 2 km (đến Km 16).
|
2/ TẠI TỈNH LẠNG SƠN
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Hữu Nghị
|
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu.
- Cửa hàng kinh doanh miễn thuế ở trong nhà cửa khẩu.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, tính từ Km 0 là:
+ Bên phải là 200m sang xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng
+ Bên trái là 200m sang xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc.
+ Chiều sâu vào nội địa là 300m (đến ngã ba đường vào xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc).
|
02
|
Cửa khẩu Tân Thanh
|
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu.
- Cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở trong nhà cửa khẩu.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tân Thanh là:
+ Bên phải
+ Bên trái bãi kiểm tra là dãy núi cao.
+ Chiều sâu vào nội địa là 300m (đến khu vực bãi đá - Trạm thu phí giao thông hiện nay)
|
03
|
Cửa khẩu Cốc Nam
|
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu.
- Bãi kiểm tra hàng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Cốc Nam là:
+ Bên phải là 500m (theo đường thác 386 đến đường Hang Dê thuộc Tân Mỹ, huyện Văn Lãng).
+ Bên trái là 500m (đường 05 + 06 thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc).
+ Chiều sâu vào nội địa là 500m (toàn bộ địa giới hành chính thôn Cốc Nam)
|
04
|
Cửa khẩu Chi Ma
|
- Trụ sở làm việc tại cửa khẩu.
- Bãi và nhà kiểm tra hàng hoá trong cửa khẩu.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Chi Ma là:
+ Bên phải là 1 km (đến khu vực thôn Nà Phát, xẫ Yên Khoái - Mốc 45).
+ Bên trái là 500 m (đến khu vực đồi Hin Khao).
+ Chiều sâu vào nội địa là 500 m (đến hết địa giới hành chính thôn Chi Ma - Trạm thu phí giao thông hiện nay).
|
05
|
Cửa khẩu ga xe lửa liên vận quốc tế Đồng Đăng
|
- Trụ sở làm việc tại khu vực nhà ga Đồng Đăng.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hữu Nghị là:
Từ ga xe lửa Đồng Đăng lấy bán kinh xung quanh khu vực ga đường sắt là 300m
|
06
|
Cửa khẩu Bình Nghi
|
Hiện nay đã rút lực lượng Hải quan, giao huyện Tràng Đinh Đảm nhiệm.
|
3 TẠI TỈNH CAO BẰNG
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Tà Lùng
|
- Trục chính của cửa khẩu là cây cầu nối liền giữa Tà Lùng (Quảng Hoà - Việt nam) và Thuỷ Khẩu (Long Châu - Trung Quốc).
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tà Lùng là:
+ Bên phải là 2 km (đến toạ độ 84650 - 61400).
+ Bên trái là 4 km (đến toạ độ 88500 - 63000).
+ Chiều sâu vào nội địa là 4 km 5 (đến toạ độ 88500 - 61000).
|
02
|
Cửa khẩu Trà Lĩnh
|
- Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 94 nối liền hai bên Hùng Quốc (Trà Lĩnh - Việt Nam) và Long Bang (Trịnh Tây - Trung Quốc).
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh là:
+ Bên phải là 1 km 5 (đến làng Bản Hía).
+ Bên trái là 3 km (đến tạo độ 29300 - 34300).
+ Chiều sâu vào nội địa là 3 km 5 (đến làng Tổng Moòng).
|
03
|
Cửa khẩu Sóc Giang
|
- Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 114 nối liền hai bên Sóc Hà (Hà Quảng - Việt Nam) và Bình Mãng (Nà Po - Trung Quốc).
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Sóc Giang là:
+ Bên phải là 2 km (đến làng Nà Phai)
+ Bên trái là 1 km (đếnlàng Côc Nghịu)
+ Chiều sâu vào nội địa là 3 km (đến Háng Cáu).
|
04
|
Cửa khẩu Pò Peo
|
- Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 72 nối liền hai bên Ngọc Khuê (Trùng Khánh - Việt Nam ) và Nhạc Vũ (Trịnh Tây - Trung Quốc).
- Ranh giới khu vực của cửa khẩu Pò Peo là:
+ Bên phải là 3 km (đến mốc 74 - Bờ sồng Quây Sơn).
+ Bên trái là 1 km (đến mốc 73).
+ Chiều sâu vào nội địa là 4 km (đến làng Khưa Hoi).
|
05
|
Cửa khẩu Bí Hà
|
- Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 32 nối liền hai bên Thị Hoa (Hạ Lang - Việt Nam) và Khoa Giáp (Long Châu - Trung Quốc).
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bí Hà là:
+ Bên phải là 3 km 1 (đến mốc 30 - làng Cốc Nhạn).
+ bên trái là 2 k 1 (đến mốc 34 - làng Pò Mãn)
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km 5 (đếnlàng Tổng Nưa)
|
06
|
Cửa khẩu Lý Vãn
|
- Trục chính của cửa khẩu là con đường qua cạnh mốc 49 nối liền hai bên Lý Quốc (Hạ Lang - Việt Nam) và Thạch Long (Đại Tân - Trung Quốc)
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Lý Vãn là:
+ Bên phải là 500 m (đến mốc 49 - làng Lũng Pấu).
+ Bên tráilà 3 km (đến làng Nặm Tốc).
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km (đến làng Bản Khoòng).
|
4. TẠI TỈNH HÀ GIANG
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Thanh Thuỷ
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thanh Thuỷ, tính từ địa điểm làm thủ tục hải quan là:
+ Bên phải đến mép nước sông Lô
+ Bên trái là 500 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 3 km.
|
02
|
Cửa khẩu Phó Bảng
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Phó Bảng, tính từ địa điểm làm thủ tục hải quan là:
+ Bên phải là 400 m
+ Bên trái là 400 m
Chiều sâu vào nội địa là 2 km.
|
03
|
Cửa khẩu Săm Pun
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Săm Pun, tính từ địa điểm làm thủ tục hải quan là:
+ Bên phải là 400 m
+ Bên trái là 400 m
Chiều sâu vào nội địa là 3 km.
|
04
|
Cửa khẩu Xín Mần
|
- Ranh giới khu vực của khẩu Xín Mần, tính từ địa điểm làm thủ tục hải quan là:
+ Bên phải là 200 m
+ Bên trái là 200 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 1km
|
|
5. TẠI TỈNH LÀO CAI:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Lào Cai
|
- Từ ranh giới trên câu Hồ Kiều II thuộc địa phận Việt Nam vào sâu trong nội địa trong phạm vi hàng rào bảo vệ của khu vực cửa khẩu chính.
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Lào Cai là:
+ Bên phải là 5 km 5 (tính từ đầu cầu Hồ Kiêu II, toạ độ 89050-94000 đến Km6 Na Mo Bản Quẩn thuộc xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, toạ độ 89900-98400).
+ Bên trái là từ đầu cầu Cốc Lếu, toạ độ 88600-94450 đến cầu Hồ Kiều II thuộc địa giới hành chính phường Duyên Hải.
|
02
|
Cửa khẩu Ga Đường sắt LVQT Lào Cai
|
Toàn bộ khu vực trong phạm vi của hai đầu ghi của ga và khu vực tường rào trong Ga Lào Cai, toạ độ 87000-95600.
|
03
|
Cửa khẩu Mường Khương
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Mường Khương là:
+ Bên phải là 500 m
+ Bên trái là 500 m
+ Chiều sâu vào nội địa 12 km, vào đến ngã ba Mã Tuyển và xã Mường Khương, toạ độ 16300-08750.
- Toàn bộ địa giới hành chính của xã Mường Khương.
|
6. TẠI TỈNH LAI CHÂU VÀ SƠN LA
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Ma Lu Thàng
|
Là khu vực biên giới (bao gồm cả phần sông Nậm Na) thuộc xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ
|
02
|
Cửa khẩu Pa Thơm
|
Là khu vực biên giới xã Pa Thơm, huyện Điện Biên
|
03
|
Cửa khẩu Tây Trang
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tây Trang, tính từ cửa khẩu là:
+ Bên phải là 3 km.
+ Bên trái là 3 km.
+ Chiều sâu vào nội địa dọc ttheo trục đường quốc lộ 279 là hết địa bàn biên giới xã Na Ư, huyện Điện Biên (tức từ Km0 đến Km12)
|
04
|
Cửa khẩu Chiềng Khương
|
Là toàn bộ địa giới hành chính xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã
|
05
|
Cửa khẩu Pa Háng (dự kiến đổi tên thành cửa khẩu Loóng Sập)
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Pa Háng, tính từ Trạm Kiểm soát liên hợp cửa khẩu là:
+ Bên phải là 3 km
+ Bên trái là 3 km.
+ Chiều sâu vào nội địa là 10 km (đến trụ sở UBND xã Loóng Sập, huyện Mộc Châu).
|
7. TẠI TỈNH THANH HOÁ
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Na Mèo
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Na Mèo, tính từ giữa cầu Na Mèo là:
+ Bên phải là 300 m (Bản Na Mèo).
+ Bên trái là 300 m (giáp chân Đồi Quế).
+ Chiều sâu vào nội địa đến Km 79 trên trục đường 217 (thuộc xã Na Mèo).
|
8. TẠI TỈNH NGHỆ AN
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Nậm Cắn
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Nậm Cắn là:
+ Bên phải là 1 km.
+ Bên trái là 1 km.
+ Chiều sâu vào nội địa là 5 km dọc theo đường quốc lộ 7
|
9. TẠI TỈNH HÀ TĨNH:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Cầu Treo
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Cầu Treo, tính từ mốc N1 là:
+ Bên phải là 650 m
+ Bên trái là 650 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 6 km theo trục đường quốc lộ 8 A (thuộc xã Kim Sơn)
|
10. TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Cha Lo
|
Trong phạm vi hàng rào đã được xác định tại khu vực Trạm Kiểm soát liên ngành cửa khẩu Cha Lo
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Cha Lo là:
+ Bên phải là 500 m
+ Bên trái là 500 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 5 km theo 12 A (đến Km 37) thuộc khu vực Bản Cha Lo, xã Dân Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình
|
11. TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Lao Bảo
|
- Địa giới hành chính của thị trấn Lao Bảo, xã Tân Thành, xã Tân Long thuộc huyện Hướng Hoá
- Địa giới hành chính của các xã Tân Lập, Tân Liêu, Tân Hợp và thị trấn Khe Sanh.
- Địa giới hành chính của xã Dakrông thuộc huyện Dakrông.
|
02
|
Cửa khẩu La Lay
|
- Địa giới hành chính của các xã: A Bung, A Ngo, Tà Rụt thuộc huyện Dakrông
|
12/ TẠI TỈNH GIA LAI VÀ KON TUM:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu 18
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu 18, tính từ barie cửa khẩu là:
+ Bên phải là 1 km
+ Bên trái là 1 km
+ Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
|
02
|
Cửa khẩu 19
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu 19, tính từ barie cửa khẩu là:
+ Bên phải là 1 km
+ Bên trái là 1 km.
+ Chiều sâu vào nội địa là hết địa phận xã IaDon, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai
|
13. TẠI TỈNH ĐẮC LẮC:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Buprăng
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Buprăng, tính từ cầu biên giới (Km 0 là:
+ Bên phải là đến toạ độ 62.950 - 52.850.
+ Bên trái là đến ngã ba suối ĐăkHuýt với suối ĐăkDan - toạ độ 63.000 - 49.000.
+ Chiều sâu vào nội địa là song song quốc lộ 14 C đến cầu ĐăkHuýt - toạ độ 57.950 - 50.500
|
02
|
Cửa khẩu ĐăkPơ
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu ĐắcPơ, tính từ cầu biên giới ĐăkĐam (Km 0)là:
+ Bên phải là đến ngã ba suối ĐăkPơ, với suối ĐăkĐam có toạ độ 77.180-79.310.
+ Bên trái là đến ngã ba suối ĐăkSong có toạ độ 69.480 - 78.200.
+ Chiều sâu vào nội địa theo hướng đồn Biên Phòng 759 (Đồn 7) đến quốc lộ 14 A tại toạ độ 76.000 - 82.440; theo hướng "Hồ chay" đến quốc lộ 14 A tại toạ độ 69.500 - 80.250.
|
14. TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ BÌNH PHƯỚC:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Hoa Lư
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoa Lư, tính theo tim đường quốc lộ 13 tại cửa khẩu là:
+ Bên phải là 300 m
+ Bên trái là 300 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km
- Địa giới hành chính hai xã Lộc Tấn và Lộc hoà huyện Lộc Ninh
|
02
|
Cửa khẩu Hoàng Diệu
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hoàng Diệu, tính theo tim đường ĐT 748 tại cửa khẩu là:
+ Bên phải là 300 m
+ Bên phải là 300 m
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km.
- Địa giới hành chính xã Hưng Phước huyện Lộc Ninh
|
15. TẠI TỈNH TÂY NINH
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Các cửa khẩu biên giới đường bộ thuộc tỉnh Tây Ninh
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu tính theo tim đường tại nơi làm việc của Hải quan cửa khẩu là:
+ Bên phải là 500 m
+ Bên trái là 500 m
+Chiều sâu vào nội địa là 1 km
|
16. TẠI TỈNH LONG AN
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Bình Hiệp
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bình Hiệp, tính từ Trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - Biên phòng) là:
+ Bên phải lả 1 km (đến toạ độ 98000-03100)
+ Bên trái là 500 m (đến toạ độ 98050 - 01750).
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km (đến toạ độ 96000-03150, 96400-01350) thuộc xã Bình Hiệp, huyện Mộc Hoá
|
02
|
Cửa khẩu Mỹ Quý Tây
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây, tính từ trạm kiểm soát cửa khẩu (Hải qua - biên phòng) là:
+ Bên phải là 1 km (đến toạ độ 09200-26750).
+ Bên trái là 1 km (đến toạ độ 07350-25800)
+ Chiều sâu vào nội địa là 1 km (đến toạ độ 07150-26850, 08900-27750) thuộc xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ
|
03
|
Cửa khẩu Hưng Điền
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Hưng Điền, tính từ trạm Kiểm soát cửa khẩu (Hải quan - biên phòng ) là:
+ Bên phải là 1 km (đến toạ độ 19450-85450).
+ Bên trái là 500 km (đến toạ độ 19050-84000)
+ Chiều sâu vào nội địa là 1 km 5 (đến toạ độ 18200-86050, 17750-84750) thuộc xã Hưng Điền A, huyệnVĩnh Hưng.
|
17. TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu cảng Đồng Tháp (bao gồm cảng Đồng Tháp và khu chuyển tải Sa Đéc)
(Cảng sông quốc tế)
|
- Cảng Đồng Tháp (thường gọi là cảng Trần Quốc Toản), gồm:
+ Kho, bãi, cầu cảng, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ (gọi chung là vùng đất cảng). Vùng đất cảng được bao bọc bởi hàng rào cách ly với khu vực bên ngoài.
+ Vùng nước trước cầu cảng: bao gồm từ cầu cảng đến bờ sông phía đối diện thuộc xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới.
+ Nơi có tầu, thuyền xuất cảnh, nhập cảnh neo đậu làm thủ tục hải quan (thuộc khu vực quản lý của Cảng vụ Đồng Tháp): Từ vị trí neo đậu đến hai bên bờ sông Tiền và trở lên thượng lưu, xuôi xuống hạ lưu Sông Tiền 2 km, trở xuống hạ lưu Sông Tiền 2 km.
- Khu vực chuyển tải Sa Đéc.
+ Khu C của khu công nghiệp Sa Đéc.
+ Vùng nước trước cầu cảng: tính từ cầu cảng đến bờ sông đối diện, và từ phao số 01 đến phao số 04.
+ Từ hàng rào khu C khu công nghiệp Sa Đéc trở lên thượng lưu Sông Tiền 1 km, và trở xuống hạ lưu Sông Tiền 1 km
|
02
|
Cửa khẩu Thường Phước
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thường Phước, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là:
+ Đến giữa dòng Sông Tiền phía đối diện.
+ Theo hướg Đông - Nam 1 km (chạy dọc theo đường biên giới quốc gia).
+ Chiều sâu vào nội địa (về hướng Nam) là 1 km
|
03
|
Cửa khẩu Dinh Bà
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Dinh Bà, tính từ Trạm trực kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu là:
+ Đến bờ sông (sông Sở Hạ) phía Campuchia.
+ Về phía Đông - Bắc 1 km.
+ Về phía Tây - Nam 1 km
+ Về hướng Đông - Nam 1 km
|
04
|
Cửa khẩu Thông Bình
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Thông Bình, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là:
+ Đến biên giới trên Sông Sở hạ.
+ Về phía Đông đến ranh giới tỉnh Long An (khoảng 300 mét)
+ Về phía Tây là km
+ Về phía Nam là 1 km
|
05
|
Cửa khẩu Sở Thượng
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Sở Thượng, tính từ trụ sở Hải quan cửa khẩu là:
+ Đến biên giới trên sông Sở Thượng.
+ Về phía Đông - Nam là 1km.
+ Về phía Tây - Nam là 1 km
+ Về phía Nam là 1 km
|
18/TẠI TỈNH AN GIANG:
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Vĩnh Xương
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương là:
+ Khu vực neo tầu thuyền xuất nhập cảnh ở bờ nam Sông Tiền (với chiều rộng từ bờ Nam ra giữa sông 1.000 mét và chiều sâu vào nội địa là 1.500 mét).
+ Toàn bộ khu vực xã biên giới Vĩnh Xương (với chiều dài đường biên là 4.000 mét và chiều sâu vào nội địa là 4.000 mét)
+ Toàn bộ khu vực xã biên giới Phú Lộc (với chiều dài đường biên là 2.200 mét và chiều sâu vào nội địa là 8.500 mét).
+ Tuyến đường quá cảnh theo đường qua đường Sông Tiền theo Hiệp định đã ký kết giữa Việt Nam với Campu chia.
|
02
|
Cửa khẩu Đồng Đức
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Đồng Đức là:
+ Các ấp: Phú Thành, Phú Lợi, Phú Hoà, Phú Thạnh, Phú Hiệp thuộc xã Phú Hữu.
+ Các ấp: 1, 2, 3, 4 thuộc xã Quốc Thái.
|
03
|
Cửa khẩu Khánh Bình
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Khánh Bình là:
+ Toàn bộ địa giới hành chính của 2 xã: Khánh Bình và Khánh An
|
04
|
Cửa khẩu Bắc Đai
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Bắc Đai, tính từ địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu là:
+ Bên phải khoảng 2 km 5 (là cuối ấp 3 xã Nhơn Hội giáp ranh đầu ấp 4 xã Khánh Bình).
+ Bên trái khoảng 1 km (là đầu áp 1 xã Nhơn Hội ráp gianh cuối ấp 3 xã Phú Hội).
+ Chiều sâu vào nội địa khoảng 3 km (là giáp ranh xã Quốc Thái)
|
05
|
Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là:
+ Gồm các ấp 1, 2, 3, 4 thuộc xã Vĩnh Hội Đông - huyện An Phú.
+ Gồm các ấp 1, 2, 3 thuộc xã Phú Hội - huyện An Phú.
|
06
|
Cửa khẩu Tịnh Biên
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Tịnh Biên, tính từ trụ sở làm việc của cửa khẩu là:
+ Bên phải dài 5 km về hướng xã Nhơn Hưng
+ Sang trái dài 7 km về hướng xã An Nông
+ Chiều sâu vào nội địa là 7 km
+ Gồm địa giới hành chính các xã: Xuân Tô, An Nông, An Phú và Nhơn Hưng
|
07
|
Khu vực thị xã Châu Đốc
|
Toàn bộ địa giới hành chính 2 xã: Vĩnh Tế và Vĩnh Ngươn
|
19/ TẠI TỈNH KIÊN GIANG
TT
|
TÊN CỬA KHẨU
|
RANH GIỚI ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA HẢI QUAN
|
01
|
Cửa khẩu Xà Nía`
|
- Ranh giới khu vực cửa khẩu Xa Nía, tính từ cửa khẩu biên giới là:
+ Bên phải là 2 km 5 (đến núi Đá dựng).
+ Bên trái là 1 km 5 (đến sát bờ biển, cột mốc số "O")
+ Chiều sâu vào nội địa là 2 km 7 (ngã ba đi Bà Lý).
|
Decree of Government No.107/2002/ND-CP of December 23, 2002 defining the scope of customs operation areas and coordinative relations in the prevention and fighting of smuggle and illegal goods transportation across borders and other acts of violating the customs legislation
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
107/2002/ND-CP
|
Hanoi,
December 23, 2002
|
DECREE DEFINING THE SCOPE OF CUSTOMS OPERATION AREAS AND
COORDINATIVE RELATIONS IN THE PREVENTION AND FIGHTING OF SMUGGLE AND ILLEGAL
GOODS TRANSPORTATION ACROSS BORDERS AND OTHER ACTS OF VIOLATING THE CUSTOMS
LEGISLATION THE GOVERNMENT Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001 Customs Law;
At the proposal of the Minister of Finance, DECREES: Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1.- Scope of
regulation ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 2.- Scope of
customs operation areas 1. The scope of customs operation areas means
the areas with concrete boundaries at the land road bordergates, international
railway stations, international seaports, international river ports, international
civil airports, customs-clearance sites outside bordergates, export-processing
zones, bonded warehouses, tax-suspension warehouses, customs privilege zones,
international post offices, import-export goods inspection sites within the
territory and on the seas over which Vietnam exercises its sovereign rights,
and headquarters of enterprises for post-customs clearance inspection. 2. The scope of other customs operation areas
means the definitely delimited areas involving export, import, exit and entry
activities, which should be inspected, supervised and controlled by the customs
agencies. Article 3.- Principles
for coordination in the prevention and fighting of smuggle and illegal goods
transportation across borders and other acts of violating the customs
legislation 1. The customs agencies and concerned State
agencies having competence in the prevention and fighting of smuggle and
illegal goods transportation across borders and other acts of violating the
customs legislation shall have to exercise their competence strictly according
to the functions, tasks and powers prescribed for each category by law and this
Decree. 2. In the course of performing their tasks, the
concerned State agencies shall have to coordinate with and support the customs
agencies in order to ensure that each domain shall be implemented mainly by
only one specialized State management agency, thus avoiding loopholes and
overlaps while not obstructing the routine operations of other organizations
and State agencies. 3. In the course of coordination, if problems
arise, the concerned parties shall directly discuss and settle them according
to law provisions; if they fail to reach agreement, they shall report such to
the leaders of their respective units for solution. In cases where the ministry
and branch leaderships fail to reach agreement with one another, they shall
report such to the Prime Minister for decision. 4. The Peoples Committees at all levels shall
have to direct the coordination between the customs agencies and other concerned
State agencies in their respective localities in preventing and fighting
smuggle and illegal goods transportation across borders and other acts of
violating the customs legislation. Chapter II ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 4.- The specific
scope of customs operation areas at a land-road border-gate area means the area
definitely delimited at a land-road border-gate on the borderline specified in
the Appendix (not printed herein) to this Decree. In cases where it is necessary to readjust the
specific scope of customs operation areas at each land-road border-gate area,
the Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with
the Defense Ministry and the concerned provincial/municipal People�s Committees in considering
and submitting such to the Prime Minister for decision. Article 5.- The specific
scope of customs operation areas at the border-gate of an international railway
station covers: 1. The station area for departure and arrival of
international trains; the passengers entry and exit area; the platform and
entrepots for import, export and transit goods; 2. The yards and areas for departure and arrival
of international trains and for the provision of import-export goods
transportation services; 3. The areas for international transnational
trains which have not gone through customs procedures, are being under the
customs supervision and control but moving to other places; 4. Other areas as decided by the Prime Minister
at the proposal of the Minister of Finance. Article 6.- The specific
scope of customs operation areas at the border-gate of an international civil
airport covers: 1. The isolation areas for entry and exit
passengers; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. The duty-free shops; 4. The loading and transshipment area; the yards
and entrepots for air export, import and transit goods; 5. The parking area for exit, entry and transit
airplanes; 6. Other areas as decided by the Prime Minister
at the proposal of the Minister of Finance. Article 7.- The specific
scope of customs operation areas at the border-gate of an international seaport
or river port covers: 1. The isolated area delimited from the outer
boundary of the ports water area where goods go through are subject to customs
supervision to the boundary of the port gates, including stores and yards,
piers, workshops, office building and maritime service area, water area in
front of the piers, areas for moorage, anchorage, transshipment and
storm-sheltering, and water area of many adjacent ports and transit channels; 2. The pilot-embarking and -disembarking area
and the area specified for ships and boats on exit, entry or transit to moor
and anchor pending entry in the international seaport or river port for
transshipment, and narrow passages from the above areas into the international
seaport or river port; 3. Other areas as decided by the Prime Minister
at the proposal of the Minister of Finance. Article 8.- The specific
scope of customs operation areas at international post offices covers: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. The area belonging to post offices and customs
control post stations which receive mails and telegraphs, postal packages and
parcels and provide overseas express mail services under the International Post
Unions Convention and post-related regulations of the Socialist Republic of
Vietnam. Article 9.- The specific
scope of customs operation area at the outside- border gate areas subject to
the customs management means the definitely-delimited areas where customs
procedures are carried out and customs supervision as well as actual goods
inspection are effected. Concretely: 1. Industrial parks, export-processing zones,
export-processing enterprises, border-gate economic zones, free trade areas and
customs privilege zones; 2. Inland waterway ports (ICD), special-use
ports, bonded warehouses, tax-suspension warehouses, and special-use stores and
yards for export, import and transit goods of organizations engaged in
commercial transportation, delivery and reception of export, import and transit
goods; 3. Inland duty-free shops selling duty-free
goods to passengers on exit or entry; 4. The area for export and import goods
inspection or places for display or introduction of temporarily-imported goods. Article 10.- The
specific scope of other customs operation areas 1. The other customs operation areas defined in
Article 6 of the Customs Law mean the areas on seas, rivers or land roads when
transport means are moored, anchored or moving for export and/or import goods
transportation or when transport means are making exit, entry or transit; and
when transshipping, border-crossing or transiting goods and/or transport means
are in the customs clearance process and subject to the inspection, supervision
and control of customs agencies. 2. In the areas specified in Clause 1 of this
Article, the customs agencies shall assume the prime responsibility and take
initiative in applying professional measures for inspection, supervision and
control; using the equipped technical means for detection, prevention, pursuit,
search, investigation, arrest and handling of acts of smuggling and/or
illegally transporting goods across borders and other acts of violating the
customs legislation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. RESPONSIBILITIES OF THE
CUSTOMS AGENCIES, THE CONCERNED STATE AGENCIES AND THE PEOPLE�S COMMITTEES AT ALL LEVELS FOR COORDINATION IN THE
PREVENTION AND FIGHTING OF SMUGGLE AND ILLEGAL GOODS TRANSPORTATION ACROSS
BORDERS AND OTHER ACTS OF VIOLATING THE CUSTOMS LEGISLATION Article 11.- Contents
of coordination in the prevention and fighting of smuggle and illegal goods
transportation across borders and other acts of violating the customs
legislation include: 1. Coordination in reception, exchange and
processing of information; 2. Coordination in patrol and control; 3. Coordination in detection, preclusion,
investigation and handling of violations; 4. Coordination in professional training and
fostering; 5. Coordination in propagation and
popularization of policies and laws. Article 12.-
Responsibilities of the principal agencies and coordinating agencies 1. The principal agencies shall have to: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b/ Organize joint activities for performance of
specific tasks with each force participating in the coordination, in accordance
with the functions and tasks of the involved forces; c/ When necessary, request the concerned parties
to mobilize forces and means for coordination and support in task performance. 2. The coordinating agencies shall have to: a/ Perform tasks strictly according to the
contents of coordination with the principal agencies; b/ Organize forces and mobilize means for
support when requested by the principal agencies. 3. The heads of the agencies defined in Clauses
1 and 2 of this Article shall be held responsible before law and before their
superiors for all activities when assuming the prime responsibility for or
coordinating the task performance. Article 13.- Specific
responsibilities of the customs agencies and concerned State agencies 1. The customs agencies at all levels: a/ Within the scope of customs operation areas,
the customs agencies at all levels shall have to arrange their forces, means
and material conditions for the performance of the task of preventing and
fighting smuggle and illegal goods transportation across borders as well as
other acts of violating the customs legislation. When being informed by
agencies, organizations and/or individuals of acts of smuggling or illegally
transporting goods across borders and other acts of violating the customs
legislation, the customs agencies must receive and keep secret the information
and organize the inspection, control, investigation and handling thereof or
assume the prime responsibility and coordinate with the functional agencies in
the investigation and handling. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Annually, the customs agencies at all levels
shall determine objectives, plans and working programs for the prevention and
fighting of smuggle and illegal goods transportation across borders and other
acts of violating the customs legislation; at the same time, and report thereon
to the heads of the superior customs agencies monthly, quarterly and annually.
The directors of the provincial/municipal Customs Departments must report to
the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees on the
implementation results. The General Director of Customs shall define
responsibilities of anti-smuggle forces in the customs service according to the
provisions of law. 2. The functional agencies under the Defense
Ministry a/ Outside the scope of customs operation areas
on land-road borderlines, the border guards shall assume the prime
responsibility for or coordinate with the functional State bodies in performing
the task of preventing and fighting smuggle and illegal goods transportation
across borders and other acts of violating the customs legislation; b/ Outside the scope of customs operation areas
on seas, the border guards and coast guards shall have the task of organizing
prevention and fighting of smuggle and illegal goods transportation under law
provisions; coordinate with the functional agencies in pursuing and arresting
cross-border smugglers and illegal goods transporters and other subjects
violating the customs legislation. 3. The police offices at all levels: a/ Within the ambit of their tasks and powers,
to be responsible for taking professional measures to detect cross-border
smugglers and illegal goods transporters as well as their routes and dens and
other acts of violating the customs legislation, which occur outside the scope
of customs operation areas; b/ To coordinate with and support the customs
agencies in the work of investigation, arrest and handling of cases of
smuggling or illegally transporting goods across borders and other acts of
violating the customs legislation when requested by the customs agencies; c/ To coordinate with and support the customs
agencies in preventing and handling in time acts of opposing officials on duty; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. The market-managing agencies a/ Within the ambit of their tasks and powers,
to directly detect, inspect and handle contraband goods circulated on the
domestic market or assume the prime responsibility and coordinate with the
customs agencies therein. b/ To coordinate with the customs agencies and
concerned State agencies in preventing and fighting smuggle and illegal goods
transportation across borders and other acts of violating the customs
legislation. 5. The specialized inspectorates, inspection and
control forces of the concerned State agencies shall, within the ambit of their
respective tasks and powers prescribed by law, have to coordinate with and
support the customs agencies in performing the task of preventing and fighting
smuggle and illegal goods transportation across borders and other acts of
violating the customs legislation. Article 14.-
Responsibilities of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run
cities 1. To lead and direct the lower-level Peoples
Committees in their respective localities to implement the Partys and States
undertakings and policies as well as law provisions on prevention and fighting
of smuggle and illegal goods transportation across borders and other acts of
violating the customs legislation. 2. To coordinate with the General Department of
Customs in implementing undertakings and measures of the Government, the Prime
Minister and the customs service in the prevention and fighting of smuggle and
illegal goods transportation across borders and other acts of violating the
customs legislation. To direct the operation coordination between the
customs agencies and other concerned State agencies in localities in performing
the task of preventing and fighting smuggle and illegal goods transportation
across borders and other acts of violating the customs legislation. 3. To suggest and propose the Government, the ministries
and branches to amend and/or supplement mechanisms and policies related to the
work of preventing and fighting smuggle and illegal goods transportation across
borders and other acts of violating the customs legislation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To support and create conditions on
investment in material and technical bases for the customs service to improve
its law-enforcement controlling capability, thus step by step building a
regular and modern customs service. Chapter IV IMPLEMENTATION PROVISIONS Article 15.- This
Decree takes effect 15 days after its signing. Article 16.- The
ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the
agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples
Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement
this Decree. ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Decree of Government No.107/2002/ND-CP of December 23, 2002 defining the scope of customs operation areas and coordinative relations in the prevention and fighting of smuggle and illegal goods transportation across borders and other acts of violating the customs legislation
2.024
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|