Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT 2013 Quy chế thông tin dẫn đường giám sát hàng không dân dụng

Số hiệu: 14/VBHN-BGTVT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 07/10/2013 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

Quyết định số 14/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng, có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 5 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam[1],

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Quyết định số 39/2005/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy chế công tác thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng ”.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2013

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

QUY CHẾ

THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về việc cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; cơ sở cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không; sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không; kiểm tra mặt đất và bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

2. Quy chế này áp dụng đối với các hãng hàng không, người khai thác tàu bay, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến dịch vụ thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

Điều 2. Quy tắc viết tắt

Trong Quy chế này, các chữ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. AFTN (Aeronautical Fixed Telecommunication Network): Mạng viễn thông cố định hàng không.

2. AIDC (Air Traffic Service Inter-facility Data Communication): Liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện thuộc dịch vụ không lưu.

3. AMHS (Air Traffic Service Message Handling System): Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu.

4. ATN (Aeronautical Telecommunication Network): Mạng viễn thông hàng không.

5. ATIS (Automatic Terminal Information Service): Dịch vụ thông báo tự động tại khu vực sân bay.

6. AMSS (Automatic Message Switching System): Hệ thống chuyển điện văn tự động.

7. AIRAC (Aeronautical Information Regulation and control): Kiểm soát và điều chỉnh tin tức hàng không.

8. ATS/DS (Air Traffic Service/Direct Speech): Liên lạc trực thoại không lưu.

9. AIS (Aeronautical Information Service): Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

10. CNS (Communication Navigation Surveillance): Thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.

11. CPDLC (Controller Pilot Data link Communication): Liên lạc dữ liệu giữa tổ lái và kiểm soát viên không lưu.

12. DME (Distance Measuring Equipment): Thiết bị đo cự ly bằng vô tuyến.

13. FDP (Flight Plan Data Processing): Xử lý dữ liệu kế hoạch bay.

14. GBAS (Ground based Augmentation System): Hệ thống tăng cường độ chính xác của tín hiệu vệ tinh dẫn đường, đặt trên mặt đất.

15. GP (Glide Path): Đài chỉ góc hạ cánh thuộc hệ thống ILS.

16. HF (High Frequency): Sóng ngắn.

17. ICAO (International Civil Aviation Organization): Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.

18. ILS (Instrument Landing System): Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị.

19. LLZ (Localizer): Đài chỉ hướng hạ cánh thuộc hệ thống ILS.

20. MM (Middle Marker): Đài chỉ mốc vô tuyến giữa.

21. NOTAM (Notice to Airman): Điện văn thông báo tin tức hàng không.

22. NDB (Non Directional radio Beacon): Đài dẫn đường vô hướng.

23. OM (Outer Marker): Đài chỉ mốc vô tuyến ngoài.

24. PSR (Primary Surveillance Radar): Ra đa giám sát sơ cấp.

25. RDP (Radar Data Processing): Xử lý dữ liệu ra đa.

26. SSB (Single Side Band): Đơn biên.

27. SSR (Secondary Surveillance Radar): Ra đa giám sát thứ cấp.

28. UTC (Universal Time Coordination): Giờ quốc tế.

29. VHF (Very High Frequency): Sóng cực ngắn.

30. VOR (Very high Frequency Omnidirectional radio Range): Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn.

31. WGS-84 (World Geodetic System): Hệ tọa độ toàn cầu.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Bảo dưỡng" là việc kiểm tra đánh giá, vệ sinh công nghiệp, hiệu chỉnh hoặc thay thế bộ phận không đủ tiêu chuẩn khai thác.

2. "Cải tiến" là sự thay đổi của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS hoặc bộ phận của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị đó phù hợp với tiêu chuẩn đã phê chuẩn.

3. "Cơ sở kiểm soát tiếp cận" là một đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với các chuyến bay có kiểm soát đi hoặc đến một hoặc nhiều sân bay.

4. "Cơ sở điều hành bay" là các trung tâm kiểm soát đường dài, cơ sở kiểm soát tiếp cận, đài kiểm soát tại sân bay, bộ phận kiểm soát mặt đất.

5. "Chỉ danh địa điểm" là nhóm mã 04 chữ cái lập theo quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và được chỉ định để ký hiệu vị trí của một đài cố định hàng không.

6. "Đài kiểm soát tại sân bay" là một đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với hoạt động bay tại sân bay.

7. "Độ chính xác" là mức độ phù hợp giữa giá trị dự đoán hoặc giá trị đo được và giá trị thực.

8. "Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị" là văn bản chứng nhận các hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn cho hoạt động bay khi đưa vào khai thác.

9. "Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS" là hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị đang được sử dụng, sẵn sàng đưa vào sử dụng để cung cấp dịch vụ CNS.

10. "Liên lạc không - địa" là liên lạc hai chiều giữa các tàu bay với các đài hoặc các địa điểm trên mặt đất.

11. "Mạng viễn thông cố định hàng không" hệ thống toàn cầu các mạng viễn thông cố định hàng không, thuộc dịch vụ thông tin cố định hàng không, để trao đổi điện văn, dữ liệu kỹ thuật số giữa các đài cố định hàng không có cùng hoặc tương thích về đặc tính thông tin.

12. "Mức độ sẵn sàng" là tỷ số giữa thời gian khai thác thực tế và thời gian khai thác theo quy định.

13. "Nhiễu có hại" là nhiễu làm nguy hại đến hoạt động của nghiệp vụ vô tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn dịch vụ vô tuyến điện đang được phép khai thác.

14. "Phổ tần số vô tuyến điện" là dãy các tần số của sóng vô tuyến điện.

15. "Sóng vô tuyến điện" là các sóng điện từ có tần số thấp hơn ba nghìn gigahéc (3000 GHz) truyền lan trong không gian không có dẫn sóng nhân tạo.

16. "Sửa chữa" là phục hồi hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS để đạt tình trạng hoạt động bình thường phù hợp với tiêu chuẩn đã phê chuẩn.

17. "Sửa chữa lớn" là việc sửa chữa mà nếu thực hiện không thích hợp có thể gây ảnh hưởng bất lợi tới độ bền cấu trúc, đặc tính kỹ thuật, tính năng, quá trình hoạt động hoặc các phẩm chất khác của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS, làm ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay; hoặc là một dạng sửa chữa không được thực hiện theo các thông lệ bình thường hoặc không thể thực hiện bằng các phương thức cơ bản.

18. "Thông báo bắt buộc" là các quyết định hoặc chỉ thị của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc thông báo của các nhà sản xuất, bắt buộc thực hiện đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

19. "Thông báo tự động tại khu vực sân bay" là việc cung cấp cho tàu bay đang hạ cánh, cất cánh về thông tin hiện hành một cách thường xuyên 24 giờ/ngày hoặc một phần thời gian quy định trong ngày, bằng đường truyền dữ liệu hoặc bằng thoại phát thanh lặp đi lặp lại liên tục.

20. "Tính toàn vẹn" là mức độ đảm bảo mà một dữ liệu hàng không và giá trị của nó không bị mất hoặc bị thay đổi so với dữ liệu gốc hoặc dữ liệu bổ sung đã được phép.

21. "Trung tâm kiểm soát đường dài" là một đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ kiểm soát không lưu đối với các chuyến bay có kiểm soát, trong vùng kiểm soát thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

Chương II

TRANG BỊ, THIẾT BỊ CNS; CƠ SỞ CUNG CẤP DỊCH VỤ CNS; SỬ DỤNG DỊCH VỤ CNS

Điều 4. Công bố thông tin về hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thống nhất quản lý và công bố thông tin về tính năng, thông số liên quan đến khai thác của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

Điều 5. Tiêu chuẩn hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải đáp ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam quy định hoặc thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO.

2. Trong trường hợp bị ảnh hưởng bởi địa hình nơi lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS, tùy từng trường hợp mà Cục Hàng không Việt Nam cho phép khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị với điều kiện hạn chế.

3. Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thông báo sự khác biệt giữa tiêu chuẩn đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS của Việt Nam và của ICAO.

Điều 6. Bảo vệ an toàn hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Bảo vệ an toàn hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS và an ninh thông tin là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

2. Doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ CNS phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS của mình.

Điều 7. Lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Việc lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải tuân theo kế hoạch phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phục vụ hoạt động bay và phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.

2. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS nhập khẩu phải đảm bảo tiêu chuẩn tương thích điện từ, quy hoạch phổ tần số theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện.

Điều 8. Lắp đặt và khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS trên tàu bay

1. Tàu bay dân dụng Việt Nam phải được lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phù hợp với tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam quy định hoặc thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO.

2. Tàu bay dân dụng nước ngoài hoạt động trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý phải được lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phù hợp với tiêu chuẩn của ICAO.

3. Việc khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS trên tàu bay tuân thủ theo quy định về khai thác tàu bay.

Điều 9. Tài liệu khai thác, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm xây dựng, ban hành tài liệu khai thác, bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS theo quy định; trường hợp hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS được sản xuất ở nước ngoài thì có thể sử dụng tài liệu của nhà sản xuất hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị đó; tài liệu khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải có bản tiếng Việt.

2. Khi có thay đổi kết cấu, sửa chữa lớn hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS thì doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS phải sửa đổi, bổ sung tài liệu khai thác, bảo dưỡng cho phù hợp.

Điều 10. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Mã số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS được quy định thống nhất trong toàn ngành hàng không dân dụng Việt Nam, phù hợp với việc phân bổ và tiêu chuẩn của ICAO, bao gồm:

a) Địa chỉ 24 bít tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;

b) Chỉ danh địa điểm mạng AFTN;

c) Địa chỉ đầu cuối mạng AFTN;

d) Địa chỉ đầu cuối AMHS mạng ATN;

đ) Địa chỉ đầu cuối CPDLC;

e) Mã nhận dạng đài dẫn đường vô tuyến;

g) Mã nhận dạng hệ thống ra đa giám sát sơ cấp PSR, hệ thống ra đa giám sát thứ cấp SSR, hệ thống xử lý dữ liệu ra đa RDP, hệ thống xử lý dữ liệu kế hoạch bay FDP.

2. Mã số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS do Cục Hàng không Việt Nam cấp theo đề nghị của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS, của người khai thác tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.

3. Cục Hàng không Việt Nam lập sổ đăng ký mã số, địa chỉ kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS và thông báo cho ICAO.

Điều 11. Thiết lập kênh thông tin liên lạc hàng không

Việc thiết lập kênh thông tin và đường truyền dẫn sau đây phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép:

1. Kênh thông tin liên lạc: trực thoại không lưu ATS/DS, viễn thông cố định hàng không AFTN, liên lạc điện văn dịch vụ không lưu AMHS, liên lạc dữ liệu giữa các phương tiện thuộc dịch vụ không lưu AIDC;

2. Đường truyền dẫn phục vụ điều khiển xa các đài thu phát VHF không-địa, truyền dẫn dữ liệu ra đa của các hệ thống ra đa giám sát sơ cấp, thứ cấp, truyền dẫn dữ liệu giám sát tự động phụ thuộc ADS và liên lạc CPDLC.

Điều 12. Kết nối sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc hàng không

1. Việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên các kênh thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam được thực hiện để phục vụ cho quản lý hoạt động bay.

2. Việc kết nối để sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS giữa các tổ chức trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam và các tổ chức ngoài ngành chỉ được thực hiện để phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý hoạt động bay.

3. Việc kết nối quy định tại khoản 1 và 2 Điều này phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận, trừ trường hợp kết nối giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ trong cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 13. Thuê phương tiện viễn thông phục vụ cho dịch vụ CNS

Các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS được phép thuê các phương tiện, dịch vụ viễn thông của các nhà cung cấp khác để hoạt động. Các phương tiện, dịch vụ thuê phải đáp ứng các yêu cầu về độ chính xác, tính toàn vẹn và mức độ sẵn sàng của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 14. Thời gian sử dụng đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải sử dụng thống nhất giờ UTC.

2. Một ngày gồm 24 giờ, bắt đầu từ 00.01 và được cài đặt như sau:

a) Đối với thiết bị liên lạc thoại, điện văn, dữ liệu: gồm 06 chữ số, hai chữ số đầu hiển thị ngày trong tháng, 04 chữ số còn lại hiển thị giờ và phút UTC;

b) Đối với các thiết bị khác: gồm 04 chữ số hiển thị giờ và phút UTC.

Điều 15. Tọa độ của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Vị trí phát sóng của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS được xác định và công bố theo hệ tọa độ toàn cầu (WGS-84). Việc đo đạc, xác định tọa độ phải do tổ chức có chức năng phù hợp thực hiện.

2. Yêu cầu về cấp độ chính xác của dữ liệu tọa độ công bố của từng loại hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS tuân thủ theo tiêu chuẩn tại Phụ ước 15 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế - Dịch vụ thông báo tin tức hàng không.

3. Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và công bố dữ liệu tọa độ của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

Điều 16. Ghi, lưu trữ thông tin cung cấp dịch vụ CNS

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ CNS phải có hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị ghi và lưu trữ chính xác, đầy đủ thông tin về các cuộc liên lạc thoại, liên lạc dữ liệu, dữ liệu và hình ảnh của các dịch vụ do mình cung cấp. Thời gian lưu trữ như sau:

a) Tối thiểu là 30 ngày đối với các kênh: liên lạc không - địa bằng thoại và dữ liệu CPDLC phục vụ điều hành bay; liên lạc trực thoại không lưu (kênh riêng, điện thoại); liên lạc dữ liệu giữa các cơ sở điều hành bay và giữa các cơ sở điều hành bay với các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động bay được ấn định trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay; liên lạc cố định hàng không AFTN và liên lạc điện văn dịch vụ không lưu AMHS;

b) Tối thiểu là 15 ngày đối với: dữ liệu, hình ảnh nhận được từ các hệ thống ra đa giám sát sơ cấp, ra đa giám sát thứ cấp, giám sát tự động phụ thuộc phục vụ cho dịch vụ điều hành bay và giám sát hoạt động bay.

2. Trong trường hợp các cuộc liên lạc, dữ liệu và hình ảnh lưu trữ có liên quan đến việc điều tra tai nạn và sự cố thì thời hạn lưu trữ được kéo dài và do cơ quan điều tra ấn định trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, việc lưu trữ tài liệu phải theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 17. Thiết bị dự phòng

1. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS vô tuyến điện hàng không tối thiểu phải có cấu hình kép hoặc thiết bị dự phòng độc lập để thay thế khi thiết bị chính không đảm bảo hoạt động bình thường.

2. Thiết bị dự phòng phải đáp ứng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật như thiết bị chính và bảo đảm sẵn sàng hoạt động.

Điều 18. Nguồn điện chính và dự phòng

1. Cơ sở cung cấp dịch vụ CNS phải bố trí nguồn điện chính và dự phòng cho hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS. Nguồn điện chính và dự phòng phải tuân theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS và theo yêu cầu dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

2. Đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị điều hành bay tại cơ sở điều hành bay, nguồn điện phải là nguồn điện liên tục, không ngắt.

3. Đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này, việc chuyển đổi từ nguồn điện chính sang nguồn điện dự phòng phải được thực hiện tự động; thời gian chuyển đổi tối đa của từng loại hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị phải tuân theo tiêu chuẩn quy định tại Phụ ước 14 của Công ước về hàng không dân dụng quốc tế và theo yêu cầu của dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 19. Các tài liệu phải có tại cơ sở cung cấp dịch vụ CNS

Cơ sở cung cấp dịch vụ CNS phải bảo đảm có các tài liệu sau đây với nội dung đầy đủ và đang còn hiệu lực :

1. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, Nghị định về quản lý hoạt động bay, Quy chế không lưu hàng không dân dụng Việt Nam, Quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng, Quy chế thông báo tin tức hàng không, Quy chế tìm kiếm cứu nạn hàng không dân dụng;

2. Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS;

3. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp cho thiết bị thu - phát sóng vô tuyến điện;

4. Tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS; tài liệu ghi chép khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa; biên bản kỹ thuật, thống kê kỹ thuật, báo cáo kỹ thuật;

5. Tài liệu tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành về các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS của ICAO.

Điều 20. Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa quy định tại Điều 9 của Quy chế này.

2. Cơ sở cung cấp dịch vụ CNS phải tổ chức bộ phận bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thuê bảo dưỡng, sửa chữa trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản với tổ chức bảo dưỡng, sữa chữa; tổ chức giám sát quy trình bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa và duy trì tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật ghi trong giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị.

3. Việc sửa chữa lớn các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS chỉ được thực hiện ở cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa CNS được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.

4. Thiết bị đo lường, kiểm chuẩn phục vụ công tác kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.

Điều 21. (được bãi bỏ)[2]

Điều 22. Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, kiểm tra chất lượng hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS được đào tạo, huấn luyện, có chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

2. Có nhà xưởng bảo đảm tiêu chuẩn về không gian, nhiệt độ, môi trường, ánh sáng và tiếng ồn;

3. Có thiết bị đo lường, dụng cụ, phương tiện, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế đầy đủ theo quy định của nhà sản xuất hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị;

4. Có tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị;

5. Có hệ thống ghi, thống kê, lưu trữ biên bản kỹ thuật, báo cáo kỹ thuật;

6. Có phương tiện và phương án phòng cháy, chữa cháy tại chỗ.

Điều 23. Ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải được ghi đầy đủ, rõ ràng trong nhật ký hoặc bằng hình thức lưu trữ khác.

2. Bản ghi thông tin về bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải có các nội dung sau đây:

a) Ngày bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;

b) Tình trạng của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị;

c) Nội dung, biện pháp đã bảo dưỡng, sửa chữa, cải tiến;

d) Việc thực hiện các thông báo bắt buộc.

3. Khi chuyển giao hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS từ bộ phận khai thác này sang bộ phận khai thác khác phải chuyển kèm hồ sơ, tài liệu, bản ghi thông tin liên quan đến hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị đó.

4. Thông tin, dữ liệu về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS phải được lưu trữ dài hạn.

Điều 24. Thông báo tình trạng hoạt động của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS, cơ sở cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo về tình trạng hoạt động của các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS cho cơ sở thông báo tin tức hàng không, cơ sở điều hành bay có liên quan theo Quy chế thông báo tin tức hàng không;

b) Trong trường hợp hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị dẫn đường vô tuyến, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay phục vụ cho việc tiếp cận, cất cánh, hạ cánh hoạt động không bình thường, phải thông báo ngay cho đài kiểm soát tại sân bay và cơ sở kiểm soát tiếp cận.

2. Tổ chức sử dụng dịch vụ CNS có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo ngay cho các cơ sở điều hành bay có liên quan trực tiếp về tình trạng bất thường của các dịch vụ CNS; trong trường hợp này, ngay sau khi tàu bay hạ cánh, người chỉ huy tàu bay phải báo cáo cho phòng thủ tục bay theo Quy chế thông báo tin tức hàng không;

b) Báo cáo với Cục Hàng không Việt Nam, thông báo cho doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS có liên quan về chất lượng dịch vụ CNS trong trường hợp bất thường.

Điều 25. Báo cáo tình trạng kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm báo cáo với Cục Hàng không Việt Nam về tình trạng kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS trong trường hợp sau đây:

a) Có sự cố, tai nạn tàu bay liên quan đến cơ sở cung cấp dịch vụ CNS;

b) Theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.

2. Việc báo cáo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu do Cục Hàng không Việt Nam ban hành.

Điều 26. Cấp giấy chứng nhận kỹ thuật cho hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS

1. Hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS được quy định tại Điều 27 của Quy chế này khi được sản xuất hoặc cải tiến tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam xem xét cấp giấy chứng nhận kỹ thuật.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận kỹ thuật cho hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Việc sản xuất hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS tuân thủ tiêu chuẩn theo quy định;

b) Có biên bản nghiệm thu kết quả hoạt động thử, được Cục Hàng không Việt Nam công nhận;

c) Tuân thủ quy định của pháp luật về bưu chính, viễn thông đối với hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thu, phát sóng vô tuyến điện.

3. Các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS hoạt động thử phải đáp ứng các yêu cầu về tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn khai thác.

4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện hoạt động thử, giám sát, phê duyệt kết quả hoạt động thử hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

Điều 27. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS phải cấp giấy phép khai thác[3]

Các hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS sau đây phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác trước khi chính thức đưa vào khai thác:

1. Đài thu phát VHF không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu, hoặc bằng thoại và dữ liệu.

2. Đài thu phát HF không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu.

3. Hệ thống chuyển điện văn tự động AMSS mạng viễn thông cố định hàng không AFTN.

4. Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu AMHS mạng viễn thông hàng không ATN.

5. Hệ thống chuyển mạch thoại VCCS.

6. Hệ thống ghi âm.

7. Đài dẫn đường vô hướng NDB.

8. Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn VOR.

9. Đài đo cự ly bằng vô tuyến DME;

10. Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS;

11. Hệ thống tăng cường độ chính xác tín hiệu vệ tinh dẫn đường, đặt trên mặt đất GBAS;

12. Hệ thống ra đa giám sát sơ cấp PSR;

13. Hệ thống ra đa giám sát thứ cấp SSR;

14. Hệ thống xử lý dữ liệu ra đa RDP; Hệ thống xử lý dữ liệu bay FDP;

15. Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại cảng Hàng không, sân bay;

16. Hệ thống thông báo tự động tại khu vực sân bay ATIS.

Điều 28. (được bãi bỏ)[4]

Điều 29. Sử dụng dịch vụ CNS

1. Dịch vụ CNS được thiết lập nhằm phục vụ và bảo đảm an toàn cho hoạt động bay dân dụng.

2. Việc sử dụng dịch vụ CNS cho hoạt động bay hàng không chung, hoạt động của tàu bay công vụ trên cơ sở hợp đồng giữa doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ.

Điều 30. Ủy quyền cung cấp dịch vụ CNS cho các tổ chức nước ngoài

1. Tổ chức nước ngoài chỉ được cung cấp hoặc tham gia cung cấp dịch vụ CNS trong vùng trời Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý khi được Cục Hàng không Việt Nam cho phép.

2. Cục Hàng không Việt Nam quy định trách nhiệm đối với việc cung cấp các dịch vụ CNS quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 31. Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS

1. Việc hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS trong cơ sở điều hành bay phải được quy định cụ thể trong tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở điều hành bay hoặc bằng văn bản riêng.

2. Cơ sở điều hành bay và cơ sở cung cấp dịch vụ CNS có liên quan trong cùng khu vực có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị phù trợ dẫn đường đường dài và ra đa giám sát.

3. Cơ sở kiểm soát tiếp cận và cơ sở cung cấp dịch vụ CNS trong cùng khu vực sân bay có trách nhiệm ký văn bản hiệp đồng trách nhiệm cung cấp và sử dụng dịch vụ CNS, sử dụng thiết bị phï trợ dẫn đường trong khu vực sân bay, hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại sân bay, hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS; ở những sân bay không có cơ sở kiểm soát tiếp cận thì do đài kiểm soát tại sân bay ký kết. Văn bản hiệp đồng phải chú ý trường hợp thay đổi đường cất hạ cánh, chế độ sử dụng các đường cất hạ cánh, chế độ khai thác các hệ thống đèn tín hiệu sân bay theo từng điều kiện thời tiết cụ thể.

4. Việc cơ sở cung cấp dịch vụ CNS thuê dịch vụ viễn thông liên quan đến việc cung cấp dịch vụ CNS của tổ chức không phải là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế này và trên cơ sở văn bản hợp đồng. Trường hợp thuê dịch vụ của tổ chức nước ngoài thì văn bản hợp đồng phải được trình Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.

Điều 32. Chấm dứt khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS

Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS muốn chấm dứt khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS được quy định tại Điều 27 của Quy chế này phải có văn bản đề nghị và được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.

Chương III

NHÂN VIÊN THÔNG TIN, DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT HÀNG KHÔNG

Điều 33. Nhân viên CNS

1. Nhân viên CNS bao gồm:

a) Nhân viên khai thác truyền tin AFTN;

b) Nhân viên kỹ thuật CNS;

c) Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không.

2. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS phải bố trí đủ nhân viên phù hợp với vị trí được phân công tại cơ sở cung cấp dịch vụ CNS.

3. Nhân viên khai thác truyền tin AFTN, nhân viên kỹ thuật CNS khai thác thiết bị thông tin VHF không-địa, nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép.

4. Nhân viên CNS phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp;

b) Được huấn luyện nghiệp vụ.

Điều 34. Chức trách, nhiệm vụ của nhân viên khai thác truyền tin AFTN

1. Đảm bảo việc thu nhận, xử lý, lưu trữ và chuyển tiếp điện văn AFTN được kịp thời, thông suốt, chính xác.

2. Theo dõi tình trạng hoạt động của hệ thống AMSS, thiết bị đầu cuối AFTN, kênh liên lạc theo vị trí được phân công; thông báo cho nhân viên kỹ thuật để xử lý kịp thời các hiện tượng hỏng hóc, sự cố kỹ thuật; xử lý kịp thời các trường hợp trục trặc về khai thác của hệ thống AMSS, thiết bị đầu cuối AFTN.

3. Duy trì việc ghi chép nhật ký khai thác hệ thống AMSS, thiết bị, kênh liên lạc AFTN theo vị trí được phân công.

4. Đảm bảo chế độ trực tại vị trí làm việc theo đúng quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan khi cấp trên phân công.

Điều 35. Chức trách, nhiệm vụ của nhân viên kỹ thuật CNS

1. Nhân viên kỹ thuật CNS có chức trách, nhiệm vụ sau đây:

a) Duy trì hoạt động của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS theo vị trí được phân công;

b) Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS theo vị trí được phân công;

c) Theo dõi các thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS đang khai thác; xử lý kịp thời các trường hợp trục trặc về khai thác của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS theo vị trí được phân công; có phương án đảm bảo kỹ thuật để phục vụ nhiệm vụ điều hành bay và kiểm soát không lưu một cách an toàn;

d) Duy trì việc ghi chép nhật ký khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị CNS theo vị trí được phân công; ghi, thống kê biên bản kỹ thuật, báo cáo kỹ thuật;

đ) Đảm bảo chế độ trực tại vị trí làm việc theo đúng quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan khi cấp trên phân công.

2. Ngoài các chức trách, nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này, nhân viên kỹ thuật CNS khai thác thiết bị thông tin VHF không-địa còn phải bảo đảm thông tin liên lạc VHF không-địa hai chiều trực tiếp, liên tục, nhanh chóng, không bị nhiễu giữa kiểm soát viên không lưu và tổ lái.

Điều 36. Chức trách, nhiệm vụ của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không

1. Đảm bảo việc kiểm tra, đo lường chính xác các thông số của thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không trong quá trình bay kiểm tra, hiệu chuẩn.

2. Thông báo thông số của thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không để nhân viên kỹ thuật mặt đất hiệu chỉnh theo tiêu chuẩn qui định.

3. Xác nhận chất lượng của thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không đã bay kiểm tra, hiệu chuẩn.

Điều 37. (được bãi bỏ)[5]

Điều 38. Huấn luyện[6]

1. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS phải tổ chức huấn luyện để cập nhật và nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên CNS; tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả sau huấn luyện.

2. Chương trình, hình thức, nội dung huấn luyện do doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ xây dựng phù hợp với tài liệu hướng dẫn khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Kết quả huấn luyện nhân viên CNS phải được lưu trữ tối thiểu là 5 năm.

Chương IV

SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN THUỘC NGHIỆP VỤ HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

Điều 39. Quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng

1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam;

b) Phối hợp với ICAO về xây dựng nhu cầu phổ tần số vô tuyến điện hàng không dân dụng quốc tế;

c) Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế trong việc lập kế hoạch sử dụng, phân chia băng tần, chọn, thông báo, đăng ký tần số quốc tế và giải quyết nhiễu có hại tần số vô tuyến điện hàng không dân dụng;

d) Quyết định sử dụng các tần số trong băng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng.

2. Việc sử dụng tần số vô tuyến điện cho các hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS, khí tượng, tìm kiếm cứu nạn và thiết bị điện tử trên tàu bay dân dụng phải tuân theo các quy định trong quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam.

3. Trừ trường hợp khẩn cấp, việc phát thử các tần số vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng chỉ được thực hiện sau khi có sự chấp thuận của Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông và phải thông báo công khai việc phát thử. Việc sử dụng chính thức các tần số chỉ được thực hiện sau khi có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính,Viễn thông cấp, giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS và phát NOTAM hoặc AIRAC thông báo công khai.

4. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan có liên quan để phát hiện và xử lý nhiễu có hại;

c) Báo cáo các trường hợp nhiễu có hại tần số vô tuyến điện theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 40. Trình tự đăng ký, phối hợp, sử dụng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng

1. Doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS, hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam muốn sử dụng tần số vô tuyến điện cho thiết bị CNS, khí tượng và tìm kiếm cứu nạn hoạt động trong các băng tần số thuộc nghiệp vụ hàng không dân dụng phải đăng ký với Cục Hàng không Việt Nam.

2. Nội dung đăng ký quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm: mục đích sử dụng; số lượng tần số và tần số dự kiến; kiểu thiết bị; băng tần số của thiết bị; phương thức điều chế, công suất phát; vị trí đặt thiết bị (tọa độ WGS 84 nếu có); kiểu, hướng, độ cao so mực nước biển của ăng ten; thời gian dự kiến đưa vào khai thác.

3. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện việc xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện với Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông sau khi đã được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận đăng ký.

Chương V

KIỂM TRA MẶT ĐẤT VÀ BAY KIỂM TRA, HIỆU CHUẨN HỆ THỐNG KỸ THUẬT, THIẾT BỊ DẪN ĐƯỜNG, GIÁM SÁT HÀNG KHÔNG

Điều 41. Kiểm tra, hiệu chuẩn mặt đất

Hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không phải được kiểm tra, hiệu chuẩn mặt đất theo quy định của Nhà sản xuất hệ thống kỹ thuật, thiết bị, tài liệu hướng dẫn của ICAO, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS và Cục Hàng không Việt Nam.

Điều 42. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không phải được bay kiểm tra, hiệu chuẩn

1. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường vô tuyến bao gồm: đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn VOR, đài đo cự ly bằng vô tuyến DME, đài dẫn đường vô hướng NDB, hệ thống hạ cánh bằng thiết bị ILS.

2. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị giám sát: hệ thống ra đa giám sát sơ cấp PSR, hệ thống ra đa giám sát thứ cấp SSR.

3. Hệ thống đèn tín hiệu sân bay.

Điều 43. Phân loại bay kiểm tra, hiệu chuẩn

1. Bay khảo sát vị trí.

2. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu.

3. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.

4. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt.

Điều 44. Hoạt động bay kiểm tra, hiệu chuẩn

1. Bay khảo sát vị trí được thực hiện để kiểm tra vị trí dự kiến lắp đặt hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không nhằm xác định tác động của môi trường đến chất lượng dịch vụ dẫn đường vô tuyến và ra đa giám sát dự kiến lắp đặt.

2. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu được thực hiện đối với hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không mới được lắp đặt hoặc sửa chữa lớn, đã được kiểm tra ở mặt đất, để kiểm tra, hiệu chuẩn và xác định tính xác thực của tín hiệu của hệ thống kỹ thuật, thiết bị trong không gian.

3. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ được thực hiện thường xuyên hoặc sau khi bảo dưỡng theo kế hoạch để kiểm tra, hiệu chuẩn và xác định tính xác thực của tín hiệu của hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không trong không gian.

4. Bay kiểm tra đặc biệt được thực hiện khi có nghi ngờ hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không thực hiện sai chức năng, tai nạn tàu bay hoặc các trường hợp đặc biệt khác và chỉ kiểm tra các thông số có thể ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của hệ thống kỹ thuật, thiết bị đó. Bay kiểm tra đặc biệt có thể được kết hợp với bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.

5. Cục Hàng không Việt Nam quyết định bay khảo sát vị trí, bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt, số lần bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ trong một năm; quy định tiêu chuẩn, điều kiện, phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn; phê duyệt kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn.

Điều 45. Tàu bay thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn

1. Tàu bay thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận.

2. Tàu bay được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các tiêu chuẩn khai thác tàu bay;

b) Có giấy chứng nhận bay bằng thiết bị;

c) Được trang bị loại thiết bị đo lường có giấy kiểm chuẩn của tổ chức đo lường được Cục Hàng không Việt Nam công nhận;

d) Có khả năng chuyên chở đầy đủ tổ bay, thiết bị điện tử ghi tham số chính và dự phòng, các thiết bị và nhân viên mặt đất cần thiết khác;

đ) Bảo đảm tầm hoạt động và sức chịu đựng để thực hiện chuyến bay kiểm tra, hiệu chuẩn theo yêu cầu;

e) Ổn định động lực học trong dải tốc độ của tàu bay, đặc biệt ở các tốc độ thực hành bay kiểm tra, hiệu chuẩn;

g) Độ rung và tiếng ồn không vượt quá quy định;

h) Đặc tính ồn về điện từ thấp ở mức làm giảm thiểu nhiễu đối với tín hiệu thu được;

i) Hệ thống điện có khả năng ổn định để cung cấp cho các thiết bị điện tử cần thiết, ngoài thiết bị tàu bay;

k) Tầm cao bay và dải tốc độ bay rộng; đặc tính tốc độ bay đảm bảo thuận tiện việc quan sát ở mặt đất khi theo dõi đường bay bằng máy kinh vĩ (Theodolite);

l) Thuận tiện cho việc thay đổi hoặc bổ sung thiết bị trên tàu bay để kiểm tra các hệ thống kỹ thuật, thiết bị mới được bổ sung dưới mặt đất hoặc tăng độ chính xác hoặc tăng tốc độ xử lý đối với các hệ thống kỹ thuật, thiết bị hiện có;

m) Thiết bị kiểm soát môi trường buồng lái tàu bay giảm thiểu ảnh hưởng xấu của nhiệt độ và độ ẩm đối với thiết bị kiểm tra độ nhạy được sử dụng trong hệ thống bay kiểm tra và duy trì môi trường thuận lợi cho tổ bay;

n) Được trang bị bộ phận lái tự động.

3. Thủ tục cấp giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn thực hiện theo quy định về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bay.

Điều 46. Tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn

1. Tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có tối thiểu hai phi công và hai nhân viên kỹ thuật. Thành viên tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có trình độ chuyên môn phù hợp; có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bay kiểm tra, hiệu chuẩn; có tinh thần và khả năng làm việc tập thể.

2. Thành viên tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có giấy phép do Cục hàng không Việt Nam cấp hoặc có giấy phép của tổ chức nước ngoài được Cục hàng không Việt Nam công nhận.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

Điều 47. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về dịch vụ CNS trình Bộ Giao thông vận tải.

2. Xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực CNS trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

3. Tổ chức hệ thống và quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ CNS; lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, xây dựng, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS và tổ chức thực hiện.

4. Nghiên cứu, đề xuất áp dụng và tổ chức thực hiện các quy định, phương thức và tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ CNS của ICAO phù hợp với pháp luật và thực tiễn của Việt Nam.

5. Xây dựng chương trình khung đào tạo nhân viên CNS trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; phê duyệt chương trình huấn luyện nhân viên CNS; phê duyệt nội dung, đề và đáp án của kỳ kiểm tra cấp Giấy phép, năng định nhân viên CNS.

6. Cấp Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS, Giấy phép nhân viên CNS, Giấy phép khai thác của cơ sở cung cấp dịch vụ CNS; cấp mã số, địa chỉ kỹ thuật của các hệ thống kỹ thuật, thiết bị CNS, thiết bị điện tử trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam.

7. Phê duyệt các tài liệu hướng dẫn khai thác của các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS.

8. Công bố danh mục thiết bị CNS bắt buộc trang bị trên tàu bay dân dụng.

9. Chỉ đạo, kiểm tra và giám sát công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường, giám sát hàng không; quyết định phương thức bay đối với các hệ thống kỹ thuật, thiết bị dẫn đường sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn.

10. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cung cấp dịch vụ CNS, thiết bị điện tử trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNS.

Điều 48. Trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ CNS

1. Tổ chức, cung cấp dịch vụ CNS theo quy định của Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Phân công, chỉ đạo và giám sát các cơ sở cung cấp dịch vụ CNS trực thuộc.

3. Lập kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư, xây dựng, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt.

4. Thiết kế, lắp đặt các công trình CNS; mua sắm vật tư, hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị, kiểm chuẩn chất lượng và bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

5. Đề xuất đưa vào sử dụng, đình chỉ hoặc thay thế các hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS.

6. Lập kế hoạch, tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên CNS.

7. Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện tài liệu chuyên môn nghiệp vụ CNS.

8. Tham gia soạn thảo các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật CNS.

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 49. Hãng hàng không

1. Hãng hàng không Việt Nam, hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan về CNS.

2. Trường hợp hãng hàng không Việt Nam lắp đặt hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị CNS ở nước ngoài để phục vụ công tác quản lý và giám sát của mình thì phải tuân thủ các quy định của nước sở tại.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[1]

Điều 50. Tổ chức thực hiện

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế này.

Điều 51. Sửa đổi, bổ sung

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chế này khi cần thiết./.

Phụ lục 1[7]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /……

…………., ngày tháng năm 20……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Tổ chức đề nghị:………………………... địa chỉ: …………………..

…………………………………………………………………………………………

đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép khai thác cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho:

1. Cơ sở:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ (Bưu điện, AFTN):………………………………………………………….

2. Mục đích (cung cấp dịch vụ):……………………………………………………….

3. Phạm vi (nêu rõ tên dịch vụ ):………………………………………………………

4. Phương thức cung cấp dịch vụ: …………………………………………………….

5. Chế độ hoạt động (24/24h/ban ngày/theo yêu cầu):………………………………..

6. Ngày đưa vào khai thác (đối với cơ sở mới):……………………………………….

7. Các giới hạn khai thác (nếu có):……………………………………………………

Các tài liệu kèm theo:

- …………….;

-……………..;

-……………..


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu VT, …..(..b).

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 2[8]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /……

…………., ngày tháng năm 20……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Tổ chức đề nghị:………………………... địa chỉ: ………………….

đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy phép khai thác cho cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động cho:

1. Cơ sở:……………………………………………………………………………….

Địa chỉ (Bưu điện, AFTN):………………………………………………………….

2. Mục đích (cung cấp dịch vụ):……………………………………………………….

3. Phạm vi (cung cấp dịch vụ):………………………………………………………...

4. Phương thức cung cấp dịch vụ: …………………………………………………….

5. Chế độ hoạt động (24/24h/ban ngày/theo yêu cầu):………………………………..

6. Các giới hạn khai thác (nếu có):…………………………………………………….

7. Lý do xin đề nghị cấp lại (bị hư hỏng, bị mất):…………………………………….

Các tài liệu kèm theo: (chỉ bổ sung phần thay đổi nếu có)

- ………………...;

- ………………...;

- ………………....


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu VT, …..(..b)

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 3[9]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /……

…………., ngày tháng năm 20……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Tổ chức đề nghị:………………………... địa chỉ: …………………

đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay như sau:

1. Tên hệ thống kỹ thuật, thiết bị:……………………………………………………..

2. Mục đích sử dụng:…………………………………………………………………..

3. Phạm vi hoạt động (bán kính/khu vực):…………………………………………….

4. Kiểu loại thiết bị: …………………………………………………………………...

5. Số sản xuất: …………………..(máy chính); ……………………(máy dự phòng);

6. Nơi sản xuất:……………….....Năm sản xuất:……………………………………..

7. Các tính năng kỹ thuật chính của hệ thống kỹ thuật, thiết bị (Cấu hình đơn/kép hoặc chính/dự phòng, thoại/dữ liệu, tần số/kênh, phân cực, loại điều chế, tốc độ quay ăng-ten, công suất phát, v.v):…………………………………………………

8. Mã số, địa chỉ kỹ thuật: ……………………………………………………………

9. Địa điểm/tọa độ đặt thiết bị (đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát):…….

10. Thời gian hoạt động hàng ngày (24/24h/ban ngày/theo yêu cầu):

11. Phương thức khai thác (tự động/bán tự động, tại chỗ/từ xa):

12. Thời gian dự kiến đưa vào hoạt động (đối với hệ thống kỹ thuật, thiết bị mới):

Các tài liệu kèm theo:

-…………………


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu VT, …..(..b)

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 4[10]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /……

…………., ngày tháng năm 20……..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay

Kính gửi: Cục Hàng không Việt Nam

Tổ chức đề nghị:………………………... địa chỉ: …………………

……………………………………………………………………………………

đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay như sau:

1. Tên hệ thống kỹ thuật, thiết bị:……………………………………………………..

2. Mục đích sử dụng:………………………………………………………………….

3. Phạm vi hoạt động (bán kính/khu vực):…………………………………………….

4. Kiểu loại thiết bị:

5. Số sản xuất: …………………..(máy chính); ……………………(máy dự phòng);

6. Nơi sản xuất:……………….....Năm sản xuất:……………………………………..

7. Các tính năng kỹ thuật chính của hệ thống kỹ thuật, thiết bị (Cấu hình đơn/kép hoặc chính/dự phòng, thoại/dữ liệu, tần số/kênh, phân cực, loại điều chế, tốc độ quay ăng-ten, công suất phát, v.v):…………………………………………………..

8. Mã số, địa chỉ kỹ thuật: ……………………………………………………………

9. Địa điểm/tọa độ đặt thiết bị (đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát):…….

10. Thời gian hoạt động hàng ngày (24/24h/ban ngày/theo yêu cầu): ………………

11. Phương thức khai thác (tự động/bán tự động, tại chỗ/từ xa):…………………….

12. Thời gian dự kiến đưa vào hoạt động (đối với hệ thống kỹ thuật, thiết bị mới):….

Các tài liệu kèm theo:

- ………………....


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu VT, …..(..b)

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục 8[11]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

PHẦN DÀNH CHO CƠ QUAN CẤP PHÉP:

SỐ GIẤY PHÉP: /CHK

NĂNG ĐỊNH: / / /

HIỆU LỰC ĐẾN: / /

Ảnh 3x4

CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH/

CẤP LẠI GIẤY PHÉP/GIA HẠN NĂNG ĐỊNH CHO NHÂN VIÊN

HÀNG KHÔNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BAY

PHẦN 1 - HƯỚNG DẪN ĐIỀN MẪU ĐƠN

Điền hoặc đánh dấu vào ô trống

□ CẤP MỚI GIẤY PHÉP (Điền phần 2,3,4,5,6)

□ CẤP LẠI GIẤY PHÉP (Điền phần 2,3,4,5,6)

□ CẤP MỚI NĂNG ĐỊNH (Điền phần 2,3,4,5,6,7)

□ GIA HẠN NĂNG ĐỊNH (Điền phần 2,3,4,5,6,8)

(Ghi chú: Năng định đổi,cấp thêm được hiểu là cấp mới)

PHẦN 2 - THÔNG TIN CÁ NHÂN

Số Giấy phép (nếu đã được cấp):

Năng định (nếu đã được cấp):

Họ và tên:

ề nghị điền bằng chữ in hoa)

Ngày sinh: / /

Quốc tịch:

Nơi sinh:

Chức danh:

Vị trí công tác:

Địa chỉ thường trú:

Địa chỉ bưu điện (nếu khác biệt):

Mobile:

Điện thoại NR:

Email:

Ngày kiểm tra sức khoẻ mức 3 (Class 3 Medical Examination): / /

Ngày hết hạn chứng chỉ sức khoẻ mức 3 (Class 3 Medical Certificate): / /

(Đối với những đối tượng cần kiểm tra sức khỏe)

Mức độ thành thạo tiếng Anh (English language proficiency endorsement)

□ Mức 3 □ Mức 5

□ Mức 4 □ Mức 6

Cơ sở đánh giá:

Ngày đánh giá: / /

(Đối với những nhân viên cần phải đáp ứng mức độ thành thạo tiếng Anh hàng không)

PHẦN 3 - CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

Tên cơ quan, đơn vị:

Địa chỉ:

Số điện thoại:

Fax:

PHẦN 4 - CÁC VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ CÓ LIÊN QUAN

Học viện/Trường

Thời gian

Bằng/Chứng chỉ

Chuyên ngành

Từ tháng/năm

Đến tháng/năm

PHẦN 5 - CÁC KHÓA HUẤN LUYỆN CHUYÊN MÔN

Tổ chức/Doanh nghiệp

Thời gian

Chứng chỉ/

Kết quả

Chuyên ngành/

Khóa huấn luyện

Từ tháng/năm

Đến tháng/năm

PHẦN 6 - LOẠI GIẤY PHÉP ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI/CẤP LẠI

Nhân viên không lưu

Nhân viên TBTTHK

Nhân viên khí tượng

Nhân viên TT-DĐ-GS

Nhân viên điều độ khai thác bay

PHẦN 7 - LOẠI NĂNG ĐỊNH ĐỀ NGHỊ CẤP MỚI

PHẦN 8 - LOẠI NĂNG ĐỊNH ĐỀ NGHỊ GIA HẠN

STT

Gia hạn

Tôi xin cam đoan những thông tin khai ở trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký và đóng dấu)

………., ngày tháng năm

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 9[12]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------

.................,ngày tháng năm 20.....

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN HÀNG KHÔNG TRONG LĨNH VỰC BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

1. Chi tiết về đơn vị, tổ chức

Tên đơn vị, tổ chức...........................................................................................

Địa chỉ…………………………………………………………………………

Mã số bưu điện………………………………………………………..……….

Số điện thoại……………………………Số Fax………………………………

Thư điện tử…………………………………Trang Web………………………

Loại hình doanh nghiệp đề nghị cấp/cấp lại giấy chứng nhận .........................

Chi tiết về trụ sở đơn vị…………....................................................................

2. Tổ chức các khoá huấn luyện

Các khoá huấn luyện cấp phép và năng định:

........................................................................................................................................................

3. Mô hình tổ chức quản lý của tổ chức huấn luyện hàng không

Chức danh

Tên

Số giấy phép

(nếu áp dụng)

Phụ trách huấn luyện

Giáo viên hướng dẫn huấn luyện

Các chức danh khác (nếu áp dụng):……………………………………………..

4. Trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện

Kích thước và chú thích của người lập kế hoạch có thể trình thay cho việc giải trình theo yêu cầu sau:

Kiểu loại

Phòng học lý thuyết/Phòng máy

Phòng thực hành thiết bị huấn luyện

Các tiện nghi khác

- Vị trí, kích thước, số lượng các phòng học

- Loại thiết bị huấn luyện

5. Hồ sơ, tài liệu đệ trình bao gồm:

Đánh dấu vào ô thích hợp Đính kèm Bản sao chứng thực

Chương trình huấn luyện ....................................................................................

Tài liệu huấn luyện …………………………………………………………… ............................................................................................................................

Mẫu hồ sơ huấn luyện ...................................................................................

Danh sách giáo viên huấn luyện kèm theo văn bằng chứng chỉ phù hơp ........ ............................................................................................................................

6. Cam kết

Tôi xin cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật.

Tôi xin xác nhận những người có tên nêu trên tuân thủ theo qui định tại các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay.

Chữ ký................................................Ngày tháng năm

Họ tên.................................................Chức vụ:

8. HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN Nộp mẫu đơn đã hoàn thiện về:

Cục Hàng không Việt Nam

Số 119 Phố Nguyễn Sơn - quận Long Biên - thành phố Hà Nội.

Phụ lục 14[13]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /……

…………., ngày tháng năm 20……..

Kính gửi: (tên cơ quan/đơn vị nhận văn bản)………………..

Căn cứ các quy định pháp luật liên quan đến việc (tóm tắt nội dung đề nghị) ……………., (tên cơ quan/đơn vị đề nghị) ……………….. đề nghị (tên cơ quan/đơn vị nhận công văn) ………………….. xem xét, giải quyết/thông báo một số nội dung sau:

1.

2.

3. (các nội dung đề nghị xem xét, giải quyết/thông báo)

…..

* Địa chỉ, số điện thoại, fax của cơ quan/đơn vị; thư điện tử, người được giao nhiệm vụ để liên hệ làm việc với cơ quan/đơn vị nhận công văn.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu VT, …..(..b)

TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Nếu văn bản có từ 02 trang trở lên phải đóng dấu giáp lai.



[1] Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay như sau:”

[2] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Liên quan đến nội dung bị bãi bỏ, Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và khoản 1, 2, 3 Điều 10 có quy định như sau:

“Điều 6. Điều kiện cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Có bộ máy tổ chức phù hợp với dịch vụ mà tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đề nghị.

2. Có đủ hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác theo quy định.

3. Đội ngũ nhân viên bảo đảm hoạt động bay có giấy phép, chứng chỉ còn hiệu lực, phù hợp với vị trí công tác.

Điều 7. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục trang bị, thiết bị, hệ thống kỹ thuật của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đã được cấp phép.

3. Danh sách nhân viên được cấp giấy phép làm việc tại cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay phù hợp với số lượng nhân viên quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác.

4. Bản sao văn bản phê duyệt tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.

Điều 8. Cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Trong những trường hợp sau đây, doanh nghiệp phải làm thủ tục cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay với Cục Hàng không Việt Nam:

a) Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay bị mất, rách hoặc bị tiêu hủy;

b) Thay đổi Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đề nghị;

c) Thay đổi Tên cơ sở, địa chỉ của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong giấy phép được cấp;

d) Thay đổi mục đích, phạm vi, phương thức cung cấp dịch vụ, chế độ hoạt động, tổ chức bộ máy của cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

đ) Phục hồi và đáp ứng đầy đđiều kiện theo quy định của giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bayp dụng trong trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại Điều 5 Thông tư này).

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản gốc giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (nếu có).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực tài liệu liên quan đến nội dung quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay trong trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Riêng trường hợp tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, phải sau 05 năm kể từ ngày bị thu hồi mới được phép làm thủ tục cấp lại giấy phép.

Điều 10. Thời hạn cấp, cấp lại giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và phê duyệt sửa đổi, bổ sung tài liệu hướng dẫn khai thác

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và quyết định việc cấp giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tổ chức đề nghị.

2. Trường hợp từ chối đơn đề nghị, trong thời hạn 07 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ lý do.

3. Giấy phép khai thác cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt hoạt động trong trường hợp vi phạm các quy định tại Điều 5 Thông tư này.

[3] Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại khoản 1 Điều 11 có quy định như sau:

“Điều 11. Danh mục hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào khai thác

1. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát, bao gồm:

a) Đài thu phát sóng cực ngắn không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu, hoặc bằng thoại và dữ liệu;

b) Đài thu phát sóng ngắn không - địa bằng thoại hoặc bằng dữ liệu;

c) Hệ thống chuyển điện văn tự động mạng viễn thông cố định hàng không;

d) Hệ thống xử lý điện văn dịch vụ không lưu mạng viễn thông hàng không;

đ) Hệ thống chuyển mạch thoại;

e) Thiết bị ghi âm;

g) Đài dẫn đường vô hướng;

h) Đài dẫn đường đa hướng sóng cực ngắn;

i) Đài đo cự ly bằng vô tuyến;

k) Hệ thống hạ cánh bằng thiết bị;

l) Hệ thống tăng cường độ chính xác tín hiệu vệ tinh dẫn đường, đặt trên mặt đất;

m) Hệ thống ra đa giám sát sơ cấp;

n) Hệ thống ra đa giám sát thứ cấp;

o) Hệ thống xử lý dữ liệu ra đa; Hệ thống xử lý dữ liệu bay;

p) Hệ thống đèn tín hiệu, biển báo tại cảng hàng không, sân bay;

q) Hệ thống thông báo tự động tại khu vực sân bay.

[4] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Liên quan đến nội dung bị bãi bỏ, Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại khoản 1 Điều 12, khoản 1 Điều 13, khoản 1và khoản 3 Điều 14 có quy định như sau:

“Điều 12. Điều kiện cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay

1. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không được cấp giấy phép khai thác khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng tiêu chuẩn do Cục Hàng không Việt Nam quy định hoặc thừa nhận phù hợp với tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế;

b) Có giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

c) Có tài liệu khai thác, bảo dưỡng của hệ thống kỹ thuật, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu tài liệu bằng tiếng Anh phải đảm bảo nhân viên hiểu và khai thác được tài liệu);

d) Có thiết bị dự phòng và nguồn điện đáp ứng quy định tại Điều 17, Điều 18 của Quyết định số 14/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng;

đ) Có biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng; đối với hệ thống đèn tín hiệu sân bay, sơ đồ bản vẽ hoàn công;

e) Có mã số địa chỉ, kỹ thuật của hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát (nếu có) do Cục Hàng không Việt Nam cấp;

g) Có phương thức bay được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường;

h) Có thiết bị ghi và lưu trữ theo quy định tại Điều 16 Quyết định số 14/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng;

i) Đối với thiết bị phù trợ dẫn đường, giám sát hàng không được đầu tư, lắp đặt mới, phải có biên bản kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và đạt tiêu chuẩn đưa vào khai thác được Cục Hàng không Việt Nam công nhận; trường hợp điều chuyển thiết bị dẫn đường vô hướng để lắp đặt tại vị trí khác, được phép sử dụng kết quả bay kiểm tra của tàu bay thương mại để xem xét đưa vào khai thác;

k) Có đường truyền dẫn, điều khiển xa và thiết bị có liên quan phù hợp với yêu cầu khai thác thiết bị.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo giải trình về hệ thống kỹ thuật, thiết bị phù hợp với dịch vụ bảo đảm hoạt động bay mà tổ chức cung cấp;

c) Báo cáo giải trình về năng lực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống, thiết bị phù hợp;

d) Bản sao giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

Điều 14. Thời hạn cấp, cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và quyết định việc cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho tổ chức đề nghị.

Trong quá trình kiểm tra và đánh giá hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có thể yêu cầu tổ chức cung cấp các thông tin hoặc tài liệu để làm rõ các vấn đề liên quan.

3. Giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay có thời hạn hiệu lực 02 năm và chấm dứt hoạt động trong trường hợp vi phạm các quy định tại Điều 5 Thông tư này.

[5] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

Liên quan đến nội dung bị bãi bỏ, Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại Điều 16, Điều 17 và khoản 3 Điều 18, điểm a khoản 4 Điều 18 có quy định như sau:

“Điều 16. Điều kiện cấp giấy phép, năng định cho nhân viên

Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp giấy phép nhân viên:

1. Là công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, không có tiền án hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

2. Có chứng chỉ chuyên môn về chuyên ngành quản lý hoạt động bay phù hợp (đối với nhân viên thiết kế phương thức bay phải có chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo thiết kế phương thức bay) do Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo đảm hoạt động bay được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận;

3. Có chứng chỉ ngôn ngữ tiếng Anh trình độ tối thiểu phù hợp với chuyên ngành dịch vụ bảo đảm hoạt động bay được phân công. Riêng nhân viên không lưu sử dụng liên lạc vô tuyến và nhân viên khai thác liên lạc vô tuyến sóng ngắn không - địa phải có trình độ tiếng Anh mức 4, nhân viên thông báo tin tức hàng không có trình độ tiếng Anh mức 3 do cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh cho nhân viên được Cục Hàng không Việt Nam cấp hoặc công nhận theo quy định tại Phụ ước 1 của Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế;

4. Có thời gian huấn luyện và thực tập tối thiểu là 12 tháng đối với nhân viên không lưu; 09 tháng đối với nhân viên thông báo tin tức hàng không, nhân viên khí tượng hàng không; 03 tháng đối với nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát và nhân viên điều độ, khai thác bay. Riêng đối với nhân viên thiết kế phương thức bay phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm là nhân viên thông tin dẫn đường hàng không hoặc lái tàu bay, kiểm soát viên không lưu và đã tham gia thực tập thiết kế 02 phương thức bay sử dụng thiết bị;

5. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ sở y tế được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận áp dụng đối với nhân viên không lưu, nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát thực hiện nhiệm vụ bay hiệu chuẩn;

6. Tham dự và đạt kết quả của kỳ kiểm tra để cấp giấy phép, năng định nhân viên quản lý hoạt động bay.

Điều 17. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép, năng định nhân viên

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, năng định cho nhân viên, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo danh sách) theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đơn đề nghị cấp giấy phép nhân viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp để đối chiếu;

d) Bản sao kết quả huấn luyện phù hợp;

đ) Bản gốc giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do cơ sở y tế giám định sức khỏe được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận (áp dụng đối với nhân viên không lưu, nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát thực hiện nhiệm vụ bay hiệu chuẩn);

e) 02 ảnh cỡ 3x4 được chụp trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên trong trường hợp giấy phép hết hạn hiệu lực, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo danh sách) theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao kết quả huấn luyện phù hợp;

d) Bản gốc giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do cơ sở y tế giám định sức khỏe được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận (áp dụng đối với nhân viên không lưu và nhân viên bay kiểm tra hiệu chuẩn);

đ) 02 ảnh cỡ 3x4 được chụp trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên trong trường hợp giấy phép bị mất, bị rách hoặc bị hỏng, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo danh sách) theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép cho nhân viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản gốc hoặc bản sao giấy phép nhân viên (nếu có);

d) 02 ảnh cỡ 3x4 được chụp trong khoảng thời gian 06 tháng trước khi nộp hồ sơ.

4. Hồ sơ gia hạn năng định nhân viên, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn năng định nhân viên của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay (kèm theo danh sách) theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đơn đề nghị gia hạn giấy phép cho nhân viên theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao kết quả huấn luyện gần nhất;

d) Bản gốc giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực do cơ sở y tế giám định sức khỏe được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận (áp dụng đối với nhân viên không lưu và nhân viên bay kiểm tra hiệu chuẩn).

Điều 18. Thời hạn cấp, gia hạn giấy phép, năng định nhân viên

3. Giấy phép nhân viên có hiệu lực 07 năm kể từ ngày ký và vô hiệu trong những trường hợp sau đây:

a) Vi phạm các quy định tại Điều 5 Thông tư này;

b) Năng định có trong giấy phép nhân viên hết hạn hiệu lực.

4. Thời hạn hiệu lực của năng định nhân viên:

a) 24 tháng đối với nhân viên điều độ, khai thác bay; nhân viên không lưu thực hiện nhiệm vụ huấn luyện viên không lưu; nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không (trừ những người thực hiện nhiệm vụ khai thác liên lạc vô tuyến sóng ngắn không - địa và những người thực hiện nhiệm vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn);

[6] Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay tại khoản 1và mục b khoản 2 Điều 19, Điều 20 và Điều 21 có quy định như sau:

Điều 19. Điều kiện cấp giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay

Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay cho tổ chức đáp ứng các điều kiện sau:

1. Cơ sở vật chất và trang bị, thiết bị:

a) Lớp học đủ hệ thống chiếu sáng, thông thoáng phù hợp với khí hậu địa phương, vệ sinh và đảm bảo cho sức khoẻ;

b) Trang bị, thiết bị huấn luyện và tài liệu cần thiết để tiến hành các khoá huấn luyện mà tổ chức được phê chuẩn.

2. Trang bị, thiết bị huấn luyện phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

...

b) Đối với huấn luyện nhân viên khai thác kỹ thuật thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không, nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát: thiết bị thực tập kỹ thuật điện, điện tử; thiết bị thực tập kỹ thuật số - vi xử lý, thiết bị thực tập viễn thông chuyên ngành; thiết bị thực tập truyền số liệu bằng điện tử; thiết bị thực tập khai thác hệ thống;

...

3. Nội dung chương trình huấn luyện:

a) Nội dung chương trình cho mỗi khóa huấn luyện;

b) Các quy định tối thiểu về thiết bị huấn luyện tương ứng với mỗi giáo trình giảng dạy đã được phê chuẩn;

c) Trình độ tối thiểu của huấn luyện viên;

d) Các chương trình huấn luyện cấp chứng chỉ chuyên môn; chương trình huấn luyện làm quen, phục hồi, chuyển loại, định kỳ; chương trình bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn.

4. Huấn luyện viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Chứng chỉ sư phạm dạy nghề;

b) 05 năm kinh nghiệm đối với chuyên ngành tham gia huấn luyện;

c) Giấy phép huấn luyện viên đúng chuyên ngành.

Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay

1. Giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên có hiệu lực 36 tháng và được cấp lại khi:

a) Giấy chứng nhận hết thời hạn hiệu lực;

b) Có những thay đổi liên quan đến quyền sở hữu đối với tổ chức;

c) Có những thay đổi về giáo trình giảng dạy, chương trình huấn luyện và trang thiết bị của cơ sở huấn luyện.

2. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chứng thực các tài liệu chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận;

c) Bản sao chương trình huấn luyện và giáo trình giảng dạy phù hợp với nội dung đề nghị;

d) Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác huấn luyện;

đ) Danh sách huấn luyện viên chuyên ngành hàng không kèm theo bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ phù hợp.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên, bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo tình hình huấn luyện của Tổ chức trong thời hạn hoạt động của giấy chứng nhận đã được cấp;

c) Báo cáo giải trình về những thay đổi kèm theo các tài liệu được sửa đổi, bổ sung.

Điều 21. Thời hạn cấp, cấp lại giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện hàng không trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam hoàn thành việc thẩm định và cấp cho người đề nghị giấy chứng nhận tổ chức huấn luyện nghiệp vụ nhân viên bảo đảm hoạt động bay.

Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu người đề nghị hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi hồ sơ đầy đủ theo quy định.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận do hết hạn hiệu lực.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định đối với trường hợp được quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 20 Thông tư này.

[7] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[8] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[9] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[10] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[11] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[12] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

[13] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 22/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2011.

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

No. 14/VBHN-BGTVT

Hanoi, October 07, 2013

 

DECISION

REGULATION ON CIVIL AVIATION COMMUNICATIONS, NAVIGATION AND SURVEILLANCE

The Minister of Transport’s Decision No. 14/2007/QD-BGTVT dated March 26, 2007 promulgating the regulation on civil aviation communications, navigation and surveillance that takes effect since May 04, 2007 are supplemented and amended by:

The Minister of Transport’s Circular No. 22/2011/TT-BGTVT dated March 31, 2011 stipulating administrative procedures in the area of air navigation that takes effect since May 15, 2011.

Pursuant to the Law on Civil aviation dated June 29, 2006;

Pursuant to the Government’s Decree No. 34/2003/ND-CP dated April 04, 2003 stipulating functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

At the request of general director of the Transport Department and director of the Civil Aviation Authority of Vietnam,

HEREBY DECIDE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Decision takes effect after 15 days since relevant official gazette is published.

The Minister of Transport’s Decision No. 39/2005/QD-BGTVT dated August 26, 2005 promulgating "the regulation on civil aviation communications, navigation and surveillance”.

Article 3. Chief officers, Chief Inspector of ministries, directors of the Civil Aviation Authority of Vietnam, heads of relevant organizations and individuals shall be responsible for executing this Decision./.

 

 

MINISTER




Dinh La Thang

 

REGULATION

CIVIL AVIATION COMMUNICATION, NAVIGATION AND SURVEILLANCE
(Enclosed with the Minister of Transport’s Decision No. 14/2007/QD-BGTVT dated March 26, 2007)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation stipulates provision of civil aviation communications, navigation and surveillance services; communications, navigation and surveillance systems, equipment and components thereof (herein 'CNS systems’); communications, navigation and surveillance service providers; communications, navigation and surveillance staff; use of aviation radio frequencies; ground and test flying and inspection of CNS systems; responsibility of organizations, individuals in connection with civil aviation communications, navigation and surveillance services.

2. This Regulation applies to airlines, aircraft operators, CNS service providers, CNS staff and other organizations and individuals in connection with civil aviation CNS services.

Article 2. Abbreviations

In this Regulation, some terms are abbreviated as follows:

1. AFTN: Aeronautical Fixed Telecommunication Network

2. AIDC: Air Traffic Service Inter-facility Data Communication

3. AMHS: Air Traffic Service Message Handling System

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. ATIS: Automatic Terminal Information Service

6. AMSS: Automatic Message Switching System

7. AIRAC: Aeronautical Information Regulation and control

8. ATS/DS: Air Traffic Service/Direct Speech

9. AIS: Aeronautical Information Service

10. CNS: Communication Navigation Surveillance

11. CPDLC: Controller Pilot Data link Communication

12. DME: Distance Measuring Equipment

13. FDP: Flight Plan Data Processing

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



15. GP: Glide Path

16. HF: High Frequency

17. ICAO: International Civil Aviation Organization

18. ILS: Instrument Landing System

19. LLZ: Localizer

20. MM: Middle Marker

21. NOTAM: Notice to Airman

22. NDB: Non Directional radio Beacon

23. OM: Outer Marker

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



25. RDP: Radar Data Processing

26. SSB: Single Side Band

27. SSR: Secondary Surveillance Radar

28. UTC: Universal Time Coordination

29. VHF:Very High Frequency

30. VOR: Very high Frequency Omnidirectional radio Range

31. WGS-84: World Geodetic System

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, some terms are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “Innovations” refer to the modification of CNS systems or components thereof to suit approved standards.

3. “Approach control center” refers to the unit that provides air traffic control services for controlled flights to and from one or several airports.

4. “Flight operations facilitiesincludes area control centers, approach control offices, airport traffic control towers (ATC towers) and ground-based controllers.

5. “Location indicator” refers to a four-letter code group formulated in accordance with rules prescribed by ICAO and assigned to the location of an aeronautical fixed station.

6. Airport traffic control tower” refers to the unit that provides air traffic control services for air navigation at the airport.

7. “Permit for operation of technical system, and equipment” refers to the written confirmation of satisfaction of air navigation conditions of CNS systems when put into operation.

8. “CNS systems” refer to technical system, facilities currently in use, or ready for use for the purpose of providing CNS services.

10. “Air-to-ground communications” refer to two-way communications between aircraft and ground stations.

11. Aeronautical Fixed Telecommunication Network” refers to a worldwide system of aeronautical fixed circuits provided, as part of the Aeronautical Fixed Service, for the exchange of messages and/or digital data between aeronautical fixed stations having the same or compatible communications characteristics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



13. “Harmful interference” refers to any interference that endangers the functioning or obstructs, interrupts a communications system.

14. “Radio spectrum” is a range of radio frequencies.

15. “Radio waves” refer to the electromagnetic waves with frequencies lower than 3,000 GHz spread in space without artificial waves.

16. “Repairs” refer to the restoration of CNS systems to normal conditions in accordance with the approved standards.

17. “Major overhaul” refers to the repair works if being improperly performed may have adverse effects on durability of structure, technical characteristics, features, performance or other qualities of CNS systems; or repair works that are inconsistent with normal practices or cannot be done through basic methods.

18. “Compulsory notices” are decisions or directions by state management agencies or notifications by manufacturers which are compulsory for CNS systems.

19. Automatic Terminal Information Service” (ATIS) Is a continuous broadcast of recorded aeronautical information in busier airports.

20. “Data integrity” is the maintenance of, and the assurance of the accuracy and consistency of, data over its entire life-cycle.

21. “Area control center” is a facility responsible for providing air traffic control services to aircraft operating within controlled airspace .

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CNS SYSTEMS; CNS SERVICE PROVIDERS; USE OF CNS SERVICES

Article 4. Disclosure of information on CNS systems

General director of the Civil Aviation Authority of Vietnam shall unify management and public disclosure of information on features and parameters concerning operation of CNS systems.

Article 5. Standards of CNS systems

1. CNS systems shall meet regulator standards as adopted or be recognized as compliant with ICAO standards, by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. To the extent of possible effect of the terrain where CNS systems are installed, the Civil Aviation Authority of Vietnam shall allow operation of the systems in limited conditions.

3. General director of the Civil Aviation Authority of Vietnam shall make announcement of the difference between standards of CNS systems adopted by Vietnam and ICAO .

Article 6. Protection of CNS systems

1. The regulatory agencies, organizations and individuals shall be responsible for protecting CNS systems and information security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Installation, renovation and upgrading of CNS systems

1. The installation, renovation and upgrading of CNS systems shall be compliant with the air navigation service system development plan, meet actual requirements of air navigation and be approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Imported CNS systems shall meet electromagnetic compatibility standards, radio spectrum planning according to laws on radio frequencies.

Article 8. Installation and operation of CNS systems on aircraft

1. Vietnam’s civil aircraft shall be equipped with CNS systems in accordance with the standards adopted, or recognized as compliant with ICAO standards, by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Foreign civil aircraft operating in Vietnam’s airspace and Vietnam-controlled flight information region (FIR) shall be equipped with CNS systems in accordance with ICAO standards.

3. The operation of CNS systems on aircraft should accord with regulations on operation of aircraft.

Article 9. Documents concerning operation, maintenance and care of CNS systems

1. CNS service providers shall be responsible for formulating and issuing documents concerning operation, maintenance and care of CNS systems as prescribed; in case of imported CNS systems, the documents issued by the manufacturer thereof can be used; the documents should be accompanied by a Vietnamese version.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Code, technical address of CNS systems

1. Code and address of CNS systems shall be consistent throughout Vietnam's civil aviation industry in accordance with distribution and ICAO’s standards, including:

a) 24-bit address assigned to aircraft of Vietnamese nationality;

b) AFTN location indicators;

c) AFTN terminal address;

d) AMHS terminal address – ATN;

dd) CPDLC terminal address;

e) Radio Beacon identity code;

g) PSR, SSR, RPD and FDP identity codes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall establish a register of codes and technical addresses of CNS systems and make notifications to ICAO.

Article 11. Establishment of aeronautical communications channels

The establishment of following communications channels and data link should be approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam:

1. Communications channels: ATS/DS, AFTN, AMHS and AIDC;

2.  Air-to-ground VHF stations, PSR, SSR, ADS and CPDLC data links.

Article 12. Connection to information and data on communications channels

1. Connection to information and data on communications channels, CNS systems among organizations in Vietnam’s civil aviation industry shall be carried out for flight operations management.

2. Connection to information and data on communications channels, CNS systems among organizations inside and outside Vietnam’s civil aviation industry shall be carried out for management and use of airspace, ensuring national defense and security, flight operations management.

3. The connection as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article should be approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam except for connection among service providers of the same enterprise that provides air navigation services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CNS service providers shall be allowed to lease telecommunications means and services from other suppliers. Such means and services should meet requirements of accuracy, integrity and availability of air navigation services.

Article 14. Use of CNS systems

1. Operation of CNS systems shall be based on UTC.

2. Time shall be set starting from 00.01 as follows:

a) For voice, message, data communications equipment: Six digits with the first two digits displaying date of month, the remaining four digits displaying UTC hours and minutes.

b) For other equipment: Four digits displaying UTC hours and minutes.

Article 15. Coordinates of CNS systems

1. Coordinates of CNS systems are based on WGS-84. Measurement of the coordinates shall be carried out by specialized organizations.

2. Requirements concerning accuracy of announced coordinate data of each CNS system should be compliant with standards in Annex 15 of the Convention on international civil aviation – Aeronautical Information Service (AIS).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Record and storage of CNS service information

1. CNS service providers should equip technical systems, facilities to fully and adequately record and store all information about voice, message and data communications and images of services provided. Time limits for storage shall be stipulated as follows:

a) At least 30 days for CPDLC, ATS/DS; data communications among flight operation facilities and between flight operation facilities and other agencies involved in air navigation as defined in the instruction manual provided by the flight operation facilities; AFTN and AMHS;

b) At least 15 days for data, images received from PSR, SSR, ADS and air navigation systems.

2. In case the stored communications, data and images are related to accident and emergency investigations, the time limits for storage shall be extended and defined by the investigation agency before expiration as prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Apart from provisions as set out in Clauses 1 and 2 of this Article, the storage of data shall be compliant with the law on archives.

Article 17. Backup equipment

1. CNS systems should be installed with at least dual configuration or standalone equipment for replacement in case of need.

2. Backup equipment shall meet functional and technical requirements which are the same as applied to main equipment and be ready for operation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. CNS service providers shall arrange main and backup power sources for CNS systems. Main and backup power sources should meet the CNS system manufacturer’s standards and air navigation service requirements.

2. For technical systems, facilities and equipment at the flight operation facilities, power supply should be kept continuous and uninterrupted.

3. For CNS systems not subject to Clause 2 of this Article, the switch from main power sources to backup ones shall be automatically performed. Maximum time for the switch in individual technical systems, facilities and equipment should accord with the standards stipulated in Annex 14 of the Convention on international civil aviation and requirements of air navigation services.

Article 19. Availability of documents at CNS service providers

CNS service providers shall ensure availability of following documents:

1. The Law on Vietnam Civil Aviation, Ordinance on post and telecommunications, Decree on management of air navigation, Regulation on air traffic of Vietnam civil aviation, Regulation on civil aviation communications, navigation and surveillance, Regulation on aeronautical information publication, Regulation on search and rescue in civil aviation.

2. CNS systems operation permits;

3. Permits for use of radio frequencies and transmitters granted by the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications;

4. Documents providing instructions on operation, maintenance and care of CNS systems; records of operation, maintenance and care; technical inspection reports, technical statistics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 20. Maintenance and care of CNS systems

1. CNS systems shall be maintained and repaired in accordance with instruction documents as prescribed in Article 9 hereof.

2. CNS service providers shall organize a maintenance and care division or contract for the services; conduct supervision of maintenance and care as prescribed in the instruction documents and maintain technical specifications as specified in operation permits.

3. Major repairs to CNS systems shall be carried out only in the facilities approved by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

4. Measurement and calibration equipment for examination, maintenance and care of CNS systems should be tested, calibrated according to laws on measurement.

Article 21. Omitted.

Article 22. Facilities providing installation, maintenance and care services for CNS systems

Facilities providing installation, maintenance and care services for CNS systems (herein ‘maintenance and care facilities’) should meet following requirements:

1. Employ a team of personnel who have been trained and certified in the areas of installation, quality inspection, maintenance and care of CNS systems;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Provide adequate measurement equipment, tools, means, raw materials, replacement spare parts as stipulated by the manufacturer;

4. Prepare instruction documents for installation, maintenance and care of the systems;

5. Maintain a system that records and stores technical inspection reports;

6. Have on-site fire and explosion prevention and combat vehicles and measures;

Article 23. Recordation of maintenance and care, innovation of CNS systems

1. Maintenance and care, innovation of CNS systems should be adequately and clearly recorded in logbooks or other means of storage.

2. Records of maintenance and care, innovation of CNS systems shall include following information:

a) Date of maintenance and care, innovation;

b) Current conditions of the systems;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Implementation of compulsory notices.

3. When transferring the CNS systems from one operation division to the other, the documents, records of information about such systems should be accompanied.

4. Data and information about maintenance and care of CNS systems should be deposited for a long time.

Article 24. Notification of operation conditions of CNS systems

1. CNS service providers shall:

a) Make notification of current conditions of CNS systems to relevant aeronautical information service providers, flight operation facilities according to the Regulation on aeronautical information publication;

b) In case technical systems of non-visual navigation aids, aviation lighting system work improperly, make an immediate report to airport traffic control towers and approach control offices.

2. CNS service users shall:

a) Make immediate report to relevant flight operation facilities on unusual conditions of CNS services; in this case, immediately after landing, the pilot in command shall report to the air traffic services reporting office according to the Regulation on aeronautical information publication;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 25. Notification of technical conditions of CNS systems

1. CNS service providers shall be responsible for making report to the Civil Aviation Authority of Vietnam on technical conditions of CNS systems in following cases:

a) Aircraft accidents in connection with CNS service providers;

b) As requested by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Reports as referred to in Clause 1 of this Article shall be made according to forms issued by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

Article 26. Certification of CNS systems

1. CNS systems as prescribed in Article 27 hereof that are manufactured or innovated in Vietnam shall be reviewed and certified by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Conditions for certification of the CNS systems as prescribed in Clause 1 of this Article include:

a) Manufacture of the CNS systems shall meet prescribed standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The CNS systems shall be compliant with the law on post and telecommunications for technical systems of radio receivers and transmitters.

3. CNS systems in trial operation shall meet requirements of features, technical standards and others.

4. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall provide instructions on trial operation, supervision and approval for results of trial operation of CNS systems.

Article 27. CNS systems subject to permission for operation

Following CNS systems must get permission from the Civil Aviation Authority of Vietnam before being put into operation:

1. VHF air/ground communication stations (voice or data, or voice and data).

2. HF air/ground communication stations (voice or data).

3. AFTN message switching system.

4. ATN/AMHS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Audio recording system.

7. NDB.

8. VOR.

9. DME;

10. ILS;

11. GBAS;

12. PSR;

13. SSR;

14. RDP, FDP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16. ATIS.

Article 28. Omitted [4]

Article 29. Use of CNS services

1. CNS services are set up to ensure safety for civil air navigation.

2. Use of CNS services for general aviation or for activities of official-duty aircraft shall be based on a contract between the CNS service provider and its user.

Article 30. AUTHORIZATION FOR PROVISION OF CNS SERVICES TO FOREIGN ORGANIZATIONS

1. Foreign organizations shall obtain permission from the Civil Aviation Authority of Vietnam before providing CNS services within Vietnam’s airspace, Vietnam-controlled flight information region.

2. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall define responsibility for provision of CNS services as prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 31. Joint liability for provision and use of CNS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The flight operation facility and relevant CNS service provider in the same area shall be responsible for signing the agreement of joint liability for providing and using CNS services, enroute navigation aids and surveillance radar.

3. Approach control offices (or ATC towers) and CNS service providers in the same airport area shall be responsible for signing the agreement of joint liability for providing and using CNS services, enroute navigation aids, aviation lighting system, guidance signs, instrument landing system; Cases of changing runways, modes of using runways and operating aviation lighting systems in specific weather conditions shall be taken into account in the agreement of shared responsibility.

4. The telecommunications services hired by CNS service providers from organizations which are not air navigation service providers should meet the standards as prescribed herein and in the signed contract. In case the services are hired from foreign organizations, the contract shall be submitted to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.

Article 32. Termination of operation of CNS systems

CNS service providers that need to stop operating CNS systems as prescribed in Article 27 hereof shall make a written request to the Civil Aviation Authority of Vietnam for approval.

Chapter III

CNS STAFF

Article 33. CNS staff

1. CNS staff include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) CNS technical officer;

c) Officer in charge of test flying and inspection of navigation aids, aeronautical surveillance.

2. CNS service providers shall be responsible for arranging staff in an adequate and appropriate way.

3. AFTN staff, CNS staff in charge of VHF air/ground communications, staff in charge of test flying and inspection of navigation aids, aeronautical surveillance should be certified by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

4. CNS staff shall meet following requirements:

a) Attain appropriate professional qualifications;

b) Complete professional training;

Article 34. Positions and duties of AFTN staff

1. Ensure AFTN messages are received, processed, stored and forwarded in a timely, free and accurate manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Maintain daily records of performance of AMSS, AFTN terminals, communications channels as assigned.

4. Ensure watch keeping duty at working positions and perform other tasks as assigned.

Article 35. Authority and duties of CNS technical staff

1. CNS technical staff shall be responsible to:

a) Maintain operation of CNS systems as assigned.

b) Carry out maintenance and care of CNS systems as assigned;

c) Monitor technical specifications, performance of  CNS systems in operation; immediately deal with problems arising out of operation of CNS systems as assigned; provide technical plans to ensure safety for air navigation and air traffic control;

d) Maintain daily records of operation, maintenance and are of CNS systems as assigned; technical inspection reports;

dd) Be fully on duty and perform other tasks as assigned by superiors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 36. Authority and duties of staff in charge of test flying of navigation aids, aeronautical surveillance system

1. Ensure measurements of parameters of navigation aids, aeronautical surveillance are accurate during test flying process.

2. Notify parameters of navigation aids, aeronautical surveillance system to ground-based technical staff for calibration as prescribed.

3. Certify navigation aids, aeronautical surveillance system inspected and tested.

Article 37. Omitted [5]

Article 38. Training

1. CNS service providers shall organize training to update and enhance knowledge for CNS staff.

2. Programs, manners and contents of training provided by the service providers should be compliant with CNS systems’ instruction documents and other relevant legislative documents.

3. Results of training for CNS staff shall be stored for at least five years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



USE OF CIVIL AVIATION RADIO FREQUENCIES

Article 39. Management and use of civil aviation radio frequencies

1. The Civil Aviation Authority of Vietnam:

a) Cooperate with the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications in developing Vietnam’s radio spectrum planning;

b) Cooperate with ICAO in developing demands for international civil aviation radio spectrum;

c) Cooperate with agencies at home and abroad, international organizations in establishing plans for use and share of bands, registering international frequencies and handling harmful interferences of civil aviation radio frequencies;

d) Decide use of frequencies in civil aviation airband.

2. Use of radio frequencies for CNS systems, meteorological instruments, search and rescue operations and electrical equipment on aircraft should be compliance with Vietnam’s radio spectrum planning.

3. Except in case of emergency, trial broadcasting of civil aviation radio frequencies shall be carried out after approval is obtained from the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications. Official use of radio frequencies shall be accepted after the permit for use of radio frequencies and radio broadcasting equipment is granted by the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Apply for permission for use of radio frequencies and radio broadcasting equipment from the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications according to laws;

b) Cooperate with the Authority of Radio Frequency Management and relevant agencies in detecting and handling harmful interferences;

c) Make reports on harmful interference of radio frequencies at the request of the Civil Aviation Authority of Vietnam.

Article 40. Procedures for registration, coordination and use of civil aviation radio frequencies

1. CNS service providers, Vietnam airlines, foreign airlines that need to use radio frequencies for CNS systems, meteorological equipment and search and rescue operations in civil aviation bands should register with the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. Contents of registration as prescribed in Clause 1 of this Article include use purposes; number of frequencies and expected frequencies; equipment types; bands of equipment; broadcasting capacity; positions of equipment (WGS 84 if any); type, direction and height of antenna over sea level; expected time for putting into operation.

3. Organizations as prescribed in Clause 1 of this Article shall submit applications for permission for use of radio frequencies and radio broadcasting equipment from the Authority of Radio Frequency Management – Ministry of Post And Telecommunications after approval from the Civil Aviation Authority of Vietnam is obtained.

Chapter V

GROUND-BASED AND TEST FLYING AND INSPECTION OF NAVIGATION AND AERONAUTICAL SURVEILLANCE SYSTEMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Navigation and aeronautical surveillance systems should be inspected and calibrated according to instructions of the manufacturer, ICAO, CNS service providers and the Civil Aviation Authority of Vietnam.

Article 42. Navigation and aeronautical surveillance systems to be inspected and tested airborne

1. Radio navigation systems include VOR, DME, NDB and ILS.

2. Surveillance systems include PSR and SSR.

3. Aviation lighting systems.

Article 43. Classification of test flying

1. Flight inspection of positions.

2. Commissioning test flying

3. Routine test flying

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 44. Activities of test flying

1. Flight inspection of positions shall be carried out to inspect positions expected for the installation of navigation, aeronautical surveillance systems with the aim of determining impact of the environment on quality of navigation services and surveillance radars expected to be installed.

2. Commission test flying shall be carried out for navigation, aeronautical surveillance systems that have been just installed or considerably repaired, inspected on the ground for testing, inspection and determination of authenticity of signals of the systems in the air.

3. Routine test flying shall be carried out regularly or after maintenance and care under the plan for testing, inspection and determination of authenticity of signals of the systems in the air.

4. Special test flying shall be carried out upon suspicion of a malfunction of the systems, aircraft accidents or other special events and only factors possibly affecting quality of performance of such systems shall be tested. Special test flying may be combined with routine test flying.

5. The Civil Aviation Authority of Vietnam shall make decisions on flight inspection of positions, special test flying, number of routine test flying in a year; stipulate standards, conditions and methods of test flying; grant approval for results of test flying.

Article 45. Aircraft performing test flying

1. The aircraft performing test flying should attain certificates of eligibility for test flying from the Civil Aviation Authority of Vietnam.

2. To obtain the certificates, the aircraft performing test flying should:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Attain instrument flying certificates;

c) Be equipped with a type of measurement instruments certified by metrology organizations, and accepted by the Civil Aviation Authority of Vietnam;

d) Be able to transport full pilot crew, main and backup electronic instruments, other ground staff;

dd) Ensure range of operation and endurance to perform test flying as requested;

e) Ensure dynamic stability in the speed range of the aircraft, especially at a practical speed for test flying;

g) Ensure vibration and noise do not exceed permissible limits;

h) Ensure such a low level of electromagnetic noise as to minimize interference of received signal;

i) Be equipped with an electricity system that is capable of feeding necessary electronic instruments in addition to aircraft equipment;

3. Procedures for the issue of certificates of eligibility for test flying shall be the same as airworthiness certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The test flying crew shall be composed of at least two pilots and two technical staff. Members of the test flying crew should achieve appropriate level of professional competence; have knowledge and experience in test flying;

2. Members of the test flying crew should obtain permits from the Civil Aviation Authority of Vietnam or from foreign organizations recognized by the Civil Aviation Authority of Vietnam.

Chapter VI

RESPONSIBILITY OF RELEVANT ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Article 47. Responsibility of the Civil Aviation Authority of Vietnam

1. Draft and submit legislative documents on CNS services to the Ministry of Transport;

2. Formulate and submit the plan for CNS development to the Ministry of Transport for approval.

3. Organize management of activities of provision of CNS services; formulate planning, plans for investment, construction and installation of CNS systems and implementation.

4. Study and apply ICAO’s regulations, methods and standards on provision of CNS services in accordance with Vietnam’s laws and actual conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Issue permits for operation of CNS systems, permits to CNS staff, permits to CNS service providers; grant codes and technical address of CNS systems, electronic instruments on aircraft of Vietnamese nationality.

7. Grant approval for instruction documents from CNS service providers;

8. Announce the list of CNS equipment required for civil aircraft.

9. Direct, inspect and supervise test flying of navigation, aeronautical surveillance systems;

10. Inspect and supervise compliance with regulations on provision of CNS services, electronic instruments on aircraft of Vietnamese nationality; handle violations as prescribed.

11. international cooperation in CNS

Article 48. Responsibility of CNS service providers

1. Organize and provide CNS services as prescribed hereof and according to relevant law provisions.

2. Direct and supervise affiliated CNS service providers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Design and install CNS works; procure materials and technical systems, facilities, test quality and perform maintenance and care of CNS systems.

5. Propose use, suspension or replacement of CNS systems.

6. Formulate plans for CNS staff training.

7. Draft and instruct use of specialist documents of CNS;

8. Participate in drafting standards, procedures and technical regulations of CNS;

9. Perform other duties as prescribed hereof and in other relevant documents.

Article 49. Airlines

1. Airlines at home and abroad shall be responsible for complying with this Regulation and other law provisions on CNS.

2. Vietnamese airlines that install a CNS system from abroad to serve for its own management and supervision tasks should comply with regulations of the home country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 50. Implementation

The Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for inspecting and supervising the implementation of this Regulation.

Article 51. Amendments

The Civil Aviation Authority of Vietnam shall be responsible for making submission to the Minister of Transport for amendments in case of need./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 14/VBHN-BGTVT ngày 07/10/2013 hợp nhất Quyết định về Quy chế thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không dân dụng do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.526

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.247.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!