UỶ
BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
562/UB-TH
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 9 năm 1996
|
TỜ TRÌNH
ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA XÂY DỰNG
TRUNG TÂM CỤM XÃ MIỀN NÚI VÙNG CAO
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Chấp hành ý kiến chỉ đạo của Thủ
tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 393/TTg ngày 10/6/1996 về quy hoạch dân cư, tăng
cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi. Uỷ ban Dân tộc
và Miền núi đã phối hợp các bộ ngành có liên quan soạn thảo chương trình quốc
gia xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
xin kinh trình để Thủ tướng xem xét phê duyệt:
I- TÊN CHƯƠNG
TRÌNH: Chương trình Quốc gia xây dựng trung tâm cụm xã miền núi vùng
cao.
II- CƠ QUAN
CHỦ QUẢN CHƯƠNG TRÌNH: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi
III- MỤC TIÊU
CHƯƠNG TRÌNH:
Chương trình xây dựng trung tâm
cụm xã nhằm tạo yếu tố động lực để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội
vùng dân tộc và miền núi, nhanh chóng sắp xếp ổn định dân cư, phát huy hết tiềm
lực kinh tế tại chỗ, thu hút mọi nguồn lực sẵn có để mở mang các ngành nghề, lấy
cộng đồng bản, làng, cụm xã để phát huy sức mạnh của cộng đồng, quản lý mọi hoạt
động kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc.
Nhanh chóng xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội của trung tâm cụm xã để đưa các hoạt động kinh tế,
xã hội đến gần nơi đồng bào đang cư trú, làm hạt nhân thúc đẩy các hoạt động
kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị trong tiểu vùng từ đó lan toả đi các vùng
khác, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nông
thôn mới vùng miền núi dân tộc. Trung tâm cụm xã là cánh tay vươn dài của các
cơ quan nhà nước ở cấp huyện, nhằm tăng cường sự chỉ đạo của huyện đối với cơ sở,
nhưng không phải là một cấp hành chính.
IV- NỘI DUNG
CHƯƠNG TRÌNH.
Theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, hiện nay có 1.045 trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao, trong đó có
598 trung tâm cụm xã vùng cao, 447 trung tâm cụm xã miền núi. Trong đó 1.045
trung tâm cụm xã có 138 trung tâm cụm xã có 138 trung tâm cụm xã biên giới. Mỗi
cụm xã thường bao gồm từ 3 đến 5 xã. Căn cứ vào thực trạng kinh tế - xã hội của
các xã trong cụm như: dân số, lao động, sản xuất, cơ sở hạ tầng... để quy hoạch
xây dựng trung tâm cụm xã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng cụm
xã. Mỗi trung tâm cụm xã cần đầu tư một số công trình thiết yếu như sau:
- Đường giao thông đi lại trong
trung tâm cụm xã (còn từ huyện hoặc từ đường chính vào trung tâm được đầu tư
xây dựng từ dự án khác).
- Hệ thống cấp thoát nước cho
trung tâm cụm xã.
- Hệ thống điện phục vụ trung
tâm cụm xã.
- Trường học bán trú.
- Phòng khám đa khoa và chữa bệnh
cụm xã.
- Trạm khuyến nông, khuyến lâm.
- Cơ sở thương mại, dịch vụ (chợ,
cửa hàng, tín dụng, bưu điện).
- Cơ sở công nghiệp (xí nghiệp
chế biến, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, ngành nghề).
- Công trình văn hoá thông tin
(trạm truyền thanh, truyền hình...)
- Trụ sở UBND và các ban ngành
xã sở tại được hình thành.
Trong thực tế, một số trung tâm
cụm xã đã được hình thành với một số công trình thiết yếu do đó trong quá trình
xây dựng phải có sự kế thừa những công trình cũ, tránh lãng phí kém hiệu quả,
phải hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng đất canh tác vào xây dựng các công
trình.
V- KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ số 393/TTg ngày 10/6/1996 từ nay đến năm 2000 hình thành được 500
trung tâm cụm xã.
Kế hoạch thực hiện chương trình
có hai giai đoạn:
Giai đoạn I: 1996 - 2000: Thực
hiện 500 trung tâm cụm xã.
Giai đoạn II: 2000 - 2010: Thực hiện 545 trung tâm cụm xã.
VI- KINH PHÍ
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Cả nước có trên 1.000 trung tâm
cụm xã miền núi vùng cao. Từ thực tế khảo sát và tính toán có những trung tâm cụm
xã xây dựng mới, có những trung tân cụm xã đã có một số công trình thiết yếu đã
được xây dựng trước đây.
Để đảm bảo kinh phí xây dựng đủ
các công trình thiết yếu cho thời kỳ đầu bình quan chung cho một trung tâm cụm
xã cần đầu tư khoảng 5 tỷ đồng là hợp lý.
Kinh phí giai đoạn I là: 2.500 tỷ
đồng, giai đoạn II: 2725 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí được huy động từ
nhiều nguồn khác nhau:
+ Ngân sách nhà nước cấp (kể cả
ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế).
+ Vay ưu đãi.
+ Đóng góp của các doan nghiệp,
của dân.
- Thực hiện phương thức cấp phát
kinh phí uỷ quyền theo Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính
phủ.
Chương trình Quốc gia xây dựng
trung tậm cụm xã miền núi, vùng cao đã được các Bộ ngành nhất trí cao, Uỷ ban
Dân tộc và Miền núi xin kính trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
xem xét thẩm định phê duyệt để đưa vào kế hoạch đầu tư ngay từ năm 1997.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
Hoàng Đức Nghi
|