BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 47/2014/TT-BTNMT
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2014
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của
Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ
trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính
các cấp.
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này quy định những yêu cầu kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Thông tư
này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước liên quan đến công việc về thành lập, cập nhật, tái
bản, sử dụng và quản lý bản đồ hành chính các cấp.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Thông
tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản đồ
hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh
thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
2. Bản đồ
hành chính nhà nước bao gồm bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ từ 1:3.500.000
trở lên; bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện, bản đồ hành
chính các cấp trong các tập bản đồ có tỷ lệ xác định diện tích lãnh thổ nằm vừa
trong kích thước của khổ giấy từ A3 trở lên.
3. Bản đồ
hành chính khác là bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ nhỏ hơn 1:3.500.000;
bản đồ hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện, bản đồ hành chính các
cấp trong tập bản đồ có tỷ lệ xác định diện tích lãnh thổ nằm vừa trong khổ
giấy nhỏ hơn A3.
4. Bản đồ
hành chính dạng số là bản đồ hành chính được số hóa từ các bản đồ hành chính đã
có hoặc thành lập từ dữ liệu số.
5. Bản đồ
phụ là bản đồ, sơ đồ có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc lớn hơn bản đồ thành lập; bản đồ phụ
có tỷ lệ nhỏ hơn nhằm mục đích khái quát vị trí của các đơn vị hành chính thành
lập bản đồ; bản đồ phụ có tỷ lệ lớn hơn nhằm mục đích trích lược lãnh thổ các
đơn vị hành chính thành lập bản đồ và chỉ được thành lập khi nội dung bản đồ
thành lập không thể hiện được rõ ràng, đầy đủ.
Điều 4.
Các loại bản đồ hành chính các cấp
Bản đồ
hành chính các cấp bao gồm:
1. Bản đồ
hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành
chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
2. Bản đồ
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành
chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành
chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bản đồ
hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ
hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý
hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Tập bản
đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh
thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
5. Tập bản
đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện
thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
6. Tập bản
đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị
trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.
Điều 5. Cơ
sở toán học bản đồ hành chính các cấp
1. Bản đồ
hành chính toàn quốc sử dụng lưới chiếu hình nón đứng đồng góc với các thông
số: 2 vĩ tuyến chuẩn là 11o vĩ độ Bắc, 21o vĩ độ Bắc;
kinh tuyến trục 108o kinh độ Đông; vĩ tuyến gốc 4 o vĩ độ
Bắc.
2. Bản đồ
hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa
độ quốc gia VN-2000: Ê-líp-xô-ít WGS-84 toàn cầu; bán trục lớn là 6378137,0m;
độ dẹt là 1:298,257223563; sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi
chiếu 6o có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996; kinh tuyến trục của từng
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông
tư này; Hệ độ cao quốc gia Việt Nam.
3. Tập bản
đồ hành chính có các bản đồ hành chính loại nào thì cơ sở toán học theo quy
định tương ứng tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Độ
chính xác bản đồ hành chính các cấp
1. Sai số
độ dài cạnh khung bản đồ ≤ 0,2 mm; đường chéo bản đồ ≤ 0,3 mm; khoảng cách giữa
điểm tọa độ và điểm góc khung bản đồ ≤ 0,2 mm so với giá trị lý thuyết.
2. Sai số
giới hạn vị trí mặt bằng
a) Sai số
vị trí mặt phẳng của điểm tọa độ nhà nước ≤ 0,3 mm theo tỷ lệ bản đồ;
b) Sai số
vị trí mặt phẳng của các đối tượng địa vật trên bản đồ so với các điểm tọa độ
nhà nước: Đối với vùng đồng bằng: ≤ 1,0 mm; đối với vùng núi, trung du: ≤ 1,5
mm.
3. Trong
trường hợp các ký hiệu trên bản đồ dính liền nhau, khi trình bày được phép xê
dịch đối tượng có độ chính xác thấp hơn và đảm bảo giãn cách giữa các đối tượng
≤ 0,3 mm.
4. Sai số
độ cao do xê dịch đường bình độ trong quá trình tổng quát hóa ≤ 1/2 khoảng cao
đều. Trong trường hợp ở những vùng núi cao khó khăn đi lại có thể nới rộng sai
số đến 1 khoảng cao đều.
5. Ghi chú
độ cao, độ sâu lấy tròn số đơn vị mét.
Điều 7.
Nội dung bản đồ hành chính các cấp
Nội dung
bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Yếu tố
cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ,
độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.
2. Yếu tố
chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
3. Yếu tố
nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế - xã hội; giao thông.
4. Các yếu
tố khác: Tên bản đồ; bản chú giải; bảng diện tích dân số; bản đồ phụ; tên cơ
quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành
lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản
phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
Điều 8.
Các công việc thành lập bản đồ hành chính các cấp
1. Biên
tập khoa học.
2. Biên
tập kỹ thuật.
3. Xây
dựng bản tác giả dạng số.
4. Biên
tập hoàn thiện bản tác giả.
5. Kiểm
tra nghiệm thu.
6. Đóng
gói và giao nộp sản phẩm.
Điều 9.
Tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp
1. Tài
liệu chính
a) Bản đồ
hành chính của địa phương nào thì được thành lập trên cơ sở bản đồ địa giới
hành chính trong bộ hồ sơ địa giới hành chính của địa phương đó do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cung cấp;
b) Tài
liệu về biên giới quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
c) Cơ sở
dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; cơ sở dữ liệu, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; cơ sở dữ liệu, bản đồ địa chính do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cung cấp;
d) Văn bản
quy phạm pháp luật và tài liệu về điều chỉnh địa giới hành chính
đến thời điểm
thành lập bản đồ;
đ) Danh mục
địa danh quốc tế; danh mục địa danh hành chính; danh mục địa danh dân cư, sơn
văn, thủy văn và kinh tế - xã hội cấp tỉnh; danh mục địa danh biển, đảo, quần
đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
2. Tài
liệu bổ sung
a) Tài
liệu chuyên ngành về địa hình, thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội;
b) Các tài
liệu thống kê và bản đồ khác của địa phương có nội dung liên quan đến bản đồ
cần thành lập.
3. Các tài
liệu được lựa chọn đảm bảo mới nhất; có tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn gần nhất với tỷ
lệ bản đồ cần thành lập.
Điều
10. Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành
lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết
định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tái bản
bản đồ hành chính có hiện chỉnh
a) Bản đồ
hành chính các cấp do Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc do tỉnh thực hiện phải
được tái bản có hiện chỉnh theo chu kỳ 5 năm;
b) Khi bản
đồ hành chính chưa đến thời hạn tái bản theo chu kỳ, nhưng trên thực tế có sự
biến động về nội dung từ 25% trở lên thì cần tái bản có hiện chỉnh bản đồ.
3. Tái bản
bản đồ hành chính không hiện chỉnh khi thực tế có nhu cầu sử dụng và nội dung
bản đồ vẫn đảm bảo tính hiện thời.
Chương
II
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Mục 1. BIÊN
TẬP KHOA HỌC BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều
11. Biên tập khoa học
1. Biên
tập khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế địa phương
thành lập bản đồ; hiện trạng tài liệu; kích thước, tỷ lệ bản đồ cần thành lập
và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Biên
tập khoa học bao gồm nội dung sau:
a) Xác
định tỷ lệ, bố cục;
b) Xây
dựng đề cương biên tập khoa học.
3. Đối với
việc thành lập bản đồ hành chính nhà nước biên tập khoa học là việc lập Dự án
hoặc Thiết kế kỹ thuật - Dự toán bản đồ hành chính.
4. Biên
tập khoa học phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều
12. Xác định tỷ lệ bản đồ
1. Tỷ lệ
bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: 1:1.000.000, 1:1.500.000, 1:2.200.000,
1:3.500.000.
2. Tỷ lệ
bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước được quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm
theo Thông tư này.
3. Tỷ lệ
bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ
nằm vừa trong khổ giấy A3, A2, A0, 2A0, 4A0 tùy thuộc mục đích sử dụng và đảm
bảo tính kinh tế.
4. Tỷ lệ
các bản đồ hành chính, bản đồ xã trong tập bản đồ hành chính nhà nước toàn
quốc, cấp tỉnh, cấp huyện được lựa chọn đảm bảo xác định lãnh thổ nằm vừa trong
khổ giấy A4 hoặc A3; tỷ lệ các bản đồ trong tập bản đồ hành chính phải đảm bảo
tính thống nhất, dễ so sánh với nhau.
5. Tỷ lệ
bản đồ hành chính các cấp khác tùy theo mục đích sử dụng xác định cho phù hợp.
6. Tỷ lệ
bản đồ hành chính phải có mẫu số là số chẵn nghìn đơn vị.
Điều
13. Xác định bố cục bản đồ
1. Bản đồ
hành chính toàn quốc nhà nước
a) Bản đồ
phải thể hiện trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển đảo, quần đảo;
đặc biệt phải thể hiện được đầy đủ biển, đảo, quần đảo theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khung
trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Bản đồ
biểu thị lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102o - 118
o độ kinh Đông; vĩ tuyến từ 04 o 30’ - 23 o 30’ độ
vĩ Bắc;
d) Tên bản
đồ phải là tên quốc gia đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được bố trí
ở vị trí trang trọng phía trên khung Bắc tờ bản đồ;
đ) Dưới
khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ; tên cơ quan chủ quản;
tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất
bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy
phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;
e) Bản chú
giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam;
g) Tùy
thuộc mục đích sử dụng có thể bổ sung bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bản đồ phụ ở vị trí ngoài lãnh thổ
Việt Nam;
h) Các
thông tin khác được bố trí hợp lý dưới khung Nam của bản đồ.
2. Bản đồ
hành chính cấp tỉnh, bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước
a) Biểu
thị trọn vẹn lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập ở trung tâm bản đồ; ở lãnh
thổ quốc gia lân cận chỉ thể hiện tên các đơn vị hành chính cùng cấp, không thể
hiện các yếu tố địa lý; trường hợp lãnh thổ có vùng biển thì đường bờ biển được
thể hiện đến hết khung trong bản đồ;
b) Khung
trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 5a và 5b ban
hành kèm theo Thông tư này;
c) Tên bản
đồ phải là tên đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện đầy đủ; được bố trí ở vị trí
trang trọng phía trên hoặc dưới khung Bắc tờ bản đồ;
d) Bản đồ
được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng
số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây;
đ) Dưới
khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ, thước tỷ lệ, tên cơ quan chủ quản;
tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất
bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy
phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;
e) Bản chú
giải; bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc
bảng diện tích, dân số huyện, quận, thị xã hoặc bản đồ phụ bố trí ở vị trí hợp
lý ngoài lãnh thổ được thể hiện;
g) Các
thông tin khác được bố trí hợp lý phía ngoài, dưới khung Nam của bản đồ.
3. Tập bản
đồ hành chính nhà nước
a) Tập bản
đồ hành chính nhà nước có cấu trúc phải thể hiện được đầy đủ các đơn vị hành
chính của đơn vị hành chính cần thể hiện; tùy mục đích sử dụng có thể bổ sung
các bản đồ phụ, các bảng số liệu thống kê để làm rõ các nội dung chuyên môn khi
các bản đồ hành chính trong tập chưa thể hiện được;
b) Việc sắp
xếp các trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính logic
theo nguyên tắc: Từ chung đến riêng; từ cấp cao đến cấp thấp hơn; từ khái quát
đến cụ thể; các bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện trong tập theo thứ tự vị trí
địa lý từ vĩ độ lớn xuống vĩ độ nhỏ hơn, kinh độ nhỏ đến kinh độ lớn hơn;
c) Bố cục
từng trang bản đồ trong tập bản đồ hành chính nhà nước đảm bảo tính hoàn chỉnh,
thống nhất và tùy loại bản đồ hành chính áp dụng tương ứng theo các quy định
tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
d) Cấu
trúc tập bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục
xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính toàn quốc; các bản
đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam; bảng thống kê địa danh hành
chính, diện tích, dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh; bảng tra
cứu địa danh trong tập;
đ) Cấu
trúc tập bản đồ hành chính cấp tỉnh nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục
xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; bản đồ hành chính cấp tỉnh của đơn vị
hành chính thành lập bản đồ; các bản đồ hành chính cấp huyện của đơn vị hành
chính thành lập bản đồ; bảng thống kê địa danh hành chính, diện tích, dân số
các đơn vị hành chính cấp huyện và xã của đơn vị hành chính thành lập tập bản
đồ;
e) Cấu
trúc tập bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước như sau: Bìa; bìa lót; thủ tục
xuất bản; lời nói đầu; mục lục; ký hiệu; các bản đồ xã; bảng thống kê địa danh
hành chính, diện tích dân số đơn vị hành chính cấp xã của đơn vị hành chính
thành lập tập bản đồ; bảng tra cứu địa danh trong tập.
4. Các bản
đồ hành chính khác
Tùy mục
đích sử dụng và loại bản đồ hành chính để xác định cấu trúc, bố cục cho phù hợp
nhưng phải đảm bảo tính toàn vẹn lãnh thổ và các quy định tương ứng tại các Điểm
a, b và c của các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều
14. Xây dựng đề cương biên tập khoa học
1. Đề
cương biên tập khoa học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế
địa phương thành lập bản đồ; hiện trạng tài liệu; kích thước, tỷ lệ bản đồ cần
thành lập và theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Nội
dung đề cương biên tập khoa học bao gồm:
a) Mục
đích, yêu cầu;
b) Đặc điểm
địa lý lãnh thổ;
c) Tài
liệu và định hướng sử dụng tài liệu;
d) Bố cục,
nội dung của bản đồ;
đ) Các
giải pháp công nghệ áp dụng để thành lập bản đồ.
3. Đề
cương biên tập khoa học phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 2. BIÊN
TẬP KỸ THUẬT BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều
15. Biên tập kỹ thuật
1. Biên
tập kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu nội dung và các yêu cầu kỹ
thuật của biên tập khoa học đã được phê duyệt.
2. Biên
tập kỹ thuật bao gồm các nội dung sau:
a) Thu
thập, đánh giá tài liệu;
b) Xây
dựng kế hoạch biên tập chi tiết;
c) Thiết
kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung.
Điều
16. Thu thập, đánh giá tài liệu
1. Thu
thập tài liệu theo quy định tại đề cương biên tập khoa học đã được duyệt.
2. Đánh
giá xác định phương án sử dụng phù hợp theo các quy định của đề cương biên tập
khoa học.
Điều
17. Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết
1. Kế
hoạch biên tập chi tiết để hướng dẫn thực hiện biên tập nội dung và trình bày
đối với từng bản đồ trên cơ sở các quy định của đề cương biên tập khoa học.
2. Kế
hoạch biên tập chi tiết bao gồm các nội dung sau:
a) Phương
án xử lý, sử dụng các tài liệu hiện có;
b) Xác
định các tài liệu hoặc thông tin còn thiếu cần được thu thập, điều tra bổ sung
thực địa;
c) Cụ thể
hóa các chỉ tiêu biểu thị nội dung trên bản đồ hành chính phù hợp với đặc điểm
địa lý từng khu vực địa lý của bản đồ thành lập.
Điều
18. Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung
1. Thiết
kế thư viện ký hiệu đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Hệ
thống ký hiệu sử dụng để trình bày bản đồ được thiết kế trong môi trường biên
tập thành lập bản đồ;
b) Các ký
hiệu được thiết kế phải đảm bảo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban
hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với
các yếu tố nội dung không có quy định tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban hành kèm
theo Thông tư này thì cần thiết kế bổ sung ký hiệu. Ký hiệu được thiết
kế bổ sung
phải đảm bảo tính mỹ thuật và hài hòa theo mẫu tại Phụ lục 2, 3, 6 và 7 ban
hành kèm theo Thông tư này.
2. Thiết
kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung, thư mục lưu trữ dữ liệu đảm
bảo tính đầy đủ, logic, thuận lợi trong các thao tác biên tập và tìm kiếm dữ
liệu và phù hợp với môi trường biên tập thành lập bản đồ.
3. Thư
viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung sử dụng để xây dựng bản tác giả dạng
số bản đồ hành chính nhà nước được áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các bản đồ hành chính khác được khuyến khích
áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này.
Mục 3. XÂY
DỰNG BẢN TÁC GIẢ DẠNG SỐ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều
19. Xây dựng bản tác giả dạng số
Xây dựng
bản tác giả dạng số bao gồm các nội dung sau:
1. Chuẩn
bị tài liệu.
2. Xây
dựng cơ sở toán học.
3. Biên
tập các yếu tố nội dung.
4. Điều
tra hiện chỉnh thực địa.
5. Cập
nhật kết quả điều tra.
6. Chuẩn
hóa nội dung bản tác giả dạng số.
Điều
20. Chuẩn bị tài liệu
1. Nghiên
cứu biên tập kỹ thuật và các văn bản liên quan.
2. Chuẩn
bị các tài liệu bản đồ, cơ sở dữ liệu, các phần mềm sử dụng.
3. Sao chép
các tệp chuẩn vào đúng thư mục quy định.
4. Tạo lập
các thư mục lưu trữ.
Điều
21. Xây dựng cơ sở toán học
1. Bản đồ
hành chính toàn quốc nhà nước
a) Khung
trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam
vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ
được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng
số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Bản đồ hành chính toàn quốc nhà
nước có mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến thể hiện là 2o x 20o
ở tất cả các tỷ lệ;
d) Các điểm
tọa độ và độ cao quốc gia có số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một vùng địa lý
thành lập bản đồ; nội dung này có thể không thể hiện trong các bản đồ hành
chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000;
đ) Ghi chú
tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
2. Bản đồ
hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
a) Khung
trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam
vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ
được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng
số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Đối với
bản đồ hành chính cấp tỉnh và huyện nhà nước mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến như
Bảng 1:
Bảng 1
Tỷ lệ
bản đồ thành lập
|
Mật độ
lưới kinh tuyến, vĩ tuyến
|
1:2.000
- 1:5.000
|
2′ x 2′
|
1:6.000
- 1:25.000
|
5′ x 5′
|
1:26.000
- 1:80.000
|
10′ x
10′
|
1:81.000
- 1:150.000
|
20′ x
20′
|
d) Các điểm
tọa độ và độ cao quốc gia: Số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một đơn vị hành chính
thành lập bản đồ;
đ) Ghi chú
tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
3. Tập bản
đồ hành chính nhà nước và các bản đồ hành chính khác
a) Yếu tố
cơ sở toán học bao gồm: Lưới kinh vĩ tuyến và ghi chú, tỷ lệ hoặc thước tỷ lệ,
khung trong bản đồ;
b) Tùy
thuộc mục đích của bản đồ thành lập lựa chọn mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến
là số chẵn độ hoặc chẵn phút cho phù hợp.
Điều
22. Biên tập các yếu tố nội dung
1. Các yếu
tố nội dung của bản đồ thành lập phải biên tập đúng định dạng và quy định phân
lớp của bản đồ hành chính theo công nghệ đã lựa chọn trong đề cương biên tập
khoa học.
2.
Lựa chọn, khái quát, trình bày các yếu tố nội dung bản đồ hành chính đảm bảo
chỉ tiêu nội dung quy định tại Điều 26, 27, 28 và 29 của Thông tư này tùy thuộc
loại bản đồ hành chính thành lập.
3. In phun
phục vụ điều tra hiện chỉnh thực địa.
Điều
23. Điều tra hiện chỉnh thực địa
Công việc điều
tra hiện chỉnh thực địa bao gồm:
1. Xác
minh, chỉnh sửa các yếu tố nội dung đã có trên bản đồ theo đúng thực tế.
2. Bổ sung
các yếu tố nội dung bản đồ mới xuất hiện trên thực địa.
3. Thu
thập các tài liệu, bản đồ, số liệu, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc
cập nhật, biên tập trong phòng.
Điều
24. Cập nhật kết quả điều tra
1. Chuyển
vẽ lên bản tác giả dạng số các kết quả điều tra hiện chỉnh thực địa và từ các
tài liệu khác thu thập được ở địa phương.
2. Các nội
dung được cập nhật bổ sung phải đạt các yêu cầu:
a) Đảm bảo
độ chính xác của bản đồ thành lập;
b) Đảm bảo
tính chuẩn xác và đầy đủ theo kết quả điều tra thực địa;
c) Đảm bảo
tính thống nhất với các nội dung đã có trên bản đồ.
Điều
25. Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số
1. Trình
bày các yếu tố nội dung bản đồ theo quy định và đảm bảo:
a) Mối
tương quan vị trí và độ giãn cách giữa các yếu tố trên bản đồ. Việc dịch chuyển
các yếu tố theo nguyên tắc yếu tố có độ chính xác thấp theo yếu tố có độ chính
xác cao hơn;
b) Trình
bày các ghi chú trên bản đồ phải đúng với các đối tượng địa lý cần được ghi
chú.
2. Trình
bày các yếu tố khác: Bản đồ phụ; bảng diện tích, dân số; bản chú giải và các
nội dung khác.
Điều
26. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
1. Yếu tố
cơ sở toán học theo quy định tại Khoản 1 Điều 21.
2. Yếu tố
biên giới quốc gia, địa giới hành chính
a) Thể
hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường cơ sở;
b) Thể
hiện đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh xác định và chưa xác định, phân
vùng lãnh thổ hành chính cấp tỉnh;
c) Thể
hiện đầy đủ các trung tâm đơn vị hành chính cấp tỉnh;
d) Ghi chú
tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3. Yếu tố
thủy văn
a) Đường
bờ biển thể hiện ra đến khung trong của bản đồ; tùy theo tỷ lệ bản đồ để khái
quát hóa đảm bảo giữ được các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa
sông chính;
b) Thể
hiện tất cả các đảo và quần đảo của Việt Nam theo chỉ tiêu sau đây: các đảo có
diện tích ≥ 0,5 mm2 trên bản đồ được thể hiện theo tỷ lệ; các đảo có
diện tích < 0,5 mm2 trên bản đồ thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ lệ
và được phép lựa chọn đảm bảo hình dạng, hướng và mật độ phân bố; các đảo có
liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính được ưu tiên lựa
chọn; phân biệt đảo san hô và các đảo khác; đá, bãi ngầm, bãi cạn, bãi khác
trên biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thể
hiện đặc trưng cơ bản các hệ thống sông; sông, suối, kênh mương có chiều dài ≥
2 cm trên bản đồ; tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực có thể tăng hoặc
giảm chỉ tiêu này đến 1cm; thể hiện các sông, suối, kênh mương có liên quan đến
biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
d) Các
sông, suối, kênh mương có độ rộng ≥ 0,5 mm trên bản đồ thể hiện theo tỷ lệ; các
sông, suối có độ rộng nhỏ hơn thể hiện 1 nét và có lực nét giảm dần về phía
thượng nguồn. Các sông, suối, kênh, mương 1 nét thể hiện đảm bảo mật độ và hình
dạng phân bố;
đ) Thể
hiện các hồ có diện tích ≥ 10 mm2 trên bản đồ; các hồ < 10 mm2
có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc khu vực
hiếm nước;
e) Thể
hiện các cù lao, cồn cát trên sông có diện tích trên bản đồ ≥ 2 mm2;
các cù lao, cồn cát < 10 mm2 và ≥ 0,5 mm2 có liên quan
đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
g) Ghi chú
địa danh thủy văn sau:
Tên biển,
vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài ≥ 7 cm trên bản
đồ; các hồ có diện tích ≥ 25 mm2 trên bản đồ;
Tên các
đảo, quần đảo lớn; phải ghi chú tên đơn vị hành chính cấp huyện, tỉnh chủ quản
và tên quốc gia Việt Nam kèm theo tên các đảo, quần đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn,
bãi khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Ghi chú
tên các đối tượng địa lý có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới
hành chính.
4. Yếu tố
địa hình
a) Trên
bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước không biểu thị đường bình độ; thể hiện các
đường đẳng sâu và phân tầng độ sâu như sau: 200 m, 1500 m, 4000 m; ghi chú điểm
độ sâu với mật độ 4 điểm/1dm2 trên bản đồ;
b) Thể
hiện các vùng địa hình đặc biệt: Đầm lầy, bãi cát lớn hơn 1cm2 trên
bản đồ; phân biệt bãi cát khô và ướt;
c) Thể
hiện vị trí các đỉnh núi cao nhất, đặc trưng trong cả nước, đỉnh núi có tên nằm
trên đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính; ghi chú độ cao đỉnh núi và
tên;
d) Bản đồ
hành chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000 có thể không thể hiện yếu tố địa hình
theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 4 của Điều này.
5. Yếu tố
dân cư
a) Thể
hiện có chọn lọc các điểm dân cư. Thể hiện điểm dân cư bằng ký hiệu phi tỷ lệ,
phân loại theo số dân như sau:
Điểm dân
cư có số dân từ 1.500.000 người trở lên;
Điểm dân
cư có số dân từ 500.000 người đến dưới 1.500.000 người;
Điểm dân
cư có số dân từ 250.000 người đến dưới 500.000 người;
Điểm dân
cư có số dân từ 100.000 người đến dưới 250.000 người;
Điểm dân
cư có số dân từ 50.000 người đến dưới 100.000 người;
Điểm dân
cư có số dân dưới 50.000 người.
b) Thể
hiện đầy đủ điểm dân cư thị xã, thành phố; các thị trấn lựa chọn biểu thị phù
hợp với khả năng dung nạp của bản đồ;
c) Thể
hiện có lựa chọn các điểm dân cư nông thôn. Ưu tiên các điểm dân cư có số dân
lớn hơn, điểm dân cư có tên gọi là các địa danh nổi tiếng hoặc có tính định
hướng đồng thời đảm bảo mật độ phân bố;
d) Ghi chú
tên tất cả điểm dân cư đã được lựa chọn và phân loại như sau: thủ đô, thành phố
trực thuộc Trung ương; thành phố trực thuộc tỉnh; thị xã; thị trấn; các điểm
dân cư nông thôn;
đ) Phân
biệt điểm dân cư là trung tâm hành chính cấp tỉnh, huyện.
6. Yếu tố
kinh tế - xã hội
Thể hiện
có chọn lọc các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp
quốc gia. Thể hiện có chọn lọc các đối tượng kinh tế - xã hội khác có tính tiêu
biểu toàn quốc.
7. Yếu tố
giao thông và các đối tượng liên quan
a) Thể
hiện đường sắt, đường bộ, đường biển và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết
phải phù hợp với tỷ lệ bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ
thống của mạng lưới giao thông;
b) Thể
hiện tất cả các tuyến đường sắt quốc gia đang được sử dụng; thể hiện các ga
chính và ghi chú tên ga nếu có thể;
c) Phân
loại đường bộ theo cấp quản lý: Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường khác;
Thể hiện
đầy đủ các quốc lộ và ghi chú tên; thể hiện có lựa chọn đường tỉnh, đường
huyện; các đường khác chỉ thể hiện khi nối với điểm dân cư; ưu tiên thể hiện
các đường bộ có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
d) Thể
hiện tất cả các tuyến đường biển và cảng biển quốc tế kèm theo ghi chú tên;
chọn lọc đường biển và cảng biển nội địa có tính tiêu biểu cho một khu vực;
đ) Thể
hiện vị trí tất cả các sân bay quốc tế, kèm theo ghi chú tên. Sân bay nội địa
thể hiện có chọn lọc. Không thể hiện các sân bay quân sự.
8. Địa
danh trên bản đồ
Các địa
danh Việt Nam và nước ngoài thể hiện theo quy định tại:
a) Thông
tư số 23/2011/TT-BTNMT ngày 06 tháng 7 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ (QCVN 37:2011/BTNMT);
b) Quyết
định số 24/2007/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh quốc
tế thể hiện trên bản đồ;
c) Các
danh mục địa danh khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
9. Bảng
diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố
a) Thể
hiện tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm số liệu công bố mới nhất
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Số liệu
kèm theo bao gồm: Diện tích tự nhiên có đơn vị là km2, dân số có đơn
vị là người, mật độ dân số có đơn vị là người/km2;
c) Nguyên
tắc sắp xếp như sau:
Theo 8
vùng địa lý tự nhiên là Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ,
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long; Trong mỗi vùng
địa lý tự nhiên, tên các đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự: Tên thủ
đô, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh; theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng
Việt.
10. Các
yếu tố khác
a) Tên bản
đồ phải là tên nước đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Bản chú
giải phải giải thích đầy đủ các ký hiệu có trên bản đồ; nội dung được sắp xếp
theo thứ tự: yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý, yếu tố khác;
c) Các
thông tin khác: Ghi chú đầy đủ, chính xác tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị
thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và
người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép
xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
11. Các
nội dung ngoài lãnh thổ Việt Nam
a) Yếu tố
chuyên môn thuộc lãnh thổ nước ngoài chỉ thể hiện đường biên giới quốc gia và
ghi chú tên quốc gia;
b) Các yếu
tố nền địa lý được biểu thị tương tự các chỉ tiêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5,
6, 7 và 8 của Điều này. Được phép khái quát giảm 30% các chỉ tiêu nội dung theo
nguyên tắc khái quát hóa bản đồ.
Điều
27. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
1. Yếu tố
cơ sở toán học theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 ban hành
kèm theo Thông tư này.
2. Yếu tố
biên giới quốc gia, địa giới hành chính
a) Thể
hiện đầy đủ đường biên giới quốc gia trên đất liền;
b) Thể
hiện đầy đủ đường địa giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã xác định và chưa xác
định; phân vùng hành chính cấp huyện, xã theo đường địa giới tương ứng;
c) Trên
bản đồ hành chính cấp tỉnh thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp
tỉnh, huyện; các mốc địa giới hành chính cấp xã có 3 mặt trở lên và kèm theo
ghi chú;
d) Trên
bản đồ hành chính cấp huyện thể hiện tất cả các mốc địa giới hành chính cấp
tỉnh, huyện, xã và kèm theo ghi chú;
đ) Thể
hiện đầy đủ vị trí các trụ sở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
e) Ghi chú
tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
3. Yếu tố
thủy văn
a) Đường
bờ biển thể hiện ra đến khung trong của bản đồ; tùy theo tỷ lệ bản đồ, khái
quát hóa đảm bảo giữ lại các nét đặc trưng của từng loại bờ biển và các cửa
sông chính;
b) Thể
hiện các đảo của Việt Nam theo chỉ tiêu sau đây: Thể hiện tất cả các đảo có
diện tích ≥ 0,5 mm2 trên bản đồ theo tỷ lệ; các đảo có diện tích
<0,5mm2 trên bản đồ thể hiện phi tỷ lệ và được phép lựa chọn
nhưng phải đảm bảo hình dạng, hướng và mật độ phân bố; các đảo có liên quan đến
yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính được ưu tiên lựa chọn; phân biệt
đảo san hô, các đảo khác, đá, bãi cạn, bãi ngầm, bãi khác trên biển theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thể
hiện đặc trưng cơ bản các hệ thống sông; sông, suối, kênh mương có chiều dài ≥
5 cm trên bản đồ; tùy theo đặc điểm địa lý của từng khu vực có thể tăng hoặc
giảm chỉ tiêu này đến 2 cm. Ưu tiên thể hiện các sông, suối, kênh mương có liên
quan đến biên giới quốc gia và địa giới hành chính;
d) Các
sông, suối, kênh mương có độ rộng ≥ 0,7 mm trên bản đồ thể hiện theo tỷ lệ; các
sông, suối có độ rộng nhỏ hơn được vẽ 1 nét và có lực nét giảm dần về phía
thượng nguồn. Thể hiện có lựa chọn các sông, suối, kênh, mương 1 nét đảm bảo
mật độ và hình dạng phân bố;
đ) Thể
hiện các hồ có diện tích ≥ 10 mm2 trên bản đồ; các hồ < 10 mm2
có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính hoặc khu vực
hiếm nước;
e) Thể
hiện các cù lao, cồn cát trên sông có diện tích trên bản đồ ≥ 2 mm2;
các cù lao, cồn cát < 10 mm2 và ≥ 0,5 mm2 có liên quan
đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
g) Ghi chú
địa danh thủy văn như sau:
Tên biển,
vịnh, vũng, eo biển, cửa sông lớn; tên các sông có chiều dài ≥ 7 cm trên bản
đồ; các hồ có diện tích ≥ 25 mm2 trên bản đồ;
Tên các
đảo lớn và tất cả các quần đảo; phải ghi chú kèm theo tên đơn vị hành chính
huyện, tỉnh chủ quản và tên quốc gia Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền;
Ưu tiên
ghi chú tên các đối tượng địa lý có liên quan đến yếu tố biên giới quốc gia,
địa giới hành chính.
4. Yếu tố
địa hình
a) Tùy
theo tỷ lệ bản đồ thành lập và đặc điểm địa hình khu vực để lựa chọn khoảng cao
đều đường bình độ phù hợp theo quy định Bảng 2:
Bảng 2
STT
|
Loại địa hình
|
Loại khoảng cao đều
|
Bình độ phụ
|
1
|
Khu vực
đồng bằng
|
5 m; 10 m; 20 m
|
Khi cần
thiết có thể chọn bình độ nửa khoảng cao đều
|
2
|
Khu vực
trung du và miền núi
|
20 m; 50 m; 100 m
|
Khi cần
thiết có thể chọn bình độ nửa khoảng cao đều
|
b) Thể
hiện điểm độ cao với mật độ 5 - 6 điểm/1dm2 theo tỷ lệ bản đồ. Các điểm
độ cao được lựa chọn là điểm độ cao đặc trưng bao gồm: Đỉnh núi, yên ngựa, điểm
cao nhất, thấp nhất trong vùng;
c) Thể
hiện bãi cát, đầm lầy có diện tích trên bản đồ ≥ 1 cm2;
d) Thể
hiện địa hình núi đá có diện tích trên bản đồ ≥ 1 cm2; các hố castơ
có diện tích trên bản đồ ≥ 1 mm2 theo tỷ lệ bản đồ; các khu vực núi
đá vôi có nhiều hố castơ nhỏ hơn quy định thể hiện có chọn lọc và đảm bảo đặc
trưng phân bố;
đ) Ghi chú
tên dãy núi, tên núi, đỉnh núi đặc trưng. Ưu tiên lựa chọn các tên núi, dãy núi
có liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới hành chính.
5. Yếu tố
dân cư
a) Thể
hiện và phân biệt dân cư đô thị và dân cư nông thôn;
b) Dân cư
đô thị được thể hiện bằng 2 dạng: đồ hình mặt bằng và ký hiệu phi tỷ lệ;
c) Thể
hiện đồ hình mặt bằng tất cả các điểm dân cư đô thị có diện tích trên bản đồ ≥
50 mm2 gồm: Đường bao khu dân cư đô thị và các đường phố chính; các điểm
dân cư đô thị có diện tích < 50 mm2 thể hiện bằng ký hiệu phi tỷ
lệ;
d) Điểm
dân cư nông thôn có diện tích trên bản đồ ≥ 100 mm2 thể hiện đồ hình
mặt bằng gồm: Đường bao khu vực dân cư tập trung nhất và đường giao thông
chính;
Điểm dân
cư tập trung có diện tích trên bản đồ < 100 mm2 thể hiện bằng ký
hiệu phi tỷ lệ. Ưu tiên lựa chọn các điểm dân cư có các điểm di tích lịch sử
văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cấp quốc gia và cấp tỉnh, có liên quan
đến yếu tố biên giới quốc gia, địa giới hành chính;
Mật độ thể
hiện là 10 điểm/1dm2. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi mật
độ giới hạn cho phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ;
Điểm dân
cư phân bố rải rác dọc theo các đối tượng hình tuyến sử dụng ký hiệu nhà rải
rác và đảm bảo mật độ phân bố;
đ) Lựa
chọn ghi chú tên các điểm dân cư cho phù hợp với khả năng dung nạp của bản đồ ở
các khu vực trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn.
6. Yếu tố
kinh tế - xã hội
Thể hiện
tất cả các di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ, danh
lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh. Các đối tượng kinh tế - xã
hội khác thể hiện có chọn lọc.
7. Yếu tố
giao thông và các đối tượng liên quan
a) Thể
hiện đường sắt, đường bộ và các đối tượng liên quan; mức độ chi tiết thể hiện
phù hợp với tỷ lệ bản đồ thành lập và đảm bảo tính đặc trưng, tính hệ thống của
mạng lưới giao thông;
b) Thể
hiện tất cả các tuyến đường sắt quốc gia đang được sử dụng; thể hiện tất cả ga
chính và ghi chú tên ga;
c) Đường
bộ được phân loại theo cấp quản lý: Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,
đường khác;
Thể hiện
đầy đủ các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện có trong tỉnh và ghi chú tên đường;
ghi chú đường đi tới tại nơi đường quốc lộ và đường tỉnh ra khỏi địa giới tỉnh.
d) Thể
hiện có lựa chọn các đường bộ khác là đường nối tới điểm dân cư, đường quốc lộ,
đường tỉnh, đường huyện;
đ) Ưu tiên
các đường giao thông liên quan đến biên giới quốc gia, địa giới hành chính,
đường liên xã;
e) Thể
hiện cảng biển quốc tế, cảng biển nội địa đang sử dụng và ghi chú tên;
g) Thể
hiện tất cả cảng sân bay quốc tế, nội địa và ghi chú. Không thể hiện các sân
bay quân sự.
8. Địa
danh trên bản đồ
Các địa
danh trên bản đồ thể hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2011/TT- BTNMT ngày 06 tháng 7 năm 2011 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chuẩn hóa địa danh phục vụ công tác thành lập bản đồ (QCVN 37:2011/BTNMT); các danh mục địa danh khác
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
9. Bảng
diện tích, dân số các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện
a) Thể
hiện đủ tên các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tỉnh đối với bản đồ hành
chính cấp tỉnh; tên các đơn vị hành chính cấp xã trong huyện đối với bản đồ
hành chính cấp huyện;
b) Số liệu
kèm theo bao gồm: Diện tích tự nhiên, đơn vị là km2; dân số, đơn vị
là người; mật độ dân số, đơn vị là người/km2 theo số liệu công bố
mới nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nguyên
tắc sắp xếp tên và các số liệu:
Tên các
đơn vị hành chính được sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố trực thuộc tỉnh,
quận, thị xã, huyện và theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt;
Trong mỗi
thành phố trực thuộc tỉnh, quận, thị xã, huyện tên các đơn vị hành chính được
sắp xếp theo thứ tự như sau: Phường, thị trấn có trung tâm hành chính, thị trấn
khác, xã và theo trình tự bảng chữ cái tiếng Việt.
10. Bản đồ
phụ bao gồm:
a) Bản đồ
phụ của bản đồ hành chính cấp tỉnh là bản đồ hành chính toàn quốc có tỷ lệ phù
hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
b) Bản đồ
phụ của bản đồ hành chính cấp huyện là bản đồ hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ phù
hợp với khoảng trống trên bản đồ thành lập; nội dung bản đồ theo quy định tại Điều 29 Thông tư này;
c) Tỷ lệ,
cơ sở toán học, nội dung và ký hiệu màu sắc bản đồ phụ phải thống nhất với bản
đồ chính.
11. Bản đồ
trung tâm hành chính bao gồm:
a) Bản đồ
trung tâm thành phố thuộc tỉnh đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ
trung tâm hành chính cấp huyện đối với bản đồ hành chính cấp huyện;
b) Bản đồ
trung tâm hành chính chỉ được thiết kế khi trên bản đồ chính không thể hiện
được rõ nội dung yếu tố địa giới hành chính;
c) Nguyên
tắc thiết kế như sau: Lựa chọn tỷ lệ lớn hơn và là bội số của tỷ lệ bản đồ
chính. Cơ sở toán học của bản đồ theo quy định tại Khoản 2 Điều
5; nội dung theo quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này.
12. Các
yếu tố khác
a) Tên bản
đồ phải là tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với bản đồ hành chính
cấp tỉnh hoặc tên huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đối với bản đồ hành
chính cấp huyện kèm theo cụm từ: Bản đồ hành chính;
b) Bản chú
giải phải giải thích đầy đủ các ký hiệu có trên bản đồ; nội dung được sắp xếp
theo thứ tự: yếu tố chuyên môn, yếu tố nền địa lý, yếu tố khác;
c) Các
thông tin khác: Ghi chú đầy đủ, chính xác tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị
thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và
người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép
xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
Điều
28. Nội dung tập bản đồ hành chính nhà nước
1. Các bản
đồ hành chính toàn quốc, các bản đồ hành chính cấp tỉnh và bản đồ hành chính
cấp huyện trong tập bản đồ hành chính nhà nước có nội dung tương tự như nội
dung của các bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước, bản đồ hành chính cấp tỉnh,
huyện nhà nước tương ứng quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Thông
tư này.
2. Được
phép tổng quát hóa các chỉ tiêu nội dung tùy tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ
theo nguyên tắc sau:
a) Yếu tố
cơ sở toán học của các trang bản đồ trong tập gồm nội dung sau: Khung trong,
lưới kinh vĩ tuyến, tỷ lệ và thước tỷ lệ;
b) Các yếu
tố chuyên môn phải thể hiện chính xác các đường biên giới quốc gia, địa giới
hành chính; các đảo, quần đảo, đá, bãi ngầm, bãi cạn và các bãi khác kèm theo
ghi chú tên và ghi chú chủ quyền thuộc lãnh thổ Việt Nam theo yêu cầu của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Các yếu
tố nền địa lý thể hiện như sau:
Điểm độ
cao và tên các núi đặc trưng trong lãnh thổ đơn vị hành chính thành lập bản đồ;
Yếu tố
thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội của các trang bản đồ trong tập
bản đồ được phép tổng quát hóa theo các nguyên tắc của bản đồ học cho phù hợp
với tỷ lệ bản đồ; đảm bảo tính thống nhất về các chỉ tiêu kỹ thuật trong các
trang bản đồ trong tập.
Điều
29. Nội dung bản đồ hành chính khác
1. Các bản
đồ hành chính thành lập thuộc loại nào có chỉ tiêu nội dung tương tự như nội
dung của bản đồ hành chính nhà nước tương ứng quy định tại Điều
26, 27 và 28 Thông tư này.
2. Nội
dung bản đồ phải đảm bảo:
a) Các yếu
tố cơ sở toán học, chuyên môn theo quy định tại các Điểm a và b Khoản
2 Điều 28 Thông tư này;
b) Các yếu
tố nền địa lý được phép khái quát các chỉ tiêu nội dung tùy tỷ lệ và mục đích
sử dụng bản đồ, theo nguyên tắc khái quát bản đồ và quy định tại Điểm
c Khoản 2 Điều 28 Thông tư này.
Mục 4. BIÊN
TẬP HOÀN THIỆN BẢN TÁC GIẢ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều
30. Ký hiệu bản đồ hành chính các cấp
1. Ký
hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước tỷ lệ
1:1.000.000 quy định tại Phụ lục 2 và 3 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ
hành chính toàn quốc nhà nước các tỷ lệ khác được phép thay đổi lực nét, kích
thước ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu.
2. Ký
hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước được
quy định tại Phụ lục 6 và 7 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ
hành chính cấp huyện nhà nước tùy thuộc tỷ lệ bản đồ được phép thay đổi kích
thước, lực nét ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu; trong trường hợp cụ
thể được thiết kế bổ sung ký hiệu các đối tượng địa lý không có trong Phụ lục 6
và 7 kèm theo Thông tư này.
3. Ký hiệu
tập bản đồ hành chính nhà nước, các bản đồ hành chính khác được phép thay đổi
kích thước và màu sắc thể hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc trình bày bản
đồ và trên cơ sở:
a) Phụ lục
2 và 3 đối với bản đồ hành chính toàn quốc;
b) Phụ lục
6 và 7 đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện.
Điều
31. Biên tập hoàn thiện bản tác giả
1. Biên
tập trình bày lại một số yếu tố nội dung bản tác giả dạng số cho phù hợp với
bản đồ in trên giấy theo nội dung sau:
a) Ngắt
nét, dịch tách các ký hiệu cùng màu sắc để đảm bảo độ đọc, bao gồm: Ngắt nét
đường bình độ khi đi qua ghi chú độ cao bình độ; ngắt nét đường giao thông khi
đi qua các ký hiệu điểm độ cao;
Khi các
đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính trùng với các đối tượng hình
tuyến (sông, suối, kênh mương, đường giao thông) được thể hiện 1 nét trên bản
đồ thì trình bày so le theo các đối tượng này; các đường biên giới quốc gia và
địa giới hành chính giữa sông 2 nét được phép vẽ thành đốt địa giới cách đoạn
nhưng vẫn đảm bảo ở giữa sông, kênh; độ dài các đốt khoảng từ 1 đến 3 ký hiệu;
cách đoạn gấp 2 lần đốt địa giới tại đó. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay
đổi cho phù hợp đảm bảo tính rõ ràng của đường biên giới quốc gia và địa giới
hành chính.
b) Làm nền
che cho các ký hiệu;
c) Điều
chỉnh các phông chữ ghi chú bản đồ phù hợp với phông chữ của phần mềm chế bản
để đảm bảo chữ không bị lỗi phông khi in.
2. In
phun, kiểm tra, sửa chữa.
3. In bản
tác giả, xác nhận của đơn vị nghiệm thu cấp chủ đầu tư.
4. Bản tác
giả phải được xác nhận của đơn vị nghiệm thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về thể hiện yếu tố chuyên môn mới đủ điều kiện xuất bản.
Điều
32. Kiểm tra nghiệm thu
1. Công
tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm bản đồ hành chính các cấp thực hiện
theo Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12
tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra,
thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Nội
dung kiểm tra nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra
nghiệm thu sản phẩm bản đồ hành chính các cấp được thực hiện theo từng hạng mục
công việc của các sản phẩm sau:
a) Kiểm
tra nghiệm thu bản tác giả dạng số;
b) Kiểm
tra nghiệm thu bản tác giả trên giấy.
Điều
33. Sản phẩm giao nộp và quy cách đóng gói
1. Giao
nộp sản phẩm
a) Bản tác
giả dạng số kèm theo các tệp chuẩn;
b) Bản tác
giả in trên giấy có xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư và
đơn vị thực hiện;
c) Hồ sơ
kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.
2. Quy
cách đóng gói
a) Dữ liệu
bản tác giả dạng số và các tệp chuẩn được ghi vào đĩa CD-ROM hoặc DVD; các đĩa
phải có chất lượng tốt và chỉ ghi được 1 lần; trong mỗi đĩa phải có các tệp:
thư mục nguồn lưu, thư viện ký hiệu, quy định phân lớp được sử dụng;
b) Thông
tin trên vỏ và nhãn đĩa CD-ROM hoặc DVD bao gồm: số thứ tự đĩa, tên đơn vị hành
chính, tỷ lệ bản đồ, thời gian thực hiện và đơn vị thi công, tên đơn vị kiểm
tra nghiệm thu sản phẩm, ngày ghi đĩa, các thông tin kỹ thuật sản phẩm;
Các thông
tin kỹ thuật sản phẩm bao gồm: lưới chiếu, kinh tuyến trục, phương pháp công
nghệ thành lập;
c) Sản
phẩm trên giấy phải được sắp xếp theo trình tự và đựng trong bao bì làm bằng
chất liệu có độ bền cao. Trên bao bì ghi các thông tin như quy định tại Điểm b Khoản
2 Điều này.
Chương
III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
34. Hiệu lực thi hành
Thông tư
này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2014.
Điều
35. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cục Đo
đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư này tại địa phương.
Trong quá
trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức,
cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn
Linh Ngọc
|
PHỤ LỤC 1
MẪU KHUNG BẢN ĐỒ HÀNH
CHÍNH TOÀN QUỐC TỶ LỆ 1:1 000 000
(Kèm
theo Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường)
PHỤ LỤC 2
MẪU KÝ HIỆU BẢN ĐỒ
HÀNH CHÍNH TOÀN QUỐC TỶ LỆ 1:1 000 000
(Kèm
theo Thông tư số 47/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài Nguyên và
Môi trường)
TT
|
TÊN KÝ
HIỆU
|
KÝ HIỆU
|
|
DÂN CƯ
|
|
1
|
Điểm dân cư có số
dân từ 1.500.000 người trở lên
|
|
2
|
Điểm dân cư có số
dân từ 500.000 người trở lên đến dưới 1.500.000 người
|
|
3
|
Điểm dân cư có số
dân từ 250.000 người trở lên đến dưới 500.000 người
|
|
4
|
Điểm dân cư có số
dân từ 100.000 người trở lên đến dưới 250.000 người
|
|
5
|
Điểm dân cư có số
dân từ 50.000 người trở lên đến dưới 100.000 người
|
|
6
|
Điểm dân cư có số
dân dưới 50.000 người
|
|
|
KINH TẾ - XÃ HỘI
|
|
8
|
Di tích lịch sử -
văn hóa
|
|
9
|
Danh lam thắng cảnh
|
|
10
|
Bãi tắm
|
|
|
GIAO THÔNG VÀ CÁC
ĐỐI TƯỢNG LIÊN QUAN
|
|
11
|
Đường sắt, ga
|
|
12
|
Đường quốc lộ, tên
đường
|
|
13
|
Đường tỉnh
|
|
14
|
Đường huyện
|
|
15
|
Đường khác
|
|
16
|
Đường biển
|
|
17
|
Cầu; Đèo
|
|
18
|
Cảng quốc tế
|
|
19
|
Cảng nội địa
|
|
20
|
Sân bay quốc tế
|
|
21
|
Sân bay nội địa
|
|
|
BIÊN GIỚI QUỐC GIA
VÀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
|
|
22
|
Đường biên giới
quốc gia trên đất liền
|
|
23
|
Đường cơ sở
|
|
24
|
Đường địa giới tỉnh
xác định
|
|
25
|
Đường địa giới tỉnh
chưa xác định
|
|
26
|
Trung tâm hành chính
thành phố, tỉnh
|
|
|
THỦY VĂN
|
|
27
|
Biển, sông, hồ:
a. Đường bờ nước
b. Sông có nước
chảy thường xuyên
c. Sông có nước
chảy theo mùa
|
|
28
|
Đảo; san hô
|
|
29
|
Cát ướt
|
|
|
ĐỊA HÌNH
|
|
30
|
Đầm lầy
|
|
31
|
Cát khô
|
|