Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2009/TT-BXD bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giám sát thi

Số hiệu: 25/2009/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Bùi Phạm Khánh
Ngày ban hành: 29/07/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 25/2009/TT-BXD

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Hướng dẫn hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây viết tắt là QLDA) và giám sát thi công xây dựng công trình (sau đây viết tắt là GSTC) theo Điều 36, Điều 40 và Điều 57 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, bao gồm: quy định về điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo; về việc đăng ký, thẩm định, công nhận các cơ sở đào tạo; quy định về chương trình khung; về công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ; việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ.

2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC; các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ và đối tượng học viên

1. Mục đích: Giúp cho học viên có đủ điều kiện năng lực khi tham gia QLDA hoặc GSTC.

2. Yêu cầu: Cung cấp kiến thức pháp luật và chuyên môn về nghiệp vụ QLDA và GSTC; phương pháp, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế cho các cá nhân trực tiếp tham gia QLDA và GSTC. 

3. Đối tượng học viên: Các cá nhân có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên thuộc các lĩnh vực liên quan tới hoạt động xây dựng.

Chương II

ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC, ĐĂNG KÝ, THẨM ĐỊNH VÀ CÔNG NHẬN CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Điều 3. Điều kiện năng lực để công nhận cơ sở đào tạo

1. Tư cách pháp nhân: Các cơ sở đào tạo từ cao đẳng chuyên nghiệp trở lên, các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ, các viện, học viện, trung tâm nghiên cứu có chức năng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành xây dựng; các trung tâm có chức năng đào tạo thuộc các Hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng.

Đối với các pháp nhân khác, Bộ Xây dựng sẽ xem xét cụ thể trên cơ sở nhu cầu và tình hình thực tế để công nhận.

2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:

a) Đảm bảo các phòng học có quy mô và tiện nghi phù hợp với số lượng học viên và các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập.

b) Có các phòng thí nghiệm hoặc các băng đĩa hình để giới thiệu về các thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (đối với bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC).

3. Giảng viên:

a) Cơ sở đào tạo phải có ít nhất 40% giảng viên trong biên chế hoặc có hợp đồng không xác định thời hạn trên tổng số giảng viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

b) Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với nội dung tham gia giảng dạy; Giảng viên tham gia giảng dạy kỹ năng QLDA và GSTC phải có kinh nghiệm thực tế từ 7 năm trở lên hoạt động trong các lĩnh vực quản lý dự án, quản lý kinh tế xây dựng; khảo sát, thiết kế; thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình; nghiên cứu, giảng dạy về chuyên ngành xây dựng.

c) Giảng viên có bản kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.

4. Tài liệu giảng dạy:

a) Tài liệu giảng dạy phải được in, đóng thành quyển kèm theo bộ đề kiểm tra của chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

b) Nội dung tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung quy định tại Phụ lục 1Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Quản lý đào tạo:

a) Có bộ máy quản lý đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức các khoá bồi dưỡng, lưu trữ hồ sơ học viên, hồ sơ tài liệu liên quan tới công tác bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC.

b) Có quy trình quản lý và kiểm soát chất lượng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ.

c) Có người phụ trách khoá học có kinh nghiệm 5 năm trở lên trong việc tổ chức các khoá bồi dưỡng hoặc tập huấn nghiệp vụ về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xây dựng.

Điều 4. Hồ sơ đăng ký

1. Đăng ký: Các cơ sở đào tạo có nhu cầu và nếu đáp ứng được điều kiện năng lực nêu tại Điều 3 của Thông tư này có thể lập hồ sơ trình Bộ Xây dựng để được xem xét, công nhận là cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

Cơ sở đào tạo có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC đối với nhiều chuyên ngành xây dựng (dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; giao thông; thuỷ lợi, thuỷ điện) phải lập hồ sơ đăng ký đáp ứng năng lực đối với từng chuyên ngành.

2. Hồ sơ đăng ký gồm: Các tài liệu chứng minh và thuyết minh của cơ sở đào tạo thể hiện việc đáp ứng điều kiện năng lực nêu tại Điều 3 của Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Công văn đề nghị được tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC;

b) Hồ sơ pháp lý: Quyết định thành lập, Quy định chức năng nhiệm vụ, đăng ký hoạt động khoa học, Điều lệ tổ chức hoạt động;  

c) Kê khai, xác nhận về năng lực của cơ sở đào tạo (cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng thí nghiệm);

d) Tài liệu giảng dạy, bộ đề kiểm tra;

đ) Danh sách giảng viên (có kê khai về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong hoạt động nghề nghiệp) kèm theo hợp đồng giảng dạy hoặc hợp đồng lao động.

Điều 5. Thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo

1. Thẩm định: Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng để thẩm định hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo. Trước khi họp Hội đồng, Bộ Xây dựng có thể tổ chức kiểm tra trực tiếp năng lực của cơ sở đào tạo theo nội dung quy định tại Điều 3 của Thông tư này.

2. Công nhận: Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Xây dựng quyết định công nhận cơ sở đào tạo đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC.

Đối với chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC, trong Quyết định có thể công nhận cơ sở đào tạo được bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC một hoặc nhiều chuyên ngành xây dựng (dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; giao thông; thuỷ lợi, thuỷ điện).

Chương III

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ

Điều 6. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC

1. Cơ sở đào tạo thực hiện các quy định về tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ như sau:

a) Thông báo tuyển sinh, trong đó nêu rõ lĩnh vực bồi dưỡng, yêu cầu đối với học viên, chương trình và nội dung khoá bồi dưỡng, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin cần thiết khác;

b) Thông báo kế hoạch tổ chức (thời gian, địa điểm, thời lượng, giảng viên) về Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng địa phương nơi tổ chức khoá học trước ngày khai giảng để theo dõi và kiểm tra khi cần thiết. Trường hợp có thay đổi kế hoạch thì cơ sở đào tạo phải thông báo kịp thời về Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng;

c) Phổ biến nội quy, quy định của khoá học và cung cấp đầy đủ tài liệu của khoá học cho học viên trong ngày khai giảng;

d) Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình đảm bảo về nội dung và thời lượng. Đảm bảo giảng viên lên lớp đúng như danh sách đã đăng ký. Tổ chức kiểm soát thời gian học của học viên;

đ) Tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá, xếp loại kết quả học tập để cấp chứng nhận cho học viên;

e) Lấy ý kiến đóng góp của học viên về khóa học;

g) Gửi Quyết định cấp chứng nhận và danh sách học viên được cấp chứng nhận, báo cáo việc thực hiện kế hoạch thay đổi (nếu có) về Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng nơi tổ chức khoá học trong thời gian không quá 7 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học.

2. Các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC phải được tổ chức tập trung; đảm bảo đủ thời gian, nội dung theo quy định của chương trình khung. Khuyến khích cơ sở đào tạo mở rộng nội dung của từng chuyên đề và bổ sung thêm các chuyên đề nâng cao cho khoá học. Số lượng học viên không được quá 150 học viên cho 01 lớp học để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập.

3. Học viên không nhất thiết phải tham dự liên tục các chuyên đề trong cùng một khoá học mà có thể tham dự các chuyên đề của các khoá học khác nhau của cùng một cơ sở đào tạo. Thời gian bắt đầu đến kết thúc việc bồi dưỡng nghiệp vụ không quá 12 tháng.

Nếu đã có chứng nhận của các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ khác do Bộ Xây dựng và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì học viên được miễn tham dự các chuyên đề đã học tại các chương trình bồi dưỡng nêu trên với điều kiện nội dung và thời lượng là tương đương so với quy định tại Thông tư này. Cơ sở đào tạo kiểm tra, lưu giữ bản sao chứng nhận của học viên và chịu trách nhiệm đối với quyết định cho phép học viên được miễn các chuyên đề này.

4. Đối với những khoá học ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở đào tạo được quyền điều chỉnh nội dung các chuyên đề phù hợp với yêu cầu đặc thù về QLDA và GSTC của địa phương gửi Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng nơi tổ chức khoá học trước 7 ngày để kiểm tra. Việc điều chỉnh này vẫn phải đảm bảo số lượng chuyên đề và tổng thời lượng theo chương trình khung.

5. Mức thu học phí và việc quản lý, sử dụng học phí do cơ sở đào tạo quyết định trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lý của khoá học.

Điều 7. Hội đồng đánh giá kết quả học tập và xét cấp chứng nhận

Thủ trưởng các cơ sở đào tạo quyết định thành lập Hội đồng đánh giá kết quả học tập, ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng để điều hành công tác tổ chức bồi dưỡng, đánh giá kết quả kiểm tra, xếp loại cuối khoá và xét cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC cho học viên.

Điều 8. Cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC

1. Học viên tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ đảm bảo lên lớp từ 80% thời gian của chương trình trở lên và có kết quả học tập được Hội đồng đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên mới được cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC. Cơ sở đào tạo phải có sổ theo dõi, quản lý việc cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC của đơn vị mình.

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm in, quản lý chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC. Nội dung, hình thức, quy cách của chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC theo mẫu tại Phụ lục 3Phụ lục 4 của Thông tư này.

Điều 9. Cấp lại chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC

1. Người đã được cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ có thể đề nghị cơ sở đào tạo cấp lại chứng nhận trong các trường hợp chứng nhận bị rách nát hoặc bị mất.

2. Người đề nghị phải làm đơn xin cấp lại chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ có dán ảnh và xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc hội nghề nghiệp.

3. Cơ sở đào tạo đã cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ lần đầu cho học viên căn cứ hồ sơ gốc để thực hiện cấp lại chứng nhận. Nội dung chứng nhận cấp lại được ghi đúng như bản cấp lần đầu. Cơ sở đào tạo chỉ thực hiện cấp lại chứng nhận một lần đối với một cá nhân và ghi rõ cấp lần thứ hai trên chứng nhận. Nếu xin cấp lần thứ ba, cá nhân phải tham gia khoá bồi dưỡng như trường hợp học lần đầu.

Điều 10. Lưu trữ hồ sơ

Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập hồ sơ lưu trữ sau mỗi khoá học ít nhất là 5 năm để phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và việc cấp lại giấy chứng nhận cho học viên, bao gồm:

1. Danh sách, hồ sơ nhập học của học viên, quyết định và danh sách học viên được cấp chứng nhận (họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, địa chỉ, nơi công tác) cho từng khoá học, kết quả điểm kiểm tra có xác nhận của cơ sở đào tạo;

2. Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa học bao gồm: họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, địa chỉ, nơi công tác.

3. Sổ gốc ký nhận, quản lý cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC.

Chương IV

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 11. Quản lý và kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC

1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC, chỉ đạo và phối hợp với các Sở Xây dựng trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA, GSTC và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cơ sở đào tạo.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:

a) Chủ động kiểm tra và phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC của các cơ sở đào tạo trên địa bàn. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản.

b) Kiến nghị xử lý vi phạm đối với các cơ sở đào tạo có trụ sở trên địa bàn và cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC trên địa bàn. 

Điều 12. Xử lý vi phạm

1. Các hình thức vi phạm của cơ sở đào tạo: Cho thuê mượn tư cách pháp nhân; tổ chức bồi dưỡng không đúng lĩnh vực được công nhận; rút ngắn thời lượng của chương trình, không tổ chức cho học viên làm bài kiểm tra; giảng viên không đáp ứng yêu cầu quy định; không công khai các nội dung cần thiết cho học viên khi thông báo tuyển sinh; không có quy trình quản lý; không thành lập hội đồng đánh giá kết quả học tập; không báo cáo Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng trước khi tổ chức khoá học; không báo cáo định kỳ về Bộ Xây dựng theo quy định; không lưu trữ hồ sơ học viên sau khoá học; không gửi Quyết định cấp chứng nhận và danh sách học viên được cấp chứng nhận về Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng; vi phạm các quy định khác của Thông tư này.

2. Xử lý vi phạm đối với cơ sở đào tạo: Tuỳ mức độ vi phạm mà cơ sở đào tạo có thể bị xử lý theo các hình thức: nhắc nhở, khắc phục hậu quả vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm đình chỉ, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyết định công nhận cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC.

Người đứng đầu cơ sở đào tạo và cá nhân liên quan tuỳ mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Thẩm quyền xử lý vi phạm:

a) Bộ Xây dựng có thẩm quyền:

- Quyết định yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm, tạm đình chỉ, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn Quyết định công nhận cơ sở đào tạo; thông báo trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng về sai phạm của cơ sở đào tạo.

- Thu hồi Quyết định công nhận đủ điều kiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ nếu cơ sở đào tạo không tổ chức được các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc GSTC trong thời gian 24 tháng tính từ ngày quyết định công nhận.

b) Sở Xây dựng có thẩm quyền:

- Nhắc nhở bằng văn bản đối với các vi phạm của cơ sở đào tạo tại địa phương và thông báo về Bộ Xây dựng.

- Tuyên huỷ giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của cá nhân tại địa phương nếu phát hiện sai phạm của cơ sở đào tạo trong việc cấp chứng nhận hoặc sai phạm của cá nhân trong hành nghề và báo cáo Bộ Xây dựng. 

Điều 13. Chế độ báo cáo

1. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo 6 tháng, hàng năm về tình hình bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC, tự đánh giá và đề xuất góp ý cho hoạt động này (nếu có) gửi Bộ Xây dựng để phục vụ việc đánh giá chất lượng hàng năm. Nội dung báo cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

2. Trung tâm Thông tin - Bộ Xây dựng có trách nhiệm cập nhật danh sách cơ sở đào tạo được công nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC, thông tin về cơ sở đào tạo, cá nhân vi phạm để đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Xử lý chuyển tiếp

1. Các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình đã được Bộ Xây dựng quyết định công nhận trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Được tiếp tục tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình đến hết ngày 31/12/2009. Sau thời gian này phải thực hiện đăng ký lại.

b) Phải hoàn thành việc biên soạn lại tài liệu giảng dạy và bộ đề kiểm tra theo chương trình khung tại Phụ lục 2 của Thông tư này báo cáo Bộ Xây dựng trước ngày 31/10/2009.

c) Tuân thủ các nội dung khác quy định tại Thông tư này.

2. Các chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC do các cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng.

3. Các cá nhân đã tham gia các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Phải đăng ký và tham gia kỳ kiểm tra theo nội dung của Thông tư này tại cơ sở đào tạo được Bộ Xây dựng công nhận;

b) Được xét cấp chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA theo quy định của Thông tư này nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu. 

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/9/2009 và thay thế cho các văn bản sau:

a) Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Quyết định số 1857/QĐ-BXD ngày 29/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Chương trình khung bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng để xem xét, giải quyết.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Website của Chính phủ, Website của Bộ Xây dựng;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng, Thanh tra XD;
- Lưu: VP, PC, GĐ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Phạm Khánh

PHỤ LỤC 1

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29 /7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)

Chuyên đề 1. Tổng quan về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (12 tiết)

I. Những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Giới thiệu tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình

2. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình

3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình

4. Mục tiêu, yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình        

5. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Quản lý tiến độ,  quản lý chất lượng, quản lý chi phí, quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng, quản lý rủi ro, các nội dung quản lý khác)

6. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

II. Trình tự, thủ tục lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thiết kế xây dựng công trình

- Giấy phép xây dựng

- Quản lý thi công xây dựng công trình

- Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng

3. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình

4. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng

5. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

III. Giới thiệu các chương trình phần mềm hỗ trợ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Chuyên đề 2. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng (4 tiết)

1. Mục đích, yêu cầu của lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

3. Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

- Lập, trình kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu

- Tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu

- Phê duyệt và công bố kết quả đấu thầu

- Đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng

Chuyên đề 3. Hợp đồng trong trong hoạt động xây dựng (4 tiết)

1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

2. Các loại hợp đồng trong hoạt động xây dựng

3. Hồ sơ và nội dung của hợp đồng xây dựng

4. Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng

5. Thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng

6. Xử lý tranh chấp hợp đồng

Chuyên đề 4. Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

1. Xác định các công việc và sắp xếp trình tự thực hiện các công việc của dự án

2. Dự trù thời gian và nguồn lực của dự án

3. Lập, phê duyệt tiến độ của dự án

4. Quản lý tiến độ của dự án

Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết)

1. Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

- Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị)

-  Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

2. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Lập kế hoạch quản lý chất lượng

- Lập hệ thống quản lý chất lượng

- Các biện pháp đảm bảo chất lượng

- Các biện pháp kiểm soát chất lượng

Chuyên đề 6. Quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết)

1. Nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

2. Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

3. Lập tổng mức đầu tư

4. Lập dự toán xây dựng công trình

5. Định mức kinh tế kỹ thuật trong đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng công trình

6. Các phương pháp kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình

Chuyên đề 7. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng và quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

1. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng

- Quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

- Kế hoạch quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

- Các biện pháp kiểm soát và đảm bảo an toàn lao động và môi trường xây dựng

2. Quản lý rủi ro trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình

- Nhận dạng và phân tích các loại rủi ro

- Lập kế hoạch quản lý rủi ro

- Các biện pháp kiểm soát và đối phó với rủi ro

- Bảo hiểm trong hoạt động xây dựng

Chuyên đề 8. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình (4 tiết)

1. Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

- Nguyên tắc, căn cứ thanh toán vốn đầu tư

- Tạm ứng vốn đầu tư

- Thanh toán khối lượng hoàn thành;

- Quy trình, thủ tục thanh toán

- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu

2. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình:

- Khái niệm và phân loại quyết toán

- Nội dung báo cáo quyết toán và hồ sơ trình duyệt quyết toán

- Trình tự, thủ tục quyết toán vốn đầu tư

- Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tư, nhà thầu

Tổng thời lượng khóa học: 48 tiết

Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

Ghi chú:

- Nội dung chương trình và thời lượng nêu trên là yêu cầu tối thiểu

- Tùy theo yêu cầu của từng khóa học, các cơ sở đào tạo có thể bổ sung, mở rộng thêm các chuyên đề khác.  

PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29 / 7/ 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)

Chương trình bao gồm 04 học phần:

1. Học phần 1: Quy định của pháp luật và các vấn đề chung về giám sát thi công xây dựng công trình (32 tiết, áp dụng cho giám sát thi công mọi loại công trình xây dựng)

2. Học phần 2: Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (40 tiết)

3. Học phần 3: Giám sát thi công xây dựng công trình giao thông (32 tiết)

4. Học phần 4: Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện (32 tiết)

I. Học phần 1: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Áp dụng cho giám sát thi công mọi loại công trình)

Chuyên đề 1. Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong giám sát thi công xây dựng công trình (8 tiết)

1. Tổng quan về các VBQPPL điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình

2. Các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và giám thi công xây dựng công trình

3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi công xây dựng công trình; Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

4. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giám sát thi công xây dựng công trình

Chuyên đề 2: Nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình (8 tiết)

1. Nội dung giám sát thi công xây dựng công trình: giám sát chất lượng, giám sát khối lượng, giám sát tiến độ thi công, giám sát an toàn lao động và môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình

2. Tổ chức công tác giám sát thi công xây dựng trên công trường

3. Quy trình, phương pháp và biện pháp kiểm tra, giám sát

4. Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình

5. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng

6. Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình

7. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình

8. Nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng

9. Xác định khối lượng thi công xây dựng

10. Lập hồ sơ hoàn thành công trình

11. Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu, ban quản lý dự án và tư vấn quản lý dự án

12. Giới thiệu mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000

Chuyên đề 3. Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu (4 tiết)

1. Tổng quan về hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và quốc tế

2. Quy định về lựa chọn và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình

3. Điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu

4. Quy định về đánh giá sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng

5. Vận dụng quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật trong giám sát thi công xây dựng công trình

Chuyên đề 4. Quy trình và nội dung giám sát tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình (4 tiết)

1. Kiểm tra, giám sát tiến độ thi công xây dựng

2. Kiểm tra, giám sát kế hoạch nguồn lực của nhà thầu để đáp ứng yêu cầu tiến độ

3. Kiểm soát các mốc tiến độ quan trọng, các giai đoạn thi công trọng yếu

4. Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên công trường

5. Kiểm tra vệ sinh môi trường xây dựng

Chuyên đề 5. Giám sát công tác khảo sát xây dựng (4 tiết)

1. Yêu cầu và nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng

2. Giám sát công tác đo đạc địa hình và trắc địa công trình

3. Giám sát công tác khảo sát địa chất công trình

4. Giám sát công tác khảo sát địa chất thủy văn

5. Giám sát công tác khảo sát mỏ vật liệu xây dựng

Chuyên đề 6. Giám sát công tác thí nghiệm, quan trắc, đo đạc trong thi công xây dựng công trình (4 tiết)

1. Kiểm tra điều kiện năng lực phòng thí nghiệm

2. Yêu cầu và nội dung giám sát công tác thí nghiệm, kiểm định

3. Giám sát công tác quan trắc công trình xây dựng

4. Giám sát công tác đo đạc trong thi công xây dựng

Thời lượng Học phần 1:  32 tiết

Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

II. Học phần 2 : GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Chuyên đề 7. Giám sát thi công phần nền và móng công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật (8 tiết)

1. Tổng quan và phân loại nền và móng công trình dân dụng và công nghiệp

2. Giám sát thi công móng nông trên nền tự nhiên

3. Giám sát thi công móng sâu (móng cọc, cọc khoan nhồi, cọc barrete…)

4. Giám sát thi công xử lý, gia cố nền

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 8. Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá (8 tiết)

1. Tổng quan và phân loại kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và kết cấu gạch, đá

2. Giám sát thi công kết cấu bê tông, BTCT toàn khối

3. Giám sát thi công kết cấu bê tông, BTCT lắp ghép

4. Giám sát thi công kết cấu bê tông dự ứng lực

5. Giám sát thi công kết cấu gạch, đá

6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 9. Giám sát thi công kết cấu thép và kết cấu kim loại khác (4 tiết)

1. Tổng quan và phân loại kết cấu thép và kết cấu kim loại khác

2. Giám sát, nghiệm thu gia công sản xuất kết cấu thép

3. Kiểm tra liên kết hàn, liên kết bu lông

4. Giám sát công tác lắp dựng và bảo vệ kết cấu thép

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 10. Giám sát thi công lắp đặt thiết bị công trình (4 tiết) 

1. Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị công trình

2. Giám sát thi công hệ thống cấp điện, hệ thống chống sét

3. Giám sát công tác lắp đặt thiết bị thang máy

4. Giám sát thi công hệ thống thông gió, điều hòa không khí; cấp gas

5. Giám sát thi công hệ thống cấp, thoát nước trong nhà

6. Giám sát thi công lắp đặt thiết bị phòng chống cháy nổ

7. Giám sát thi công lắp đặt các hệ thống thiết bị khác

8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 11. Giám sát công tác thi công hoàn thiện công trình (4 tiết)

1.  Tổng quan và phân loại công tác hoàn thiện công trình

2.  Giám sát công tác trát, láng, bả

3.  Giám sát công tác ốp, lát

4.  Giám sát công tác vôi, sơn, véc ni

5.  Giám sát công tác gia công, lắp đặt cửa các loại

6.  Giám sát công tác lợp mái

7.  Giám sát công tác chống thấm, chống nóng

8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 12. Giám sát công tác thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị và khu công nghiệp (4 tiết)

1. Tổng quan và phân loại hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị và khu công nghiệp

2. Giám sát thi công hệ thống cấp nước ngoài nhà

3. Giám sát thi công hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn

4. Giám sát thi công hệ thống cấp điện

5. Giám sát thi công hệ thống giao thông

6. Giám sát thi công cây xanh, công viên, vườn hoa

7. Giám sát thi công hệ thống tuynen kỹ thuật, hệ thống thông tin liên lạc

8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật , phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 13. Giám sát công tác thi công lắp đặt thiết bị công nghệ trong công trình công nghiệp (8 tiết)

1. Tổng quan và phân loại các hệ thống thiết bị công nghệ trong công trình công nghiệp

2. Nguyên tắc giám sát lắp đặt và yêu cầu của công tác lắp đặt thiết bị công nghệ

3. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và chuẩn bị thiết bị trước khi lắp đặt

4. Giám sát quá trình lắp đặt

5. Kiểm tra và chạy thử

6. Nghiệm thu hoàn thành hệ thống thiết bị công nghệ

7. Các tiêu chuẩn kỹ thuật , phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Thời lượng Học phần 2: 40 tiết

Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

III. Học phần 3 : GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Chuyên đề 7. Giám sát thi công công trình cầu (8 tiết)

1. Tổng quan và phân loại công trình cầu

2. Giám sát thi công móng, mố, trụ cầu

3. Giám sát thi công kết cấu nhịp cầu BTCT, bê tông dự ứng lực (BTDƯL) lắp ghép

4. Giám sát thi công kết cấu nhịp cầu BTCT, BTDƯL đúc tại chỗ trên giàn giáo cố định

6. Giám sát thi công kết cấu nhịp cầu BTDƯL nhịp lớn theo công nghệ đúc hẫng cân bằng và các công nghệ mới khác

7. Giám sát thi công kết cấu nhịp cầu thép và thép bê tông liên hợp

8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật , phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 8. Giám sát thi công công trình hầm (4 tiết)

1. Tổng quan và phân loại công trình hầm

2. Giám sát thi công đào hầm và biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công hầm

3. Giám sát thi công kết cấu vỏ hầm

4. Giám sát thi công hầm theo công nghệ mới

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 9. Giám sát thi công công trình đường bộ, sân bay (12 tiết)

1. Tổng quan và phân loại công trình đường bộ

2. Giám sát thi công nền đường đào, đắp và nền đường có xử lý đặc biệt

3. Giám sát thi công kết cấu móng đường

4. Giám sát thi công kết cấu mặt đường nhựa

5. Giám sát thi công kết cấu mặt đường bê tông xi măng

6. Giám sát thi công kết cấu đường băng và sân đỗ máy bay

7. Giám sát thi công công trình thoát nước trên tuyến; hệ thống thoát nước trong sân bay

8. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 10. Giám sát thi công công trình cảng - đường thủy (4 tiết)

1. Tổng quan và phân loại công trình cảng - đường thủy

2. Giám sát thi công các loại công trình bến và kè

3. Giám sát thi công công trình đê chắn sóng

4. Giám sát thi công nạo vét luồng tầu và công trình phao tín hiệu

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 11. Giám sát thi công công trình đường sắt (4 tiết)

1. Tổng quan và phân loại tuyến đường sắt

2. Yêu cầu kỹ thuật của tuyến đường sắt

3. Giám sát thi công nền đường sắt

4. Giám sát thi công phần trên ( phần mặt ) của đường sắt

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Thời lượng Học phần 3: 32 tiết

Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

IV. Học phần 4 : GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN

Chuyên đề 7. Giám sát công tác dẫn dòng thi công, nền và móng công trình thủy lợi, thủy điện (8 tiết)

1. Giám sát công tác dẫn dòng thi công trên công trình thủy lợi, thủy điện

2. Giám sát thi công hố móng trên nền tự nhiên: khoan nổ mìn, đào móng đất đá sau nổ mìn, lớp bảo vệ

3. Hướng dẫn về mô tả địa chất hố móng công trình

4. Giám sát thi công khoan phụt chống thấm và khoan phụt gia cố nền

5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 8. Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép thường (CVC); bê tông đầm lăn (RCC) và kết cấu gạch, đá (8 tiết)

1. Giám sát thi công kết cấu bê tông, BTCT thường (CVC) toàn khối

2. Giám sát thi công kết cấu bê tông đầm lăn (RCC)

3. Giám sát thi công kết cấu gạch, đá

4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 9. Giám sát thi công các công trình đất, đá (8 tiết) 

1. Yêu cầu và nội dung giám sát thi công công trình đất, đá

2. Kiểm tra vật liệu xây dựng đập đất, đập đá đổ bê tông bản mặt

3. Giám sát công tác thi công đập đất, đập đá đổ bê tông bản mặt

4. Các tiêu chuẩn kỹ thuật, phương pháp thí nghiệm, quan trắc, đo đạc áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Chuyên đề 10.  Giám sát thi công lắp đặt thiết bị thuỷ công và thiết bị cơ điện trên công trình thủy lợi, thủy điện (8 tiết)

1. Đặc điểm của thiết bị thuỷ công và thiết bị cơ điện trên công trình thủy lợi, thủy điện

2. Yêu cầu chung và nội dung giám sát lắp đặt thiết bị

3. Giám sát lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công

4. Giám sát lắp đặt thiết bị cơ khí thủy lực

5. Giám sát lắp đặt thiết bị điện, cơ điện

6. Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong thi công và nghiệm thu

Thời lượng Học phần 4: 32 tiết

Kiểm tra trắc nghiệm: 30 phút

Ghi chú:

- Nội dung chương trình và thời lượng nêu trên là yêu cầu tối thiểu

- Tùy theo yêu cầu của từng khóa học, các cơ sở đào tạo có thể bổ sung, mở rộng thêm các chuyên đề khác.  


PHỤ LỤC 3

MẪU CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BXD ngày 29/ 7 /2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)

a. Mặt trong:

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-----------------


Ảnh 4x6 của người được cấp Giấy chứng nhận

(Dấu nổi của Cơ sở đào tạo)

Số: ….…./QLDA

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

CHỨNG NHẬN
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chứng nhận ông/bà: ...........................................

Sinh ngày: ..............tháng............năm.................

Nơi sinh: ..............................................................

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Thông tư số                  /2009/TT-BXD ngày….tháng …năm …. của Bộ Xây dựng.

Tổ chức từ ngày…...tháng…...năm……………….

đến ngày..........tháng...........năm……...................

Kết quả xếp loại: ..................................................

..........., ngày ...... tháng ...... năm .......

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO

(Ký, họ tên và đóng dấu)


b. Mặt ngoài:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

CHỨNG NHẬN
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ghi chú:

1. Kích thước chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA: 13 cm x 19 cm.

2. Chứng nhận có 2 mặt: mặt ngoài màu xanh dương, chữ vàng; mặt trong màu trắng, chữ đen.

3. Phần Tên cơ sở đào tạo và Thủ trưởng cơ sở đào tạo ghi theo pháp nhân được công nhận.


PHỤ LỤC 4

MẪU CHỨNG NHẬN BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29 / 7/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)

a. Mặt trong:

TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-----------------


Ảnh 4x6 của người được cấp Giấy chứng nhận

(Dấu nổi của Cơ sở đào tạo)

Số: ….…./GSTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

CHỨNG NHẬN
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Chứng nhận ông/bà: ...........................................

Sinh ngày: ..............tháng............năm.................

Nơi sinh: ..............................................................

Đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định tại Thông tư số                  /2009/TT-BXD ngày….tháng …năm …. của Bộ Xây dựng.

Tổ chức từ ngày…...tháng…...năm………….…

đến ngày..........tháng...........năm……................

Kết quả xếp loại: ...............................................

..........., ngày ...... tháng ...... năm .......

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO

(Ký, họ tên và đóng dấu)


b. Mặt ngoài:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

CHỨNG NHẬN
BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT
THI CÔNG  XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ghi chú:

1. Kích thước chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ GSTC: 13 cm x 19 cm.

2. Chứng nhận có 2 mặt: mặt ngoài màu xanh dương, chữ màu vàng; mặt trong màu trắng, chữ đen.

3. Phần Tên cơ sở đào tạo và Thủ trưởng cơ sở đào tạo ghi theo pháp nhân được công nhận.


PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HOẶC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (6 tháng, cả năm)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2009/TT-BXD ngày 29/ 7 /2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về bồi dưỡng nghiệp vụ QLDA và GSTC xây dựng công trình)

Kính gửi:  Bộ Xây dựng

- Tên đầy đủ của cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………….

- Tên tiếng Anh: (nếu có) ……………………………………………………………………………..

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….….………….

- Điện thoại:  ………………………………….................  - Fax: ……………………………………

- Đại diện pháp nhân : …………………………………………………………………………………

THÔNG TIN VỀ CÁC KHOÁ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐÃ TỔ CHỨC

(Từ ngày... tháng .... năm .... đến ngày... tháng......... năm ......)

STT

Tên khoá học QLDA hoặc GSTC (báo cáo cho từng khoá)

Thời gian tổ chức

(từ .... đến .....)

Địa điểm tổ chức

Số lượng học viên tham gia

Số lượng học viên được cấp chứng nhận

Xếp loại

Ghi chú

Giỏi

Khá

Trung bình

1

2

Tổng cộng

- Các thông tin, ý kiến khác về chương trình:  …………………………………………………………

- Đề xuất, kiến nghị : ………………………………….…………………………..................................

Đại diện hợp pháp của cơ sở đào tạo

(ký, họ tên, chức danh và đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2009/TT-BXD ngày 29/07/2009 về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.017

DMCA.com Protection Status
IP: 34.204.176.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!