|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Quyết định 811/QĐ-BXD năm 2016 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu:
|
811/QĐ-BXD
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Xây dựng
|
|
Người ký:
|
Phan Thị Mỹ Linh
|
Ngày ban hành:
|
18/08/2016
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 811/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-TTg
ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1183/QĐ-TTg
ngày 30/08/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 2139/QĐ-TTg
ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi
khí hậu;
Căn cứ Quyết định số 1474/QĐ-TTg
ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc
gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-BXD
ngày 16/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt Kế hoạch năm 2015
thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa
học Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng,
giai đoạn 2016-2020 (kèm theo Phụ lục Danh Mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 của Bộ Xây dựng).
Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch và triển khai các
nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch này.
Điều 3. Quyết định này thay thế
Quyết định số 209/QĐ-BXD ngày 04/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2014
- 2020 và có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo
cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để
báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng CTMTQGUP với
BĐKH;
- UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Website Bộ Xây dựng;
- Lưu VT, KHCN (5b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Thị Mỹ Linh
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH XÂY DỰNG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 811/QĐ-BXD
ngày 18 tháng 8 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
1. MỤC TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
Tăng cường khả năng ứng phó của ngành
xây dựng đối với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; sử dụng tài
nguyên và năng lượng hiệu quả, giảm nhẹ tác động biến đổi khí hậu; phát triển ngành xây dựng theo hướng tăng trưởng xanh và bền
vững.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Đánh giá và dự báo được xu thế,
diễn biến tác động có thể của biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng (NBD) đối
với ngành xây dựng qua các giai đoạn khác nhau của thế kỷ XXI, làm cơ sở cho việc
xây dựng các giải pháp ứng phó và giảm nhẹ tác động của BĐKH, NBD đối với ngành
Xây dựng.
1.2.2. Lồng ghép ứng phó với BĐKH
trong cập nhật, xây dựng mới 100% chiến lược, quy hoạch phát triển đô thị, vật
liệu xây dựng, xi măng...; Nghiên cứu xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách
pháp luật về BĐKH phù hợp với tình hình phát triển KT-XH
và của ngành Xây dựng.
1.2.3. Nâng cao năng lực trong các hoạt
động thích ứng, giảm nhẹ và chống chịu với BĐKH, NBD của
ngành cho các giai đoạn tiếp theo, đảm bảo tính an toàn và ổn định cho công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông
thôn.
1.2.4. Đẩy mạnh phát triển công trình
xanh, hạ tầng xanh, đô thị xanh, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ xây dựng
xanh, sử dụng các sản phẩm xanh, vật liệu xây dựng xanh
trong các công trình xây dựng, sử dụng phương tiện, thiết bị, công nghệ hiệu suất cao trong xây dựng công trình, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật,
góp phần phát triển bền vững, giảm nhẹ tác động của BĐKH, NBD.
1.2.5. Sử dụng tài nguyên, năng lượng
Tiết kiệm, hiệu quả; Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch giảm
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các hoạt động của ngành, đặc biệt
trong sản xuất vật liệu xây dựng.
2. NỘI DUNG CỦA
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
2.1. Đánh giá và dự báo xu thế, diễn
biến những tác động của BĐKH, NBD đối với ngành Xây dựng.
2.1.1. Cập nhật các kịch bản BĐKH,
NBD cho Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi trường thực hiện, trên cơ sở đó xác định
và bổ sung những kịch bản BĐKH, NBD cho ngành Xây dựng, cho các vùng khí hậu
khác nhau theo hai giai đoạn: a) ngắn hạn đến năm 2030; b) dài hạn từ 2030 đến 2050, tầm nhìn đến năm 2100.
2.1.2. Dự báo sự phát triển của ngành
Xây dựng giai đoạn 2030 - 2050, xác định đối tượng chịu tác động của BĐKH và NBD
trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quy hoạch xây dựng vùng, đô thị và nông
thôn; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ
cao; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; phát triển khoa học và công nghệ xây
dựng. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng để chủ động ứng phó
theo kịch bản BĐKH và NBD do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng trong giai đoạn
2016 - 2020; Đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện và dự báo các kịch bản BĐKH
và NBD của ngành Xây dựng trong giai đoạn đến năm 2030.
2.1.3. Đánh giá những tác động tiềm
tàng của BĐKH, NBD trong thế kỷ XXI đến công tác: (i) Quy hoạch, (ii) Đầu tư
xây dựng, (iii) Quản lý phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và Điểm dân
cư nông thôn; hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu kinh tế; nhà ở, công sở và
các công trình hạ tầng xã hội; vật liệu xây dựng; công nghệ xây dựng.
2.2. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung
các văn bản Pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng
dẫn kỹ thuật xây dựng có liên quan đến BĐKH, NBD.
2.2.1. Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung
các văn bản Pháp luật, các hướng dẫn kỹ thuật các quy định liên quan đến phân
loại đô thị, quản lý đầu tư phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô
thị; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; đầu tư xây dựng nhà ở, công sở và
các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội; vật liệu xây dựng có tính đến các tác
động của BĐKH, NBD.
2.2.2. Điều chỉnh, bổ sung các nội
dung về ứng phó với BĐKH, NBD trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên
quan đến phân loại đô thị, quản lý đầu tư phát triển đô thị,
quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và Điểm dân cư nông thôn, quy hoạch chuyên
ngành hạ tầng kỹ thuật; thiết kế, xây dựng công trình nhà ở, công sở và công
trình hạ tầng xã hội dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu. Tập trung đối với
các quy chuẩn, tiêu chuẩn về số liệu khí hậu thủy văn, dữ liệu bản đồ ngập lụt
với tỷ lệ thích hợp cho công tác quy hoạch xây dựng; về tải trọng và tác động;
về giải pháp thiết kế, công nghệ xây dựng; về cấp thoát nước trong và ngoài
công trình; về công trình xử lý nước thải, chất thải rắn; về giao thông đô thị
và nghĩa trang.
2.2.3. Nghiên cứu xây dựng và hướng dẫn
áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, quy định đối với công
tác quy hoạch và xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, đô thị, sản xuất vật liệu
xây dựng, thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng nhằm thích ứng,
giảm nhẹ và tăng cường khả năng chống chịu các tác động của BĐKH, NBD. Giai đoạn
đến năm 2020 ưu tiên tập trung xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn giá định
mức và bộ chỉ tiêu về quy hoạch xây dựng và quản lý vận
hành đô thị sinh thái, đô thị xanh thích ứng với BĐKH; tiêu chuẩn về thiết kế
và xây dựng các “công trình sử dụng năng lượng Tiết kiệm và hiệu quả’’, “công
trình xanh”, “công trình thích ứng với BĐKH”; các vật liệu và sản phẩm xây dựng xanh (Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và
giảm thiểu ô nhiễm).
2.3. Nghiên cứu, ứng dụng các giải
pháp thích ứng với BĐKH, NBD của ngành Xây dựng
2.3.1. Rà soát và Điều chỉnh quy hoạch
xây dựng đô thị, Điểm dân cư nông thôn, khu công nghiệp, khu kinh tế trên các
vùng ven biển, vùng đồng bằng thấp gần biển chịu ảnh hưởng
của nước biển dâng và thiên tai (bão, lũ lụt, xâm thực),
vùng đồi núi dốc chịu ảnh hưởng của mưa lũ (lũ quét, trượt
lở đất) thích ứng với BĐKH. Hướng dẫn lồng ghép các nội dung thích ứng với
BĐKH, NBD vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Định hướng các giải pháp chủ
đạo (bảo vệ, thích ứng, rút lui - khoanh vùng và di dời) đối với các tác động của
BĐKH, NBD. Quy hoạch, phát triển đô thị và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
đô thị theo hướng nâng cao tính chống chịu biến đổi khí hậu và giảm ô nhiễm môi
trường
2.3.2. Nghiên cứu các giải pháp thích
ứng và chống chịu có hiệu quả đối với tác động của BĐKH, NBD trong công tác cải
tạo, xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật đô thị, Điểm dân cư nông thôn và khu công
nghiệp (hệ thống cấp nước, giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng, hệ thống
thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang), nhất là các đô thị nằm
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long các vùng thấp, vùng ven biển thường bị ngập úng,
các vùng có xu hướng gia tăng khô hạn, xâm nhập mặn.
2.3.3. Nghiên cứu và ứng dụng: các giải
pháp kỹ thuật, công nghệ mới trong thiết kế và xây dựng công trình; hệ thống
quan trắc, cảnh báo sớm cho các đô thị và khu dân cư tập trung nhằm giảm thiểu
các tác hại của gió bão, tố lốc, lũ lụt, sụt lún, trượt lở đất và hạn hán, đặc
biệt trên các khu vực chịu ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai như các tỉnh
ven biển miền Trung, vùng miền núi phía bắc, Tây Nguyên,
vùng đồng bằng sông Cửu Long; tập trung nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp kỹ
thuật phù hợp với nhà ở khu vực nông thôn, nhà ở cho người nghèo, nhà ở vùng ngập
lũ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bào sống ven sông, suối ở vùng miền núi, miền trung.
2.4. Nghiên cứu, ứng dụng các giải
pháp giảm nhẹ BĐKH trong ngành Xây dựng
2.4.1. Tiến hành xây dựng biểu mẫu và
kiểm kê khí nhà kính trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất
xi măng, sản xuất gạch, ngói, kính; các công trình xây dựng; chất thải rắn, nước
thải đô thị. Xây dựng kế hoạch và lộ trình triển khai các
hoạt động giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực quản lý của ngành Xây
dựng.
2.4.2. Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ
mới nhằm giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính thông qua giảm mức tiêu hao
nhiên liệu, giảm hoặc thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch đang dùng trong
quá trình sản xuất.
2.4.2. Kiểm toán, đánh giá mức tiêu
hao năng lượng, sử dụng nguồn nước trong các công trình xây dựng bao gồm nhà ở,
công sở, công trình công cộng, thương mại, dịch vụ; nghiên cứu và ứng dụng các
giải pháp thiết kế và xây dựng mới, cải tạo các công trình nhằm sử dụng năng lượng
Tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt đối với các công trình trọng Điểm đã được liệt kê trong danh Mục do Thủ tướng quyết định và các công
trình có tổng diện tích sàn trên 2.500m².
2.4.3. Nghiên cứu và ứng dụng giải
pháp công nghệ giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng
kỹ thuật đô thị, xây dựng công trình kiến trúc đô thị theo hướng công trình
xanh, Tiết kiệm năng lượng; đô thị xanh, sinh thái, bền vững.
2.4.4. Xây dựng các chính sách ưu
tiên, hỗ trợ phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; chuyển đổi
nguyên, nhiên vật liệu đầu vào theo hướng “các-bon thấp” trong sản xuất vật liệu
và xây dựng công trình; Phát triển vật liệu và sản phẩm xây dựng xanh; Xây dựng
tiêu chuẩn, quy trình và thực hiện dán nhãn năng lượng cho
vật liệu xây dựng.
2.4.5. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
hiệu quả để xử lý nước thải, chất thải rắn cho các đô thị và Điểm dân cư nông
thôn.
3. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
3.1. Về
cơ chế, chính sách
3.1.1. Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi,
bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tạo cơ sở
pháp lý cho việc triển khai đồng bộ các hoạt động ứng phó với BĐKH, NBD trong
ngành Xây dựng.
3.1.2. Xây dựng và
triển khai các cơ chế chính sách nhằm xã hội hóa, đa dạng hóa, thu hút nguồn lực
đến từ trong và ngoài nước để triển khai có hiệu quả hoạt động của ngành nhằm ứng
phó với BĐKH, NBD.
3.1.3. Khuyến khích các tổ chức, cá
nhân tham gia các hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ việc triển khai nhiệm vụ ứng
phó với BĐKH, NBD của ngành.
3.2. Về
khoa học và công nghệ
3.2.1. Xây dựng kế hoạch và triển khai
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, sự nghiệp kinh tế có liên quan tới công tác xây dựng
cơ sở dữ liệu về BĐKH, NBD (số liệu khí tượng thủy văn, bản đồ phân vùng gió
bão, động đất, bản đồ ngập lụt theo các kịch bản đã công bố) dùng trong xây dựng,
dự báo và đánh giá tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đến ngành xây dựng,
làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp ứng phó của ngành; các giải pháp kỹ
thuật phòng ngừa và giảm nhẹ tác động của thiên tai, ứng phó với BĐKH, NBD;
3.2.2. Nghiên cứu các giải pháp kỹ
thuật và công nghệ trong sản xuất vật liệu xanh, xây dựng công trình xanh, hạ tầng
xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái, phù hợp với Điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội của nước ta.
3.2.3. Nghiên cứu các công cụ lồng
ghép, tích hợp các yếu tố BĐKH, NBD trong quá trình xây dựng các chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch phát triển, văn bản Pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng
dẫn kỹ thuật của ngành xây dựng.
3.2.4. Áp dụng công nghệ thông tin, ứng
dụng có hiệu quả hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ ứng phó với BĐKH, NBD; xây dựng hệ thống kiểm kê khí nhà kính, cơ sở dữ liệu về nguồn
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong ngành xây dựng.
3.3. Về
hợp tác quốc tế
3.3.1. Xây dựng kế hoạch thu hút các
nguồn tài trợ, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn tài trợ của các tổ
chức quốc tế cho các hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH, NBD của ngành
Xây dựng.
3.3.2. Tăng cường hợp tác, kết nối với
các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin, thiết lập mạng lưới đối
tác song phương và đa phương về BĐKH, NBD liên quan đến ngành Xây dựng;
3.3.3. Học tập kinh nghiệm quốc tế,
tiếp nhận và chuyển giao công nghệ về các biện pháp và công nghệ giảm thiểu,
thích ứng với BĐKH, NBD của ngành Xây dựng.
3.4. Về
tài chính
3.4.1. Nguồn vốn ngân sách cho hoạt động
khoa học và công nghệ được bố trí một phần để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu
phát triển (R&D) liên quan tới ứng phó với BĐKH, NBD của ngành Xây dựng;
nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng
xanh, giai đoạn 2016 - 2020. Nguồn vốn khác bao gồm: sự nghiệp kinh tế, vốn địa
phương, tổ chức, cá nhân và hỗ trợ của quốc tế được huy động và bố trí hàng năm
để thực hiện các nhiệm vụ Điều tra, khảo sát, Điều chỉnh quy hoạch xây dựng;
xây dựng, Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách trong
bối cảnh BĐKH, NBD; Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động của BĐKH; tăng cường
năng lực, tuyên truyền nâng cao nhận thức; đề xuất các giải pháp xây dựng nhằm ứng
phó với BĐKH, NBD, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hỗ trợ triển khai thí Điểm
một số dự án, mô hình thích ứng và giảm nhẹ của ngành Xây dựng.
3.4.2. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn
vốn từ các tổ chức, cá nhân, tổ chức quốc tế thông qua các
hoạt động hợp tác song phương, đa phương nhằm hỗ trợ triển khai thực hiện các
nhiệm vụ ứng phó với BĐKH, NBD của ngành Xây dựng.
3.5. Về
công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức; đào tạo nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực
3.5.1. Phổ biến, tuyên truyền và quán
triệt chủ trương, quan Điểm của Đảng, Chính phủ và của ngành xây dựng cho cán bộ,
công chức, viên chức trong ngành về hoạt động nhằm ứng phó với BĐKH, NBD;
3.5.2. Thiết lập hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu, trang Web về BĐKH, NBD của ngành từ Bộ đến các địa phương, doanh
nghiệp nhằm cung cấp thông tin, dự báo các vấn đề liên quan đến BĐKH, NBD và định
hướng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng;
3.5.3. Tổ chức các hội nghị, hội thảo
chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về BĐKH, tác động và
các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH cho cán bộ, công chức, viên chức của
ngành.
3.5.4. Tăng cường và đa dạng hóa các
loại hình đào tạo, nâng cao năng lực cho các tổ chức, cá nhân trong ngành Xây dựng.
3.5.5. Đầu tư có chọn lọc các trang
thiết bị đo lường, quan trắc kiểm tra và kiểm soát khí gây hiệu ứng nhà kính.
4. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
4.1. Các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng;
các doanh nghiệp thuộc ngành Xây dựng; Sở Xây dựng, Sở Kiến trúc Quy hoạch các tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Kế hoạch hành động này, tổ chức xây dựng
hoặc rà soát Kế hoạch hành động của đơn vị, địa phương và huy động nguồn tài
chính, nguồn nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ được phân
công nêu trong Kế hoạch; Định kỳ báo cáo Bộ về tình hình triển khai các hoạt động
của đơn vị vào cuối tháng 12 hàng năm.
4.2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng, các Viện, Trường và Học viện của Bộ
Xây dựng tổng hợp, trình lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch và tổ chức triển khai
các nhiệm vụ nêu trong Phụ lục của Kế hoạch này; Đề xuất các cơ chế chính sách,
giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ; Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ,
dự án về ứng phó với BĐKH, NBD của Bộ Xây dựng; Báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ BĐKH.
4.3. Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì,
phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục Phát triển Đô thị và các
đơn vị liên quan bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp kinh tế,
sự nghiệp khoa học của Bộ và các nguồn khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ
nêu tại Phụ lục của Kế hoạch; Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai dự án thí Điểm thuộc nhiệm vụ của Kế hoạch.
4.4. Trong quá trình tổ chức thực hiện
Kế hoạch này, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị
chủ động báo cáo về Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường để tổng hợp trình Bộ trưởng xem xét quyết định.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN NHẰM ỨNG
PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 811/QĐ-BXD ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT
|
Tên
nhiệm vụ, dự án
|
Mục
tiêu
|
Nội
dung
|
Thời gian
|
Đơn
vị thực hiện
|
NV1
|
Soát xét, bổ sung hệ thống các quy
chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng; các văn bản quy phạm
pháp luật của ngành Xây
dựng có liên quan đến BĐKH và NBD
|
1.1
|
Soát xét các quy chuẩn (QC), tiêu
chuẩn (TC) xây dựng công trình ở vùng thường xuyên bị thiên tai.
(Vụ KHCNMT) (**)
|
QC, TC xây dựng công trình thích ứng
với các tác động của thiên tai
|
- Rà soát, hiệu chỉnh các QC&TC
xây dựng cho các vùng thường xuyên bị thiên tai;
- Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công
trình phù hợp với các vùng
|
2016-2018
|
- Viện KHCN XD (*)
-Hội MTXD VN
|
1.2
|
Soát xét các tiêu chuẩn xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng, công nghiệp tính đến tác động
của BĐKH, NBD, phù hợp với kịch bản BĐKH, NBD. (Vụ KHCNMT) (**)
|
Tiêu chuẩn xây dựng phù hợp với diễn
biến mới của BĐKH, NBD
|
- Soát xét các tiêu chuẩn xây dựng
công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn...,
các công trình nhà ở và công trình công cộng).
|
2016-2020
|
- Viện KHCN XD (*)
-Hội MTXD VN
|
1.3
|
Rà soát, Điều chỉnh các văn bản quy
phạm pháp luật của ngành xây dựng, lồng ghép các yếu tố BĐKH, NBD trong hoạt
động xây dựng (Văn phòng BXD, Vụ KHCNMT) (**)
|
Các văn bản QPPL phù hợp với diễn
biến mới của BĐKH và NBD
|
- Rà soát lại các văn bản, quy định,
hướng dẫn của Bộ có tính tới yếu tố BĐKH, NBD;
- Nghiên cứu lồng ghép các vấn đề
BĐKH, NBD vào quy hoạch, kế hoạch của ngành
|
2016-2020
|
- Vụ PC (*)
- Các đơn vị có liên quan;
|
NV2
|
Nghiên cứu các giải pháp thích ứng với BĐKH của ngành xây dựng
|
2.1
|
Nghiên cứu, Điều chỉnh quy hoạch
phát triển đô thị, các Điểm dân cư nông thôn ứng phó với BĐKH, NBD (Tập trung
các vùng ven biển miền Trung, Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng).
(Cục PTĐT) (**)
|
Phát triển các đô thị và Điểm dân
cư nông thôn thích ứng với BĐKH và NBD
|
- Điều chỉnh các quy hoạch phát triển
đô thị, các Điểm dân cư nông thôn.
|
2016-2020
|
- Viện QHĐT NT QG; Viện QHXD MN (*);
- Sở XD các địa
phương.
|
2.2
|
Nghiên cứu Điều chỉnh quy hoạch xây
dựng các vùng liên tỉnh, khu kinh tế (KT), khu công nghệ cao (CNC), khu chức
năng đặc thù.... trong Điều kiện BĐKH, NBD
(Vụ QHKT) (**)
|
Tăng cường khả năng ứng phó với
BĐKH, NBD của các khu CN, KT, CNC, khu chức năng đặc
thù...
|
- Quy hoạch các vùng liên tỉnh, các
khu KT, CNC, khu chức năng đặc thù... được Điều chỉnh, phù hợp với Điều kiện
BĐKH, NBD.
|
2016-2020
|
- Viện QH ĐT-NT QG; Viện QHXD MN (*);
- Sở XD các địa
phương.
|
2.3
|
Điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành
hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh, vùng tỉnh/thành phố trực thuộc TW, vùng lưu
vực sông có tính tới yếu tố BĐKH, NBD.
(Cục HTKT) (**)
|
Các QH chuyên ngành HTKT các vùng
có tính tới yếu tố BĐKH, NBD
|
Điều chỉnh các định hướng về hạ tầng
kỹ thuật phù hợp với kịch bản, tác động BĐKH, NBD theo vùng miền
|
2016-2020
|
- Viện QH ĐT-NT QG; Viện QHXD MN (*);
- Sở XD các địa
phương.
|
2.4
|
Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn các
giải pháp hiệu quả ứng phó với úng ngập đô thị do mưa lớn, triều cường, NBD đối
với các đô thị ven biển; giải pháp chống lũ quét và sạt lở đất ở các đô thị
vùng núi. (Cục HTKT) (**)
|
Phòng chống hiệu quả với úng ngập,
lũ quét, sạt lở đất
|
- Hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật
xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (san nền, thoát nước, hồ Điều hòa, đê
bao...).
|
2016-2018
|
- Viện QH ĐT-NT QG (*);
- Viện KHCN XD
- Sở XD các địa
phương.
|
2.5
|
Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật xây dựng
phòng và giảm nhẹ tác động của bão, lũ lụt ở khu vực ven biển miền Bắc, miền
Trung và Nam Bộ.
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Bảo đảm an toàn cho người và công
trình (nhà ở và công trình công cộng)
|
- Hướng dẫn xây dựng nhà và công
trình trong vùng bão, lũ lụt;
|
2016-2018
|
- Viện KHCN XD (*)
- Sở XD các địa phương
|
2.6
|
Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật cấp
nước cho các đô thị, KCN ... vùng khô hạn, các vùng bị xâm nhập mặn do BĐKH,
NBD
(Cục HTKT) (**)
|
Bảo đảm cấp nước hiệu quả cho sinh
hoạt ở các vùng khô hạn, ngập úng
|
- Nghiên cứu các giải pháp cấp nước
hiệu quả ở các đô thị, KCN cho các vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khô hạn,
xâm nhập mặn do ảnh hưởng của BĐKH,
NBD;
|
2016-2018
|
- Cty CP nước và MT VN (*)
- Sở XD, Công ty cấp nước các địa
phương.
|
2.7
|
Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình ở vùng thường xuyên bị thiên tai
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Tăng cường khả năng chống chịu của
CT XD trong vùng thiên tai
|
- Hướng dẫn xây dựng công trình ở
vùng thường xuyên bị thiên tai
|
2016-2018
|
- Viện KHCN XD (*)
- Hội MTXD VN
|
2.8
|
Nghiên cứu vật liệu xây dựng có khả
năng chống chịu với nắng nóng và ăn mòn các công trình hạ tầng kỹ thuật theo
đặc Điểm khí hậu vùng miền.
(Vụ KHCN&MT, Vụ VLXD) (**)
|
Phát triển các vật liệu XD phù hợp
nhằm tăng tuổi thọ, sức bền của các công trình HTKT
|
Nghiên cứu vật liệu xây dựng có khả
năng chống chịu với nắng nóng và ăn mòn các công trình HTKT theo đặc Điểm khí
hậu vùng miền (vùng gió bão, vùng lũ lụt, vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng,
vùng khô hạn nắng nóng)
|
2016-2020
|
- Viện Vật liệu XD (*)
- Các doanh nghiệp sản xuất VLXD
|
2.9.
|
Điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ
tác động của BĐKH, NBD đến hệ thống công trình ngầm đô thị và xây dựng giải
pháp ứng phó. (Vụ KHCNMT, Cục PTĐT) (**)
|
Tăng cường khả
năng thích ứng và ứng phó với BĐKH đối với các CT ngầm
|
- Điều tra, khảo sát, đánh giá mức
độ tác động của BĐKH, NBD đến hệ thống CT ngầm đô thị
- Xác định GP ứng phó tác động của
BĐKH, NBD tới HT CT ngầm
|
2016-2018
|
- Cục HTKT (*)
- Các Sở XD và Đơn vị liên quan
|
2.10
|
Điều tra, khảo sát, về quản lý cao
độ nền đô thị và xây dựng giải pháp quản lý cao độ nền đối với hệ thống hạ tầng
kỹ thuật đô thị ứng phó với BĐKH và NBD
(Vụ KHCNMT, Cục PTĐT) (**)
|
Tăng cường công tác QL cao độ nền đối
với HT HTKT ĐT trong Điều kiện BĐKH, NBD
|
- Điều tra, khảo sát về quản lý cao
độ nền đô thị.
- Đề xuất giải pháp ứng phó BĐKH đối
với công tác quản lý cao độ nền đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
|
2016-2018
|
- Cục HTKT (*)
- Các Sở XD, Đơn
vị liên quan
|
2.11
|
Điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ
tác động của BĐKH, NBD đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật các KCN, khu kinh tế ven
biển và xây dựng giải pháp ứng phó.
(Vụ KHCNMT, Cục PTĐT) (**)
|
Tăng cường khả năng thích ứng và chống
chịu của hệ thống HTKT các KCN, KKT ven biển
|
- Điều tra, khảo sát, đánh giá mức
độ tác động của BĐKH, NBD đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật các KCN, khu KT ven
biển
- Đề xuất giải pháp ứng phó.
|
2016-2018
|
- Cục HTKT, SXD (*)
- Các Sở XD, Đơn
vị liên quan
|
2.12
|
Thực hiện Đề án “Phát triển các đô
thị Việt Nam ứng phó với BĐKH, giai đoạn 2013-2020” tại Quyết định số
2623/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/12/2013. (Cục PTĐT) (**)
|
PTĐT ứng phó với BĐKH.
|
Triển khai 05 chương trình, nhiệm vụ
theo nội dung của Đề án
|
2016-2020
|
- Cục PTĐT (*)
- Sở XD các tỉnh.
|
NV3
|
Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ BĐKH của ngành xây dựng
|
3.1
|
Nghiên cứu, triển khai các hoạt động
xây dựng và đánh giá công trình xanh (CTX), đô thị tăng trưởng xanh (Vụ
KHCNMT) (**)
|
TKNL, TK nước, giảm phát thải KNK
trong các công trình XD; Phát triển ĐT BV
|
- Hướng dẫn giải pháp xây dựng CTX;
đô thị tăng trưởng xanh
- Tổ chức đánh giá và công nhận CTX,
đô thị xanh.
|
2016-2018
|
- Viện Kiến trúc QG
(*)
- Hội MT XD VN, Các Sở XD
|
3.2
|
Nghiên cứu và xây dựng hướng dẫn
quy hoạch xây dựng hạ tầng xanh
(Vụ KHCN&MT; Cục HTKT) (**)
|
Tăng cường công tác quy hoạch, xây
dựng hạ tầng xanh
|
- Nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch,
xây dựng hạ tầng xanh
- Lồng ghép các vấn đề có liên quan
tới BĐKH, NBD vào QH hạ tầng kỹ thuật
|
2016-2020
|
- Viện QH ĐT-NT QG (*)
- Sở XD các địa
phương
|
3.3
|
Xây dựng hướng dẫn đánh giá, lựa chọn
đất xây dựng đô thị và phát triển hạ tầng có lồng ghép các kịch bản BĐKH (Vụ KHCN&MT; Cục HTKT) (**)
|
Phát triển hạ tầng ĐT lồng ghép kịch
bản BĐKH
|
Thiết lập, bổ sung các tiêu chí và
quy trình lựa chọn, đánh giá đất xây dựng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH
|
2016-2018
|
- Viện QH ĐT-NT QG(*)
- Sở XD các địa
phương
|
3.4
|
Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp Tiết
kiệm năng lượng và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; Tiết kiệm nước và
tái sử dụng nước trong thiết kế nhà ở, công trình công cộng. (Vụ KHCNMT) (**)
|
Giảm tiêu hao năng lượng, Tiết kiệm
nước trong các công trình xây dựng.
|
- Xây dựng các tiêu chuẩn về Tiết
kiệm năng lượng, Tiết kiệm nước cho các công trình xây dựng;
- Xây dựng thử nghiệm, nhân rộng
các giải pháp kỹ thuật.
|
2016-2020
|
- Viện KHCN*
- Hội MTXD, Trường ĐHKTHN, Hiệp hội
CTNVN
|
3.5
|
Nghiên cứu, ứng dụng thiết kế mẫu
và các giải pháp xây dựng nhà ở, công trình công cộng tại các khu vực ven biển
miền Bắc, miền Trung và Tây Nam Bộ
(Cục QLN&TTBĐS) (**)
|
Thiết kế mẫu
nhà thích ứng với biến đổi khí hậu và NBD
|
- Nghiên cứu thiết kế các mẫu nhà ở, công trình công cộng tại các khu vực ven biển
- Giải pháp XD
- Ứng dụng TK
mẫu nhà ở, công trình công cộng tại các khu vực ven biển
|
2016-
2020
|
- Viện Kiến trúc Quốc gia (**)
- Sở XD các địa phương
|
3.6
|
Nghiên cứu và ứng dụng các giải
pháp giảm phát thải CO2
trong công nghiệp sản xuất xi măng, các vật liệu xây dựng (VLXD) khác (kính, gạch, ngói, tấm lợp...)
(Vụ KHCN&MT, Vụ VLXD) (**)
|
Giảm mức phát thải CO2 trong công nghệ sản
xuất vật liệu xây dựng
|
- Điều tra, khảo sát các công nghệ
sản xuất VLXD chủ yếu, xây dựng kế hoạch giảm phát thải khí CO2;
- Nghiên cứu các giải pháp Tiết kiệm
năng lượng, giảm hoặc thay thế sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất
VLXD;
- XD và triển khai các hành động giảm
nhẹ phát thải KNK trong sản xuất VLXD
- Tổ chức thử nghiệm và chuyển giao
công nghệ cho các nhà máy.
|
2016-2019
|
- Viện Vật liệu XD (*)
- Các doanh nghiệp sản xuất xi
măng, thủy tinh, gốm sứ.
- Các đơn vị tư vấn
|
3.7
|
Nghiên cứu mô hình quản lý chất thải
sinh hoạt trong đô thị, nông thôn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm
phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Giảm thiểu ô
nhiễm môi trường khu vực đô thị, nông thôn
|
- Mô hình quản lý chất thải trong
đô thị, nông thôn; xã hội hóa công tác quản lý chất thải;
- Xây dựng và triển khai các hành động
giảm nhẹ phát thải KNK trong hoạt động quản lý CTR, nước thải...
- Thí Điểm mô hình QL chất thải.
|
2016-2017
|
- Cục HTKT (*)
- Viện QHĐTNT QG, Sở XD các địa
phương.
|
3.8
|
Nghiên cứu, phát triển các công nghệ
phù hợp trong xử lý nước thải, chất thải rắn khu vực đô thị, nông thôn.
(Vụ KHCN&MT, Cục HTKT) (**)
|
Bảo vệ môi trường đô thị, nông
thôn; Giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
|
- Nghiên cứu, phát triển các công
nghệ phù hợp trong xử lý nước thải, CTR khu vực đô thị, nông thôn;
- Thiết kế, chế tạo các thiết bị
công nghệ; Vận hành thử và nhân rộng.
|
2016-
2020
|
- Doanh nghiệp (*)
- Viện QH ĐTNT QG, Hội MTXD VN, Các
Sở XD
|
3.9
|
Nghiên cứu và đề xuất mô hình trữ nước
đa chức năng tại các đô thị góp phần ứng phó với BĐKH
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Xây dựng mô hình trữ nước đa chức
năng cho các ĐT
|
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình trữ
nước đa chức năng tại các đô thị góp phần ứng phó với BĐKH
|
2016-2017
|
- Cục HTKT (*)
- UBND các tỉnh, thành phố
|
3.10
|
Điều tra, khảo sát, đánh giá công
nghệ xử lý nước mặn, nước lợ và đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp để áp dụng cho đô thị ven biển, ĐBSCL
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Xử lý nước nhiễm mặn, nước lợ cho
các đô thị ven biển, ĐBSCL
|
- Điều tra, khảo sát, đánh giá công
nghệ xử lý nước mặn, nước lợ
- Đề xuất lựa chọn công nghệ phù hợp
để áp dụng cho đô thị ven biển, ĐBSCL
|
2016-2018
|
- Cục HTKT (*)
- UBND các tỉnh, thành phố
|
3.11
|
Nghiên cứu đánh
giá khả năng áp dụng và đề xuất các giải pháp, công nghệ xử lý phù hợp nhằm tái sử dụng nước mưa
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Nghiên cứu tái sử dụng nước mưa
|
Nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp, công nghệ xử lý phù hợp nhằm tái sử dụng nước mưa
|
2016-2018
|
- Cục HTKT (*)
- UBND các tỉnh, thành phố
|
3.12
|
Thực hiện kiểm kê khí nhà kính và
xây dựng Kế hoạch, Lộ trình thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh
vực quản lý Ngành (Vụ KHCNMT, VLXD) (**)
|
Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực
quản lý của ngành Xây dựng
|
- Xây dựng biểu mẫu kiểm kê; XD Quy
trình báo cáo, tổng hợp số liệu.
- Xây dựng Kế hoạch, Lộ trình thực
hiện giảm phát thải KNK trong lĩnh vực quản lý Ngành
|
2016-2020
|
- Các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn (*)
- Viện VLXD
|
3.13
|
Nghiên cứu, phát triển vật liệu và
sản phẩm xây dựng xanh (Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và
giảm thiểu ô nhiễm MT)
(Vụ KHCN&MT, Vụ VLXD) (***)
|
Phát triển vật liệu và sản phẩm Xây
dựng bền vững
|
- Nghiên cứu, phát triển vật liệu
và sản phẩm xây dựng xanh (Tiết kiệm NL, giảm phát thải KNK và giảm thiểu ô
nhiễm MT).
- Sản xuất thử nghiệm
|
2016-2020
|
- Các doanh nghiệp
MT (*)
- Viện Vật liệu Xây dựng
|
3.14
|
Kiểm kê khí
nhà kính
(Vụ KHCN&MT, Vụ VLXD) (**)
|
Tính toán lượng phát thải KNK của lĩnh vực Xây dựng
|
- Xây dựng các biểu mẫu kiểm kê
theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thực hiện kiểm kê tại các nguồn
phát sinh KNK
- Phân tích, tổng hợp số liệu và báo cáo phát thải KNK
|
2016-2020
|
- Các doanh nghiệp, Đơn vị tư vấn (*)
- Viện VLXD, VICEM
|
3.15
|
Triển khai KHHĐ giảm phát thải KNK
trong sản xuất xi măng
(Vụ KHCN&MT, Vụ VLXD) (**)
|
Giảm phát thải KNK phù hợp quốc gia
|
- Hoàn thiện và vận hành hệ thống MRV
- Triển khai các giải pháp giảm
phát thải KNK
- Tổ chức quản lý, thực hiện Kế hoạch
|
2016-2020
|
- Viện VLXD, DN, Đơn vị tư vấn
(*)
- Viện VLXD, VICEM
|
3.16
|
Đánh giá tổng
hợp nhu cầu công nghệ của ngành Xây dựng theo xu hướng giảm phát thải các-bon
nhằm triển khai thực hiện Đóng góp (dự kiến) do quốc gia tự quyết định
(INDC/NDC) và Thỏa thuận Paris (PA).
(VP BXD) (**)
|
Xây dựng nhu cầu về nguồn lực, công
nghệ, tài chính theo hướng giảm phát thải các-bon nhằm thực hiện INDC/ NDC, PA
|
- Xây dựng tiêu chí đánh giá công
nghệ theo xu hướng giảm phát thải các-bon.
- Tổng hợp, đánh giá hiện trạng
công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ XD
theo tiêu chí
- Đề xuất nhu cầu về nguồn lực,
công nghệ, tài chính... theo xu hướng giảm phát thải các-bon, nhằm thực hiện
INDC/NDC, PA
|
2016-2020
|
- Vụ KHCNMT Viện KHCNXD Cục HTKT
- Viện VLXD, VICEM, các Hội, Hiệp hội
|
NV4
|
Cơ chế chính sách, đào tạo tập
huấn về BĐKH, NBD và tác động của nó đến ngành Xây dựng
|
4.1
|
Xây dựng các tài liệu tập huấn về
BĐKH, các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ của ngành Xây dựng cho cán bộ và
viên chức trong Ngành
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Nâng cao nhận thức về BĐKH, NBD cho
cán bộ viên chức trong Ngành
|
- Xây dựng các tài liệu tập huấn cho
cán bộ viên chức ngành Xây dựng;
- Tổ chức các lớp tập huấn cho các
cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Bộ, Sở XD
|
2016-2018
|
- Học viện cán bộ quản lý xây dựng
và đô thị (*)
- Hội MTXDVN
|
4.2
|
Bổ sung vào giáo trình giảng dạy cho
sinh viên các trường ĐH chuyên ngành quy hoạch và quản lý đô thị, kiến trúc
và xây dựng (kiến thức về khí hậu, thủy văn, môi trường; về BĐKH và các giải
pháp ứng phó với BĐKH, NBD).
(Vụ KHCNMT) (**)
|
Nâng cao kiến thức về khí hậu, BĐKH
cho sinh viên các trường Kiến trúc và Xây dựng
|
- Bổ sung vào giáo trình hiện có,
biên tập thêm các tài liệu chuyên khảo về BĐKH, NBD cho các trường đại học Kiến
trúc và Xây dựng;
- Bổ sung kiến thức về công trình
xanh;
- Thực tập về CTX, đô thị xanh.
|
2016-2017
|
- ĐH Kiến trúc HN (*)
- Trường ĐH KT HCM
- Trường ĐHXD;
- Hội MTXD VN
|
4.3
|
Thông tin, tuyên truyền về thiên
tai, BĐKH, NBD và tác động của nó tới ngành Xây dựng.
(Vụ KHCNMT, VP BXD) (**)
|
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
|
Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về
phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó BĐKH tới các
cán bộ nhân viên của Ngành, cộng đồng
|
2016-2018
|
- Trung tâm Thông tin (*)
- Báo, Tạp chí trong ngành
|
4.4
|
Xây dựng và triển khai kế hoạch thu
hút các nguồn lực quốc tế hỗ trợ BXD triển khai các nhiệm vụ ứng phó với
thiên tai, BĐKH, NBD.
(Vụ KHTC, VPB) (**)
|
Nguồn lực hỗ trợ từ chính phủ và
các tổ chức quốc tế.
|
- Xây dựng kế hoạch thu hút nguồn
nhân lực và tài chính;
- Tổ chức triển khai, hỗ trợ các
nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
- Tham dự COP và hội nghị, hội thảo
bên lề....
|
2016-2020
|
- Vụ HTQT, Vụ KHCNMT (*)
- Các đơn vị liên quan
|
4.5
|
Triển khai Kế hoạch hành động ngành
Xây dựng về tăng trưởng xanh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Vụ
KHCNMT) (**)
|
Phù hợp với KHHĐ quốc gia về TTX
|
- Triển khai các nhiệm vụ thuộc
KHHĐ
|
2017-2020
|
Vụ KHCNMT Các đơn vị trong Bộ (*)
|
4.6
|
Thành lập Tổ công tác về BĐKH, TTX
của Bộ Xây dựng (Vụ KHCNMT) (**)
|
Hỗ trợ BXD triển khai quản lý các
hoạt động ứng phó với BĐKH
|
- Xây dựng Kế hoạch, báo cáo hàng
năm.
- Tổ chức triển khai, kiểm tra thực
hiện các hành động giảm nhẹ và thích ứng.
- Tìm kiếm nguồn hỗ trợ quốc tế
|
2017-2020
|
Vụ KHCNMT Các đơn vị trong Bộ (*)
|
Ghi chú:
(*) Tên in đậm là đơn vị chủ trì.
(**) Các Cục, Vụ và Văn phòng chịu
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc triển khai và kết quả của nhiệm vụ.
Quyết định 811/QĐ-BXD năm 2016 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
MINISTRY
OF CONSTRUCTION
---------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:811/QD-BXD
|
Hanoi, August 18,
2016
|
DECISION ON
INTRODUCTION OF CLIMATE CHANGE ACTION PLAN APPLICABLE TO CONSTRUCTION INDUSTRY
FOR THE PERIOD 2016 -2020 THE MINISTER OF CONSTRUCTION Pursuant to the Government’s Decree
No.62/2013/ND-CP on functions, rights, responsibilities and organizational structure
of the Ministry of Construction dated June 25, 2013; Pursuant to the Decision No.158/QD-TTg dated
December 02, 2008 by the prime Minister on approval for Climate change national
action plan; Pursuant to the Decision No.1183/QD-TTg dated
August 30, 2012 by the prime Minister on approval for Climate change national
action plan for the period 2012-2015; Pursuant to the Decision No.2139/QD-TTg dated
December 05, 2011 by the Prime Minister on approval for climate change action
plan Pursuant to the Decision No.1474/QD-TTg dated
October 05, 2012 by the Prime Minister on introduction of climate change action
plan for the period 2012-2020; Pursuant to the Decision No.30/QD-BXD dated
January 01, 2015 by the Minister of Construction on approval for climate change
action plan in 2015; .................................................. .................................................. .................................................. Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.
Quyết định 811/QĐ-BXD năm 2016 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành Xây dựng, giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
3.594
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
- TẢI ỨNG DỤNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
-

-

|
|
TP. HCM, ngày 31/03 /2020
Thưa Quý khách,
Covid 19 làm nhiều vấn đề pháp lý phát sinh, nhiều rủi ro pháp lý xuất hiện. Do vậy, thời gian này và sắp tới Quý khách cần dùng THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhiều hơn.
Là sản phẩm online, nên 220 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc tại nhà ngay từ đầu tháng 3.
Chúng tôi tin chắc dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
Với sứ mệnh giúp quý khách loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cam kết với 2,2 triệu khách hàng của mình:
1. Cung cấp dịch vụ tốt, cập nhật văn bản luật nhanh;
2. Hỗ trợ pháp lý ngay, và là những trợ lý pháp lý mẫn cán;
3. Chăm sóc và giải quyết vấn đề của khách hàng tận tâm;
4. Thanh toán trực tuyến bằng nhiều công cụ thanh toán;
5. Hợp đồng, phiếu chuyển giao, hóa đơn,…đều có thể thực hiện online;
6. Trường hợp khách không thực hiện online, thì tại Hà Nội, TP. HCM chúng tôi có nhân viên giao nhận an toàn, và tại các tỉnh thì có nhân viên bưu điện thực hiện giao nhận;
THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT luôn là:
Chỗ dựa pháp lý;
Dịch vụ loại rủi ro pháp lý;
Công cụ nắm cơ hội làm giàu;
Chúc Quý khách mạnh khỏe, vui vẻ và “…loại
rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…” !

Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|