Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 661/QĐHC-CTUBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Nguyễn Trung Hiếu
Ngày ban hành: 11/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 661/QĐHC-CTUBND

Sóc Trăng, ngày 11 tháng 07 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm đò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 423/QĐ-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng, tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

1. Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành, quy hoạch tng thphát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch ngành công nghiệp xi măng Việt Nam; phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

2. Phát triển một số chủng loại VLXD thông dụng, có lợi thế như gạch nung, gạch không nung sử dụng tro xỉ nhiệt điện, tấm lợp kim loại để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh; chú trọng phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao nhằm tạo đột phá trong quá trình phát triển.

3. Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng; từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

4. Tập trung các cơ sở sản xuất mới vào các khu, cụm công nghiệp; phân bố các cơ sở sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và điều kiện cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

5. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất VLXD; tổ chức sắp xếp lại lực lượng sản xuất thủ công, tập trung thành các, cơ sở có quy mô công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chuyển đi công nghệ, đầu tư thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiu ô nhiễm môi trường.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

Phát triển sản xuất VLXD nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu và lao động tại chỗ; tăng cường năng lực, mở rộng quy mô và chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu xây dựng ngày càng tăng trong tỉnh và cung ứng ra thị trường một số tỉnh trong khu vực; góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phát triển sản xuất VLXD để đáp ứng cơ bản nhu cầu một số chủng loại VLXD chủ yếu; mở rộng thị trường tiêu thụ ra các địa phương khác đối với các sản phẩm bê tông, vật liệu nhựa, composit...

- Giá trị sản xuất VLXD tăng trung bình 20%/năm từ nay đến năm 2020;

- Thu hút khoảng 1.700 lao động bổ sung cho các cơ sở sản xuất VLXD.

III. Định hướng phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng đến năm 2020

1. Sản phẩm xi măng nghiền

Khuyến khích kêu gọi đầu tư 01 trạm nghiền xi măng công suất 500.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Trần Đề trong giai đoạn từ nay đến 2015 nhằm tận dụng nguồn tro xỉ than của các nhà máy nhiệt điện làm nguồn phụ gia khoáng hoạt tính cho xi măng.

2. Vật liệu xây

a) Phương hướng phát triển

- Đầu tư phát triển một số cơ sở sản xuất gạch nung với công nghệ sản xuất tiên tiến để thay thế cơ sở sản xuất gạch thủ công nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường;

- Bên cạnh sản xuất gạch nung với công nghệ tiên tiến, khuyến khích phát triển sản xuất gạch không nung với công nghệ tiên tiến nhằm tái sử dụng nguồn phế thải công nghiệp và dần thay thế gạch nung; phấn đấu đưa tỷ lệ gạch không nung lên khoảng 70% vào năm 2020;

- Hạn chế phát triển sản phẩm gạch nung do nguồn nguyên liệu chủ yếu là từ đất hạ cốt ruộng; nghiêm cấm sử dụng đất trồng lúa để làm gạch;

- Khuyến khích sử dụng tro, xỉ thải từ nhà máy nhiệt điện Long Phú để làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung, bê tông nhẹ đáp ứng nhu cầu xây dựng tại khu vực nông thôn và các nhà cao tầng tại các khu đô thị mới;

- Tổ chức sắp xếp lại sản xuất các cơ sở nhỏ lẻ, sản xuất thủ công; hướng dẫn, khuyến khích các hộ tư nhân liên doanh, liên kết, góp vốn mở rộng sản xuất, chuyển đổi công nghệ để nâng cao chất lượng và cải thiện môi trường. Từ nay đến năm 2015, không cấp giấy phép xây dựng mới lò gạch thủ công và đến năm 2015 xóa bỏ toàn bộ các lò gạch thủ công trên toàn tỉnh.

b) Phương án quy hoạch cụ thể

- Từ nay đến năm 2015:

+ Tiếp tục đầu tư, duy trì sản xuất tại các cơ sở sản xuất hiện có với tổng công suất 33 triệu viên/năm, gồm gạch ống và gạch thẻ;

+ Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch nung tuy nen công suất 20 triệu viên/năm tại ấp Tam Sóc C2, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú; nguồn nguyên liệu là đất gò không canh tác, đất bãi hoang được quy hoạch, đất tận dụng từ khơi thông lòng sông, kênh rạch, đất ven sông không sản xuất nông nghiệp, đất hạ cốt ruộng;

+ Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch tuy nen công suất 20 triệu viên/năm tại xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách; nguồn nguyên liệu là đất bãi ven sông, có bồi đấy hàng năm được quy hoạch, đất hạ cốt ruộng;

+ Thay đổi công nghệ sản xuất gạch nung cho các lò thủ công theo hướng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn nguyên liệu đốt là trấu, đảm bảo vệ sinh môi trường;

+ Đầu tư 01 cơ sở sản xuất bê tông bọt công suất 60.000m3/năm tại khu công nghiệp An Nghiệp, thành phố Sóc Trăng, sử dụng nguồn nguyên liệu là xi măng, cát, chất to bt, tro nhiệt điện; sản phm chủ yếu là gạch bloc, tấm panen cách âm, cách nhiệt;

+ Đầu tư 02 cơ sở sản xuất gạch không nung công suất 25 triệu viên/năm/cơ sở tại khu công nghiệp An Nghiệp (thành phố Sóc Trăng), khu công nghiệp Đại Ngãi (huyện Long Phú); nguồn nguyên liệu là xỉ nhiệt điện, cát, xi măng;

+ Duy trì lực lượng sản xuất gạch thủ công tại các huyện: Mỹ Xuyên (03 cơ sở), Long Phú (02 cơ sở), Mỹ Tú (01 cơ sở), Thạnh Trị (02 cơ sở), Châu Thành (08 cơ sở) với tổng công suất 11 triệu viên/năm, sử dụng nguồn nguyên liệu đất tận dụng từ cải tạo đồng ruộng, nạo vét kênh, mương.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch nung lò tuy nen công suất 20 triệu viên/năm tại xã Thạnh Trị, huyện Thạnh Trị, sử dụng nguồn đất sét, đất hạ cốt ruộng tại các xã: Thạnh Trị, Châu Hưng, Lâm Khiết theo quy hoạch của huyện;

+ Đầu tư 02 dây chuyền sản xuất gạch không nung với công suất mỗi dây chuyền là 25 triệu viên/năm tại khu công nghiệp Trần Đ(huyện Trần Đ), khu công nghiệp Long Hưng (huyện Mỹ Tú);

+ Đầu tư 01 cơ sở bê tông khí chưng áp AAC công suất 200.000m3/năm, tương đương 144 triệu viên/năm tại khu công nghiệp Trần Đ, huyện Trần Đ, sử dụng nguồn nguyên liệu là tro bay, vôi xi măng bột nhôm; sản phẩm chủ yếu là gạch bloc, panen, tấm tường, tấm sàn, vách ngăn sử dụng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, đặc biệt là nhà cao tầng;

+ Xóa bỏ toàn bộ các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh.

3. Vật liệu lợp

a) Phương hướng phát triển

Khuyến khích đầu tư sản xuất các sản phẩm như tấm lợp kim loại (tôn), ngói xi măng - cát có chất lượng cao, tính năng sử dụng vượt trội (Tonmat), màu sắc đa dạng, thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu lợp trong tỉnh.

b) Phương án quy hoạch cụ thể

- Giai đoạn từ nay đến 2015:

+ Duy trì sản xuất các cơ sở gia công tấm lợp kim loại, sản xuất theo nhu cầu thị trường, đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và một phần cho các tỉnh lân cận;

+ Đầu tư 01 cơ sở ngói xi măng - cát công suất 0,24 triệu m2/năm tại xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, sử dụng nguyên liệu là xi măng, cát vàng (có thể lấy từ An Giang, Đồng Tháp), sản phẩm ngói có kích thước 10v/m2;

+ Đầu tư 02 cơ sở sản xuất vật liệu lợp Tônmat với công suất mỗi cơ sở là 100.000m2/năm tại thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành và xã An Lạc Thôn, huyện Kế Sách.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất vật liệu lợp Tonmat tại huyện Châu Thành, nâng công suất lên 200.000m2/năm;

+ Đầu tư mới 01 cơ sở sản suất Tonmat tại thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa, công suất 100.000m2/năm.

4. Đá xây dựng

Trong các giai đoạn tới, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh có mỏ đá xây dựng đtạo nguồn cung cấp ổn định, đáp ứng nhu cầu xây dựng của địa phương.

5. Cát xây dựng, cát san lấp

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015

+ Tiếp tục đầu tư để phát huy năng lực khai thác đối với các cơ sở đã được cấp phép với tổng công suất khoảng 380.000m3/năm;

+ Đầu tư 01 cơ sở khai thác cát tại khu vực đã được Chi nhánh Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Tài chính Vinashin thăm dò tại xã An Thạnh 1, huyện Cù Lao Dung, công suất 100.000m3/năm để phục vụ xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị trên địa bàn tỉnh;

+ Đầu tư 01 cơ sở khai thác cát sông Hậu công suất 450.000m3/năm tại khu vực đã được Công TNHH Yến Nhật thăm tại xã Long Phú, huyện Long Phú và xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung;

+ Đầu tư thăm dò khai thác tại các xã Phong Nm, An Lạc Tây, Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách; xã Song Phụng, Đại Ngãi, huyện Long Phú; xã An Thạnh 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung với tổng diện tích khu vực thăm dò khoảng 20,9 triệu m2, trữ lượng ước tính khoảng 45,7 triệu m3;

+ Thành lập các doanh nghiệp khai thác mới tại các khu vực đã được thăm dò trên sông Hậu thuộc các huyện: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung với tổng công suất khai thác khoảng 600.000 m3/năm;

+ Tận thu cát làm vật liệu san lấp trong các dự án nạo vét lòng sông; thông luồng giao thông thủy.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

+ Tiếp tục đầu tư thăm dò khai thác tại các xã Long Đức, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú; xã Đại Ân 2, xã Trung Bình, huyện Trần Đ; xã Đại An 1, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung với tổng diện tích thăm dò khoảng 19,1 triệu m2, tng khi lượng ước tính khoảng 39,3 triệu m3. Trên cơ sở đó đánh giá đy đủ cht, trữ lượng làm cơ sở cấp phép khai thác;

+ Tiếp tục đầu tư các cơ sở khai thác mới tại các khu vực đã được thăm dò trên sông Hậu thuộc huyện Long Phú, Cù Lao Dung với tng công sut khai thác khoảng 800.000 m3/năm;

+ Đầu tư mở rộng, nâng năng lực khai thác của các cơ sở đã được cấp phép trong giai đoạn trước nhằm nâng năng lực khai thác toàn tỉnh đạt 2 triệu m3/năm;

+ Tiếp tục tận thu cát làm vật liệu san lấp trong các dự án nạo vét lòng sông, thông luồng giao thông thủy.

6. Vật liệu trang trí hoàn thiện

- Đầu tư chiều sâu để tiếp tục phát triển các cơ sở sản xuất gạch lát bê tông màu hiện có trên địa bàn thành phSóc Trăng và huyện Mỹ Xuyên, phát huy hết công, suất đạt 200.000m2/năm;

- Đầu tư 01 dây chuyền sản xuất gạch lát bê tông màu công suất 50.000m2/năm tại thành phố Sóc Trăng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;

- Đầu tư 01 cơ sở sản xuất gạch terrazzo công suất 150.000m2/năm tại khu công nghiệp An Nghiệp, thành phố Sóc Trăng với công nghệ hiện đại trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sử dụng nguyện liệu là cát, xi măng, mạt đá, bột màu.

7. Sản xuất bê tông

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:

- Duy trì sản xuất 03 cơ sở bê tông ly tâm hiện có với tổng công suất 107.000m3/năm;

- Đầu tư thêm 02 cơ sở bê tông đúc sẵn với công suất mỗi cơ sở là 20.000m3 (5.000m3/năm bê tông đúc sẵn, 15.000m3/năm bê tông tươi) tại khu công nghiệp Trn Đề, huyện Trần Đ; khu công nghiệp Long Hưng, huyện Mỹ Tú trong giai đoạn từ nay đến 2015;

- Duy trì sản xuất 66 cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông nhỏ thủ công bán cơ giới hiện có trên toàn tỉnh, sản xuất các loại cột nhà, tấm đan, tấm bó vỉa hè... với tổng công suất là 38.000m3;

b) Đến năm 2020, năng lực sản xuất toàn tỉnh đạt 155.000m3 bê tông đúc sẵn/năm và 130.000m3 bê tông thương phẩm/năm.

8. Một số loại VLXD khác

a) Vật liệu nhựa

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất vật liệu nhựa (cửa nhựa, tấm nhựa ốp tường, ốp trần, ống cấp thoát nước) công suất 15.000 tấn/năm tại khu công nghiệp Đại Ngãi, huyện Long Phú trong giai đoạn từ nay đến năm 2015;

b) Tấm xi măng cốt sợi gỗ

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất tấm xi măng cốt sợi gỗ với công suất 60m3/ca, tương đương 15.000m3/năm tại xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú trong giai đoạn từ nay đến năm 2015; nguyên liệu sản xuất chủ yếu là sợi gỗ, xi măng, dung dịch muối, nước;

c) Ván ép

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất ván ép công suất 2.000m3/năm tại huyện Kế Sách; 01 cơ sở công suất 2.000m3/năm tại xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú trong giai đoạn từ nay đến năm 2015; nguyên liệu chủ yếu là gỗ vườn, gỗ tràm, bạch đàn các phế liệu trong chế biến gỗ.

d) Vật liệu composite

Đầu tư 01 cơ sở sản xuất vật liệu polyme composite với công suất 30.000m2/năm tại khu công nghiệp An Nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2015; nâng cấp công sut lên 60.000m2/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; nguyên liệu chủ yếu là sợi thủy tinh, nhựa polyeste.

đ) Chế biến tro xỉ nhiệt điện

Đầu tư 01 cơ sở tuyển tro với công suất 250.000 tấn/năm tại xã Long Đức, huyện Long Phú trong giai đoạn 2013 - 2015; nâng công suất lên 500.000 tấn trong giai đoạn 2016 - 2020.

IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

a) Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

- Huy động vốn trong nước cho các công trình đầu tư chiều sâu, cải tạo công nghệ, mở rộng sản xuất;

- Huy động vốn trong các doanh nghiệp trong nước bằng các biện pháp khuyến khích tiết kiệm để tích lũy cho tái sản xuất, mở rộng và tăng cường hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp ở các tỉnh khác để cùng góp vốn đầu tư; khuyến khích các ngân hàng ưu tiên cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp;               

- Huy động các nguồn vốn trong dân cư bằng cách khuyến khích tư nhân lập các cơ sở sản xuất VLXD; phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp;

- Đa dạng hóa các hình thức liên doanh; khuyến khích liên doanh dưới dạng góp vốn bằng tài nguyên, đất đai, lao động và vay vốn nước ngoài đnhập thiết bị đối với các công trình sản xuất VLXD đầu tư mới, quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, đòi hỏi vốn đầu tư lớn;

- Tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, mở rộng mạng lưới điện ngoài hàng rào, phục vụ cho các nhà máy sản xuất VLXD;

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà đầu tư tiềm năng, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn để thu hút đầu tư. Bổ sung chính sách khuyến khích thu hút các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

b) Chuẩn bị các điều kiện để kêu gọi đầu tư

- Chủ động thông báo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; tiến hành đánh giá trữ lượng nguồn đất làm nguyên liệu cho sản xuất gạch nung, nguồn cát sông có thể khai thác nhằm làm cơ sở quản lý và cp phép khai thác; lựa chọn địa đim cho các công trình đã được quy hoạch; có cơ chế, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư như: đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu ngoài hàng rào nhà máy; xúc tiến tìm hiu, tiếp xúc với các chủ đầu tư các nhà máy sản xuất clanhke để liên kết đầu tư trạm nghiền xi măng;

- Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích sử dụng nguồn phế thải công nghiệp làm nguyên liệu cho sản xuất.

c) Phát triển nguồn nhân lực kết hợp với phát triển khoa học công nghệ

- Thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề; kết hợp đào tạo chuyên môn kỹ thuật với ngoại ngữ, tin học, quản trị kinh doanh, marketing,... đảm bảo người lao động có thể tiếp cận trình độ công nghệ, kỹ thuật cao và nền sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường;

- Phát triển ngành nghề đào tạo gắn với thị trường lao động; khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu, lao động ở nông thôn, vùng khó khăn; mở rộng hợp tác với các trung tâm đào tạo nghề;

- Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và lực lượng lao động có tay nghgiỏi trong tỉnh cũng như từ các địa phương khác về làm việc; khuyến khích học sinh, sinh viên trong tỉnh theo học các ngành nghề về sản xuất VLXD bằng cách tiếp nhận vào các cơ sở sản xuất VLXD đđào tạo;

- Khuyến khích các dịch vụ tư vấn, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh hoạt động của thị trường khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất VLXD; tăng cường đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường; tăng cường đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, ưu tiên cho lĩnh vực sản xuất VLXD sử dụng phế thải công nghiệp; trước mắt tiến hành nghiên cứu sử dụng tro nhiệt điện thay thế đất sét làm gạch và sử dụng cát mịn để làm bê tông đầm lăn, làm đường giao thông; tuyên truyền, khuyến khích sử dụng các sản phẩm VLXD không nung, các vật liệu mới.

d) Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

- Phổ biến rộng rãi quy hoạch cho các ngành, các cấp chính quyền, các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu, quản lý và chuẩn bị tham gia đầu tư phát triển VLXD; đảm bảo cấp phép khai thác tài nguyên và đầu tư các nhà máy sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch; đảm bảo tuân thủ các quy định về đánh giá tác động môi trường, yêu cu về các biện pháp xử lý môi trường bắt buộc, chọn lọc công nghệ, thiết bị tiên tiến đối với các dự án đầu tư mới;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất VLXD; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với xã hội và người tiêu dùng; tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý chuyên ngành nhằm thường xuyên kiểm tra, giám sát mọi hoạt động đầu tư khai thác và sản xuất VLXD; kiên quyết xóa bỏ các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản.

đ) Mở rộng và phát triển thị trường

- Hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng sản xuất;

- Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của địa phương, kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; xây dựng quỹ xúc tiến thương mại.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Sở Xây dựng

a) Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch; xem xét, điều chỉnh quy hoạch kịp thời; đồng thời, đ xut và tchức trin khai thực hiện quy hoạch nhm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao;

b) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ thẩm định các dự án đầu tư sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch;

c) Chủ trì, phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật trong việc sử dụng các sản phẩm VLXD mới;

d) Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có tham gia hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sét gạch ngói, cát xây dựng,...), các cơ sở sản xuất VLXD; xử lý nghiêm các đơn vị sản xuất, khai thác vi phạm luật đất đai, luật khoáng sản và các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình khai thác, sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh theo Nghị định s 124/2007/NĐ-CP ngày 30/7/2007 của Chính phủ;

đ) Chủ trì chỉ đạo và thực hiện lộ trình xóa bỏ sản xuất gạch nung thủ công gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định vào năm 2015.

2. Các sở, ban ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo đúng chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: TH, XD, KT, HC.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hiếu

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 661/QĐHC-CTUBND ngày 11/07/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.140

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.73.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!