ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 646/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày
20 tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày
20/11/2018;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày
25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày
14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn
2021-2030;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình
phát triển đô thị;
Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BXD ngày
30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí liên
quan đến đầu tư phát triển đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình
số 29/TTr-SXD ngày 12/5/2022; ý kiến của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số
2218/STC-HCSN&DN ngày 09/5/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương
và dự toán Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050, như sau:
1. Tên Chương trình: Chương trình phát triển đô thị
trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Quảng Ngãi (bao gồm:
Thành phố Quảng Ngãi, thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ, huyện Bình Sơn, huyện Lý
Sơn, huyện Minh Long, huyện Mộ Đức, huyện Nghĩa Hành, huyện Sơn Hà, huyện Sơn
Tây, huyện Sơn Tịnh, huyện Trà Bồng và huyện Tư Nghĩa), với tổng diện tích tự
nhiên là 5.155,78 km2.
3. Sự cần thiết phải lập Chương trình
Nhằm triển khai đồng bộ với Quy hoạch tỉnh Quảng
Ngãi thời kì 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch ngành liên
quan; xác định, khai thác những lợi thế, điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
để hoàn thiện các tiêu chuẩn còn thiếu, chưa đạt của các đô thị trong tỉnh; xây
dựng kế hoạch cụ thể phát triển đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân, bảo vệ môi trường, trên cơ sở khai thác các tiềm năng và khắc phục
những bất cập hiện nay; từng bước xây dựng phát triển đô thị bền vững, tương xứng
với vai trò vị thế chức năng của tỉnh trong giai đoạn hội nhập phát triển. Vì vậy,
việc lập và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết.
4. Mục tiêu
- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị
theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp
với Chương trình phát triển đô thị Quốc gia.
- Làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu
chí phân loại cho các đô thị, hướng tới phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị
phù hợp với Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030.
- Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội
và hạ tầng đô thị, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí
còn thiếu, còn yếu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng
phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh.
- Làm cơ sở để lập các đề án đánh giá nâng loại đô
thị, thành lập thị xã, thị trấn, phường trong tương lai.
- Đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với
bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc
phòng.
- Góp phần nâng cao chất lượng sống người dân đô thị,
thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô
thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước
hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính kết nối theo quy hoạch được duyệt.
5. Nội dung thực hiện
Đánh giá thực trạng, phân tích, đề xuất định hướng,
các nội dung cần thực hiện và lộ trình cụ thể để phát triển hệ thống đô thị
trên địa bàn tỉnh đạt được mục tiêu đề ra. Các nội dung công việc cụ thể cần thực
hiện như sau:
a) Rà soát, đánh giá thực trạng phát triển đô thị tỉnh
Quảng Ngãi
- Vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh.
- Thực trạng dân số.
- Thực trạng phát triển hạ tầng xã hội.
- Thực trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật.
- Thực trạng phát triển đô thị và hệ thống các đô
thị trên địa bàn tỉnh.
b) Phân tích, đánh giá các tiềm năng, lợi thế, khó
khăn, thách thức... Dự báo các số liệu về phát triển đô thị có liên quan.
c) Đề xuất chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng
Ngãi
- Các chỉ tiêu phát triển đô thị cần đạt.
- Các nhiệm vụ, giải pháp cần tổ chức thực hiện.
- Danh mục và lộ trình nâng loại đô thị tỉnh Quảng
Ngãi theo từng giai đoạn (2025, 2030).
- Danh mục ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng
khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách huy động vốn và
các nguồn lực thực hiện chương trình.
- Phân công tổ chức thực hiện.
6. Kinh phí thực hiện: 1.949.435.000 đồng, trong
đó:
- Chi phí lập chương trình: 1.726.920.000 đồng
- Chi phí khác liên quan: 222.515.000 đồng
7. Nguồn vốn: Ngân sách tỉnh.
8. Thời gian thực hiện Chương trình: 07 tháng, kể từ
lúc ký hợp đồng với đơn vị tư vấn lập.
(có Đề cương và dự toán kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm tổ chức triển khai
lập, thẩm định, trình phê duyệt Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Đề cương được duyệt tại Quyết định này
và theo quy định.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố
trí kinh phí để triển khai thực hiện việc lập Chương trình theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, KT-TH, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN (Vũ 513).
|
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
|