Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 586/QĐ-TTg 2019 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu

Số hiệu: 586/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 17/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 586/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2035

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quy hoạch đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị;

Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;

Căn cứ Quyết định số 606/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2035 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi quy hoạch:

Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ phạm vi hành chính thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng diện tích khoảng 15.043 ha. Ranh gii cụ thể được giới hạn như sau:

- Phía Đông và Nam giáp biển Đông và một phần huyện Long Điền;

- Phía Tây giáp vịnh Gành Rái;

- Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa và một phần thị xã Phú Mỹ.

2. Tính chất

- Là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Là trung tâm du lịch, thương mại - tài chính - ngân hàng, dịch vụ hậu cần thủy hải sản, dịch vụ hàng hải, phát triển cảng biển, dịch vụ khai thác và chế biến dầu khí của cả nước;

- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

3. Dự báo quy mô dân số, đất đai

a) Quy mô dân số:

- Đến năm 2025, dân số thành phố Vũng Tàu khoảng 500.000 - 520.000 người;

- Đến năm 2035, dân số thành phố Vũng Tàu khoảng 620.000 - 650.000 người.

b) Quy mô đất đai:

- Đốn năm 2025: Đất xây dựng đô thị khoảng 7.500 - 8.000 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 3.900 - 4.100 ha (85 - 90 m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 3.600 - 3.900 ha.

- Đến năm 2035: Đất xây dựng khoảng 10.000 - 11.000 ha. Trong đó, đất dân dụng khoảng 5.500 - 5.900 ha (85 - 90 m2/người), đất ngoài dân dụng khoảng 4.500 - 5.100 ha.

4. Định hướng phát triển không gian.

a) Mô hình và cấu trúc không gian đô thị:

Thành phố Vũng Tàu phát triển theo mô hình tuyến dọc hướng Đông Bắc - Tây Nam và 02 trung tâm tại Gò Găng và Long Sơn, với các chức năng chính gồm: Công nghiệp - Đô thị - Du lịch. Hệ thống mặt nước, hồ cảnh quan điều hòa như A Châu, Bàu Sen, Bàu Trũng, Rạch Bà, Cửa Lấp; các lưu vực sông Cỏ May, sông Dinh, sông Cửa Lấp, sông Ba Cội,... hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa là bộ khung tự nhiên của đô thị.

b) Phân khu vực phát triển: Không gian thành phố Vũng Tàu được chia thành 07 khu vực, cụ thể như sau:

- Khu vực đảo Long Sơn:

Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị. Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vùng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 4.100 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.670 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.

- Khu vực Gò Găng:

Phát triển khu đô thị mới gắn với sân bay Gò Găng và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn. Hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản công nghệ cao. Tổng diện tích đất khoảng 1.400 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.265 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 60.000 người.

- Khu vực Bắc Phước Thắng:

Bảo tồn vùng vành đai xanh, vùng cảnh quan sinh thái tự nhiên trên cơ sở hệ thống các sông: Ba Cội, Cỏ May, Dinh và Cửa Lấp và rừng ngập mặn. Hình thành khu đô thị mới, khu đô thị sinh thái mật độ thấp và trung tâm dịch vụ du lịch gắn với rừng ngập mặn. Tổng diện tích đất khoảng 2.324 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 700 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 35.000 người.

- Khu vực Công nghiệp - Cảng:

Duy trì các khu công nghiệp và cảng hiện có. Mở rộng khu cảng Sao Mai - Bến Đình, phát triển khu công nghiệp, khu logistics và dịch vụ hậu cảng và các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối. Cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu gắn với khu vực cảng Cát Lở, không gia tăng quy mô dân số tại các khu dân cư hiện hữu. Tổng diện tích đất khoảng 987 ha, trong đó đất xây dựng khoảng 745 ha.

- Khu vực đô thị hiện hữu:

Tập trung cải tạo, chỉnh trang và tái thiết đô thị theo hướng bảo tồn cấu trúc không gian đô thị truyền thống, bảo tồn công trình kiến trúc, cảnh quan và hệ sinh thái có giá trị. Khai thác hiệu quả các quỹ đất công sở sau khi di dời, ưu tiên quỹ đất sau di dời cho các chức năng công cộng, cây xanh và hỗn hp (văn phòng, thương mại, du lịch và nhà ở).

Khu vực Núi Lớn, Núi Nhỏ duy trì các khu công viên rừng kết hợp du lịch, vui chơi giải trí, tạo điểm nhấn cảnh quan trong thành phố. Tăng cường khả năng tiếp cận của cộng đồng tới các hoạt động vui chơi, giải trí, các không gian xanh trên núi.

Tại khu vực Bãi Sau, duy trì quỹ đất du lịch hiện hữu, ưu tiên phát triển hỗn hợp với các loại hình dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, thương mại, nhà ở và các công trình dịch vụ đô thị, đảm bảo xây dựng hệ thống hạ tầng xã hi; hạ tầng kỹ thuật đồng bộ để đáp ứng nhu cầu du lịch và nâng cao chất lượng sống của người dân. Đối với khu dân cư hiện hữu, hạn chế gia tăng dân số; khai thác, phát triển dịch vụ du lịch..

Tại khu vực cù lao Bến Đình, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu; hình thành khu đô thị mới hiện đại với chức năng hỗn hp gồm nhà ở - dịch vụ thương mại - văn phòng và đảm bảo hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tng kỹ thuật trong khu dân cư.

Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.074 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.716 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 240.000 người.

- Khu vực Bắc Vũng Tàu (phía Bắc đô thị hiện hữu):

Phát triển các khu chức năng: Trung tâm hành chính mới thành phố Vũng Tàu, trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, trung tâm đào tạo. Hình thành các khu đô thị mới tập trung, hiện đại. Khuyến khích phát triển các công trình hỗn hp với kiến trúc hiện đại để tạo dựng không gian đô thị khang trang, đồng bộ.

Tại khu vực Bàu Trũng, ưu tiên hình thành công viên văn hóa - hồ điều hòa. Phần còn lại tái thiết đô thị trên cơ sở phát triển khu hỗn hợp với các chức năng chủ yếu gồm: khu đô thị mới, khu dịch vụ thương mại và văn phòng, khu nhà ở xã hội, tái định cư và cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.

Tại khu sân bay cũ, tái thiết đô thị sau khi di dời sân bay Vũng Tàu sang khu vực Gò Găng. Phát triển khu hỗn hp với các chức năng chính: khu đô thị, trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, vui chơi giải trí...

Tổng diện tích đất toàn khu vực khoảng 2.212 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 2.200 ha. Quy mô dân số tối đa khoảng 230.000 người.

- Khu vực phát triển du lịch ven biển Chí Linh - Cửa Lấp:

Phát triển khu hỗn hp với các chức năng chủ yếu gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, sân golf, khu dân cư đô thị, dịch vụ thương mại và các không gian mở công cộng, quảng trường biển. Các khu vực gắn liền với không gian biển phải ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, quảng trường và không gian mở dành cho cộng đồng. Tổng diện tích đất khoảng 1.114 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1034 ha; tỷ trọng quỹ đất phát triển du lịch, dịch vụ thương mại và quảng trường biển chiếm tối thiu 50% diện tích đất xây dựng đô thị hỗn hợp trong khu vực. Quy mô dân số tối đa khoảng 45.000 người.

c) Định hướng tổ chức hệ thống trung tâm

- Trung tâm đô thị hiện hữu:

Trung tâm khu đô thị hiện hữu được giữ nguyên vị trí và quy mô. Việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời. Các công sở được ưu tiên đxây dựng, phát triển các công trình hạ tầng xã hội, công viên cây xanh đô thị và sử dụng hỗn hp (văn phòng, thương mại, nhà ở), đảm bảo cân bằng nhu cầu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và môi trường đô thị.

- Trung tâm đô thị phát triển mới

+ Trung tâm hành chính: Xây dựng mới khu trung tâm hành chính thành phố tại khu vực Bắc Vũng Tàu, giáp đường 2/9, quy mô 14 ha theo hướng tập trung và hiện đại.

+ Trung tâm thương mại, dịch vụ:

Phát triển trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, văn phòng, giải trí kết hợp khu đô thị tại khu vực sân bay hiện hữu, quy mô 170 - 180 ha.

Hình thành mạng lưới trung tâm thương mại dịch vụ hỗn hp và công cộng cấp đô thị tại khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm các khu vực phát triển mới trên dọc tuyến đường 3/2 và 2/9. Các trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực bố trí dọc theo các tuyến đường chính và trung tâm các khu đô thị. Cải tạo, nâng cấp và phát triển chợ truyền thống tại các khu dân cư hiện hữu.

+ Trung tâm giáo dục đào tạo:

Xây dựng khu trung tâm giáo dục - đào tạo tại khu vực phát triển đô thị phía Bắc thành phố, trên các tuyến đường 3/2 và đường 2/9; quy mô diện tích khoảng 30 - 32 ha.

Nâng cấp cải tạo và xây dựng mới các trường trung học phổ thông đáp ứng nhu cầu các khu vực dân cư theo tiêu chuẩn.

+ Trung tâm y tế:

Xây dựng các trung tâm y tế cấp đô thị gồm: Bệnh viện đa khoa quy mô 350 - 500 giường tại phường 11 quy mô khoảng 8 ha; bệnh viện quốc tế tại khu vực Gò Găng khoảng 10 ha; các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, các trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe chuyên ngành kết hợp dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch khám chữa bệnh.

+ Trung tâm văn hóa:

Xây dựng các công trình văn hóa cấp đô thị tại khu vực Bắc Vũng Tàu, quy mô diện tích khoảng 9 ha, gồm: Nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng... Cải tạo và hoàn thiện mạng lưới công trình văn hóa tại các khu đô thị.

+ Trung tâm thể dục thể thao:

Bố trí trung tâm thể dục thể thao thành phố quy mô khoảng 20 ha tại khu vực Bắc Vũng Tàu, trên đưng 2/9, kết nối không gian với công viên quảng trường Hồ Mặt trời.

+ Trung tâm Long Sơn: Là trung tâm khu đô thị và dịch vụ công nghiệp hóa dầu - cảng phụ trợ, quy mô khoảng 60 - 70 ha.

+ Trung tâm Phước Thắng: Là trung tâm dịch vụ thương mại - thể thao - giải trí - du lịch, quy mô khoảng 40 - 50 ha, dự kiến tại cửa ngõ phía Bắc thành phố theong quốc lộ 51B.

- Các trung tâm chuyên ngành:

+ Trung tâm vận tải, công nghiệp, logistic: Hình thành khu vực dịch vụ hậu cần cảng, trung chuyển hàng hóa cấp vùng gắn với các khu công nghiệp Long Sơn và Sao Mai - Bến Đình.

+ Trung tâm dịch vụ hàng không: Bố trí gắn với sân bay Gò Găng. Là khu vực được hình thành để đáp ứng các yêu cầu về dịch vhàng không, dịch vụ vận tải dầu khí và các hoạt động kỹ thuật khác; quy mô khoảng 240 ha.

+ Trung tâm hậu cần nghề cá: Bố trí tại phía Đông khu vực Gò Găng, quy mô khoảng 45 ha, đáp ứng các nhu cầu về phát triển dịch vụ hậu cần thủy hải sản.

- Hệ thống công viên cây xanh:

Xây dựng các công viên cây xanh đô thị với quy mô khoảng 450 - 500 ha, gắn kết với các hồ và kênh, rạch tự nhiên, tạo thành mạng lưới không gian xanh, hồ điều hòa trong đô thị gồm: Bàu Sen 30 ha, Bàu Trũng 45 ha, Công viên trung tâm tài chính thương mại 21 ha, Rạch Bà 20 ha, Công viên Hồ Mặt trời 33 ha, Công viên trung tâm Phước Thắng (Cầu Cháy) 30 ha, Công viên Núi Nứa 24 ha, Công viên Hồ Mang Cá 40 ha, Công viên Long Sơn 30 ha, Công viên Bắc sân bay Gò Găng 62 ha, Công viên trung tâm Gò Găng 46 ha, Công viên Núi Lớn khoảng 30 ha, Công viên Núi Nhỏ khoảng 50 ha.

Ngoài ra, duy trì hệ thống cây xanh sinh thái tự nhiên tại các khu vực rừng ngập mặn, trên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa và tại khu vực ven biển.

d) Định hưng các khu, cụm công nghiệp, cảng và dịch vụ hậu cn cảng:

- Duy trì các khu, cụm công nghiệp hiện có và các cảng gắn với khu công nghiệp gồm: Cát Lở, Đông Xuyên, VietSo Petro, mở rộng khu cảng Sao Mai - Bến Đình..., quy mô khoảng 550 ha.

- Hình thành khu công nghiệp dầu khí Long Sơn - cảng, bao gồm: Khu công nghiệp Long Sơn có quy mô 850 ha, khu lọc hóa dầu quy mô khoảng 400 ha, cảng và các điểm tiểu thủ công nghiệp diện tích khoảng 1.572 ha;

- Cụm tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng quy mô khoảng 40 ha.

5. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

TT

Danh mục sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất

Đến 2025

Đến 2035

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân m2/ng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Bình quân m2/ng

 

Tổng diện tích đất tự nhiên

15.043

 

 

15.043

 

 

A

Đất xây dựng đô thị

7.540

100,0

163,9

10.330

100,0

158,9

A1

Đất dân dụng

3.957

52,5

86,0

5.592

54,1

86,0

-

Đất đơn vị ở

2.772

36,8

60,2

3.930

38,0

60,5

-

Đất công trình công cộng đô thị

147

2,0

3,2

207

2,0

3,2

-

Đất cây xanh - công viên - thể dục thể thao

304

4,0

6,6

461

4,5

7,1

-

Đất giao thông đô thị

735

9,7

16,0

995

9,6

15,3

A2

Đất ngoài dân dụng

3.583

47,5

 

4.738

45,9

 

B

Đất khác

7.503

 

 

4.713

 

 

6. Thiết kế đô thị

a) Định hướng thiết kế đô thị tổng thể: Xây dựng không gian đô thị trên cơ sở khung tự nhiên là bờ bin, hệ thng sông, rạch, rừng ngập mặn và cảnh quan tự nhiên Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa. Định hướng tổ chức không gian tại các khu vực như sau:

- Khu vực đảo Long Sơn: Lấy Núi Nứa là trung tâm, tổ chức khu công nghiệp và trung tâm dịch vụ hóa dầu gắn với không gian biển; tổ chức không gian khu đô thị hài hòa với cảnh quan sinh thái vùng ngập mặn, khai thác hệ sinh thái ngập mặn, mặt nước và trin dốc tự nhiên để tạo cảnh quan đặc trưng; không xây dựng công trình quy mô lớn trên núi làm thay đổi địa hình, địa mạo của khu vực. Bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.

- Khu vực Gò Găng: Tạo lập không gian đô thị - sân bay hiện đại, hạ tầng đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách ly và hành lang an toàn bay. Tạo dải cây xanh ven kênh, rạch, bảo vệ các kênh thoát nước tự nhiên trong khu vực và hệ sinh thái ngập mặn.

- Khu vực Bắc Phước Thắng: Xây dựng khu đô thị sinh thái, mật độ thấp; hình thành các tuyến đường khu vực làm ranh giới kiểm soát hạn chế phát triển đô thị. Ưu tiên dành quỹ đất để bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái ngập mặn kết hợp khai thác du lịch nghiên cứu, khám phá và trải nghiệm.

- Khu vực Bắc Vũng Tàu, khu vực hành lang phát triển du lịch ven biển Chí Linh - Cửa Lấp: Tạo lập các trục không gian hướng biển và hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại các quảng trường bin. Bố trí công trình cao tầng đan xen tại trung tâm các khu đô thị; thiết lập không gian đô thị biển hiện đại, năng động, có hình ảnh đặc trưng theo hướng tiếp cận từ phía bãi biển vào đô thị.

- Khu vực đô thị hiện hữu: Chỉnh trang tạo diện mạo không gian cảnh quan mới dọc bờ biển từ Bãi Dâu, Bãi Trước đến khu vực Hòn Bà. Kiến trúc trung tâm du lịch, dịch vụ thương mại, giải trí, quảng trường công cộng, công viên... gắn với văn hóa bản địa, hài hòa với biển Vũng Tàu. Hình thành và mở rộng không gian dịch vụ du lịch và sinh hoạt cộng đồng. Tổ chức công trình điểm nhấn trên tuyến đường dọc bờ biển và không gian mở; tạo lập các tuyến đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng hướng ra bờ biển.

b) Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu vực quan trọng.

- Các không gian tự nhiên quan trọng: Núi Lớn, Núi Nhỏ và Núi Nứa là các điểm cao tự nhiên trong đô thị cần được bảo vệ và kiểm soát phát triển. Ưu tiên phát triển các công trình mang tính biểu tượng, hình thành các không gian công cộng dành cho hoạt động vui chơi giải trí kết hợp với lâm viên cây xanh.

- Cửa ngõ đô thị: Xây dựng diện mạo không gian cảnh quan đô thị hiện đại kết hợp với công trình biểu tượng tại điểm kết nối đô thị với hệ thống giao thông vùng như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, quốc lộ 51, sân bay Gò Găng, cảng hành khách tại khu vực Sao Mai - Bến Đình, Bãi Dâu, Bãi Trước và ga đường sắt. Điểm nhấn đô thị là các công trình kiến trúc tại các trung tâm thương mại dịch vụ, trung tâm hành chính thành phố, gắn với quảng trường và trục đi bộ và không gian sinh hoạt cộng đồng, tạo lập hình ảnh cửa ngõ đô thị biển đặc trưng.

- Các trục không gian chính:

Hình thành các trục không gian chính dọc các tuyến đường 30/4, 2/9, 3/2 với các công trình hỗn hợp có kiến trúc hiện đại. Ưu tiên phát triển các tuyến ngang để kết nối không gian đô thị với không gian biển. Tổ chức tuyến song hành dành cho xe đạp; tại các khu vực giao nhau của các trục đường chính đô thị, khuyến khích bố trí các công trình cao tầng hoặc các công trình điểm nhấn.

Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Trước: Hạn chế phát triển công trình có quy mô lớn để bảo vệ cảnh quan tự nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử của đô thị. Hình thành một số điểm dịch vụ du lịch có tính chất đặc biệt, hạn chế che chắn tầm nhìn ra biển và tạo lập hình ảnh đô thị theo hướng nhìn từ biển vào thành phố.

Hành lang ven biển tại khu vực Bãi Sau đến Cửa Lấp: Tăng cường hướng tiếp cận của người dân đô thị đến bãi biển thông qua các trục ngang, tạo lập các quảng trường biển và các công trình tiện ích phục vụ cộng đồng tại giao ct giữa các trục ngang và tuyến đường ven biển. Tổ chức kết ni các khu du lịch ven biển, có không gian tiếp giáp bãi biển bằng các tuyến đường đi bộ, xe đạp và giao thông sạch thân thiện môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động vui chơi, đi lại của cộng đồng dọc bãi biển; khuyến khích tạo lối mở để người dân tiếp cận bờ biển thuận lợi.

- Công trình điểm nhấn trong đô thị:

Các điểm nhấn tự nhiên: Bảo vệ cảnh quan và địa hình, địa mạo đặc trưng của các điểm cao tự nhiên gắn với hình ảnh đô thị như Núi Nứa, Núi Lớn, Núi Nhỏ...

Các điểm nhấn nhân tạo: Đối với các công trình kiến trúc có giá trị, di tích văn hóa lịch sử, tượng, tượng đài và một số công trình khác, bảo vệ, tôn tạo cảnh quan các công trình gắn với lịch sử hình thành thành phố và hình ảnh đặc trưng của đô thị biển. Tạo thêm các công trình điểm nhấn mang tính văn hóa, nghệ thuật tại các không gian mở, không gian công cộng. Tạo dựng các công trình điểm nhấn mới trong đô thị là các công trình cao tng, công trình có kiến trúc đặc sắc, hiện đại tại các vị trí phù hợp như: Trung tâm các khu đô thị mới, các không gian giao cắt giữa các tuyến trục chính đô thị, các khu vực gắn với quảng trường, không gian mở và các khu du lịch có vị trí đặc biệt trong khai thác không gian biển.

c) Kiểm soát tầng cao trong đô thị:

- Các khu vực cần kiểm soát tầng cao gồm:

Khu vực đô thị hiện hữu: Hạn chế phát triển công trình cao tầng tại khu vực ven Núi Lớn, Núi Nhỏ và hành lang ven biển tại Bãi Trước, Bãi Sau đảm bảo các hướng nhìn về phía núi, tầm nhìn hướng ra biển và từ biển vào đô thị, đồng thời phải đảm bảo thấp hơn 2/3 chiều cao các đỉnh núi tại mỗi khu vực áp dụng. Ngoài ra tầng cao công trình phải được xác định trên cơ sở tính toán chỉ tiêu hệ số sử dụng đất phù hợp, đảm bảo không gây quá tải hạ tng đô thị hiện có và phù hợp với các quy chuẩn hiện hành.

Khu vực Gò Găng: Kiểm soát tầng cao của công trình để đảm bảo an toàn cho các hoạt động của sân bay Gò Găng theo quy định.

Hành lang ven biển: Hạn chế xây dựng công trình cao tầng có mặt đứng gây che chắn tầm nhìn, hướng gió, chia cắt không gian trong đô thị với không gian biển. Khuyến khích xây dựng công trình theo hướng vuông góc với bờ biển.

- Các khu vực khuyến khích phát triển cao tầng: Tại các khu vực phát triển mới, khuyến khích phát triển cao tầng trên cơ sở đảm bảo yêu cầu kiểm soát dân số, điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và phù hợp với các quy chuẩn hiện hành. Tại các khu vực giao cắt giữa các trục đường chính đô thị, các tuyến trục chính đô thị hướng biển khuyến khích xây dựng các công trình cao tầng làm điểm nhấn và đnh hình không gian đô thị.

d) Các khu vực nghiên cứu khai thác không gian biển:

Tại các khu vực không gian biển từ Bãi Trước đến Bãi Dâu, Nghinh Phong và Cửa Lấp, lập các nghiên cứu chuyên ngành đánh giá cụ thể về điều kiện tự nhiên, địa chất, thủy hải văn, bãi triều, các hoạt động kinh tế trên bờ và ven bờ biển, môi trường sinh thái và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng để xác định các khu vực, làm cơ sở hình thành các điểm dịch vụ du lịch, dịch vụ công cộng cao cấp, tạo sự khác biệt của du lịch biển Vũng Tàu. Không lấn biển để mở rộng phát triển các khu đô thị.

Khu vực xem xét nghiên cứu cần đảm bảo: Khai thác tại các khu vực bãi đá ngầm có địa chất tốt, cảnh quan xấu và các khu đầm lầy; đảm bảo các tầm nhìn hướng ra biển và từ biển hướng về đô thị; không gây ảnh hưởng tới các hoạt động trên biển và hành lang hàng hải quốc tế; không gây tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh tế xã hội đối với khu vực hiện hữu trên bờ; tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, quy hoạch không gian biển và quy hoạch sử dụng vùng bờ.

7. Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

a) Định hướng giao thông

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường bộ: Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng, kết nối thành phố với các đô thị khác trong tỉnh và vùng thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyn, ga cụ thể tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.

+ Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch vùng có liên quan.

+ Đường thủy:

Đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống cảng thủy ni địa theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, khai thác hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông Dinh; sông Mũi Giùi; sông Rạng; sông Chà Và; sông Ba Cội; sông Cỏ May - Cửa Lấp; sông Sao; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.

+ Đường biển: Xây dựng và phát triển cảng biển theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường st, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng chính gm: Sao Mai - Bến Đình, Long Sơn, cảng trên sông Dinh và hệ thng các bến tàu khách, bến du thuyn tại bãi Dâu và Bãi Trước.

- Giao thông đô thị

Nâng cấp, chỉnh trang hệ thống đường giao thông đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc; phát triển bổ sung mạng lưới trục ngang kết nối khu vực trung tâm với khu vực ven biển. Tỷ lệ đất giao thông, giao thông tĩnh và mạng lưới đường đô thị tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chí đô thị loại I.

- Giao thông công cộng: Phát triển hệ thống giao thông xe buýt đảm bảo phục vụ nhu cầu đô thị và liên kết với khu vực lân cận. Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới xe buýt kết nối các khu vực trong đô thị, tiếp cận thuận tiện với các trung tâm đô thị phát triển mới.

- Hệ thống bến xe, bãi đỗ, nhà ga:

+ Hệ thống bến xe: Chuyển đổi bến xe khách hiện hữu thành bãi đỗ xe và trung tâm xe buýt, phục vụ khu vực nội thị. Trong giai đoạn đầu, bố trí bến xe khách liên tỉnh tại phía Bắc thành phố, trên quốc lộ 51, đáp ứng vận chuyển hành khách, hàng hóa và phục vụ đỗ xe du lịch; quy mô khoảng 5 ha, đạt tiêu chuẩn loại I. Giai đoạn từ sau năm 2025, xây dựng thêm bến xe mới tại phía Đông Nam đường cao tốc; quy mô khoảng 3,2 ha, đạt tiêu chuẩn loại I.

+ Hệ thống bãi đậu xe công cộng: Quy hoạch và đầu tư xây dựng các bãi xe công cộng gn với khu đô thị và các khu trung tâm, khu vực phát triển hỗn hợp; đảm bảo diện tích bãi đỗ xe đạt tối thiểu 3 ÷ 5% đất xây dựng đô thị.

b) Định hướng chuẩn bị kỹ thuật

- Định hướng san nền:

Cao độ nền khống chế của từng khu vực lựa chọn theo chế độ thủy hải văn có ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị; tuân thủ quy chuẩn hiện hành, phù hợp với các quy hoạch đã và đang thực hiện, hài hòa với các khu vực liền kề. Cao độ nền xây dựng các khu vực chính được xác định như sau:

+ Khu vực Long Sơn - Gò Găng: Cao độ nền xây dựng từ 2 m ÷ 3,38 m;

+ Khu vực đô thị ven biển có kè biển bảo vệ: Cao độ nền xây dng 2,7 m;

+ Khu vực Bắc Phước Thắng: Cao độ nền xây dựng ≥ 2,85 m;

+ Khu vực nội thị cũ: Cao độ nền xây dựng ≥ 3m;

+ Các khu vực trong phạm vi bảo vệ của đê bao - cng ngăn triều: Cao độ xây dựng ≥ cao độ mực nước cực đại tại hồ điều hòa + 0,3 m.

Tại các khu xây dựng mới, tiến hành san đắp cục bộ, phù hợp với cao độ khống chế kết hợp tận dụng địa hình tự nhiên; bảo vệ sông, kênh rạch để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan đô thị

- Thoát nước mặt:

+ Hệ thống: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng cho khu vực xây dựng mới và thoát nước nửa riêng đối với những khu vực hiện hữu cải tạo.

+ Mạng lưới: Toàn thành phố Vũng Tàu được phân chia thành 07 lưu vực thoát nước, hướng thoát chính ra vịnh Gành Rái, sông Dinh và thoát ra biển.

c) Định hướng cấp nước:

- Nhu cầu dùng nước: Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp đến năm 2025 khoảng 160.000 m3/ngày đêm; năm 2035 khoảng 225.000 m3/ngày đêm.

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt hồ Đá Đen có bổ sung nước mặt từ hồ sông Ray.

- Nhà máy nước: Tiếp tục sử dụng và giữ nguyên công suất nhà máy nước sông Dinh và trạm tăng áp Nguyễn An Ninh. Nâng công suất nhà máy nước Hồ Đá Đen phù hợp theo nhu cầu từng giai đoạn. Xây dựng mới trạm bơm tăng áp Long Sơn công suất 15.000 m3/ngày đêm (giai đoạn năm 2025); 35.000 m3/ngày đêm (giai đoạn năm 2035).

d) Định hướng quy hoạch cấp điện và chiếu sáng:

- Nhu cầu cấp điện: Tổng nhu cầu cấp điện đến năm 2025 khoảng 844MVA, đến năm 2035 khoảng 1046MVA.

- Nguồn điện từ hệ thống điện quốc gia qua các trạm nguồn: 220kV Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tàu; 220kV và 110kV Bà Rịa - Vũng Tàu từ nhà máy nhiệt điện Bà Rịa; Trạm nguồn 500kV Bắc Châu Đức và 550kV Long Điền.

- Đối với trạm, lưới điện 220kV: Nâng công suất trạm 220kV Vũng Tàu thành 2 x 250MVA; xây mới các trạm 220kV Vũng Tàu 2 công suất 2 x 250MVA, Long Sơn công suất 2 x 250MVA. Giữ nguyên hướng tuyến 220kV mạch kép Bà Rịa - Vũng Tàu; tuyến 220kV mạch kép Long Điện - Vũng Tàu 2 - Vũng Tàu; nhánh rẽ 220kV mạch kép cấp điện cho trạm 220kV Long Sơn, đấu nối tuyến 220kV Phú Mỹ - Châu Đốc.

- Đối với trạm, lưới điện 110kV:

Cải tạo 02 trạm biến áp 110kV gồm Đồng Xuyên công suất 40+63MVA và Thắng Tam công suất 2x63MVA; xây mới 07 trạm 110kV gồm Vũng Tàu, Vũng Tàu 3, Sao Mai - Bến Đình, Phước Thắng, Gò Găng, khu công nghiệp Long Sơn và LSP Long Sơn. Hoàn thiện và xây mới kết cấu lưới điện 110kV cấp điện cho các trạm 110kV.

- Đối với lưới điện trung thế: Cải tạo hạ ngầm các tuyến trung thế khu vực trung tâm.

- Đối với lưới chiếu sáng: Tại các tuyến đường mặt cắt ≥ 3m đều được chiếu sáng theo tiêu chuẩn. Đối với khu trung tâm vui chơi, ven biển tổ chức thiết kế chiếu sáng mang đặc trưng riêng để tạo cảnh quan đô thị.

đ) Định hướng thông tin liên lạc:

- Tổ chức mạng hệ thống: Giai đoạn đầu, nâng cấp các thiết bị truyền dẫn, đáp ứng các điểm có nhu cầu xen rẽ lưu lượng; nâng cấp dung lượng. Giai đoạn sau, sử dụng công nghệ mới để tăng dung lượng khi cần thiết.

- Về chuyển mạch: Phát triển mạng chú trọng ứng dụng công nghệ, chất lượng, xây dựng mạng đồng bộ theo mô hình mạng thế hệ mới.

- Về truyền dẫn: Mạng truyền dẫn thế hệ mới phải được áp dụng công nghệ truyền dẫn tiên tiến, có cấu trúc đơn giản trên cơ sở mạng truyền dẫn hiện có.

e) Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

- Quy hoạch thoát nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt: Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt và du lịch năm năm 2025 là 73.000 m3/ngày; 2035 là 103.000 m3/ngày. Khu vực thành phố hiện hữu sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng và thoát theo 4 lưu vực chính về trạm xử lý Rạch Bà, Cây Khế, Gò Găng và Long Sơn. Các khu đô thị mới sử dụng hệ thng thoát nước riêng. Các khu vực phân tán xây dựng hệ thng thu gom và xử lý nước thải theo từng cụm công trình.

+ Xây dựng 5 trạm xử lý cho các khu đô thị gồm: Rạch Bà, công suất 22.000 - 44.000 m3/ngày; Cây Khế, công suất 22.000 - 36.000 m3/ngày; Gò Găng công suất 3.500 m3/ngày; Long Sơn 1, công suất 3.500 m3/ngày; Long Sơn 2 công suất 2.650 m3/ngày.

+ Nước thải công nghiệp: Tổng lưu lượng nước thải công nghiệp năm 2025 là 39.000 m3/ngày: năm 2035 là 65.000 m3/ngày. Sdụng hệ thống thu gom và xử lý riêng, bố trí theo từng khu, cụm công nghiệp. Chất lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp sau khi xử lý có giá trị ô nhiễm phải đảm bảo theo Quy chuẩn và Tiêu chuẩn mới được xả ra môi trường.

+ Nước thải y tế: xử lý riêng tại cơ sở đạt chuẩn mới xả vào hệ thống chung.

- Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn:

+ Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt: Đến năm 2025 là 702 tn/ngày; đến năm 2035 là 1000 tấn/ngày.

- Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp: Đến năm 2025 là 350 tấn/ngày; năm 2035 là 430 tn/ngày; chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý riêng. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt và công nghiệp đạt 100%.

+ Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và y tế của khu vực được đưa về khu xử lý chất thải rắn của tỉnh tại Tóc Tiên - thị xã Phú Mỹ.

- Quy hoạch nghĩa trang, nhà tang lễ:

Dự báo nhu cầu đất nghĩa trang là 20 - 30 ha. Các nghĩa trang hiện có không đảm bảo chất lượng môi trường cần đóng cửa ngừng chôn cất. Khuyến khích người dân sử dụng hình thức hỏa táng. Nghĩa trang Long Hương, quy mô 46 ha và Long Điền, quy mô 27 ha.

g) Quy hoạch không gian ngầm: Quy hoạch đề xuất bố trí đoạn tuyến giao thông ngầm ở những vị trí đặc biệt, có xét đến yếu tố kiến trúc cảnh quan đô thị; đường bộ (ô tô, xe máy...) ngầm, đường hầm người đi bộ qua đường, bãi đỗ xe ngầm trong các trung tâm thương mại và chung cư cao tầng.

h) Đánh giá môi trường chiến lược

- Khu vực đô thị

Các đô thị mới, khu dân cư, các dự án xây dựng cải tạo, khai thác không gian ven biển thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định pháp luật. Kiểm soát chất lượng nước thải, chất thải tại các vị trí tiếp nhận nguồn thải.

Từ mũi Nghinh Phong đến Cửa Lấp cần xử lý hiện tượng xói lở bờ biển; tại sông Cửa Lấp, ưu tiên xử lý vấn đề bồi lắng cửa sông và sạt lở bờ. Các khu vực xây dựng ven sườn núi cần hạn chế mật độ và tầng cao xây dựng tránh hiện tượng sạt, lở, xói mòn, trượt đất.

Các hồ đang có tình trạng ô nhiễm nặng như hồ Rạch Bà cần ưu tiên xử lý triệt đvề chất thải, nước thải, du tràn... từ các khu vực tàu thuyn và các hộ sản xuất kinh doanh và chế biến hải sản...

- Các khu công nghiệp - cảng

Xây dựng hệ thống kè xung quanh chống sạt lở, dải cách ly bằng các cây xanh vùng ngập mặn để chắn sóng khi có bão. Thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố (tràn dầu, tràn hóa chất, cháy nổ, an toàn lao động); nước thải được thu gom và xử lý, định kỳ lập báo cáo môi trường trong khu vực cảng.

- Khu vực rừng phòng hộ

Nghiên cứu, bổ sung trồng các loại cây bản địa thích hợp với thời tiết bất thường. Quản lý bền vững đất ngập nước để duy trì dòng chảy và chất lượng nguồn nước. Bảo tồn và khôi phục rừng, phủ xanh một số ngọn núi để tạo cảnh quan cho du lịch để giữ ổn định vùng đất dốc (khu vực núi Lớn, núi Nhỏ, Núi Nứa).

- Phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường

Thiết lập ứng dụng mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai; xây dựng bản đồ ngập lụt. Các công trình hạ tầng xây dựng mới cần được xem xét lựa chọn vị trí, tiêu chuẩn thiết kế... phù hợp với những yếu tố tác động do mực nước biển dâng. Các công trình hiện hữu phải được xem xét, đánh giá và có kế hoạch nâng cấp hay di dời trong lộ trình thích ứng.

8. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư

- Về phát triển đô thị: Lập Chương trình phát triển đô thị thành phố Vũng Tàu giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2035; lập quy hoạch các phân khu và các quy hoạch chi tiết phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị. Lập các dự án: Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, khu tái định cư, công viên văn hóa - đô thị mới Bàu Trũng, công viên Bàu Sen, công viên hồ Rạch Bà, khu đô thị - dịch vụ Bến Đình và các khu đô thị mới, xây dựng tại 5 khu đất công sau khi di dời các trụ sở cơ quan về thành phố Bà Rịa và các khu đất công khác trên địa bàn, trung tâm hành chính thành phố Vũng Tàu; công trình hạ tầng xã hội đảm bảo chất lượng theo tiêu chí đô thị loại 1 như: nhà tang lễ, nhà hát, thư viện... Xây dựng và ban hành các Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc.

- Công nghiệp và du lịch: Đầu tư xây dựng khu nhà máy lọc hóa dầu Long Sơn, cụm Tiểu thủ công nghiệp Phước Thắng. Cải tạo chỉnh trang khu du lịch ven biển dọc trục đường Thùy Vân tại Bãi Sau.

- Xây dựng mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong gian đoạn đầu:

Giao thông: Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, các tuyến giao thông chính của đô thị như đường: Cầu Cháy, Hàng Điều, đường Bình Giã - 51B hướng biển, Nguyễn Hữu Cảnh, đường Thống Nhất nối dài; các nút giao thông khác cốt ti các nút giao thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông; các bãi đậu xe tại khu vực Bãi Sau và trung tâm thành phố; xây dựng cảng tàu khách quốc tế; sân bay Gò Găng.

Chuẩn bị kĩ thuật: Khơi thông và nạo vét kênh Bến Đình. Xây dựng tuyến mương thoát nước từ hồ Bàu Trũng ra hồ cửa Lấp. Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa theo các trục chính quy hoạch.

Cấp nước: Xây dựng mới trạm bơm tăng áp Long Sơn với công suất 15.000 m3/ngày đêm. Nâng công suất nhà máy nước Hồ Đá Đen là 160.000 m3/ngày đêm.

Cấp điện: Xây mới các trạm nguồn 110kV: 110kV Sao Mai - Bến Đình công suất 2x63MVA; Trạm 110kV Long Sơn công suất 2x63MVA; Trạm 110kV Phước Thắng, công suất 2x40MVA. Cải tạo hạ ngầm hệ thống lưới trung thế và hạ thế khu vực trung tâm và khu du lịch.

Thoát nước thải: Xây dựng mạng lưới thu gom về trạm xử lý Cây Khế.

Thông tin liên lạc: Xây dựng thành phố hướng tới đô thị thông minh áp dụng, ứng dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực như giao thông, y tế, hành chính công. Bổ sung mới các trạm theo định hướng quy hoạch đô thị.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

- Ban hành quy định quản lý theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035.

- Tổ chức công bố công khai Đồ án quy hoạch.

- Tổ chức rà soát và lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 được duyệt. Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị theo quy định.

- Lập, phê duyệt chương trình phát triển đô thị; xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch đồng bộ với việc đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong thành phố.

- Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, đất đai để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư.

2. Giao các bộ, ngành và địa phương có liên quan trên cơ sở quy hoạch được duyệt phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại địa phương đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Giao thông vận tải, Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc ph
òng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- VPCP; BTCN, các PCN, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NC, QHĐP, KGVX;
- Lưu: VT, CN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG





Trịnh
Đình Dũng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 586/QĐ-TTg ngày 17/05/2019 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.829

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.209.89
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!