Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 558/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 558/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 24/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 558/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT QUỐC GIA ĐẶC BIỆT ĐÌNH THỔ TANG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Nghị định số 67/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 86/TTr-BVHTTDL ngày 02 tháng 4 năm 2024,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang với những nội dung sau:

I. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quy mô và ranh giới quy hoạch: Toàn bộ Khu vực bảo vệ I của Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang, có diện tích là 6.392,7 m2 (theo Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).

Ranh giới quy hoạch được xác định như sau: Phía Bắc giáp đường Lý Quốc Sư, phía Nam giáp đường Phạm Ngọc Thạch, phía Đông giáp đường Nguyễn Thái Học và phía Tây giáp khu dân cư.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của di tích Đình Thổ Tang thành điểm giới thiệu và tôn vinh văn hoá, nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã; góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống văn hóa dân tộc; gắn kết đồng bộ với hệ thống di tích trên địa bàn huyện Vĩnh Tường và tỉnh Vĩnh Phúc.

b) Hình thành điểm du lịch văn hóa - lịch sử hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm tham quan, du lịch khác của tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

c) Xác định ranh giới bảo vệ di tích, làm cơ sở pháp lý cắm mốc giới di tích; xác định các khu chức năng, khu dân cư, khu vực bảo vệ cảnh quan môi trường; tổ chức không gian và bố trí hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với các giai đoạn bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

d) Xây dựng kế hoạch, lộ trình và nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.

đ) Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ di tích; lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng quy định quản lý, kiểm soát không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan khu vực di tích và các giải pháp quản lý, bảo vệ di tích.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phân khu chức năng

a) Vùng bảo vệ di tích: Toàn bộ diện tích của Khu vực bảo vệ I của Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (6.392,7 m2); là khu vực có các yếu tố gốc cấu thành di tích cần bảo vệ nghiêm ngặt.

b) Vùng đệm phụ trợ cho di tích (diện tích 172.000 m2): là khu vực cảnh quan thiên nhiên bao quanh, tạo vùng đệm bảo vệ cảnh quan di tích.

2. Quy hoạch tổ chức không gian bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích

a) Nguyên tắc.

- Việc bảo quản, tu bổ và tôn tạo các hạng mục công trình di tích phải bảo vệ tối đa các yếu tố nguyên gốc, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng đối tượng, hạng mục di tích cụ thể. Giữ gìn môi trường, cảnh quan tự nhiên của di tích; tu bổ và tôn tạo trên cơ sở hồ sơ khoa học của di tích, bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân, Bảo tồn và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích.

- Các công trình xây dựng mới nhằm phát huy giá trị di tích phải bảo đảm quy mô phù hợp với tổng thể không gian bảo vệ của di tích, không làm ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan và các hoạt động của di tích.

b) Đối với Khu vực bảo vệ I của di tích: Giữ nguyên ranh giới khu vực bảo vệ theo Hồ sơ xếp hạng di tích

- Tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích gốc, gồm: Đình Thổ Tang, diện tích khoảng 598 m2; Cổng đình, diện tích khoảng 168 m2 và Ao đình (ao sen), diện tích khoảng 453 m2.

- Bảo vệ, chăm sóc và xây dựng bồn bảo vệ đối với hệ thống cây lâu năm trong khuôn viên di tích.

- Xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ, trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích: Nhà thủ từ và sân sau nhà; lầu hóa vàng; cải tạo và mở rộng sân hành lễ; xây dựng sân chơi, sinh hoạt ngoài trời, nhà vệ sinh; xây dựng bồn cây, chỉnh trang thảm cỏ, tường rào.

- Di dời một số công trình không phù hợp ra ngoài ranh giới bảo vệ I của di tích: Nhà bia liệt sĩ Nguyễn Thái Học, Quỹ tín dụng thị trấn Thổ Tang và Nhà văn hóa thị trấn Thổ Tang.

c) Đối với Khu vực phụ cận di tích dọc theo tuyến đường Nguyễn Thái Học (đoạn từ bến xe Thổ Tang đến chợ Giang): Hình thành vùng đệm cây xanh cảnh quan kết nối di tích với các khu vực xung quanh; là vành đai bảo vệ và cung cấp các dịch vụ bổ trợ cho di tích, được quản lý chặt chẽ về bố cục kiến trúc cảnh quan theo quy định của quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thổ Tang đã được phê duyệt.

3. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

a) Về sản phẩm du lịch chủ yếu - Du lịch lịch sử, văn hóa:

+ Phát triển các sản phẩm du lịch gắn với lễ hội Đình Thổ Tang nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của di tích; nghiên cứu bổ sung các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, một số loại hình thể thao, trò chơi dân gian của địa phương góp phần tăng sức hấp dẫn cho lễ hội;

+ Phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của di tích Đình Thổ Tang và các hiện vật có giá trị trong di tích.

- Du lịch làng nghề: Kết nối tham quan, trải nghiệm và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại các làng nghề tại Vĩnh Tường như: làng mộc Bích Chu, Thủ Độ (xã An Tường); làng mộc Vân Giang, làng mộc Vân Hà, làng rèn Bàn Mạch (xã Lý Nhân), làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn (xã Vĩnh Sơn)...

- Du lịch kết hợp mua sắm các sản phẩm, đặc sản của địa phương.

b) Về các tuyến du lịch: Xây dựng các tuyến du lịch trên cơ sở lấy yếu tố gốc tạo nên giá trị của di tích là hạt nhân trong phát triển du lịch. Tổ chức các tour du lịch nội huyện, nội tỉnh, tour du lịch theo chuyên đề kết nối Đình Thổ Tang với các điểm du lịch trong huyện, trong tỉnh như: Đình Phương Viên, Chùa Tùng Vân, Đền Trúc Lâm, Đình Thủ Độ, Khu du lịch sinh thái Đầm Rưng... góp phần gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch,

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá di tích thông qua mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng và internet.

- Xây dựng trang tin điện tử xúc tiến du lịch, phục vụ tìm hiểu thông tin về Đình Thổ Tang bằng nhiều ngôn ngữ. Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin, ấn phẩm quảng bá về di tích; phát triển các chương trình, ứng dụng để giới thiệu di tích qua các phương tiện điện tử; thiết kế sách, bản đồ du lịch.

- Xây dựng hệ thống biển chỉ đường, biển quảng bá di tích Đình Thổ Tang tại những khu vực phù hợp.

4. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông: Quy hoạch giao thông được thiết kế dựa trên cơ sở hệ thống đường hiện trạng, bảo đảm đồng bộ với các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Đường Nguyễn Thái Học (phía Đông di tích): Nâng cấp đường mặt cắt ngang rộng 11-15m, vỉa hè 5-7m+1, kết cấu đường nhựa.

- Đường Lý Quốc Sư (phía Bắc di tích): Nâng cấp đường mặt cắt ngang rộng 7-12m, lòng đường 5-7m, vỉa hè 2m, kết cấu đường nhựa.

- Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường phía Nam và phía Tây di tích, kết cấu đường nhựa. Tôn tạo, nâng cấp các tuyến đường dạo quanh khu di tích, kết cấu bê tông xi măng.

- Giao thông tĩnh: Sử dụng bãi đỗ xe chung của thị trấn (theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thổ Tang). Tôn tạo, xây dựng mới sân hành lễ phía trước Đình Thổ Tang, diện tích 927 m2, ưu tiên sử dụng vật liệu địa phương, bảo đảm tính bền vững, và hài hòa với không gian, cảnh quan chung của di tích.

b) Chuẩn bị kỹ thuật và san nền: Độ dốc san nền bảo đảm thoát nước tự nhiên; hướng thoát nước về phía hệ thống cống thoát nước đặt dọc theo mạng lưới đường giao thông. Khu vực lập quy hoạch được chia thành 3 cấp cao độ san nền, trong đó: Khu vực sân chơi, sinh hoạt ngoài trời Đình Thổ Tang có cao độ là 12,65 m; khu vực Đình Thổ Tang có cao độ là 12,90 m; khu vực Ao đình đào nền với cao độ đào là 0,5 m, chiều cao mặt nước từ 11 - 12 m, chiều cao đáy là 9 m và kè đá xung quanh ao.

c) Quy hoạch hệ thống cấp điện, chiếu sáng

- Nguồn điện sinh hoạt: Sử dụng trạm biến áp điện lực Vĩnh Tường 2 (hiện có, công suất 250 KVA) và đấu nối với đường điện hạ áp của khu vực quy hoạch tại điểm đấu nối trên đường Nguyễn Thái Học. Hệ thống cấp điện trong khu vực quy hoạch thiết kế đi ngầm, phù hợp với cảnh quan khu di tích.

- Điện chiếu sáng: Lấy từ điểm đấu nối đường dây chiếu sáng đô thị (theo định hướng Quy hoạch chung thị trấn Thổ Tang); sử dụng đèn trang trí phù hợp với cảnh quan di tích, tạo điểm nhấn vào ban đêm.

d) Quy hoạch cấp nước

- Cấp nước sinh hoạt: Nguồn nước sạch cấp cho khu vực quy hoạch lấy từ nhà máy nước Thổ Tang, bảo đảm đấu nối đồng bộ đến các điểm công trình sử dụng trong khu di tích.

- Cấp nước cứu hỏa: Sử dụng họng nước cứu hỏa trên trục đường Lý Quốc Sư nằm ở phía Bắc khu vực quy hoạch.

đ) Quy hoạch hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

- Thiết kế hệ thống thoát nước riêng giữa nước mưa và nước thải; bảo đảm đấu nối đồng bộ với hệ thống thoát nước chung của thị trấn Thổ Tang. Nước mưa được thu gom, một phần để bổ sung cho ao cảnh quan trong khuôn viên đình. Nước thải được thu gom, xử lý bảo đảm vệ sinh môi trường; bố trí 03 hố ga thu nước thải phía sau nhà vệ sinh của khu di tích và tiếp giáp trục đường Nguyễn Thái Học.

- Chất thải rắn được thu gom hàng ngày, phân loại sau đó chuyển đến trạm xử lý chất thải tập trung của thị trấn Thổ Tang (theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thổ Tang).

e) Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: Bố trí tủ cáp viễn thông, cáp thông tin của khu vực quy hoạch bảo đảm đấu nối đồng bộ với hệ thống cáp thông tin liên lạc khu vực và với tuyến cáp quốc gia.

5. Nhóm dự án thành phần và phân kỳ đầu tư

a) Các nhóm dự án thành phần

- Nhóm dự án số 1 (DA-01): Nhóm dự án bảo tồn, tôn táo di tích, gồm các dự án thành phần: Tu bổ, tôn tạo Đình Thổ Tang (thực hiện theo dự án riêng đã được phê duyệt); Tu bổ, tôn tạo Cổng đình và Ao sen; Xây dựng mới các hạng mục công trình: Nhà thủ từ, lầu hóa vàng, sân hành lễ, nhà vệ sinh; Bảo vệ, bảo quản các di vật có giá trị, cây cổ thụ trong khuôn viên di tích; Xây dựng hệ thống bia, biển giới thiệu di tích, các biển chỉ dẫn; Tôn tạo hệ thống cảnh quan di tích; Tôn tạo hệ thống tường rào bao quanh khu di tích.

- Nhóm dự án số 2 (DA-02): Nhóm dự án khai thác, phát huy giá trị di tích, gồm các dự án thành phần: Nghiên cứu các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng xung quanh di tích; Tiếp tục nghiên cứu các giá trị lịch sử - văn hóa, kiến trúc - nghệ thuật của di tích, các di vật có giá trị thuộc di tích; Tư liệu hóa di sản bằng công nghệ số; ứng dụng công nghệ số trong khai thác giá trị di tích; Tuyên truyền quảng bá du lịch; Thực hành, truyền dạy, bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống Đình Thổ Tang; Đào tạo nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng; Nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch và các tour, tuyến kết nối với khu di tích Đình Thổ Tang.

- Nhóm dự án số 3 (DA-03): Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật: Nâng cấp, cải tạo kết hợp xây dựng mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực quy hoạch: giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc.

b) Phân kỳ đầu tư và thứ tự ưu tiên

- Thời gian thực hiện quy hoạch: Từ năm 2024 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó:

+ Giai đoạn 1 (2024-2025): Tiến hành đầu tư tu bổ, tôn tạo công trình chính Đình Thổ Tang (thực hiện theo dự án riêng đã được phê duyệt); cổng đình và Ao sen;

+ Giai đoạn 2 (2026-2030): Tiến hành xây dựng, tôn tạo các công trình mới như nhà thủ từ, nhà vệ sinh, lầu hóa vàng, sân hành lễ,...;

+ Giai đoạn 2030-2050: Triển khai hoàn thành các dự án còn lại.

- Thứ tự, mức độ ưu tiên đầu tư hằng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung căn cứ yêu cầu thực tế, khả năng huy động vốn, khả năng cân đối vốn và nguồn vốn cấp theo kế hoạch của Trung ương, địa phương.

c) Nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch: Nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch bao gồm vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó:

- Vốn từ ngân sách Trung ương được bố trí căn cứ vào nội dung dự án đầu tư và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương hằng năm, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành về đầu tư công, ngân sách nhà nước.

- Vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh, huyện, xã).

- Vốn sự nghiệp dành cho công tác nghiệp vụ như tuyên truyền, phổ biến các nội dung quy hoạch; sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật; bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, không gian sinh sống của cộng đồng...

- Các nguồn vốn khác: Thu từ các hoạt động dịch vụ tại di tích; huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước, của Nhân dân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp quản lý quy hoạch

- Quản lý theo phân vùng quy hoạch (chi tiết trong hồ sơ quy hoạch). Nâng cao công tác giám sát triển khai quy hoạch sử dụng đất khu vực quy hoạch.

- Quản lý xây dựng, sử dụng công trình theo đúng phân vùng quy hoạch và Quy hoạch được duyệt (chi tiết trong hồ sơ quy hoạch). Các quy hoạch khác liên quan được lập sau khi Quy hoạch này được phê duyệt cần phù hợp Quy hoạch này.

- Tăng cường phối hợp liên ngành để khai thác có hiệu quả giá trị của di tích gắn với phát triển công nghiệp văn hóa ở địa phương.

b) Giải pháp về đầu tư

- Huy động các nguồn vốn xã hội hóa theo mô hình “hợp tác công - tư” để bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch tại khu di tích. Nghiên cứu, đề xuất ban hành cơ chế đầu tư, cơ chế ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh dịch vụ, du lịch ở khu vực di tích.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư tôn tạo các hạng mục công trình thuộc Di tích quốc gia đặc biệt. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá giá trị của khu di tích.

c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực quản lý và bảo vệ di tích

- Bổ sung, đào tạo đội ngũ thuyết minh viên tại khu di tích. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho Nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

- Hợp tác với cơ sở giáo dục về bảo tồn di tích; hướng dẫn cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Xây dựng chương trình đào tạo về dịch vụ khách hàng cho doanh nghiệp.

d) Giải pháp về bộ máy quản lý, cơ chế, chính sách

- Nâng cao năng lực hoạt động của Ban quản lý di tích Đình Thổ Tang.

- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền, các tổ chức xã hội tại địa phương và cộng đồng dân cư làm tốt công tác giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái khu vực di tích.

- Có giải pháp bổ sung nguồn nhân lực và phương tiện kỹ thuật cho khu di tích để đảm nhiệm tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao. Xây dựng cơ chế chính sách phối hợp chặt chẽ liên ngành trong công tác quản lý di tích.

- Xây dựng cơ chế chính sách về kinh tế, tài chính để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác bảo tồn và đầu tư xây dựng. Tạo điều kiện phát huy vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ, giữ gìn di tích.

- Xây dựng các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường và tham gia bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

đ) Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng

- Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư nâng cao vai trò và chủ động, tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch.

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích cho người dân địa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc

a) Công bố công khai Quy hoạch; rà soát ranh giới khu vực bảo vệ di tích theo mốc giới xác định trong quy hoạch. Cập nhật ranh giới, diện tích Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc vào Hồ sơ khoa học xếp hạng di tích và các quy hoạch khác có liên quan, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc phù hợp với từng thời kỳ.

b) Phê duyệt các nhóm dự án thành phần trên cơ sở Quy hoạch được duyệt. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thẩm định, quyết định đầu tư các nhóm dự án thành phần theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với nguồn kinh phí đầu tư trên cơ sở Quy hoạch được phê duyệt. Thực hiện quản lý hoạt động bảo tồn, đầu tư, xây dựng theo Quy hoạch và Điều lệ quản lý quy hoạch được duyệt.

c) Chủ động cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương; huy động nguồn vốn theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện Quy hoạch.

d) Chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường di tích và các khu vực phụ cận bên ngoài di tích; giáo dục tinh thần tự giác chấp hành tốt các quy định về quy hoạch và quản lý quy hoạch, về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa, về bảo tồn và phát huy giá trị di tích, về đầu tư, xây dựng, bảo. vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên.

đ) Thực hiện đầu tư xây dựng trong phạm vi bảo vệ của di tích trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của Quy hoạch được phê duyệt tại quyết định này và các quy hoạch có liên quan được lập theo quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chịu trách nhiệm toàn diện đối với phạm vi, ranh giới quy hoạch đề xuất; về tính chính xác của các nội dung, thông tin, số liệu, tài liệu, các ý kiến tiếp thu, giải trình, bảo lưu đối với ý kiến rà soát, góp ý của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan và hệ thống bản đồ và cơ sở dữ liệu trong Hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và quy định của pháp luật liên quan; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch có liên quan; không hợp pháp hóa các sai phạm (nếu có).

3. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức thẩm định nội dung chuyên môn đối với các dự án thành phần liên quan đến bảo tồn, tôn tạo di tích và các dự án thành phần thuộc khu di tích Đình Thổ Tang thuộc nội dung quy hoạch được duyệt. Theo dõi, giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện quy hoạch, bảo đảm đúng mục tiêu, đúng nội dung và đúng kế hoạch được phê duyệt.

4. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện các nội dung Quy hoạch phù hợp với kế hoạch thực hiện được duyệt và khả năng huy động nguồn lực, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan; kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền.

5. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đất đai; hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cập nhật ranh giới diện tích quy hoạch vào Kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, phù hợp với thời kỳ quy hoạch.

6. Các Bộ, ngành liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện giúp đỡ Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc;
- Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL);
- Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, Trợ lý PTTg Trần Hồng Hà, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL, CN, NN, KTTH, QHĐP;
- Lưu: VT, KGVX(3b)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thành Long

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 558/QĐ-TTg ngày 24/06/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


801

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.52.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!