ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 49/2019/QĐ-UBND
|
Hải Dương, ngày 12 tháng 11 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày
17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quản lý cây
xanh đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này “Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và thay thế các nội dung về Quản lý cây
xanh được quy định tại Mục 5 Quy định phân cấp quản lý trong các lĩnh vực: Quy
hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chất lượng
công trình xây dựng, quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị trên
địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định 25/2017/QĐ-UBND ngày
20/9/2017 của UBND tỉnh Hải Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố; Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- UBND cấp xã (do UBND cấp huyện sao gửi);
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- TT Công nghệ thông tin - VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, Khanh (65b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
49/2019/QĐ-UBND ngày 12/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về công tác quản
lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm: Quy hoạch, trồng, chăm
sóc, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; trách nhiệm quản lý cây
xanh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Những nội dung không quy định trong Quy
định này được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có các hoạt động liên quan đến công tác quản
lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương (sau đây gọi là tổ chức, cá
nhân).
Điều 2. Nguyên
tắc quản lý cây xanh đô thị
1. Tất cả các loại cây xanh đô thị phải
được xác định chủ sở hữu, do tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư,
phát triển cây xanh đô thị nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng và khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch, trồng, chăm sóc
và bảo vệ cây xanh đô thị.
3. Việc quản lý, phát triển cây xanh
đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật, đồng thời góp phần tạo
cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
4. Khi triển khai xây dựng khu đô thị
mới, khu dân cư, chủ đầu tư phải đảm bảo chỉ tiêu đất cây xanh, trồng đúng chủng
loại và tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, đồng thời,
phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản
lý theo thẩm quyền.
5. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây
xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật. Cây xanh được
trồng đúng chủng loại và tiêu chuẩn cây trồng theo thiết kế đã được phê duyệt.
6. Khi cải tạo, nâng cấp các công
trình hạ tầng kỹ thuật; chủ đầu tư phải lựa chọn phương án
tối ưu nhằm hạn chế việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh hiện hữu trên vỉa hè, dải
phân cách và các khu vực công cộng khác của đô thị. Chủ đầu tư phải thông báo
cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện đối với
công trình có liên quan đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây
xanh.
Điều 3. Danh mục
cây khuyến khích trồng, cây cấm trồng và cây hạn chế trồng công cộng trong đô
thị
1. Cây xanh khuyến khích sử dụng công
cộng trong đô thị là các loại cây ít sâu bệnh, phù hợp điều kiện thời tiết, thổ
nhưỡng của địa phương; ít rụng lá trơ cành; không có quả gây hấp dẫn côn trùng;
không có gai sắc nhọn, hoa quả gây mùi khó chịu; cây trồng trên vỉa hè không có
rễ nổi, thân cây thẳng, tán cân đối, tạo được bóng mát, cảnh quan đô thị. Danh
mục cây khuyến khích sử dụng công cộng trong đô thị theo Mục 1 - Phụ lục I của Quy định này.
2. Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô
thị là các loài cây mà trong một số trường hợp cụ thể có khả
năng gây khó chịu cho con người hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến các công trình
hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị; được trồng
trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình
tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá
nhân quản lý và sử dụng. Danh mục cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị theo Mục
2 - Phụ lục I của Quy định này.
3. Cây xanh cấm trồng trong đô thị là
các loài cây có khả năng gây nguy hại con người, gây ảnh hưởng lớn đến các công
trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường, cảnh quan trong đô thị. Danh mục
cây xanh cấm trồng trong đô thị theo Mục 3 - Phụ lục I
của Quy định này.
4. Đối với cây xanh nằm ngoài danh mục
khuyến khích sử dụng công cộng hoặc du nhập từ nước ngoài cần tham khảo nguồn gốc,
xuất xứ và xin ý kiến cơ quan quản lý trước khi trồng để đảm bảo không gây ảnh
hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian công cộng đô thị.
5. Đối với cây xanh hiện hữu thuộc
danh mục cây cấm trồng trong đô thị thì cần có kế hoạch từng bước loại bỏ, thay
thế để đảm bảo an toàn và cảnh quan cho đô thị.
Chương II
QUY HOẠCH, TRỒNG,
CHĂM SÓC, BẢO VỆ, CHẶT HẠ DI CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 4. Quy hoạch
cây xanh đô thị
1. Quy hoạch cây xanh trong quy hoạch
đô thị
a) Trong quy hoạch chung đô thị: Xác
định chỉ tiêu đất cây xanh, tổng diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị phù hợp
với từng cấp đô thị theo các quy định hiện hành; xác định cụ thể phạm vi sử dụng
đất cây xanh cho từng khu vực đô thị.
b) Trong quy hoạch phân khu đô thị:
Xác định chỉ tiêu đất cây xanh đô thị, vị trí, diện tích của từng khu cây xanh
tập trung (vườn hoa, công viên) trong đô thị.
c) Trong quy hoạch chi tiết đô thị:
Xác định cụ thể phương án bố trí cây xanh trong các khu vườn
hoa, công viên cây xanh tập trung, vị trí trồng cây trên vỉa hè, dải phân cách,
đảo giao thông, chủng loại cây trồng.
2. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công
viên - vườn hoa đô thị: Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị
được lập làm cơ sở để lập dự án đầu tư phát triển hệ thống cây xanh trong đô thị.
Trình tự, nội dung và thành phần hồ sơ quy hoạch chi tiết
cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị thực hiện theo Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
3. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi
tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị: UBND cấp huyện tổ chức thẩm định,
phê duyệt quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn
hoa đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền. Trước khi phê duyệt, phải có ý kiến thống
nhất của Sở Xây dựng.
Điều 5. Kế hoạch
đầu tư phát triển cây xanh đô thị
1. UBND cấp huyện
thực hiện Đề án, kế hoạch phát triển, thay thế cây xanh đô thị hàng năm và 05
năm trên địa bàn đô thị theo phân cấp quản lý, gửi về Sở Xây dựng thẩm định,
trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quyết định phê duyệt.
2. Đề án, kế hoạch đầu tư, phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Nội dung Đề án, Kế hoạch phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: Trồng, chăm sóc, bảo
vệ cây xanh đô thị; xây dựng, cải tạo, các công trình xây dựng thuộc khu vực
cây xanh sử dụng công cộng đô thị.
4. Đề án, kế hoạch đầu tư, phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện phải
được bố trí vào chương trình, hoặc kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm
của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố.
Điều 6. Quy định
trồng cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
1. Việc trồng cây xanh đô thị phải
tuân thủ quy hoạch cây xanh, quy hoạch xây dựng đô thị và thiết kế cây xanh đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Đối với cây trồng trong phạm vi hành
lang đường bộ của các đường đô thị đi trùng quốc lộ, đường tỉnh do Sở Giao
thông vận tải quản lý phải được cơ quan quản lý đường bộ thỏa thuận về phương
án thiết kế để đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông.
2. Yêu cầu đối với
cây trồng
a) Cây xanh sử dụng
công cộng trong đô thị phải đảm bảo phần lớn các yêu cầu tại Khoản 1, Điều 3 và
không thuộc Danh mục cây cấm trồng theo Mục 3 - Phụ lục số I của
Quy định này.
b) Cây bóng mát trồng mới tại khu vực
công cộng trong đô thị phải có chiều cao tối thiểu 3,0m và
đường kính thân cây ≥ 10cm (tại chiều cao 1,2m).
c) Cây mới trồng phải được chống giữ
chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Hình thức trồng cây
a) Trồng cây
trên dải phân cách, vỉa hè
- Trên hè phố:
+ Trồng thành hàng theo khoảng cách
5,0m÷10,0m (trừ những
tuyến đã có cây). Đối với vỉa hè trước các dãy nhà ở, bố trí cây trồng tại ranh
giới giữa hai nhà.
+ Đối với hè phố có chiều rộng ≥
5,0m (≥ 3,0m đối với vỉa hè phía trước các cơ quan đơn vị, khu vực công cộng hạn
chế lên xuống vỉa hè bằng phương tiện cá nhân) thì xem xét bố trí dải bồn hoa
(cây bụi + cây xanh bóng mát) kết hợp với lát vỉa hè.
- Trên dải phân cách:
+ Đối với giải phân cách có bề rộng
< 2,0m: Không trồng cây bóng mát (trừ những tuyến đã có
từ trước) nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì phải có kế hoạch dịch chuyển
cây.
+ Đối với giải phân cách có bề rộng ≥ 2,0m: Có thể trồng một (hoặc nhiều hàng cây tùy
theo bề rộng) hàng cây thân thẳng, phân cành cao, tán lá gọn không gây ảnh hưởng
đến tầm nhìn, an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách ≥10,0m, khoảng cách giữa 2 cây ≥10,0m. Trồng cây bóng mát kết hợp với cây cảnh, cây hoa bụi, thảm cỏ.
- Trên các đảo giao thông: Chỉ trồng
cây cảnh, cỏ, hoa, không làm ảnh hưởng tầm nhìn của các phương tiện tham gia
giao thông.
- Trồng một loại cây trên tuyến phố
có chiều dài < 1,0Km. Đoạn đường dài >1,0Km có thể trồng hai loại cây tùy theo từng loại tuyến đường.
- Loại cây trồng trên một tuyến phố
phải đảm bảo đồng đều về chiều cao cây, đường kính thân cây, đường kính tán và
khoảng cách trồng giữa các cây.
b) Trồng cây trong công viên, vườn
hoa
- Trồng cây theo thiết kế được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Trồng lại cây sau khi dịch chuyển
cây, chặt hạ cây chết, cây sâu mục, cây bị đổ.
- Trồng cây thay thế cây có ảnh hưởng
xấu đến cảnh quan và an toàn đô thị.
4. Quy định về ô đất trồng cây
a) Kích thước,
hình thức ô đất trồng sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng
tuyến phố, tuyến đường. Hố trồng vuông kích thước > 1,2mx1,2m, hố tròn đường
kính > 1,2m, chiều sâu lớp đất trồng ≥ 1,0m, cao độ mặt bó hố trồng cây bằng
mặt vỉa hè.
b) Mặt trên hố trồng cây có tấm chắn
thoáng hoặc tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo
thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải cây xanh để tăng mỹ quan đô thị.
5. Khoảng cách cây trồng đến công
trình
a) Đối với các
tuyến đường làm mới: Khoảng cách tính từ gốc cây trồng được quy định như sau:
- Cách nhà dân, công trình xây dựng
>2m.
- Cách mép ngoài hè đường >0,75m.
- Cách các công trình hạ tầng kỹ thuật
(đường ống cấp thoát nước, tuynel, đường cáp ngầm...) >
1 m.
- Cách hố ga, hố thu nước, cột điện
chiếu sáng > 1,5m.
- Cách góc phố (tại những nơi có tuyến
đường giao nhau) > 10m để đảm bảo tầm nhìn giao thông.
b) Đối với các tuyến đường hiện trạng
Căn cứ vào quy mô vỉa hè, vị trí cây
hiện có, khi cải tạo thay thế cây xanh có thể xem xét áp dụng
các quy định tại Điểm a khoản này. Trường hợp chiều rộng vỉa
hè < 3,0m, bị hạn chế về mặt bằng và không gian, khi
thay thế cây xanh cần tận dụng vị trí trồng cũ hoặc trồng tại những vị trí thưa
công trình trên cùng tuyến và phải có biện pháp bảo vệ an toàn các công trình hạ
tầng, kiến trúc lân cận, đảm bảo mỹ quan đô thị.
c) Cây xanh được trồng dọc mạng lưới
đường điện phải đảm bảo quy định về hành lang an toàn lưới điện.
Điều 7. Quy định
về trồng cây xanh trong các dự án phát triển đô thị
1. Cây xanh trong các dự án đầu tư
xây dựng khu đô thị, khu nhà ở thuộc phạm vi đô thị phải tuân thủ quy hoạch xây
dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện trồng cây đúng
theo nội dung chấp thuận đầu tư, thiết kế thi công, phù hợp
với tiến độ xây dựng công trình và tuân thủ theo Quy định này.
2. Chủ đầu tư các dự án phải đảm bảo thực
hiện trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
3. Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu
về vị trí, quy cách hố trồng, đất màu; nghiệm thu về số lượng, chủng loại, chiều
cao, đường kính; cây trồng phải đảm bảo phát triển tốt và bàn giao cho UBND cấp
huyện quản lý cùng thời điểm bàn giao hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật của
dự án.
Điều 8. Cây xanh
trong khuôn viên đất của cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
có quyền lựa chọn loại cây trồng nhưng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường
và mỹ quan đô thị; chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc cây xanh trong
khuôn viên do mình quản lý.
2. Cây trồng trong khuôn viên của cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Không thuộc danh mục cây cấm trồng
được ban hành theo Mục 3 - Phụ lục số I của Quy định
này.
b) Khoảng cách ly an toàn đến các
công trình kỹ thuật đô thị phải theo các quy định hiện hành, thân, rễ không gây
ảnh hưởng đến hoạt động bình thường các hộ xung quanh và
không làm hư hại các công trình lân cận thuộc cá nhân, tổ chức khác quản lý.
c) Cây trồng theo dự án đầu tư bằng
ngân sách nhà nước thì thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được quản lý theo các nội dung trong Quy định
này.
Điều 9. Cải tạo,
trồng thay thế cây xanh
1. Đối với các khu vực, tuyến phố đã
có cây xanh mà chưa có trong Đề án/Kế hoạch phát triển: Nếu thấy cần thiết phải cải tạo, thay thế, UBND cấp
huyện tổ chức lập phương án cải tạo, thay thế. Trong đó phải xác định cụ thể vị
trí, số lượng, loại cây cây cần thay thế; vị trí, quy cách cây trồng mới; thời
điểm chặt hạ, trồng thay thế.
Khi số lượng cây cần thay thế lớn hơn
25% số lượng cây trên một tuyến phố, UBND cấp huyện phải xin ý kiến thống nhất
của Sở Xây dựng trước khi tổ chức thực hiện.
2. Xã hội hóa công tác trồng quản lý
cây xanh đô thị
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia trồng hoặc tài trợ kinh phí trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị. Đối
với những khu vực, tuyến đường đã có quy hoạch hoặc dự án xác định rõ chủng loại,
quy mô cây xanh thì việc trồng, thay thế phải được thực hiện theo quy hoạch,
thiết kế được phê duyệt. Không được tự ý chặt hạ hoặc trồng thay thế cây xanh vỉa
hè đã được trồng theo quy hoạch, thiết kế.
b) Cây xanh do tổ chức, cá nhân trồng
trên vỉa hè (trước cửa nhà dân), vườn hoa, công viên là cây xanh công cộng sử dụng
chung, được lập hồ sơ quản lý cây xanh (thống kê, lập danh
sách, đánh số cây), được chăm sóc, bảo vệ theo các quy định
tại Điều 9, Điều 11 của Quy định này.
Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được
thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Quy định này.
Điều 10. Lập hồ
sơ quản lý cây xanh đô thị
1. Đối với các khu vực, tuyến phố đã
có cây xanh đô thị
UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp cùng
đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị tổ chức thống kê về số lượng,
kiểm tra đánh giá chất lượng, tình trạng phát triển, lập danh sách, đánh số, treo biển, phân loại cây kèm theo bản vẽ vị trí cây cho từng tuyến phố,
khu vực đô thị; Xác định cây nguy hiểm, cây cấm trồng, hạn chế trồng để có kế
hoạch di chuyển, chặt hạ và trồng thay thế kịp thời;
Đối với cây cần bảo tồn, cây cổ thụ
ngoài việc thống kê, phân loại, đánh số, UBND cấp huyện có trách nhiệm lập hồ
sơ theo dõi đồng thời có chế độ chăm sóc đặc biệt và cho từng cây để phục vụ
công tác bảo tồn.
2. Đối với các tuyến phố, khu đô thị
mới trồng cây xanh đô thị
Ngay sau khi nhận bàn giao cây xanh
đô thị mới trồng, UBND cấp huyện giao cho tổ chức, cá nhân
quản lý trực tiếp chăm sóc bảo vệ. Tổ chức, cá nhân được giao có trách nhiệm quản lý lưu 01 bộ hồ sơ thiết kế, nghiệm thu cây xanh đô thị
và thực hiện lập hồ sơ quản lý cây xanh như quy định Khoản 1 Điều này để theo
dõi quản lý.
3. Hồ sơ quản lý cây xanh đô thị do
UBND cấp huyện lập, gửi về Sở Xây dựng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm để theo
dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
Điều 11. Bảo vệ
cây xanh đô thị
1. Mọi tổ chức cá nhân có trách nhiệm
bảo vệ cây xanh đô thị, kịp thời phát hiện tình trạng nguy hiểm của cây; ngăn
chặn các hành vi phá hoại, dịch chuyển cây xanh trái pháp luật đồng thời báo
cho chính quyền địa phương, thanh tra xây dựng biết để kịp thời ngăn chặn, xử
lý.
2. Các cơ quan quản lý theo phân cấp
có trách nhiệm bảo vệ, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về cây xanh theo thẩm
quyền.
3. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản
lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn theo hợp đồng ký với UBND cấp huyện.
4. Việc xử lý vi phạm về cây xanh đô
thị được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 12. Lựa chọn
đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh
1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản
lý cây xanh phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp;
có năng lực, kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị; có trang thiết
bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được
giao theo quy định.
2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch
vụ về quản lý cây xanh được thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên và các quy định hiện hành khác của pháp
luật về đấu thầu.
Điều 13. Quy định
về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
đô thị thực hiện theo quy định tại các Khoản 1,2,7,8,9 Điều 14 Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
2. Trước khi triển khai việc chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị, đơn vị thực hiện phải thông báo cho UBND cấp xã
nơi có cây xanh biết trước ít nhất 02 ngày làm việc.
3. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
phải đảm bảo đúng kỹ thuật an toàn đối với người, tài sản của tổ chức, cá nhân.
4. Sau khi thực hiện chặt hạ, dịch
chuyển cây, đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh phải có phương án trồng
thay thế phù hợp với chủng loại cây trồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hiện trạng hạ tầng
và cảnh quan kiến trúc tại khu vực đó.
Điều 14. Thẩm
quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. UBND cấp huyện thực hiện cấp giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thuộc địa bàn hành chính quản lý.
2. Thành phần hồ
sơ, thời gian giải quyết theo quy định tại các Khoản 4,5 Điều 14 Nghị định số
64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010. Mẫu đơn đề nghị và
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị theo Phụ lục I, II
ban hành kèm theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010.
Điều 15. Trường
hợp đặc biệt cần chặt hạ, dịch chuyển ngay đối với cây xanh đô thị (không phải
cấp phép)
1. Trường hợp khẩn cấp cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngay do thiên tai hoặc cây có
nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý cây xanh có
trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản hiện trường (mẫu theo Phụ lục II của
Quy định này); chụp ảnh hiện trạng cây xanh; thực hiện ngay việc chặt hạ, dịch
chuyển cây và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc chặt
hạ, dịch chuyển cây phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện.
2. Trường hợp
cây xanh đô thị đã bị gãy đổ thì tổ chức, cá nhân trực tiếp
thực hiện việc chăm sóc, quản lý có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã lập
biên bản hiện trường; chụp ảnh hiện trạng cây xanh; dọn dẹp, giải tỏa mặt bằng
và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc giải tỏa mặt
bằng phải lập hồ sơ báo cáo UBND cấp huyện.
Điều 16. Nguồn lợi
thu được từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị
1. Các nguồn lợi thu được từ việc chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị thuộc sở hữu nhà nước,
phải nộp vào ngân sách theo quy định.
2. Trường hợp cây xanh thuộc sở hữu
nhà nước nhưng nằm trong khuôn viên của cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện,...
do cơ quan đơn vị đó quản lý thì các cơ quan, đơn vị này được hưởng các nguồn lợi
(hoa, quả) từ việc chăm sóc bảo vệ, cây xanh theo quy định. Trường hợp chặt hạ, gỗ cây được đơn vị quản lý cây xanh thu và nộp vào ngân sách
theo quy định.
3. Cây xanh trong khuôn viên đất cá
nhân thì cá nhân được hưởng nguồn lợi từ việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 17. Trách
nhiệm của các Sở, ngành
1. Sở Xây dựng
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý
nhà nước đối với hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
Ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư phát triển cây xanh đô thị trên địa
bàn tỉnh.
c) Thẩm định các đề án, kế hoạch phát
triển hệ thống công viên, cây xanh đô thị hàng năm và 5 năm, trình UBND tỉnh
phê duyệt.
d) Tham gia ý kiến đối với đồ án quy
hoạch chi tiết cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị và các dự án xây dựng mới,
trồng, cải tạo, thay thế cây xanh đô thị.
e) Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành
việc thực hiện các quy định về bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị, xử lý vi phạm
hành chính theo quy định.
g) Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh
đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn
tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Phối hợp cùng Sở Xây dựng và các Sở
ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế,
chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư
phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành,
đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư
công 5 năm và hàng năm để đầu tư phát triển hệ thống cây xanh sử dụng công cộng
đô thị theo kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
a) Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối
kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh để phục vụ công
tác duy trì cây xanh đô thị.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quyết định việc quản
lý, sử dụng nguồn thu tài sản từ việc chặt hạ, thanh lý cây xanh đô thị.
4. Sở Giao thông vận tải
Là cơ quan thỏa thuận trong công tác:
Quy hoạch, trồng, di chuyển, chặt hạ cây xanh trong phạm vi đất của đường bộ đối
với các quốc lộ được ủy thác quản lý và đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản
lý trong khu vực đô thị.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
a) Xác định giống cây trồng phù hợp
điều kiện tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ phát triển nguồn giống, chủng loại
cây nhằm tạo sự đa dạng, phong phú trong hệ thống cây xanh đô thị.
b) Theo dõi, phát hiện, thông báo kịp
thời các dịch sâu, bệnh hại cây xanh đô thị và hướng dẫn các biện pháp phòng tránh.
c) Khuyến cáo việc sử dụng các loại
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Tổng hợp quỹ đất
dành cho phát triển cây xanh đô thị vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng
năm và 05 năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quản lý theo quy định hiện
hành.
Điều 18. Trách
nhiệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh
đô thị trên địa bàn được giao quản lý.
2. Thực hiện Đề án/Kế hoạch phát triển
cây xanh đô thị hàng năm và 05 năm trên địa bàn đô thị theo phân cấp quản lý.
3. Thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch
chi tiết về cây xanh đô thị trên địa bàn theo thẩm quyền. Trước khi phê duyệt
phải có ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng;
4. Thực hiện cấp phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh theo phân cấp.
5. Tổ chức lập cơ sở dữ liệu về cây
xanh đô thị, tình hình quản lý đầu tư phát triển hệ thống công viên, cây xanh
và ban hành danh mục cây bảo tồn, cây quý hiếm, cây cổ thụ, cây nguy hiểm trên
địa bàn được giao quản lý để báo cáo định kỳ về Sở Xây dựng theo dõi, tổng hợp.
6. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ
về quản lý cây xanh trên địa bàn được giao quản lý theo quy định tại Điều 13 của
Quy định này.
7. Kiểm tra, giám sát tình hình triển
khai thực hiện các dự án phát triển cây xanh trên địa bàn quản lý, bảo đảm tỷ lệ
cây xanh theo đúng hồ sơ được duyệt. Lập biên bản xử lý hành vi vi phạm, xử lý
theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý.
8. Tham gia công tác nghiệm thu, bàn
giao và tiếp nhận quản lý các hạng mục công viên và cây xanh trồng theo các dự
án khu dân cư, khu đô thị mới do các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng hoàn thành
chuyển giao cho nhà nước theo phân cấp.
9. Chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị
trực thuộc hỗ trợ cơ quan trực tiếp quản lý cây xanh trong công tác chỉ đạo bảo
vệ hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. Tuyên truyền, giáo dục vận động
các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh
đô thị.
10. Định kỳ gửi báo cáo tình hình quản
lý, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn về Sở Xây dựng hàng năm theo quy định.
Điều 19. Trách
nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Phối hợp các cơ quan chuyên môn cấp
huyện và các đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị thực hiện tốt
công tác quản lý, bảo vệ, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động
các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, chăm sóc và phát triển cây xanh.
Đề xuất hướng phát triển cây xanh trên địa bàn.
3. Tổ chức kiểm tra, xử lý hoặc đề
nghị xử lý các vi phạm về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn mình quản lý
theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách
nhiệm của đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị
1. Thực hiện việc quản lý, duy trì, bảo
vệ cây xanh đô thị theo đúng nội dung hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ đô thị
đã ký với UBND cấp huyện.
Tổ chức chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
tuân thủ theo các quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Quy định này.
2. Phối hợp cùng
UBND cấp huyện lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị, thống kê phân loại cây, đánh
số cây, lập hồ sơ quản lý đối với cây cổ thụ, cây cần bảo
tồn ở đường phố, công viên, vườn hoa và các khu vực công cộng khác.
3. Đề xuất chủng loại cây, hoa phù hợp với quy hoạch xây dựng, với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và cảnh quan
chung.
Điều 21. Trách
nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, thông
tin)
Trong quá trình thi công, xử lý kỹ
thuật công trình, có trách nhiệm thông báo, phối hợp chặt
chẽ với UBND cấp huyện và Sở xây dựng để đảm bảo mỹ thuật, kỹ thuật, sự an toàn
của cây xanh và tuân thủ đúng theo Quy định này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện
tổ chức hướng dẫn, thực hiện tốt Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát
sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có ý kiến bằng
văn bản gửi về Sở Xây dựng nghiên cứu, xem xét tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG, HẠN CHẾ TRỒNG, CẤM
TRỒNG KHU VỰC CÔNG CỘNG TRONG ĐÔ THỊ
(Kèm theo Quy định Quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban
hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND
tỉnh Hải Dương)
1. Danh mục cây khuyến khích trồng
STT
|
Tên loài cây
|
Khu
vực khuyến khích trồng
|
|
|
Vỉa
hè (rộng ≥ 3m)
|
Giải
phân cách (rộng ≥ 2,0m)
|
Công
viên, vườn hoa
|
1
|
Bàng Đài Loan
|
X
|
X
|
X
|
2
|
Chà là
|
|
X
|
X
|
3
|
Chiêu Liêu
|
X
|
|
X
|
4
|
Giáng hương
|
X
|
|
X
|
5
|
Lát hoa
|
X
|
|
X
|
6
|
Long não
|
X
|
|
X
|
7
|
Muồng đen
|
X
|
|
X
|
8
|
Muồng hoàng yến
|
|
X
|
X
|
9
|
Móng bò tím
|
|
X
|
X
|
10
|
Nhội
|
X
|
|
X
|
11
|
Sang
|
X
|
|
X
|
12
|
Sấu
|
X
|
|
X
|
13
|
Sao đen
|
X
|
|
X
|
14
|
Tếch
|
X
|
|
X
|
15
|
Viết
|
X
|
|
X
|
16
|
Xoài
|
X
|
|
X
|
17
|
Hoàng lan
|
X
|
|
X
|
18
|
Bằng lăng
|
X
|
|
X
|
19
|
Lộc vừng
|
X
|
|
X
|
20
|
Me
|
X
|
|
X
|
2. Danh mục
cây hạn chế trồng
Stt
|
Loài
cây
|
Ghi
chú
|
Khu
vực có thể xem xét trồng
|
1
|
Cau vua, dừa
|
Bẹ lá to, cứng, gây nguy hiểm cho
người, công trình và phương tiện
|
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa,
công viên
|
2
|
Sung, Sanh, Si
|
Có rễ phụ làm hư hại công trình và
dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh môi trường
|
Trong khuôn viên chùa, công viên,
công trình di tích văn hóa lịch sử; khu vực có diện tích lớn, xa công trình hạ tầng ngầm
|
3
|
Dâu da xoan
|
Cây có quả khuyến khích trẻ em leo
trèo, quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố
|
Trong trong khuôn viên cơ quan,
công viên, hộ gia đình
|
4
|
Đa
|
Rễ phụ làm hư hại công trình
|
Trong khuôn công viên, vườn hoa,
chùa, công trình di tích
|
5
|
Đề
|
Rễ phụ, lồi, làm hư hại công trình
|
Trong khuôn công viên, vườn hoa,
chùa, công trình di tích
|
6
|
Đại (sứ)
|
Tán thấp, thưa, ít bóng mát, trơ
cành vào mùa đông
|
Trong khuôn công viên, vườn hoa,
chùa, công trình di tích, hộ gia đình.
|
7
|
Gáo
|
Cành nhánh giòn dễ gãy, quả rụng ảnh
hưởng vệ sinh đường phố
|
Trồng trong công viên, quảng trường
|
8
|
Hòe
|
Tán thưa, cành dễ gẫy, nhanh rụng
lá
|
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa,
công viên
|
9
|
Liễu
|
Tán thấp, ít bóng mát, có rễ phụ,
phát triển chậm
|
Trong khuôn viên vườn hoa, công
viên.
|
10
|
Muồng hoa đào
|
Cành nhánh nhiều, nhanh rụng lá, dễ
bị sâu bệnh
|
Trong khuôn viên công viên, cơ quan,
hộ gia đình; Trên giải phân cách đường giao thông.
|
11
|
Phượng vĩ, Lim xẹt
|
Cây rễ nổi làm
hư hỏng vỉa hè, hay bị mục rỗng, nguy cơ mất an toàn. Lá
rụng nhiều, trơ cành vào mùa đông.
|
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa,
công viên;
|
12
|
Sữa (Mò cua)
|
Cành nhánh giòn, dễ gãy. Hoa có mùi
gây khó chịu khó người
|
Trồng trong công viên, khu vực ít
dân cư sinh sống
|
13
|
Thàn mát
|
Lá nhỏ, tán thưa, chỉ phù hợp với
điều kiện khí hậu mát, lạnh
|
Trong khuôn vườn hoa, công viên.
|
14
|
Trứng cá
|
Tán thấp, cành nhánh giòn, dễ gãy.
Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường.
|
Trong khuôn vườn hoa, công viên.
|
15
|
Xà cừ
|
Rễ ăn ngang, lồi trên mặt đất (gây
hư vỉa hè, mặt đường)
|
Trồng trong công viên, vườn hoa,
trường học
|
16
|
Bàng ta
|
Dễ bị sâu, trơ cành vào mùa đông
|
Trong vườn hoa, công viên.
|
17
|
Các loại cây ăn quả có giá trị kinh
tế cao (Mít, nhãn, vải)
|
Cây có quả dễ thu trẻ em leo trèo,
quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố
|
Trong khuôn viên cơ quan, vườn hoa,
công viên, hộ gia đình
|
3. Danh mục cây cấm trồng
STT
|
Tên loài cây
|
Ghi chú
|
1
|
Bã đậu
|
Thân có gai, nhánh giòn, dễ gãy, mủ
và hạt độc
|
2
|
Bạch đàn
|
Dễ gãy đổ, tán
thưa, nhỏ, ít tạo bóng mát.
|
3
|
Bồ kết
|
Thân có nhiều gai to.
|
4
|
Bồ hòn
|
Quả gây độc.
|
5
|
Đủng đỉnh
|
Trái có chất gây ngứa.
|
6
|
Bông gòn
|
Nhánh giòn, dễ gãy, trái chín phát
tán gây ô nhiễm môi trường.
|
7
|
Mã tiền
|
Hạt có chất gây độc
|
8
|
Me keo
|
Thân và cành nhánh có nhiều gai.
|
9
|
Thông thiên
|
Thân và lá có chất độc.
|
10
|
Xiro
|
Thân và cành nhánh có rất nhiều
gai.
|
11
|
Trúc đào
|
Thân và lá có chất độc.
|
12
|
Vông
|
Nhánh đâm ngang cản trở giao thông,
dễ bị sâu, dễ ngã đổ.
|
13
|
Gạo gai
|
Thân có nhiều
gai to.
|
14
|
Keo các loại
|
Dễ gãy đổ, tán
thưa, nhỏ, ít tạo bóng mát.
|
PHỤ LỤC SỐ II
(Kèm theo Quy định
Quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương ban hành kèm theo Quyết định
số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
Về việc xác định hiện trường cây xanh
Hôm nay, vào lúc …….giờ…… phút, ngày ....tháng…….
năm……, tại hiện trường………………………………………………………………………………………………..
I. Thành phần gồm:
1. Ông (bà): …………………………………….,
chức vụ: ………………………………………
2. Ông (bà): ……………………………………., chức
vụ: ………………………………………
3. Ông (bà): …………………………………….,
chức vụ: ………………………………………
II. Nội dung: Đoàn tiến hành khảo sát và ghi nhận hiện trạng cây xanh cần chặt hạ, dịch
chuyển như sau:
- Địa điểm vị trí cây xanh chặt hạ, dịch
chuyển: ………………………………………………..
tại đường…………………………………………….., phường (thị trấn)………………………………… huyện (thành phố )……………………………………………………..
- Loại cây: ………………………….., chiều cao (m): ……………., đường kính (m):…………
- Hồ sơ quản lý, mã số cây (nếu có):…………………………………………………………….
- Lý do cần chặt hạ, dịch chuyển:
.......................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Biên bản kết thúc vào lúc ……. giờ…..phút……. và đồng ký tên./.
ĐẠI DIỆN ………..
|
NGƯỜI LẬP BIÊN
BẢN
|