ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 477/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 09 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC LỘC THẮNG, THỊ TRẤN LỘC THẮNG,
HUYỆN BẢO LÂM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày
19/6/2013;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP
ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày
07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 02/TTr-SNN ngày 11/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành điều tiết
hồ chứa nước Lộc Thắng, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.
Điều 2. Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Bảo
Lâm chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hồ chứa nước Lộc Thắng, thị trấn Lộc Thắng,
huyện Bảo Lâm theo đúng quy trình được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm; Giám đốc Trung tâm Quản lý và khai thác
công trình công cộng huyện Bảo Lâm và Thủ trưởng các ngành, cơ quan, đơn vị có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
-
CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- Lưu VT, NN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm S
|
QUY
TRÌNH
VẬN
HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC LỘC THẮNG, THỊ TRẤN LỘC THẮNG, HUYỆN BẢO LÂM
(Kèm
theo Quyết định số 477/QĐ-UBND ngày 09/3/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Các văn bản pháp lý liên quan
Mọi hoạt động có liên quan đến quản
lý, khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Lộc Thắng, thị trấn Lộc Thắng,
huyện Bảo Lâm đều phải tuân thủ:
1. Luật Tài nguyên nước số
17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
2. Luật Phòng chống thiên tai số
33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;
3. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
4. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
5. Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày
07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;
6. Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày
20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và
môi trường các hồ chứa thủy lợi, thủy điện;
7. Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày
07/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một
số Điều của Nghị định số 72/2007/NĐ-CP 07/5/2007 của Chính phủ.
8. Các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành:
a) Quy định về việc lập và ban hành
quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước - công trình thủy lợi (14TCN 121 -
2002) theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BNN ngày 10/06/2002 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
b) Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và
khai thác công trình thủy lợi kho nước (14TCN 55-88) do Bộ Thủy lợi (nay là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 01/3/1989;
c) Quy phạm công tác thủy văn trong hệ
thống thủy nông (14TCN 49-86) ban hành theo Quyết định số 179/QĐ-KT ngày
24/3/1986 của Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
d) Các tiêu chuẩn, quy phạm khác có
liên quan tới công trình thủy công của hồ chứa nước.
Điều 2. Quy định
chế độ vận hành điều tiết
Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Lộc
Thắng, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm phải đảm bảo:
1. An toàn công trình theo chỉ tiêu
phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1.5%, tương ứng với mực nước cao nhất
là + 836,10m; tần suất lũ kiểm tra P = 0,5%, tương ứng với mực nước cao nhất là
+ 836,18 m.
2. Cấp nước phục vụ sinh hoạt; sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước khác theo nhiệm vụ thiết kế
được duyệt.
3. Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả
lũ của hồ phải tuân thủ Quy trình vận hành, đảm bảo an toàn, không gây biến động
dòng chảy đột ngột vùng hạ du.
Điều 3. Phạm
vi áp dụng
1. Quy trình này là cơ sở pháp lý để
Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Bảo Lâm (Trung tâm
QL&KT CTCC Bảo Lâm) vận hành điều tiết hồ chứa nước Lộc Thắng.
2. Khi xuất hiện các tình huống đặc biệt
chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống
lụt bão của hồ chứa nước Lộc Thắng thực hiện theo sự chỉ đạo, điều hành thống
nhất của UBND tỉnh Lâm Đồng, trực tiếp là Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng (Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh) và UBND huyện Bảo
Lâm, trực tiếp là Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện Bảo Lâm.
Chương II
VẬN
HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 4. Các nội dung
công việc phải thực hiện trước mùa mưa lũ
Trước mùa mưa lũ hàng năm, Trung tâm
QL&KT CTCC Bảo Lâm phải thực hiện:
1. Kiểm tra công trình trước lũ theo
đúng các quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo
công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
2. Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy
văn trong mùa mưa lũ hàng năm và Quy trình này, lập kế hoạch tích, xả nước cụ
thể trong mùa mưa lũ, làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn
công trình và tích nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước, báo cáo UBND huyện Bảo
Lâm phê duyệt.
3. Lập phương án phòng chống lụt bão
cho hồ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 5. Điều tiết giữ
mực nước hồ trong mùa lũ
1. Trong quá trình vận hành điều tiết,
yêu cầu giữ mực nước hồ chứa thấp hơn hoặc bằng tung độ "Đường phòng phá
hoại" trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III).
2. Mực nước hồ cao nhất ở cuối các
tháng mùa lũ được giữ như sau:
Thời gian (ngày/tháng)
|
30/9
|
31/10
|
30/11
|
31/12
|
Mực nước cao nhất (mét)
|
835,60
|
835,60
|
835,60
|
835,60
|
Điều 6. Vận hành xả
lũ
1. Khi mực nước hồ vượt quá mực nước
dâng bình thường, tràn xả lũ tự động làm việc bình thường.
2. Khi mực nước hồ cao hơn quy định tại
Khoản 2, Điều 5 Quy trình này, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải theo
dõi diễn biến khí tượng, thủy văn để có biện pháp điều tiết nước phù hợp.
3. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước
dâng bình thường (+835,60m) nhưng chưa vượt quá mực nước dâng gia cường
(+836,11 m) tràn vận hành xả lũ, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải:
a) Theo dõi chặt chẽ quá trình xả lũ
qua tràn, diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, hiện trạng các công trình đầu
mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa; báo cáo UBND huyện Bảo Lâm, Ban chỉ huy
PCTT&TKCN huyện Bảo Lâm về việc xả lũ.
b) Thông báo cho chính quyền địa
phương để kịp thời thông tin, phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan
liên quan về việc xả lũ.
Điều 7. Vận hành xả
lũ trong một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp xảy ra mưa lũ đặc biệt lớn,
mực nước hồ có nguy cơ vượt qua mực nước dâng gia cường (+836,11m), Trung tâm
QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban
chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và UBND huyện Bảo Lâm, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện
Bảo Lâm quyết định phương án xả lũ để hạ thấp mực nước hồ, triển khai các biện
pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản của người dân vùng hạ du.
Chương III
VẬN
HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ TRONG MÙA KIỆT
Điều 8. Các nội dung
công việc phải thực hiện trước mùa kiệt
Trước mùa kiệt hàng năm, Trung tâm
QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng
thủy văn và nhu cầu dùng nước, lập kế hoạch cấp nước, báo cáo UBND huyện Bảo
Lâm phê duyệt và thông báo cho các hộ, đơn vị dùng nước trong hệ thống.
Điều 9. Điều tiết giữ
mực nước hồ trong mùa kiệt
1. Trong quá trình vận hành điều tiết,
mực nước hồ chứa phải giữ cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước"
trên biểu đồ điều phối (Phụ lục III).
Mực nước hồ thấp nhất ở cuối các tháng
mùa kiệt như sau:
Thời gian (ngày/tháng)
|
31/01
|
28/02
|
31/3
|
30/4
|
31/5
|
30/6
|
Mực nước thấp
nhất (m)
|
835,07
|
834,69
|
834,32
|
833,93
|
833,90
|
833,91
|
Điều 10. Vận hành cấp
nước
Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng tung
độ "Đường hạn chế cấp nước", Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm đảm
bảo cấp đủ nước cho các nhu cầu dùng nước theo kế hoạch cấp nước được duyệt.
Điều 11. Vận hành cấp
nước trong một số trường hợp đặc biệt
1. Khi mực nước hồ thấp hơn tung độ
"Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết, Trung tâm
QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải thông báo cho các hộ dùng nước và thực hiện
các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, để phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt.
2. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn
mực nước chết, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải lập phương án sử dụng
nước, báo cáo UBND huyện Bảo Lâm quyết định, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Chương IV
VẬN
HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ
Điều 12. Báo cáo sự cố
công trình
Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập
chính, đập phụ, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an
toàn cho công trình, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải lập phương án xử
lý khẩn cấp; báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ huy
PCTT&TKCN tỉnh và UBND huyện Bảo Lâm trình UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét quyết
định xả nước, hạ mực nước hồ xuống đến mức đảm bảo an toàn cho các công trình đầu
mối của hồ chứa; đồng thời, đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.
Điều 13. Xử lý sự cố
Khi tràn xả lũ, cống lấy nước có sự cố
không vận hành được, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm phải triển khai ngay
biện pháp xử lý sự cố; đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và UBND huyện Bảo Lâm trình UBND tỉnh Lâm
Đồng để quyết định biện pháp khẩn cấp, đảm bảo an toàn công trình và phương án
khắc phục hậu quả.
Chương V
QUAN
TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 14. Quan trắc
khí tượng, thủy văn
Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm
phải quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí
tượng thủy văn khác theo quy định hiện hành.
Điều 15. Tính toán lượng
nước đến hồ
Hàng năm, Trung tâm QL&KTCTCC huyện
Bảo Lâm phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở để lập kế hoạch
tích nước, cấp nước và xả nước.
Điều 16. Tính toán và
kiểm tra lưu lượng lũ, lưu lượng kiệt
1. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa
lũ hàng năm, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm lập báo cáo đánh giá việc xả
lũ, bao gồm: lưu lượng xả, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ
và ảnh hưởng đối với vùng hạ du.
2. Hàng năm, Trung tâm QLĐT&KTCTCC
huyện Bảo Lâm tiến hành điều tra, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước
đến hồ; lưu lượng kiệt; ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản
lý khai thác.
Chương VI
TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 17. Trung tâm
QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và
tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.
2. Hàng năm, tiến hành tổng kết đánh
giá việc thực hiện quy trình, trình cấp có thẩm quyền cho phép sửa đổi hoặc bổ
sung Quy trình khi cần thiết.
3. Đề nghị các cấp chính quyền, cơ
quan, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện đúng Quy trình này.
4. Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm
quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Quy trình này.
5. Giám đốc Trung tâm QLĐT&KTCTCC
huyện Bảo Lâm chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa nước Lộc Thắng
trong các trường hợp sau:
a) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ
cao hơn "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối.
b) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ
thấp hơn "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối và chưa xuống
đến mực nước chết.
c) Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ
thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
d) Theo dõi, thực hiện điều tiết, vận
hành xả lũ theo quy định tại Điều 6 Quy trình này.
Điều 18. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Trung
tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm trong việc thực hiện Quy trình này; quyết định
xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền,
cụ thể:
1. Trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ
sung Quy trình này.
2. Trình UBND tỉnh quyết định phương
án xả lũ khi xảy ra lũ đặc biệt lớn.
3. Trình UBND tỉnh quyết định giải
pháp xử lý khẩn cấp khi hồ chứa có nguy cơ mất an toàn.
4. Phê duyệt Phương án phòng chống lụt
bão hàng năm của hồ.
5. Trình Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh
cho phép trữ hoặc xả nước theo quy định tại Điều 7 Quy trình này.
Điều 19. Ban chỉ huy
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng
Chỉ đạo địa phương, đơn vị quản lý
công trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố xảy ra đối với công trình và vùng hạ du;
đồng thời, báo cáo cơ quan cấp trên để có biện pháp xử lý triệt để, cụ thể:
1. Tổ chức, phối hợp với địa phương,
các đơn vị liên quan kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ; tổng hợp
trình cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí sửa chữa, khắc phục đảm bảo an toàn
cho công trình.
2. Thường xuyên theo dõi diễn biến
tình hình mưa lũ và việc vận hành công trình để thông báo kịp thời trên phương
diện thông tin đại chúng và chỉ đạo việc phòng chống lụt bão, xử lý các tình huống
bất thường có ảnh hưởng đến an toàn công trình và vùng hạ du quyết định phương
án xử lý khẩn cấp theo Điều 7 Quy trình này.
Điều 20. Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng
1. Chỉ đạo các ngành, các cấp, cơ
quan, đơn vị có liên quan thực hiện đúng Quy trình này.
2. Xử lý các hành vi ngăn cản việc thực
hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình này theo thẩm quyền.
3. Quyết định việc vận hành điều tiết
hồ chứa khi xảy ra tình huống như quy định tại Điều 12, Điều 13 Quy trình này.
4. Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo
an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy
định tại Điều 13 Quy trình này; huy động nhân lực, vật tư để xử lý và khắc phục
các sự cố.
5. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Bảo Lâm, Ban chỉ huy
PCTT&TKCN huyện Bảo Lâm, Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm và các
ngành, các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định
tại Khoản 2, Điều 4; Điều 7; Điều 12; Điều 13 Quy trình này.
6. Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy
trình theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 21. Trách nhiệm
của các cấp chính quyền huyện, xã
1. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định
tại Quy trình này.
2. Ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền các
hành vi ngăn cản việc thực hiện hoặc vi phạm các quy định của Qui trình này.
3. UBND huyện Bảo Lâm có trách nhiệm
phê duyệt kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ đảm bảo an toàn công trình
và tích nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước theo quy định tại Khoản 2, Điều 4
Quy trình này.
4. Thực hiện các phương án đảm bảo an
toàn cho vùng hạ du, khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp.
5. Huy động nhân lực, vật lực của các
cơ quan, tổ chức trên địa bàn phối hợp với Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo
Lâm trong công tác phòng, chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.
6. Tuyên truyền, vận động nhân dân địa
phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống
lụt bão, bảo vệ an toàn công trình.
Điều 22. Trách nhiệm
của các hộ dùng nước và đơn vị hưởng lợi khác
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình
này và các quy định khác có liên quan theo quy định của Luật Phòng chống thiên
tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và các văn bản pháp quy có liên quan đến việc
quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Hàng năm, phải ký hợp đồng dùng nước
với Trung tâm QL&KTCTCC huyện Bảo Lâm, để có căn cứ lập kế hoạch cấp nước,
xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.
Chương VII
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Điều khoản
thi hành
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy
trình này sẽ được khen thưởng theo quy định, mọi hành vi vi phạm Quy trình này
sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy trình
này, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Trung tâm QLĐT&KTCTCC huyện Bảo
Lâm tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh
Lâm Đồng quyết định./.
PHỤ
LỤC I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC LỘC THẮNG
1. Tên công trình: Hồ chứa nước Lộc Thắng
2. Địa điểm xây dựng:
Hồ chứa nước Lộc Thắng thuộc địa phận
thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Bảo Lộc 20 km
về phía Tây Bắc.
Toạ độ địa lý vùng hồ chứa: X =
1283854.061 m, Y = 508488.478 m
3. Nhiệm vụ công trình:
+ Cấp nước tưới cho 700 ha cây CN:
|
3,010,000 m3/năm
|
+ Điều tiết một phần cho thủy điện Lộc
Phát:
|
1,816,000 m3/năm
|
Tổng cộng: 4,826,000 m3/năm.
4. Thành phần công trình:
- Một đập đất đồng chất, mặt cắt hình
thang chắn ngang suối để tạo hồ chứa.
- Một tràn xả lũ bố trí ở vai trái đập
đất trùng với vị trí tràn hiện có hình thức tràn: Tràn tự do, phía trên bố trí
cầu giao thông kết cấu bê tông cốt thép.
- Cống đầu mối có nhiệm vụ lấy nước
vào kênh tưới và tháo cạn hồ khi cần thiết.
Đập đất:
Vật liệu đắp đập và hình thức đập:
+ Hình thức đập: Đập được đắp cao phần
mặt trên tuyến đập hiện hữu với phần tôn cao khoảng 50-60cm.
Đất đắp đập được lấy tại bãi vật liệu
của giai đoạn trước có các chỉ tiêu cơ lý:
- Dung trọng khô: gk = 1,49T/m3
- Lực dính đơn vị: CTB= 0,25 kg/cm2
- Góc ma sát trong: TB = 19012'
- Hệ số thấm: KTB= 2.69x10-6cm/s
Kích thước cơ bản của mặt cắt đập:
- Cao trình đỉnh đập đã được tính toán
với 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Ứng với MNDBT = 835.60
m
+ Trường hợp 2: Ứng với MNDGC = 836.10
m
- Kết quả tính toán xác định được cao
trình đỉnh tường chắn sóng:
Ñcs= 837.40m
- Cao trình mặt đập: Ñmđ= 836.80 m
- Chiều rộng đỉnh đập:
+ Đỉnh đập được kết hợp giao thông nên
chọn Bđ = 5,0m.
- Hệ số mái:
+ Mái thượng lưu: mt = 2.75
+ Mái hạ lưu: mh = 2.5
Thoát nước thân đập:
Loại lăng trụ đá xếp cao trình đỉnh
lăng trụ: Ñ 832.40 m
Bảo vệ mái đập và đỉnh đập:
* Mái thượng lưu:
Mái thượng lưu được gia cố bằng tấm
đan bê tông cốt thép M2000 đá 1x2, đổ tại chỗ dày 10cm. Trong thời gian sử dụng
đã xuất hiện hư hỏng nhỏ, một số tấm lát đã bị nứt gãy phải thay thế lại trong
giai đoạn nâng cấp sửa chữa. Khối lượng hư hỏng chiếm 50%.
* Mái hạ lưu:
Mái hạ lưu được trồng cỏ kết hợp rãnh
thoát nước bảo vệ mái đập, trong thời gian sử dụng các rãnh thoát nước trên mái
đập bị bồi lắng đầy rãnh không còn khả năng thoát nước khi trời mưa. Cần được nạo
vét, những đoạn rãnh thoát nước bị hư hỏng cần được làm mới.
* Đỉnh đập:
- Bảo vệ bằng lớp cấp phối đá dăm lớp
dưới dày 20cm, một lớp đá dăm lớp trên dày 20cm và trên mặt đổ bê tông nhựa
nóng dày 4cm, có độ dốc về mỗi bên 3%.
- Mặt đập về phía thượng lưu bố trí tường
chắn sóng để đảm bảo an toàn cho đập khi mực nước hồ dâng cao đến cao trình
MNDGC.
- Mặt đập về phía hạ lưu: bố trí tường
bó vỉa bằng bê tông M200 chống xói mặt đập cũng như tạo vẻ đẹp cho mặt đập.
- Trên mặt đập dọc theo chiều dài đập
bố trí 4 đèn cao áp trên tường bó vỉa hạ lưu đập để tạo cảnh quan tổng thể
chung cho đập.
Đường tràn xả lũ:
Về phương án tràn đơn vị tư vấn đã khảo
sát và đánh giá hiện trạng của tràn ở phần trên có đưa ra một vài phương án như
sau
Về phía cầu giao thông:
- Với hiện trạng mặt cầu còn tốt có thể
làm ngưỡng tràn dịch về phía hạ lựu để giữ lại toàn bộ cầu hiện có. Nhưng qua
phần đánh giá trên nhận thấy nếu để bảo vệ được cầu hiện tại thì về phần tổng
thể mỹ quan của mặt đập là không phù hợp. Vì tại vị trí cầu cao trình mặt cầu
là 836.20m.
- Mặt khác tuy mặt cầu còn tốt nhưng
phần mố cầu làm bằng đá xây lên đã có hiện tượng xuống cấp, nếu giữ lại sau khi
nâng cấp hồ và đi vào hoạt động qua thời gian khi có lượng xe qua lại cầu tăng
lên do nhu cầu, lúc đó mố cầu sẽ xuống cấp nhanh hơn. Vì hiện tại tuyến đường
vào đập chưa hoàn chỉnh lên chưa có xe hoạt động nhiều trên cầu. Khi đó việc sửa
chữa cầu là rất tốn kém và rất khó khăn.
- Với phương án dùng biện pháp để di
chuyển toàn bộ mặt cầu ra khỏi vị trí cầu và xây dựng phần mố hoàn thiện, rồi
đưa mặt cầu trở lại vị trí ban đầu. Toàn bộ mặt cầu có khối lượng trên 19 m3 bê
tông do đó trọng lượng mặt cầu khoảng trên 40 tấn, với trọng lượng như trên thì
dùng biện pháp di dời mặt cầu đi nơi khác là rất tốn kém. Phương án này cũng
cho thấy không hiệu quả.
Vậy việc phá bỏ cầu cũ để xây dựng cầu
mới là hợp lý
Đơn vị tư vấn chỉ đề xuất hai tuyến
tràn có khả thi để thông qua tính toán chọn phương án có lợi nhất.
Tràn được xây dựng ngay trên tuyến
tràn hiện hữu với các thông số sau
Các thông số thủy lực:
- Cao trình ngưỡng tràn:
|
Ñ 835.60 m
|
- Chiều rộng ngưỡng tràn:
|
B = 5.00 m
|
- Lưu lượng xả max:
|
Qxả max = 3.55 m3/s
|
- Cột nước tràn max:
|
Hmax = 0.51 m
|
- Cao trình MNDGC:
|
Ñ836.11 m
|
- Cao trình MNDBT:
|
Ñ835.60 m
|
Hình thức, kết cấu tràn:
- Hình thức: Đập tràn mặt cắt Ôpêxêrốp
không chân không, nối tiếp sau ngưỡng là đoạn dốc nước, bể tiêu năng và gia cố
hạ lưu, trên ngưỡng tràn bố trí cầu giao thông.
- Kết cấu: Tràn được làm bằng BTCT
M200.
Các kích thước cơ bản:
Đoạn cửa vào
+ Chiều dài L= 5.42 m
+ Chiều rộng thu hẹp dần từ B = 6.9 m
về B= 5,0m
+ Cao trình đáy đoạn cửa vào: 834.90 m
+ Tường bên bằng BTCT M200 đá 1x2 có
mái bằng mái thượng lưu đập đất m = 2.75
+Bản đáy bằng BTCTù M200 đá 1x2 dày
40cm.
Ngưỡng tràn:
+ Hình thức kết cấu: Tràn mặt cắt
Ôphixêrốp không chân không tự do, làm bằng BTCT M200
+ Cao trình ngưỡng: 835.60 m
+ Chiều dài đoạn ngưỡng tràn L = 5,0
(m)
+ Chiều rộng ngưỡng tràn B = 5m.
- Cầu giao thông trên tràn
+ Đập được kết hợp giao thông vì vậy
trên ngưỡng tràn bố trí cầu giao thông.
+ Chiều dài cầu 5.6m 1 nhịp.
+ Chiều rộng cầu 5m
+ Kết cấu: dầm bản bằng BTCT M300 đá
1x2, cao trình mặt cầu 837.00 m
Đoạn thu hẹp:
+ Chiều dài: 9.0 m.
+ Chiều rộng: Thay đổi từ 5m đến 2.5m.
+ Độ dốc i = 12%
+ Kết cấu: Được làm bằng BTCT M200 đá
1x2
- Đoạn dốc nước
+ Chiều dài: 24 m
+ Chiều rộng B = 2.5m
+ Độ dốc i = 12%
+ Kết cấu BTCT M200 đá 1x2
Bể tiêu năng:
Qua tính toán thủy lực tiêu năng sau
tràn xác định được các kích thước cơ bản của bể tiêu năng như sau:
+ Tổng chiều dài bể: L = 5.60 m
+ Chiều rộng bể: B = 2.5m - 5.0 m
+ Chiều sâu bể: d = 0.50 m
+ Cao trình đáy bể: 830.40 m
Đoạn gia cố hạ lưu:
+ Chiều dài đoạn gia cố: L = 10m
+ Mặt cắt hình thang: B = 5m; H =
1,2m; m = 1,5
+ Kết cấu rọ đá hộc kích thước rọ
(2x1x0.5)m.
Cống lấy nước:
Như phần hiện trạng đã trình bày cống
còn tốt hoạt động bình thường, riêng chỉ có phần nhà tháp cống và phần đá lát bảo
vệ hạ lưu cống bị hỏng do tác động của con người.
- Vì vậy cống được tận dụng cống cũ và
sửa chữa phần nhà tháp van cũng như xây lại phần đá lát bảo vệ hạ lưu cống thay
cửa van và ty van để phục vụ công việc điều tiết cũng như bảo vệ an toàn cho cống.
- Cống có nhiệm vụ lấy nước tưới và
tháo cạn hồ vào cuối vụ tưới hàng năm để bắt cá và để sửa chữa các hạng mục
công trình đầu mối (khi cần thiết).
- Hình thức kết cấu cống:
Cống hộp bằng BTCTM200 đá 1x2
+ Cao trình đáy cửa vào:
|
831.00 m
|
+ Chiều dài thân cống:
|
L = 27.0 m
|
+ Độ dốc cống:
|
i = 1%
|
+ Cao trình đáy cửa ra:
|
830.76 m
|
+ Cao trình đáy bể tiêu năng:
|
830.46 m
|
Nhà quản lý:
- Như đã trình bày trong phần đánh giá
hiện trạng thì nhà quản lý đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn, chỉ còn lại một phần
tường của nhà qua thời gian dưới tác động của thời tiết thì phần tường này
không còn khả năng chịu lực. Do vậy để phục vụ cho công tác quản lý sau này
cũng như tạo cảnh quan tổng thể cho công trình thì nhà quản lý được xây dựng mới
hoàn toàn.
5. Cấp công trình đầu mối: Cấp III.
6. Các thông số kỹ thuật chính công
trình hồ Lộc Thắng.
Bảng thông số kỹ thuật
TT
|
Thông số
|
Giá trị
|
1
|
Cao trình đỉnh đập (m)
|
836.20
|
3
|
Cao trình MNDBT (m)
|
835.60
|
3
|
Cao trình MNC (m)
|
833.90
|
4
|
Cao trình MNDGC (m)
|
836.11
|
5
|
Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT (ha)
|
243.2
|
6
|
Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC (ha)
|
251.5
|
7
|
Diện tích mặt hồ ứng với đỉnh đập
(ha)
|
262.54
|
8
|
Dung tích hồ (103m3)
|
7.428.9
|
8
|
Chiều rộng ngưỡng tràn (m)
|
5.0
|
9
|
Lưu lượng qua tràn Qmax (m3/s)
|
3.55
|
10
|
Cột nước trên tràn Hmax (m)
|
0.51
|
PHỤ
LỤC II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỒ CHỨA NƯỚC LỘC
THẮNG
1. Luật Tài nguyên nước (năm 1998):
Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000); Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi (năm 2001).
2. Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121-2002 - Hồ
chứa nước - Công trình thủy lợi, Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành
điều tiết (của Bộ NN&PTNT).
3. Các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản
liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước (của Bộ NN&PTNT và các cơ
quan chức năng).
4. Các văn bản của UBND tỉnh Lâm Đồng
(và các cơ quan chức năng) về việc khai thác và bảo vệ hồ chứa nước Lộc Thắng.
5. Các tài liệu, số liệu khí tượng thủy
văn
6. Các tài liệu khí tượng thủy văn
dùng trong thiết kế hồ chứa nước Lộc Thắng.
7. Các tài liệu khí tượng thủy văn cập
nhật đến năm 2016.
8. Các tài liệu số liệu để lập Quy
trình vận hành công trình đầu mối.
9. Mục tiêu và yêu cầu
- Về phòng lũ: Đảm bảo an toàn cho
công trình theo tần suất thiết kế P = 1.5% và lũ kiểm tra P = 0,5% (theo QCVN
04-05/2012)
Về cấp nước: Đảm bảo cấp đủ nước theo
các nhiệm vụ thiết kế được duyệt: 4,826,000 m3
+ Cấp nước tưới cho 700 ha cây CN
|
3,010,000 m3
|
+ Cấp nước cho thủy điện Lộc Phát
|
1,816,000 m3
|
PHỤ
LỤC III
CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG TRA
Phụ lục III.1: Bảng số liệu dòng chảy
đến hồ chứa.
Phụ lục III.2: Kết quả tính toán yêu cầu
dùng nước.
Phụ lục III.3: Tổng hợp kết quả tính toán
điều tiết lũ.
Phụ lục III.4: Biểu đồ điều phối hồ chứa
nước Lộc Thắng.
Phụ lục III.5: Bảng tra và đồ thị quan
hệ mực nước, dung tích hồ.
PHỤ LỤC III.1
BẢNG SỐ LIỆU
DÒNG CHẢY ĐẾN HỒ CHỨA
Tháng Năm
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
TB năm
|
1980
|
3.47
|
2.19
|
1.51
|
2.30
|
6.22
|
18.97
|
17.32
|
18.90
|
47.32
|
45.36
|
26.16
|
7.96
|
16.47
|
1981
|
4.37
|
3.68
|
1.91
|
2.41
|
4.79
|
33.00
|
21.84
|
54.03
|
32.11
|
33.89
|
13.86
|
5.64
|
17.63
|
1982
|
2.77
|
1.55
|
1.97
|
6.48
|
6.64
|
13.25
|
29.40
|
31.42
|
60.99
|
29.92
|
17.85
|
7.98
|
17.52
|
1983
|
3.47
|
2.08
|
1.56
|
2.07
|
3.63
|
14.28
|
18.68
|
34.02
|
31.45
|
50.32
|
18.64
|
6.48
|
15.56
|
1984
|
3.38
|
1.68
|
1.13
|
3.31
|
5.79
|
13.93
|
23.85
|
75.52
|
45.21
|
28.25
|
11.78
|
6.85
|
18.39
|
1985
|
3.76
|
2.47
|
2.04
|
6.69
|
12.20
|
30.35
|
26.98
|
27.51
|
28.75
|
34.68
|
16.50
|
10.48
|
16.87
|
1986
|
5.17
|
3.23
|
3.24
|
4.30
|
13.76
|
16.37
|
23.73
|
63.75
|
50.40
|
42.74
|
22.57
|
10.50
|
21.65
|
1987
|
4.68
|
2.29
|
1.77
|
1.55
|
2.25
|
9.17
|
22.72
|
31.27
|
40.02
|
33.97
|
21.23
|
9.04
|
15.00
|
1988
|
5.40
|
4.16
|
2.66
|
3.20
|
6.54
|
19.08
|
16.74
|
16.26
|
18.65
|
30.24
|
17.90
|
6.98
|
12.32
|
1989
|
2.77
|
1.55
|
1.97
|
6.48
|
6.64
|
13.25
|
29.24
|
28.53
|
60.99
|
29.92
|
17.85
|
7.87
|
17.25
|
1990
|
3.50
|
2.52
|
2.95
|
2.40
|
3.42
|
26.28
|
22.03
|
40.36
|
54.14
|
32.70
|
18.00
|
8.06
|
18.03
|
1991
|
3.97
|
2.40
|
2.45
|
3.81
|
8.55
|
9.73
|
30.63
|
52.18
|
57.94
|
36.10
|
15.02
|
6.04
|
19.07
|
1992
|
3.10
|
2.54
|
2.28
|
4.19
|
5.71
|
19.78
|
26.10
|
45.35
|
39.31
|
30.76
|
14.35
|
6.35
|
16.65
|
1993
|
3.94
|
2.17
|
4.01
|
5.25
|
11.33
|
14.72
|
25.79
|
32.32
|
28.29
|
49.92
|
20.92
|
12.89
|
17.63
|
1994
|
6.30
|
4.81
|
3.50
|
6.27
|
11.04
|
10.54
|
33.37
|
44.49
|
50.35
|
46.82
|
16.45
|
8.73
|
20.22
|
1995
|
5.21
|
4.31
|
3.80
|
4.70
|
4.28
|
9.11
|
25.96
|
26.62
|
44.98
|
48.89
|
13.41
|
6.18
|
16.45
|
1996
|
4.04
|
2.89
|
2.33
|
12.73
|
14.24
|
18.15
|
21.54
|
40.13
|
61.30
|
60.50
|
25.91
|
10.72
|
22.87
|
1997
|
4.88
|
6.68
|
4.76
|
12.93
|
20.14
|
19.99
|
35.81
|
67.46
|
41.17
|
33.80
|
18.21
|
8.29
|
22.84
|
1998
|
3.56
|
2.49
|
1.45
|
3.56
|
10.42
|
11.70
|
18.91
|
22.36
|
40.10
|
43.92
|
50.77
|
22.49
|
19.31
|
1999
|
8.10
|
3.16
|
5.54
|
18.38
|
30.94
|
42.83
|
42.68
|
69.20
|
28.19
|
22.89
|
17.55
|
9.58
|
24.92
|
2000
|
5.80
|
4.19
|
5.08
|
9.35
|
15.36
|
21.43
|
38.60
|
35.99
|
48.38
|
52.37
|
30.90
|
16.92
|
23.70
|
2001
|
10.31
|
5.51
|
4.20
|
8.70
|
8.12
|
13.44
|
43.12
|
52.58
|
35.60
|
33.40
|
16.63
|
6.37
|
19.83
|
2002
|
3.17
|
1.85
|
1.72
|
4.95
|
3.59
|
9.05
|
26.72
|
63.83
|
45.76
|
32.69
|
16.22
|
7.41
|
18.08
|
2003
|
4.90
|
2.01
|
2.28
|
4.77
|
17.21
|
38.60
|
26.24
|
31.94
|
41.97
|
50.89
|
24.59
|
9.78
|
21.27
|
2004
|
5.04
|
2.49
|
3.56
|
8.78
|
12.58
|
31.48
|
31.78
|
61.25
|
27.67
|
27.56
|
9.81
|
5.05
|
18.92
|
2005
|
1.96
|
1.04
|
1.81
|
2.74
|
4.06
|
3.65
|
11.83
|
53.99
|
48.02
|
38.46
|
15.92
|
9.93
|
16.12
|
2006
|
6.25
|
3.74
|
2.92
|
3.86
|
4.36
|
11.68
|
32.99
|
72.64
|
43.86
|
45.51
|
14.71
|
6.38
|
20.74
|
2007
|
2.91
|
1.32
|
5.22
|
5.68
|
10.89
|
19.97
|
30.83
|
68.83
|
45.60
|
46.79
|
15.54
|
6.46
|
21.67
|
2008
|
3.21
|
2.36
|
4.62
|
6.52
|
20.84
|
14.86
|
10.34
|
29.88
|
41.27
|
34.32
|
16.95
|
8.52
|
16.14
|
2009
|
4.05
|
2.09
|
3.08
|
7.58
|
18.38
|
18.30
|
27.39
|
44.05
|
51.62
|
39.39
|
9.99
|
4.69
|
19.22
|
2010
|
3.37
|
2.20
|
1.22
|
2.73
|
5.82
|
6.45
|
8.72
|
15.22
|
14.31
|
28.73
|
20.71
|
11.32
|
10.07
|
2011
|
4.87
|
2.08
|
3.14
|
4.73
|
9.96
|
28.74
|
27.78
|
35.28
|
39.02
|
34.98
|
16.26
|
5.80
|
17.72
|
2012
|
5.45
|
4.29
|
3.46
|
8.78
|
19.46
|
17.14
|
25.32
|
29.94
|
39.67
|
36.17
|
13.56
|
5.79
|
17.42
|
2013
|
2.33
|
1.24
|
2.53
|
10.10
|
16.60
|
26.90
|
34.80
|
33.30
|
39.70
|
42.10
|
15.60
|
6.65
|
19.32
|
2014
|
4.90
|
1.45
|
1.03
|
6.91
|
14.30
|
16.90
|
29.60
|
43.50
|
35.60
|
38.90
|
21.80
|
12.60
|
18.96
|
2015
|
4.67
|
1.36
|
1.89
|
2.55
|
7.69
|
27.50
|
37.50
|
31.70
|
20.90
|
0.93
|
0.29
|
0.16
|
11.43
|
Bq
|
4.57
|
2.82
|
3.05
|
6.52
|
11.52
|
18.62
|
27.58
|
42.47
|
40.87
|
37.49
|
18.06
|
8.50
|
18.51
|
Max
|
10.31
|
6.68
|
5.54
|
18.38
|
30.94
|
42.83
|
43.12
|
72.64
|
61.30
|
60.50
|
50.77
|
22.49
|
24.92
|
Min
|
1.96
|
1.04
|
1.03
|
2.40
|
3.42
|
3.65
|
8.72
|
15.22
|
14.31
|
0.93
|
0.29
|
0.16
|
10.07
|
PHỤ LỤC III.2
KẾT QUẢ TÍNH
TOÁN NƯỚC
Tổng nhu cầu
dùng nước của hồ Lộc Thắng
Tháng
|
WYCTưới
(m3)
|
WYTĐ
(m3)
|
Tổng
(103m3)
|
1
|
700,000.00
|
195,500
|
895.50
|
2
|
700,000.00
|
121,500
|
821.50
|
3
|
700,000.00
|
121,500
|
821.50
|
4
|
210,000.00
|
121,500
|
331.50
|
5
|
-
|
121,500
|
121.50
|
6
|
-
|
237,500
|
237.50
|
7
|
-
|
|
-
|
8
|
-
|
|
-
|
9
|
-
|
|
-
|
10
|
-
|
|
-
|
11
|
-
|
620,500
|
620.50
|
12
|
700,000.00
|
276,500
|
976.50
|
Tổng
|
3,010,000.00
|
1,816,000
|
4,826.00
|
PHỤ LỤC III.3
TỔNG HỢP KẾT
QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ
a. Trường hợp tính toán
• Tần suất lũ thiết kế
P = 1.5 %
• Tần suất lũ kiểm tra
P = 0.5%
• Tràn xả lũ: B: 5.0 m
• Mực nước trước lũ =
MNDBT = 835.60 m.
b. Kết quả tính toán
Tần suất
|
Trường hợp
tính toán
|
Ztr.lũ (m)
|
Z max (m)
|
Q xả (m3/s)
|
▼đỉnh đập
(m)
|
P = 1.5%
|
Bình thường
|
835.60
|
836.10
|
3.59
|
836.20
|
P = 0.5%
|
Bình thường
|
835.60
|
836.18
|
4.41
|
836.20
|
c. Kết luận:
• Khi hồ đã tích đến mực
nước H = +835.60m bắt đầu có lũ về tràn bắt đầu xả lũ, đảm bảo giữ mực nước
trong hồ bằng mực nước dâng bình thường + 835.60m.
PHỤ LỤC III.4
BIỂU ĐỒ ĐIỀU
PHỐI
Bảng tọa độ
đường phòng phá hoại và đường hạn chế cấp nước (m)
Tháng
|
1/5
|
1/6
|
1/7
|
1/8
|
1/9
|
1/10
|
1/11
|
1/12
|
1/1
|
1/2
|
1/3
|
1/4
|
30/4
|
Zmax
|
833.90
|
834.24
|
834.63
|
835.57
|
835.60
|
835.60
|
835.60
|
835.60
|
835.46
|
835.10
|
834.72
|
834.30
|
833.90
|
Zmin
|
833.90
|
833.91
|
833.93
|
834.26
|
834.61
|
835.07
|
835.44
|
835.44
|
835.07
|
834.69
|
834.32
|
833.93
|
833.90
|
Ghi chú:
|
[1] - Đường phòng phá hoại
|
|
[2] - Đường hạn chế cấp nước
|
|
[3] - Đường phòng lũ
|
|
[85%] - Đường mực nước năm thiết kế
|
|
A - Vùng hạn chế cấp nước
|
|
B - Vùng cấp nước bình thường
|
|
C - Vùng cấp nước gia tăng
|
|
D - Vùng xả lũ bình thường
|
|
E - Vùng xả lũ bất bình thường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC III.5
BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG
TRA QUAN HỆ MỰC NƯỚC, DUNG TÍCH HỒ CHỨA NƯỚC LỘC THẮNG
Bảng tọa độ
quan hệ Z ~ W
Z
|
0
|
0.1
|
0.2
|
0.3
|
0.4
|
0.5
|
0.6
|
0.7
|
0.8
|
0.9
|
830.50
|
-
|
0.01
|
0.03
|
0.04
|
0.05
|
0.07
|
0.14
|
0.21
|
0.28
|
0.35
|
831.00
|
0.066
|
0.14
|
0.21
|
0.28
|
0.35
|
0.42
|
0.49
|
0.56
|
0.63
|
0.70
|
832.00
|
0.765
|
0.89
|
1.02
|
1.15
|
1.28
|
1.41
|
1.54
|
1.66
|
1.79
|
1.92
|
833.00
|
2.050
|
2.22
|
2.40
|
2.57
|
2.74
|
2.92
|
3.09
|
3.26
|
3.43
|
3.61
|
834.00
|
3.780
|
3.99
|
4.21
|
4.42
|
4.63
|
4.85
|
5.06
|
5.27
|
5.49
|
5.70
|
835.00
|
5.915
|
6.16
|
6.40
|
6.64
|
6.88
|
7.12
|
7.36
|
7.61
|
7.85
|
8.09
|
836.00
|
8.330
|
8.59
|
8.85
|
9.10
|
9.36
|
9.62
|
9.88
|
10.13
|
10.39
|
10.65
|
837.00
|
10.907
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
|