Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 448/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định Người ký: Nguyễn Văn Tuấn
Ngày ban hành: 22/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 448/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 22 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP, ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Căn cứ Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 457/2002/QĐ-UBND ngày 5/02/2002 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2010.

Căn cứ Thông báo 70/TB-UBND ngày 13/4/2009 của UBND tỉnh về việc Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2020; Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 1/4/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương chi tiết Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật “Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

Xét hồ sơ và đề nghị tại Tờ trình số: 05/TTr-SXD ngày 12/01/2011 của Sở Xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020 và ý kiến của UBND các huyện, UBND thành phố Nam Định, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020, với nội dung sau:

1. Chủ đầu tư.

+ Sở Xây dựng: Lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020.

+ Các nhà đầu tư: Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các dự án sản xuất VLXD

2. Quan điểm điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến 2020 theo hướng phát triển nhanh, bền vững, sát với thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế, tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường, đồng thời phù hợp với các quy hoạch khác liên quan, đặc biệt là “Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/8/2008, tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg và “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020”.

- Không phát triển dàn trải tất cả các chủng loại sản phẩm VLXD. Tập trung phát triển những chủng loại vật liệu xây dựng trên cơ sở khai thác có hiệu quả thế mạnh về tài nguyên khoáng sản, thế mạnh về thị trường và lao động của địa phương, đồng thời không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Ưu tiên đầu tư phát triển doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có quy mô vừa và nhỏ, công suất hợp lý, công nghệ hiện đại, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

3. Mục tiêu điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

- Khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản sét, cát đen lòng sông để phát triển sản phẩm gạch xây, cát đen xây dựng trở thành sản phẩm mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong, ngoài tỉnh về số lượng và chất lượng.

- Sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, tiêu hao nguyên, nhiên liệu thấp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung dần thay thế gạch đất sét nung, phấn đấu sản lượng đạt tỷ lệ: 20% (khoảng 225 triệu viên) vào năm 2015, và 30% (khoảng 469 triệu viên) vào năm 2020.

Theo đó, gạch xi măng - cốt liệu chiếm từ 50% trở lên so với tổng số vật liệu xây không nung. Gạch nhẹ trên tổng số vật liệu xây không nung chiếm từ 40% trở lên so với tổng số vật liệu xây không nung. Gạch nhẹ có 2 loại sản phẩm chính sau:

+ Gạch từ bê tông khí chưng áp (AAC): Tỷ lệ gạch AAC trên tổng số vật liệu xây không nung chiếm từ 35% trở lên.

+ Gạch từ bê tông bọt: Tỷ lệ gạch từ bê tông bọt trên tổng số vật liệu xây không nung khoảng 5% trở lên.

Gạch khác (vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp...) đạt tỷ lệ từ 10% trở lên.

4. Nội dung điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020

a. Vật liệu xây nung

* Giai đoạn từ 2010 đến 2015

- Đầu tư xây dựng mới vào năm 2011-2015 thêm 5 Nhà máy gạch Tuynel, công suất thiết kế bình quân 20 triệu viên/năm, của các nhà đầu tư, đã có chủ trương xây dựng, nhưng chưa hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý có liên quan.

- Chuyển đổi sản xuất gạch thủ công sang công nghệ lò đứng liên tục cải tiến, một cụm có 2 lò cho 05 cơ sở với công suất bình quân 2,5 triệu viên/năm. Sản lượng của 05 cơ sở đầu tư mới và 07 cơ sở hiện có dự kiến đạt 35 triệu viên vào năm 2015. Vốn đầu tư dự kiến khoảng 12.000 triệu đồng.

- Giảm một số lò thủ công hiện có mà hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, gây ô nhiễm môi trường, không có nguồn nguyên liệu ổn định, với tổng sản lượng của các lò này khoảng 50 triệu viên gạch nung quy chuẩn, tiêu chuẩn/năm, so với sản lượng năm 2010. Số cơ sở sản xuất gạch thủ công giảm tại mỗi huyện khoảng 20 lò, toàn tỉnh bằng 180 lò.

* Giai đoạn 2015-2020

- Đầu tư xây dựng mới 15 nhà máy gạch Tuynel trên địa bàn toàn tỉnh, bình quân mỗi năm 3 nhà máy gạch Tuynel, công suất mỗi nhà máy 20 triệu viên/năm. Trong đó, 02 nhà máy để từng bước thay thế lò gạch thủ công, 01 nhà máy để duy trì năng lực sản xuất trên địa bàn. Địa điểm đầu tư được lựa chọn tại các xã đang hoạt động sản xuất gạch nung với sản lượng vượt trội, sử dụng nhiều lao động, nguồn nguyên liệu dồi dào.

- Đầu tư xây dựng mới bình quân mỗi huyện 03 cơ sở sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò đứng liên tục cải tiến, mỗi cụm có 04 thân lò, công suất mỗi cụm 4,5 triệu viên/năm, với mục tiêu thay thế các lò gạch thủ công truyền thống.

- Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh không còn cơ sở sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò thủ công truyền thống.

b. Vật liệu xây không nung

* Giai đoạn 2010-2015.

- Sản phẩm gạch xi măng - cốt liệu:

+ Đầu tư mở rộng, nâng công suất 02 nhà máy hiện có trên địa bàn thành phố Nam Định: Công ty TNHH Hoà Phát, cụm công nghiệp Mai Xá - thành phố Nam Định, công suất 20 triệu viên/năm. Công ty TNHH Hưng Hạnh - thành phố Nam Định, công suất 20 triệu viên/năm.

+ Đầu tư xây dựng mới tại các cụm công nghiệp huyện, bình quân mỗi huyện 01 nhà máy, với công suất 10 triệu viên/năm.

- Sản phẩm gạch bê tông từ khí chưng áp (AAC):

+ Đầu tư xây dựng mới tại cụm khu công nghiệp của huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh, mỗi nơi một dây chuyền sản xuất gạch bê tông từ khí chưng áp với công suất 45 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn/năm (khoảng 80.000 m3/năm).

- Sản phẩm gạch xây không nung khác:

+ Để tận dụng các phế thải công nghiệp của các máy sản xuất gạch nung Tuynel, tại các nhà máy gạch Tuynel được đầu tư trước năm 2010, sản xuất đã ổn định, đầu tư mỗi nơi 01 dây chuyền sản xuất gạch không nung từ phế thải công nghiệp, công suất mỗi dây chuyền 1 triệu viên/năm.

* Giai đoạn 2016-2020

- Sản phẩm gạch xi măng - cốt liệu:

+ Đầu tư chiều sâu 2 nhà máy ở thành phố Nam Định để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa chủng loại (thêm một số sản phẩm lát, sản phẩm lợp), giữ nguyên công suất thực tế nhà máy 20 triệu viên/năm của mỗi dây chuyền.

+ Đầu tư chiều sâu, mở rộng nhà máy, nâng công suất của mỗi dây chuyền được đầu tư mới giai đoạn trước ở các cụm công nghiệp của huyện lên 20 triệu viên/năm.

- Sản phẩm gạch bê tông từ khí chưng áp (AAC):

+ Đầu tư chiều sâu 2 nhà máy đã đầu tư giai đoạn trước để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về kích thước, mẫu mã của gạch xây, đồng thời đa dạng về chủng loại sản phẩm.

- Sản phẩm gạch bê tông bọt:

+ Đầu tư xây dựng 01 dây chuyền sản xuất gạch xây bê tông bọt, tại cụm công nghiệp An Xá thành phố Nam Định, công suất 45 triệu viên/năm.

- Sản phẩm gạch xây không nung khác:

+ Đầu tư xây dựng mới và đầu tư chiều sâu đảm bảo tại tất cả các cơ sở sản xuất gạch tuynel đều có 01 dây chuyền sản xuất gạch không nung sử dụng phế thải công nghiệp của bản thân nhà máy.

c. Cát đen xây dựng:

Tập trung khai thác cát đen lòng sông. Cát đen nội đồng sẽ được xem xét lập quy hoạch thời điểm thích hợp sau năm 2020. Đối với chủng loại cát sa khoáng ven biển, một tài nguyên thiên nhiên quý hiếm sẽ có một đề án quy hoạch khai thác và sử dụng riêng.

Tổ chức sắp xếp lại việc khai thác cát đen nhỏ lẻ của tư nhân ở tất cả các huyện, hình thành các cơ sở khai thác tập trung theo quy hoạch để tạo điều kiện cho công tác quản lý, không gây sạt lở, cản trở giao thông và bảo vệ môi trường.

Đầu tư một số cơ sở khai thác cát mới với dây chuyền tiên tiến, hiện đại so với khu vực và thế giới, máy móc thiết bị thân thiện với môi trường, đảm bảo phân bố đều trên địa bàn tỉnh.

* Giai đoạn 2010-2015

- Sắp xếp lại lực lượng khai thác cát thủ công:

Lực lượng khai thác và vận tải cát thủ công, hiện nay còn chiếm một tỷ trọng lớn trong khai thác và cung ứng. Sản lượng khai thác hàng năm của lực lượng này chiếm gần 60% sản lượng cát toàn tỉnh. Đến năm 2015 lực lượng này vẫn là lực lượng quan trọng, tuy nhiên họ mới tập trung khai thác cát đen ở các triền sông để tự tiêu thụ hoặc lưu thông. Lực lượng này cần được tổ chức lại, hoạt động theo luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã, trang bị thêm phương tiện cho hoạt động khai thác và cung ứng.

Đầu tư mở rộng, nâng công suất một số đơn vị có tiềm lực kinh tế đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên các tuyến sông Hồng, sông Đào trong phạm vi bán kính 10 km so với trung tâm thành phố Nam Định để khai thác cát phục vụ cho thị trường thành phố Nam Định và huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam.

* Giai đoạn 2016-2020

- Ổn định công suất của các cơ sở khai thác cát được đầu tư nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới giai đoạn 2010-2015 với sản lượng 1.562 nghìn m3/năm.

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đảm bảo phân bố đều trên khắp vùng miền của tỉnh với dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại so với trong nước, khu vực và thế giới, đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

5. Năng lực sản xuất VLXD đến năm 2020

Năng lực sản xuất VLXD chính trên địa bàn tỉnh đến năm 2020

Danh mục sản phẩm

Tổng số

Chia ra

Năng lực

Giá trị (Tr.Đ)

Năm 2015

Năm 2020

Năng lực

Giá trị (Tr.Đ)

Năng lực

Giá trị (Tr.Đ)

Gạch nung

1.988 Tr.v

1.607.000

901 Tr.v

720.800

1.097 Tr.v

887.000

Gạch không nung

660 Tr.viên

535.500

255 Tr.v

208.250

405 Tr.v

327.250

Cát đen xây dựng

3,844 Tr.m3

115.140

1,562 Tr.m3

46.680

2,282 Tr.m3

68.460

Vật liệu lợp

11,75 Tr.m2

264.374

5,875 Tr.m2

132.187

5,875 Tr.m2

132.187

Vật liệu ốp lát

3,9 Tr.m2

312.00

1,3 Tr.m2

104.000

2,6 Tr.m2

208.000

BT thương phẩm

60.000 m3

48.000

20.000 m3

16.000

40.000 m3

32.000

Yêu cầu chính cho sản xuất VLXD đến năm 2020

 

Đơn vị

Tổng số

Chia ra tại thời điểm

Năm 2015

Năm 2020

Nhu cầu sử dụng đất

Ha

413

217

196

Nhu cầu lao động

Người

27.872

12.512

15.360

Nhu cầu về vốn đầu tư

Tr.đ

1.299.650

629.950

669.800

6. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước

7. Thời gian thực hiện: Năm 2010-2020.

8. Tổ chức thực hiện: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành thực hiện dự án.

Điều 2: Giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND các huyện, thành phố, các Sở, Ngành có liên quan, có trách nhiệm cung cấp số liệu cho chủ đầu tư liên quan đến việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 3: - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 457/QĐ-UBND ngày 05/02/2002 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nam Định đến năm 2010.

- Chánh văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

tm. Ủy ban nhân dân
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Tuấn

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 448/QĐ-UBND ngày 22/03/2011 phê duyệt Dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Nam Định đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.834

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.245.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!