|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
445/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
07/04/2009
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
|
Số:
445/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
Quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt
Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau đây:
1. Quan điểm
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Việc hình thành và phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm:
- Phù hợp với sự phân bố và
trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Phát triển và phân bố hợp lý
trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối
liên kết đô thị - nông thôn, bảo đảm chiến lược an ninh lương thực quốc gia;
nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
phù hợp từng giai đoạn phát triển chung của đất nước;
- Phát triển ổn định, bền vững,
trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất
đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái;
- Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng
xã hội và hạ tầng kỹ thuật với cấp độ thích hợp hoặc hiện đại, theo yêu cầu
khai thác, sử dụng và chiến lược phát triển của mỗi đô thị;
- Kết hợp chặt chẽ với việc bảo
đảm an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội; đối với các đô thị ven biển, hải đảo
và dọc hàng lang biên giới phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững chủ
quyền quốc gia.
2. Mục tiêu
Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ
thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng
sống đô thị tốt; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vị thế xứng
đáng, có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực
và quốc tế, góp phần thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng xã hội
chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.
3. Các chỉ tiêu
phát triển đô thị
a) Mức tăng trưởng dân số đô thị:
Năm 2015, dự báo dân số đô thị cả
nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số đô thị cả nước; năm 2020, dân số
đô thị khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số đô thị cả nước; năm 2025, dân số
đô thị khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân số đô thị cả nước.
b) Phân loại đô thị và cấp quản
lý đô thị:
- Năm 2015, tổng số đô thị cả nước
đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9
đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại
V là 687 đô thị.
- Năm 2025, tổng số đô thị cả nước
khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị
loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị,
còn lại là các đô thị loại V.
c) Nhu cầu sử dụng đất xây dựng
đô thị:
Năm 2015, nhu cầu đất xây dựng
đô thị khoảng 335.000 ha, chiếm 1,06% diện tích tự nhiên cả nước, chỉ tiêu
trung bình 95 m2/người; năm 2020, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng
400.000 ha, chiếm 1,3% diện tích tự nhiên cả nước, trung bình 90 m2/người;
năm 2025, nhu cầu đất xây dựng đô thị khoảng 450.000 ha, chiếm 1,4% diện tích tự
nhiên cả nước, trung bình 85 m2/người.
d) Hạ tầng kỹ thuật đô thị:
- Tại các đô thị lớn, cực lớn
(đô thị đặc biệt, đô thị loại I và II) có tỷ lệ đất giao thông chiếm từ 20 –
26% đất xây dựng đô thị, các đô thị trung bình và nhỏ (đô thị loại III trở lên)
chiếm từ 15 – 20% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ vận tải hành khách công cộng ở các
đô thị lớn đạt trên 35% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2025.
- Năm 2015 đạt trên 80%, năm
2025 trên 90% dân số đô thị được cấp nước sạch; 100% các đô thị được cấp điện
sinh hoạt vào năm 2015; trên 80% các tuyến phố chính đô thị được chiếu sáng và
trên 50% được chiếu sáng cảnh quan vào năm 2025; bảo đảm nước thải và chất thải
rắn đô thị được thu gom và xử lý triệt để đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Cơ sở hạ tầng thông tin và
truyền thông phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị và hội nhập
kinh tế quốc tế; năm 2015 đạt trên 80% và năm 2025 đạt 100% chính quyền các đô
thị từ loại III trở lên áp dụng chính quyền đô thị điện tử, công dân đô thị điện
tử.
- Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật
khác phải bảo đảm theo quy chuẩn xây dựng và các quy định pháp luật của Việt
Nam.
đ) Phát triển nhà ở đô thị:
- Năm 2015, bình quân đạt trên
15 m2/người;
- Năm 2025, đạt bình quân 20 m2/người.
4. Định hướng phát
triển hệ thống đô thị quốc gia
a) Định hướng phát triển chung:
Hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2050 phát triển theo từng giai đoạn bảo đảm sự kế thừa
các ưu điểm của định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998, phù hợp với các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ và hội nhập kinh tế
quốc tế.
Định hướng phát triển chung
không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lý các vùng đô thị
hóa cơ bản giữa 6 vùng kinh tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc, miền Trung và
miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây; gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng
chủ đạo và thứ cấp quốc gia, đồng thời bảo đảm phát triển theo mạng lưới, có sự
liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị.
Từ nay đến 2015 ưu tiên phát triển
các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn và các khu kinh tế tổng hợp
đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia; từ năm 2015 đến 2025 ưu
tiên phát triển các vùng đô thị hóa cơ bản, giảm thiểu sự phát triển phân tán,
cục bộ; giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2050 chuyển dần sang phát triển theo mạng
lưới đô thị.
b) Định hướng tổ chức không gian
hệ thống đô thị cả nước:
- Mạng lưới đô thị
Mạng lưới đô thị quốc gia được
phân theo các cấp, bao gồm: các đô thị trung tâm cấp quốc gia; các đô thị trung
tâm cấp vùng liên tỉnh; các đô thị trung tâm cấp tỉnh; các đô thị trung tâm cấp
huyện; các đô thị trung tâm cụm các khu dân cư nông thôn (gọi tắt là đô thị
trung tâm cấp khu vực) và các đô thị mới.
Mạng lưới đô thị cả nước được
hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung
tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng như: Hạ
Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn,
Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ; các thành phố, thị xã trung tâm cấp
tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là
trung tâm cấp vùng đã kể trên và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị
trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung
tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị
trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô
thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn.
- Các đô thị trung tâm các cấp
được phân bố hợp lý trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội quốc gia là:
+ Vùng trung du và miền núi phía
Bắc, gồm 14 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên,
Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hòa Bình và Phú
Thọ; trong đó được phân thành các tiểu vùng nhỏ hơn, bao gồm: vùng núi Đông Bắc
Bộ; vùng núi Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bộ.
+ Vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm
11 tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, thành phố Hà Nội, Hải
Dương, thành phố Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình;
+ Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận; trong đó được phân thành các tiểu vùng
nhỏ hơn, bao gồm: vùng Bắc Trung Bộ, vùng Trung Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ;
+ Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng;
+ Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh,
thành phố: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, thành phố Hồ
Chí Minh và Tây Ninh;
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long,
gồm 12 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, thành phố Cần
Thơ, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau.
c) Các đô thị lớn, cực lớn
Các đô thị lớn, đô thị cực lớn
như Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy
Nhơn, Cần Thơ …được tổ chức phát triển theo mô hình chùm đô thị, đô thị đối trọng
hoặc đô thị vệ tinh có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân số,
cơ sở kinh tế và phá vỡ cân bằng sinh thái. Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng thành phố
Hồ Chí Minh là các vùng đô thị lớn, trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là
các đô thị trung tâm.
d) Các chuỗi và chùm đô thị
Tùy thuộc vào đặc điểm của điều
kiện tự nhiên, các mối quan hệ và nguồn lực phát triển, các chuỗi và chùm đô thị
được bố trí hợp lý tại các vùng đô thị hóa cơ bản; dọc hành lang biên giới, ven
biển, hải đảo và trên các tuyến hành lang Đông – Tây, tạo mối liên kết hợp lý
trong mỗi vùng và trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, gắn phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm an ninh quốc phòng.
5. Định hướng tổ
chức hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị quốc gia.
a) Tổ chức không gian hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên phạm vi vùng hoặc liên vùng theo từng giai
đoạn phù hợp với tiềm năng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
vùng, bảo đảm mối liên kết giữa các vùng trong nước và yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế. Tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp các
công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật mang tính chất vùng hoặc liên vùng như các
tuyến đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng hàng không, cảng biển trong đó có các
tuyến đường bộ, đường sắt cao tốc Bắc – Nam, xây dựng mới các tuyến nhánh nối
các đô thị với các vùng đô thị hóa cơ bản và các hành lang biên giới, ven biển,
hải đảo.
Trong từng vùng lãnh thổ phải
cân đối việc cấp năng lượng, cấp nước, giao thông, thông tin và truyền thông,
thoát nước mặt, nước bẩn, vệ sinh môi trường, đáp ứng yêu cầu và mức độ phát
triển của vùng và của đô thị.
b) Cải tạo và xây dựng mới cơ sở
hạ tầng kỹ thuật trong các đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại tùy theo yêu cầu
và mức độ phát triển của từng đô thị. Chống lũ, lụt từ xa cho các đô thị; kết hợp
quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi, thủy điện trên các lưu vực sông, trong
đó khai thác và vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi, thủy điện đầu nguồn.
6. Bảo vệ môi
trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị
- Xác định, bảo vệ và duy trì hệ
khung thiên nhiên gồm rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, hệ thống vườn quốc gia, cây
xanh mặt nước v.v.. gắn với đặc điểm của điều kiện tự nhiên trong từng vùng và
trong mỗi đô thị.
- Khai thác và sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước, khoáng sản,
rừng, v.v…vào mục đích cải tạo và xây dựng đô thị.
- Quy hoạch cấu trúc đô thị hợp
lý, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, chỗ làm việc, đi lại, nghỉ ngơi giải
trí cho người dân và toàn xã hội; bảo đảm tiêu chí đô thị xanh, sạch, đẹp.
7. Định hướng
phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị
- Tổng thể kiến trúc cảnh quan của
mỗi vùng và đô thị phải có bản sắc riêng, phù hợp với điều kiện kinh tế, tự
nhiên, dân số - xã hội, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống văn hóa lịch
sử của địa phương và các yêu cầu phát triển mới. Tổng thể kiến trúc của mỗi đô
thị phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới; đổi mới môi trường văn
hóa kiến trúc truyền thống.
- Hình thành bộ mặt kiến trúc cảnh
quan đô thị mới hiện đại, có bản sắc, góp phần tạo nên hình ảnh đô thị tương xứng
với tầm vóc đất nước của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế. Đẩy mạnh công tác thiết kế đô thị nhằm nâng cao chất lượng không gian, chất
lượng kiến trúc cảnh quan cho từng đô thị nói chung, không gian các khu vực
trung tâm, các tuyến phố chính đô thị nói riêng.
- Đặc biệt quan tâm đến kiến
trúc các đô thị là trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh; bảo vệ, tôn tạo kiến trúc cảnh quan tại các đô thị di sản,
đô thị đặc thù như Huế, Hội An, Đà Lạt, Sa Pa; các khu phố cổ, phố cũ; các di sản
lịch sử, văn hóa và các công trình kiến trúc cảnh quan có giá trị…
8. Lộ trình thực
hiện
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015
- Ưu tiên phát triển các vùng
kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế ven biển, hải đảo, cửa khẩu biên giới đóng
vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo, hoặc cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia. Phát
huy thế mạnh của mỗi vùng trọng điểm để các vùng này đóng góp ngày càng lớn cho
sự phát triển chung của đất nước và trợ giúp các vùng khó khăn, có năng lực hội
nhập kinh tế quốc tế với quy mô lớn và trình độ cao. Tập trung thu hút vốn đầu
tư, phát triển các đô thị lớn, đô thị cực lớn đóng vai trò là hạt nhân, động lực
phát triển chính của vùng, tạo ra thế phát triển cân bằng trên các vùng lãnh thổ
quốc gia để góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.
- Thúc đẩy phát triển các đô thị
là cực tăng trưởng thứ cấp tại các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long; trong đó chú trọng việc đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng sản xuất, phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại là
trung tâm thu hút lao động bảo đảm tăng trưởng kinh tế đô thị, ổn định, tạo cơ
sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng
thu ngân sách và tạo ra việc làm cho người lao động.
- Dành nguồn lực phù hợp để đầu
tư, phát triển các đô thị trung bình và nhỏ, trên cơ sở khai thác triệt để các
lợi thế, tiềm năng của tất cả các vùng, liên kết hỗ trợ nhau làm cho tất cả các
vùng đều phát triển.
- Đầu tư phát triển, hiện đại
hóa kết cấu hạ tầng đô thị, tạo môi trường thu hút đầu tư, cải thiện điều kiện
sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển
nông thôn mới.
- Ngăn chặn tình trạng phát triển
đô thị lan tỏa thiếu kiểm soát, sử dụng hợp lý tài nguyên, đất đai, hạn chế san
gạt lớn làm biến dạng địa hình, cảnh quan gây sạt lở, lũ lụt. Tập trung đầu tư,
cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử
của mỗi đô thị, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái đô thị và xây dựng các đô
thị xanh, sạch, đẹp.
b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm
2025
- Thúc đẩy các vùng đô thị hóa
cơ bản phát triển năng động, kinh tế vững mạnh, bảo đảm mối liên kết phát triển
hài hòa giữa các vùng; giữa các miền Bắc, miền Trung và miền Nam, giữa phía
Đông và phía Tây; giữa khu vực đô thị và nông thôn.
- Các đô thị đóng vai trò là
trung tâm vùng, tiểu vùng, các chuỗi và chùm đô thị tại các vùng đô thị hóa cơ
bản được đầu tư xây dựng, nâng cấp, xây dựng mới tương xứng với vị thế, vai
trò, chức năng của từng đô thị, đảm bảo là nguồn lực trong phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh quốc phòng.
c) Giai đoạn từ năm 2026 đến năm
2050
Thúc đẩy việc xây dựng và hoàn
chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị; có cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có nền kiến trúc đô thị
tiên tiến, giàu bản sắc; có mối quan hệ và vị thế xứng đáng, có tính cạnh tranh
cao trong phát triển kinh tế, xã hội quốc gia, khu vực và quốc tế.
9. Các giải
pháp về cơ chế, chính sách chủ yếu phát triển đô thị
a) Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Đổi mới cơ chế, chính sách
phát triển đô thị trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch, quản
lý nhà, đất; quản lý đầu tư xây dựng, quản lý khai thác sử dụng công trình đô
thị, tạo ra sự thay đổi cơ bản đối với hệ thống đô thị cả nước.
- Nâng cao vai trò chức năng và
quyền hạn của các Bộ, ngành và địa phương trong tổ chức, thực hiện, quản lý
phát triển đô thị. Tăng cường phân cấp quản lý đô thị; nâng cao quyền hạn,
trách nhiệm của chính quyền đô thị các cấp.
b) Giải pháp về huy động vốn đầu
tư
- Hình thành hệ thống quỹ đầu tư
phát triển hạ tầng đô thị, mở rộng nguồn thu và phương thức thu tại các đô thị;
xây dựng cơ chế phát triển hạ tầng đô thị bằng nhiều nguồn vốn, theo hướng khuyến
khích sự tham gia của các khu vực ngoài nhà nước.
- Đổi mới công tác quản lý đất
đai và phát triển thị trường bất động sản; tiếp tục hoàn chỉnh và đổi mới chính
sách về nhà và đất đô thị để ổn định đời sống và tạo nguồn lực phát triển đô thị.
c) Giải pháp về khoa học công
nghệ - môi trường
Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến
bộ khoa học và công nghệ vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đô thị;
xây dựng chính quyền đô thị điện tử.
d) Giải pháp về đào tạo nguồn
nhân lực
Xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo, nâng cao năng lực về quản lý và phát triển đô thị đối với
lãnh đạo đô thị các cấp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng
- Tổ chức công bố điều chỉnh định
hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050 và tổ chức việc thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật;
- Rà soát, kiểm tra việc thực hiện
các quy hoạch xây dựng vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đảm bảo tính
thống nhất và hiệu quả;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây
dựng và trình Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia 05
năm và 10 năm theo Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
2. Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Xây
dựng và các Bộ, ngành liên quan xây dựng mô hình, cơ chế quản lý vùng đô thị
theo Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm
nhìn đến năm 2050 được phê duyệt.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất và làm rõ trách nhiệm quản lý sử dụng đất đai của từng địa phương
theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên
quan xây dựng chương trình phát triển đô thị của địa phương mình; có kế hoạch
và giải pháp để thực hiện có hiệu quả.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME
MINISTER
--------
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No. 445/QD-TTg
|
Hanoi,
April 17, 2009
|
DECISION APPROVING
MODIFICATION OF THE MASTER PLAN FOR DEVELOPMENT OF VIETNAM’S URBAN SYSTEM BY
2025 WITH VISION TO 2050 THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Government
Organization dated December 25, 2001; Pursuant to the Law on Construction dated
November 26, 2003; Pursuant to the Government’s Decree No. 08/2005/ND-CP dated
January 25, 2005 on the construction plan; After considering the request of the
Ministry of Construction, HEREBY DECIDES Article 1. Approve modification of the
master plan for development of Vietnam’s urban system by 2025 with vision to
2050, including key elements as follows: 1. Viewpoint The master plan for development of Vietnam’s urban system is aimed at succeeding in the objective of industrialization,
modernization, and working toward the people’s prosperity, the country’s strength,
equal, democratic and civilized society. The establishment and development of Vietnam’s urban system by 2025 with vision to 2050 must conform to the following
requirements: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The urban system should be properly developed
and distributed throughout the country, and create the balanced regional development.
Take into account the connection between urban and rural areas, assure the
national strategy for food security; improve the urban quality, preserve and
uphold appropriate cultural and traditional values over time periods of the
country's general growth; - Promote the stable, sustainable development on
the basis of proper spatial organization, and rationally utilize natural, land
resources and consume less energy; stimulate the environmental protection and
maintain the ecological balance; - Consistently develop social and technical
infrastructure systems at an appropriate and modern level in conformity with
operating and utilization requirements and the development strategy of each
urban zone; - Firmly combine with commitments on maintenance
of social security, national defence and social safety; in relation to coastal,
islandish urban areas and those developed alongside border corridors, meet
requirements for performance of national sovereignty protection and maintenance
duties. 2. Objectives Gradually establish and improve Vietnam's urban
systems to the extent that they are developed by applying the urban network
model; keep relevant, consistent and modern technical and social infrastructure
system in place; have good urban environment and living standards; uphold
progressive and traditionally unique urban architect; reach the targeted
position and demonstrate high competitive capability in the process of
national, regional and international socio-economic development, and take part
in effective implementation of two strategic missions, including the
construction of socialism and protection of the nation. 3. Urban development requirements a) Urban population growth rate: By 2015, the urban population nationwide is
expected to be about 35 million of inhabitants, accounting for 38% of total
urban population nationwide; by 2020, the urban population is expected to be
approximately 44 million of inhabitants, accounting for 45% of total urban population
nationwide; by 2025, the urban population nationwide is expected to be about 52
million of inhabitants, accounting for 50% of total urban population
nationwide. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - By 2015, urban zones nationwide are expected
to amount in total to about 870 of which there are 02, 09, 65, 79 and 687 of
special-class, class I, II, III, IV and V urban zones respectively. - By 2025, urban zones nationwide are expected
to amount in total to about 1,000 of which there are 17 of class I to special
class urban zones, 20 of class II urban zones, 81 of class III urban zones, 122
of class IV urban zones, and the rest is class V urban zones. c) Demand for urban development land: By 2015, urban development land in demand is expected
to be 335,000 ha, accounting for 1.06% of total natural land areas nationwide
with the intended occupancy density of 95 m2/inhabitant on average;
by 2020, urban development land in demand is expected to be about 400,000 ha,
accounting for 1.3% of total natural land areas nationwide with the intended
occupancy density of 90 m2/inhabitant on average; by 2025, urban
development land in demand is expected to be about 450,000 ha, accounting for
1.4% of total natural land areas nationwide with the intended occupancy density
of 85 m2/inhabitant on average. d) Urban technical infrastructure: - In large or extremely large-sized urban zones
(special class, class I and II), land used for transportation facilities
account for 20%-26% of urban construction land while the percentage of such
land account for 15% - 20% in average and small-sized urban zones; the
percentage of public passenger transportation in large-sized urban zones is
expected to be 35% by 2015 and more than 50% by 2025. - More than 80% and 90% of urban population by
2015 and 2025 respectively are expected to have access to clean water; 100% of
urban zones is expected to have access to electricity for daily use by 2015;
more than 80% of main streets is expected to have access to lighting systems and
more than 50% of these streets is expected to have access to landscape lighting
system by 2025; waste water and solid waste discharged from urban areas are
planned to be collected and radically treated in accordance with stipulated
standards. - Information and communications infrastructure
is expected to grow robustly to meet requirements for urban development and
international economic integration; by 2015, more than 80% and 100% of
government of class III urban areas or higher class ones by 2015 and 2025
respectively are expected to apply the model of electronic urban government and
citizenship. - Other technical infrastructure must conform to
stipulated construction standards and Vietnam’s laws. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - By 2015, the residential space is expected to
be more than 15 m2/inhabitant on average; - By 2025, the residential space is expected to
be more than 20 m2/inhabitant on average. 4. Plan for the national urban system a) General plan: Vietnam’s urban system by 2025 with vision to
2050 is planned to develop over stages with assurance that advantages specified
in the master plan for Vietnam's urban development by 2020 approved by the
Prime Minister in 1998 will be upheld, and to conform to requirements for the
national socio-economic development over periods of time and for the
international economic integration. The plan for development of urban spatial
structure nationwide must ensure the reasonable development of basically
urbanized areas within 6 national socio-economic regions, the North, Central Coast and South; the East and West; ensure relation to the development of national
primary and secondary growth poles as well as ensure network-based development
with multi-layer connections between urban classes and categories. From now to 2015, the development of key
economic regions, large-sized urban zones and general economic zones should be
prioritized to make them play a significant role as national-level growth pole;
from 2015 to 2025, development of basically urbanized areas should be
prioritized to reduce the dispersed and confined development; from 2026 to
2050, the urban development by using the model of urban network should
gradually prevail. b) Plan for the spatial structure of nationwide
urban systems: - Urban network ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 The nationwide urban network is established and
developed on the basis of central urban zones, including central cities at the
national, regional and international level such as Hanoi capital, Ho Chi Minh
city, municipalities like Hai Phong, Da Nang and Hue; central cities at the
regional level such as Ha Long, Viet Tri, Thai Nguyen, Hoa Binh, Nam Dinh,
Vinh, Nha Trang, Quy Nhon, Buon Ma Thuot, Bien Hoa, Vung Tau and Can Tho;
central cities and townships at the provincial level, including 5 central
cities at the national, regional and international level, and 12 urban zones
which are aforesaid central cities along with other cities and townships;
central urban zones at the district level, including townlets and townships
which plays their role as specialized centers of provinces and central urban
zones at the subregional level, including townlets which play their role as the
centers of clusters of rural residential areas or as satellite urban zones and
counterpoise urban zones in territories over which large and extremely
large-sized urban zones have influence. - Central urban zones at all levels are
distributed in an appropriate fashion by taking into account 6 national
socio-economic regions: + The Northern Midlands and mountains, including
14 provinces: Lai Chau, Lao Cai, Ha Giang, Cao Bang, Lang Son, Dien Bien, Son
La, Yen Bai, Tuyen Quang, Bac Kan, Thai Nguyen, Bac Giang, Hoa Binh and Phu
Tho; is subdivided into smaller regions such as the Eastern Mountains of the
North, the Northern Mountains of the North and the Western Mountains of the
North. + Red River Delta, including 11 cities and
provinces: Bac Ninh, Binh Phuc, Quang Ninh, Hanoi capital, Hai Duong, Hai Phong
city, Hung Yen, Ha Nam, Nam Dinh, Thai Binh and Ninh Binh; + North Central area and Central coastal area,
including 14 provinces: Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri,
Thua Thien Hue, Da Nang city, Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Phu Yen, Khanh
Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan; is subdivided into smaller regions, including
the North Central area, the Middle area of Central area and South Central area;
+ The Central Highlands, including 5 provinces:
Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong and Lam Dong; + The Southeast, including 6 cities and
provinces: Ba Ria – Vung Tau, Binh Duong, Binh Phuoc, Dong Nai, Ho Chi Minh
city and Tay Ninh; + Mekong River Delta, including 12 cities and
provinces: Dong Thap, Vinh Long, Ben Tre, Tra Vinh, Can Tho city, An Giang,
Tien Giang, Hau Giang, Soc Trang, Kien Giang, Bac Lieu and Ca Mau. c) Large and extremely large-sized urban zones ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) Urban megalopolis and conurbation Depending on natural conditions, relations and
resources for development, urban megalopolis and conurbation must be properly
arranged in basically urbanized areas, alongside border and coastal corridors,
on islands and East-West corridor routes, and create reasonable connection
within each region and throughout the entire national territory, and relate
socio-economic development to security and national defence maintenance. 5. Plan for arrangement of national urban
technical infrastructure a) Arrange the spatial structure of technical
and social infrastructure for urban zones at the regional or inter-regional
level over specific stages provided that this is relevant to potentials and the
master plan for regional socio-economic development and ensures connection
between inland regions and conforms to requirements for the international
economic integration. Capitalize on national resources to build, refurbish and
improve important technical facilities at the regional or inter-regional level,
including roads, railroads, airports and sea ports, North – South national
highway and railroad system, and build access roads to connect urban zones to
basically urbanized areas, border and coastal corridors and islands. Specific territories must equally have access to
energy and water supply, information and communications, surface water and
dirty water drainage, environmental sanitation, and meet requirements for and
reach the level of regional and urban development. b) Upgrade and build technical infrastructure
within urban zones with a view to ensuring consistency and modernity upon
request and level of development of each urban zone. Have capability of
preventing floods that may cause harm to urban zones; combine with the master
plan for development of irrigation and hydropower projects on river basins,
including effective operation, management and conduct of irrigation and
hydropower projects located upstream. 6. Protection of environment, natural landscape,
and maintenance of ecological balance in urban zones - Define, protect and maintain basic natural
system including natural forests, protective forests, national parks, plants
and water surface, etc. which are relevant to natural conditions of each region
and urban zone. - Reasonably exploit natural and land resources,
and consume less energy, water, mineral and forest resources, etc. to serve the
purpose of urban improvement and construction. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 7. Plan for development of urban architecture
and landscape - The general urban architectural and landscape
characteristics of each region or urban zone must be unique and consistent with
specific conditions in relation to economy, nature, population, society,
scientific and technical competence, local cultural and historical traditions
and new development requirements. The general urban architecture is the
harmonious combination between improvement of existing facilities and
construction of new ones; encourages the reform of traditional cultural and
architectural environment. - Create the urban architectural and landscape
face which is modern, unique and contributes to creating urban images equivalent
to the stature of our country in the period of industrialization, modernization
and international integration. Stimulate the work of urban design in order to
improve the spatial quality and landscaping architecture of each urban zone in
general, and of central areas or main streets in particular. - Pay particular attention to the urban
architecture of urban zones which play their central role in the country,
including Hanoi capital, Ho Chi Minh city; protect and decorate urban
landscapes at heritage and particular urban zones, including Hue, Hoi An, Da
Lat and Sa Pa; of ancient and old towns; historical and cultural sites as well
as valuable architectural and landscaping structures, etc. 8. Implementation timeline a) From now to 2015 - Prioritize development of key economic
regions, economic zones located near coasts, on islands and at bordergates,
which are expected to emerge as national primary or secondary growth poles. Take
best advantage of key regions so that these regions will make greater
contribution to the whole development of the country and assist regions which
are faced with hardship or are capable of integrating into the international
economy on a large scale and at a higher level. Concentrate on attracting
investments, develop large or extremely large-sized urban zones which will play
their central role or the role as main drive force in each region, and create
the balanced development on national territories in order to contribute to
promoting development of the whole economy in the country. - Promote development of urban zones which are
secondary growth poles at the Northwest, North Central area, South Central
area, Central Highlands and Mekong River Delta; concentrate on investment in
development of production infrastructure, industrial, service and commercial
zones which play their role as the labor-attracting centers with assurance that
economic growth is stable, and serve as the basis for changes made to economic
sectors with a view to meeting industrialization and modernization
requirements, and to increasing state budget receipts and creating employments.
- Save relevant resources for investment in
development of average and small-sized urban zones on the basis of making best
use of advantages and potentials of all regions, and cooperate with each other
in development of all regions. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Prevent the uncontrolled spreading of urban
development, and properly utilize natural and land resources, and restrict
major grading activities which may cause topographical and landscape distortion
to lead to land erosions and floods. Concentrate on investment and improve
environmental hygiene conditions in urban zones, and preserve cultural and
historical values of each urban zone, and protect environment and maintain
ecological balance in urban zones as well as develop green, clean and aesthetic
urban zones. b) From 2016 to 2025 - Stimulate the vigorous development of
basically urbanized areas, healthy economy, and ensure the connection for
development between regions, the North, Central area and South, the East and
West, and urban and rural areas is harmonious. - Urban zones which play the role as regional,
sub-regional centers, and urban megalopoles and conurbations at basically
urbanized areas are invested in, upgraded and constructed to accord with
positions, roles and functions of each urban zone, and become resources that
encourage the development of economy, society, national security and defence. c) From 2026 to 2050 Encourage establishing and improving Vietnam's
urban systems to the extent that they are developed by applying the urban
network model; keep relevant, consistent and modern technical and social
infrastructure system in place; have access to advanced and unique urban
architecture; build relations and reach the targeted position and demonstrate
high competitive capability in the progress of national, regional and
international socio-economic development. 9. Measures regarding main legislation and
policies on urban development a) Implementation measure - Reform urban development legislation and
policies within the scope of governmental authority, and on management of
plans, houses and land; manage investment in construction, operation and
utilization of urban projects, and make fundamental changes to nationwide urban
systems. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Measures regarding capital mobilization - Set up funds for urban infrastructure
development, diversify sources of collections and collection methods at urban
zones; establish the mechanism for urban infrastructure development by taking
advantage of multiple capital source with a view to encouraging non-state
sector involvements. - Reform the work of land management and real estate
market development; further improve and reform policies on urban housing and
land in order to stabilize people's lives and create urban development
resources. c) Measures regarding environmental science and
technology Stimulate the application of scientific and
technological advances for the purposes of urban refurbishment, construction
and modernization; form electronic urban governments. d) Measures regarding personnel training Design and implement the program for training
and improvement of urban management and development competence for leaders of
urban zones at all levels before submitting it to request the Prime Minister to
grant his decision. Article 2. Implementation 1. The Ministry of Construction ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - Review and inspect the implementation of plans
for regional construction which have been approved by the Prime Minister to
ensure consistency and effectiveness; - Take charge of and cooperate with relevant
Ministries, industrial authorities and People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces in designing and submitting the
5-year and 10-year national urban development program to the Prime Minister in
accordance with the approved master plan for development of Vietnam’s urban system by 2025 with vision to 2050. 2. The Ministry of Home Affairs shall cooperate
with the Ministry of Construction and relevant Ministries and industrial
authorities in establishing the model and mechanism for management of urban
regions in accordance with the approved master plan for development of Vietnam’s urban system by 2025 with vision to 2050. 3. The Ministry of Natural Resources and
Environment shall cooperate with the Ministry of Construction and relevant
authorities in setting up the plan for land use and clarifying responsibilities
for management and use of land in each locality in accordance with the approved
construction plan. 4. The People’s Committee of central-affiliated
cities and provinces shall take charge of and cooperate with the Ministry of
Construction and related agencies in establishing the urban development program
within their areas; prepare plans and measures to execute such program in an
effective manner. Article 3. This Decision shall enter into
force from the signature date. Ministers, Heads of Ministry-level agencies,
Heads of Governmental agencies, and Presidents of People’s Committees of
central-affiliated cities and provinces, shall be responsible for enforcing
this Decision./. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 THE PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 445/QĐ-TTg ngày 07/04/2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
12.917
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|