ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 43/2018/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 14
tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC
THÀNH PHỐ LAI CHÂU, TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng
ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch
đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến
trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Thông tư số
19/2010/TT-BXD ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn
lập Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị;
Theo đề nghị của Giám
đốc Sở Xây dựng.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc thành phố Lai
Châu, tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Giao
UBND thành phố Lai Châu chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công bố,
tuyên truyền phổ biến Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị thành phố Lai
Châu đến các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn theo các quy định của
pháp luật hiện hành.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2018.
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Ngọc An
|
QUY
CHẾ
QUẢN LÝ QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ LAI
CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 43 /2018/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2018
của UBND tỉnh Lai Châu)
Chương
I.
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Mục tiêu
1. Quy chế này nhằm
quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên phạm vi thành phố Lai Châu;
kiểm soát việc xây dựng, chỉnh trang, phát triển của thành phố theo đồ án Quy
hoạch chung xây dựng thành phố Lai Châu, quy hoạch chi tiết và quy hoạch nông
thôn mới được cấp thẩm quyền phê duyệt; quy định cụ thể trách nhiệm trong công
tác quản lý quy hoạch, kiến trúc của các cấp chính quyền và các ngành liên quan
trên địa bàn thành phố Lai Châu.
2. Quy chế này là cơ
sở để:
a) Lập quy hoạch chi
tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô
thị.
b) Lập thiết kế đô
thị, cấp phép quy hoạch, chứng chỉ quy hoạch; cung cấp thông tin quy hoạch;
giấy phép xây dựng công trình.
c) Thực hiện kiểm
tra, thanh tra, xử lý các vi phạm hành chính về quản lý quy hoạch, kiến trúc,
cảnh quan đô thị trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Điều
2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều
chỉnh: Quy chế này quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị
trên địa bàn thành phố Lai Châu.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa
bàn thành phố Lai Châu.
b) Cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, kiến trúc và xây dựng
công trình trên địa bàn thành phố Lai Châu.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này một
số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Không gian đô thị:
Là
không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô
thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị.
2. Kiến trúc đô thị: Là tổ hợp các vật thể
trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo
mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp
đến cảnh quan đô thị.
3. Cảnh quan đô thị: Là không gian cụ thể
có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như: Không gian trước tổ hợp kiến trúc,
quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây,
vườn hoa, đồi, núi, gò đất, triền đất tự nhiên, mặt hồ, suối,… trong đô thị và
không gian sử dụng chung thuộc đô thị.
4. Mật độ xây dựng: Là tỷ lệ diện tích
chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất hoặc lô
đất, được tính bằng %. Mật độ xây dựng gồm mật độ xây dựng gộp (brut-tô) và mật
độ xây dựng thuần (netto):
a) Mật độ xây dựng
gộp (brut-tô): Là
tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn
khu đất (diện tích toàn khu đất bao gồm cả sân đường, các khu cây xanh, không
gian mở và các khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó);
b) Mật độ xây dựng
thuần (netto): Là
tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng, tính theo hình
chiếu bằng của mái công trình trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện
tích chiếm đất của một số hạng mục như: Các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân
thể thao ngoài trời, trừ sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định và
chiếm khối tích không gian trên mặt đất).
5. Hệ số sử dụng đất:
Là
tỉ lệ giữa tổng diện tích sàn các công trình (không tính diện tích tầng hầm,
mái) trên diện tích toàn lô đất, khu đất.
6. Chỉ giới đường đỏ:
Là
đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất
được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng.
7. Chỉ giới xây dựng:
Là
đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất. Chỉ giới xây dựng
ngầm: Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không
bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm).
8. Khoảng lùi: Là khoảng cách giữa
chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng.
9. Hành lang bảo vệ,
hành lang an toàn (trên tuyến đường, tuyến phố): Là khoảng không gian
lưu thông về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo tuyến đường, tuyến
phố nhằm bảo vệ an toàn công trình đường dây tải điện, công trình giao thông,
công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
Hình
1: . Sơ đồ điển hình chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi, hành lang
an toàn trên trục đường, tuyến phố
10. Cốt xây dựng
khống chế: Là
cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ, được lựa chọn phù hợp với quy
chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.
11. Chiều cao xây
dựng tối đa của công trình: Là chiều cao tính từ nền phần cao nhất của
công trình đến đỉnh mái.
12. Mái đón: Là mái che của cổng,
gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường
đi từ hè, đường vào nhà.
13. Mái hè phố: Là mái che gắn vào
tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.
Điều 4. Quy định
chung về quản lý quy hoạch đô thị
1. Ủy ban nhân dân
thành phố Lai Châu là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm quản lý hoạt động
quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố gồm:
a) Xác định kế hoạch
lập quy hoạch đô thị và xác định các khu vực cần ưu tiên chỉnh trang, cải tạo,
khu vực ưu tiên lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết;
b) Tổ chức lập, trình
phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị theo phân cấp
và theo các quy định hiện hành; quản lý đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch
được duyệt;
2. Trường hợp khu vực
đô thị đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng của các lô đất thì không phải lập đồ
án quy hoạch đô thị, nhưng phải lập đồ án thiết kế đô thị riêng để làm cơ sở
quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị;
3. Đối với các trường
hợp sau, trước khi tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế kỹ
thuật trình cấp thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư dự án phải thực hiện bước thỏa
thuận quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình.
a) Dự án đầu tư xây
dựng có sử dụng đất không phân biệt nguồn vốn có quy mô sử dụng đất nhỏ hơn 05
ha hoặc nhỏ hơn 02 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư;
b) Nhà ở riêng lẻ tại
các vị trí nút giao đường Quốc lộ; nhà ở kết hợp mục đích khác có quy mô từ 05
tầng trở lên; công trình khách sạn, nhà nghỉ, trung tâm thương mại, trụ sở làm
việc và công trình sử dụng hỗn hợp;
c) Các khu đất ở giãn
dân, tái định cư, đấu giá quyền sử dụng đất nằm xen kẹp trong các khu dân cư
hiện hữu có quy mô nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2 mà không phải lập dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng thì không cần thực hiện đầy đủ các bước trình duyệt đồ án quy
hoạch chi tiết. Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận phạm vi địa điểm,
Chủ đầu tư lập bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng và phương án chia ô đất trình Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt.
4. Đối với các dự án
đầu tư của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền cho thuê đất của Ủy
ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật về
đất đai; trước khi chấp thuận dự án và cho thuê đất phải lấy ý kiến thống nhất bằng
văn bản của Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và các
cơ quan có liên quan đến dự án đầu tư xây dựng.
5. Trình tự, nội
dung, yêu cầu về lập, quản lý hoạt động quy hoạch đô thị thực hiện theo quy
định tại Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lý quy hoạch đô thị; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của UBND tỉnh
Lai Châu ban hành Quy định quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình
trên địa bàn tỉnh Lai Châu; và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Điều 5. Quy định
chung về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị
1. Ủy ban nhân dân
thành phố Lai Châu quản lý toàn diện không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
trong phạm vi địa giới hành chính thành phố.
2. Nguyên tắc chung
quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị:
a) Việc quản lý không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị thành phố Lai Châu phải tuân thủ theo quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành liên
quan và quy định của Quy chế này;
b) Đối với những khu
vực đô thị, tuyến phố của thành phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị
thì thực hiện việc quản lý theo quy định của pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn
về quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy
định của Quy chế này;
c) Trong các khu vực
có thiết kế đô thị riêng được duyệt việc quản lý quy hoạch, kiến trúc, đầu tư
xây dựng, cấp giấy phép xây dựng công trình phải thực hiện theo đồ án thiết kế
đô thị và quy định quản lý theo đồ án thiết kế đô thị riêng;
d) Trường hợp dự án
đầu tư xây dựng khu đô thị, công trình kiến trúc, xây dựng đã được cấp thẩm
quyền cấp giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi
tiết, chấp thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc theo quy định pháp luật
trước ngày Quy chế này có hiệu lực thì được tiếp tục triển khai theo nội dung
đã được chấp thuận. Trong trường hợp có điều chỉnh thì phải thực hiện theo quy
định tại Quy chế này. Khi tiến hành xin phép cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng
mới thì phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và Quy chế này.
3. Nguyên tắc quản lý
đối với không gian đô thị:
a) Phải đảm bảo tính
thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể toàn đô thị đến từng loại
không gian cụ thể của đô thị;
b) Phải bảo đảm tính
liên kết chặt chẽ giữa các không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị của thành
phố;
c) Khai thác hợp lý
các điều kiện tự nhiên như địa hình, hệ thống cây xanh, mặt nước, bảo đảm cải
thiện, nâng cao chất lượng môi trường đô thị;
d) Tăng cường hiệu
quả sử dụng không gian đô thị đáp ứng lợi ích xã hội, lợi ích công cộng, gắn
với việc nâng cao giá trị thẩm mỹ, tăng cường tiện nghi và bảo vệ môi trường đô
thị.
4. Nguyên tắc quản lý
đối với kiến trúc, cảnh quan đô thị:
a) Kiến trúc, cảnh
quan đô thị do Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường của
thành phố trực tiếp quản lý. Chủ sở hữu các công trình kiến trúc, cảnh quan đô
thị có trách nhiệm bảo vệ, duy trì trong quá trình khai thác, sử dụng;
b) Việc xây dựng, cải
tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc tại các khu vực cảnh quan trong đô
thị cần hạn chế tối đa việc làm thay đổi địa hình, cảnh quan, bảo đảm nâng cao
chất lượng môi trường cảnh quan khu vực;
c) Việc xây dựng,
khai thác, sử dụng các công trình kiến trúc, xây dựng trên địa bàn thành phố
phải được quản lý đồng bộ về không gian, kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ
thuật bảo đảm mỹ quan, an toàn, hài hoà với không gian xung quanh;
d) Các công trình
kiến trúc, công trình xây dựng trong đô thị khi xây dựng mới, cải tạo, chỉnh
trang phải phù hợp với quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt, tuân thủ
giấy phép xây dựng và các quy định tại Quy chế này;
e) Các công trình
công cộng có quy mô lớn, công trình có yêu cầu kiến trúc đặc thù, có ý nghĩa và
vị trí quan trọng trong đô thị thì phải thực hiện việc thi tuyển hoặc tuyển
chọn phương án thiết kế kiến trúc theo quy định hiện hành trước khi lập dự án
đầu tư xây dựng, bao gồm: Công trình công cộng cấp I, cấp đặc biệt; Công trình
cơ quan hành chính, công trình công cộng cấp tỉnh, khu vực; Công trình Trụ sở
làm việc HĐND-UBND thành phố, trung tâm phát thanh, truyền hình; Công trình
giao thông trong đô thị từ cấp II trở lên có yêu cầu thẩm mỹ cao như cầu vượt,
cầu qua sông suối; Công trình là biểu tượng về truyền thống, văn hóa và lịch sử
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Lai Châu; Các công trình có ý nghĩa
quan trọng trong đô thị và trên các tuyến đường chính được xác định trong đồ án
quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô
thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
f) Các trường hợp
phải báo cáo UBND tỉnh chấp thuận phương án kiến trúc công trình gồm: Công
trình kiến trúc có quy mô chiều cao từ 07 tầng trở lên, công trình kiến trúc
thuộc dự án tại mặt đường 58m, mặt đường nối hợp khối, ven mặt nước thuộc Hồ
Thượng lưu và Hồ Hạ lưu.
Chương
II.
QUY
CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
Mục 1. ĐỐI VỚI KHU
VỰC ĐÔ THỊ HIỆN HỮU
Điều 6. Các khu đô
thị hiện hữu
1. Khu vực đô thị
hiện hữu gồm các khu dân theo Phụ lục 2.1 Quy chế này.
2. Vị trí các khu đô
thị hiện hữu theo đồ án Quy hoạch chung, Quy hoạch chi tiết và Phụ lục 2.2 Quy
chế này.
Điều 7. Quy định
chung
1. Cải tạo, chỉnh
trang khu dân cư hiện hữu, kiến trúc phù hợp với cảnh quan chung khu vực; từng
bước hiện đại hóa bộ mặt kiến trúc đô thị. Ưu tiên tập trung cải tạo, chỉnh
trang đối với khu vực, tuyến phố có các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
chưa đáp ứng yêu cầu của cộng đồng dân cư.
2. Khuyến khích bổ
sung phát triển công trình dịch vụ thương mại như: Chợ, bưu điện, ngân hàng,
bưu chính viễn thông, dịch vụ thương mại, văn hóa, vui chơi giải trí, trung tâm
y tế, các trường học phổ thông…; bổ sung các dịch vụ công cộng thiết yếu hàng
ngày cho các cụm dân cư. Từng bước hạ ngầm hệ thống cấp điện, cáp thông tin đã
được xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đối với hệ thống đường dây thông tin liên lạc
hiện trạng chưa có điều kiện ngầm hóa cần có giải pháp bó gọn đảm bảo mỹ quan
đô thị.
3. Duy trì tối đa
diện tích mặt nước, cây xanh, công viên, sân chơi, bãi đỗ xe và các tiện ích
công cộng hiện có; tăng cường phát triển cây xanh, mảng hoa, thảm cỏ, các tiện
ích đô thị, công trình giải trí.
4. Khuyến khích việc
nhập các thửa đất hiện hữu để tạo thành các lô đất có diện tích lớn hơn phục vụ
mục đích xây dựng công trình theo quy hoạch được duyệt.
5. Khuyến khích xã
hội hóa xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như: Công viên, vườn hoa,
các công trình thương mại dịch vụ đa chức năng phục vụ khu dân cư.
6. Khuyến khích
chuyển đổi chức năng sử dụng đất các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sau khi di dời;
các khu nhà ở cũ, tạm, không có giá trị nằm bên trong lõi các khu phố để xây
dựng hệ thống hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ cho khu vực (trường học, nhà
trẻ, bệnh viện khu vực, công trình văn hóa, dịch vụ...) và các tiện ích đô thị
(cây xanh, bãi đỗ xe…) và phục vụ cho tái định cư.
7. Việc cải tạo khu
vực đô thị hiện hữu phải tuân thủ những yêu cầu sau:
a) Cải tạo, chỉnh
trang, cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới toàn bộ một khu vực hiện hữu
phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất đai; đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ
thuật; đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và môi trường trong
khu vực và với khu vực xung quanh;
b) Trường hợp cải tạo
một khu vực để cải thiện, nâng cao điều kiện sống người dân phải đảm bảo kết
nối hợp lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, sự hài hoà không gian, kiến trúc
trong khu vực cải tạo và với khu vực xung quanh;
c) Trường hợp nâng
cấp, cải thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo an toàn và giảm thiểu
tối đa ảnh hưởng đến các hoạt động và môi trường của đô thị;
d) Bảo đảm khai thác
tối đa các điều kiện hiện trạng (về đất đai, công trình kiến trúc, xây dựng, cơ
sở hạ tầng), hạn chế giải tỏa và di dời dân cư.
8. Yêu cầu đối với
kiến trúc cảnh quan khu vực đô thị hiện hữu:
a) Kiến trúc các công
trình xây dựng, cải tạo, chỉnh trang phải đảm bảo hài hoà với các công trình
xung quanh trong khu vực và cảnh quan đô thị hiện hữu, tuân thủ quy định của đồ
án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch
đô thị, thiết kế đô thị được duyệt;
b) Kiến trúc các công
trình trong khu vực đô thị hiện hữu cải tạo chưa có quy hoạch chi tiết được
duyệt phải tuân thủ quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về quy hoạch,
thiết kế xây dựng công trình và quy định của Quy chế này;
c) Đối với các tuyến
đường phố cũ: Chỉ giới xây dựng được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể đảm
bảo phù hợp, hài hòa với các công trình lân cận, liền kề có trước, đảm bảo mỹ
quan đô thị và hành lang an toàn các công trình hạ tầng kỹ thuật khác (cấp
điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, kênh, mương, kè, cầu, cống).
9. Đối với các công
trình bảo tồn:
a) Các công trình bảo
tồn trong khu vực đô thị hiện hữu thành phố Lai Châu gồm các di tích văn hóa,
lịch sử được xếp hạng theo quy định pháp luật về di sản văn hóa;
b) Việc bảo tồn, tôn
tạo các công trình di tích văn hóa, lịch sử thực hiện theo các quy định của
pháp luật về di sản văn hóa và quy định tại Điều 37 Quy chế này.
10. Đối với các khu
vực cấm xây dựng:
a) Khu vực cấm xây
dựng gồm các hành lang bảo vệ đường giao thông, hồ công viên, suối, các tuyến
hạ tầng kỹ thuật đã được quy định theo đồ án quy hoạch đô thị được duyệt;
b) Việc quản lý quy
hoạch, kiến trúc tại khu vực cấm xây dựng thực hiện theo quyết định của cấp có
thẩm quyền, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan.
11. Quy định về quản
lý đầu tư xây dựng trong khu vực đô thị hiện hữu:
Việc đầu tư xây dựng
trong khu vực đô thị hiện hữu phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm chất
lượng, tiến độ, an toàn lao động; bảo đảm các tiêu chí xây dựng, khoảng cách an
toàn với các công trình công cộng; bảo đảm phòng, chống cháy, nổ, an toàn giao
thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
b) Bảo đảm xây dựng
đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật trong
khu vực, ưu tiên ngầm hóa các đường dây, đường ống kỹ thuật; tiết kiệm, có hiệu
quả, chống lãng phí và các tiêu cực khác.
c) Bảo đảm sự tham
gia tích cực và hiệu quả của cộng đồng dân cư sở tại.
d) Nội dung, trình tự
thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực đô thị hiện hữu phải
tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng và quản lý quy
hoạch đô thị.
e) Việc thực hiện dự
án tái thiết, cải tạo khu đô thị hiện hữu phải tuân thủ theo quy định tại Nghị
định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển
đô thị, Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BXD-BNV của Liên Bộ: Xây dựng và Nội
vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP;
f) Cấp giấy phép xây dựng:
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày
16/10/2017 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy định về quản lý cấp phép xây
dựng trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các quy định khác có liên quan;
g) Đầu tư xây dựng
khu nhà ở xã hội trong khu vực đô thị hiện hữu: Phải tuân thủ các quy định tại
Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội và quy định pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng;
12. Xây dựng, quản lý
vận hành, khai thác sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng công trình hạ tầng kỹ thuật, vệ
sinh môi trường đô thị:
a) Công trình giao
thông: Chỉnh trang, cải tạo hệ thống lòng đường, vỉa hè; bổ sung bãi đỗ xe, ưu
tiên xây dựng các tiện ích đô thị như chiếu sáng công cộng, biển chỉ dẫn, thông
tin du lịch…;
b) Cấp thoát nước:
Xây dựng phát triển, bảo trì hệ thống đường ống cấp nước để đảm bảo cung cấp đủ
theo tiêu chuẩn, giảm tỷ lệ thất thoát; hệ thống thoát nước thải sinh hoạt đô
thị bảo đảm theo hệ thống thoát nước riêng;
c) Đối với các trục
đường tuyến phố chính xây mới các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phải thiết kế ngầm
và bố trí các đường dây, đường ống kỹ thuật; đối với những khu vực đã đầu tư hạ
tầng kỹ thuật, khi thiết kế cải tạo, chỉnh trang ưu tiên ngầm hóa các đường
dây, đường ống kỹ thuật;
d) Khi đấu nối hệ
thống hạ tầng kỹ thuật của dự án vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị
thì phải có ý kiến của các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép;
e) Mở rộng thêm diện
tích cây xanh, vườn hoa ở các khu phố; chỉnh trang và bổ sung hệ thống cây xanh
ven đường; bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, kiểm soát ô nhiễm không
khí, tiếng ồn;
f) Đảm bảo sự tham
gia tích cực và hiệu quả của cộng đồng dân cư trong đầu tư xây dựng, quản lý
khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị cải tạo, chỉnh
trang theo quy định luật pháp hiện hành;
g) Quy định về đảm
bảo an toàn:
- Nhà thầu thi công
xây dựng phải lập các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, công trình trên công
trường xây dựng và dân cư khu vực xung quanh công trình, đối với các biện pháp
an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thoả thuận.
- Trường hợp thi công
xây dựng tại các khu vực có mật độ xây dựng cao, có khả năng ảnh hưởng đến các
công trình khác kế cận, Chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải phối hợp với các
chủ sử dụng công trình kế cận, đánh giá hiện trạng cho từng công trình, đồng
thời lập biện pháp thi công phù hợp, cung cấp thông tin cần thiết gửi UBND xã,
phường trước khi thi công để theo dõi, đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến kết
cấu các công trình kế cận.
- Nhà thầu, Chủ đầu
tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn
lao động trên công trường, an toàn cho người dân và công trình khu vực xung
quanh. Người để xảy ra vi phạm về an toàn thuộc phạm vi quản lý của mình thì
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
h) Quy định về vệ
sinh môi trường đô thị:
- Phát triển hệ thống
thu gom rác văn minh, hiện đại đảm bảo thu gom, vận chuyển rác đạt tỷ lệ 100%.
Tăng cường công trình vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh
quan.
- Nhà thầu thi công
xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động
và bảo đảm môi trường xung quanh bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử
lý chất thải và thu dọn hiện trường. Tuân thủ các quy định về vệ sinh và an
toàn trong xây dựng theo QCVN 18:2014/BXD, an toàn điện QCVN 01:2008/BCT và Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Đối với những công
trình xây dựng trong các khu vực đô thị hiện hữu phải thực hiện các biện pháp
bao che, thu dọn chất thải, vận chuyển đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển
vật liệu xây dựng, chất thải phải có biện pháp che chắn, bảo đảm an toàn, vệ
sinh môi trường: Xe vận chuyển vật tư, vật liệu xây dựng rời, phế thải xây dựng
dễ gây bụi và làm bẩn môi trường phải được bọc kín, tránh rơi vãi; tránh mang
bùn, bẩn trong công trường ra đường phố và hệ thống đường giao thông công cộng.
- Trường hợp nhà thầu
thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu
tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, UBND xã, phường có quyền đình chỉ
thi công xây dựng. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong
quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và
bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Đối với các dự án
thi công cần sử dụng tạm thời diện tích công cộng phải có sự đồng ý của cơ quan
có thẩm quyền.
i) Quy định cụ thể về
thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng
công trình hạ tầng kỹ thuật: Thực hiện theo các quy định hiện hành và quy định
tại các Điều 41, 42, 43 Quy chế này.
Điều 8. Quy định cụ
thể
1. Đối với khu vực đã
có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt: Thực hiện theo quy định của đồ án quy
hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, thiết
kế đô thị được duyệt.
2. Đối với khu vực chưa
có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt: Thực hiện theo quy định tại Mục 2.10
Quy chuẩn 01:2008 /BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng và quy
định tại Phụ lục 2 của Quy chế này.
3. Đối với những công
trình đang tồn tại, phù hợp với quy hoạch nhưng chưa phù hợp về các chỉ tiêu,
kiến trúc, quy hoạch của khu vực thì được phép tồn tại theo thực trạng. Trường
hợp chủ công trình có nhu cầu cải tạo, sửa chữa thì phải thực hiện theo đúng
các quy định tại Quy chế này và các Quy định hiện hành có liên quan.
Mục 2. ĐỐI VỚI KHU
VỰC PHÁT TRIỂN MỚI
Điều 9. Khu vực đô
thị phát triển mới
1. Các khu vực đô thị
phát triển mới gồm các khu đô thị mới, khu dân cư xây dựng mới trên địa bàn
thành phố Lai Châu theo đồ án quy hoạch đô thị được duyệt.
2. Vị trí ranh giới
cụ thể các khu vực đô thị phát triển mới: Theo sơ đồ tại Phụ lục 3 Quy chế này.
Điều
10. Quy định chung
1. Khu đất thực hiện
dự án xây dựng khu vực phát triển mới phải bảo đảm kết nối với khu vực xung
quanh, lộ trình phát triển các khu vực đô thị mới phải phù hợp Chương trình
phát triển đô thị thành phố Lai Châu đã được phê duyệt.
2. Việc bố trí, tổ
chức đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực
phát triển mới phải đồng bộ, đầy đủ theo quy hoạch chi tiết được duyệt, tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành và kế hoạch đầu tư xây dựng, bảo đảm đấu nối thuận
lợi cho các công trình xây dựng với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực ngoài
hàng rào khu vực và sự tiếp cận, sử dụng thuận lợi các công trình hạ tầng, dịch
vụ công cộng đối với dân cư trong khu vực.
3. Khuyến khích áp
dụng các tiêu chuẩn, giải pháp quy hoạch xây dựng theo tiêu chí công trình
xanh, kiến trúc xanh trong đầu tư xây dựng khu vực phát triển mới.
4. Đối với không gian
kiến trúc cảnh quan khu vực phát triển mới:
a) Không gian, cảnh
quan và các công trình kiến trúc trong khu vực phát triển mới phải được quản lý
theo đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt và các quy định của Quy chế này.
b) Bảo đảm tạo lập
cảnh quan khu đô thị khang trang, đồng bộ, hiện đại. Kiến trúc các công trình
phải đảm bảo hài hoà với các công trình xung quanh trong khu vực phát triển mới
và cảnh quan đô thị, tuân thủ quy định của đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt,
quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết và quy định tại Quy chế này.
2. Quản lý quy hoạch:
a) Việc tổ chức lập,
phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị trong khu vực
đô thị mới phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày
7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị.
b) Việc tổ chức triển
khai thực hiện quy hoạch chi tiết khu vực đô thị phát triển mới được duyệt gồm:
Công bố công khai quy hoạch, cung cấp thông tin quy hoạch, cắm mốc giới quy
hoạch trên thực địa, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp phép quy hoạch thực hiện theo
các quy định của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; các văn bản hướng dẫn của Bộ
Xây dựng và của tỉnh Lai Châu.
c) Quản lý đầu tư xây
dựng trong khu phát triển mới:
- Trình tự, nội dung
thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phát triển mới, đầu tư xây dựng công
trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh, nhà ở,…phải tuân thủ các quy
định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về quản lý đầu
tư phát triển đô thị, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng và văn bản quy phạm pháp luật liên quan về
quản lý đầu tư xây dựng.
- Chủ đầu tư các dự
án đầu tư xây dựng trong khu đô thị mới chịu trách nhiệm thực hiện dự án theo
đúng tiến độ, tuân thủ đúng hồ sơ được duyệt. Trong quá trình thực hiện phải
bảo đảm vệ sinh, môi trường, an toàn, không ảnh hưởng đến các công trình và khu
vực lân cận; bảo đảm chất lượng công trình, tiến hành nghiệm thu, bàn giao cơ
sở hạ tầng chung cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định. Tổ chức quản lý,
duy tu, bảo dưỡng thường xuyên những hạng mục công trình được giao quản lý.
d) Xây dựng và quản
lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vệ sinh môi trường:
- Việc đầu tư xây
dựng, quản lý khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông, san
nền thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc, thoát
nước thải và công trình hạ tầng khác) phải tuân thủ quy định của quy hoạch chi
tiết được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định tại các Điều 41,
42, 43 Quy chế này.
- Khuyến khích thực
hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiêu chí khu đô thị
mới kiểu mẫu quy định tại Thông tư số 15/2008/TT-BXD ngày 17/6/2018 của Bộ Xây
dựng.
Điều
11. Quy định cụ thể
1. Đối với khu đô thị
phát triển mới đã có quy hoạch chi tiết được duyệt: Thực hiện theo các quy định
của đồ án quy hoạch chi tiết và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được
duyệt.
2. Đối với các trường
hợp chưa được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết, quy định quản lý theo đồ
án quy hoạch được duyệt thì thực hiện theo quy định tại phụ lục 3 của Quy chế
này và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Mục 3. ĐỐI VỚI TRỤC
ĐƯỜNG, TUYẾN PHỐ CHÍNH
Điều
12. Các trục đường, tuyến phố chính đô thị
1. Các trục đường
tuyến phố chính đô thị:
a) Các trục đường
chính
- Đường Võ Nguyên
Giáp
- Đường 19/8
- Đường Điện Biên Phủ
- Đường 30/4
- Đường Tôn Đức Thắng
- Đường Nguyễn Chí
Thanh
- Đại lộ Lê Lợi
- Đường Nguyễn Hữu
Thọ
- Đường Trần Huy Liệu
- Đường Trần Đăng
Ninh
b) Các tuyến đường
chính đô thị
- Đường Trần Phú
- Đường Nguyễn Văn
Linh
- Đường Trần Hưng Đạo
- Đường Nguyễn Trãi
- Đường Lê Duẩn
- Đường Trường Chinh
2. Vị trí cụ thể theo
đồ án Quy hoạch chung thành phố Lai Châu và Phụ lục 4 Quy chế này.
Điều
13. Kế hoạch lập thiết kế đô thị, cải tạo chỉnh trang, hạ ngầm đường dây kỹ
thuật, nâng cấp hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các trục đường, tuyến
phố chính
1. Căn cứ đồ án Quy
hoạch chung đô thị Lai Châu được duyệt, hàng năm UBND thành phố Lai Châu có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch lập thiết kế đô thị; kế hoạch cải tạo chỉnh
trang, nâng cấp hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật các trục đường, tuyến phố
chính đô thị để triển khai thực hiện.
2. Trình tự, nội dung
lập, phê duyệt thiết kế đô thị thực hiện theo quy định tại Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch đô thị, Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 15/3/2013 và Thông tư số
06/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn nội dung thiết kế đô
thị.
3. Trình tự, nội dung
đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang, nâng cấp các tuyến hạ tầng kỹ thuật phải
tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng công trình hạ tầng
kỹ thuật đô thị.
Điều
14. Quy định quản lý quy hoạch kiến trúc
1. Đối với cảnh quan
kiến trúc trục đường, tuyến phố
a) Việc bố trí các
công trình kiến trúc, xây dựng dọc hai bên trục đường, tuyến phố cần đảm bảo
đảm sự kết nối thống nhất về hình thái, không gian đô thị.
b) Mặt ngoài nhà (mặt
tiền, các mặt bên), mái công trình phải có kiến trúc, màu sắc phù hợp và hài
hoà với kiến trúc công trình lân cận, bảo đảm sự thống nhất kiến trúc của toàn
trục đường, tuyến phố. Hạn chế kiến trúc không phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của
cộng đồng dân cư.
c) Khuyến khích không
sử dụng các màu đen, màu tối sẫm, các gam màu nóng có độ tương phản cao (đỏ,
tím, lam,...) làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.
d) Đối với công trình
có tầng hầm thì phần nổi tầng hầm không cao quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện
hữu. Vị trí lối lên xuống (ram dốc) cách lộ giới tối thiểu 3m;
e) Không được xây
dựng, lắp đặt thêm các vật thể kiến trúc khác cao hơn độ cao cho phép của công
trình kiến trúc, xây dựng (trừ trường hợp những nhà được quảng cáo trên ban
công, các công trình quảng cáo, trạm phát sóng).
f) Phải có biện pháp
che chắn hoặc thiết kế bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp đặt kèm theo như: Cục
nóng điều hòa, bồn nước mái, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời...;
g) Hè phố, đường đi
bộ trên trục đường, tuyến phố chính phải bảo đảm đồng bộ, phù hợp về cao độ,
vật liệu, màu sắc của từng tuyến phố, khu vực trong đô thị theo quy hoạch được
duyệt;
h) Trên trục đường,
tuyến phố phải trồng cây xanh nhằm tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp.
Cây xanh đường phố phải tuân thủ quy định của quy hoạch chi tiết đô thị được
duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và quy định tại Quy chế này.
2. Quy định đối với
công trình xây dựng trên trục đường, tuyến phố:
a) Công trình kiến
trúc được phép xây dựng: Theo quy định của đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt;
b) Mật độ xây dựng
công trình trong khuôn viên: Theo Đồ án quy hoạch được phê duyệt hoặc theo quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
c) Khoảng lùi của các
công trình so với lộ giới:
Phải tuân thủ quy
định tại Khoản 2.8.5, Mục 2.8, Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN
01:2008 Quy hoạch xây dựng, cụ thể:
- Khoảng lùi của các
công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy thuộc vào tổ chức
quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới,
nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng sau đây:
Bảng
1: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới
đường và chiều cao xây dựng công trình
Chiều
cao xây dựng công trình (m)
Lộ giới đường tiếp
giáp
với lô đất xây dựng công trình (m)
|
≤16
|
19
|
22
|
25
|
≥
28
|
<
19
|
0
|
0
|
3
|
4
|
6
|
19
÷ < 22
|
0
|
0
|
0
|
3
|
6
|
22
÷ < 25
|
0
|
0
|
0
|
0
|
6
|
≥
25
|
0
|
0
|
0
|
0
|
6
|
- Đối với tổ hợp công
trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về
khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với
phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ
mặt đất (cốt vỉa hè).
- Các tuyến đường,
phố đã có quy hoạch hoặc thiết kế đô thị được duyệt: Khoảng lùi tối thiểu 3m;
phần khoảng lùi 3m, được phép đổ mái bằng tầng 1, kết cấu không gắn liền với
công trình chính, mọi bộ phận của nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường
đỏ.
- Đối với các trường
hợp đã thực hiện xây dựng theo quy định trước đây nếu có nhu cầu cải tạo lại
phần khoảng lùi 3m thì thực hiện theo quy định.
- Chiều cao tầng đối
với các tuyến phố chưa có thiết kế đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô
thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải đảm bảo:
+ Chiều cao tầng 01
là 3,9m; Chiều cao từ tầng 02 là 3,6m; Chiều cao từ tầng 03 trở lên là 3,3m.
+ Riêng phần xây dựng
trong khoảng lùi 3m, chiều cao 3,9m tính từ cốt vỉa hè, chiều cao lan can được
phép xây cao 0,9m.
Hình
2: Sơ đồ điển hình quy định khoảng lùi công trình so với lộ giới
d) Tầng cao, chiều
cao tầng nhà, chiều cao xây dựng, cao độ nền công trình:
- Phải tuân thủ quy
định tại các Khoản 2.8.5, Khoản 2.8.6, Mục 2.8, Chương II Quy chuẩn xây dựng
Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng.
- Quy định cho các
trường hợp cụ thể theo Phụ lục 4 Quy chế này.
e) Khoảng cách tối
thiểu giữa các dãy công trình phụ thuộc vào chiều cao, độ dài, vị trí công
trình, quy mô cấu tạo kiến trúc công trình, yêu cầu tổ chức không gian tuyến
phố, nhưng phải bảo đảm quy định sau:
- Khoảng cách giữa
các cạnh dài của hai dãy nhà có chiều cao nhỏ hơn 46m phải đảm bảo ≥1/2 chiều
cao công trình và không được nhỏ hơn 7m.
- Khoảng cách giữa
hai đầu hồi của hai dãy nhà có chiều cao nhỏ hơn 46m phải đảm bảo ≥1/3 chiều
cao công trình và không được nhỏ hơn 4m.
- Đối với dãy nhà bao
gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng cách
tối thiểu đến dãy nhà đối diện được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và
đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần
tính từ mặt đất (cốt vỉa hè);
- Nếu dãy nhà có độ
dài của cạnh dài và độ dài của đầu hồi bằng nhau, mặt tiền tiếp giáp với đường
giao thông lớn nhất trong số các đường tiếp giáp với lô đất đó được hiểu là cạnh
dài của ngôi nhà.
Trường hợp 16m ≤ h
< 46m thì b1 ≥ h
và b1 ≥ 7m; b2 ≥ h và
b2 ≥ 4m
Trường hợp h < 16m
thì b1 ≥ 4m và b2 ≥ 3m
Hình
3: Sơ đồ điển hình quy định khoảng cách đối với các dãy nhà
Đối với các tuyến phố
trong khu vực cải tạo, chỉnh trang, khoảng cách giữa các dãy nhà liền kề hoặc
công trình riêng lẻ theo quy định sau:
- Đối với các dãy nhà
cao từ 16m trở lên: Phải đảm bảo quy định về khoảng cách bằng 70% quy định về
khoảng cách đối với các công trình xây dựng trong khu vực quy hoạch mới.
- Đối với các dãy nhà
cao dưới 16m: Phải đảm bảo khoảng cách giữa các cạnh dài của 2 dãy nhà tối
thiểu là 4m và khoảng cách tối thiểu giữa hai đầu hồi của 2 dãy nhà có đường
giao thông chung đi qua là 3m (khoảng cách từ ranh giới lô đất đến tim đường
giao thông chung tối thiểu là 1,5m).
- Trong trường hợp
hai dãy nhà có chiều cao khác nhau thuộc 2 lô đất liền kề của hai chủ sở hữu
quyền sử dụng đất khác nhau, khoảng cách tối thiểu từ mỗi dãy nhà đó đến ranh
giới giữa 2 lô đất phải đảm bảo tối thiểu bằng 50% khoảng cách tối thiểu giữa
hai dãy nhà có chiều cao bằng chiều cao của dãy nhà đó.
f) Quan hệ giữa công
trình với các công trình bên cạnh:
- Công trình không
được vi phạm ranh giới của các công trình bên cạnh.
- Không bộ phận nào
của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống)
được vượt quá ranh giới của lô đất bên cạnh;
- Không được xả nước
mưa, nước thải các loại (kể cả nước ngưng tụ của máy lạnh), khí bụi, khí thải
sang nhà bên cạnh.
g) Các công trình có
mặt quay ra trục đường, tuyến phố:
- Khuyến khích việc
xây dựng mái đón, mái hè trên các tuyến phố có công trình công cộng, dịch vụ,
tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ.
- Mái đón, mái hè phố
phải đảm bảo mỹ quan đô thị, tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy,
không vượt quá chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được duyệt, có độ cao cách mặt
vỉa hè 3,5m trở lên và trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào các việc
khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh...).
- Các bộ phận đua ra
ngoài công trình: Móng nhà, bậc thềm, ô văng, sê nô, mái đón... phải tuân thủ
các quy định tại Khoản 2.8.10, Mục 2.8, Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng.
h) Các công trình tại
góc phố giao nhau, vị trí điểm nhấn:
- Công trình có vị
trí tại góc phố giao nhau phải đảm bảo không cản trở tầm nhìn, đảm bảo an toàn,
thuận lợi cho người tham gia giao thông trên trục đường, tuyến phố theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCXD
07:2010/BXD.
- Các ngôi nhà ở góc
đường phải được cắt vát theo quy định tại Khoản 4.3.4, Mục 4.3, Chương IV Quy
chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng. Kích thước vạt
góc tính từ điểm giao nhau với các lộ giới theo bảng sau:
Bảng
2: Kích thước vạt góc tính từ điểm giao nhau với các lộ giới
Góc
cắt giao nhau với lộ giới
|
Kích
thước vạt góc (mm)
|
Nhỏ hơn 450
|
8000 x 8000
|
Lớn hơn hoặc bằng
450
|
5000 x 5000
|
900
|
(2000-5000) x
(2000-5000)
|
Nhỏ hơn hoặc bằng
1350
|
3000 x 3000
|
Lớn hơn 1350
|
2000 x 2000
|
Hình
4: Hình mình họa kích thước vạt góc tại các điểm giao nhau
i) Quy định đối với
công trình ở vị trí điểm nhấn: Như quy định tại các Điều 36 Quy chế này.
j) Hàng rào, cổng
ngõ, sân công trình:
- Cổng và hàng rào
công trình phải được thiết kế phù hợp với kiến trúc tổng thể của công trình và
hài hoà với kiến trúc chung của đô thị.
- Nhà công cộng, dịch
vụ có đông người ra vào, tụ họp (trường học, bệnh viện, rạp hát, sân vận
động...) phải đảm bảo giao thông đường phố tại khu vực cổng ra vào công trình
được an toàn và thông suốt, không bị tắc nghẽn: Có diện tích tập kết người và
xe trước cổng.
- Có đủ diện tích
sân, bãi cho số người ra vào công trình (kể cả khách vãng lai) có thể ra vào,
tụ tập, để xe một cách thuận lợi và an toàn.
- Hình thức cổng,
hàng rào, vị trí, quy mô diện tích sân bãi: Theo quy định tại quy hoạch chi
tiết đô thị, thiết kế đô thị được duyệt.
- Không khuyến khích
xây tường rào. Trường hợp tường rào do nhu cầu bảo vệ phải có hình thức đẹp,
thoáng, chiều cao tường xây đặc không quá 0,8m, trừ trường hợp đặc biệt theo
quyết định của cơ quan quản lý đô thị.
- Trường hợp trục
đường, tuyến phố chưa có quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt, áp dụng
theo quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về quy hoạch xây dựng và thiết
kế xây dựng công trình.
3. Quy định đối với
các công trình quảng cáo, biển báo, thông tin, tiện ích đô thị:
a) Các tiện ích đô
thị như: Ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng,
các biển hiệu, biển chỉ dẫn, biển báo,... phải đảm bảo mỹ quan, hài hoà với
công trình kiến trúc khu vực; bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng, an toàn cho
dân cư.
b) Biển thông báo,
công trình quảng cáo, thông tin phải bảo đảm không được làm hạn chế tầm nhìn
hoặc che khuất biển báo hiệu và tín hiệu điều khiển giao thông.
4. Đối với công trình
hạ tầng kỹ thuật trên trục đường, tuyến phố: Tuân thủ quy định tại Quy chuẩn
xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng và quy định tại Điều 42
Quy chế này.
Mục 4. ĐỐI VỚI KHU
VỰC TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH - CHÍNH TRỊ
Điều
15. Các khu trung tâm đô thị
1. Các khu Trung tâm
Hành chính - Chính trị tại thành phố Lai Châu gồm:
a) Trung tâm Hành
chính - Chính trị tỉnh
b) Trung tâm Hành
chính - Chính trị thành phố.
c) Trung tâm Hành
chính - Chính trị các xã, phường.
2. Vị trí ranh giới
cụ thể theo Phụ lục 5 Quy chế này.
Điều
16. Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc
1. Đồ án quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết khu Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, Trung
tâm Hành chính - Chính trị thành phố; các khu chức năng đặc thù quy mô cấp vùng
phải tổ chức thi tuyển ý tưởng thiết kế quy hoạch, nhiệm vụ thiết kế phải được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Yêu cầu quản lý
theo “Quy chế quản lý công sở các cơ quan hành chính nhà nước” ban hành kèm
theo Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ và
“Quy chế quản lý trụ sở, nhà làm việc các đơn vị sự nghiệp công lập” ban hành
kèm theo Quyết định số 141/2008/QĐ-TTg ngày 22/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với Trung tâm
Hành chính - Chính trị:
a) Các khu cơ quan
hành chính chính trị phải có kiến trúc trang trọng, hiện đại, hài hoà với cảnh
quan kiến trúc đô thị, tạo thành quần thể kiến trúc bề thế, tiêu biểu cho đô
thị; tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia đối với công trình hành chính: TCVN 4601:2012.
b) Các công trình đều
có khoảng không gian thoáng, cây xanh sân vườn phù hợp với cảnh quan xung
quanh.
c) Các lối đi bộ và
khoảng mở trong khu vực được xác định độ rộng và chỉ giới đường đỏ theo đồ án
quy hoạch chi tiết được duyệt.
d) Không gian xung
quanh công trình thuộc khuôn viên khu đất xây dựng yêu cầu trồng cây có hình
thức trang trí đẹp, trồng tự nhiên hoặc trồng trong bồn. Khai thác tối đa không
gian cây xanh, mặt nước sẵn có trong khu vực, tận dụng cảnh quan, địa hình tự
nhiên. Không được trồng các loại cây có quả thơm, thu hút sâu bọ, côn trùng.
e) Cổng và hàng rào:
Cổng và hàng rào công trình được thiết kế và xây dựng phù hợp với kiến trúc
tổng thể của công trình và hài hoà với kiến trúc chung của đô thị.
f) Các yêu cầu về hạ
tầng kỹ thuật:
- Bố trí chỗ đỗ xe
riêng cho từng công trình, có lối ra vào thuận tiện, hạn chế sử dụng lòng
đường, hè phố để đỗ xe.
- Nước thải phải xử
lý cục bộ bằng bể tự hoại hợp vệ sinh trước khi thải ra hệ thống tiếp nhận
chung.
- Rác thải phải được
tập kết đúng nơi quy định, thu gom định kỳ và đưa về Khu xử lý chất thải rắn
theo quy định.
- Nước mưa được thoát
vào hệ thống cống bố trí dọc theo các trục đường quy hoạch.
- Nguồn nước cấp cho
các công trình được lấy trực tiếp từ tuyến ống phân phối. Đối với các công
trình nhiều tầng, có thể xây dựng bể chứa và trạm bơm tăng áp nếu cần.
- Xây dựng trạm biến
áp cấp điện riêng cho các công trình có yêu cầu đặc thù.
- Đảm bảo an toàn
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
Mục 5. ĐỐI VỚI KHU
VỰC CẢNH QUAN TRONG ĐÔ THỊ
Điều
17. Khu cây xanh, cảnh quan và công viên
1. Hệ thống cây xanh,
cảnh quan:
a) Cây xanh trên
đường phố gồm cây bóng mát, cây trang trí, giây leo, cây mọc tự nhiên, cỏ trồng
trên hè phố, giải phân cách, đảo giao thông.
b) Cây xanh trong
công viên, vườn hoa và thảm cỏ tại quảng trường và khu vực công cộng khác trong
thành phố.
c) Cây xanh trong
khuôn viên các công trình công cộng, nhà ở và các công trình khác do các tổ
chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
d) Cây xanh cách ly
các khu công nghiệp.
e) Cảnh quan cây xanh
ven sông, suối.
2. Các công viên đô
thị: Lâm viên, công viên trung tâm đô thị, công viên của các xã, phường.
3. Vị trí, ranh giới:
Theo quy định tại quy hoạch chung thành phố và Phụ lục 6 Quy chế này.
Điều
18. Quy định quản lý khu cây xanh, cảnh quan
1. Quy định chung:
a) Các khu công viên
cây xanh đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và
các dải cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Phải tạo sự kết nối giữa
không gian các khu đô thị hiện hữu, khu đô thị mới với không gian các tuyến
cảnh quan, công viên cây xanh. Đảm bảo tính liên tục của cảnh quan cây xanh,
mặt nước gắn với hệ thống công viên thành phố.
b) Đối với khu vực đô
thị cải tạo, khuyến khích các biện pháp gia tăng không gian xanh công cộng. Xây
dựng, duy trì và nâng cấp mảng xanh, công viên cảnh quan.
c) Bờ sông, suối phải
được kè mái, bố trí rào chắn, lan can, miệng xả nước đảm bảo an toàn, vệ sinh,
yêu cầu mỹ thuật phù hợp cảnh quan toàn tuyến.
d) Khuyến khích trồng
các loại cây phù hợp với chức năng của các khu vực và tính chất của khu vực đô
thị, đảm bảo môi trường sinh thái; lựa chọn loại cây trồng có sự phối hợp màu
sắc hài hoà, sinh động tạo nét đặc trưng riêng cho khu vực và cho đô thị.
e) Tổ chức hoạt động
kinh doanh thương mại, dịch vụ, văn hóa nghệ thuật trong khu cây xanh đô thị
phải được sự chấp thuận về địa điểm của chính quyền quản lý và thực hiện đúng
các quy định hiện hành của Nhà nước đối với từng loại hình hoạt động.
f) Khi cấp phép thi
công các công trình ưu tiên lựa chọn phương án tối ưu hạn chế việc chặt hạ, di
chuyển cây xanh.
g) Trong trường hợp
bắt buộc phải di chuyển, chặt hạ cây xanh phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan
quản lý trực tiếp và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Những hoạt động
được khuyến khích:
- Khuyến khích quy
hoạch, trồng cây xanh tập trung tạo thành cụm, lâm viên nhằm giảm chi phí chăm
sóc và đưa không gian rừng vào trong đô thị.
- Khuyến khích trồng
các loại cây có hoa, đặc biệt là các loại cây của vùng Tây Bắc tạo cảnh quan
đẹp, sinh động trong đô thị.
- Khuyến khích các hộ
gia đình trồng cây, hoa trên ban công các công trình.
i) Những hoạt động
không được phép:
- Hoạt động làm thay
đổi địa hình, cảnh quan tự nhiên như: San lấp, trồng và chặt phá cây xanh, xây
dựng lắp đặt công trình, kinh doanh trái phép trong khu vực công viên, hè,
đường ven hồ.
- Các hành vi xâm
lấn, xây dựng trong hành lang cây xanh, cảnh quan.
- Các hoạt động gây ô
nhiễm môi trường tự nhiên, cảnh quan cây xanh.
- Nghiêm cấm các hành
vi xâm hại cây xanh đô thị như: Tự ý chặt hạ, đánh chuyển di dời, ngắt hoa, bẻ
cành, chặt rễ, cắt ngọn, khoanh vỏ, đốt lửa đặt bếp, đổ rác, chất độc hại, nước
nóng, vật liệu xây dựng vào gốc cây; Tự ý xây bục bệ bao quanh gốc cây, giăng
dây, giăng đèn trang trí, đóng đinh, treo biển quảng cáo trái phép.
2. Quy định cụ thể:
a) Đối với cây xanh
trên đường phố: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày
20/12/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Thông tư số
20/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư
số 20/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị; Quy định
của UBND thành phố Lai Châu về quản lý hệ thống cây xanh đô thị và quy định tại
Quy chế này.
b) Đối với cây xanh
trong công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô
thị: Theo quy định của quy hoạch chi tiết công viên, quy hoạch chi tiết khu đô
thị được duyệt.
c) Đối với cây xanh
trong khuôn viên các công trình công cộng, nhà ở và các công trình khác do các
tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng: Thực hiện theo quy định của quy hoạch chi
tiết khu đô thị, thiết kế công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt; thỏa thuận
kiến trúc hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp.
d) Đối với khu vực
cây xanh chưa có quy hoạch đô thị được duyệt:
- Tỷ lệ diện tích đất
trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình công cộng phải đạt tối
thiểu 30%.
- Diện tích đất cây
xanh sử dụng công cộng đô thị: Theo quy định tại Khoản 2.6.3. Mục 2.6. Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng.
- Tỷ lệ diện tích đất
cây xanh tối thiểu trong lô đất xây dựng công trình: theo quy định tại Bảng 2.8,
Khoản 2.8.8, Mục 2.8 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch
xây dựng.
- Các chỉ tiêu khác
về quy hoạch cây xanh: Theo quy định tại TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử
dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn Thiết kế.
e) Đối với công trình
kiến trúc trong khu cây xanh: Chỉ tiêu quản lý về mật độ xây dựng, hệ số sử
dụng đất, tầng cao, chiều cao công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng,
khoảng lùi, hình thức kiến trúc phải tuân thủ quy định của quy hoạch đô thị,
thiết kế đô thị được duyệt; tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về thiết kế quy
hoạch, xây dựng và môi trường.
f) Quy định về trồng
cây xanh:
- Đối với cây xanh
trong công viên - vườn hoa, quảng trường: Cây xanh trồng trong công viên, quảng
trường, ven hồ nước, các khu vực công cộng khác của đô thị phải tuân thủ quy
hoạch chi tiết cây xanh, công viên được phê duyệt.
- Quy định trồng cây
xanh trên đường phố:
+ Đối với cây bóng
mát, mỗi tuyến đường chỉ trồng từ 1-2 loại cây, tạo thành chuỗi, hệ thống cây
xanh liên tục, hoàn chỉnh (các loại cây cũ vẫn giữ nguyên, nếu không phù hợp sẽ
từng bước thay thế).
+ Đối với những cây
xanh hè phố giáp với các hộ gia đình, khuyến khích trồng cây trong phạm vi ranh
giới giữa 2 nhà liền kề.
+ Loại cây trồng phải
có đặc tính: Thân, cành chắc khoẻ, rễ ăn sâu và không làm phá hỏng các công
trình liền kề, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, không có độc tố, hoa có màu sắc
đẹp.
+ Vỉa hè ≤ 2m: Không
trồng cây bóng mát.
+ Vỉa hè lớn hơn 2m
và nhỏ hơn 3m: Trồng cây thân thẳng, không phát triển nhiều cành ngang; chiều
cao nhỏ hơn 10m
+ Vỉa hè từ 3m đến
5m: Trồng cây thân thẳng, không phát triển nhiều cành ngang; chiều cao từ
10-15m.
+ Vỉa hè ≥ 5m: Trồng
cây lâu năm, chiều cao tối đa 20 m.
+ Cây xanh đưa ra
trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn: Chiều cao ≥ 2m, đường kính thân cây ≥ 4cm (đối
với cây tiểu mộc); chiều cao ≥ 3m, đường kính thân cây ≥ 5cm (đối với cây trung
mộc và đại mộc).
+ Dải phân cách có bề
rộng nhỏ hơn 3m chỉ trồng cỏ, cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách rộng từ
3m trở lên có thể trồng loại cây thân thẳng có chiều cao, tán lá không gây ảnh
hưởng đến an toàn giao thông. Trên chiều dài dải phân cách giữa giáp các nút
giao cách 3m đến 5m không được trồng cây che chắn tầm nhìn.
+ Cây xanh phải trồng
cách các góc phố tối thiểu 5m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không
gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông, cách các họng cứu hoả tối thiểu 2m, cách
cột đèn chiếu sáng và nắp hố ga tối thiểu 1m, cách mạng lưới đường dây, đường
ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) tối thiểu 1m; vị trí trồng cây
nằm ở khoảng trước ranh giới hai nhà mặt phố và đảm bảo hành lang an toàn lưới
điện.
+ Ô đất trồng cây
xanh trên hè phố: Kích thước hình vuông hoặc hình tròn kích thước và loại hình
ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một
tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường; có lớp lát xung quanh gốc với cao độ
bằng cao độ vỉa hè và thiết kế thoáng để thuận tiện cho việc chăm sóc cây. Tận
dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung
quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị.
+ Một số quy định
khác về trồng cây trên hè phố tại Bảng sau:
Bảng
3: Quy định về trồng cây trên hè phố
TT
|
Phân
loại cây
|
Chiều
cao
|
Khoảng
cách trồng
|
Khoảng
cách
tối thiểu đến mép ngoài bó vỉa hè
|
Chiều
rộng hè phố
|
1
|
Loại 1 (tiểu mộc)
|
≤10m
|
4m
- 8m
|
0,6
m
|
3m
- 5m
|
2
|
Loại 2 (trung mộc)
|
>10m
- 15m
|
8m
- 12m
|
0,8
m
|
>
5m
|
3
|
Loại 3 (đại mộc)
|
>15m
|
12m
- 15m
|
1,0
m
|
>
5m
|
Điều
19. Chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Các trường hợp cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
Các tổ chức và cá
nhân khi có nhu cầu chặt hạ, dịch chuyển các loại cây xanh sau đây phải có giấy
phép:
- Cây xanh thuộc danh
mục cây cổ thụ, cây cần bảo tồn;
- Cây xanh trồng trên
đường phố, công viên thuộc sở hữu công cộng;
- Cây xanh có chiều
cao từ 10m và có đường kính từ 30cm trở lên trồng trong khuôn viên của các tổ
chức, cá nhân.
2. Các trường hợp
được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
a) Trường hợp khẩn
cấp cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngay do thiên tai hoặc cây có nguy
cơ gẫy đổ gây nguy hiểm thì tổ chức, cá nhân trực tiếp được giao chăm sóc, quản
lý có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường; lập biên bản hiện
trường; chụp ảnh hiện trạng cây xanh; thực hiện ngay việc chặt hạ, dịch chuyển
cây và chậm nhất trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc chặt hạ,
dịch chuyển cây phải lập hồ sơ báo cáo UBND thành phố và Sở Xây dựng.
b) Trường hợp cây
xanh đô thị đã bị gãy đổ thì đơn vị trực tiếp thực hiện việc chăm sóc, quản lý
có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường; lập biên bản hiện
trường; chụp ảnh hiện trạng cây xanh; dọn dẹp, giải tỏa mặt bằng và chậm nhất
trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi thực hiện việc giải tỏa mặt bằng phải lập
hồ sơ báo cáo UBND thành phố và Sở Xây dựng.
3. Xây dựng công
trình trên đất có trồng cây xanh
a) Đối với công trình
không phải xin phép xây dựng: Chủ đầu tư xây dựng công trình chỉ được chặt hạ
hoặc dịch chuyển các loại cây (đối với những loại cây thuộc Khoản 1, Điều này)
sau khi được cấp giấy phép theo quy định;
b) Đối với công trình
phải xin phép xây dựng: Cơ quan cấp phép xây dựng công trình phải có ý kiến
thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý chuyên ngành cây xanh đô thị về
việc chặt hạ, dịch chuyển cây (đối với những loại cây thuộc Khoản 1, Điều này)
trước khi cấp phép xây dựng. Trong trường hợp không thống nhất ý kiến giữa các
bên thì trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định;
c) Khi xây dựng công
trình có liên quan đến chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải đưa kinh phí của công
tác này vào dự án.
4. Thủ tục cấp giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
a) Hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh bao gồm:
- Đơn đề nghị nêu rõ
vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị;
- Sơ đồ vị trí cây
xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng
cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
b) Hồ sơ đề nghị cấp
giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh được nộp tại Phòng Quản lý đô thị thành
phố Lai Châu.
c) Thời gian cấp giấy
phép
Thời gian giải quyết
cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển và trồng mới cây thay thế (nếu có)
tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Thẩm quyền cấp
giấy phép
Ủy ban nhân dân thành
phố Lai Châu cấp giấy phép về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên địa bàn quản
lý.
6. Thực hiện việc
chặt hạ, dịch chuyển cây xanh
a) Sau khi được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị,
thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh là không quá 30 ngày
kể từ ngày được cấp giấy phép.
b) Quá thời hạn quy
định tại Điểm a, Khoản này mà chưa thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển thì giấy
phép chặt hạ, dịch chuyển không còn giá trị.
c) Đối với việc chặt
hạ hoặc dịch chuyển các cây xanh phục vụ công trình, dự án thì việc chặt hạ,
dịch chuyển phải được thực hiện theo tiến độ công trình, dự án.
d) Việc chặt hạ, dịch
chuyển phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn về tính mạng và tài sản của tổ chức, cá
nhân.
e) Trường hợp chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh công cộng theo yêu cầu chính đáng khác của tổ chức, cá
nhân thì tổ chức, cá nhân phải đền bù giá trị cây tính theo độ tuổi và loại
cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh và trồng cây mới
(nếu có).
Điều
20. Quy định quản lý công viên
1. Quy định chung:
a) Các hành vi bị
nghiêm cấm:
- Lấn chiếm, chiếm
dụng, xây dựng, cư trú trái phép trong công viên.
- Các hành vi làm mất
mỹ quan, trật tự trong công viên, làm hư hỏng tường rào và cây xanh, bồn hoa,
thảm cỏ cây xanh, công trình kiến trúc và công trình kỹ thuật hạ tầng; vứt xả
rác bừa bãi, không đúng nơi quy định; mang chất gây cháy và các hóa chất độc
hại khác vào trong công viên.
- Các hành vi khác vi
phạm pháp luật và nội quy bảo vệ công viên.
b) Các hoạt động văn
hóa nghệ thuật, lễ hội, thể dục thể thao, hội chợ, triển lãm, thương mại - dịch
vụ công cộng trong công viên phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phù
hợp với chức năng của công viên và thực hiện đúng các quy định hiện hành của
Nhà nước đối với từng loại hình hoạt động.
2. Trách nhiệm quản
lý công viên: Cơ quan quản lý cây xanh công viên thành phố có trách nhiệm:
a) Thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện nội quy bảo vệ công viên, vườn hoa nhằm phục vụ tốt nhất các
tầng lớp nhân dân đến nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao, học tập;
b) Thường xuyên chăm
sóc bảo dưỡng vườn hoa, thảm cỏ, dây leo, cây cảnh, cây xanh trong trong viên;
c) Tổ chức bảo trì,
sửa chữa thường xuyên các công trình kiến trúc, công trình kỹ thuật hạ tầng
công viên không để hư hỏng xuống cấp;
d) Tổ chức lực lượng
tuần tra, bảo vệ thường xuyên bảo đảm an ninh trật tự khu vực công viên.
3. Quy định cụ thể:
a) Đối với công viên
có quy hoạch chi tiết: Theo các quy định của quy hoạch chi tiết, quy định quản
lý theo đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt.
b) Đối với công viên
chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt:
c) Mật độ xây dựng
gộp tối đa cho phép đối với khu công viên công cộng: 5%.
d) Mật độ xây dựng
gộp tối đa cho phép đối với khu công viên chuyên đề: 25%.
e) Tầng cao tối đa
công trình trong khu công viên: 2 tầng.
f) Quy định khác theo
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng, các tiêu chuẩn
hiện hành về thiết kế quy hoạch, xây dựng công viên, cây xanh.
Điều
21. Quy định quản lý khu du lịch
1. Quy định chung:
a) Khuyến khích phát
triển các loại hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ và phát huy giá trị cảnh
quan địa hình cây xanh, mặt nước.
b) Bảo đảm kết nối
không gian khu du lịch với không gian mặt nước, công viên cây xanh và khu đô
thị.
c) Đối với các công
trình trong khu du lịch:
- Phải có khoảng
không gian thoáng, cây xanh sân vườn phù hợp kết nối với không gian, cảnh quan
khu du lịch.
- Kiến trúc công
trình phù hợp với kiến trúc tổng thể khu du lịch, hài hòa với kiến trúc cảnh
quan đô thị.
- Đảm bảo an toàn
phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.
2. Các quy định cụ
thể:
a) Chỉ tiêu về mật độ
xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi,
tầng cao, chiều cao xây dựng, cao độ nền công trình và các chỉ tiêu quy hoạch
kiến trúc khác phải tuân thủ quy định của quy hoạch chi tiết khu du lịch được
duyệt.
b) Đối với khu du
lịch, điểm du lịch chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt: Theo các quy định của
quy hoạch phân khu được duyệt, đồng thời phải tuân thủ các quy định liên quan
tại quy định của quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng,
tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về thiết kế quy hoạch và xây dựng công trình du
lịch.
Mục 6. ĐỐI VỚI KHU
VỰC BẢO TỒN
Điều
22. Các khu vực bảo tồn
Các khu vực bảo tồn
của thành phố Lai Châu gồm:
1. Đền thờ Lê Lợi
2. Khu Quảng trường
Nhân dân
3. Khu Tượng đài Bác
Hồ và các dân tộc Lai Châu
4. Hệ thống Hang động
Gia Khâu
5. Hệ thống Hang động
Pu Sam Cáp
Điều
23. Quy định chung
1. Khu vực cần bảo
tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh quan, cần rà soát, giữ nguyên các công
trình. Tại các khu vực bảo tồn, tôn tạo (bao gồm không gian, độ cao, cơ sở hạ
tầng, kiểu thức kiến trúc, sắc thái, bố cục, màu sắc và những không gian
trống): Phải được bảo tồn theo các yếu tố gốc của di tích, danh thắng. Việc
quản lý, chăm sóc, bảo vệ, phát triển, sử dụng di tích, thắng cảnh phải tuân
thủ nghiêm ngặt Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, các quy định về
quản lý đô thị, quy định pháp luật khác có liên quan và theo Quy chế này.
2. Bất kỳ hành động
can thiệp nào đối với công trình bảo tồn cần tuân thủ Luật Di sản văn hóa, đảm
bảo không phá hủy đặc tính lịch sử hoặc tính chất của công trình, khuôn viên
hoặc môi trường khu vực.
3. Khi thẩm định dự
án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ của di tích mà có khả
năng ảnh hưởng xấu đến di tích, phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh; Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đối với di tích Quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
4. Không được tháo dỡ
hoặc thay đổi bất kỳ chi tiết kiến trúc đặc trưng nào công trình trong khu vực
bảo vệ (trừ những trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).
5. Các công trình
thuộc khu vực bảo tồn phải bố trí đủ diện tích sân bãi cho số người ra vào tham
quan thuận lợi và an toàn.
6. Việc cải tạo, sửa
chữa các công trình trong khu vực bảo tồn thực hiện trên nguyên tắc giữ gìn,
duy trì, phát huy giá trị đặc trưng của không gian, kiến trúc cảnh quan vốn có
của công trình (chiều cao, mặt đứng các hướng, hình thức, vật liệu, màu sắc
tường, mái, cổng, tường rào). Nghiêm cấm việc xây dựng cơi nới, chồng lấn làm
biến dạng kiến trúc ban đầu. Việc phá dỡ công trình (kể cả phần cổng, tường bao)
phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
7. Quy định về xây
dựng mới trong khuôn viên công trình bảo tồn
a) Việc cho phép xây
dựng thêm công trình bên trong khuôn viên công trình bảo tồn cần được xem xét
kỹ lưỡng bởi Sở Xây dựng, Hội đồng kiến trúc - quy hoạch thành phố (nếu có), ý
kiến thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với di tích cấp tỉnh)
hay Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với di tích quốc gia) và được UBND
tỉnh chấp thuận.
b) Chức năng mới bổ
sung trong khuôn viên công trình cần xem xét kỹ lưỡng, không gây ảnh hưởng đối
với công trình bảo tồn.
c) Các phần xây thêm
trong khuôn viên công trình bảo tồn phải tương thích với công trình chính về tỷ
lệ, màu sắc và vật liệu. Các phần cũ và mới phải kết hợp như một công trình hài
hòa nhưng phải đảm bảo sự khác biệt có thể phân biệt được.
8. Các hành vi bị cấm
a) Cấm lấn chiếm, tự
ý xây dựng, phá dỡ trong khu vực bảo tồn;
b) Cấm các hoạt động
kinh doanh trong khu vực bảo tồn (trừ những khu vực dịch vụ phục vụ khách thăm
quan được cơ quan có thẩm quyền cho phép);
c) Cấm lắp dựng biển
quảng cáo tại khu di tích lịch sử, các công trình văn hoá đã được xếp hạng.
Mục 7. ĐỐI VỚI KHU
VỰC CÔNG NGHIỆP
Điều
24. Các khu công nghiệp
1. Các khu, cụm công
nghiệp và các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung thành phố Lai Châu gồm các
khu vực tại Phụ lục 8 Quy chế này.
2. Vị trí ranh giới
cụ thể theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Lai Châu.
Điều
25. Quy định quản lý quy hoạch, kiến trúc
1. Quy định chung:
a) Từng bước thực
hiện di dời hoặc chuyển đổi các cơ sở sản xuất công nghiệp không đảm bảo vệ
sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, có khối lượng vận tải lớn
ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng đô thị.
b) Khuyến khích cải
tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
khu công nghiệp hiện hữu, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, chất
lượng môi trường lao động.
c) Khuyến khích đầu
tư các dự án công nghiệp công nghệ sạch, sử dụng ít lao động, khối lượng vận
tải thấp trong các khu công nghiệp hiện hữu.
d) Việc xây dựng, cải
tạo, nâng cấp các công trình sản xuất, kho tàng, công trình dịch vụ công cộng
phải tuân thủ quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp được duyệt, quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch và xây dựng.
e) Về kiến trúc, cảnh
quan:
- Kiến trúc kho tàng,
công nghiệp bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn, an toàn phòng chống cháy nổ,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường; bảo đảm tốt thông thoáng và ánh sáng, yêu cầu mỹ
quan và hài hoà với môi trường xung quanh.
- Khuyến khích xây dựng
công trình có mật độ xây dựng thấp, khoảng lùi lớn với lộ giới, tận dụng các
khoảng lùi công trình, sân bãi, hoa viên để trồng cây xanh thảm cỏ, gia tăng
diện tích cây xanh giúp cải thiện vi khí hậu, tăng cường chất lượng môi trường
trong khu công nghiệp, kho tàng.
f) Đối với các cơ sở
công nghiệp riêng lẻ trong các khu dân cư:
- Các cơ sở sản xuất
riêng lẻ nằm trong khu dân cư phải được cải tạo, nâng cấp điều kiện hạ tầng kỹ
thuật và vệ sinh môi trường theo quy định luật pháp hiện hành. Khuyến khích bố
trí các cơ sở sản xuất riêng lẻ vào các cụm công nghiệp tập trung.
- Việc xây dựng, cải
tạo, nâng cấp các công trình sản xuất, kho tàng phải tuân thủ quy hoạch chi
tiết đô thị được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về xây dựng công trình
công nghiệp.
2. Các quy định cụ
thể:
a) Các chỉ tiêu về
mật độ xây dựng; hệ số sử dụng đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;
khoảng lùi, tầng cao; chiều cao công trình, cao độ nền xây dựng trong khu công
nghiệp phải tuân thủ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được duyệt.
b) Đối với trường hợp
xây dựng mới, cải tạo các công trình trong khu công nghiệp, kho tàng hiện hữu,
phải bảo đảm quy định sau:
- Kiến trúc nhà công
nghiệp đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật cho sản xuất và cho công nhân làm
việc theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
- Mật độ xây dựng
thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng thực hiện theo
bảng sau:
Chiều
cao xây dựng công trình trên mặt đất (m)
|
Mật
độ xây dựng tối đa theo diện tích lô đất (%)
|
≤
5000 m2
|
10.000
m2
|
≥
20.000 m2
|
≤10
|
70
|
70
|
60
|
13
|
70
|
65
|
55
|
16
|
70
|
60
|
52
|
19
|
70
|
56
|
48
|
22
|
70
|
52
|
45
|
25
|
70
|
49
|
43
|
28
|
70
|
47
|
41
|
31
|
70
|
45
|
39
|
34
|
70
|
43
|
37
|
37
|
70
|
41
|
36
|
40
|
70
|
40
|
35
|
>40
|
70
|
40
|
35
|
- Khoảng lùi xây dựng
công trình: 7m-10m.
Điều
26. Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường
1. Các công trình hạ
tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường khu công nghiệp, kho tàng gồm: Công trình
giao thông, bến bãi đỗ xe, cấp nước, thoát nước, cấp điện, chiếu sáng, công
trình xử lý chất thải, cây xanh và công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
2. Việc xây dựng, cải
tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường phải tuân thủ quy
định của quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành về quy hoạch, xây dựng và vệ sinh môi trường.
3. Vệ sinh môi trường:
a) Việc xây dựng công
trình trong khu công nghiệp, kho tàng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về an toàn phòng chống cháy nổ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; bảo đảm khoảng
cách ly vệ sinh môi trường theo quy định tại Mục 2.7 Chương II QCVN01: 2008/BXD
về Quy hoạch xây dựng.
b) Quản lý hệ thống
các chất thải công nghiệp (chất thải rắn, nước, khí, tiếng ồn…) theo quy định
pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Mục 8. ĐỐI VỚI KHU
VỰC NÔNG THÔN
Điều
27. Khu dân cư nông thôn
1. Gồm các khu dân cư
nông thôn thuộc các xã Nậm Loỏng và San Thàng.
2. Vị trí ranh giới
cụ thể theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Lai Châu.
Điều
28. Quy định chung
a) Khi phát triển
mới, cải tạo, chỉnh trang các khu vực dân cư nông thôn phải bảo đảm tính thống
nhất, kết nối chặt chẽ về không gian, kiến trúc giữa các khu vực.
b) Không gian cây
xanh, mặt nước, các khu vực đặc thù sinh thái phải được bảo vệ, giữ gìn, tôn
tạo; không được lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; khuyến khích tăng chỉ tiêu cây
xanh, mặt nước.
c) Các di tích lịch
sử - văn hóa, công trình có giá trị kiến trúc tiêu biểu, truyền thống trong khu
vực phải được bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định pháp
luật hiện hành có liên quan.
d) Các nhà vườn nông
thôn có giá trị đặc trưng kiến trúc truyền thống phải được bảo vệ, hạn chế tối
đa việc chia nhỏ khu đất hiện hữu thành những khu đất nhỏ hơn.
e) Khuyến khích cải
tạo, nâng cấp, phát triển nhà ở nông thôn theo hướng phục vụ du lịch sinh thái.
f) Khuyến khích các
mô hình trang trại nông nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch.
g) Khuyến khích xây
dựng các công trình nhà ở truyền thống của đồng bào dân tộc, đặc trưng của vùng
miền núi phía Bắc.
h) Các công trình xây
dựng mới phải đảm bảo hài hòa với cảnh quan khu vực. Hạn chế xây dựng nhà ở có mật
độ cao, nhà cao tầng.
Điều
29. Quy định cụ thể
1. Mật độ xây dựng
gộp, tầng cao, hệ số sử dụng đất:
a) Đối với khu dân cư
nông thôn tập trung:
- Mật độ xây dựng gộp
tối đa: 60 %
- Tầng cao trung
bình: 3,5 tầng
- Tầng cao tối đa: 5
tầng
- Hệ số sử dụng đất: 2,4
lần
b) Khu vực nhà vườn
nông thôn:
- Mật độ xây dựng gộp
tối đa: 50 %
- Tầng cao trung
bình: 2,0 tầng
- Tầng cao tối đa: 3
tầng
- Hệ số sử dụng đất: 1,0
lần
2. Mật độ xây dựng
trên lô đất xây dựng công trình khu vực nông thôn; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới
xây dựng, khoảng lùi, chiều cao, tầng cao xây dựng khu vực nông thôn: Như quy
định của đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã đã được cấp thẩm quyền
phê duyệt.
Mục 9. ĐỐI VỚI KHU
VỰC DỰ TRỮ PHÁT TRIỂN, AN NINH QUỐC PHÒNG
Điều
30. Đối với khu vực dự trữ phát triển
1. Khu vực dự trữ
phát triển theo đồ án quy hoạch chung thành phố Lai Châu.
2. Quy định chung:
a) Hạn chế đầu tư xây
dựng công trình có quy mô lớn, phá vỡ cảnh quan tự nhiên;
b) Khuyến khích các
hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trang trại;
c) Phát triển hệ
thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật kết nối thuận lợi với khu vực ngoài
thành phố;
d) Cấm mọi hình thức
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị trái quy hoạch
và pháp luật;
e) Nghiêm cấm mọi
hoạt động sản xuất, sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
3. Đất dự trữ phát
triển có thể trồng cây xanh, vườn ươm hoặc các công trình tạm ngắn hạn dễ dàng
tháo dỡ khi cần thiết.
4. Quy định cụ thể về
sử dụng đất, quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc, cảnh quan: áp
dụng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Điều
31. Khu vực quốc phòng an ninh
1. Khu vực quốc phòng
an ninh: Xác định theo quy hoạch chung xây dựng thành phố Lai Châu được duyệt
và theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
2. Quy định đối với
các khu vực quốc phòng an ninh:
a) Các chỉ tiêu quy
hoạch, kiến trúc áp dụng theo quy hoạch chi tiết được duyệt và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn thiết kế của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an;
b) Hành lang cách ly
cho các công trình quốc phòng, an ninh phải tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc
phòng và Bộ Công an.
Chương
III.
QUY
CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC
Mục
1. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
Điều
32. Các công trình công cộng
Các công trình công
cộng được quy định tại Quy hoạch đô thị được duyệt gồm:
1. Công trình hành
chính, y tế, giáo dục
2. Công trình khách
sạn, thương mại dịch vụ
3. Công trình văn
hoá, thể dục thể thao
Điều
33. Quy định quản lý quy hoạch kiến trúc
1. Quy định chung
a) Kiến trúc các công
trình công cộng xây dựng mới trong khu đô thị hiện hữu phải tuân thủ quy định
của quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt.
b) Các công trình
công cộng đều phải có khoảng không gian thoáng, cây xanh sân vườn bảo đảm tỷ lệ
đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình phải đạt tối thiểu 30%.
c) Đối với các công
trình nằm trong khu đô thị chưa có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy
định quy hoạch, kiến trúc được duyệt, ban hành phải tuân thủ quy định của quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế xây dựng công trình.
d) Các công trình
kiến trúc có vị trí ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị thì chủ đầu tư phải lấy ý kiến
của cơ quan quản lý quy hoạch, kiến trúc và của cộng đồng trước khi thực hiện
đầu tư xây dựng.
e) Khuyến khích sử
dụng hình thức kiến trúc hiện đại, văn minh có tính thẩm mỹ cao đồng thời phải
phù hợp với tính chất của công trình.
f) Công trình phải
bảo đảm an toàn, bền vững trong quá trình sử dụng, thích hợp cho mọi đối tượng
khi tiếp cận các công trình kiến trúc đô thị; bảo đảm hài hoà giữa các yếu tố
tạo nên kiến trúc đô thị như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí.
g) Về màu sắc, vật
liệu công trình:
- Sử dụng màu sắc cho
công trình nhằm tạo sự đa dạng và ấn tượng riêng. Hạn chế sử dụng những gam màu
quá sáng hoặc tối, ưu tiên sử dụng những gam màu mang sắc thái hài hòa.
- Khuyến khích các
giải pháp sử dụng các loại vật liệu, vỏ bao che công trình theo quy định của
Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 “Các công trình xây dựng sử dụng
năng lượng có hiệu quả”.
h) Đối với các công
trình hành chính, y tế, giáo dục:
- Vị trí công trình
phải tuân thủ theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; khoảng cách ly vệ sinh
môi trường đối các công trình, các nguồn gây ô nhiễm khác theo quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành.
- Các khu cơ quan
hành chính, y tế, giáo dục của đô thị phải có kiến trúc trang nghiêm, hài hoà
với cảnh quan kiến trúc đô thị.
- Cổng, hàng rào, nơi
treo cờ Tổ quốc, biểu tượng, bảng ghi tên, địa chỉ đối với các công trình trụ
sở hành chính phải được thiết kế vị trí, kích cỡ hợp lý; tạo sự uy nghiêm,
trang trọng, không ảnh hưởng đến tầm nhìn; khi hư hỏng phải thay thế kịp thời.
- Đối với các công
trình tập trung đông người (trường học, bệnh viện) trước lối vào công trình
phải bố trí bãi đỗ xe theo quy định, tránh tình trạng dừng, đỗ xe lấn chiếm
lòng lề đường.
i) Đối với các công
trình khách sạn, thương mại dịch vụ:
- Kiến trúc phải phù
hợp với công năng sử dụng công trình.
- Khuyến khích xây
dựng công trình có hình thức kiến trúc hiện đại, dân tộc, đáp ứng yêu cầu tiết
kiệm năng lượng, tạo cảnh quan môi trường đô thị xanh, sạch, đẹp.
j) Đối với các công
trình văn hoá, thể dục thể thao:
- Bảo đảm tính nghệ
thuật, thẩm mỹ cao đối với không gian, kiến trúc của các công trình.
- Khuyến khích thiết
kế các công trình kiến trúc kết hợp hài hòa không gian mặt nước, cây xanh, sân
vườn xung quanh.
- Đảm bảo an toàn, vệ
sinh môi trường theo quy định.
2. Quy định cụ thể:
a) Mật độ xây dựng
các công trình trong khuôn viên:
- Đối với các công
trình tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt: Tuân thủ quy định về mật
độ xây dựng của đồ án quy hoạch chi tiết được duyệt.
- Đối với các công
trình công cộng thuộc khu vực chưa có quy hoạch chi tiết:
+ Trường hợp xây dựng
mới thực hiện theo quy định tại Điều 9 Quy chế này, đồng thời phải tuân thủ quy
định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng.
+ Trường hợp công
trình cải tạo chỉnh trang: Cải tạo, chỉnh trang mà không tăng mật độ xây dựng
và tầng cao xây dựng cho phép giữ nguyên mật độ xây dựng hiện trạng; Trường hợp
tăng mật độ xây dựng hoặc tầng cao xây dựng hoặc phá đi xây lại, áp dụng các
quy định tại Khoản 2.10.6, Mục 2.8, Chương II QCXDVN 01:2008.
b) Quy định về khoảng
lùi công trình so với lộ giới, tầng cao, chiều cao xây dựng, cao độ nền công
trình; khoảng cách tối thiểu giữa các dãy nhà, công trình; quan hệ giữa công
trình với các công trình bên cạnh:
- Đối với trường hợp
đã có quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị được phê duyệt tuân thủ theo quy
hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
- Đối với trường hợp
chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt: Tuân thủ các
quy định tại Khoản 2.8.4; 2.8.5; 2.8.6; 2.8.10; 2.8.11; 2.12 Mục 2.8 Chương II
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng.
- Đối với công trình
công cộng trên các trục đường, tuyến phố chính: Áp dụng các quy định tại Mục 3,
Chương II của Quy chế này.
c) Công trình tại vị
trí góc phố: Công trình xây dựng phải được cắt vát góc theo quy định tại Khoản
2 Điều 14 Quy chế này.
d) Bố trí các trang
thiết bị kỹ thuật công trình:
- Bể chứa nước mái, bồn
nước mái, thông gió, thiết bị điều hoà phải lắp đặt hợp lý không để lộ trên mái
công trình hoặc mặt tiền công trình.
- Miệng xả ống khói,
ống thông hơi không được hướng ra đường phố.
- Cục nóng điều hòa
nhiệt độ không khí nếu đặt ở mặt tiền, sát chỉ giới đường đỏ phải ở độ cao trên
2,7m và không được xả nước ngưng trực tiếp lên mặt hè, đường phố.
e) Đối với biển báo,
biển quảng cáo trên công trình: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2.8.15 Mục
2.8 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng và
Quyết định số 1602/2015/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai
Châu về việc phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lai
Châu giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030.
f) Đối với công trình
công cộng tại vị trí điểm nhấn theo quy định tại Điều 36 Quy chế này.
Mục
2. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH NHÀ Ở
Điều
34. Quy định đối với nhà ở chung cư
1. Các loại nhà ở
chung cư:
a) Nhà chung cư cao
tầng
b) Nhà chung cư hỗn
hợp nhà ở - dịch vụ
c) Nhà chung cư thuộc
dự án Nhà ở xã hội
2. Quy định chung:
a) Yêu cầu đối với
khu nhà chung cư:
- Phù hợp với quy
hoạch chung được duyệt;
- Có hệ thống hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện tại
và phát triển trong tương lai theo quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng;
- Đảm bảo an toàn
phòng chống cháy nổ, thuận tiện cho việc chữa cháy và đảm bảo vệ sinh môi
trường;
- Phải đảm bảo có đủ
nguồn cung cấp dịch vụ hạ tầng cho công trình như điện, cấp thoát nước, giao
thông và đảm bảo việc đấu nối với kết cấu hạ tầng của đô thị.
b) Đối với công trình
nhà chung cư:
- Phải đảm bảo các
yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách
ly vệ sinh;
- Bảo đảm giải quyết
tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại và dự kiến phát triển tương lai,
giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;
- Tận dụng thông gió
tự nhiên mát về mùa hè, hạn chế gió lạnh về mùa đông; tránh tạo thành vùng áp
lực gió;
- Thuận tiện cho việc
thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Cung cấp điện, nước, thoát nước,
trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc, cấp ga, giao thông, sân vườn, cổng
và tường rào;
- Hệ thống thoát nước
sinh hoạt và hệ thống thoát nước mưa phải được thiết kế tách riêng. Nếu hệ
thống thoát nước đấu nối với hệ thống thoát nước chung của đô thị thì nước thải
sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra khu vực thoát nước của
đô thị;
- Tuân thủ các quy
định khác liên quan tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư.
c) Quản lý quy hoạch,
đầu tư xây dựng nhà chung cư: Theo quy định hiện hành về quản lý quy hoạch xây
dựng, quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng.
d) Việc quản lý sử
dụng nhà chung cư thực hiện theo Thông tư số 02/2016/TT- BXD ngày 15/2/2016 của
Bộ trưởng Bộ Xây dựng về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.
3. Quy định cụ thể:
a) Mật độ xây dựng
thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư tùy thuộc vào diện tích lô đất và
chiều cao công trình, theo quy định tại Bảng 2.7a Khoản 2.8.6 Mục 2.8 Chương II
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng.
b) Khoảng lùi tối
thiểu của nhà chung cư tuỳ thuộc vào vị trí công trình, chiều cao công trình và
chiều rộng của lộ giới nhưng phải thỏa mãn quy định trong bảng 2.5 Khoản 2.8.5
Mục 2.8 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây
dựng, không được nhỏ hơn 6m đối với nhà chung cư có chiều cao trên 28m.
c) Khoảng cách giữa
các mặt nhà đối diện của hai nhà chung cư độc lập theo quy định tại Khoản 2.8.4
Mục 2.8 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây
dựng, đồng thời phải đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn
khi có cháy và không được nhỏ hơn 25m.
d) Đối với nhà chung
cư trong khu vực đô thị hiện hữu, khoảng cách giữa các nhà theo quy định tại
Khoản 2.10.5 Mục 2.10 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy
hoạch xây dựng.
e) Khoảng cách an
toàn phòng chống cháy trong khu nhà chung cư, đường dành cho xe chữa cháy phải
có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ
hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay
xe không nhỏ hơn 15m x 15m.
f) Việc bố trí sân,
chỗ đỗ xe của nhà chung cư thực hiện theo quy định tại Khoản 2.8.14. Mục 2.8.,
Khoản 2.10.8. Mục 2.10. và Khoản 4.3.3. Mục 4.3. Chương IV Quy chuẩn xây dựng
Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng.
g) Đối với nhà chung
cư thuộc dự án Nhà ở xã hội: Theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.
Điều
35. Quy định đối với nhà ở riêng lẻ
1. Mật độ xây dựng,
kích thước lô đất xây dựng nhà ở:
a) Mật độ xây dựng
tối đa áp dụng cho các loại nhà ở theo diện tích lô đất xây dựng nhà ở theo quy
định của đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt.
b) Đối với khu đô thị
chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt thì áp dụng quy định
mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế, riêng lẻ và
nhóm nhà chung cư được quy định trong Bảng sau:
Bảng 4: Mật độ xây
dựng thuần tối đa trong lô đất xây dựng công trình
Diện tích lô đất (m2/căn nhà)
|
≤80
|
100
|
200
|
300
|
500
|
≥1.000
|
Mật độ xây dựng tối
đa (%)
|
100
|
80
|
70
|
60
|
50
|
40
|
c) Trường hợp thửa
đất có diện tích nằm giữa các giá trị trong bảng trên thì mật độ xây dựng được
tính theo công thức nội suy như sau:
Nt = Nb -
((Nb-Na)/(Ga-Gb)) x (Gt - Gb)
Trong đó:
- Nt : Mật độ xây
dựng tối đa cho phép theo diện tích lô đất cần tính. Đơn vị tính: %.
- Gt: Diện tích lô
đất cần tính mật độ xây dựng tối đa cho phép. Đơn vị tính: m2.
- Ga: Diện tích lô
đất cận trên diện tích lô đất cần tính mật độ xây dựng tối đa cho phép. Đơn vị
tính: m2.
- Gb: Diện tích lô
đất cận dưới diện tích lô đất cần tính mật độ xây dựng tối đa cho phép. Đơn vị
tính : m2.
- Na: Mật độ xây dựng
tương ứng với Ga. Đơn vị tính: %.
- Nb: Mật độ xây dựng
tương ứng với Gb. Đơn vị tính: %.
2. Kích thước, diện
tích lô đất xây dựng nhà ở:
a) Diện tích lô đất
theo quy định của đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt.
b) Đối với khu đô thị
chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt: Diện tích tối thiểu của
lô đất áp dụng các quy định tại Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 05/11/2014
của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy định hạn mức giao đất, hạn mức công
nhận đất ở; kích thước, diện tích đất tối thiểu được tách thửa; hạn mức giao
đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng, đất xây
dựng trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
3. Chỉ giới đường đỏ,
chỉ giới xây dựng, khoảng lùi công trình:
a) Trường hợp nhà ở
thuộc khu vực có quy hoạch đô thị: Tuân thủ các quy định của Đồ án quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết được duyệt.
b) Đối với nhà ở
thuộc khu vực chưa có quy hoạch đô thị được duyệt: Áp dụng theo quy định tại các
Khoản 2.8.5, 2.8.6 và 2.8.7 Mục 2.8. Khoản 2.10.4. Mục 2.10. Chương II. Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008 Quy hoạch
xây dựng.
c) Đối với nhà ở
thuộc khu vực hiện hữu có đường ngõ, hẻm đang tồn tại nhiều kiến trúc kiên cố,
hoặc chiều sâu nhà, lô đất không đủ điều kiện để bố trí khoảng lùi theo quy
định, chỉ giới xây dựng công trình được trùng với chỉ giới đường đỏ, đồng thời
phải đảm bảo khoảng cách an toàn về điện theo quy định pháp luật hiện hành.
d) Những trường hợp
cụ thể do cơ quan quản lý quy hoạch thành phố Lai Châu xem xét, quyết định hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Phần nhà được phép
nhô quá chỉ giới xây dựng:
a) Trường hợp chỉ
giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ: Áp dụng quy định tại Bảng 2.9, Bảng
2.10 Khoản 2.8.10. Mục 2.8 Chương II Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN:
01/2008/BXD Quy hoạch Xây dựng.
b) Trong trường hợp
chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ:
- Các bộ phận của
công trình sau đây: Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cánh cửa, ô-văng,
mái đua, mái đón được phép nhô ra theo Bảng 5 nhưng không được vượt quá chỉ
giới đường đỏ.
Bảng
5: Các bộ phận nhà được phép nhô ra trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào
sau chỉ giới đường đỏ
TT
|
Bộ
phận được nhô ra
|
Độ
cao so với mặt hè (m)
|
Độ
vươn tối đa (m)
|
1
|
Bậc thềm, vệt dắt
xe
|
0
-0,2
|
0,3
|
2
|
Ống đứng thoát nước
mưa
|
|
0,2
|
3
|
Bậu cửa, gờ chỉ
trang trí
|
>
1,0
|
0,2
|
4
|
Kết cấu di động:
Mái dù, cánh cửa
|
>
2,5
|
1,0
|
- Riêng ban công, ô
văng được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo
thành buồng hay lô-gia. Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng trong
khoảng không từ độ cao 3,5m so với mặt vỉa hè trở lên theo dưới đây:
Bảng
6: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng
Chiều
rộng lộ giới (m)
|
Độ
vươn ra tối đa (m)
|
Dưới
7m
|
0
|
7÷12
|
0,9
|
>12÷15
|
1,2
|
>15
|
1,4
|
- Phần ngầm dưới mặt
đất: Mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ
giới đường đỏ.
- Mái sảnh đón, mái
hè phố:
+ Phải được thiết kế
cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;
+ Đảm bảo tuân thủ
các quy định về phòng cháy chữa cháy;
+ Ở độ cao cách mặt
vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo mỹ quan đô thị;
+ Không vượt quá chỉ
giới đường đỏ;
+ Bên trên mái đón,
mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân
thượng, sân bày chậu cảnh...).
5. Cao độ nền tối đa
công trình:
a) Tuân thủ quy định
của đồ án quy hoạch chi tiết, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt.
b) Đối với công trình
thuộc khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, áp dụng các quy định tại
quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng công
trình.
6. Tầng cao, chiều
cao công trình:
a) Số tầng cao tối
đa, tầng cao trung bình của từng khu đất xây dựng, chiều cao nhà thực hiện theo
Quy hoạch được duyệt.
b) Chiều cao nhà được
tính từ tầng 1 đến tầng trên cùng, sân thượng chỉ có mái che phần cầu thang
không tính là 1 tầng và chiều cao nhà chỉ tính đến lan can sân thượng. Nhà liên
kế, liên kế có sân vườn, biệt lập, biệt thự được xây dựng tầng hầm, tầng lửng.
c) Đối với các nhà ở
thuộc cấu thành của dãy phố thì cao độ nền công trình so với cao độ hè phố theo
quy hoạch được duyệt và tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
d) Chiều cao tầng 1
công trình là 3,9m, tầng thứ 2 là 3,6m; các tầng còn lại là 3,3m.
Hình
5: Quy định về phần nhà xây dựng sau chỉ giới đường đỏ
6. Hình thức kiến
trúc công trình:
a) Kiến trúc nhà ở
phải kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, phù
hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán, văn hoá - xã hội của cộng
đồng.
b) Kiến trúc nhà ở
phải đa dạng các loại nhà ở, loại căn hộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội,
khả năng thu nhập của các tầng lớp dân cư trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả quỹ
đất dành cho phát triển nhà ở.
c) Nhà ở xây dựng hai
bên đường, tuyến phố chính phải tuân thủ chỉ giới xây dựng, bảo đảm hài hoà về
chiều cao, không gian, kiến trúc, thẩm mỹ, phù hợp với quy hoạch chung và thiết
kế đô thị theo từng trục đường, tuyến phố.
d) Mặt tiền các ngôi
nhà dọc các tuyến phố, ở các vị trí có thể nhìn thấy từ đường và các khu vực
lân cận thì không được bố trí làm sân phơi quần áo hoặc trưng bày các đồ vật
làm mất mỹ quan đô thị.
e) Mái nhà trong các
khu ở khuyến khích sử dụng hình thức mái dốc. Các phần nhô lên phía trên (như
bể chứa nước, ăngten chảo, khung thang máy…) phải bố trí khuất vào khối tích
công trình.
7. Vật liệu xây dựng
công trình:
a) Khuyến khích sử
dụng vật liệu truyền thống, vật liệu địa phương, vật liệu sử dụng tiết kiệm
hiệu quả năng lượng.
b) Hạn chế các vật
liệu không bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và môi trường đô thị trừ những trường hợp được các cơ quan có thẩm quyền
cho phép.
8. Công trình nhà ở
tại góc giao lộ và tường rào công trình: Như quy định tại Khoản 2, Điều 14 Quy
chế này.
9. Quy định đối với
nhà biệt thự, nhà ở cao tầng:
a) Về mật độ xây
dựng, kích thước diện tích lô đất, tầng cao, chiều cao xây dựng, hệ số sử dụng
đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng lùi: Áp dụng theo quy hoạch
phân khu, quy hoạch chi tiết, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt.
b) Đối với nhà biệt
thự, nhà ở cao tầng thuộc khu vực chưa có đồ án quy hoạch đô thị áp dụng theo
quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam: QCXDVN 01:2008 Quy hoạch xây dựng,
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4319: 2012 Nhà và công trình công cộng và quy định tại
Quy chế này.
10. Quản lý xây dựng
các công trình nhà ở cải tạo, xây tạm, bán kiên cố:
a) Đối với nhà ở cải
tạo trong các khu dân cư hiện hữu: Thực hiện theo các quy định của quy hoạch
chi tiết được duyệt, quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
b) Đối với nhà tạm,
nhà bán kiên cố nằm trong khu đô thị mới có quy hoạch chi tiết được duyệt và đã
có quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền:
Không được xây dựng mới, sửa chữa làm thay đổi quy mô, kết cấu công trình và
diện tích sử dụng; chỉ được sửa chữa nhỏ (như chống dột, thay nền, vách ngăn).
c) Đối với nhà trong
khu đô thị mới đã có Quy hoạch chi tiết được duyệt nhưng chưa triển khai, chưa
có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Được xem xét cấp
Giấy phép xây dựng tạm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính
phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Mục
3. ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH ĐẶC THÙ
Điều
36. Công trình tại vị trí điểm nhấn
1. Công trình tại vị
trí điểm nhấn:
- Khu vực cửa ngõ đô
thị;
- Các công trình công
cộng tại trung tâm thương mại, công trình y tế, giáo dục, văn hóa;
- Các công trình công
cộng tại các khu đô thị, trục tuyến phố chính.
2. Vị trí khu vực cửa
ngõ, điểm nhấn theo quy định tại Quy hoạch chung thành phố.
3. Quy định chung:
a) Kiến trúc công
trình cần có sự đồng bộ và hài hoà về mặt kiến trúc, thẩm mỹ công trình, màu
sắc công trình, khoảng lùi công trình và các yêu cầu khác nhằm tạo điểm nhấn
khu vực cho đô thị thành phố Lai Châu.
b) Không gian ngoài
công trình phải kết nối với không gian công cộng thành phố như quảng trường,
đường phố, tuyến cảnh quan đô thị tùy theo vị trí công trình.
c) Có đủ các tiện ích
đô thị và điều kiện hạ tầng kỹ thuật theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành đáp
ứng nhu cầu hoạt động công cộng của dân cư phù hợp với tính chất của công
trình.
4. Các quy định cụ
thể:
a) Mật độ xây dựng,
tầng cao, chiều cao công trình, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, khoảng
lùi tuân thủ các quy định của quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị được duyệt.
b) Trường hợp đối với
công trình ở khu vực chưa có quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị thì áp dụng các
quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về quy hoạch, thiết kế xây dựng
công trình.
Điều
37. Công trình di tích văn hóa lịch sử, tượng đài, công trình kỷ niệm
1. Các di tích văn
hóa lịch sử, công trình tượng đài, công trình kỷ niệm trên địa bàn thành phố
Lai Châu gồm:
a) Di tích văn hóa
lịch sử;
b) Các công trình
tượng đài, công trình kỷ niệm: Theo quy hoạch đô thị và quy hoạch tượng đài
được duyệt.
2. Quy định chung:
a) Đối với các công
trình di tích văn hóa lịch sử:
- Bảo đảm giữ gìn tối
đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị của di tích về các mặt: Vị trí, cấu
trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh
quan liên quan và các yếu tố khác của di tích nhằm bảo vệ và phát huy các giá
trị của di tích.
- Bảo đảm sự hài hòa
giữa di tích với môi trường cảnh quan đô thị xung quanh.
- Bảo đảm phát huy
giá trị di tích phục vụ nhu cầu giải trí, văn hóa du lịch của nhân dân nhưng
không làm tổn hại đến giá trị của di tích.
- Việc bảo quản, tu
bổ phục hồi các công trình di tích thực hiện theo Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, Nghị
định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/09/2012 của Chính phủ quy định chi tiết về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
b) Đối với tượng đài,
công trình kỷ niệm:
- Tuân thủ tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành và phù hợp với quy hoạch tượng đài và tranh hoành
tráng được phê duyệt.
- Bảo đảm sự hài hòa
với cảnh quan đô thị, nâng cao giá trị văn hóa, nghệ thuật của không gian đô
thị.
- Việc đầu tư xây
dựng tượng đài, công trình kỷ niệm thực hiện theo quy định pháp luật về xây
dựng.
3. Quy định về kiến
trúc, cảnh quan:
a) Không gian khu vực
di tích văn hóa lịch sử, công trình tượng đài, công trình kỷ niệm phải được giữ
gìn, phát huy giá trị đặc trưng của không gian, kiến trúc cảnh quan vốn có của
khu vực.
b) Hình thức kiến
trúc, mặt đứng, vật liệu, màu sắc phù hợp với kiến trúc cảnh quan vốn có của
khu vực, tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn, cải tạo, xây
dựng công trình di tích văn hóa lịch sử, tượng đài, công trình kỷ niệm.
c) Các chỉ tiêu quy
hoạch kiến trúc cụ thể về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, chiều
cao công trình, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, khoảng lùi:
- Tuân thủ quy định
của quy hoạch đô thị, quy hoạch, dự án bảo tồn, tôn tạo di tích văn hóa lịch
sử; dự án đầu tư xây dựng công trình được duyệt.
- Đối với di tích văn
hóa lịch sử, công trình tượng đài, công trình kỷ niệm thuộc khu vực chưa có quy
hoạch, dự án được duyệt: Áp dụng các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành liên quan.
Điều
38. Công trình quảng cáo
1. Công trình quảng
cáo gồm các vật thể, phương tiện thực hiện nội dung hoạt động quảng cáo trên
địa bàn đô thị.
2. Quy định chung:
a) Công trình quảng
cáo phải tuân thủ quy định của quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt, quy
chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành về kiến trúc, xây dựng, văn hóa thông tin và quy
định của pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực quảng cáo, thông tin.
b) Đối với 1 công
trình không được lắp đặt quá 02 biển quảng cáo. Khuyến khích dùng biển quảng
cáo bằng chữ, hình biểu tượng rỗng, trang trí đèn led, gắn trực tiếp lên thân
hoặc nóc công trình. Không sử dụng biển quảng cáo đặc trên mái công trình.
c) Phải tuân thủ các
quy định về mỹ quan đô thị, bảo đảm làm gia tăng giá trị văn hóa, nghệ thuật
cho cảnh quan kiến trúc đô thị.
d) Bảo đảm an toàn,
vệ sinh môi trường và an toàn giao thông đô thị. Về màu sắc và kích thước phải
có sự hài hòa trong cả khu phố. Trên biển quảng cáo không sử dụng các loại chất
liệu có độ phản quang lớn hơn 70%.
e) Kích thước bảng
quảng cáo bảo đảm quy định, đồng bộ, mỹ quan.
f) Lắp dựng các biển
quảng cáo, biển hiệu phải áp sát vào phần tường nhà; không đặt trên ban công
hoặc chiếm dụng không gian vỉa hè; không lắp dựng tạo thành buồng, khối lồi;
g) Nghiêm cấm các
hình thức quảng cáo di động đặt trên vỉa hè; quảng cáo trên thân cây, cột điện,
bảng điện tử nhô ra không gian hè phố; quảng cáo bằng tờ rơi hoặc bằng âm thanh
trái phép.
h) Quy định cụ thể
đối với loại hình quảng cáo, địa điểm, khu vực, tuyến đường được bố trí công
trình quảng cáo; hình thức, quy mô, nội dung quảng cáo theo các quy định tại
Quyết định số 1602/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
Phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn
2015-2020, định hướng đến năm 2030.
Mục
4. QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI KHU VỰC ĐỒI NÚI DỐC
Điều
39. Quy định chung
1. Khi lựa chọn đất
phát triển khu dân cư hoặc xây dựng công trình cần tránh những khu vực đã có
lịch sử trượt lở đất trước đây.
2. Hạn chế bố trí khu
dân cư, công trình vào khu vực chưa ổn định về địa chất công trình như khu vực
gần hồ, đập mới xây dựng, những khu vực mới cải tạo đào, đắp địa hình... Cần có
sự theo dõi, tính toán đảm bảo sự ổn định của địa chất trước khi xây dựng công trình.
3. Những nơi trượt
lớn, lũ quét thành dòng chảy bùn đá, hang các-xtơ phát triển mạnh, các đứt gãy
đang hoạt động... không cho phép xây dựng công trình. Khi có nhu cầu đặc biệt
bắt buộc phải sử dụng vùng đất này thì phải có biện pháp xử lý nền đủ tin cậy.
4. Quy hoạch tổng thể
của công trình xây dựng ở vùng núi phải được bố trí hợp lý tuỳ theo yêu cầu sử
dụng, điều kiện địa hình, địa chất. Các công trình chính (chủ thể) cần bố trí ở
chỗ có nền đất tốt, đảm bảo sự phù hợp giữa kết cấu bên trên với nền đất bên
dưới móng.
5. Trong trường hợp
phải xây dựng công trình ở gần bờ sông, suối thì phải kiểm tra ổn định do xói
lở bờ của dòng chảy hoặc những tai biến do lũ quét.
6. Đối với những công
trình xây dựng ở khu vực đồi núi dốc, khi cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp
phép xây dựng công trình cần lưu ý đến các vấn đề sau:
a) Đảm bảo công trình
không nằm trong những khu vực được cảnh báo có nguy cơ sạt lở hoặc những khu
vực trong quy hoạch đô thị đã được xác định hạn chế hoặc cấm xây dựng. Hạn chế
tối đa việc quy hoạch, xây dựng các công trình công cộng tại những khu vực có
độ dốc cao.
b) Đối với những khu
vực sườn dốc đã ổn định, hạn chế tác động thay đổi địa hình tự nhiên dẫn đến
sạt lở đất.
c) Đối với những khu
vực mới đào đắp, cần có những giải pháp gia cố, chắn đỡ chống trượt lở.
d) Đối với những công
trình nằm dưới mái dốc cao cần có giải pháp đào đắp, gia cố mái dốc phù hợp và
đảm bảo khoảng cách an toàn từ công trình đến mái dốc.
e) Cần quan tâm đến
ổn định độ dốc khu vực xây dựng công trình và báo cáo khảo sát địa chất khi
tính toán kết cấu công trình.
f) Cần xem xét đến
khả năng thu gom và hệ thống thoát nước của dự án. Hệ thống thoát nước nên
thiết kế hạng bậc thang để giảm tốc độ dòng chảy.
g) Đối với những công
trình trên khu vực mái dốc cần hạn chế tối đa bề mặt dễ thẩm thấu nước vào đất.
h) Hạn chế việc chặt
bỏ các cây rễ sâu nằm trong khu vực dự án, khuyến khích trồng loài cây bản địa
để kiểm soát tránh sự xói mòn và phá hoại dốc.
i) Trong quá trình
xây dựng cần hạn chế tối đa việc đào đắp, gây chấn động mạnh ảnh hưởng đến an
toàn của các công trình xung quanh.
j) Các cơ quan chức
năng thường xuyên kiểm tra, rà soát và cảnh báo đến người dân về những khu vực
có nguy cơ sạt lở. Xây dựng bản đồ phân vùng theo độ dốc địa hình để quản lý và
có hướng dẫn xây dựng cụ thể.
Điều
40. Yêu cầu về bố trí không gian
1. Khi thiết kế xây
dựng công trình trên khu vực đồi núi dốc, để đảm bảo yêu cầu của công trình
trước nguy cơ sạt lở cần lưu ý như sau:
2. Khi thiết kế công
trình tại các khu vực đồi núi dốc cần lưu ý:
a) Bố trí các phòng
chức năng thường xuyên tập trung đông người, phòng chứa đồ đạc có giá trị lùi
sâu vào trong mái dốc, giảm nguy cơ sạt lở hoặc khi có sạt lở xảy ra ít bị
thiệt hại hơn.
b) Hạn chế đua các bộ
phận công trình như ban công, logia về phía mái dốc.
c) Khi thiết kế các
công trình khu vực đồi núi dốc cần tính toán đến giải pháp giảm tải trọng tĩnh
và tải trọng động cho công trình bằng cách sử dụng các vật liệu nhẹ (như gỗ,
kính, tấm thạch cao, nhựa tổng hợp,...); Giảm tầng cao của công trình; bố trí
téc, bể chứa nước ở vị trí phù hợp,...
d) Bố trí vị trí công
trình phù hợp, giảm các rung chấn tác động lên công trình (ví dụ các rung chấn
từ các phương tiện giao thông trọng tải lớn).
e) Bên cạnh việc
nghiên cứu đảm bảo an toàn cho công trình, khi thiết kế công trình trên khu vực
đồi núi dốc cần quan tâm đến kiến trúc cảnh quan của khu vực. Việc sắp xếp công
trình cần lưu ý đến bảo vệ tầm nhìn của công trình theo cả hai hướng từ trên
xuống và từ dưới lên.
Hình
6: Bố trí công trình trên khu vực sườn đồi cần tính toán bảo vệ hướng quan sát
nhằm đảm bảo kiến trúc cảnh quan của từng khu vực
Chương
IV.
QUY
CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT,VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Điều
41. Quy định đối với đường phố, hè phố, cây xanh đường phố, bến bãi và công
trình kỹ thuật giao thông đô thị
1. Đường, hè phố:
a) Nguyên tắc chung:
- Đường đô thị là bộ
phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do Nhà nước thống nhất quản lý và có
phân cấp quản lý.
- Bảo đảm hè dành cho
người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện giao thông cơ giới
và thô sơ.
- Khi sử dụng hoặc
tạm thời sử dụng một phần đường đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng
đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
- Tuân thủ các quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Lai Châu theo Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 26/3/2015 của UBND tỉnh Lai
Châu; Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013,
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; và các quy định
hiện hành có liên quan.
b) Các hành vi bị cấm
đối với hoạt động xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng đường đô thị:
- Thiết kế, xây dựng
đường đô thị không tuân thủ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tự ý xây dựng, đào
bới đường đô thị.
- Tự ý mở đường nhánh
hoặc đấu nối trái phép vào đường chính.
- Sử dụng đường đô
thị để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày hàng hoá, vật liệu.
- Đổ rác, phế thải và
các hành vi gây mất vệ sinh môi trường đường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng
bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến
hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mỹ quan đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng
các công trình, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép, ảnh hưởng đến
kết cấu đường đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và gây mất mỹ
quan đô thị.
- Xây dựng các công
trình trái phép vi phạm chỉ giới đường đỏ, hành lang an toàn của đường đô thị.
- Trông, giữ xe đạp,
xe máy, xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác trên hè phố, lòng đường không
có giấy phép; để xe đạp, xe máy, đỗ ô tô không đúng nơi quy định; đỗ ô tô trên
hè phố; đỗ xe đạp, xe máy và các loại xe cơ giới, phương tiện khác chiếm hết
chỗ vỉa hè dành cho người đi bộ.
- Di chuyển các
phương tiện máy lu; Các loại máy bánh xích như: máy xúc, máy ủi, máy cẩu… không
kê lót làm hỏng mặt đường phố, hỏng các sơn gờ giảm tốc.
c) Công tác quy
hoạch, thiết kế xây dựng hệ thống đường đô thị phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Phải tuân thủ đầy
đủ các quy định về quỹ đất dành cho giao thông đô thị theo quy chuẩn về quy
hoạch xây dựng hiện hành.
- Phải phối hợp với
quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải để bảo đảm quy hoạch hệ thống đường
đô thị theo đúng chức năng hoặc yêu cầu đặc thù; bảo đảm đồng bộ với quy hoạch
các công trình ngầm và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.
- Phải bảo đảm hệ
thống bến bãi đỗ xe bảo đảm phục vụ nhu cầu đỗ xe cho dân cư đô thị.
- Mạng lưới đường đô
thị phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, liên hoàn và bền vững; phải có giải
pháp bảo đảm khớp nối với các công trình hai bên đường đô thị.
- Phải bố trí đồng bộ
các bộ phận của đường đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến
đường. Hè phải bảo đảm đủ rộng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến.
Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong phần xe chạy. Ưu tiên
bố trí hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến trong các tuy - nen, hào kỹ thuật trong đồ án
quy hoạch cải tạo đô thị. Đối với các đường phố mới và đường phố trong khu đô
thị mới phải thiết kế hạ ngầm đường dây, đường ống.
- Thiết kế, xây dựng
đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên
quan; tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến
hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai
bên đường đô thị; phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.
- Phải thiết kế, xây
dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy
hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đồng bộ trong sử
dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, màu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một
tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.
- Các công trình sử
dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.
- Phải bố trí các vị
trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện.
- Việc sử dụng loại
bó vỉa hè (loại vuông góc, loại vát góc) phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của
các phương tiện giao thông có thể lên xuống hè được thuận tiện, tránh hiện
tượng làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông.
- Hạn chế bố trí hệ
thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Đối với các đường phố mới và
các đường phố trong khu dân cư mới thì phải bố trí hạ ngầm đường dây, đường ống.
- Trước khi tiến hành
xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định.
- Hệ thống cây xanh,
điện chiếu sáng, thoát nước (đã xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt) phải được xây dựng cùng với đường đô thị.
- Quá trình thi công
phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường
của người đi bộ và phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi
trường trong khu vực.
d) Yêu cầu đối với hè
phố, đường đi bộ, quảng trường:
- Hè đường là bộ phận
tính từ mép ngoài bó vỉa tới chỉ giới đường đỏ. Hè đường có thể có nhiều chức
năng như: Bố trí đường đi bộ, bố trí cây xanh, cột điện, biển báo…
- Bề rộng hè đường:
+ Bề rộng hè đường
theo quy định của đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt.
+ Đối với các đoạn hè
đường bị xén để mở rộng mặt đường (điểm dừng đỗ xe buýt...), bề rộng hè đường
còn lại không được nhỏ hơn 2m, và phải tính toán đủ để đáp ứng nhu cầu bộ hành.
- Hè đi bộ - đường đi
bộ - Quảng trường:
+ Hè đi bộ - đường đi
bộ cần được phủ mặt bằng vật liệu cứng liền khối hoặc lắp ghép đảm bảo cho bộ
hành đi lại thuận lợi thi công mặt ít trơn trượt, ít phản chiếu và thoát nước
tốt.
+ Độ dốc dọc, độ dốc
ngang của hè đi bộ và đường đi bộ phải tuân thủ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN104: 2007 “đường đô thị - Yêu cầu thiết kế”.
+ Khoảng cách giữa 2
đường đi bộ qua đường xe chạy ở cùng độ cao phải lớn hơn 300m đối với đường
chính và lớn hơn 200m đối với đường khu vực.
+ Cầu vượt, hầm chui
cho người đi bộ phải được bố trí tại các nút giao thông, điểm tập trung người
có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao thông khác độ cao; nút giao nhau
giữa đường đô thị với đường đối ngoại.
+ Khoảng cách giữa
các hầm và cầu đi bộ ≥500m.
+ Bề rộng của hầm và
cầu đi bộ qua đường phải được thiết kế theo lưu lượng người đi bộ giờ cao điểm,
nhưng phải rộng hơn 3m.
+ Trên quảng trường
trước các công trình công cộng có nhiều người qua lại, phải tách đường đi bộ và
đường giao thông nội bộ ra khỏi đường giao thông chạy thông qua. Phần dành cho
giao thông nội bộ phải bố trí bãi đỗ xe và bến xe công cộng.
e) Đối với lề đường,
giải phân cách, bó vỉa:
- Bảo đảm thuận tiện,
an toàn cho người và phương tiện giao thông.
- Hình thức, cấu tạo,
kết cấu, vật liệu, màu sắc,… phải tuân thủ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TCXDVN104: 2007 và phù hợp với đồ án quy hoạch chi tiết đô thị được duyệt.
f) Công tác bảo trì
đường đô thị:
- Đường đô thị sau
khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài.
Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa
vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.
- Nội dung bảo trì
đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.
- Đối với công trình
đang khai thác, sử dụng, tuỳ theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị,
cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực
lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu
thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật
hiện hành có liên quan.
- Công tác bảo trì
đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng, tránh làm
ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình
xây dựng hai bên đường đô thị.
- Chủ sở hữu, người
được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như
sau:
+ Tổ chức thực hiện
bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.
+ Chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do
không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.
g) Quản lý và khai
thác sử dụng đường đô thị:
- Đường đô thị phải
được quản lý chặt chẽ trong phạm vi chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao
độ nền theo quy hoạch được duyệt.
- Công tác phân
luồng, kẻ vạch sơn, lắp đặt hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông phải
tuân thủ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
- Việc đào đường đô
thị phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm phải tuân thủ các quy định
sau:
+ Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu đào đường đô thị phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng các
công trình ngầm dưới đường đô thị phải tuân thủ đúng quy hoạch, dự án thiết kế
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền.
- Khi xây dựng đường
đô thị, phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như thông
tin liên lạc, cấp nước, thoát nước, cấp điện ... theo quy hoạch xây dựng, quy
hoạch chuyên ngành (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tránh đào
lên, lấp xuống nhiều lần.
- Cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, cấp giấy phép đào đường đô thị cho tổ chức,
cá nhân có hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp giấy phép, cơ quan này sau 7 ngày làm
việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Khi cấp phép đào
đường đô thị, cơ quan cấp phép phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi sẽ
xây dựng để giám sát thực hiện.
- Công tác xây dựng
các công trình ngầm dưới đường đô thị phải bảo đảm an toàn cho công trình, cho
công trình liền kề, bảo đảm an toàn và sự hoạt động bình thường của giao thông
đô thị; bảo đảm vệ sinh, môi trường đô thị.
- Chủ đầu tư công
trình phải bảo đảm thực hiện đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng về việc hoàn
trả lại đoạn đường đã đào.
- Việc lắp đặt các
biển hiệu, quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quảng
cáo; các biển hiệu quảng cáo phải bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và
không ảnh hưởng đến an toàn giao thông đô thị và phải được cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền cho phép lắp đặt.
- Xây dựng, lắp đặt
các công trình nổi trên đường đô thị:
+ Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
+ Các công trình nổi
trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công
cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy
định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt
các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy
phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Bảo đảm vệ sinh môi
trường:
+ Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo đảm vệ sinh vỉa hè, lòng
đường trước trụ sở cơ quan, nhà riêng, không vứt rác, không để người khác đưa
hàng hoá vật dụng tới bày bán, đổ rác, phế thải trên đường đô thị, làm mất vệ
sinh môi trường, mỹ quan đô thị trước cửa nhà, trụ sở cơ quan.
+ Tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường trên vỉa hè, lòng đường
sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành.
- Sử dụng tạm thời
đường đô thị ngoài mục đích giao thông:
+ Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải xin phép
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
trong giấy phép.
+ Tổ chức, cá nhân
khi sử dụng tạm thời đường đô thị ngoài mục đích giao thông phải bố trí lối đi
thuận tiện, an toàn cho người đi bộ và phương tiện giao thông.
- Sử dụng lòng đường
đô thị làm nơi dừng, đỗ xe tạm thời phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Lòng đường tối
thiểu là 6m thì cho phép dừng, đỗ xe tạm thời một bên.
+ Lòng đường tối
thiểu là 10,5m cho phép dừng, đỗ xe tạm thời hai bên.
+ Không gây cản trở
cho các phương tiện giao thông; không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt
động bình thường của tổ chức, hộ gia đình hai bên đường phố.
+ Phù hợp với quy
hoạch bến, bãi đỗ xe được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Khi sử dụng lòng
đường đô thị làm nơi để xe công cộng có thu phí thì ưu tiên đối với tổ chức, hộ
gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng dọc
tuyến đường đó trong việc thuê chỗ để xe ở vị trí liền kề với nhà, công trình
cho nhu cầu của bản thân mình.
- Sử dụng hè phố vào
việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Không được cản trở
giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho
người đi bộ là 1,0m.
+ Phải ngăn nắp, gọn
gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.
+ Không để xe trước
mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công
sở; trên các tuyến phố tại trung tâm hành chính - chính trị.
+ Các điểm trông giữ
xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi
trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân,
chủ công trình trên tuyến phố.
- Việc bố trí lối vào
các công trình hai bên đường đô thị phải được xác định trong quy hoạch chi tiết
đô thị tỷ lệ 1/500. Đối với các khu phố hiện trạng, việc bố trí lối vào các công
trình hai bên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị và
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Yêu cầu đối với
việc sử dụng hè phố để kinh doanh:
+ Nghiêm cấm kinh
doanh vật liệu xây dựng trên các tuyến phố chính, khu vực trung tâm đô thị.
+ Không được phép
kinh doanh tại khu vực vỉa hè mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục,
thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.
+ Chỉ một số công
trình, tuyến phố đặc thù mới được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn
bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân thành phố lập danh mục công trình và tuyến phố
được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trình UBND tỉnh phê
duyệt trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây: Chiều rộng hè phố còn lại dành
cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m; Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo
đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình
thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố; Không cho phép tổ chức
kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể
thao, y tế, tôn giáo, công sở.
+ Tổ chức, cá nhân có
nhu cầu xây dựng các cửa hàng, ki-ốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền.
+ Việc xây dựng các
cửa hàng, ki - ốt trên hè phố đối với đường phố mới phải được xác định ngay
trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt
tạm thời các cửa hàng, ki - ốt theo quy định.
+ Việc xây dựng, lắp
đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và
được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.
2. Đối với công trình
giao thông tĩnh:
a) Bãi đỗ xe:
- Trong các khu đô
thị mới, đơn vị ở và nhóm nhà ở phải dành đất bố trí chỗ để xe, ga-ra. Trong
khu công nghiệp, kho tàng phải bố trí bãi đỗ xe, ga-ra có xưởng sửa chữa.
- Bãi đỗ xe chở hàng
hóa phải bố trí gần chợ, ga hàng hóa, các trung tâm thương nghiệp và các công
trình khác có yêu cầu vận chuyển lớn.
- Bãi đỗ xe công cộng
ngầm hoặc nổi phải bố trí gần các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, thể dục
thể thao, vui chơi giải trí, bảo đảm khoảng cách đi bộ không vượt quá 500m;
phải được kết nối liên thông với mạng lưới đường phố. Bãi đỗ xe, ga-ra ngầm
phải bảo đảm kết nối tương thích và đồng bộ, an toàn các công trình ngầm và
giữa công trình ngầm với các công trình trên mặt đất.
- Trong các khu đô
thị hiện hữu, cải tạo, cho phép bố trí bãi đỗ xe ô-tô con ở đường phố có chiều
rộng phần xe chạy lớn hơn yêu cầu cần thiết. Bề rộng bãi đỗ xe phải đảm bảo tối
thiểu theo tiêu chuẩn về đường đô thị.
- Trong khu vực bãi
đỗ xe phải đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh
môi trường. Cổng ra, vào bãi đỗ xe (nếu có) phải được bố trí bảo đảm an toàn
giao thông và không gây ùn tắc giao thông.
- Vị trí, quy mô các
bãi đỗ xe tuân thủ quy định của quy hoạch đô thị được duyệt.
- Quy định cụ thể về
diện tích, cấu tạo, kỹ thuật xây dựng đối với các loại bãi đỗ xe theo Tiêu
chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN104: 2007 “đường đô thị - Yêu cầu thiết kế và Quy
chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN: 01/2008/BXD Quy hoạch xây dựng.
b) Điểm dừng xe buýt,
bến xe buýt:
- Vị trí, quy mô tuân
thủ quy định của quy hoạch đô thị được duyệt.
- Thống nhất mẫu
thiết kế nhà chờ xe buýt trên phạm vi toàn thành phố, được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Cấu tạo, phạm vi sử
dụng thực hiện theo quy định tại các Điểm 3.2, Điểm 3.3 và Điểm 3.4, Khoản 17
TCXDVN104: 2007 “Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế” và Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam QCXDVN: 01/2008/BXD Quy hoạch xây dựng.
3. Quy định về an
toàn giao thông đô thị:
a) Tầm nhìn: Công
trình xây dựng, cây xanh không được làm hạn chế tầm nhìn và che khuất các biển
báo hiệu, tín hiệu điều khiển giao thông.
b) Các công trình
công cộng có đông người ra vào, chờ đợi, các công trình trên hè phố như ki-ốt,
bến chờ phương tiện giao thông công cộng, biển quảng cáo, cây xanh không được
làm ảnh hưởng tới sự thông suốt và an toàn của giao thông.
c) Góc vát tại các
nơi đường giao nhau phải đảm bảo tầm nhìn an toàn khi lưu thông trên đường phố.
d) Hành lang bảo vệ
an toàn các công trình giao thông: Hành lang bảo vệ các công trình giao thông
đối ngoại được xác định theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 64/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP.
4. Quy định đối với
hệ thống đèn tín hiệu, cột đèn, biển báo hiệu:
a) Biển báo giao
thông, phải được lắp đặt đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm hướng dẫn người, phương
tiện tham gia giao thông thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông đô thị;
b) Đèn tín hiệu giao thông
phải tuân thủ theo các quy định QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về báo hiệu đường bộ
c) Đối với biểu báo
hiệu:
- Kích thước biển báo
hiệu, vị trí đặt biển báo hiệu, độ cao đặt biển, quy cách cột biển báo, giá
long môn: Tuân thủ theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về báo hiệu đường bộ.
- Các biển báo đường
trong đô thị phải sơn hoặc dán màng phản quang để thấy rõ cả ban ngày và ban
đêm.
d) Đối với vạch kẻ đường:
Phải tuân thủ đúng theo quy định tại QCVN 41:2016/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về báo hiệu đường bộ.
5. Đối với biển tên
đường, phố, ngõ, ngách, số nhà trên toàn địa bàn thành phố: Phải bảo đảm bền,
mỹ quan, có vị trí dễ quan sát.
6. Đối với cây xanh
đường phố: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Quy chế này.
Điều
42. Quy định đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị
1. Đối với hệ thống
cấp nước đô thị:
a) Hệ thống cấp nước
cho đô thị phải tuân thủ quy hoạch quy hoạch đô thị được duyệt và các tiêu
chuẩn về cấp nước đô thị; đảm bảo việc bảo vệ và sử dụng tổng hợp các nguồn
nước đối với các khu hiện hữu…sử dụng mạng lưới cấp nước hiện có.
b) Khi cải tạo, mở
rộng hệ thống cấp nước, phải đánh giá về kỹ thuật, kinh tế và điều kiện vệ sinh
của các công trình cấp nước hiện có và dự kiến khả năng sử dụng tiếp. Phải xét
đến khả năng sử dụng đường ống, mạng lưới và công trình theo từng đợt xây dựng.
c) Chất lượng nước
cấp cho ăn uống và sinh hoạt phải đảm bảo yêu cầu của quy chuẩn nước cấp sinh
hoạt. Hoá chất, vật liệu, thiết bị...trong xử lý, vận chuyển và dự trữ nước ăn
uống không được ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và sức khoẻ của con người.
d) Việc thiết kế xây
dựng, quản lý vận hành, bảo vệ công trình cấp nước tuân thủ các quy định của
Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ
nước sạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về cấp nước đô thị và Nghị
định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP.
2. Đối với hệ thống
thoát nước đô thị:
a) Hệ thống thoát
nước đô thị gồm: Hệ thống rãnh dọc, cống thoát nước đô thị trên địa bàn (trừ hệ
thống thoát nước thuộc khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu thương mại và
trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ) và thực hiện duy tu, bảo dưỡng các cống thoát
nước ngang đường.
b) Hệ thống thoát
nước thải đô thị phải đảm bảo: Thu gom nước thải từ nơi phát sinh; dẫn, vận
chuyển nước thải đến các công trình xử lý, khử trùng; xử lý nước thải đạt quy
chuẩn môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận; xử lý, tái sử dụng cặn, các
chất chứa trong nước thải và cặn; đảm bảo thoát tất cả các loại nước thải một
cách nhanh chóng khỏi phạm vi thành phố.
c) Quy định cụ thể về
thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý công trình thoát nước: Thực hiện theo Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây
dựng và Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 về thoát nước và xử lý nước
thải.
3. Đối với hệ thống
cấp điện đô thị:
a) Hệ thống cấp điện
đô thị phải tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện đô thị đã được phê duyệt và
tiêu chuẩn cấp điện hiện hành.
b) Hệ thống cung cấp
điện đô thị phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng điện của đô thị cho thời
gian hiện tại và tương lai sau 10 năm, bao gồm: Điện dân dụng cho các hộ gia
đình; điện cho các công trình công cộng; điện cho các cơ sở sản xuất; điện cho
các cơ sở dịch vụ, thương mại; điện chiếu sáng giao thông công cộng, quảng
trường, công viên, các nơi vui chơi giải trí công cộng và các nhu cầu khác.
c) Hệ thống cung cấp
điện đô thị phải đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện phù hợp với các loại hộ dùng
điện.
d) Các quy định đối
với phụ kiện đường dây, khoảng cách từ trạm biến áp khu vực của hệ thống điện
đô thị tới các công trình xây dựng khác thực hiện theo quy định tại Thông tư
01/2016/TT-BXD ngày 01/2/2016 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia các công trình hạ tầng kỹ thuật.
e) Quy định về an
toàn hệ thống điện đô thị: thực hiện theo quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
hành về an toàn điện.
4. Đối với hệ thống
điện chiếu sáng đô thị:
a) Hệ thống chiếu
sáng đô thị bao gồm hệ thống chiếu sáng các đường phố, các trung tâm đô thị và
các khu vực vui chơi công cộng, các quảng trường, công viên và vườn hoa, các
công trình thể dục thể thao ngoài trời, cũng như chiếu sáng các công trình đặc
biệt và trang trí, quảng cáo.
b) Hệ thống chiếu
sáng đô thị phải bảo đảm:
- Đáp ứng yêu cầu
chiếu sáng và mỹ quan đô thị.
- Sự an toàn cho
người vận hành và dân cư, an ninh và trật tự an toàn xã hội trong đô thị, thuận
tiện điều khiển các thiết bị chiếu sáng.
- Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả; có hiệu quả về kinh tế, bao gồm kinh phí lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng và thay thế.
- Hệ thống chiếu sáng
đô thị phải tuân thủ quy định quy hoạch đô thị được duyệt, các tiêu chuẩn kỹ
thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu
sáng.
5. Đối với hệ thống
thông tin liên lạc:
a) Hệ thống thông tin
đô thị phải phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt.
b) Việc xây dựng, vận
hành, quản lý và bảo vệ các công trình thông tin phải tuân thủ các quy định tại
Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc Quy
định quản lý cáp treo viễn thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu; và các tiêu chuẩn,
quy chuẩn và pháp luật về thông tin đô thị.
6. Đối với hệ thống
các trạm xăng dầu đô thị:
a) Trạm xăng trong đô
thị phải đảm bảo các yêu cầu tại Khoản 2.8.16 Mục 2.8 Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây dựng.
b) Hệ thống các trạm
xăng dầu đô thị phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị được duyệt,
phải đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, chống sét và vệ sinh môi trường.
c) Vị trí xây dựng
trạm xăng dầu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày
01/2/2016 của Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình
hạ tầng kỹ thuật.
d) Nhà của trạm xăng
dầu, bể chứa xăng dầu và hệ thống đường ống công nghệ tuân thủ theo các quy
định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công trình cấp xăng dầu đô thị.
Điều
43. Quy định đối với nghĩa trang, công trình kỹ thuật đầu mối, vệ sinh môi
trường đô thị
1. Đối với nghĩa
trang đô thị: Thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang đô thị trên địa bàn
thành phố Lai Châu theo đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị được duyệt. Việc
quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý nghĩa trang phải tuân thủ các quy định của
quy hoạch đô thị được duyệt; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và Nghị định số
23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa
trang và cơ sở hỏa táng và các quy định hiện hành liên quan.
2. Công trình thoát
nước mưa, nước thải, xử lý rác thải:
a) Nghiêm cấm việc
lấn chiếm, đào phá, san lấp làm hư hỏng, ách tắc hệ thống thoát nước mưa, nước
thải của thành phố.
b) Hệ thống thoát
nước phải được kiểm tra, nạo vét, duy trì, bảo trì thường xuyên và định kỳ.
c) Nước thải đô thị
phải được thu gom và xử lý trước khi xả ra sông, suối.
d) Khu nhà ở, công
trình công cộng, dịch vụ và các khu, cụm công nghiệp phải có hệ thống xử lý
nước thải cục bộ để thu và xử lý nước thải trước khi tiêu thoát vào hệ thống
thoát nước chung của thành phố.
e) Các khu sản xuất
chế biến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bệnh viện, chợ phải xây dựng khu
thu gom, xử lý chất thải riêng để thu và xử lý trước khi tập trung về khu rác
thải chung của thành phố.
f) Đối với bụi, khí
thải, tiếng ồn, độ rung:
- Các xe chở đất đá,
vật liệu rời phải đảm bảo không làm rơi vãi, bụi bẩn; việc xây dựng công trình
phải bảo đảm không rơi vãi vật liệu và đảm bảo an toàn cho các công trình xung
quanh và người đi lại.
- Các cơ sở sản xuất
kinh doanh trong đô thị hoặc giáp các khu dân cư phải bảo đảm các tiêu chuẩn về
tiếng ồn, khí độc hại, độ rung theo quy định.
g) Nhà vệ sinh công
cộng cố định và di động:
Nhà vệ sinh công cộng
cố định và di động trong đô thị phải được quản lý và xây dựng lắp đặt theo quy
hoạch được phê duyệt hoặc được phép của cơ quan có thẩm quyền, phải bảo đảm vệ
sinh môi trường và được xử lý trước khi tiêu thoát vào hệ thống thoát nước
chung của thành phố, vị trí bố trí phù hợp, dễ tìm và đảm bảo mỹ quan đô thị.
h) Đối với cây xanh
đô thị: Như quy định tại Điều 18 Quy chế này.
Chương
V.
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều
44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc
1. Sở Xây dựng và các
Sở quản lý chuyên ngành:
a) Hướng dẫn thực
hiện các văn bản pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, đất đai đến các
chủ thể tham gia hoạt động liên quan đến quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô
thị; quản lý nhà nước về hoạt động của các nhà thầu, tổ chức, cá nhân có hoạt
động theo chuyên ngành do Sở quản lý.
b) Đôn đốc tổ chức
thực hiện, thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất.
2. Các sở, ngành, đơn
vị có liên quan: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Sở Xây dựng, UBND thành phố Lai Châu hướng dẫn, thực hiện quản lý nhà
nước về không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Báo cáo kịp thời UBND tỉnh các
bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện để sửa đổi, bổ sung Quy chế cho
phù hợp.
3. Ủy ban nhân dân
thành phố Lai Châu có trách nhiệm chủ trì tổ chức thực hiện những công việc
sau:
a) Tuyên truyền, phổ
biến nội dung Quy chế.
b) Thực hiện chức
năng, nhiệm vụ theo các quy định hiện hành.
c) Xác định các khu
vực cần ưu tiên chỉnh trang, cải tạo; xác định các khu vực ưu tiên lập quy
hoạch, thiết kế đô thị, quy chế cụ thể; xây dựng chương trình, kế hoạch thực
hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị.
d) Phân công trách
nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân, cơ quan có liên quan và chịu trách nhiệm
tổ chức thực hiện quy chế.
e) Chỉ đạo các lực
lượng trực thuộc và UBND xã, phường kiểm tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn
các vi phạm và thực hiện các chức năng khác theo thẩm quyền.
f) Xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định pháp luật; đề xuất xử lý, báo cáo UBND tỉnh xem xét
quyết định đối với trường hợp vượt quá thẩm quyền.
4. Ủy ban nhân dân
các xã, phường: Thực hiện những công việc quản lý đô thị được phân cấp đồng
thời thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức và cá
nhân trên địa bàn về công tác quản lý đô thị theo quy định của pháp luật; có
trách nhiệm phối hợp với Phòng Quản lý đô thị và các ban ngành liên quan để thực
hiện công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm trong quy hoạch xây dựng đô thị.
Điều
45. Trách nhiệm các tổ chức tư vấn, xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu, cộng đồng
dân cư.
1. Tuân thủ các quy
định thuộc Quy chế này và các quy định quản lý đô thị liên quan khác; bảo vệ
gìn giữ hình ảnh, tình trạng hiện có của công trình kiến trúc đang sở hữu, đang
sử dụng; khi công trình hư hỏng, phải sửa chữa kịp thời.
2. Khi xây dựng mới
hoặc cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc phải thực hiện đúng quy hoạch đô
thị được duyệt và Quy chế này. Chỉ sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy
phép xây dựng mới được thi công xây dựng, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt
hành chính và buộc phải dỡ bỏ theo quy định pháp luật.
3. Phản ánh kịp thời
với cơ quan chức năng các vướng mắc, bất cập và các vi phạm về không gian, kiến
trúc, cảnh quan đô thị để được giải quyết, xử lý theo quy định pháp luật.
Điều
46. Xử lý vi phạm
1. Mọi tổ chức, cá
nhân vi phạm quy chế này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Đối với các chủ
đầu tư, các chủ sở hữu, cộng đồng dân cư có vi phạm các quy định hiện hành của
Nhà nước về xây dựng, vi phạm các quy định trong Quy chế này sẽ bị xử lý theo
Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ quy định về
cấp phép xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị và về xử phạt vi phạm
hành chính trong hoạt động xây dựng.
3. Đối với các chính
quyền phường, xã các cơ quan quản lý xây dựng, trật tự đô thị: Nếu xảy ra các
hoạt động xây dựng vi phạm các quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng, vi
phạm đối với quy chế này phải có biện pháp dừng thi công, xử lý theo quy định
hiện hành về trật tự xây dựng; kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên để xử lý.
Điều
47. Các quy định khác
1. Ngoài những quy
định trong Quy chế này, việc quản lý xây dựng đô thị còn phải tuân thủ các quy định
pháp luật hiện hành của Nhà nước. Khi các văn bản quy phạm pháp luật có sự điều
chỉnh, thay đổi, việc áp dụng các quy định có liên quan của Quy chế phải được
thực hiện theo sự điều chỉnh, thay đổi đó của văn bản quy phạm pháp luật.
2. Việc điều chỉnh bổ
sung hoặc thay đổi Quy chế này phải được UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Đối với các công
trình đặc thù, không được điều chỉnh tại Quy chế này, Ủy ban nhân dân thành phố
Lai Châu chủ trì nghiên cứu phối hợp với Sở Xây dựng đề xuất giải pháp trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Trong quá trình
thực hiện, mọi vướng mắc, đề nghị phản ánh về UBND thành phố Lai Châu để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.