ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3932/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 11 tháng 10
năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ ĐẬP CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN,
TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Khai
thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý an toàn
đập;
Căn cứ Thông tư số 34/2010/TT-BCT ngày 07 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định về
Quản lý an toàn đập công trình thủy điện;
Căn cứ Quyết định số 3370/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm
2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về Quản lý an toàn đập của
công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Công Thương tại
Tờ trình số 891/TTr-SCT ngày 29 tháng 9 năm 2016 (kèm Phương án bảo vệ đập công
trình thủy điện Trung Sơn, do Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn lập và hoàn
chỉnh theo góp ý của các ngành và Văn bản góp ý kiến của các Sở, ngành liên
quan) về việc phê duyệt Phương án bảo vệ đập công trình thủy điện Trung Sơn, xã
Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo
vệ đập công trình thủy điện Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, với các
nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
VỀ ĐẬP THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN
1. Tên đập: Đập thủy điện Trung Sơn.
2. Địa điểm xây dựng: Nằm trên sông
Mã, thuộc địa bàn xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, Tỉnh Thanh Hóa.
3. Chủ đập: Công ty TNHH MTV Thủy điện
Trung Sơn.
4. Quy mô và tầm quan trọng:
Là công trình đập của nhà máy thủy điện
Trung Sơn có công suất 260MW, sản lượng điện trung bình hàng năm là 1.018,661.106 kWh phát điện lên lưới quốc gia, là công trình
cấp II theo tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 285:2002. Ngoài việc phát điện, công
trình tham gia chống lũ cho hạ du với dung tích 150 triệu m3, trong
đó dung tích phòng lũ thường xuyên là 112 triệu m3.
5. Các thông số kỹ thuật chính:
TT
|
Thông
số
|
Đơn
vị đo
|
Giá
trị
|
A
|
Thủy văn
|
-
|
Diện tích lưu vực Flv
|
km2
|
14.660
|
-
|
Lưu lượng dòng chảy trung bình nhiều
năm
|
m3/s
|
235
|
-
|
Lưu lượng đỉnh lũ P = 1%
|
m3/s
|
13.400
|
-
|
Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra P = 0,1%
|
m3/s
|
10.400
|
-
|
Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế P = 0,5%
|
m3/s
|
9.100
|
-
|
Lưu lượng đỉnh lũ P = 5%
|
m3/s
|
6.200
|
B
|
Hồ chứa
|
-
|
Cao trình mực nước dâng bình thường
(MNDBT)
|
m
|
160
|
-
|
Cao trình mực nước chết (MNC)
|
m
|
150
|
-
|
Cao trình mực nước lũ kiểm tra
P=0,1%
|
m
|
162,2
|
-
|
Cao trình mực nước lũ kiểm tra P=0,5%
|
m
|
160,0
|
-
|
Dung tích toàn bộ tại MNDBT
|
106
m3
|
348,53
|
-
|
Dung tích hữu ích
|
106
m3
|
112,13
|
-
|
Dung tích chết
|
106
m3
|
236,40
|
-
|
Diện tích mặt hồ tại MNDBT
|
km2
|
13,13
|
C
|
Cống xả cát
|
-
|
Hình thức xả
|
có cửa
van/
tràn tự do
|
Có cửa
van
|
-
|
Cao trình ngưỡng cống xả cát
|
m
|
105,7
|
-
|
Số cửa van
|
Khoang
|
1
|
-
|
Kích thước cửa (rộng x cao)
|
mxm
|
3,5x3,5
|
-
|
Hình thức đóng mở cửa van
|
Cẩu chân dê/tời điện/ xi lanh thủy lực
|
Xi
lanh thủy lực
|
D
|
Tràn xả lũ
|
|
|
-
|
Dạng đập tràn
|
|
Bê
tông
|
-
|
Hình thức xả tràn
|
có cửa
van/ tràn tự do
|
có cửa
van
|
-
|
Cao trình ngưỡng tràn xả mặt
|
m
|
145,0
|
-
|
Số cửa van
|
Khoang
|
6
|
-
|
Kích thước cửa (rộng x cao)
|
mxm
|
14x15
|
-
|
Hình thức đóng mở cửa van
|
Cẩu
chân dê/tời điện/ xi lanh thủy lực
|
Xi
lanh thủy lực
|
E
|
Đập dâng
|
|
|
-
|
Loại đập
|
|
Bê
tông trọng lực
|
-
|
Cao trình đỉnh đập
|
m
|
162,8
|
-
|
Chiều rộng đỉnh đập
|
m
|
8,0
|
-
|
Chiều dài đập đất theo đỉnh
|
m
|
513,0
|
-
|
Chiều cao đập đất lớn nhất
|
m
|
84,5
|
F
|
Đập tràn sự cố
|
|
|
-
|
Cấp của đập
|
|
II
|
-
|
Tiêu chuẩn thiết kế
|
TCXDVN
285:2002
|
|
-
|
Loại đập
|
|
|
-
|
Cao trình đỉnh đập
|
m
|
162,8
|
-
|
Chiều dài theo đỉnh đập
|
m
|
49,3
|
-
|
Chiều rộng đỉnh
|
m
|
8
|
-
|
Chiều cao đập trung bình
|
m
|
17,8
|
-
|
Cao trình đỉnh chắn sóng (nếu có)
|
|
|
G
|
Nhà máy thủy điện
|
|
|
-
|
Công suất lắp máy Nlm
|
MW
|
260
|
-
|
Công suất đảm bảo Nđb
|
MW
|
41,8
|
-
|
Số tổ máy
|
Tổ
|
4
|
-
|
Lưu lượng lớn
nhất qua nhà máy Qmax
|
m3/s
|
522,0
|
-
|
Lưu lượng đảm bảo
|
m3/s
|
67,5
|
-
|
Sản lượng điện trung bình nhiều năm
|
106
KWh
|
1.018,61
|
-
|
Cao trình sàn
lắp máy
|
m
|
96,30
|
6. Đánh giá về hiện trạng an toàn đập:
- Trong quá trình thi công xây dựng, công
trình được thi công phù hợp thiết kế phê duyệt, giám sát, nghiệm thu theo quy định,
các kết quả thí nghiệm và quan trắc thực tế cho thấy chất lượng công trình đạt
yêu cầu thiết kế.
- Công tác quản lý chất lượng các hạng
mục công trình được lập đầy đủ theo quy định, hồ sơ nghiệm thu được lập đầy đủ
đối với các hạng mục công trình hoàn thành, chất lượng các hạng mục công trình
hoàn thành được Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế và Ban An toàn đập (PTAP), Hội
đồng nghiệm thu nhà nước thường xuyên kiểm tra và đánh giá đạt chất lượng.
- Để giám sát chất
lượng đập trong quá trình vận hành, trong thân đập có lắp đặt hệ thống thiết bị
quan trắc tự động để quan trắc nhiệt, quan trắc ứng suất, quan trắc áp lực thấm,
quan trắc chuyển vị của đập (chuyển vị đứng và ngang).
Công tác quan trắc đập đã được thực hiện thường xuyên đúng theo chu kỳ quy định,
các số liệu quan trắc được lưu trữ trên sổ nhật ký đồng thời cũng được lưu trên
máy tính tại chỗ và lưu dự phòng tại máy tính của Công ty nên có thể tiếp cận,
quản lý dễ dàng xuyên suốt.
- Cung cấp và đánh giá các số liệu
quan trắc: Số liệu quan trắc thường xuyên được Nhà thầu cập
nhật và cung cấp cho Tư vấn giám sát xem xét, đánh giá. Các số liệu quan trắc
được tập hợp và gửi Đơn vị Tư vấn thiết kế (PECC4) đánh giá.
- Hàng năm Chủ đập thực hiện việc
quan trắc, đánh giá về tình trạng an toàn đập và báo cáo cơ quan chức năng theo
quy định trước mùa mưa lũ.
- Công ty đã đầu
tư di chuyển và nâng cấp Trạm Thủy văn Mường Lát phía thượng
lưu hồ chứa tại xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, các số liệu quan trắc thủy văn sẽ
được Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ cung cấp phục vụ cho công tác
vận hành hồ chứa.
- Hiện toàn bộ công trình thủy điện
Trung Sơn đang chuẩn bị tích nước và dự kiến vận hành phát điện tổ máy số 1 vào tháng 11 năm 2016 và hoàn thành xây dựng trong năm 2017.
Kết luận: Theo kết quả quan trắc các
hạng mục công trình và phân tích đánh giá của Đơn vị tư vấn giám sát, Tư vấn
thiết kế kết luận: Các số liệu quan trắc nhiệt, quan trắc ứng suất, quan trắc áp lực thấm đều phù hợp với kết quả tính toán và nằm
trong giới hạn cho phép. Đập thủy điện Trung Sơn ở trạng thái làm việc bình thường,
tin cậy và an toàn đủ điều kiện đưa vào đón lũ năm 2016 và chuẩn bị tích nước hồ chứa.
II. PHƯƠNG ÁN BẢO
VỆ ĐẬP
1. Mục đích và yêu cầu:
- Đảm bảo an toàn, an ninh cho công
trình đập, nhà máy, các vật tư, thiết bị, cảnh quan hạ tầng kỹ thuật, hồ chứa
và các công trình có liên quan của thủy điện Trung Sơn;
- Nâng cao trách nhiệm của Chủ đập
cũng như các cơ quan chức năng, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân
trong việc quản lý, bảo vệ, vận hành đập, hồ chứa và các công trình có liên quan thủy điện Trung Sơn;
- Tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên
trách, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát của Chủ đập
và các đơn vị liên quan, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực đập và các công trình có liên quan;
- Thực hiện theo phương châm phòng ngừa
là chính, sớm phát hiện, ngăn chặn các tình huống xấu có thể xảy ra và khi xảy
ra sự cố phải có sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị có liên quan;
- Đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ và kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác bảo vệ đập - hồ - cửa nhận nước;
- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên
truyền, nâng cao trách nhiệm, tinh thần cảnh giác của cán bộ, công nhân viên, lực
lượng bảo vệ chuyên trách cũng như bảo vệ bán chuyên trách.
2. Xác định phạm vi bảo vệ:
Bảo vệ đập và các công trình có liên
quan, tạo hồ chứa nước Nhà máy thủy điện Trung Sơn, bao gồm:
- Bảo vệ đập chính: Phạm vi vùng phụ
cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm
là 100m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các
mục đích không gây mất an toàn đập, đặc biệt nghiêm cấm việc sử dụng vật liệu nổ
gây mất an toàn công trình (theo Điểm a, Khoản 3, Điều 25
của Pháp lệnh về Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi).
- Đối với cửa nhận nước và nhà máy:
Phạm vi bảo vệ bao gồm toàn bộ thiết bị, công trình, vật kiến trúc lắp đặt tại
cửa nhận nước... đã được xây dựng trên diện tích đất được cấp.
- Đối với vùng lòng hồ: Phạm vi bảo vệ
từ đập chính về phía thượng lưu 300m.
Chủ đập phải thực hiện việc cắm mốc
chỉ giới phạm vi bảo vệ đập theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và Bảo
vệ công trình thủy lợi và Điều 11, Thông tư 34/2010/TT-BCT ngày 07/10/2010 của
Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập. Mốc chỉ giới phải được đặt ở những
chỗ có thể nhìn thấy từ mọi phía.
Hệ thống mốc chỉ giới bảo vệ đập và
vùng phụ cận được thiết kế phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo thuộc trong
phạm vi đã xin cấp đất xây dựng công trình chính, cụ thể:
- Mốc chỉ giới bảo vệ đập (vùng không
xâm phạm): Gồm 53 mốc, khoảng cách giữa hai mốc được bố trí từ 45m - 50m. Các mốc chỉ giới bảo vệ đập được ký hiệu từ CG-DAP01 đến CG-DAP53,
phạm vi bảo vệ, có diện tích là 67.9982 m2 (68 ha).
- Mốc chỉ giới vùng phụ cận (vùng mở
rộng): Gồm 28 mốc, khoảng cách giữa hai mốc được bố trí từ
70m - 100m. Các mốc chỉ giới vùng phụ cận được ký hiệu từ
CG-VPC01-CG-VPC28, có tổng diện tích là 16.6932m2
(16,7ha).
- Tọa độ và vị trí chi tiết các mốc
chỉ giới bảo vệ đập và vùng phụ cận tại bản đồ Mặt bằng bố trí mốc chỉ giới bảo vệ đập và vùng phụ cận - công trình thủy điện Trung Sơn kèm theo
phương án.
Hệ thống chốt bảo vệ và trạm barie: Bố
trí 2 chốt bảo vệ đập chính và 2 trạm gác chắn tại các vị trí như sau:
- Chốt bảo vệ số 1: Cuối đường vận
hành VH2, cách cửa nhà máy 100m, tại cao trình 108,5m. Có
nhiệm vụ kiểm soát người và các phương tiện qua lại nhà máy thủy điện Trung
Sơn.
- Chốt bảo vệ số 2: Đỉnh đập vai trái
cao trình 164,0m. Có nhiệm vụ kiểm soát người và các
phương tiện qua lại đập dâng, đập tràn, cửa nhận nước, trạm phân phối.
- Bố trí 02 trạm barie tại các vị
trí:
+ Trạm barie số 1: Cuối đường vận
hành VH1;
+ Trạm barie số 2: Ngã ba đường thi
công TC3A và TC6.
3. Tổ chức lực lượng bảo vệ:
Để bảo vệ an toàn cho thiết bị - công
trình, an ninh, trật tự khu vực công trình đang vận hành, Công ty xây dựng lực
lượng bảo vệ chuyên trách và bán chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
toàn đập công trình thủy điện Trung Sơn.
3.1- Nhiệm vụ của
bộ phận bảo vệ chuyên trách của Công ty:
- Số lượng: 07 người.
- Xây dựng Nội quy, Quy chế bảo vệ,
trình Lãnh đạo Công ty phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Tổ chức công tác, giám sát sự làm
việc của lực lượng bảo vệ chuyên trách, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong
làm việc, công tác ghi chép vào sổ nhật ký, việc giao nhận ca trực, công tác kiểm
soát người và phương tiện qua lại chốt bảo vệ, công tác bàn giao ca trực theo
đúng quy định, xử lý thông tin báo cáo hàng ngày từ lực lượng bảo vệ chuyên
trách và cơ quan an ninh địa phương.
- Phối hợp với chính quyền địa
phương, và các đơn vị chức năng liên quan tổ chức tuyên truyền Nghị định số
72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư số 34/2010/TT-BCT và Chỉ thị số 15/CT-BCT của Bộ Công
Thương và Quyết định số 3370/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về tăng cường công tác bảo vệ đập trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
- Nắm tình hình an ninh, trật tự trên
địa bàn, xây dựng phương án bảo vệ và tổ chức bảo vệ an ninh chính trị nội bộ,
bảo vệ cơ sở vật chất tại hồ - đập - cửa nhận nước Nhà máy thủy điện Trung Sơn.
3.2- Lực lượng bảo
vệ bán chuyên trách:
- Số lượng: 39 cán bộ công nhân viên
quản lý vận hành nhà máy
- Tại các vị trí đập có nhân viên vận
hành kiêm công tác quản lý bảo vệ 24/24h. Ngoài nhiệm vụ quản lý, vận hành thiết
bị - công trình, các nhân viên này cùng với nhân viên trực sửa chữa thiết bị cơ
điện có trách nhiệm theo dõi quá trình làm việc, giám sát, kiểm tra, đánh giá
tình trạng chất lượng của thiết bị - công trình. Các nhân viên này cũng là những thành viên nòng cốt của Đội PCCC Công ty (được Cơ quan Cảnh sát PCCC
tỉnh Thanh Hóa cấp chứng chỉ và huấn luyện nghiệp vụ hàng năm), của các Tổ
xung kích PCLB tại công trường. Đây chính là lực lượng bảo vệ bán
chuyên trách bảo vệ bên trong khu vực công trình, sẵn sàng
đối phó với mọi biểu hiện xâm phạm an ninh - an toàn công trình, tham gia chữa
cháy, phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai, cứu hộ cứu nạn tại các khu vực
công trình
3.3- Tổ chức phối
hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị trên địa bàn:
Tổ chức lực lượng phối hợp với chính
quyền địa phương và các đơn vị liên quan trên địa bàn trong công tác xử lý các
tình huống khẩn cấp và các tình huống vượt ngoài khả năng tự bảo vệ của Công
ty.
Tăng cường phối hợp với chính quyền địa
phương, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của địa phương trong công tác phòng chống
lụt bão và thiên tai.
3.4- Thông tin liên lạc:
Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn
đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt 24/24h trong ngày:
- Fax: (04) 37100597
- Điện thoại: (04) 37100596
- Email: [email protected]
3.5- Trang bị vật tư, dụng cụ dự
phòng cho công tác bảo vệ:
TT
|
Tên
vật tư, vật liệu, dụng cụ
|
Đơn
vị
|
Số
lượng
|
Ghi
chú
|
1
|
Dùi cui cao su
|
Bộ
|
07
|
|
3
|
Bộ đàm
|
Cái
|
07
|
|
4
|
Đèn pin xạc
|
Cái
|
07
|
|
5
|
Áo phao
|
Cái
|
30
|
|
6
|
Đồ đi mưa
|
Bộ
|
30
|
|
7
|
Ủng đi mưa
|
Đôi
|
30
|
|
4. Chế độ bảo vệ thường xuyên, kiểm tra định kỳ và đột xuất:
- Tại các vị trí đập có nhân viên vận
hành kiêm công tác quản lý bảo vệ 24/24h.
- Ban giám đốc Công ty tổ chức kiểm
tra đột xuất hoặc định kỳ nhằm đảm bảo chỉ đạo kịp thời công tác an toàn, an
ninh tốt nhất cho đập và nhà máy.
- Hàng tuần, tháng, quý, năm Bộ phận
bảo vệ chuyên trách của Công ty có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo lãnh đạo
Công ty về tình hình an ninh, trật tự, an toàn đập; định kỳ hàng quý, 6 tháng,
năm và đột xuất lãnh đạo Công ty báo cáo với Công an huyện Quan Hóa và Sở Công
Thương về tình hình thực hiện bảo vệ an toàn đập công trình thủy điện Trung
Sơn.
5. Phương án xử lý, khắc phục hành
vi xâm hại đập:
5.1- Công tác phòng ngừa:
- Xây dựng quy trình vận hành đập và
tổ chức đào tạo cán bộ quản lý vận hành an toàn đúng quy trình. Tuân thủ chặt chẽ các phương án: Phòng chống lụt bão; phòng cháy,
chữa cháy; phương án cắm mốc giới; phương án bảo vệ an toàn đập... đã được các
cơ quan chức năng phê duyệt.
- Phối hợp với UBND huyện Quan Hóa và
UBND xã Trung Sơn tuyên truyền cho nhân dân trong vùng biết và thực hiện các
quy định pháp luật về an toàn đập, công tác bảo vệ hành lang hồ chứa, bảo vệ
tài nguyên rừng, tài nguyên nước... nhằm ngăn ngừa các hành vi mất an toàn cho đập.
- Định kỳ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
nhằm nâng cao năng lực chính trị - chuyên môn cho lực lượng bảo vệ chuyên
trách, bán chuyên trách; triển khai phối hợp với các đơn vị chức năng địa phương thường xuyên nắm tình hình hoạt động của các loại hình tội
phạm, các đối tượng cực đoan, trộm cắp, phá hoại, gây rối mất an ninh, trật tự; tình hình tranh chấp đất đai quanh khu vực lòng hồ, đập tràn và địa
bàn cơ quan đang đóng chân... để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.
5.2- Mất an toàn đập do trộm cắp:
Khi phát hiện người có hành động trộm
cắp tài sản vật tư, thiết bị tại đập, nhân viên quản lý vận hành đập phối hợp với
lực lượng bảo vệ chuyên trách tổ chức lực lượng bao vây bắt
giữ ngay thủ phạm, giữ nguyên hiện trường cùng những tang vật, chứng cứ đã phạm
tội; đồng thời báo cho Bộ phận bảo vệ Công ty, Công an huyện Quan Hóa, chính
quyền địa phương phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
5.3- Mất an toàn đập do phá hoại:
- Khi phát hiện thấy đối tượng có
hành vi phá hoại đập - hồ - cửa nhận nước bằng vật liệu nổ, hóa chất... nhân
viên quản lý vận hành đập phối hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán
chuyên trách hành động, ngăn chặn không cho sự việc diễn ra, tiến hành các biện
pháp bắt giữ, dẫn giải đối tượng cùng tang vật, phương tiện vũ khí về phòng thường
trực lập biên bản vụ việc đồng thời báo cho Công an huyện Quan Hóa, Chính quyền
địa phương phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Khi phát hiện người có hành vi phá
hoại như đào đất đá, khai thác lâm sản, khoáng sản và các hành vi trái phép
trong phạm vi bảo vệ đập - lòng hồ - cửa nhận nước chưa đến mức xử lý, nhân viên quản lý vận hành đập phối hợp với lực lượng bảo vệ chuyên trách tiếp
cận với đối tượng phá hoại nhằm ngăn chặn, đồng thời giải thích cho đối tượng
hiểu rõ các quy định của Pháp lệnh bảo vệ an toàn đập - hồ - cửa nhận nước và
báo cáo chính quyền địa phương phối hợp xử lý.
- Trường hợp phá hoại đã xảy ra nhưng
chưa phát hiện được thủ phạm thì phải bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cho Bộ
phận bảo vệ chuyên trách của Công ty, Công an huyện Quan Hóa, Chính quyền địa
phương phối hợp bảo vệ hiện trường để điều tra.
5.4- Mất an toàn do cháy:
Đối với khu vực đập - cửa nhận nước:
Cháy có thể xảy ra cục bộ ở các nhà tời điều khiển cửa van
xả lũ và cửa nhận nước do chập điện và là những đám cháy nhỏ, ít có khả năng
lan rộng ra xung quanh. Khi phát hiện cháy, nhân viên vận hành phát hiện cháy
phải hô to “cháy, cháy, cháy” cho mọi người xung quanh biết để ứng cứu, nhanh
chóng cắt điện, cô lập toàn bộ hệ thống điện các nhà điều khiển và toàn bộ nhân
viên hiện có dùng bình chữa cháy xách tay, cát... để dập tắt đám cháy. Các nhân
viên hiện có tại đập - cửa nhận nước khi nhận được thông tin xảy ra cháy đều phải
đến hiện trường xảy ra cháy để tiếp ứng, di chuyển vật tư, vật liệu,... có thể
di chuyển được ra khỏi khu vực cháy và cùng tham gia chữa cháy.
5.5- Mất an toàn do cháy nổ:
Khi có cháy nổ xảy ra (do phá hoại,
do sử dụng vật liệu nổ để khai thác lâm sản, khoáng sản...), nhân viên vận hành
đập và lực lượng bảo vệ tổ chức khoanh vùng hạn chế không cho đám cháy nổ
lan rộng bằng cách sử dụng các bình chữa cháy xách tay và các dụng
cụ khác tại hiện trường. Phân công người đi kiểm tra toàn bộ phạm vi bảo vệ an
toàn đập để phát hiện, phá hủy các kíp nổ (nếu có) do kẻ xấu cài đặt, đồng thời báo cho lãnh đạo Công ty và các cơ
quan chức năng địa phương.
Khi không vô hiệu hóa được các thiết
bị cài đặt gây phá hủy của kẻ xấu và đám cháy nổ có nguy cơ lan rộng đến các
khu vực khác mà lực lượng tại chỗ không có khả năng dập tắt thì Trưởng ca vận hành đương phiên, điện thoại ngay đến cơ
quan Cảnh sát PCCC để báo cháy và thông tin cho huyện Quan Hóa và chính quyền
xã Trung Sơn huy động cán bộ, nhân dân địa phương cùng phối hợp xử lý đám cháy.
- Tổ chức sơ cấp cứu những người bị nạn và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tổ chức bảo vệ hiện trường phục vụ
công tác điều tra.
- Tổ chức bảo vệ tài sản, cử người
đón, dẫn đường cho xe chữa cháy vào làm nhiệm vụ.
5.6- Mất an toàn do điện:
- Không để lưới điện 220, 35kV, 0,4kV
trong khu vực gây mất an toàn về điện trong khu vực lòng hồ và khu vực nhà máy
thủy điện Trung Sơn.
- Đảm bảo hành lang an toàn lưới điện
theo quy định.
- Cấm các hoạt động đánh bắt cá bằng
xung điện.
5.7- Các hành vi
xâm phạm lòng hồ như giao thông thủy, đánh bắt thủy sản không phép trong lòng hồ:
Khi phát hiện các hiện tượng trên,
nhân viên vận hành hoặc nhân viên bảo vệ liên lạc với bộ phận bảo vệ chuyên
trách của Công ty để báo cáo diễn biến vụ việc. Bộ phận bảo vệ của Công ty có
trách nhiệm báo cáo Ban Giám đốc Công ty, phối hợp với Trưởng ca trực vận hành,
Công an huyện Quan Hóa và Chính quyền địa phương các xã liên quan tiếp cận đối
tượng vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật.
5.8- Các hành vi xâm phạm lòng hồ như
lấn chiếm đất lòng hồ để canh tác, xây dựng nhà cửa, lán trại cơi nới trong phạm
vi bảo vệ đập, lòng hồ:
Khi tuần tra phát hiện các vụ việc
nêu trên, bộ phận bảo vệ Công ty có trách nhiệm báo cáo Ban Giám đốc Công ty,
phối hợp với Công an huyện Quan Hóa và Chính quyền địa phương các xã liên quan
kiểm tra hiện trường, lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
5.9- Hành vi tụ tập bơi lội, đánh bắt
cá, nổ mìn đánh bắt cá gần tuyến đập gây mất an toàn đập và phá hoại thiết bị
quan trắc, cản trở việc vận hành điều tiết hồ chứa thủy điện Trung Sơn:
Khi phát hiện có người tụ tập bơi lội,
đánh bắt cá gần khu vực đập, hạ lưu công trình; phá hoại
thiết bị quan trắc:
- Tổ bảo vệ Công ty sẽ nhắc nhở để
người/nhóm người giải tán khỏi khu vực cấm;
- Khi người/nhóm người vi phạm không
thực hiện theo yêu cầu, Tổ bảo vệ sẽ lập biên bản, phối hợp
với Chính quyền địa phương tạm giữ người/nhóm người, phương tiện, dụng cụ vi phạm,
đồng thời báo cáo cho cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.
Khi phát hiện có người nổ mìn đánh bắt
cá gây nguy hại đến an toàn công trình đập, phá hoại thiết bị quan trắc:
- Tổ bảo vệ Công ty phối hợp với
Chính quyền địa phương sẽ tạm giữ người, phương tiện, dụng cụ và lập biên bản
vi phạm;
- Thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;
- Triển khai kiểm tra mức độ hư hỏng của
công trình để tiến hành khắc phục kịp thời.
5.10- Hành vi điều khiển xe cơ giới có trọng tải lớn lưu thông qua thân đập:
Khi phát hiện có người điều khiển xe
cơ giới có trọng tải lớn lưu thông qua công trình, Tổ bảo
vệ Công ty bằng lời nói để thông báo, giải
thích cho người điều khiển xe cơ giới biết việc không cho
xe qua công trình;
Trường hợp không thể giải thích, Tổ bảo
vệ kiên quyết không cho xe qua, đồng thời ghi nhận lại thông tin của người muốn
điều khiển xe qua công trình (như tên người, CMND, địa chỉ, loại xe, tải trọng
xe,...) và thông báo đến Chính quyền xã biết;
Thông báo lại bằng Văn bản đến các xã
liên quan để thông báo, tuyên truyền cho người dân biết việc không cho phép xe
quá tải trọng lưu thông qua công trình đang vận hành.
6. Phương án dự phòng ứng phó với các sự kiện có khả năng gây mất an toàn:
6.1- Mất an toàn đập do bão, lũ:
Để đảm bảo an
toàn đập, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn phải điều tiết xả lũ hợp lý,
đúng theo Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Trung Sơn ban hành kèm theo Quyết
định số 5134/QĐ-BCT ngày 23/9/2008 của Bộ Công Thương và theo quy trình vận
hành liên hồ sông Mã khi được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Hàng năm, trước mùa mưa bão, Công ty
TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn lập, cập nhật và thực hiện theo Phương án PCLB bảo
đảm an toàn đập và vùng hạ du (Kế hoạch hành động khẩn cấp EPP Trung Sơn) được
cấp thẩm quyền phê duyệt.
6.2- Mất an toàn đập do kẻ xấu kích động
tụ tập đông người đập phá, đòi yêu sách gây mất trật tự:
Nhân viên quản lý vận hành phối hợp với
nhân viên bảo vệ nắm chắc tình hình, nhanh chóng báo ngay cho chính quyền địa
phương biết để xử lý, đồng thời tỏ thái độ bình tĩnh, tự
tin, yêu cầu họ giữ trật tự và cử người đại diện gặp lãnh đạo Công ty, lãnh đạo
địa phương để trình bày các kiến nghị.
Trong khi ổn định, trật tự đám đông
phải tìm hiểu nguyên nhân động cơ dẫn đến việc kích động đòi yêu sách, đồng thời
chú ý quan sát tìm ra người tổ chức, kích động để phối kết hợp với cơ quan chức năng cùng giải quyết. Phải khéo léo giải thích hợp
tình, hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng manh động, quá kích dẫn đến phá hoại
tài sản.
6.3- Mất an toàn đập do xảy ra chiến
sự tại khu vực:
Khi xảy ra chiến tranh tại khu vực đập,
Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn tổ chức lực lượng hiệp
đồng với địa phương, với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn; lực lượng
chuyên ngành cấp trên, các lực lượng chức năng khác của tỉnh để xử trí các tình huống khẩn cấp, vượt ngoài khả
năng tự bảo vệ của Công ty.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Công ty TNHH MTV Thủy điện
Trung Sơn (đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính
trong việc bảo vệ đập):
- Tổ chức lực lượng trực bảo vệ công
trình 24/24h;
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, vận hành và lực lượng bảo vệ. Phối hợp với
các đơn vị chức năng của Công an huyện Quan Hóa, Công an tỉnh Thanh Hóa hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý và lực lượng bảo vệ;
- Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và
Chữa cháy tỉnh Thanh Hóa định kỳ tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC
cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy thủy điện Trung Sơn theo quy định;
- Quản lý, vận hành đập đúng với quy
trình, quy phạm kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương ban hành;
- Giám sát sự làm việc của lực lượng
bảo vệ;
- Kiểm soát, xử lý thông tin báo cáo
hàng ngày từ lực lượng bảo vệ và cơ quan an ninh địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan của tỉnh Thanh Hóa trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự của công
trình;
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định
pháp luật trong công tác bảo vệ đập thủy điện Trung Sơn;
- Ngăn chặn các hành vi lấn chiếm, sử
dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ đập, trong hành lang bảo vệ hồ chứa,
các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và vận hành đập, các hành
động xâm hại các mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa;
- Hàng năm, Công ty lập báo cáo về hiện
trạng an toàn đập gửi Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp-Bộ Công
Thương, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
(theo quy định tại Điều 16 Nghị định 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 4
Thông tư 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương).
2. Sở
Công Thương:
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với
các ngành liên quan giám sát việc thực hiện Phương án bảo vệ đập.
3. Công an tỉnh:
Chỉ đạo Công an huyện Quan Hóa và các
Phòng, Ban trực thuộc trong công tác bảo vệ đập và hành lang bảo vệ an toàn đập
hồ chứa thủy điện Trung Sơn, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi
trái phép như khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép, sử dụng chất nổ gây hại,
tháo dỡ các thiết bị...
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường:
Quản lý, ngăn chặn các hành vi
khai thác khoáng sản, thải các chất độc hại, nước thải chưa xử lý
hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào trong phạm vi bảo vệ an toàn đập và
vùng lòng hồ.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Quản lý, thực hiện tốt công tác bảo vệ
tài nguyên rừng, ngăn chặn các hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép
trong khu vực lòng hồ và phạm vi bảo vệ công trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,
Xây dựng; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc
Công an tỉnh; Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh;
Chủ tịch UBND các huyện: Mường Lát, Quan Hóa; Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện
Trung Sơn; Thủ trưởng các ngành và tổ chức, cá nhân liên quan chịu tránh nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Bộ Công Thương (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT,
CN.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Tuấn
|