Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 379/QĐ-UBND 2018 đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu: 379/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Trần Ngọc Thực
Ngày ban hành: 06/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 379/-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; Nghị định số 39/2010/NĐ- CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Quốc gia và phụ lục Danh mục nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2012 - 2020;

Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc bộ;

Quyết định số 419/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/03/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên- Tuyên Quang- Bắc Kạn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 28/2/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 28/2/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 606/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 735/QĐ-UBND ngày 03/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt dự toán chi phí lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 328/QĐ-UBND ngày 07/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030;

Căn cứ Văn bản số 3011/BXD-QHKT ngày 28/11/2018 của Bộ Xây dựng về việc góp ý Điều điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030.

Căn cứ văn bản số 2765/UBND-BQLKV ngày 04/12/2018 của UBND thành phố Tuyên Quang về việc giải trình ý kiến của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 3011/BXD-QHKT ngày 28/11/2018.

Xét đề nghị của Sở Xây dựng Tuyên Quang tại Tờ trình số 1341/TTr-SXD ngày 05 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. Thông tin chung của đồ án:

1. Tên đồ án: Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030.

2. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang.

3. Đơn vị tư vấn: Viện kiến trúc Quốc gia.

4. Địa điểm điều chỉnh quy hoạch: Địa bàn thành phố Tuyên Quang và xã Kim Phú, xã Phú Lâm, thị trấn Tân Bình thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

5. Quy mô điều chỉnh quy hoạch:

- Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên và hiện trạng về kinh tế - xã hội; dân số, lao động; sử dụng đất đai; hiện trạng về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường của đô thị.

- Xác định tính chất, mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, lao động, quy mô đất xây dựng đô thị, các chỉ tiêu đất đai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho đô thị phù hợp với các yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

- Định hướng phát triển không gian đô thị.

- Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Đánh giá môi trường chiến lược.

- Đề xuất các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển và nguồn lực thực hiện.

- Gồm diện tích của thành phố và toàn bộ diện tích xã Kim Phú, xã Phú Lâm, thị trấn Tân Bình thuộc huyện Yên Sơn;

- Diện tích nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch 18.685 ha.

6. Tính chất quy hoạch: Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 nhằm mở rộng ranh giới đô thị thành phố Tuyên Quang hướng tới các tiêu chí đô thị loại II.

II. Phạm vi và thời hạn lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung:

1. Phạm vi

a. Phạm vi nghiên cứu liên vùng: Nghiên cứu vai trò của thành phố Tuyên Quang, mối quan hệ với toàn bộ tỉnh Tuyên Quang, vùng Trung du miền núi phía Bắc.

b. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: Nghiên cứu xác định vị trí, mối quan hệ giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành trên tổng thể ranh giới 13 đơn vị hành chính thành phố Tuyên Quang và một số xã lân cận thuộc huyện Yên Sơn tiếp giáp thành phố, mở rộng ra khu vực thị trấn Tân Bình, xã Kim Phú, xã Phú Lâm, đồng thời không lấy vào đất xã Trung Môn.

c. Phạm vi, ranh giới và diện tích lập quy hoạch:

- Điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng thành phố Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030 trên cơ sở quy mô đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030” đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017. Phạm vi, ranh giới cụ thể:

+ Phía Bắc: Giáp xã Thắng Quân, Trung Môn, Chân Sơn, Tân Long, Tân Tiến, huyện Yên Sơn;

+ Phía Nam: Giáp xã Nhữ Khê, Đội Bình huyện Yên Sơn, xã cấp Tiến huyện Sơn Dương;

+ Phía Đông: Giáp xã Thái Bình, Tiến Bộ huyện Yên Sơn, xã Vĩnh Lợi huyện Sơn Dương;

+ Phía Tây: Giáp xã Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Nhữ Hán huyện Yên Sơn.

- Diện tích: Tổng diện tích lập điều chỉnh quy hoạch khoảng 18.685 ha (trong đó có 11.906 ha diện tích đất thành phố hiện tại sau đồ án điều chỉnh QHC năm 2017, mở rộng ra toàn bộ các xã Kim Phú, xã Phú Lâm và thị trấn Tân Bình 6.532 ha).

2. Thời hạn

- Quy hoạch ngắn hạn (đợt đầu) đến năm 2020;

- Quy hoạch dài hạn đến năm 2030.

III. Tiền đề phát triển đô thị và các dự báo phát triển

1. Dự báo phát triển đô thị

1.1. Tầm nhìn

Xây dựng phát triển thành phố Tuyên Quang kết nối chặt chẽ với các khu vực mở rộng, hoàn chỉnh bộ máy các cấp.

1.2. Tính chất và chức năng của đô thị

- Là trung tâm hành chính, chính trị, giao lưu kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật của tỉnh Tuyên Quang.

- Là trung tâm sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Là đầu mối giao thông, cơ sở hạ tầng quan trọng của Quốc gia, Là đô thị dịch vụ trung chuyển quan trọng phụ trợ cho tuyến hành lang phát triển Hà Nội - Lào Cai

- Là địa bàn quan trọng về an ninh, quốc phòng.

- Tận dụng giá trị cảnh quan và các động lực phát triển hai bên bờ sông Lô để phát triển thành phố “Thành phố hai bên bờ sông”, xây dựng hình ảnh “Thành phố thân thiện vì sức khỏe”

- Thành phố Tuyên Quang trở thành đô thị loại II vào năm 2020, hướng tới đô thị loại I trong tương lai.

1.3. Dự báo phát triển đô thị

a. Dự báo quy mô dân số, lao động xã hội

- Hiện trạng năm 2017: Dân số toàn thành phố là 186.858 người.

- Năm 2020: Dân số toàn thành phố sau khi mở rộng là 208.000 người (trong đó khu vực mở rộng là 37.843 người); dân số đô thị là 144.000 người, tốc độ đô thị hóa của đô thị giai đoạn 2017-2020 là 11,34%.

- Năm 2030: Dân số toàn thành phố sau khi mở rộng là 224.500 người, (trong đó khu vực nghiên cứu mở rộng là 44.000 người). Dân số đô thị là 162.000 người, tốc độ đô thị hóa của đô thị giai đoạn 2017-2030 là 20%.

b. Quy mô đất đai xây dựng đô thị

- Hiện trạng năm 2017, đất xây dựng đô thị là 1.180 ha (bình quân 109m2/người).

- Năm 2020, đất xây dựng đô thị là 4.200 ha (bình quân 300m2/người).

- Năm 2030, đất xây dựng đô thị là 5.200 ha (bình quân 320m2/người).

- Định hướng năm 2050, đất xây dựng đô thị là 6.500 ha (bình quân 300m2/ người)

c. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế

Căn cứ vào Quy chuẩn và Tiêu chuẩn, Quy phạm của Nhà nước ban hành đối với đô thị loại II (quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị)

* Các chỉ tiêu về đất đai:

- Đất xây dựng đô thị khoảng 220 - 300 m2/người.

- Chỉ tiêu đất xây dựng khu dân dụng khoảng 100 - 150 m2/người.

+ Đất xây dựng công trình công cộng: 5 - 8m2/người.

+ Đất các đơn vị ở: 80 - 100m2/người.

+ Đất cây xanh công cộng: 10 - 15m2/người.

- Chỉ tiêu đất công nghiệp, TTCN, kho tàng: 15 - 20m2/người.

* Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội:

- Công trình phục vụ công cộng cấp thành phố:

+ Giáo dục: 600 - 900m2/1000 người.

+ Y tế: 400 - 600m2/1000 người.

+ Thể dục thể thao: 1.600 - 2.000m2/1000 người.

* Các chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật:

- Giao thông:

+ Tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị: 16 - 20%.

+ Mật độ đường trong khu vực nội thị: 7 - 8km/km2.

+ Tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng: 10 - 15%.

- San nền, thoát nước mưa:

+ Cao độ nền khống chế: Cao độ khống chế tôn nền tối thiểu phải cao hơn mức nước tính toán tối thiểu 0,3m đối với đất dân dụng và 0,5m đối với đất công nghiệp.

+ Tần suất ngập lụt: P = 2% đối với khu vực xây dựng; P = 10% đối với khu cây xanh công cộng ven sông, suối.

- Cấp nước:

+ Tỷ lệ cấp nước khu vực nội thị: 80 - 85% dân số.

+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khu vực nội thị: 120l/người/ngày đêm

- Cấp điện:

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt khu vực nội thị: 1500kWh/người/năm

- Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

+ Tỷ lệ thu gom nước thải sinh hoạt: 80 - 85% tiêu chuẩn cấp nước

+ Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý: 80-85%

+ Lượng chất thải rắn: 1,0kg/người/ngày

+ Chỉ tiêu đất nghĩa trang: 0,06ha/1000 dân

+ Nhà tang lễ: 02 công trình.

Ngoài ra các khu vực nông thôn đảm bảo xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới.

2. Định hướng phát triển không gian

2.1. Ý tưởng phát triển

- Tiếp tục kế thừa đồ án theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017, phát triển đô thị về hai bên sông, đồng thời mở rộng kết nối theo QL37 sang phía xã Phú Lâm, Kim Phú, tăng khả năng gắn kết chặt chẽ; phát triển mở rộng về phía Nam, sáp nhập thêm thị trấn Tân Bình cực phát triển đô thị phía Nam cho thành phố.

- Khu vực đang phát triển rà soát các dự án đã, đang và sẽ đầu tư, cập nhật, định hướng.

2.2. Hướng phát triển đô thị

a. Các khu phát triển mở rộng đô thị

- Hướng phát triển chính: Phát triển mở rộng đô thị về phía Nam và phía Tây, kết nối chặt chẽ giữa khu vực đô thị hiện hữu với các đơn vị hành chính mới thành lập, đảm bảo theo tiêu chí quy định.

b. Khu thành phố đã quy hoạch theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017:

- Cải tạo, chỉnh trang các phường trong đô thị cũ.

- Rà soát, cập nhật các dự án đã, đang và sẽ đầu tư trên địa bàn thành phố.

- Xây dựng mô hình nông thôn mới ở các xã.

2.3. Định hướng tổ chức không gian

2.3.1. Điều chỉnh định hướng địa giới hành chính các phường

- Theo Quyết định số 919/QĐ-UBND, thành phố Tuyên Quang sẽ có 14 đơn vị hành chính bao gồm: 9 phường (Tân Quang, Phan Thiết, Tân Hà, Minh Xuân, Ỷ La, Nông Tiến, Hưng Thành, An Tường, Mỹ Lâm), và 5 xã (Tràng Đà, Lưỡng Vượng, An Khang, Đội Cấn, Thái Long);

- Theo điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020, định hướng thành phố sẽ có 15 đơn vị hành chính bao gồm 10 phường (Tân Quang, Phan Thiết, Tân Hà, Minh Xuân, Ỷ La, Nông Tiến, Hưng Thành, An Tường, Mỹ Lâm và Đội Cấn), và 5 xã (Tràng Đà, Lưỡng Vượng, An Khang, Kim Phú, Thái Long)

+ Định hướng phát triển sáp nhập thị trấn Tân Bình huyện Yên Sơn vào xã Đội Cấn, để thành lập phường Đội Cấn thuộc thành phố Tuyên, tạo động lực phát triển phía Nam thành phố, đồng thời phát triển phụ trợ cho KCN Long Bình An. (gồm 34 km2 diện tích tự nhiên, dân số 15.022 người trên cơ sở sáp nhập toàn bộ 25,96 km2 diện tích tự nhiên, dân số 9.051 người của xã Đội Cấn và toàn bộ 8,04 km2 diện tích tự nhiên, dân số 5.971 người của thị trấn Tân Bình)

+ Định hướng phát triển sáp nhập 1 phần xã Phú Lâm, thành lập phường Mỹ Lâm, tạo động lực phát triển kinh tế du lịch cho thành phố (trên cơ sở một phần xã Phú Lâm gồm 18,79 km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.418 người)

2.3.2. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức không gian

- Tiếp tục phát triển theo mô hình Cụm theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017.

- Toàn bộ đô thị sẽ được cấu trúc bởi 6 “CỤM” bao gồm:

+ Cụm đô thị thành phố lịch sử hiện hữu;

+ Cụm trung tâm cửa ngõ thành phố;

+ Cụm đô thị An Tường;

+ Cụm đô thị nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch tâm linh;

+ Cụm nông nghiệp công nghệ cao và khu du lịch nghỉ dưỡng;

+ Cụm khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị phía Nam.

- Cơ cấu không gian chi tiết:

a. Cụm đô thị thành phố lịch sử hiện hữu:

* Định hướng phát triển chính: Tính chất là khu trung tâm cũ, dân cư đông đúc và tập trung dọc các trục phố chính, là khu vực nội đô gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố, đóng vai trò là trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ, du lịch của thành phố.

* Định hướng cải tạo:

- Cải tạo các không gian ven sông để hướng thành phố ra dòng sông.

- Cải tạo chỉnh trang khu dân cư làng xóm phường minh xuân, xây dựng khu đô thị xanh bên dòng sông lô, tạo bản sắc riêng.

- Xây dựng khu đô thị mới, mở rộng nội đô thành phố

- Cải tạo chỉnh trang đô thị để đáp ứng tiêu chí kiến trúc cảnh quan của đô thị loại 2.

- Kết nối quảng trường Nguyễn Tất Thành với dòng sông lô.

- Di dời các sở, ngành, tạo điều kiện phát triển các khu thương mại dịch vụ trong nội đô.

b. Cụm trung tâm cửa ngõ thành phố:

* Định hướng điều chỉnh:

- Bố trí cơ quan hành chính tỉnh theo hướng tập trung, dành quỹ đất, thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ trong trung tâm thành phố

- Chuyển đổi chức năng trục Bình Thuận là trục đường đối nội gắn kết khu cửa ngõ phía tây. Xây dựng trục phát triển tổng hợp: hành chính, thương mại, văn hóa - thể thao ... Với vai trò là trục chính đô thị kết nối quảng trường Nguyễn Tất Thành giai đoạn 2030.

c. Cụm đô thị An Tường.

- Vai trò và tính chất

+ Là cụm động lực phát triển phía Nam của thành phố gắn liền với trục giao thông đối ngoại Đông Tây.

+ Là trung tâm hành chính, công cộng của thành phố.

- Định hướng phát triển.

+ Phát triển bám theo trục đường chính trung tâm của thành phố kết nối giữa quốc lộ 37 đi sang phía Tây.

+ Xây dựng công trình công cộng cấp thành phố, và cơ quan hành chính thành phố tại khu vực này.

+ Xây dựng bệnh viện, trường học... Tại khu vực này để giảm thiểu sức ép hạ tầng trong khu nội đô.

+ Xây dựng hình ảnh khu đô thị mới hiện đại, phát triển thương mại dịch vụ, công nghiệp, giao thương dựa trên sự thuận lợi về giao thông đối ngoại: Thái Nguyên - Cao Bằng - Tuyên Quang - Yên Bái.

+ Hướng thành phố phát triển dần về phía Nam gắn kết với cụm đô thị Long Bình An, đường cao tốc Tuyên Quang Phú Thọ và tuyến đường sắt, sân bay trong tương lai.

d. Cụm đô thị nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch tâm linh

* Khu vực bãi soi Tình Húc

- Việc hình thành thủy điện mới ở Phú Thọ sẽ làm cho nước sông Lô đoạn qua thành phố luôn ổn định và đạt mức nước cao để có thể khai thác các hoạt động du lịch trên sông. Vì vậy đảo tình húc sẽ được điều chỉnh chức năng:

- Là trung tâm, điểm nhấn của đô thị tạo bản sắc riêng cho thành phố Tuyên Quang.

- Xây dựng một khu đô thị dịch vụ trên bãi soi Tình Húc

- Khai thác cảnh quan hai bên sông kết hợp tuyến đường dạo bộ ven sông hình thành khu nhà ở sinh thái hai bên bờ sông làm đa dạng hóa các loại hình nhà ở gắn kết với địa hình tự nhiên của Tuyên Quang.

- Xây dựng cầu kiên cố hiện đại theo dự án đường tránh cầu Nông Tiến hiện có với tải trọng lớn kết nối 2 bên bờ Sông Lô đường giao thông đối ngoại từ Đông sang Tây, thay thế cho cầu Nông Tiến đã xuống cấp.

- Để tiếp tục khai thác dịch vụ trên đảo tình húc cần xây dựng bến thuyền du lịch kết nối với bãi soi bằng đường thủy do không có lối tiếp cận bãi soi từ trên cầu.

* Khu đô thị dịch vụ Nông Tiến

- Là cụm đô thị dịch vụ đóng vai trò cung cấp các dịch vụ thương mại du lịch.

- Tiếp tục phát triển cụm công nghiệp nhỏ dành cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống tại phường Nông Tiến để thu hút thêm khách du lịch cũng như thuận tiện cho việc quảng bá nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thông của Tuyên Quang.

e. Cụm nông nghiệp công nghệ cao và khu du lịch nghỉ dưỡng:

- Hình thành khu đô thị mới với đầy đủ các chức năng của một đô thị mới, văn minh hiện đại, kết nối trực tiếp khu suối khoáng Mỹ Lâm với trung tâm thành phố thông qua tuyến đường tránh QL37 phía Bắc; Khuyến khích các dạng nhà ở mật độ thấp, nhà vườn, các loại hình đô thị sinh thái.

- Xây dựng chiến lược maketing nhằm nâng cao giá trị khu du lịch du lịch suối khoáng Mỹ Lâm.

- Tìm kiếm các nhà đầu tư có tiềm năng.

- Tạo chính sách ưu đãi cho phát triển khu du lịch.

- Cần có chính sách hợp tác với huyện Yên Sơn để xây dựng và khai thác khu vực suối khoáng Mỹ Lâm như một cụm phát triển động lực vệ tinh của thành phố Tuyên Quang.

f. Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ- đô thị Long Bình An.

- Thành lập phường Đội Cấn trên cơ sở sáp nhập toàn bộ thị trấn Tân Bình vào thành phố Tuyến Quang, cùng với toàn bộ xã Đội Cấn.

- Tiếp tục phát triển khu Công nghiệp Long Bình An như đã định hướng.

2.3.3. Định hướng tổ chức không gian:

Bao gồm 2 định hướng chính

- Tiếp tục kế thừa phát triển đô thị theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017.

- Rà soát các dự án đã, đang và sẽ đầu tư trên địa bàn thành phố: Cập nhật và thực hiện theo từng dự án riêng, có tính toán đến hạ tầng kèm theo.

2.3.4. Đối với các khu vực mở rộng:

- Khu vực xã Phú Lâm, xã Kim Phú, phía Tây thành phố là vùng đệm đô thị, sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái hỗ trợ cho sự phát triển của thành phố.

- Phát triển 2 tuyến đường tránh cho QL37, kết nối trực tiếp từ khu đô thị hiện hữu sang khu vực đô thị suối khoáng Mỹ Lâm, và khu vực định hướng phát triển sân Golf đồng thời làm giảm tải cho QL37.

- Khu vực Mỹ Lâm phát triển thành phường Mỹ Lâm với đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, du lịch vui chơi giải trí.

- Khu vực phía Nam của xã Phú Lâm: Phát triển khu vực tổ hợp sân Golf và dịch vụ kèm theo, với quy mô khoảng 500ha, kết nối trực tiếp với khu vực suối khoáng Mỹ Lâm bằng tuyến đường chính theo hướng Bắc Nam; phát triển cộng hưởng với khu du lịch suối khoáng, tạo lên một quần thể du lịch vui chơi giải trí quy mô lớn, sầm uất, đáp ứng được cho người dân trong tỉnh nói riêng và các khu lân cận nói chung.

- Khu vực xã Kim Phú sát với nút giao thành phố: Phát triển 1 cụm đô thị mới, quy mô khoảng 300ha, với đầy đủ các thành phần của 1 đô thị: Nhà ở, công trình công cộng, khu thương mại dịch vụ...là khu vực phát triển vùng đệm giữa đô thị hiện hữu với khu đô thị suối khoáng Mỹ Lâm

2.3.5. Khu vực phía Nam: Phường Đội Cấn (bao gồm thị trấn Tân Bình và xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang).

- Đối với khu lõi thị trấn Tân Bình: cải tạo chỉnh trang đô thị, tuân thủ toàn bộ theo các định hướng về An ninh quốc phòng;

- Rà soát, tận dụng các khu đất còn khai thác được cho việc khai thác quỹ đất ở và công cộng.

3. Giải pháp tổ chức không gian.

- Giải pháp tổ chức không gian đô thị trên đề xuất gắn với việc sử dụng hiệu quả quỹ đất đô thị, đặc biệt tại các khu vực có quỹ đất xây dựng thuận lợi.

- Với lợi thế là một đô thị vùng trung du gò đồi, việc phát triển du lịch sinh thái và tiểu thủ công nghiệp là ưu tiên hàng đầu của thành phố. Khu vực gần trung tâm hành chính-chính trị tỉnh là nơi thích hợp nhất để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ bởi lợi thế ven trục đường chính, khu vực đất bằng phẳng,diện tích lớn, đồng thời có lợi thế cảnh quan đẹp được tạo bởi các hồ đào và công viên cây xanh.

- Xây dựng mở rộng thành phố khang trang, phân khu chức năng chặt chẽ. Gắn kết hài hòa giữa phát triển đô thị và cảnh quan và bảo vệ môi trường. Các công trình kiến trúc nên được xây dựng mang đặc trưng đô thị miền núi về hình khối, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và địa hình của thành phố, khai thác tối đa hình ảnh kiến trúc của các đồng bào dân tộc vào kiến trúc công trình.

- Do đặc điểm địa hình nên thành phố Tuyên Quang thích hợp với cấu trúc đô thị cụm, với trục chính là đường tránh Quốc Lộ 2, trục đường Bình Thuận.

a. Hướng tổ chức các không gian chính của đô thị: Trước những yêu cầu của thành phố trong tương lai, sự hình thành một trung tâm hành chính tập trung, trung tâm tiểu thủ công nghiệp cấp tỉnh, trung tâm TMDV cấp vùng là cần thiết, nhằm tạo nên bộ mặt đô thị khang trang, hiện đại; đồng thời là biểu tượng, bộ mặt cho vùng.

b. Trung tâm toàn đô thị (trung tâm thành phố): Bao gồm các công trình chủ yếu như: Khu hành chính chính trị tỉnh vẫn phát triển tại khu đất hiện trạng, tuy nhiên do nhu cầu sử dụng trong tương lai, đề xuất thêm một diện tích đất dự trữ dành cho các trụ sở cấp tỉnh tại phía Bắc đường dẫn cầu Tân Hà, khu văn hóa TDTT được bố trí xây dựng tại khu vực cửa ngõ phía Tây của thành phố;

c. Khu trung tâm thương mại dịch vụ: Bố trí tập trung chủ yếu tại trục đường Bình Thuận, các trục đường Tân Trào, đường cứu hộ kéo dài, trục đường giao thông chính qua UBND thành phố. Phát triển thêm 2 cụm thương mại đầu mối phía Tây và phía Nam.

d. Du lịch sinh thái, dịch vụ du lịch: Trên cơ sở phát triển, giữ gìn, bảo tồn văn hóa, kiến trúc khu vực thành phố Tuyên Quang tạo thành những điểm du lịch văn hóa (khai thác triệt để các quỹ đất có tiềm năng du lịch tại các khu vực thuộc xã Mỹ Lâm, khu núi Dùm, cổng trời, thiền viện Trúc Lâm).

e. Cây xanh:

- Ưu tiên đẩy mạnh phát triển hệ thống cây xanh tạo cảnh quan cho thành phố, kết hợp hình thành dải xanh ven sông Lô, các con suối chạy cắt ngang qua đô thị để xuyên suốt và liền mạch với hành lang bảo vệ nguồn nước đồng thời mang tính chất vùng đệm chuyển tiếp không gian, điều tiết khí hậu giữa các khu vực dân cư.

- Tận dụng các khoảng đất trống, khó xây dựng, những vùng đất ven suối, đồi cao sẽ được trồng cây xanh, vừa cách ly bảo vệ nguồn nước, vừa tạo thành những dải xanh liền mạch, chuyển tiếp không gian giữa các vùng và điều hòa khí hậu cho thành phố Tuyên Quang.

- Ngoài ra là những vùng sinh thái lâm nghiệp, hệ thống cây xanh cách ly và các khu đô thị, vùng đệm sinh thái và bảo vệ nguồn nước dọc các nhánh suối chính của thành phố.

f. Các khu dân cư xây dựng mới (gồm khu ở mới, khu tái định cư, nhà ở dịch vụ): Kế thừa quy hoạch chung cũ và các quy hoạch phân khu, chi tiết đã được phê duyệt, phát triển các khu vực đất trống, hoặc dân cư thưa thớt thành các tiểu khu đô thị.

- Bổ sung những cụm dân cư, khu đô thị mới thông qua việc san lấp những ngọn đồi nhỏ, thấp trong thành phố. Tuy nhiên phải tận dụng địa hình tối đa, tránh san lấp quá nhiều làm ảnh hưởng đến các điều kiện tự nhiên của thành phố, nhất là khu vực những ngọn núi xung quanh.

- Phát triển 2 khu đô thị mới tại phía Tây, phía Đông (đô thị Nông Tiến gắn với soi Tình Húc).

- Tận dụng các sườn đồi, núi thoải để xây dựng các cụm dân cư, tiểu khu đô thị, thể hiện được tính chất của một đô thị vùng cao. Tại những tiểu khu đô thị sát núi, xây dựng những công trình mang dáng dấp văn hóa dân tộc để đáp ứng nhu cầu về diện tích và đáp ứng nhu cầu ở tương lai của thành phố Tuyên Quang.

- Khu vực phát triển kinh tế nông nghiệp chủ đạo: Tại các xã ngoại thành của thành phố sẽ quy hoạch các khu vực trồng rau, cây ăn quả, trồng hoa, trồng lúa...

- Khu vực phía Tây đường tránh QL2: Phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ cao, tạo vùng đệm phía Tây cho thành phố.

g. Điều chỉnh về giao thông:

- Kế thừa mạng lưới giao thông theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017.

- Đối với các khu vực mới: Đề xuất tuyến giao thông mới tránh QL37, với lộ giới 36m, kết nối trực tiếp phường Mỹ Lâm với khu đô thị hiện hữu qua đường Lê Lợi.

- Đề xuất mới tuyến đường trục Bắc Nam, kết nối khu vực Mỹ Lâm với khu xây dựng sân golf phía Nam xã Phú Lâm, lộ giới 32m.

4. Quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng

4.1. Quy hoạch phân khu chức năng cụ thể như sau:

a. Khu hành chính chính trị tỉnh, thành phố: Tổng diện tích khoảng 119 ha.

+ Trung tâm hành chính cấp tỉnh: Trụ sở UBND tỉnh vẫn sử dụng trụ sở hiện tại, trong tương lai bố trí quỹ đất tại phía Bắc đường nối cầu Tân Hà, thuộc phường Tân Hà, xây dựng các cơ quan ban ngành của tỉnh.

+ Trung tâm hành chính cấp thành phố: Giữ nguyên vị trí hiện nay tại khu vực trung tâm phường An Tường và bổ sung thêm các trụ sở cơ quan ban ngành của tỉnh và một số sở ban ngành khi được di dời lên Khu trung tâm hành chính mới sẽ chuyển đổi, bổ sung cho trung tâm hành chính của thành phố. Hình thành tuyến phố thương mại dịch vụ sầm uất, các không gian đi bộ liên hoàn gắn kết với không gian cây xanh vườn hoa, cây xanh ven sông Lô. Chỉnh trang các tuyến phố trung tâm, tăng cường thêm tiện ích đô thị như biển báo, chiếu sáng,...

+ Các trung tâm sở ban ngành khác đóng trên địa bàn thành phố tập trung nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang...

b. Trung tâm văn hóa: Diện tích khoảng 17ha, duy trì nâng cấp các công trình: Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Quảng trường Nguyễn Tất Thành, tượng đài Bác Hồ. Các trung tâm văn hóa cấp phường được xây dựng trong các khu đô thị mới quy mô 0,5ha/nhà văn hóa.

c. Khu trung tâm thương mại - dịch vụ: Tổng diện tích khoảng 111, 5ha.

- Không gian trung tâm dịch vụ trung chuyển phía Nam: Xây dựng các công trình dịch vụ kho vận, trung tâm thương mại,., có khối tích lớn, tầng cao trung bình theo dọc trục trung tâm. Các công trình dịch vụ về ăn nghỉ, giải trí, mua sắm nhỏ tổ chức phía sau.

- Trung tâm hội chợ triển lãm: Thực hiện vai trò đầu mối để đưa hàng hóa của tỉnh tham gia vào các hội chợ, triển lãm quốc tế; cung cấp các dịch vụ hàng hóa tiêu dùng, bán buôn, xuất nhập khẩu với quy mô 14ha, tại phía Bắc đường QL37, thuộc khu đô thị mới Kim Phú.

- Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp tại đô thị phía Bắc thuộc phường Tân Hà, tại cửa ngõ giữa tuyến đường nối cầu Tân Hà giao với tuyến đường tránh QL2 đi vào trung tâm thành phố: Xây dựng các khối nhà cao tầng của các tổ hợp thương mại, chung cư, văn phòng cho thuê, trung tâm văn hóa .v.v.. với bố cục giảm dần tầng cao từ các khu chức năng ra phía vùng lâm viên đồi rừng.

- Chợ đầu mối: Xây dựng thêm chợ đầu mối với quy mô từ 3-5ha/01 chợ, sẽ là nơi tập trung hàng hóa, sản phẩm của tỉnh, trung tâm giao thương, bán buôn tập kết hàng hóa và phát luồng phân phối đến các vùng, địa phương khác hoặc xuất khẩu.

- Dự kiến xây dựng mới 3 siêu thị trong đó có 1 siêu thị hạng 1 quy mô 1- 1,5ha/siêu thị; 5 trung tâm thương mại bố trí tại trung tâm của 3 khu đô thị lớn.

- Xây dựng mạng lưới chợ nội thị (trên cơ sở đầu tư nâng cấp các chợ hiện nay trong nội thị cũ, chợ xây mới trong các đô thị mới), quy mô: 0,5-1ha/1chợ.

d. Khu trung tâm thể dục thể thao: Hình thành trung tâm thể dục thể thao cấp Tỉnh tại cửa ngõ phía Tây trên đường tránh QL2 như đồ án QHC 2007 đã xác định, quy mô: 20ha gồm sân vận động trung tâm, nhà thi đấu, bể bơi và sân thi đấu ngoài trời... Đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa thể dục thể thao cho tỉnh và thành phố. Nâng cấp công trình: Sân vận động và trung tâm huấn luyện TDTT hiện có.

e. Khu trung tâm y tế: Quy mô khoảng 10 ha. Tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh bệnh viện đa khoa Tỉnh. Xây thêm 01 bệnh viện đa khoa và 01 trung tâm dịch vụ y tế tại phía Bắc phường Tân Hà và phía đô thị mới An Tường. Nâng cấp, cải tạo các trạm y tế cấp phường hiện có, bổ sung xây mới các cơ sở y tế tại các khu đô thị mới, nâng cấp trung tâm điều dưỡng tại Mỹ Lâm.

f. Khu công viên cây xanh:

- Tổng diện tích công viên cây xanh trong thành phố khoảng 331 ha.

- Hình thành vùng không gian xanh hai bên sông Lô kết hợp với các không gian xanh phục vụ khu ở và các không gian dịch vụ thương mại khai thác theo mùa đoạn qua khu trung tâm, tạo nên nét đặc trưng cho trung tâm thành phố. Hình thành các công viên chức năng dọc theo hai bên bờ Sông Lô, nâng cao hình ảnh đô thị đồng thời kết nối với các khu chức năng lân cận.

- Thành phố sẽ có 4 công viên chính xen kẽ trong các khu đô thị và đảm bảo bán kính phục vụ cho các khu vực lân cận

- Các công viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí, môi trường và tạo cảnh quan cho đô thị. Đem đến cuộc sống chất lượng cao cho người dân thành phố.

- Tổ chức các công viên, vườn hoa trong các khu ở kết nối với các công viên đô thị và không gian xanh hai bên Sông Lô, và vùng sinh thái nông nghiệp hai bờ sông hình thành nên một mạng lưới cây xanh liên hoàn cho toàn thành phố.

- Đảm bảo tiêu chuẩn đất cây xanh công viên: 6 - 10m2/người, tỷ lệ cây xanh chiếm 5-10% đất xây dựng đô thị.

g. Khu ở:

- Khu vực dân cư cũ (thuộc các phường nội thị cũ): Giữ lại không gian kiến trúc văn hóa truyền thống các khu dân cư đô thị hiện hữu, làng xóm cũ. Hạn chế di dời dân cư và xây dựng nhà cao tầng, khuyến khích giữ nguyên mật độ xây dựng và tầng cao như hiện nay, từng bước cải tạo xây dựng chỉnh trang. Bổ sung và hoàn thiện các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Các khu đô thị mới: Phát triển các khu nhà ở mới theo hướng hiện đại, tầng cao phù hợp với tổ chức không gian đô thị trong từng khu vực.

- Quỹ đất xây dựng cho thành phố không nhiều do bị khống chế bởi nhiều yếu tố địa hình, môi trường, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp.., do đó tại các khu đô thị mới cần có các mật độ xây dựng phù hợp, khuyến khích phát triển nhà ở gắn kết với địa hình tự nhiên, gắn kết với các hoạt động công cộng đô thị, tạo dựng không gian mở, không gian quảng trường đô thị.

h Quy hoạch các khu vực phát triển công nghiệp, trung chuyển hàng hóa, kho tàng:

- Quy hoạch khu vực sản xuất công nghiệp:

+ Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Long Bình An và thu hút đầu tư với quy mô giữ nguyên là 1.023ha (gồm 04 khu công nghiệp là: khu 1 diện tích 130,81 ha, khu 2 diện tích 296,67ha, khu 3 diện tích 360,92ha, khu 4 diện tích 234,6ha); khu dịch vụ công 44,68ha; khu ga hàng hóa đường sắt 18,0 ha; khu tái định cư 182,0ha) với các ngành nghề chủ yếu gồm: Cơ khí, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện, điện tử,...

+ Đề xuất di chuyển cụm nhà máy xi măng Tràng Đà, chuyển đổi mục đích sử dụng sang ở đô thị mới, thành lập khu dân cư mới Tràng Đà với quy mô khoảng 14,1 ha.

- Khu vực trung chuyển hàng hóa: Quy hoạch 02 khu trung chuyển hàng hóa với tổng diện tích khoảng 50ha tại vị trí thuận lợi cho việc quá cảnh hàng hóa và tiếp cận kinh doanh để khai thác lợi thế của hai tuyến hành lang quan trọng là tuyến đường sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang - Yên Bái, gắn kết với khu công nghiệp Long Bình An

i. Khu vực dân cư nông thôn hiện hữu và phát triển nông nghiệp: Các khu vực dân cư làng xóm hiện hữu, cần tuân thủ các định hướng lớn của đô thị và triển khai theo quy hoạch nông thôn mới. Dựa vào điều kiện tự nhiên cần bảo tồn tôn tạo các cấu trúc làng xóm hiện hữu có giá trị, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đấu nối với hạ tầng khung của đô thị và khu vực. Phát huy hiệu quả các quỹ đất nông nghiệp.

k. Các khu vực du lịch sinh thái: Hình thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại khu vực suối Khoáng Mỹ Lâm, và khu du lịch sinh thái tâm linh tại khu vực núi Dùm - thiền viện Trúc Lâm.

4.2. Quy hoạch sử dụng đất

a. Hiện trạng theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017:

- Đất tự nhiên đô thị (nội và ngoại thị): 14907 ha.

- Đất xây dựng đô thị khoảng 2.483 ha (bình quân 310 m2/người); trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 1.917 ha (bình quân 239 m2/người).

b. Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

- Đất tự nhiên đô thị (nội và ngoại thị): 23.000 ha.

- Đất xây dựng đô thị khoảng 4.400 ha (bình quân 200m2/người).

c. Quy hoạch đến năm 2020

- Diện tích đất tự nhiên đô thị: 23.000 ha.

- Đất xây dựng đô thị khoảng 6500ha (bình quân 120m2/ người).

d. Tiếp tục phát triển đô thị được theo 4 khu vực phát triển chính, chia thành 10 phân khu đô thị:

* Khu vực số 1: Khu phát triển đô thị trung tâm

- Khu số 1-A: Phân khu trung tâm thành phố lịch sử hiện hữu, tổng diện tích phân khu: 570,3ha. Dân số đến 2030: 30.600 người.

- Phân khu 1-B: Phân khu đô thị trung tâm mở rộng phía Tây, tổng diện tích phân khu: 620 ha. Dân số đến 2030 là 24.731 người.

- Phân khu 1-C: Phân khu đô thị phát triển An Tường, tổng diện tích phân khu 1-c là 874,6 ha. Dân số đến năm 2030 là 28.599 người

- Phân khu 1-D: Phân khu đô thị mới Nông Tiến và Đảo Tình Húc, tổng diện tích 514.4 ha, bao gồm khu dịch vụ Nông Tiến và dịch vụ đảo Tình Húc. Dân số đến 2030: 17.600 người

- Phân khu 1-E: Phân khu đô thị mở rộng phía Bắc, tổng diện tích phân khu: 189 ha. Dân số đến 2030: 4000 người.

* Khu vực số 2: khu vực phát triển vùng đệm đô thị, nông nghiệp và du lịch

- Phân khu 2-A: Phân khu vùng đệm đô thị, nông nghiệp sinh thái, tổng diện tích 1.616 ha. Quy mô dân số đến 2030: 23.800 người.

- Phân khu 2-B: Phân khu đô thị suối khoáng Mỹ Lâm, tổng diện tích phân khu: 4205 ha. Dân số đến 2030: 23.300 người.

- Phân khu 2-C: phân khu đệm sinh thái phía Đông gắn liền với du lịch tâm linh cổng trời, thiền viện, tổng diện tích tự nhiên của phân khu: 2173.48 ha Dân số đến 2030 là 10.000 người.

- Phân khu số 3: Phân khu vùng đệm, tổng diện tích phân khu: 4956 ha. Dân số tính đến năm 2030 khoảng 16.383 người.

- Phân khu số 4: Phân khu phát triển công nghiệp Long Bình An- Đô thị Đội Cấn, tổng diện tích phân khu: 1.730 ha. Dân số đến năm 2030 ước tính đạt 19.302 dân (trong đó: dân số do lấp đầy KCN khoảng 14.790 dân).

- Phân khu số 5: Phân khu phường Đội Cấn, tổng diện tích phân khu khoảng 802ha. Dân số năm 2030 ước tính đạt 15.000 người.

4.3. Phân vùng kiến trúc cảnh quan

a. Không gian theo vùng chức năng chính, bao gồm

- Không gian đô thị hiện hữu (khu vực lõi đô thị hiện hữu).

- Không gian đô thị mới (khu phát triển mới phía Tây, phía Bắc, phía Đông và phía Nam).

- Không gian công nghiệp.

- Không gian vùng đệm nông nghiệp sinh thái và du lịch

b. Không gian theo các trục không gian chính, bao gồm

- Trục chính Bình Thuận: Giai đoạn 2020 - 2030 và tiếp theo, đường Bình Thuận sẽ là trục chính tổng hợp thành phố.

+ Hình thành trục trung tâm chính của đô thị kết nối di tích thành nhà Mạc và Quảng trường Nguyễn Tất Thành

+ Nơi tập trung các công trình trung tâm thương mại, văn phòng, trung tâm thể thao tỉnh.

+ Là trục đường diễu hành của các mô hình tham gia Lễ hội Thành Tuyên hàng năm. Kết nối từ cửa ngõ phía Tây tới quảng trường Nguyễn Tất Thành.

+ Trục dịch vụ, du lịch: Xuyên suốt từ suối khoáng Mỹ Lâm qua thành phố tới Núi Dùm, Thiền viện Trúc Lâm

- Với việc đầu tư xây dựng cầu Tình Húc sẽ tạo tuyến kết nối phường Nông Tiến bãi soi Tình Húc gắn với Quốc lộ 37 sẽ trở thành trục đường du lịch của thành phố.

+ Việc hình thành trục này sẽ thuận tiện cho việc kết nối các điểm du lịch trong và ngoài thành phố tạo động lực thúc đẩy du lịch dịch vụ phát triển mạnh.

+ Đầu tư cải tạo hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng phục vụ khách du lịch trên tuyến này.

- Cảnh quan ven sông:

+ Xây dựng tuyến đi bộ dọc hai bên bờ sông lô dành cho người đi bộ, đóng vai trò là trục cảnh quan ven sông, phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ du lịch trên sông nhằm hướng các hoạt động mang tính cộng đồng ra bờ sông lô tạo dựng hình ảnh thành phố 2 bên bờ sông.

+ Đề xuất nghiên cứu tạo cảnh quan ngay trong giai đoạn lập dự án xây dựng tuyến đường dọc 2 bên sông Lô đang được thực hiện.

c. Không gian theo các khu vực trọng tâm: Quy hoạch các cụm công trình chính và các khu vực cửa ngõ, điểm nhấn bao gồm:

- Trung tâm hành chính Tỉnh.

- Trung tâm hành chính thành phố

- Cụm công trình văn hóa, thể dục thể thao: bảo tàng, trung tâm triển lãm, nhà hát, tổ hợp sân vận động, nhà thi đấu.

- Cụm công trình thương mại, dịch vụ hỗn hợp tại các khu vực cửa ngõ và các quảng trường giao thông quan trọng vào trung tâm thành phố.

- Quảng trường tượng đài Bác Hồ- cây đa Tân Trào tại trung tâm hiện hữu của thành phố.

- Quảng trường gắn với khu xây dựng các công trình hành chính mới của tỉnh tại khu vực trung tâm đô thị mới Tân Hà.

- Tổ chức 04 cửa ngõ chính vào thành phố:

+ Cửa ngõ số 1 - Cửa ngõ phía Bắc: Hướng từ nút giao đường cầu Tân Hà và đường tránh QL2 vào thành phố.

+ Cửa ngõ số 2 - Cửa ngõ phía Nam: Hướng từ nút giao đường Hồ Chí Minh giao với đường tránh QL2 vào thành phố.

+ Cửa ngõ số 3 - Cửa ngõ phía Đông: Cửa ngõ chung chuyển giao thông đối ngoại.

+ Cửa ngõ số 4 - Cửa ngõ phía Tây: Cửa ngõ Thể thao.

4.4. Hướng dẫn thiết kế đô thị

a. Các vùng kiến trúc cảnh quan chủ đạo:

- Thành phố Tuyên Quang có địa hình trải dài, 2 bên là những dãy núi cao, khoảng giữa là khu vực bằng phẳng. Địa hình này là lợi thế cho việc tổ chức không gian theo chiều đứng, các điểm nhấn, điểm nhìn tạo cảnh quan, và sự đa dạng của cấu trúc đô thị. Cấu trúc đô thị cần được sắp xếp, bố trí xây dựng các công trình với ý tưởng cao dần đều về phía núi, thấp dần đều về giữa, cụ thể là trục đường Bình Thuận, Đại lộ Tân Trào.

- Thành phố có hệ thống mặt nước chính là dòng Lô chảy qua thành phố và hệ thống hồ ao trên địa bàn, dòng chảy của suối theo địa hình đã tạo nhiều điểm nhìn phong phú sinh động. Hệ thống mặt nước trong thành phố rất có giá trị về cảnh quan, khai thác du lịch sinh thái và điều hòa vi khí hậu.

- Hệ thống núi trong ranh giới quy hoạch thành phố chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Các ngọn núi với nhiều đỉnh cao từ đó có thể nhìn bao quát toàn thành phố, có ý nghĩa cảnh quan rõ rệt, tạo sự phong phú và sinh động cho cấu trúc không gian của Tuyên Quang.

b. Khung thiết kế đô thị tổng thể:

- Với vị thế là một đô thị trung tâm tỉnh, thành phố Tuyên Quang đặc biệt cần chú trọng và đẩy mạnh, đẩy sâu công tác thiết kế đô thị, ưu tiên đầu tư cho các dự án thiết kế đô thị. Khai thác triệt để cảnh quan tự nhiên hai bên sông Lô. Về tổng quan toàn đô thị có thể phân ra các mảng chính:

- Không gian khu thương mại, dịch vụ và kinh tế (bao gồm thiết kế đô thị điển hình cho các trục chính, tổ chức không gian tại các nút giao thông, khống chế tầng cao, màu sắc chủ đạo từng khối công trình có cùng chức năng, nghiên cứu thiết kế mặt đứng mảng công trình có hướng quay mặt về phía đường trục chính, hình thái cây xanh, cột đèn, ghế đá, vật liệu..v.v.).

- Không gian khu hành chính, chính trị dọc hai bên trục đường Tân Trào, và trục đường qua UBND thành phố (chú trọng thiết kế cho từng khu vực quảng trường, từng công trình điểm nhấn, hệ thống cây xanh hai bên trục đường).

- Không gian các khu dân cư, khu ở chỉnh trang cải tạo.

- Không gian chỉnh trang, bảo tồn khu đô thị trung tâm cũ hiện hữu và không gian lõi bảo tồn khu dân cư phường Minh Xuân (đánh giá từng công trình, từng mảng công trình về chất lượng và giá trị lịch sử, thiết kế cải tạo mặt đứng dọc hai bên các trục đường Tân Trào, Bình Thuận...).

- Sự chuyển đổi không gian từ không gian lõi đô thị bảo tồn sang không gian các khu đô thị mới.

- Các không gian xanh, mặt nước, công viên, vườn dạo, đồi cảnh quan.

- Đối với từng vùng cảnh quan có giải pháp thiết kế kiến trúc, màu sắc, xử lý mảng khối đặc thù phù hợp với chức năng từng phân vùng riêng biệt.

- Đối với khu vực mở rộng: tiếp tục đầu tư các dự án TKĐT theo các cụm đô thị, phường Đội Cấn: chú ý các cải tạo chỉnh trang đô thị.

5. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật

5.1. Định hướng phát triển giao thông

a. Giao thông đối ngoại:

- Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường bộ:

+ Quốc lộ 2: đoạn tránh 67m bao gồm đường gom 2 bên, đoạn còn lại từ nút giao đường tránh tới đoạn giao với đường Hồ Chí Minh quy mô 40m (trong đó 1 phần QL2 sẽ đi trùng với đường Hồ Chí Minh) Đoạn đường phía Bắc thành phố ngoài đường tránh quy hoạch theo đường ngoài đô thị quy mô cấp II MN nền 24m, mặt 15m.

+ Quốc lộ 37: Quy mô cấp II MN nền 21m, mặt 15m. Trục đường đi qua thành phố rộng 30-63 m (đường Tân Trào: 30m, Bình Thuận: 63m).

+ QL 2C: Quy mô cấp II MN nền đường 21m, mặt đường 15m cần được cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp II miền núi.

+ Tỉnh lộ 186 một phần được quy hoạch thành đường chính trong khu công nghiệp Long Bình An, quy mô 100 m bao gồm phần cách ly, đường gom.

- Xây dựng mới:

+ Dự án đường Hồ Chí Minh kết hợp cầu Bình Ca vượt sông Lô, lộ giới 67m.

+ Dự án đường cao tốc nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Tuyên Quang, lộ giới 40m.

+ Tuyến Vành đai số 1 kết hợp cầu An Khang, lộ giới 50m.

+ Tuyến Vành đai số 2 kết nối trực tiếp khu công nghiệp Long Bình An với QL37 lộ giới 40m.

+ Tuyến đường cứu hộ cứa nạn: nền 24m, mặt đường 15m.

+ Tuyến đường tránh QL37 phía Bắc, song song với QL37, kết nối Mỹ Lâm với trục đường Lê Lợi; lộ giới 36m

+ Tuyến đường theo trục Bắc Nam, kết nối Mỹ Lâm với khu vực xây dựng sân golf, lộ giới 32m.

- Đường sắt:

+ Xây mới tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái, tuyến cần được bố trí đường gom 2 bên, nắn chỉnh theo phương án thiết kế, song song với tuyến đường QL37 để tránh lãng phí quỹ đất, đồng thời tránh được các khu vực làng xóm, quân sự; Quy mô được xác định cụ thể khi lập dự án đầu tư.

+ Ga đường sắt dự kiến bố trí tại khu vực KCN Long Bình An, quy mô cụ thể xác định khi lập dự án đầu tư.

- Đường thủy:

+ Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang - Na Hang: Cải tạo, phá đá, thanh thải dòng chảy, nạo vét các điểm bị bồi lấp cát sỏi trên lòng sông.

+ Đầu tư xây dựng cảng Tuyên Quang, cảng An Hòa, cảng cảng Z113.

+ Cảng Tuyên Quang là cảng tổng hợp: Giai đoạn 2020 tiếp nhận 200T, công suất cảng 300.000 T/năm, giai đoạn 2030 cỡ tàu tiếp nhận 200T, công suất cảng 500.000 T/năm.

+ Cảng chuyên dùng Tân Hòa, Z113, An Hòa: Cỡ tàu tiếp nhận 300 tấn, công suất 100.000-150.000 tấn/năm.

+ Cải tạo nâng cấp các bến thuyền, đảm bảo phục vụ vận tải trong mùa mưa lũ: Bến Tân Hà, Tràng Đà, Tân Quang

+ Xây dựng 1 số bến thuyền du lịch nhằm khai thác cảnh quan 2 bên bờ sông Lô.

b. Công trình phục vụ giao thông:

- Bến xe đối ngoại: Được bố trí tại khu vực phí Bắc và phía Nam thành phố, bến xe cũ trở thành bến xe Bus và phục vụ vận tại trong tỉnh, là bến xe loại II diện tích ~2,8 ha; Bến xe phía Bắc dự kiến bố trí gần nút giao QL2 và đường dẫn cầu Tân Hà là bến xe loại III, quy mô diện tích ~2 ha.

- Cầu qua sông Lô: Dự kiến xây dựng thêm 4 cầu mới gồm:

+ Cầu Tình Húc nối phường Nông Tiến với phường Hưng Thành.

+ Cầu Trường Thi nối quốc lộ 37 và khu trung tâm với đường Hồ Chí Minh.

+ Cầu An Khang nắm trên tuyến vành đai 1, thay thế QL37 đi vào khu vực nội thị.

+ Cầu Bình Ca nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh.

c. Giao thông nội thị: Xác định quy mô phân cấp đường:

- Hệ thống đường chính thành phố có quy mô mặt cắt từ 30-63 m.

- Hệ thống đường liên khu vực có quy mô mặt cắt từ 21-31 m.

- Hệ thống đường chính khu vực có quy mô mặt cắt từ 13,5-21m.

- Các tuyến có mặt cắt từ 13,5 -15 - 18 là các tuyến trong khu hiện trạng không có quỹ đất để mở rộng.

- Hệ thống đường khu công nghiệp quy mô mặt cắt từ 21-100 m.

d. Tổ chức vận tải hành khách công cộng: Các tuyến xe bus dự kiến:

- Tuyến 1: Trường Đại học Tân Trào - Bến xe trung tâm thành phố - suối khoáng Mỹ Lâm.

- Tuyến 2: Thành phố Tuyên Quang - KCN Long Bình.

- Tuyến 3: Thành phố Tuyên Quang - thị trấn Yên Sơn (Yên Sơn) (Đang hoạt động).

- Tuyến 4: Thành phố Tuyên Quang - Khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia Tân Trào (Đang hoạt động).

- Tuyến 5: Thành phố Tuyên Quang - thị trấn Tân Yên (huyện Hàm Yên).

- Tuyến 6: Thành phố Tuyên Quang - thị trấn Sơn Dương (huyện Sơn Dương).

- Tuyến 7: Thành phố Tuyên Quang - thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa) (Đang hoạt động).

Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

* Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật thành phố Tuyên Quang

- Diện tích đất giao thông: 990,61 ha.

+ Giao thông đối ngoại: 394,81ha.

+ Giao thông đối nội: 595,80 ha.

- Tổng chiều dài mạng lưới đường: 300,194 km.

+ Giao thông đối ngoại: 87,09km.

+ Giao thông đối nội: 213,104 km.

- Tỷ lệ đất giao thông các đường đô thị là 15,89%(tính trên phần diện tích đất xây dựng đô thị)

- Mật độ đường chính: 5,68 km/km2(tính trên phần diện tích đất xây dựng đô thị)

* Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến đường

- Chiều rộng thiết kế cho một làn xe 3,5 - 3,75 m.

- Chiều rộng thiết kế cho một làn đi bộ: 0,75 m.

- Độ dốc dọc thiết kế imax = 5%.

- Bán kính cong ngả giao nhau từ 8 - 15 m.

* Khu vực mở rộng:

- Khu 1: Xã Kim Phú và Phú Lâm:

+ Giao thông đối ngoại: Bao gồm Quốc lộ 37 (theo QH đã phê duyệt) cũ và tuyến tránh Quốc lộ 37 có chiều dài 8,6km với mặt cắt ngang 40m (MC4-4). Bố trí bến xe đối ngoại có diện tích 2ha tại Phú Lâm.

+ Giao thông đối nội: Mạng lưới đường đối nội với tổng chiều dài khoảng 57km với mặt cắt 15m (MC 11-11).

Khái toán kinh phí giao thông 208 tỷ trong đó: đường tránh Quốc lộ 50 tỷ, đường đối nội 140 tỷ và bến xe 18 tỷ.

- Khu 2: Thị trấn Tân Bình:

+ Giao thông đối ngoại: Quốc lộ 2 là tuyến đối ngoại chính của khu vực (theo QH đã phê duyệt).

+ Giao thông đối nội: Nâng cấp và cải tạo mở rộng các tuyến đường hiện có khoảng 16km.

5.2. Định hướng quy hoạch san nền, thoát nước mưa

5.2.1. Quy hoạch san nền

a. Theo Quyết định số 919/QĐ-UBND ngày 11/8/2017

- Khu vực đô thị cũ: ít tác động đào đắp chỉ giữ nguyên địa hình. Khi xây dựng các công trình mới Cao độ xây dựng tại các khu vực này ≥ 25,5m gắn kết với cao độ nên hiện trạng tùy theo từng vị trí.

- Khu vực đô thị xây dựng mới: Cao độ xây dựng ≥ 26,5m, đảm bảo theo mức ngập tần suất 10%.

- Các khu vực đồi ở phía Tây và phía Tràng Đà, Nông Tiến san lấp cục bộ, giật cấp để giảm khối lượng san và phá vỡ địa hình tự nhiên quá nhiều.

b. Khu vực mở rộng:

- Khu 1: Xã Phú Lâm và Kim Phú:

+ Cao độ nền khống chế >26,5m đảm bảo không bị ngập lụt.

+ Giải pháp san nền: San nền cục bộ theo nền tự nhiên đảm bảo thoát nước tốt đối với khu vực có i<15%. Với khu vực i>15% cần phân theo thềm cấp địa hình.

+ Thoát nước mưa: thoát theo chế độ tự chảy. (D600-1200mm)

- Khu 2: Thị trấn Tân Bình:

+ Cao độ khống chế >26,5m đảo bảo không bị ngập lụt.

+ Cải tạo, chỉnh trang phù hợp với địa hình hiện trạng và thuận lợi thoát nước mưa.

+ Thoát nước mưa: thoát theo chế độ tự chảy.(D600-1200mm)

5.2.2. Quy hoạch thoát nước mưa:

- Lựa chọn hệ thống thoát nước mưa:

+ Đối với khu vực đô thị cũ:

Cải tạo các cống hiện trạng đã có, tăng cường các giếng thu, khơi thông dòng chảy các cống ra sông Lô. Nhanh chóng xây dựng tuyến cống bao nước bẩn tại các cửa xả ra sông Lô và các hồ để đảm bảo vệ sinh đô thị và nguồn nước sông Lô.

+ Xây thêm các tuyến cống mới trên các đường nhánh chưa có cống dẫn ra cống chính thoát ra sông Lô.

+ Đối với khu vực đô thị xây dựng mới:

+ Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát trong các khu đô thị mới.

+ Nạo vét, khơi thông các trục tiêu chính ra sông Lô: Ngòi Là, ngòi Chả, kết hợp hồ cảnh Quan, ngòi Thục.

+ Xây dựng các cống chính khu vực nối vào hồ, vào các ngòi.

+ Khu vực Đông sông Lô xây dựng các cống nhánh dẫn ra các suối nhỏ, thoát ra sông Lô.

+ Khu công Nghiệp long Bình An thoát ra ngòi Đội Cấn, thoát ra sông Lô.

- Hướng thoát: Trực tiếp ra sông Lô hoặc qua các ngồi chảy qua từng lưu vực thoát nước rồi thoát ra sông Lô.

- Các lưu vực thoát nước: Phân chia thành 8 lưu vực thoát nước.

5.2.3. Các công tác chuẩn bị kỹ thuật khác:

- Nạo vét các sông ngòi, kè bờ sông, kè bờ hồ và kè những vùng có nguy cơ trượt, lở.

- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ nước, bảo vệ mặt phủ, chống xói, trượt lở.

+ Kiến nghị cần nhanh chóng lập dự án kè hai bờ sông Lô kết hợp đường dạo hai bên bờ tạo cảnh quan đô thị phong quang sạch đẹp.

+ Hình thức kè có thể kết hợp kè đứng và chuyển bậc cho phù hợp với thủy văn, địa hình và cảnh quan hai bờ sông Lô.

5.3. Định hướng quy hoạch cấp nước

5.3.1. Chỉ tiêu và nhu cầu dùng nước

- Giai đoạn năm 2020: 30.000 m3/ngđ, khu vực mở rộng: 3700m3/ngđ

- Giai đoạn năm 2030: 63.900 m3/ngđ, Khu vực mở rộng: 6.200m3/ngđ

5.3.2. Giải pháp cấp nước

a. Lựa chọn nguồn nước

- Giai đoạn đầu tiếp tục sử dụng nguồn nước ngầm và bổ sung nguồn nước sông Lô. Cụ thể như sau:

- Khu vực nội thị: Nước ngầm cho giai đoạn đầu và bổ sung thêm nguồn nước sông Lô.

- Khu công nghiệp Long Bình An: Khai thác nước ngầm tại chỗ, khu vực ven suối Kỳ Lâm.

- Khu du lịch Mỹ Lâm: dùng nguồn nước ngầm tại chỗ.

b. Phương án cấp nước

* Giải pháp cấp nước các giai đoạn

- Khu nội thị

+ Trạm bơm 1: Sử dụng cho giai đoạn dài hạn. Trạm bơm được đặt đầu nguồn sông Lô cách công trình xử lý 1.500m, công suất trạm bơm 120.000 m3/ngđ

+ Trạm xử lý nước: Với nhu cầu dùng nước đợt đầu 30.000 m3/ngđ, nhà máy nước hiện nay đã được đầu tư xây dựng đạt công suất 17.500 m3/ngđ. Các giếng 8; 9; 11 vẫn sử dụng (xử lý clo tại chỗ và bơm lên mạng). Tương lai dự kiến xây dựng thêm nhà máy xử lý nước mặt sông Lô công suất là 20.000 m3/ngđ tại khu đồi cao phía Bắc thành phố. Cốt xây dựng 55,00m.

- Khu công nghiệp Long Bình An: Trạm xử lý nước được đặt trong KCN Long Bình An. Trạm được xây dựng trên lô đất có diện tích 1,05 ha. Công suất đợt 1: 5.900 m3/ngđ; đợt 2: 11.250 m3/người.

- Khu du lịch Mỹ Lâm: Theo dự án đã được phê duyệt: Đối với hệ thống cấp nước sinh hoạt, tổng nhu cầu sử dụng nước là 2.500 m3/ngđ. Do diện tích lớn và tính chất của từng khu khác nhau để thuận tiện cho việc cấp nước, nước từ trạm xử lý nước sạch được bơm lên bể chứa tập trung ở cốt + 85m. Từ bể chứa, nước sẽ tự chảy theo đường ống đến 5 điểm đầu mối.

- Khu vực sân golf và phụ cận: Theo dự án được phê duyệt.

- Đài nước: Đài nước hiện ở khu trung tâm thành phố có dung tích 2000 m3, cốt đáy đài 56m. Dự kiến sử dụng cả hai giai đoạn cho khu vực nội thị.

* Mạng lưới đường ống: Tổng số chiều dài mạng lưới đường ống của thành phố Tuyên Quang là 69.248 m.

* Cấp nước chữa cháy: Các họng cứu hỏa chữa cháy được đặt trên các vỉa hè, cạnh các ngã ba, ngã tư.

* Đối với khu vực mở rộng

- Khu 1: Xã Phú Lâm và Kim Phú:

+ Nguồn cấp: Từ nhà máy nước sạch trong khu vực.

+ Đường ống cấp: D150 - 200

+ Tổng chiều dài: Đường ống cấp chính 12km.

- Khu 2: Thị trấn Tân Bình

+ Nguồn cấp: từ nhà trạm xử lý nước tại hồ Kỳ Lãm.

+ Đường ống cấp: D150-200

+ Tổng chiều dài: 6,8km.

5.4. Định hướng quy hoạch cấp điện

- Nhu cầu cấp điện: Tổng nhu cầu điện cho toàn Thành phố đến năm 2030 là 163589,95kW tương đương 204487,44kVA.

- Giải pháp cấp điện

- Nguồn điện:

+ Lưới điện quốc gia 220KV: Thiên Bảo- Hà Giang- Bắc Mê- Na Hang Tuyên Quang- Yên Bái, thông qua trạm 220KV Tuyên Quang 2x125 MVA

+ Nguồn điện cấp trực tiếp: lưới 110KV thị xã Tuyên Quang, thông qua trạm 110KV Lương Vượng (1x25 + 1x40)MVA; KCN Long Bình An 2x25 MVA

+ Nâng cấp 2 trạm 110KV xi măng Tân Quang 110/35/22KV -2x20 MVA và trạm Gò Trẩu 110/35/22KV - 1x25 MVA.

- Lưới điện phân phối:

+ Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu phụ tải

- Điện áp phân phối:

+ Khu vực ngoại thị, khu Mỹ Lâm, khu CN Long Bình An sử dụng điện áp 35 KV.

+ Khu vực nội thị sử dụng điện áp 10KV.

+ Dùng cáp ngầm trong các khu trung tâm và khu đô thị mới.

+ Sau khi trạm 110kV Gò Trẩu hoàn thành đưa lưới 22kV vào sử dụng.

- Khu vực mở rộng:

+ Nguồn cấp: Từ trạm 110kV Tuyên Quang.

+ Nâng cấp 26 trạm 35/0,4kV hiện có và bổ sung thêm 12 trạm 35/22/0,4kV để đảm bảo cấp điện.

- Tổng kinh phí dự kiến: 27 tỷ bao gồm trạm biến áp và đường dây 35/22/0,4kV

5.5. Thông tin liên lạc: Theo tính toán nhu cầu của thành phố khoảng 63.380 line.

a. Hệ thống chuyển mạch: Theo kết quả dự báo thuê bao đến năm 2020 trong phạm vi quy hoạch cần một hệ thống chuyển mạch với tổng dung lượng 25.900 số với hệ số sử dụng là 70%, đạt mật độ 47 máy/100 dân. Do vậy cần phải mở rộng dung lượng tổng đài HOST Tuyên Quang.

b. Truyền dẫn: Đảm bảo các đường trung kế giữa các tổng đài là cáp quang tạo thành mạch vòng (ring) để đáp ứng được nhu cầu thông tin 1 cách cao nhất, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, Internet băng thông rộng, Video phone,...

c. Mạng ngoại vi

- Hạ ngầm các loại cáp trên đường phố xuống cống bể để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho thành phố và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiệm chi phí khi thi công

- Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hóa về kích thước cũng như kiểu dáng- theo quy chuẩn của ngành.

- Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại 2,3 nắp đan bê tông dưới hè, 1,2 hoặc 3 lớp ống

- Vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 60 - 80m.

d. Khu vực mở rộng

- Lấy nguồn từ Host Tuyên Quang.

- Hạ ngầm các loại cáp trên đường phố xuống cống bể để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan cho thành phố và đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác để tiết kiệm chi phí khi thi công

- Các cống bể cáp và nắp bể đã được chuẩn hóa về kích thước cũng như kiểu dáng- theo quy chuẩn của ngành .

- Các bể cáp sử dụng bể đổ bê tông loại 2,3 nắp đan bê tông dưới hè, 1,2 hoặc 3 lớp ống

- Vị trí và khoảng cách bể cáp cách nhau 60 - 80m.

5.6. Định hướng quy hoạch thoát nước thải và quản lý nghĩa trang

a. Các chỉ tiêu tính toán và nhu cầu

- Lượng nước thải cần thu gom và xử lý là

+ Giai đoạn 2020: 17.100 m3/ngđ

+ Giai đoạn 2030: 39.200 m3/ngđ

- Chất thải rắn: Lượng chất thải rắn cần thu gom và xử lý

+ Giai đoạn 2020: 205 tấn/ngđ

+ Giai đoạn 2030: 361 tấn/ngđ

- Tiêu chuẩn và nhu cầu đất nghĩa trang

+ Tiêu chuẩn đất nghĩa trang là 0,06ha/1000đân.

+ Nhu cầu đất nghĩa trang cho nội thị thành phố Tuyên Quang đến năm 2020 là 4,8 ha.

+ Nhu cầu đất nghĩa trang cho nội thị thành phố Tuyên Quang đến năm 2030 là 9 ha.

- Khu vực mở rộng:

+ Giai đoạn đầu thoát nước chung, định hướng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

+ Sử dụng chung hạ tầng nghĩa trang và quản lý CTR với các khu vực theo quy hoạch đã được duyệt (Quyết định số 919/QĐ-UBND).

- Khu 1: Xã Phú Lâm và Kim Phú:

+ Trạm xử lý: Xử lý tại trạm xử lý nước thải số 4 và 5.

+ Tổng chiều dài: Đường ống cấp chính 15km.

- Khu 2: Thị trấn Tân Bình:

+ Trạm xử lý: Xử lý tại trạm xử lý nước thải số 6.

+ Tổng chiều dài: 14km.

b. Dự kiến vốn đầu tư

* Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

- Kinh phí tính toán theo Quyết định số 919/QĐ-UBND khoảng 7883,18 tỷ đồng

- Kinh phí dự kiến các khu vực mở rộng là 256 tỷ.

* Xây dựng san nền, hệ thống thoát nước:

- Khái quát kinh phí xây dựng chuẩn bị kỹ thuật giai đoạn đầu là: 300.934.000.000đ (Bằng chữ: Ba trăm tỷ chín trăm ba mươi bốn triệu đồng)

- Khái quát kinh phí xây dựng chuẩn bị kỹ thuật giai đoạn 2020- 2030 là: 259.190.000.000đ (Bằng chữ: Hai trăm năm chín tỷ một trăm chín mươi triệu đồng)

- Khái toán kinh phí xây dựng chuẩn bị kỹ thuật cho các phần mở rộng: 74 tỷ đồng.

* Xây dựng hệ thống cấp nước

- Kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước giai đoạn đầu đến năm 2020 là: 16,759 tỷ đồng.

- Kinh phí đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp nước giai đoạn 2020- 2030 là: 16,286 tỷ đồng.

* Xây dựng hệ thống cấp điện

- Tổng kinh phí xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giai đoạn 2015-2020 là: 6.128 tỷ đồng.

- Tổng kinh phí xây dựng hệ thống thông tin liên lạc giai đoạn 2020-2030 là: 4.769 tỷ đồng.

* Xây dựng hệ thống thoát nước thải và quản lý nghĩa trang

- Tổng kinh phí xây dựng hệ thống giai đoạn 2015-2020 là: 121,5 tỷ đồng.

- Tổng kinh phí xây dựng hệ thống giai đoạn 2020-2030 là: 120,6 tỷ đồng.

(Trong đó kinh phí dự kiến phần mở rộng: 39 tỷ).

6. Đánh giá môi trường chiến lược

6.1. Mục tiêu:

- Phát triển thành phố Tuyên Quang trở thành một trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh theo hướng bền vững, hài hòa các yếu tố phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị và nông thôn;

- Gắn với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên;

- Cải thiện điều kiện sống dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường sống; phát triển đô thị đồng thời với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và các di tích lịch sử trên địa bàn thành phố;

- Bảo vệ chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái, cảnh quan ven lưu vực sông Lô và các khu dân cư nội thị;

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động sinh hoạt của khu đô thị, dịch vụ hỗn hợp và các cơ sở công nghiệp;

6.2. Nội dung thực hiện:

- Những lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm cần ưu tiên để thực hiện mục tiêu kết hợp phát triển và bảo vệ môi trường;

- Giữ vững và cải thiện chất lượng môi trường cảnh quan của các vùng sinh thái đặc thù trong khu vực; hình thành các hồ cảnh quan, chuỗi "không gian xanh", tạo không gian cảnh quan, gần gũi với thiên nhiên;

- Kiểm soát, quản lý tốt môi trường đô thị, hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất và nguồn nước;

- Đến năm 2030, đảm bảo 100% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh được phân loại, thu gom, đưa về khu xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Nước thải đảm bảo thu gom hiệu quả, triệt để về trạm xử lý và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận;

- Bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan sinh thái; phòng chống thiên tai và giảm thiểu các rủi ro môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Các dự án ưu tiên giai đoạn ngắn hạn 5 năm tiếp theo: 2020-2025.

- Tiếp tục thực hiện quy hoạch theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung mở rộng thành phố;

- Dự án đầu tư xây mới tuyến đường tránh QL37, lộ giới 40m, kết nối trực tiếp khu vực phía Tây với trung tâm thành phố hiện hữu.

- Kêu gọi đầu tư, phát triển các cụm đô thị nông nghiệp công nghệ cao phía Tây;

- Phát triển dự án sân Golf;

- Dự án khai thác đô thị du lịch sinh thái núi Dùm, thiền viện Trúc Lâm;

- Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn thành phố;

- Dự án xây dựng mới bến xe Mỹ Lâm, quy mô 2ha, là bến xe cấp 2.

8. Về vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và tỉnh) dành chủ yếu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Ngân sách thành phố ưu tiên cho đầu tư giải quyết các vấn đề cấp bách, chỉnh trang đô thị,...

- Vốn ngoài nhà nước: Tăng cường thu hút vận động các nguồn vốn từ nhân dân, các doanh nghiệp cho phát triển kinh doanh, dự án dân doanh nhỏ và vừa, xã hội hóa đầu tư phát triển các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thể thao...; Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước đầu tư trực tiếp vào các dự án lớn, các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hoặc sử dụng nhiều lao động.

- Vốn ưu đãi nước ngoài: Huy động ODA đầu tư cho các công trình hạ tầng đô thị lớn thuộc các lĩnh vực giao thông, môi trường, cấp, thoát, xử lý nước thải, rác thải...trong đó quan tâm đến các nhà tài trợ lớn cho Việt Nam như WB, ADB, JICA, AFD,...tranh thủ các dự án NGO để đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, người nghèo.

(Có hồ sơ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang) và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ nội dung phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang; Chủ đầu tư (Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang) và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (Thực hiện);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh (Báo cáo)
- Chủ tịch UBND, các PCT UBND tỉnh;
- Viện Kiến trúc Quốc gia;
- PCVP UBND tỉnh;
- CV: TH, XDCB, TN&MT;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Thực

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 379/QĐ-UBND ngày 06/12/2018 về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.068

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.190.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!