ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 370/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 13 tháng 02 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN DI DỜI DÂN CƯ, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
KHU VỰC 1 DI TÍCH KINH THÀNH HUẾ THUỘC QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18
tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa
ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số
70/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình
tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch
sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Kết luận số 48-KL/TW
ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh
Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020;
Căn cứ Kết luận số
175-TBKL/TW ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục thực
hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X);
Căn cứ Quyết định số
143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề
án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival;
Căn cứ Quyết định số
1272/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt;
Căn cứ Quyết định số
818/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn
2010 - 2020;
Căn cứ Văn bản số 441/TTg-KGVX
ngày 17 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu
tư dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế;
Căn cứ Quyết định số
649/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050;
Căn cứ Thông báo số
26/TB-VPCP ngày 17 tháng 01 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ
tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Thông báo số
431/TB-VPCP ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
về Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế
thuộc quần thể di tích Cố đô Huế;
Căn cứ Văn bản số
1771/TTg-CN ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải
phóng mặt bằng tại khu vực I, Kinh thành Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 255/TTr-SKHĐT ngày 25 tháng 01 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng
khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế với
những nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát:
Gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch
sử, bảo tồn văn hóa còn nguyên vẹn nhất của Việt Nam do tiền nhân để lại cho
tương lai; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực 1 di tích đến khu dân
cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo
môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch;
tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Từ năm 2019-2021 (giai đoạn
1) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực di tích
Kinh Thành Huế gồm thượng thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938
hộ).
- Từ năm 2022-2025 (giai đoạn
2) hoàn thành xây dựng khu tái định cư và di dời dân cư tại khu vực các di
tích: Hồ Tịnh Tâm, Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ,
hệ thống hồ 04 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ).
II. Nhiệm vụ
cụ thể
Thực hiện di dời, giải phóng mặt
bằng tổng cộng khoảng 4.201 hộ (2.188 hộ chính, 2.013 hộ phụ) với tổng mức đầu
tư khoảng 4.097 tỷ đồng (Giải phóng mặt bằng khoảng 2.735 tỷ đồng, xây dựng khu
tái định cư khoảng 1.362 tỷ đồng):
1. Về di dời, giải phóng mặt bằng
khu vực 1 di tích Kinh thành Huế: Gồm 02 giai đoạn:
a) Giai đoạn 1 (năm
2019-2021) thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại di tích Kinh Thành
Huế khoảng 2.938 hộ (1.532 hộ chính, 1.406 hộ phụ, tổng mức đầu tư giải phóng mặt
bằng giai đoạn 1 khoảng 1.880 tỷ đồng:
- Hệ thống thượng thành dài 11,5
km, cao 6,6 m, rộng 21 m.
- Hệ thống 24 eo bầu: Nam Minh,
Nam Hưng, Nam Thắng, Nam Chánh (Kỳ Đài), Nam Xương, Nam Hanh, Đông Thái,
Đông Trường, Đông Gia, Đông Phụ, Đông Vĩnh, Đông Bình, Bắc Định, Bắc Hòa, Bắc
Thành, Bắc Trung, Bắc Thuận, Bắc Điện, Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tịnh, Tây Dực,
Tây An và Tây Trinh. Trong đó: các eo bầu Nam Minh, Nam Hưng, Nam Thắng, Nam
Chánh (Kỳ Đài), Nam Xương đã giải tỏa cơ bản, hoàn thành trong năm 2018;
các eo bầu Đông Bình, Bắc Định, Bắc Hòa và một phần Đông Vĩnh nằm trong khu vực
Mang Cá thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Hệ thống tuyến phòng lộ bao
quanh có chiều rộng 8 m.
- Hệ thống hộ thành hào, tiếp
giáp tuyến phòng lộ bao quanh hệ thống tường thành, dài 12,5 km, bề rộng từ 17
m đến 50 m, sâu khoảng 3,5 m, kết cấu kè đá hộc.
b) Giai đoạn 2 (năm
2022-2025) thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại các di tích Hồ Tịnh
Tâm và Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám và Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống
hồ 04 phường nội thành và di tích Trấn Bình Đài khoảng 1.263hộ (656 hộ chính,
607 hộ phụ), tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 khoảng 855 tỷ đồng:
- Hồ Tịnh Tâm và Hồ Học Hải: Dự
kiến di dời khoảng 187 hộ (97 hộ chính, 90 hộ phụ):
Hồ Tịnh Tâm: Diện tích khoảng
11 ha thuộc địa bàn phường Thuận Thành và Thuận Lộc.
Hồ Học Hải: Diện tích khoảng 5
ha thuộc địa bàn phường Thuận Lộc, có công trình di tích Tàng Thơ Lâu.
- Di tích Đàn Xã Tắc: dự kiến
di dời khoảng 86 hộ (45 hộ chính, 41 hộ phụ). Diện tích khoảng 5 ha thuộc
địa bàn phường Thuận Hòa.
- Di tích Khâm Thiên Giám và Xiển
Võ Từ: Dự kiến di dời khoảng 27 hộ (14 hộ chính, 13 hộ phụ).
Khâm Thiên Giám: Diện tích khoảng
2.500 m2, thuộc địa bàn phường Thuận Thành.
Xiển Võ Từ: Diện tích khoảng
1.500 m2 thuộc địa bàn phường Thuận Thành.
- Khu di tích Lục Bộ: Dự kiến
di dời khoảng 50 hộ (26 hộ chính, 24 hộ phụ). Gồm 6 Bộ (Bộ Lại, Bộ Hộ,
Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình và Bộ Công) thuộc địa bàn phường Thuận Thành. Tập
trung việc bảo tồn và phát huy giá trị tại những vị trí còn hiện hữu như: Thượng
Thư đường Bộ Lại, Bộ Công và một phần của Bộ Học.
- Hệ thống hồ: Dự kiến di dời
khoảng 815 hộ (423 hộ chính, 392 hộ phụ). 27 hồ thuộc 04 phường nội
thành với tổng diện tích khoảng 21,89 ha (không tính các hồ trong khu vực Đại
Nội, Mang Cá và các hồ không bị người dân lấn chiếm gồm: Hồ Xã Tắc, hồ Võ Sanh,
Hồ Tân Miếu thuộc phường Thuận Hòa).
- Di tích Trấn Bình Đài: Dự kiến
di dời khoảng 98 hộ (51 hộ chính, 47 hộ phụ). Diện tích khoảng 6,5 ha,
thuộc địa bàn phường Phú Bình.
2. Về tái định cư:
a) Khu tái định cư phục vụ
giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 (2019-2021): Tổng mức đầu tư 946 tỷ đồng; tổng
cộng 73 ha, gồm 3 dự án:
- Dự án 1: Hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khu vực
1. Quy mô 4,9 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
- Dự án 2: Hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khu vực
2. Quy mô 4,9 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng.
- Dự án 3: hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư Bắc Hương Sơ phục vụ tái định cư khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khu vực
3. Quy mô 63,2 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 826 tỷ đồng.
b) Khu tái định cư phục vụ
giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 (2022-2025): Tổng cộng 32 ha. Tổng mức đầu
tư khoảng 416 tỷ đồng.
III. Nguồn vốn
đầu tư
1. Phần di dời, giải phóng mặt
bằng:
Đơn
vị: tỷ đồng
TT
|
Cơ cấu nguồn vốn
|
Toàn đề án
|
Giai đoạn 1
2019-2021
|
Giai đoạn 2
2022-2025
|
|
Tổng cộng
|
2.735
|
1.880
|
855
|
1
|
Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ
|
2.735
|
1.880
|
855
|
2. Phần khu tái định cư:
Đơn
vị: tỷ đồng
TT
|
Cơ cấu nguồn vốn
|
Tổng cộng
|
Giai đoạn 1
2019-2021
|
Giai đoạn 2
2022-2025
|
|
Tổng cộng
|
1.362
|
946
|
416
|
1
|
Khu tái định cư phục vụ GPMB
giai đoạn 1 (73 ha)
|
946
|
946
|
|
-
|
Vốn vay Kho bạc Nhà nước
|
200
|
200
|
|
-
|
Vốn từ nguồn thu vé tham quan
và dịch vụ du lịch, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác
|
746
|
746
|
|
2
|
Khu tái định cư phục vụ GPMB
giai đoạn 2 (32 ha)
|
416
|
|
416
|
-
|
Vốn từ nguồn thu vé tham quan
và dịch vụ du lịch, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động hợp pháp khác
|
416
|
|
416
|
IV. Giải
pháp thực hiện đề án
1. Về quản lý đầu tư xây dựng:
a) Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế quyết định đầu tư các dự án thành phần.
b) Ủy ban nhân dân thành phố Huế
sử dụng cơ quan, bộ máy chuyên môn trực thuộc đảm bảo năng lực để tổ chức thực
hiện quản lý dự án theo quy định.
c) Thủ tục đầu tư:
- Giai đoạn 1: Dự án di
dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế: thực hiện
trên cơ sở điều chỉnh Quyết định số 1918/QĐ-UBND ngày 14/9/2011 và Quyết định số
2568/QĐ-UBND ngày 16/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án hạ tầng kỹ thuật
khu dân cư phục vụ tái định cư: chia thành 3 dự án nhỏ để triển khai đầu tư
theo thủ tục đầu tư công.
- Giai đoạn 2: Triển
khai theo quy định về đầu tư công.
2. Phương án hỗ trợ sinh kế cho
người dân sau di dời:
a) Điều tra, khảo sát chi tiết
hộ dân trong vùng dự án có ảnh hưởng thu hồi đất: Tổng số hộ gia đình bị ảnh
hưởng giai đoạn 1 có 2.938 hộ, 10.955 khẩu trong đó có 4.600 lao động phổ
thông, chiếm 42% dân số, 304 hộ kinh doanh và 1.208 người không có việc làm, mất
sức lao động (chiếm tỷ lệ 11%).
b) Những đặc điểm thay đổi: Do
quá trình giải tỏa di dời các hộ dân tại nơi đi và nơi tái định cư (khu định
cư thuộc phường Hương Sơ) có khoảng cách từ 3 km đến 5 km nên không ảnh hưởng
lớn đến công ăn việc làm của các hộ gia đình có đối tượng là lao động phổ thông
như: Thợ nề, thợ mộc, đạp xích lô, xe thồ...
c) Chính sách hỗ trợ:
- Khi đến khu tái định cư tạo
điều kiện cho các lao động đủ điều kiện vào làm việc tại khu công nghiệp cụm
làng nghề tại phường An Hòa (tiếp giáp phường Hương Sơ) thành phố Huế.
- Khi các hộ gia đình tới nơi
tái định cư mới, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có những chính sách xã hội để cho các
hộ gia đình được vay vốn ưu đãi, phát triển thương mại, dịch vụ, tạo công ăn việc
làm bằng các ngành nghề thủ công truyền thống mà các hộ gia đình hiện đang làm
và các ngành nghề thủ công truyền thống địa phương có thế mạnh.
- Đối với các hộ gia đình, cá
nhân không có việc làm, ưu tiên phát triển các hình thức khai thác giá trị di sản
văn hóa; trường hợp các hộ gia đình, cá nhân đáp ứng được điều kiện (năng lực,
chuyên môn,…) sẽ được ưu tiên đào tạo để tiếp nhận vào làm việc tại Trung tâm Bảo
tồn di tích Cố đô Huế.
- Đối với các hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất vườn, ao trong cùng thửa đất
có nhà ở, đất ở sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của khung chính sách
giải tỏa khu vực 1 di tích Kinh Thành Huế. Đồng thời, được hỗ trợ bằng tiền về ổn
định đời sống, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm để tự chuyển đổi ngành nghề
phát huy thế mạnh của địa phương, ổn định đời sống. Nếu có nhu cầu, sau khi
trùng tu của khu vực 1 di tích hệ thống kinh thành Huế thuộc các khu vực Thượng
thành, Eo bầu, một số khu vực sẽ giao lại cho các hộ gia đình được trồng hoa
(không thu tiền thuê đất cũng như các loại lệ phí) để tạo công ăn việc làm,
tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống, góp phần tạo cảnh quan môi trường “ Huế
có bốn mùa hoa”.
- Đối với các hộ gia đình sản
xuất kinh doanh khi có đất bị thu hồi bởi dự án ảnh hưởng đến việc sản xuất
kinh doanh, căn cứ theo ngành nghề sản xuất kinh doanh sẽ được sắp xếp vào khu
cụm công nghiệp làng nghề An Hòa. Giá thu tiền cho thuê theo quy định.
- Hỗ trợ cho người lao động có
nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài khi có đủ điều kiện theo yêu cầu
của đơn vị tuyển dụng và có nguyện vọng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và
được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với mức vay tối đa bằng 100% các
khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo quy định đối với từng thị trường.
3. Phương án phát huy giá trị
di tích sau khi di dời dân cư:
Sau khi di dời dân cư triển
khai công tác bảo tồn, trùng tu, phục hồi và tôn tạo các yếu tố gốc của công
trình di tích trên cơ sở các hồ sơ, tư liệu lịch sử. Để nâng cao hiệu quả phát
huy giá trị di tích, thực hiện các giải pháp khai thác với sự tham gia của cộng
đồng và nguồn lực xã hội hóa
4. Khung chính sách về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án di dời, giải
phóng mặt bằng tại khu vực 1 di tích Kinh thành Huế:
Thực hiện chính sách bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư theo Khung chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Văn bản số 1771/TTg-CN ngày 10 tháng 12 năm 2018 về việc phê duyệt khung
chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải
phóng mặt bằng tại khu vực I, Kinh thành Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố Huế:
- Tổ chức thực hiện các nội
dung bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư của Đề án; đồng thời phối hợp
chặt chẽ với các Sở, ban ngành liên quan trong việc triển khai, thực hiện.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát,
tổng hợp tình hình và định kỳ hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả
thực hiện Đề án.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất bố trí nguồn vốn để thực hiện
Đề án.
3. Các Sở, ban ngành liên quan
theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện có hiệu quả
các nội dung của Đề án.
4. Trung tâm Bảo tồn di tích cố
đô Huế chịu trách nhiệm xây dựng phương án tôn tạo, bảo tồn di tích sau khi di
dời dân cư,
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Huế,
Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thường vụ Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT và PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và CV;
- Lưu VT, XDKH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|