ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
35/2000/QĐ-UB-ĐT
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
UBND THÀNH PHỐ VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHOÁN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN
CẦU, ĐƯỜNG BỘ DO SỞ GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư số 08/1999/TT-BXD ngày 16/11/1999 và công văn số 224/BXD-VKT
ngày 24/02/2000 của Bộ Xây dựng ;
Căn cứ Quyết định số 289/1999/QĐ-CĐBVN ngày 25/02/1999 của Cục Đường bộ Việt
Nam ;
Tiếp theo Quyết định số 4232/QĐ-UB-QLĐT ngày 27/7/1999 của Ủy ban nhân dân
thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chánh (tờ trình số
77/TTr-GT-TCCB-LĐ ngày 14/3/2000 và công văn số 159/CV-GT-TCCB-LĐ ngày
09/5/2000 ; ý kiến của Ban Tổ chức Chính quyền thành phố (các tờ trình số
37/TCCQ ngày 22/3/2000 và số 62/TCCQ ngày 28/4/2000) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay ban hành “Quy định về khoán quản lý và sửa chữa thường
xuyên cầu, đường bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn thành phố”
theo như phụ lục đính kèm quyết định này.
Điều 2.-
Giám đốc Sở Giao thông công chánh và các cơ quan chức
năng liên quan của thành phố có trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai, kiểm
tra và giám sát việc thực hiện các điều khoản trong bản quy định nói tại điều 1
trên cơ sở nội dung các văn bản hiện hành có liên quan của Nhà nước.
Điều 3.-
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2000
(phương án khoán tạm thời đã được ban hành theo quyết định số 2219/QĐ-UB-QLĐT
ngày 02/5/1996 được áp dụng đến hết ngày 31/5/2000) ;
Điều 4.-
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng
Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở
Xây dựng, Giám đốc Sở Tài chánh-Vật giá, Giám đốc Sở Giao thông công chánh,
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước thành phố, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, Giám đốc Ban Quản lý dự án khu vực công
trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh, Giám đốc Công ty Quản lý giao
thông Sàigòn, Giám đốc Công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố và các đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 4
- TTUB : CT, PCT/ĐT
- VPUB : PVP/ĐT
- Tổ ĐT
- Lưu
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hùng Việt
|
ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 25 tháng 05 năm 2000
|
QUY ĐỊNH
VỀ KHOÁN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU, ĐƯỜNG BỘ DO SỞ
GIAO THÔNG CÔNG CHÁNH QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo quyết định số /2000/QĐ-UB-ĐTngày tháng năm 2000 của Ủy
ban nhân dân thành phố)
Điều 1.-
Mục đích yêu cầu :
Khoán quản lý và sửa chữa thường
xuyên cầu, đường bộ (sau đây gọi tắt là khoán) nhằm duy trì tuổi thọ, nâng cao
hiệu quả đầu tư trong quá trình quản lý và sử dụng công trình, đảm bảo an toàn
giao thông đường bộ đồng thời gắn trách nhiệm của từng đơn vị và cá nhân người
quản lý trên từng mét cầu, km đường.
Công tác khoán là những loại
công việc cụ thể, có qui mô không phức tạp và có khối lượng không lớn nhưng rất
cần thiết và yêu cầu phải được làm thường xuyên nhằm sửa chữa kịp thời những hư
hỏng của cầu, đường do tác động từ bên ngoài (hoạt động của con người, tác động
của thiên nhiên và chuyển biến của bản thân cầu, đường theo thời gian ...) để
công trình được khai thác bình thường, hạn chế phát sinh hư hỏng thêm.
Điều 2.-
Nguyên tắc khoán :
Các đơn vị trực tiếp thực
hiện công tác khoán và các đơn vị quản lý Nhà nước liên quan có trách nhiệm
tuân thủ các qui định về khoán. Do đặc thù của công việc nên công tác khoán cần
được giao thầu để phù hợp với vị trí đóng quân và giúp tạo công ăn việc làm cho
công nhân.
Công tác khoán được thực hiện
thông qua hợp đồng ký kết giữa cơ quan chủ đầu tư (bên giao khoán) là Sở Giao
thông công chánh mà đại diện là Ban Quản lý dự án khu vực công trình từ vốn sự
nghiệp giao thông công chánh và các đơn vị nhận khoán là Công ty Quản lý công
trình giao thông Sài Gòn và Công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố.
Hợp đồng giao nhận khoán được ký
kết trên cơ sở dự toán công tác được Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt hàng
năm và làm căn cứ cho việc nghiệm thu, thanh quyết toán.
Những sự cố về chất lượng thực
hiện công tác khoán làm giảm tuổi thọ của công trình, ảnh hưởng đến quá trình sử
dụng và an toàn giao thông đều phải được đánh giá, qui trách nhiệm cụ thể đối với
từng cấp, từng đơn vị thực hiện theo đúng qui định hiện hành.
Thực hiện công tác khoán phải
tuân thủ chế độ quản lý kinh tế chung của Nhà nước, phải được làm với chất lượng
tốt, đảm bảo cho người công nhân ngày càng nâng cao trách nhiệm và đời sống,
ngày càng gắn bó với đoạn đường, cây cầu do mình quản lý.
Điều 3.-
Phương pháp khoán :
Khoán là khoán theo các
khoản mục chi phí trong kết cấu giá thành dự toán (chi phí nhân công, xe máy, vật
tư, chi phí quản lý ...). Mục đích cuối cùng là nhằm cho các đơn vị nhận khoán
chủ động và tự chịu trách nhiệm đầy đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay chỉ
cho phép thực hiện khoán đối với các khoản mục chi phí nhân công và quản lý
phí, còn chi phí tiêu hao về vật tư xe máy được thanh toán theo khối lượng thực
tế nhưng không được vượt định mức dự toán và định ngạch sửa chữa theo qui định
hiện hành của Nhà nước.
Điều 4.-
Kế hoạch và dự toán khoán :
Hàng năm, Sở Giao thông công
chánh tổ chức kiểm tra tình hình, đánh giá chất lượng kỹ thuật và dự trù khối
lượng hư hỏng của hệ thống cầu, đường bộ cần được đưa vào sửa chữa trong năm
sau. Trên sơ sở đó mà các đơn vị nhận khoán lập kế hoạch và dự toán kinh phí
cho công tác khoán, thông qua Sở Giao thông công chánh trình Ủy ban nhân dân
thành phố xét duyệt trước ngày 30 tháng 11.
Các căn cứ để lập dự toán công
tác khoán hàng năm là :
- Thông tư số 08/1999/TT-BXD
ngày 16/11/1999 của Bộ Xây dựng về việc lập và quản lý chi phí xây dựng công
trình thuộc các dự án đầu tư ;
- Công văn số 224/BXD-VKT7
ngày 24/02/2000 của Bộ Xây dựng về việc thỏa thuận dự toán chi phí công tác
khoán quản lý sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh ;
- Định mức tạm thời về quản lý
và sửa chữa thường xuyên đường bộ ban hành theo quyết định số 289/1999/QĐ-CĐBVN
ngày 25/02/1999 của Cục Đường bộ Việt Nam ;
- Bộ đơn giá định mức xây dựng
cơ bản ban hành theo quyết định số 4232/QĐ-UB-QLĐT ngày 27/7/1999 của Ủy ban
nhân dân thành phố ;
- Thông báo số 27/TB-UB-QLĐT
ngày 16/8/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố ;
Căn cứ thực tế hư hỏng của từng
đường, từng cầu và định mức 289/1999/QĐ-CĐBVN, các bên có liên quan cùng nhau
xem xét những công việc cần đưa vào kế hoạch và dự toán khoán, có tính toán
tăng, giảm khối lượng đối với từng loại công tác cụ thể. Nếu hạng mục nào không
cần thiết hoặc không phù hợp với thực tiễn cầu, đường đang quản lý thì loại trừ
; nếu có hạng mục nào mà thực tế yêu cầu nhưng không có trong đơn giá định mức
thì cho phép tự xây dựng đơn giá định mức bổ sung và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt trước khi áp dụng.
Một khi phát sinh công trình mới
được sửa chữa lớn thì các bên phải lập bổ sung dự toán và thực hiện công tác
khoán quản lý (không có vật tư) ngay sau khi công trình đó đã được nghiệm thu
đưa vào sử dụng. Việc lập dự toán bổ sung và thực hiện khoán sửa chữa thường
xuyên đối với công trình này chỉ được tiến hành sau khi hết thời gian bảo hành
của hợp đồng sửa chữa lớn.
Điều 5.-
Kiểm tra và xử phạt :
Các đơn vị nhận khoán cần
phân bổ dự toán và giao khoán cho từng nhóm người lao động trực tiếp thực hiện.
Cơ quan chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện
công tác khoán của các đơn vị. Cơ sở để thanh toán tiền lương khoán là chất lượng
công trình tốt hay xấu, đạt hay không đạt so với yêu cầu của nội dung công tác
khoán được nêu tại điều 7 Quy định này.
Khi kiểm tra thấy đơn vị nhận
khoán thiếu trách nhiệm hoặc chưa hoàn thành công tác thì Chủ đầu tư cần có biện
pháp uốn nắn kịp thời, đôn đốc sửa chữa và xử phạt theo quy định hiện hành của
Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Hàng năm, thành lập Tổ kiểm tra
liên ngành do đại diện Sở Giao thông công chánh làm Tổ trưởng và đại diện các Sở
Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chánh-Vật giá, đại diện Ban Quản lý dự án Khu
vực công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh và đại diện các đơn vị nhận
khoán. Tổ kiểm tra liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra mỗi năm 2 lần (vào cuối quý
II và quý IV) về tình hình thực hiện quy định khoán, đánh giá kết quả làm được
và những mặt còn thiếu sót, đề ra biện pháp khắc phục, đề xuất những thay đổi
hoặc điều chỉnh bổ sung quy định nếu xét thấy cần thiết và kiến nghị khen thưởng,
kỷ luật đối với những đơn vị tham gia công tác khoán.
Điều 6.-
Đối tượng khoán :
Khoán quản lý đối với toàn
bộ hệ thống cầu, đường bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn
thành phố, bao gồm:
Về đường :
+ Đường bê tông nhựa 524,06 km;
+ Đường trải nhựa thường 490,01
km;
+ Đường trải đá xanh 7,37 km;
+ Đường trải cấp phối 168,64 km.
Về cầu :
+ Cầu bê tông cốt thép các loại
102 cầu/6.847,38 m;
+ Cầu bê tông liên hợp 29 cầu/1.426,20
m;
+ Cầu sắt sàn gỗ 39 cầu/2.575,50
m;
(Sở Giao thông công chánh có
trách nhiệm cập nhật hàng năm đối với khối lượng cầu, đường do mình quản lý).
Khoán sửa chữa thường xuyên (các
hạng mục có sử dụng vật tư) đối với khối lượng cầu, đường do Sở Giao thông công
chánh quản lý đang được khai thác sử dụng và chưa đến kỳ đại tu.
Điều 7.-
Nội dung khoán :
Bên nhận khoán chịu
trách nhiệm thực hiện những nội dung công việc cụ thể sau đây:
a) Khoán quản lý sửa chữa thường
xuyên đường bộ :
a.1- Khoán quản lý (hạng mục
không có vật tư)
a.1.1- Tuần tra, kiểm tra
hệ thống đường:
Tuần tra, kiểm tra phát
hiện và báo cáo kịp thời cho bên giao khoán về những trường hợp sau đây :
- Những sự cố, hư hỏng mặt đường
và có biện pháp xử lý kịp thời (hư hỏng ổ gà, hố sụp nguy hiểm, các vị trí nhồi
lún, sụp lở ta luy, lằn phui công trình ngầm bị lún, lồi, hầm ga cao hoặc thấp
so với mặt đường ...);
- Những sự cố, hư hỏng của các hệ
thống công trình sau đây :
+ Đèn tín hiệu giao thông không
hoạt động (không sáng) hoặc hoạt động không bình thường, gây xáo trộn điều khiển
giao thông ;
+ Đèn chiếu sáng công cộng không
hoạt động hoặc hoạt động không bình thường (sáng ban ngày, tắt ban đêm) ;
+ Cống thoát nước công cộng (cống
hư sụp, khuôn nắp hầm ga bị bể, xuất hiện nước tràn trên mặt đường ...);
+ Cọc tiêu, biển báo
giao thông (không có, mất hoặc thiếu, ngã đổ, lắp đặt sai qui định, bị lu mờ hoặc
bị che khuất ...);
+ Tuyến ống cấp nước (bị hư bể,
bị xì ...);
- Những đoạn đường thường bị ách
tắc giao thông;
- Những công trình đang
thi công trên đoạn đường, vỉa hè trên địa bàn do mình quản lý;
- Những vị trí phát sinh chướng
ngại vật, những vị trí bị chiếm dụng lòng lề đường để họp chợ, chứa chất vật tư
... như trụ điện, ống cống, xà bần, cây xanh hoặc trụ điện gãy đổ, vật tư vật
liệu, xe vận chuyển vật tư làm rơi vãi trên đường, cây cối và các kiến trúc làm
cản trở tầm nhìn giao thông.
- Những vị trí phát sinh cỏ, bụi
rậm trên vỉa hè gây cản trở cho người đi bộ.
- Những vị trí bị ngập trên đường
trong mùa mưa hoặc các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước do triều cường;
a.1.2- Trực gác bảo đảm
an toàn giao thông:
- Tổ chức bộ phận trực gác bằng
điện thoại và cung cấp những phương tiện cần thiết để liên hệ trực tiếp với người
trực, xử lý kịp thời những thông tin, phản ảnh của nhân dân.
- Trực gác, hướng dẫn
giao thông tại những vị trí phát sinh sự cố gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông.
a.1.3- Bảo đảm an toàn
giao thông theo Nghị định 36/CP :
- Bảo đảm an toàn cho
người và phương tiện giao thông trên đường.
- Thiết lập ngay biển
báo hiệu nguy hiểm tại chổ khi phát hiện bất kỳ sự cố hoặc phát sinh hư hỏng
nào có nguy cơ đe dọa đến an toàn giao thông; đồng thời thông báo ngay cho bên
giao khoán để có biện pháp xử lý kịp thời. Dặm vá ngay những ổ gà, hố sụp trong
vòng 24 giờ (khối lượng sẽ được tính trong kế hoạch duy tu nếu là đường khoán
không có vật tư ).
a.1.4- Trực gác chống lũ
bão, bảo đảm an toàn giao thông :
- Nội dung giống như mục
(A.1.2) và (A.1.3). Phải phát hiện và báo cáo kịp thời các sự cố gây ngập, xoáy
lở đường sá, những hiện tượng ngã đổ, gãy đứt trụ, dây điện, cây xanh trong mùa
mưa bão.
- Phối hợp thường xuyên
với các đơn vị liên quan để khắc phục mọi sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an
toàn giao thông hoặc làm hư hỏng công trình giao thông.
a.1.5- Tổ chức đếm xe
phân luồng :
- Phân luồng là công tác phải
làm thường xuyên khi phát sinh tình trạng ùn tắc giao thông. Đếm xe là công tác
được thực hiện 2 lần/năm và phải tuân thủ đúng theo nội dung qui định tại Thông
tư số 1480/GT ngày 09/12/1996 của Cục Đường bộ Việt Nam.
a.1.6- Vét đất lề, đất tiểu
đảo và đất dải phân cách :
Đất lề là toàn bộ những
vật liệu đất, cát, xà bần, bục lên xuống, bụi cỏ trên đường và trên vỉa hè, trước
miệng cống, lưới chắn rác và những chướng ngại vật khác. Sau khi vét, đất lề phải
được xúc chuyển ra khỏi công trường trong vòng 24 giờ đối với các đoạn đường có
triền lề và 72 giờ đối với đường không có triền lề (khối lượng đập phá bục lên
xuống, dãy cỏ ở các đoạn đường có triền lề, xúc và chuyển đất đi đổ được tính
trong kế hoạch duy tu).
Phải phát hiện và dọn dẹp
những vị trí bị người dân lấn chiếm để đổ đất, cát, xà bần, do xe vận chuyển
làm rơi vãi hoặc những nơi vỉa hè bị chiếm dụng để chứa vật tư (cột điện, ống
nước, gạch đá ...); đồng thời thông báo ngay cho bên giao khoán biết để lập hồ
sơ thanh toán chi phí vật tư, xe máy cần thiết và được tính vào trong kế hoạch
duy tu.
a.1.7- Phát quang cắt cỏ
:
Phát quang các loại cây
cỏ mọc trong phạm vi lề đường và những cành cây, tán lá che khuất tầm nhìn của
người điều khiển phương tiện giao thông và người đi bộ.
a.1.8- Vét rãnh, sửa mái
taluy:
Phát quang cây cỏ, khơi
thông rãnh dọc hai bên đường, giải tỏa mọi chướng ngại vật, nạo vét đất cát tạo
thông thoáng dòng chảy; sửa mái taluy bị sụp lở.
a.1.9- Đào rãnh dọc, rãnh
ngang :
Đào rãnh dọc, rãnh ngang
để thoát nước tại những vị trí cần thiết, bảo đảm không để ứ đọng nước trên mặt
đường.
a.1.10- Khơi thông rãnh
khi trời mưa :
Khơi thông rãnh để thoát nước ra
khỏi mặt đường và lề đường khi trời mưa.
a.1.11- Ban sửa mặt đường
:
Ban sửa mặt đường cấp phối để tạo
êm thuận, không gồ ghề, lồi lõm.; không được ban đất tạo thành đống dài hai bên
lề hoặc lấp xuống mương rãnh; đất ban gọt nếu không sử dụng lại được thì phải vận
chuyển ngay đến các nơi thích hợp và khối lượng vận chuyển được tính vào kế hoạch
duy tu.
a.1.12- Cập nhật số liệu
quản lý đường trên máy tính :
Hàng tháng, cập nhật về
các số liệu duy tu sửa chữa cũng như mọi diễn biến phát sinh trên từng đường
như việc đào đường lắp đặt công trình ngầm, kể cả các vị trí lằn phui bị lún
(ngày bàn giao mặt bằng, tiến độ thi công, ngày nghiệm thu, ngày nhận lại mặt bằng)
... bằng máy tính (phần mềm hồ sơ quản lý đường) và cung cấp cho bên giao khoán
khi tổ chức nghiệm thu hoặc khi có yêu cầu.
a.2- Khoán duy tu sửa chữa (hạng
mục có vật tư) :
a.2.1- Dặm vá mặt đường bằng đá
xanh.
a.2.2- Dặm vá mặt đường bằng bê
tông nhựa nóng.
a.2.3- Đào đất, xử lý hố cao su,
hố sụp.
a.2.4- Xử lý hố cao su, hố sụp bằng
vật liệu đá 0x4.
a.2.5- Đắp đất lề bằng vật
liệu sỏi đỏ.
Yêu cầu của công tác duy
tu sửa chữa là thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo qui định hiện hành.
b) Khoán quản lý sửa chữa thường
xuyên cầu :
b.1- Công tác khoán quản lý :
b.1.1- Điều tiết phân luồng
xe vào giờ cao điểm :
Công tác này được thực hiện đối
với các cầu có lưu lượng hơn 50.000 xe/ngày đêm (2.000 xe/giờ), tại các cầu thường
xuyên bị ách tắc giao thông và tại các cầu yếu.
- Phải bố trí công nhân điều tiết
phân luồng tại hai đầu cầu vào giờ cao điểm, đảm bảo không để ùn tắc giao thông
trên cầu.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời
các loại xe lưu thông qua cầu vượt tải trọng cho phép.
- Phối hợp thường xuyên với các
đơn vị liên quan để khắc phục mọi sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn giao
thông hoặc làm hư hỏng công trình giao thông.
b.1.2- Tuần tra,
kiểm tra nón mố trụ và dàn dưới :
Tuần tra, kiểm tra phát
hiện và báo cáo kịp thời cho bên giao khoán về những trường hợp sau đây :
- Các sự cố, hư hỏng ở nón mố trụ,
ở đáy bản mặt cầu, ở dầm dọc, dầm ngang, tiran, giằng gió, trụ chống va ... (nếu
có).
- Các hiện tượng hư hỏng (cong,
vênh, gỉ sét, hư mục kết cấu thép mạ hạ).
- Những sự cố, hư hỏng, mất mát
về đèn chiếu sáng gầm cầu (nếu có).
- Cây cối mọc làm che khuất và
gây hư hỏng nón mố, trụ cầu, mọc che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương
tiện giao thông đường thủy.
- Những sự cố, hư hỏng về mố, trụ
cầu như hiện tượng nứt, lún sụp ...
- Những sự cố, hư hỏng, mất mát
về những công trình được lắp đặt dưới dạ cầu như hệ thống cấp điện, cáp bưu điện,
ống cấp nước ...
- Những hành vi chiếm dụng trái
phép mố, dạ cầu để vật tư hoặc trú ngụ.
- Những chướng ngại vật bị trôi
dạt vào mố, trụ cầu, gây cản trở dòng chảy hoặc đe dọa đến an toàn kết cấu của
mố, trụ cầu (xà lan, thuyền bè bị trôi dạt hoặc neo đậu).
b.1.3- Bôi mỡ gối cầu :
Bôi mỡ định kỳ đối với
các vật liệu sắt, thép của gối cầu.
b.1.4- Tuần tra, kiểm tra
mặt cầu và hành lang cầu :
Tuần tra, kiểm tra phát
hiện và báo cáo kịp thời cho bên giao khoán về những trường hợp sau đây :
- Những sự cố, hư hỏng trên mặt,
sàn, lan can cầu và lề bộ hành.
- Các hiện tượng hư hỏng, mất
mát hoặc thiết lập không đúng qui định của hệ thống cọc tiêu biển báo trên cầu
và đường vào cầu (biển tải trọng cầu, biển tên cầu, biển báo cấm tụ tập, biển
báo thông thuyền ...).
- Những sự cố, hư hỏng hoặc
mất mát đèn chiếu sáng công cộng trên cầu.
- Cây cối mọc ở đầu cầu
làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
- Những sự cố, hư hỏng hoặc mất
mát về các công trình lắp đặt trên cầu như hệ thống cấp điện, cáp bưu điện, cấp
nước ...
- Những hành vi chiếm dụng mặt cầu,
hành lang cầu để vật tư hoặc trú ngụ.
- Những cầu thường xuyên có xe
lưu thông vượt quá tải trọng cho phép hoặc thường xuyên bị ùn tắc giao thông
(vào giờ nào? thời gian bao lâu?).
b.1.5- Tuần tra, kiểm tra
hệ dàn trên (mạ thượng) :
- Tuần tra, kiểm tra
phát hiện và báo cáo kịp thời cho bên giao khoán về những hư hỏng của hệ dàn
trên (cong, vênh, gỉ sét, hư mục kết cấu thép mạ thượng).
b.1.6- Thanh thải lòng
sông, rạch :
Thanh thải cỏ, rác, cây cối và mọi
chướng ngại vật làm cản trở dòng chảy hoặc gây hư hại đến các kết cấu của cầu.
b.1.7- Vệ sinh mặt cầu :
Thu dọn đất cát, cỏ, rác trên mặt
cầu, lề bộ hành và khơi thông lỗ thoát nước.
b.1.8- Vệ sinh mố, gối trụ
cầu :
Phát quang cây cỏ và thu dọn vệ
sinh xung quanh mố và gối trụ cầu.
b.1.9- Xếp lại ván sàn và
đóng lại đinh cầu :
Kiểm tra mặt cầu gỗ, sắp
xếp lại ván cầu, đóng đinh không để mặt cầu bị xóc, ván không cầu bị lệch.
b.1.10- Bắt xiết buloong
(sắt với sắt) :
Kiểm tra, phát hiện và bắt
xiết lại các buloong bị lỏng.
b.1.11- Khấu hao thiết bị
kiểm tra cầu :
b.1.12- Đăng ký hồ sơ quản
lý cầu :
Bổ sung, thiết lập các tài liệu để quản lý cầu.
b.1.13- Kiểm tra định kỳ
hàng tháng :
Đo vẽ, cập nhật tài liệu bằng
máy ảnh và ống nhòm.
b.1.14- Kiểm tra định kỳ
hàng năm :
Kiểm tra tỉ mỉ các bộ phận
theo tài liệu ODA.
b.1.15- Trực gác
cầu yếu :
Tổ chức hướng dẫn giao
thông, thường xuyên theo dõi và báo cáo quá trình diễn biến của cầu, thiết lập
các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông như biển báo, rào chắn, thông báo trên
phương tiện thông tin đại chúng.
b.1.16- Cập nhật số liệu
quản lý về cầu trên máy tính :
Hàng tháng, cập nhật về
các số liệu duy tu sửa chữa cũng như mọi diễn biến phát sinh trên từng cầu bằng
máy tính (phần mềm hồ sơ quản lý cầu) và cung cấp cho đơn vị giao khoán khi tổ
chức nghiệm thu hoặc khi có yêu cầu.
b.2- Khoán duy tu sửa chữa (hạng
mục có vật tư) :
b.2.1- Sửa chữa
1/4 nón mố cầu.
b.2.2- Sửa chữa lan can cầu.
b.2.3- Dặm vá bê tông nhựa
nóng mặt cầu.
b.2.4- Sửa chữa đường vào
cầu.
Yêu cầu của công tác duy
tu sửa chữa là thi công đảm bảo chất lượng kỹ thuật theo qui định hiện hành.
Điều 8.-
Nghiệm thu và thanh toán :
a) Đối với khoán quản lý :
a.1- Nếu bên nhận
khoán thực hiện đạt yêu cầu thì được nghiệm thu thanh toán 100% chi phí khoán.
a.2- Nếu trên một công
trình (đoạn đường hay cầu) nhận khoán nào đó, có một hạng mục công tác làm
không đạt thì bên nhận khoán không được nghiệm thu và phải làm lại hạng mục đó
trong vòng 7 ngày; nếu đạt mới được nghiệm thu và chịu phạt không được thanh
toán chi phí nhân công của hạng mục phải làm lại. Quá 7 ngày trên, bên nhận
khoán vẫn chưa làm lại thì sẽ không được nghiệm thu, chịu phạt không được thanh
toán chi phí nhân công của tất cả các hạng mục công tác trên công trình và phải
làm hoàn chỉnh hạng mục chưa đạt theo yêu cầu.
a.3- Nếu có hạng
mục công tác mà bên giao khoán xét thấy không cần thiết hoặc bên nhận khoán
không thể thực hiện được do khách quan thì hai bên thống nhất bằng văn bản trước
30 ngày, trình Sở Giao thông công chánh xét duyệt cho loại bỏ khỏi công tác
khoán.
Trong trường hợp có hạng mục nào
đó trên một công trình (đoạn đường hay cầu) đã được khoán nhưng không được thực
hiện mà không có văn bản thỏa thuận của bên giao khoán thì bên nhận khoán phải
làm bù trong vòng 7 ngày; nếu đạt thì được nghiệm thu và chịu phạt không được
thanh toán chi phí nhân công của hạng mục làm bù này tính trên toàn bộ công
trình. Quá 7 ngày trên mà bên nhận khoán vẫn chưa làm bù hoặc làm không đạt thì
sẽ không được nghiệm thu và chịu phạt không được thanh toán chi phí nhân công của
tất cả các hạng mục công tác không vật tư trên toàn bộ công trình đó, đồng thời
phải làm hoàn chỉnh lại hạng mục chưa đạt theo yêu cầu. Sau 7 ngày tiếp theo, nếu
bên nhận khoán vẫn chưa hoàn chỉnh hạng mục đó thì sẽ chịu phạt thêm 100% chi
phí nhân công của tất cả các hạng mục trên công trình.
b) Khoán sửa chữa thường
xuyên :
b.1- Nếu bên nhận
khoán thực hiện đạt yêu cầu thì được nghiệm thu thanh toán 100% chi phí nhân
công khoán. Riêng chi phí vật tư và xe máy được thanh toán theo khối lượng thực
tế và theo đơn giá dự toán nhưng không được vượt định mức, định ngạch theo qui
định hiện hành của Nhà nước.
b.2- Nếu trên một công
trình (đoạn đường hay cầu) nhận khoán nào đó, có một hạng mục công tác làm
không đạt thì bên nhận khoán không được nghiệm thu và phải làm lại hạng mục đó
trong vòng 7 ngày; nếu đạt mới được nghiệm thu và chịu phạt không được thanh
toán chi phí nhân công của hạng mục phải làm lại tính trên toàn bộ công trình.
Sau 7 ngày trên, bên nhận khoán vẫn chưa làm lại hoặc làm không đạt thì sẽ chịu
phạt không được thanh toán chi phí nhân công của tất cả các hạng mục công tác
có vật tư trên toàn bộ công trình, đồng thời phải làm lại hạng mục chưa đạt (được
thanh toán chi phí vật tư và xe máy đối với những hạng mục thực tế đạt chất lượng
kỹ thuật).
b.3- Nếu có hạng mục công
tác nào mà bên giao khoán xét thấy không cần thiết hoặc bên nhận khoán không thể
thực hiện được do khách quan thì hai bên xem xét, thống nhất bằng văn bản,
trình Sở Giao thông công chánh xét duyệt cho loại bỏ khỏi công tác khoán.
c) Đối với các hạng
mục phát sinh :
Mọi hạng mục công tác
phát sinh thực tế, không có trong dự toán khoán hoặc vượt định ngạch sửa chữa
cho phép thì cần có xác nhận của bên giao khoán để được thực hiện theo kế hoạch
duy tu sửa chữa thường xuyên.
d) Trường hợp hư hỏng
đột xuất :
Nếu có sự cố hư hỏng đột
xuất trên công trình (đoạn đường hay cầu) nào đó do bên giao khoán phát hiện mà
bên nhận khoán không biết thì bên nhận khoán phải sửa chữa trong vòng 48 giờ, kể
từ ngày nhận được phiếu báo. Quá thời hạn trên, qua kiểm tra mà bên nhận khoán
chưa làm hoặc làm chậm thì sẽ chịu phạt không được thanh toán chi phí nhân công
của tất cả các hạng mục công tác (không vật tư và có vật tư) trên công trình
đó; đồng thời phải làm lại hạng mục này (được thanh toán chi phí vật tư và xe
máy đối với hạng mục thực tế đạt chất lượng kỹ thuật).
Điều 9.-
Công tác nghiệm thu :
Hàng ngày, bên nhận
khoán có trách nhiệm bố trí cán bộ tuần tra, kiểm tra, giám sát kỹ thuật thi
công, theo dõi hiện trạng và cập nhật mọi diễn biến cụ thể của từng công trình
(đoạn đường hay cầu). Cuối mỗi tháng báo cáo kết quả tình hình thực hiện công
tác khoán làm cơ sở cho việc kiểm tra, nghiệm thu.
- Kiểm tra đợt 1 từ ngày 21 đến
25 mỗi tháng.
- Kiểm tra đợt 2 từ ngày 28 đến
04 của tháng sau.
- Nghiệm thu mỗi tháng từ ngày
05 đến 07 tháng sau.
Thành phần nghiệm thu bao gồm
:
- Đại diện bên giao khoán: Giám
đốc Ban Quản lý dự án Khu vực công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh
hoặc người đại diện có thẩm quyền.
- Đại diện bên nhận khoán: Giám
đốc đơn vị hoặc người đại diện có thẩm quyền.
- Đại diện đơn vị cơ sở trực tiếp
nhận khoán đối với khối lượng khoán được kiểm tra, nghiệm thu.
Cơ sở để kiểm tra, nghiệm thu
là : Biên bản nghiệm thu, đánh giá chất lượng kỹ thuật, dự toán khoán đã được
duyệt của từng đoạn đường, từng cầu; hợp đồng giao nhận khoán và các qui định của
Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Điều 10.-
Phương thức nghiệm thu thanh toán :
Phương thức nghiệm thu thanh
toán công tác khoán được áp dụng theo đúng Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính
(số 135/TT/BTC ngày 19/11/1999).
Điều 11.-
Điều khoản thi hành :
Quy định khoán quản lý và sửa chữa
thường xuyên cầu, đường bộ này được áp dụng cho tất cả cầu, đường vào cầu và đường
bộ do Sở Giao thông công chánh quản lý trên địa bàn thành phố.
Chủ đầu tư (bên giao khoán), các
đơn vị nhận khoán và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có trách nhiệm tổ
chức thực hiện tốt bản qui định này theo kế hoạch vốn được xét duyệt hàng năm.
Mọi thay đổi, bổ sung bản quy
định phải được đề xuất, xem xét, thông qua Sở Giao thông công chánh trình Ủy
ban nhân dân thành phố quyết định trước khi thực hiện.
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ