ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3410/QĐ-UBND
|
Nghệ
An, ngày 28 tháng 07
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG (ĐƯỜNG, ĐIỆN, NƯỚC
THẢI, NHÀ Ở XÃ HỘI...) TRONG KHU KINH TẾ, KHU CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG ĐỒNG BỘ,
HIỆN ĐẠI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày
18/6/2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày
26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP
ngày 14/3/2008 và Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 18/12/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình
hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-UBND
ngày 26/01/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020;
Xét đề nghị của Ban Quản lý khu
kinh tế Đông Nam Nghệ An tại Tờ trình số 42/TTr-KKT ngày 21 tháng 7 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát
triển cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước thải, nhà ở xã hội) trong khu kinh tế,
khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công
nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường giai đoạn 2017-2020, như
sau:
1. Mục tiêu
Xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
thành khu kinh tế đa ngành, đa chức năng. Huy động mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng (đường, điện, nước thải, nhà ở xã hội...) trong Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp theo hướng đồng bộ,
hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo
vệ môi trường. Tập trung thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp,
đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An, Khu công nghiệp Hemaraj, các Khu công nghiệp:
Nam Cấm, Hoàng Mai 1, Đông Hồi, Nghĩa Đàn… Thu hút đầu tư hạ tầng các KCN Hoàng Mai 2, KCN Sông Dinh, KCN Tri Lễ.
Xây dựng Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò, Cảng biển Đông Hồi sớm đi vào hoạt động
2. Nhiệm vụ cụ
thể.
2.1.
Công tác quy hoạch:
2.1.1.
Đối với KKT Đông Nam
a) Năm 2018 nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam theo hướng:
- Bổ sung vào quy hoạch chung xây dựng
KKT Đông Nam các Khu công nghiệp: Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ
An; KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi.
- Điều chỉnh quy
mô, ranh giới KCN Nam Cấm, KCN Thọ Lộc, KCN Hoàng Mai, KCN Đông Hồi, điều chỉnh giảm quy mô diện tích quy hoạch Khu phí thuế quan, các khu đô thị trong KKT Đông Nam phù hợp với tình hình phát triển, đảm bảo
hiệu quả, khả thi, đồng bộ và hiện đại. Hạn chế di dời dân cư, giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên.
- Cập nhật, điều chỉnh quy hoạch xây
dựng Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò gắn với
KKT Đông Nam theo quy hoạch phát triển Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò được Bộ Giao
thông phê duyệt.
b) Sau khi được Chính phủ phê duyệt
điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, Ban quản lý KKT Đông
Nam tổ chức lập điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu xây dựng các khu chức
năng trong KKT Đông Nam.
2.1.2. Đối với các KCN
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch các KCN cho phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển
kinh tế xã hội của vùng và của tỉnh.
- Năm 2018, lập và phê duyệt quy hoạch
chi tiết xây dựng KCN Tri Lễ.
- Năm 2019, lập và phê duyệt quy hoạch
chi tiết xây dựng KCN Phú Quý.
Tiến độ thành lập các KCN:
- Năm 2019: thành lập KCN Nghĩa Đàn tại huyện Nghĩa Đàn và KCN Tri Lễ, huyện Anh Sơn.
- Năm 2020: Thành lập KCN Sông Dinh tại
huyện Quỳ Hợp.
2.2. Kế hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng
kỹ thuật KKT, KCN
2.2.1.
Hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong KKT Đông Nam
a) Đường giao
thông: Trong giai đoạn 2017 đến năm 2020, tiếp tục tập
trung thi công xây dựng các trục giao thông chính trong
KKT Đông Nam sau:
- Năm 2017: (đối với Công trình đang
thi công)
+ Tiếp tục thi công xây dựng đường N2
nối Khu A- KCN Thọ Lộc với Quốc lộ 1A, phục vụ kết nối dự
án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng
Khu A- KCN Thọ Lộc (dự án Hemaraj 2);
+ Tiếp tục thi công xây dựng đường N5
(đoạn 2) nối đường đi Đô Lương với N5 đoạn 1, phục vụ vận
tải cho Nhà máy xi măng Sông Lam, phục vụ kết nối cho các dự án đầu tư xây dựng
kinh doanh hạ tầng Khu D- KCN Nam Cấm (Công ty Tuấn Lộc),
Khu A- KCN Nam Cấm (dự án Hemaraj 1).
+ Tiếp tục thi
công xây dựng đường N5 (đoạn 1) nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ
46, phục vụ kết nối với các bến cảng số 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Cảng Cửa Lò, phục vụ kết nối cho dự án đầu
tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Hemaraj 3 và Hemaraj 4.
- Năm 2020, triển khai giai đoạn 2 Đường
D4 (hoàn chỉnh quy mô theo quy hoạch) nối Cảng nước sâu Cửa
Lò với Quốc lộ 1A. Nhu cầu vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn này khoảng 280 tỷ đồng.
- Năm 2020 (đối với các Công trình khởi công mới):
+ Triển khai xây dựng giai đoạn 1 tuyến
Đường N1 (quy mô quy hoạch dài 7,3km, rộng 36m) nối Khu A, Khu C- KCN Thọ Lộc với Quốc lộ 1A, phục vụ kết nối dự án đầu
tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu A- KCN Thọ Lộc (dự án
Hemaraj 2). Quy mô giai đoạn 1: GPMB theo quy mô dự án, thi công xây dựng nền
đường rộng 13m, mặt đường 12m;
+ Triển khai xây dựng tuyến đường N4 (quy mô quy hoạch dài 5,9km, rộng 45m) nối Khu
D- KCN Nam Cấm với Quốc lộ 1A phục vụ kết nối cho các dự
án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu D- KCN Nam Cấm
(Công ty Tuấn Lộc), dự án Hemaraj 5. Quy mô giai đoạn 1: GPMB theo quy mô dự
án, thi công xây dựng nền đường rộng 10m, mặt đường 8,5m;
b) Hệ thống cảng biển gắn với KKT
Đông Nam
* Cụm cảng Quốc tế Cửa Lò
- Năm 2017:
+ Tiếp tục thi công và hoàn thành đưa
vào khai thác bến cảng Visai của Công ty Cổ phần Xi măng
Sông Lam, phục vụ vận tải xi măng, clinke, than.
+ Tiếp tục thi công và hoàn thành đưa
vào khai thác bến cảng DKC của Công ty Cổ phần Thiên Minh
Đức, phục vụ vận tải xăng dầu.
+ Triển khai thi công 02 bến cho tàu
30.000 DWT và 50.000 DWT Cảng nước
sâu Cửa Lò (thuộc Cụm cảng biển Quốc tế Cửa Lò) của Công
ty cổ phần đầu tư phát triển vận tải quốc tế (ITID).
+ Tiếp tục thi công và hoàn thành đưa
vào khai thác bến 5 và đến năm 2020 hoàn thành đưa vào khai thác bến số 6 của
Công ty TNHH MTV Cảng Cửa.
- Năm 2020: Triển khai đầu tư xây dựng
đê chắn sóng giai đoạn I dài khoảng 1.000m, với nhu cầu vốn
trong giai đoạn này khoảng 200 tỷ đồng.
* Khu bến cảng Đông Hồi
- Năm 2017:
+ Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng
Mai triển khai đầu tư xây dựng 01 bến xuất xi măng và vật liệu xây dựng khác.
+ Công ty TNHH Thanh Thành Đạt hoàn
thành xây dựng tuyến đường giao thông nối từ đường Nghĩa Đàn-Đông Hồi vào Cảng
Đông Hồi theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao (Hợp đồng BT). Đến năm 2020, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt hoàn thành xây dựng Bến cảng
Thanh Thành Đạt cho tàu 30.000 tấn.
- Năm 2018, Tập đoàn Công nghiệp Than
Khoáng sản Việt Nam triển khai đầu tư xây
dựng Bến Cảng than phục vụ Nhà máy điện Quỳnh Lập 1
- Năm 2020, Triển khai đầu tư xây dựng
Đê chắn sóng và nạo vét luồng.
c) Cấp nước
- Năm 2017
+ Công ty CP cấp nước Nghệ An đầu tư
đường ống cấp nước từ đường N5-KKT Đông Nam đến điểm đấu nối phục vụ dự án Hemaraj 1 dài khoảng 4km (đã đầu
tư đường ống từ Nhà máy nước Cầu Bạch về đến đường N5).
+ Công ty TNHH cấp nước Hoàng Mai
hoàn thành xong Hệ thống cấp nước sạch TX Hoàng Mai giai đoạn 1 là
30.000m3/ng.đ, đường ống cấp đến KCN
Đông Hồi phục vụ Nhà máy Hoa Sen Nghệ An.
- Năm 2018, Công ty CP cấp nước Nghệ
An đầu tư đường ống cấp nước từ đường N5- KKT Đông Nam theo đường N5 về đến Khu
D- KCN Nam Cấm dải khoảng 6km và đường ống từ đường N5- KKT Đông Nam theo đường
D4 đến Bến cảng nước sâu Cửa Lò dài khoảng 14km (đã đầu tư đường ống từ Nhà máy nước
Cầu Bạch về đến đường N5).
- Năm 2020 triển khai xây dựng Nhà
máy nước Phía Bắc KKT Đông Nam Nghệ An, công suất 17.000m3/ng.đ phục vụ KCN Thọ
Lộc (theo tiến độ thực hiện dự án của Hemaraj).
d) Thoát
nước mặt
Năm 2018, nghiên
cứu lập dự án đầu tư và triển khai xây dựng giai đoạn 1 Kênh thoát nước và hồ điều hòa phía Nam KKT Đông
Nam, quy mô khoảng 5km kênh và 10ha hồ điều hòa.
e) Cấp điện
- Năm 2017, triển khai đầu tư xây dựng
các trạm biến áp 110KV và đường dây 110kV tại:
+ KCN Nam Cấm:
trạm công suất 1x40MVA-110/22kV và nhánh rẽ đường dây 110kV mạch kép dài 1km.
+ KCN Đông Hồi: trạm công suất
2x63MVA lắp trước 1 máy và đường dây 110kV dài 10km..
+ KCN Thọ Lộc: trạm công suất 2x40MVA
lắp trước 1 máy và đường dây 110kV mạch kép dài 3,5km.
+ Cảng Nghi Thiết: trạm công suất
2x40MVA-110/22kV và nhánh rẽ 110kV
chuyển tiếp từ trạm 110kV Trạm nghiền Nghi Thiết dài 2km.
- Năm 2018, triển khai đầu tư xây dựng
các trạm biến áp 110KV tại:
+ KCN VSIP: trạm công suất 2x63MVA-110/35/22kV và đường dây 110kV từ trạm Hưng Đông
dài 1km..
+ KCN Nghĩa Đàn: trạm công suất 1x40MVA-110/35/22kV và đường dây 110kV dài 2km.
- Năm 2019, triển
khai đầu tư xây dựng trạm biến áp 110KV tại KCN Hoàng Mai
công suất 1x63MVA-110/35/22W và đường
dây 110kV dài 1,5km.
- Năm 2020, triển khai đầu tư xây dựng
trạm biến áp 110KV tại KCN Hoàng Mai 2 công suất 1x63MVA-110/35/22W và đường dây 110kV dài 0,5km..
g) Vệ sinh môi
trường
- Nghĩa trang
Năm 2020, đầu tư xây dựng công viên
nghĩa trang tại khu vực phía Nam KKT Đông Nam với quy mô khoảng 50ha.
- Xử lý nước thải
Năm 2017, tiếp tục
thi công xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại KCN Đông Hồi, KCN VSIP.
Giai đoạn 2017 đến 2020, triển khai
và hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các KCN Nam Cấm (khu A, Khu D), KCN Hoàng Mai 1, KCN Nghĩa Đàn,
KCN Trí Lễ.
(Quy mô, tiến độ, nguồn vốn theo hạ tầng kỹ thuật các Khu công nghiệp).
- Thu gom và xử lý chất thải rắn
+ Năm 2017, triển khai dự án đầu tư
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Khu liên hợp xử lý chất thải
rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc của Công ty JET (Nhật Bản). Công suất 300 tấn/ngày.
+ Giai đoạn từ năm 2019 đến 2020, tiếp tục đầu tư xây dựng giai đoạn III và IV dự án Khu liên hợp xử lý và tái
chế chất thải rắn ECOVI tại xã Nghi Yên, Nghi Lộc thuộc KKT Đông Nam của Công
ty Cổ phần Galax. Công suất 240 tấn/ngày.
2.2.2. Hạ tầng kỹ thuật các KCN trong KKT Đông Nam
- KCN Nam Cấm:
Năm 2017 tiếp tục thi công xây dựng và đưa vào sử
dụng tuyến giao thông số 2 Khu A, quy mô dài 2,3 km, mặt đường rộng 18m.
- KCN Nam Cấm -
Hemaraj 1: Năm 2017, Nhà đầu tư Hemaraj Thái Lan triển khai đầu
tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, đô thị Hemaraj 1 tại Khu A- KCN Nam Cấm và
Khu đô thị số 4, với quy mô 498 ha.
- Khu D- KCN Nam
Cấm: Năm 2017, Công ty CP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc triển
khai đầu tư xây dựng hạ tầng Khu D KCN Nam Cấm với quy mô
650ha.
- Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ
VSIP Nghệ An: Tiếp tục triển khai và đến năm 2020, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 phục vụ thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.
- Khu công nghiệp Hoàng Mai
+ Khu công nghiệp Hoàng Mai 1: Năm 2020, Công ty cổ phần KCN Hoàng Mai hoàn
chỉnh hạ tầng kỹ thuật KCN Hoàng Mai 1
+ Khu công nghiệp Hoàng Mai 2:
Năm 2018, triển khai đầu tư xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật của KCN
phục vụ thu hút đầu tư,
- KCN Đông Hồi: Năm 2017, tiếp tục hoàn thành xây dựng Hệ thống xử lý nước thải KCN Đông Hồi giai đoạn
1 với công suất 2.500m3/ng.đ.
Giai đoạn từ năm
2017- 2020, tiếp tục triển khai xây dựng giai đoạn 2 dự án đường cứu nạn và tái
định cư các khu dân cư ven biển Đông Hồi dài 2,53km.
2.2.3. Hạ tầng kỹ thuật các KCN ngoài KKT Đông Nam
- KCN Nghĩa Đàn: Giai đoạn từ năm
2018- 2020, Công ty cổ phần lâm nghiệp Tháng Năm triển khai đầu tư kinh doanh hạ
tầng kỹ thuật phục vụ thu hút các dự
án đầu tư thứ cấp.
- KCN Tri Lễ: Giai đoạn từ năm 2017-
2020, tập trung thu hút nhà đầu tư triển khai đầu tư kinh
doanh hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dự
án đầu tư thứ cấp.
- KCN Sông Dinh: Giai đoạn từ năm
2017- 2020, tập trung thu hút nhà đầu tư triển khai đầu tư
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật phục vụ các dự án đầu tư thứ cấp.
2.2.4. Về nhà ở xã hội
- Năm 2018 triển khai đầu tư xây dựng
02 nhà cao 5 tầng (mỗi nhà có diện tích xây dựng khoảng 1.200 m2, tổng diện
tích sàn khoảng 6.000m2), để đáp ứng chỗ ở cho khoảng
2.000 công nhân tại KCN Nam Cấm, KCN Hemaraj.
- Năm 2020 triển khai xây dựng 01 nhà
cao 5 tầng, diện tích xây dựng khoảng 1.200 m2, tổng diện tích sàn khoảng
6.000m2, để đáp ứng chỗ ở cho khoảng
1.000 công nhân tại KCN VSIP Nghệ An.
2.2.4. Nhu cầu nguồn vốn
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn
2017-2020: 18.183,752 tỷ đồng.
Trong đó:
- Nguồn vốn NSNN
1.589,962 tỷ đồng
+ Nguồn vốn NS trung ương:
374,578 tỷ đồng
+ Nguồn vốn NS địa phương:
1.215,384 tỷ đồng
- Nguồn vốn BOT, BT và Doanh nghiệp
16.143,790 tỷ đồng
- Nguồn vốn ODA, WB, ADB
450,00 tỷ đồng
(Chi
tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định này)
3. Các giải
pháp chủ yếu thực hiện
3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, quản
lý và thực hiện theo quy hoạch.
- Thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh
các quy hoạch xây dựng đã ban hành, hoàn thành quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Xác định được danh mục các dự án
theo thứ tự ưu tiên đầu tư và đưa ra các chính sách ưu đãi để kêu gọi đầu tư.
- Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch,
kiến trúc cần phân rõ trách nhiệm các cơ quan, trong việc
tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý quy
hoạch xây dựng.
- Nâng cao và phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng.
3.2. Huy động và sử dụng hiệu quả
các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật.
- Thực hiện đúng kế hoạch đề ra,
tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian, gây thất thoát nguồn lực và hiệu quả nguồn vốn đầu
tư.
- Thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về xây dựng, đảm bảo tính khả thi, sát với yêu cầu
nhiệm vụ đầu tư, tiêu chuẩn định mức, quy trình quy phạm, đơn giá chế độ chi
theo quy định, hạn chế mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và nghiệm thu công trình.
- Ngoài phần vốn NSNN theo kế hoạch hằng
năm, kế hoạch trung hạn, cần tìm kiếm, huy động các nguồn
lực khác để bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn hỗ trợ của nhà nước đối
với dự án đầu tư theo hình thức PPP.
- Đẩy mạnh xúc tiến nguồn vốn ODA để
đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như Đê chắn sóng
và luồng tàu Cụm Cảng Quốc tế Cửa Lò, Đê chắn
sóng và luồng tàu Cảng Đông Hồi, các
công trình cấp thoát nước...
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển
hạ tầng kỹ thuật trong KKT Đông Nam và các KCN theo hình
thức hợp tác công- tư (PPP).
- Thu hút mạnh các thành phần kinh tế,
các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư vào phát triển kết cấu
hạ tầng, bảo đảm các lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư.
3.3. Phát triển nhà ở công nhân
Phát triển quỹ nhà ở xã hội bằng nhiều
hình thức, nguồn vốn khác nhau từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người lao động,
ổn định lực lượng lao động cho các KCN. Vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật
của Nhà nước, các cơ chế chính sách của tỉnh trọng việc huy động nguồn vốn đầu tư
xây dựng các dự án nhà ở công nhân. Hỗ trợ trong hàng rào
đối với các dự án nhà ở công nhân để thu hút các nhà đầu
tư và giảm giá thành của nhà ở. Tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch,
tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án nhà ở công nhân.
3.4. Đẩy
nhanh công tác giải phóng mặt bằng
Xây dựng cơ chế, chính sách, sử dụng
vốn Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội, tạo quỹ
đất “sạch” chuẩn bị mặt bằng thực hiện các dự
án. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các cơ chế chính
sách, lợi ích của nhân dân trong giải phóng mặt bằng, tạo
cơ sở để thực hiện giám sát, giúp người
dân có đất thu hồi yên tâm thực hiện trách nhiệm của mình. Đối với những hộ dân
đã được tuyên truyền, hỗ trợ hết chính sách nhưng vẫn chây
ỳ, cố tình gây khó khăn không chịu bàn giao mặt bằng thì
cần kiên quyết tổ chức cưỡng chế xử lý
nghiêm.
3.5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong việc đầu
tư khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng.
- Quản lý tốt việc quy hoạch xây dựng
và triển khai thực hiện quy hoạch trong KKT Đông Nam và các KCN. Đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi. Ứng dụng
công nghệ thông tin và phương pháp quản
lý hiện đại trong việc tổ chức xây dựng, khai thác và quản lý các công trình hạ
tầng kỹ thuật, tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ hiệu quả đầu tư,
rút ngắn tiến độ thực hiện để đưa vào
khai thác sử dụng và quản lý các công trình.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát và xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến
độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại
về chất lượng, sự cố công trình, nghiêm khắc xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan; đẩy mạnh công tác chống tham nhũng trong đầu tư
xây dựng.
- Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo,
phối hợp tổ chức thực hiện phân công, phân cấp hợp lý lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trong KKT Đông
Nam và các KCN, đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu
cầu phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam
Nghệ An
- Là cơ quan đầu mối quản lý, xây dựng
và phát triển hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này,
báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25 hàng tháng về kết quả thực hiện, khó khăn, vướng
mắc và tham mưu đề xuất chỉ đạo triển khai.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, và
các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã chuẩn bị các nội
dung cuộc họp, đôn đốc các Chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo tiến
độ.
- Chủ trì triển khai và thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm về quy hoạch xây dựng trong KKT Đông Nam và các KCN. Thực hiện rà
soát, điều chỉnh, triển khai và lập các quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch
chi tiết xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng
phát triển hạ tầng kỹ thuật trong KKT Đông Nam và các khu
công nghiệp. Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải
ngân các dự án nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan tham mưu
hoàn chỉnh cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tư. Đề xuất cơ chế để vận động, thu hút và thực hiện có hiệu quả các hình thức
đầu tư PPP như BT, BOT, BOO, ODA....
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về: Quản lý kinh tế, kỹ thuật, chất lượng xây dựng; thực hiện đầu tư
xây dựng; cấp phép xây dựng và trật tự xây dựng; hoạt động xây dựng, quản lý
lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật trong KKT Đông Nam và các KCN.
- Chủ trì, phối
hợp với Sở Xây dựng đôn đốc, theo dõi các huyện và chủ đầu tư các dự án đầu tư
xây dựng công trình trong việc: Quản lý, kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm
về quản lý kinh tế, kỹ thuật chất lượng công trình xây dựng,
hoạt động xây dựng và trật tự xây dựng lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các Sở ban
ngành liên quan căn cứ Kế hoạch được phê duyệt tham mưu UBND tỉnh phân bố vốn
cho các công trình, dự án.
- Chủ trì, phối
hợp với Ban quản lý KKT Đông Nam và các Sở ban ngành liên
quan tham mưu hoàn chỉnh cơ chế chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư, quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu
tư. Đề xuất cơ chế để vận động, thu hút và thực hiện có hiệu quả các hình thức
đầu tư PPP như BT, BOT, BOO, ODA....
- Đề xuất kế hoạch và lộ trình để thực
hiện các đề án, dự án thuộc Kế hoạch.
- Phối hợp theo dõi, đôn đốc, tổng hợp
việc triển khai, thực hiện các công trình, dự án thuộc Chương trình. Đẩy mạnh
thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh toàn diện
của doanh nghiệp.
- Phối hợp với Ban Quản lý KKT Đông
Nam theo dõi, đôn đốc, tổng hợp việc triển
khai, thực hiện các công trình, dự án thuộc Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh cơ chế,
chính sách nhằm khai thác và huy động các nguồn lực tài
chính thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư
trong việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án thực hiện bằng các hình thức PPP,
ODA...
4. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý
KKT Đông Nam và UBND cấp huyện có liên quan thực hiện lồng
ghép quy hoạch của thành phố, thị xã, các huyện, các khu đô thị, chương trình
nông thôn mới... với kế hoạch phát triển hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và các Khu công nghiệp để phát huy hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý KKT Đông Nam trong công tác quản lý về chất lượng xây dựng các công trình.
- Phối hợp với Ban Quản lý KKT Đông Nam trong kế hoạch phát triển Nhà ở cho công nhân.
- Đề xuất bổ sung quy hoạch các mỏ vật
liệu trên địa bàn tỉnh để phục vụ xây dựng các dự án được thuận lợi.
5. Sở Giao thông vận tải
- Tham mưu lồng ghép quy hoạch phát
triển giao thông của tỉnh, các dự án giao thông kết nối các vùng kinh tế trọng điểm với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông trong Khu kinh tế
Đông Nam và các Khu công nghiệp để phát huy hiệu quả.
- Phối hợp với Ban Quản lý KKT Đông
Nam trong công tác quản lý kinh tế, kỹ thuật, chất lượng xây dựng, quản lý thực
hiện đầu tư xây dựng, quản lý hoạt động xây dựng đối với các công trình giao thông.
- Thực hiện và phối hợp với các Cơ
quan liên quan xử lý ô nhiễm bụi và khí thải giao thông trên địa bàn.
6. Sở Công thương
- Chủ trì xây dựng chương trình công tác của Ban chỉ đạo 06 và tổ chức kiểm tra tình hình tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với ngành điện để
bổ sung các dự án điện cho KKT Đông Nam, các KCN vào quy
hoạch điện lực và tổ chức đầu tư cấp điện đến hàng rào đảm
bảo tiến độ phát triển KKT Đông Nam, các KCN theo quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.
- Thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án
lĩnh vực ngành quản lý, rà soát hồ sơ, bổ sung quy hoạch ngành theo quy định. Chỉ đạo đôn đốc tiến
độ, kiểm tra thực hiện các dự án hạ tầng thuộc ngành quản lý hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về
quản lý đất đai, quản lý môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý KKT Đông Nam, các Sở, ngành, UBND huyện,
thị xã và các đơn vị có liên quan thực hiện
các chỉ tiêu về môi trường.
- Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, hướng dẫn các chủ đầu tư các thủ tục
cấp đất, thuê đất theo quy định.
- Phối hợp với các địa phương có dự
án để thực hiện tốt công tác GPMB và tái định cư.
8. Các Sở, ngành
khác có liên quan
- Theo chức năng nhiệm vụ quản lý chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép với
kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật trong KKT Đông Nam và các Khu công nghiệp.
- Chịu trách nhiệm thu hút, kêu gọi đầu tư các dự án lĩnh vực ngành quản lý, rà soát hồ sơ, bổ sung quy hoạch
ngành theo quy định hiện hành.
- Tăng cường công tác quản lý ngành, quản lý chất lượng công trình thuộc ngành quản lý.
- Chỉ đạo đôn đốc tiến độ, kiểm tra
thực hiện các dự án hạ tầng thuộc ngành quản lý hoàn thành đúng tiến độ.
9. UBND huyện, thành phố, thị xã
- Phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện
dự án thuộc địa bàn để quản lý thực hiện đúng kế hoạch và hiệu quả.
- Triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng
tâm của chương trình liên quan đến cơ chế, chính sách GPMB cho các dự án, kế hoạch
thuộc kế hoạch này.
- Phối hợp với các Sở ban ngành và các Chủ đầu tư trong việc xây dựng phương án, tổ chức thực hiện
công tác bồi thường, GPMB đảm bảo kịp thời, trong đó chuẩn bị trước các khu tái
định cư để bố trí cho các hộ dân phải di dời.
- Làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân tạo đồng thuận trong xã hội để mọi người
dân ủng hộ và thực hiện tốt quy định của pháp luật trong đầu tư,
xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và các KCN.
10. Các Nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng
- Thực hiện đúng quy hoạch xây dựng
KKT Đông Nam và các Khu công nghiệp đã được phê duyệt.
- Triển khai lồng ghép kế hoạch đầu
tư kinh doanh hạ tầng với kế hoạch phát triển hạ tầng Khu kinh tế Đông Nam và
các Khu công nghiệp để phát huy hiệu quả.
- Bố trí đủ nguồn vốn và thực hiện
đúng tiến độ của dự án, tích cực kêu các nhà đầu tư thứ cấp
đầu tư sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người
lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban
Quản lý khu kinh tế Đông Nam Nghệ An; Giám đốc các Sở, thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Phó VP
UBND tỉnh;
- Các Phòng: CN, NN, KTTH, TH;
- Lưu: VT,
Phòng CN(Tr).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Hoa
|