ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 268/QĐ-UBND
|
Hưng Yên, ngày
17 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày
24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày
07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lư quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày
07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản
lư quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày
06/01/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Hưng Yên;
Căn cứ Nghị quyết số 289/2011/NQ-HĐND ngày
09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc thông qua Quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Hưng Yên
tại Tờ trình số 04/TTr-SXD ngày 10 tháng 01 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh
Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với
các nội dung chủ yếu sau:
1. Tầm nhìn và
mục tiêu phát triển vùng:
Xác định quy mô phát triển không gian đến năm
2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu xây dựng tỉnh Hưng Yên là tỉnh công
nghiệp trước năm 2020; cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ,
nông nghiệp, đô thị và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy nhanh tốc độ
đô thị hoá, đạt bình quân chung của khu vực và toàn quốc; xây dựng thành phố
Hưng Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại II, huyện Mỹ Hào trở thành thị xã trước
năm 2015, huyện Văn Giang và khu vực Bô Thời - Dân Tiến huyện Khoái Châu trở
thành đô thị loại 4; quy hoạch và xây dựng nông thôn theo hướng nông thôn mới.
Phù hợp với chiến lược phát triển quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng
Sông Hồng.
Quản lư có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước,
khoáng sản, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
2. Vị trí và phạm vi ranh giới
lập quy hoạch:
Nghiên cứu lập Quy hoạch xây dựng
vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
trên tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh khoảng 926 km2; bao gồm
10 đơn vị hành chính là: thành phố Hưng Yên và các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ
Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ.
Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp:Tỉnh Bắc Ninh và
thành phố Hà Nội.
+ Phía Nam giáp: Tỉnh Thái Bình.
+ Phía Đông giáp:Tỉnh Hải Dương.
+ Phía Tây giáp:Tỉnh Hà Nam và
thành phố Hà Nội.
3. Dự báo dân số và tỷ lệ đô
thị hoá:
Dân số hiện trạng năm 2010 là: 1.132.285 người,
tỷ lệ đô thị hoá là 15%.
Dân số đến năm 2020 khoảng
1.719.200 người, tỷ lệ đô thị hoá là 40,5%.
Đến năm 2030 khoảng 2.074.300 người,
tỷ lệ đô thị hoá là 51,4%.
Tầm nhìn đến năm 2050 khoảng
2.309.200 người, tỷ lệ đô thị hoá là 62,4%.
4. Quy hoạch
sử dụng đất:
4.1. Đất nông nghiệp:
Hiện trạng năm 2010 khoảng
59.226ha; đến năm 2020 khoảng 55.456ha; đến năm 2030 khoảng 49.391ha; tầm nhìn
đến năm 2050 khoảng 46.109ha.
4.2. Đất phát triển công
nghiệp:
Đến năm 2020 khoảng 4.409ha; đến
năm 2030 khoảng 6.196ha; tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 7.538ha.
4.3. Đất phát triển đô thị:
Đến năm 2020 khoảng 17.118ha; đến
năm 2030 khoảng 22.376ha; tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 28.929ha.
4.4. Một số định mức, chỉ
tiêu kỹ thuật phát triển vùng như sau:
a) Định mức đất sử dụng cho
đô thị:
Đất vùng nội thị trung bình: 130 m2/người.
Đất dân dụng đô thị trung bình: 80
- 90 m2/người.
b) Định mức đất vùng công
nghiệp:
Công nghiệp gắn với vùng đô thị:
15 - 30 m2/người.
Công nghiệp gắn với vùng nông
thôn: 10 - 15 m2/người.
c) Định mức đất vùng dịch vụ:
Dịch vụ gắn với đô thị: 10 - 15 m2/người.
Dịch vụ gắn với nông thôn: 5 - 10
m2/người.
d) Định mức đất sử dụng cho
vùng nông thôn:
Đất dân dụng nông thôn trung bình:
100 - 120 m2/người.
Đất canh tác tối thiểu: 300 m2/người.
đ) Định mức sử dụng năng lượng
sinh hoạt như sau:
Đô thị là: 2000KWh/ng.năm.
Nông thôn là: 600KWh/ng.năm.
e) Định mức sử dụng nước sạch:
Đô thị là: 150l/ng.ng.đêm.
Nông thôn là: 60l/ng.ng.đêm.
5. Cấu trúc không gian vùng:
Tổ chức hệ thống đô thị theo mô
hình cấu trúc mạng tam giác liên kết trên cơ sở kế thừa và phát triển nâng cấp
hệ thống đang có sẵn.
Định hướng đến năm 2030 hình thành
các đô thị trung tâm tiểu vùng và chủ động phát triển đô thị trung tâm tiểu
vùng thành những trung tâm đầu tầu kéo đẩy khả năng đô thị hóa trong toàn vùng,
đồng thời làm động lực cho phát triển kinh tế, xã hội tiểu vùng và toàn vùng.
Giai đoạn sau năm 2030, tiếp tục
phát triển trung tâm toàn vùng theo chiều sâu, phát triển mạnh các trung tâm tiểu
vùng nhằm chuyên môn hóa các đô thị này, nhưng nằm trong mối liên hệ bổ sung và
phân công cùng có lợi trong hệ thống đô thị, đồng thời làm động lực cho các tiểu
vùng phát triển.
6. Định hướng phát triển
không gian vùng:
6.1. Định hướng phát triển không gian đô
thị:
Mạng lưới đô thị được xác định
phát triển theo các vùng hạt nhân như sau:
a) Đô thị trung tâm vùng:
Đô thị trung tâm vùng được lựa chọn
là thành phố Hưng Yên: quy hoạch xây dựng đạt quy mô đô thị loại II.
Tính chất đô thị: Là trung tâm chính trị, hành chính, văn hoá xã hội, thương mại - dịch
vụ, du lịch, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Là đầu mối giao
thông của tỉnh Hưng Yên và của vùng đồng bằng sông Hồng.
Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2020 là 21 vạn dân, đến năm 2030 từ 29 - 31 vạn dân, tầm
nhìn đến 2050 tùy theo nhu cầu phát triển có thể lên tới trên 50 vạn dân. Diện
tích đất đai tự nhiên đến 2030 và đến năm 2050 khoảng 10.140ha.
Hướng phát triển: Tiếp tục phát triển theo hướng chủ đạo Bắc - Nam (theo đường 39A) và về
phía Đông với việc triển khai dự án Khu Đại học Phố Hiến.
Quy mô phát triển đô thị đến
năm 2030 dự kiến như sau: Phía Bắc giáp thị trấn Lương
Bằng, các xã Ngọc Thanh, Song Mai (huyện Kim Động); Phía Tây Nam, phía Tây giáp
sông Hồng; Phía Đông giáp các xã Hưng Đạo, Ngô Quyền, Dị Chế, Hải Triều (huyện
Tiên Lữ); Phía Đông Nam giáp sông Luộc.
b) Tiểu vùng Mỹ Hào:
Định hướng xây dựng huyện Mỹ Hào
trở thành thị xã Mỹ Hào trước năm 2015, là trung tâm tiểu vùng động lực phát
triển kinh tế phía Đông Bắc tỉnh.
Tính chất đô thị: Đô thị thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo, tài chính, khoa học kỹ
thuật và công nghiệp.
Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2020 là 28,5 vạn người, đến 2030 khoảng 34 - 35 vạn
người; tầm nhìn đến 2050 khoảng 40 vạn người. Diện tích đất phát triển đô thị
bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Mỹ Hào là 7.902 ha; trong đó diện
tích nội thị dự kiến đến năm 2020 là 2.210 ha, đến năm 2030 là 3.690 ha, tầm
nhìn đến năm 2050 là 4.610 ha.
Hướng phát triển chủ yếu: Phát triển đô thị Mỹ Hào thành trung tâm kinh tế, tài chính của tiểu
vùng và của tỉnh, kết nối với đô thị Hà Nội, Hải Dương và khu vực lân cận. Định
hướng phát triển về 2 phía quốc lộ 5, phía Đông, phía Tây quốc lộ 39 kéo dài
(hướng đi tỉnh lộ 282 của Bắc Ninh) đến quốc lộ 38.
c) Tiểu vùng Văn Giang:
Định hướng xây dựng theo quy mô đô
thị loại IV; là trung tâm tiểu vùng động lực phát triển kinh tế phía Tây Bắc tỉnh,
cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội.
Tính chất đô thị: Đô thị
thương mại, dịch vụ, du lịch, khoa học, kỹ thuật và công nghiệp.
Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2020 là 22,45 vạn người, đến 2030 khoảng 31,41 vạn người;
tầm nhìn đến 2050 khoảng 35 - 36 vạn người. Diện tích đất phát triển đô thị bao
gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Văn Giang là 7.181ha; Trong đó diện
tích nội thị dự kiến đến năm 2020 là 1.950ha, đến năm 2030 là 2.600ha, tầm nhìn
đến năm 2050 là 3.250ha.
Hướng phát triển: Dọc theo miền hấp dẫn của các tuyến đường vành đai 3,5; vành đai 4 từ
sông Hồng đến giáp tỉnh Bắc Ninh.
Phát triển đô thị Văn Giang, làm
cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình hành chính của huyện Văn Giang thành thị xã -
đô thị loại IV theo chủ trương của tỉnh đến năm 2020.
d) Tiểu vùng Bô Thời - Dân
Tiến:
Định hướng xây dựng theo quy mô đô
thị loại IV; là trung tâm tiểu vùng giữa tỉnh, đồng thời là một cực quan trọng
trên hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị Quốc lộ 5B.
Tính chất đô thị: Đô thị thương mại, dịch vụ, giáo dục đào tạo và công nghiệp.
Quy mô dân số: Dự kiến đến năm 2020 là 6,5 - 7 vạn người, đến 2030 khoảng 14,0 - 14,5
vạn người; tầm nhìn đến 2050 khoảng 19,5 - 20 vạn người. Diện tích đất phát triển
đô thị dự kiến đến năm 2020 là 963ha, đến năm 2030 là 2.190ha, tầm nhìn đến năm
2050 là 2.403ha.
đ) Các đô thị trung tâm huyện:
Định hướng đến năm 2030 tỉnh Hưng
Yên có 7 thị trấn (đô thị trung tâm huyện) bao gồm: Như Quỳnh, Vương, Lương Bằng,
Ân Thi, Trần Cao, Khoái Châu và Yên Mỹ; Phát triển về chiều sâu bằng việc hoàn
thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ khác của đô
thị, riêng thị trấn Yên Mỹ phát triển, mở rộng theo quy hoạch đô thị Phố Nối đã
được phê duyệt.
e) Các thị tứ:
Hiện trên địa bàn tỉnh có 15 khu
dân cư kiểu thị tứ là: Chợ Đường Cái, Phố Dầu (thuộc huyện Văn Lâm), Xuân Quan,
Mễ Sở (thuộc huyện Văn Giang), Minh Đức (thuộc huyện Mỹ Hào), Liêu Xá, Tân Lập,
Trung Hưng, Minh Châu (thuộc huyện Yên Mỹ), Bô Thời (thuộc huyện Khoái Châu),
Thọ Vinh, Đức Hợp, Trương Xá, Nghĩa Dân (thuộc huyện Kim Động) và Ba Hàng (thuộc
huyện Tiên Lữ). Định hướng các khu dân cư kiểu thị tứ này sẽ là tiền đề phát
triển đô thị cho quá trình đô thị hoá của các khu vực xung quanh.
Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn
tỉnh sẽ hình thành thêm một số điểm đô thị/thị tứ tại các khu vực có vị thế và
cơ hội phát triển. Định hướng phát triển các điểm thị tứ này theo mô hình điểm
hoặc khu đô thị mới, là trung tâm phát triển của các tiểu khu nông thôn, dự báo
tại các khu vực sau:
Khu vực xung quanh điểm giao cắt
giữa đường trục Bắc - Nam với đường 197, thuộc địa phận xã Minh Hải (huyện Văn
Lâm) và xã Phan Đình Phùng (huyện Mỹ Hào); khu vực xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm,
khu vực xã Nhân Hoà, huyện Mỹ Hào.
Khu vực xung quanh điểm giao cắt
giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tỉnh lộ 199, thuộc địa phận xã Yên
Phú, huyện Yên Mỹ; khu vực xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ. Khu vực xung quanh điểm
giao cắt giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ nối giữa hai đường
cao tốc, thuộc địa phận xã Minh Châu - Lư Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ.
Khu vực đầu cầu dự kiến qua sông Hồng
trên đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường 21, thuộc địa phận xã Đại Tập,
xã Liên Khê huyện Khoái Châu. Khu vực xung quanh điểm giao cắt giữa đường 209 với
đường 195 thuộc xã Đông Kết, huyện Khoái Châu; khu vực xã Bình Minh, huyện
Khoái Châu.
Khu vực xung quanh điểm giao cắt
giữa đường 205 với đường 195 thuộc xã Đức Hợp, huyện Kim Động.
Khu vực xung quanh điểm giao cắt
giữa đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 38, thuộc địa phận xã Tân
Phúc, huyện Ân Thi.
Khu vực xung quanh điểm giao cắt
giữa đường nối hai đường cao tốc và quốc lộ 38, thuộc địa phận xã Nhật Tân, huyện
Tiên Lữ.
Khu vực đầu cầu dự kiến qua sông
Luộc trên huyện lộ 202, thuộc địa phận xã Nguyên Hoà, huyện Phù Cừ.
Đến năm 2030, một số thị tứ sẽ trở
thành thị trấn; một số thị trấn đủ tiêu chí trở thành đô thị loại 4.
g) Định hướng phát triển các
khu vực nông thôn:
Tiếp tục phát triển các vùng dân
cư nông thôn theo cấu trúc mạng như hiện nay với các điểm trung tâm phát triển
là các thị trấn, thị tứ hoặc các trung tâm chuyên ngành như: trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, tài chính, du lịch.
Hạ tầng xã hội: Được phát triển
theo hệ thống các điểm dân cư nông thôn, với các công trình công cộng cấp huyện,
xã theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hạ tầng kinh tế: Phát triển những
khu sản xuất, kinh doanh, phát huy thế mạnh về lao động, nghề truyền thống, sức
giao thương, cơ hội phát triển do ảnh hưởng của đô thị hóa; kết hợp hữu cơ với
hệ thống dân cư, đảm bảo môi trường phát triển bền vững.
Về hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Được
xây dựng đồng bộ phục vụ sinh hoạt và sản xuất, trong đó đặc biệt quan tâm đến
hệ thống giao thông liên xã, các điểm cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải
và chống ngập úng.
6.2. Định hướng phát triển
không gian các khu vực kinh tế chuyên ngành:
a) Khu vực phát triển công
nghiệp:
Cơ bản giữ nguyên các định hướng
phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 được phê duyệt. Trên cơ sở quỹ đất
hiện có, xét sự phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị, phát triển
mở rộng liền kề, tạo sự kết nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường.
b) Vùng nông nghiệp:
Cơ bản theo quy hoạch nông nghiệp,
nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; phân bố tập trung ở
các huyện: Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ và huyện Tiên Lữ.
c) Vùng du lịch:
Phát triển theo hướng khai thác
tuyến ven sông Hồng, gắn kết các khu vực du lịch trọng điểm hiện có như khu du
lịch Chử Đồng Tử - Tiên Dung (huyện Khoái Châu), khu vực Phố Hiến cổ (thành phố
Hưng Yên); định hướng xây dựng các cảng du lịch, đón khách ở hai khu vực trọng
điểm này. Hình thành một số tua du lịch sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống
gắn với các di tích như: Nhà thờ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, nhà thờ danh nhân
Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,
làng Nôm cổ...
d) Vùng bảo tồn tự nhiên,
sinh trưởng:
Chủ yếu phát triển theo các triền
sông, chú trọng phát triển nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.
7. Định hướng
phát triển hạ tầng kinh tế:
7.1. Khu công nghiệp:
Các khu công nghiệp tập trung chủ
yếu ở phía Bắc và phía Đông Bắc tỉnh, thuộc các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ,
Văn Giang, Khoái Châu và Ân Thi. Một số khu công nghiệp được bố trí ở các huyện
Kim Động và Tiên Lữ nhằm khai thác thêm các yếu tố thuận lợi tại khu vực và đáp
ứng nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động của các vùng này.
7.2. Cụm công nghiệp:
Phát triển theo quy hoạch phát triển
cụm công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030
được phê duyệt; gồm 37 cụm công nghiệp, quy mô mỗi cụm khoảng 10 - 50ha, phân bố
trên địa bàn các huyện.
7.3. Nông nghiệp, thủy sản:
Phát triển theo Quy hoạch phát triển
Nông nghiệp - PTNT và Quy hoạch phát triển Chãn nuôi - Thuỷ sản đến năm 2015, định
hướng đến 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; chú trọng phát triển sản xuất cây,
con có giá trị hiệu quả kinh tế cao.
7.4. Dịch vụ:
Hình thành các trung tâm lớn chuyên
dụng có quy mô phục vụ vùng và nội tỉnh, trước hết là dịch vụ ngân hàng - tài
chính khu vực Phố Nối; các trung tâm thương mại, chợ đầu mối. Xây dựng các công
trình dịch vụ vận tải tại các khu vực có ưu thế kết nối thuận tiện với hệ thống
giao thông và các đầu mối giao thương. Chú trọng xây dựng cơ sở vật chất gắn với
hiện đại hóa công nghệ đối với các loại dịch vụ tài chính, viễn thông, khoa học
- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ giáo dục, đào tạo khu vực: Thành phố Hưng Yên, Phố
Nối, Bô Thời - Dân Tiến, Văn Giang.
8. Tổ chức hệ
thống hạ tầng xã hội:
8.1. Công trình giáo dục:
Xây dựng hoàn chỉnh Khu Đại học Phố
Hiến, phấn đấu đến năm 2020 tiếp nhận từ 7 - 10 trường đại học vào khu vực này;
Quy hoạch đất để thu hút, tiếp nhận các trường đại học, cao đẳng vào đô thị Mỹ
Hào, Bô Thời - Dân Tiến theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
nâng cấp các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp hiện có trong tỉnh;
tiếp nhận một số trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề quy mô cấp vùng
tại khu vực Khoái Châu và Mỹ Hào. Tiếp tục phát triển các cấp học phổ thông,
chuẩn hoá giáo dục THPT, kiên cố hoá các trường, lớp học theo chương trình của
Chính phủ và của tỉnh.
8.2. Công trình y tế:
Hệ thống bệnh viện từ cấp huyện trở
lên đạt định mức trên 20,5 giường bệnh/01 vạn dân. Nhu cầu đến năm 2030 cần khoảng
4200 giường, đến năm 2050 cần khoảng 5000 giường. Nâng cấp và mở rộng Bệnh viện
Đa khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa Phố Nối, Bệnh viện Tâm thần kinh, Bệnh viện Mắt,
Bệnh viện Lao Phổi và các bệnh viện cấp huyện hiện có; sớm đưa vào sử dụng Bệnh
viện Sản - Nhi và một số bệnh viện chuyên khoa khác; nâng cấp các trạm y tế xã
phục vụ chãm sóc sức khoẻ nhân dân.
8.3. Công trình văn hóa, thể
thao:
Xây dựng những tổ hợp đa nãng văn
hóa - thể dục thể thao - giải trí với hệ thống từ cấp huyện trở lên, theo hai cấp:
phục vụ toàn vùng và phục vụ vùng. Mỗi huyện hoặc vùng có một tổ hợp, có quy mô
phù hợp phục vụ cho dân số huyện hoặc vùng, các tổ hợp này đặt tại các đô thị
trọng điểm tiểu vùng. Xây dựng hoàn chỉnh Khu liên hợp thể thao tỉnh tại thành
phố Hưng Yên theo quy hoạch được duyệt.
9. Định hướng
phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
9.1. Định hướng phát triển hệ
thống giao thông:
Kết hợp giữa quy hoạch chuyên
ngành giao thông cùng với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, lập kế hoạch xây dựng
hoàn thiện mạng lưới giao thông, các công trình đầu mối theo yêu cầu phát triển
của tỉnh theo từng giai đoạn cụ thể.
Các tuyến đường cao tốc, quốc lộ,
nối các đô thị, trung tâm phát triển với nhau và hội nhập vào các hướng đối ngoại
của tỉnh. Tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến ngoài cao tốc đạt cấp I, II.
Các tuyến giao thông chính của
vùng (tỉnh lộ, huyện lộ): đây là các tuyến kết nối thứ cấp giữa các cực phát
triển trong tỉnh. Tiêu chuẩn thiết kế đạt cấp II, III.
Các tuyến giao thông liên xã và đường
chính của huyện (huyện lộ, đường liên xã): Tiêu chuẩn thiết kế đạt cấp III, IV.
Khai thác đường thuỷ đối ngoại
trên sông Hồng và sông Luộc. Nâng cấp các sông Bắc Hưng Hải, sông Kim Sơn, Cửu
An, Đồng Quê, Tây Kẻ Sặt và các tuyến sông có giao thông thuỷ khác.
Kết hợp với Quy hoạch tổng thể
phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030. Đề xuất hướng tuyến dọc theo quốc lộ 39, điểm đầu tuyến tại ga Lạc Đạo
(huyện Văn Lâm), qua đô thị Mỹ Hào, đô thị Bô Thời - Dân Tiến, điểm cuối tuyến
tại thành phố Hưng Yên theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải.
9.2. Định hướng phát triển hệ
thống cấp điện:
Phát triển điện lực trên địa bàn tỉnh
theo Quy hoạch điện lực tỉnh Hưng Yên đến 2015, định hướng 2020 đã được Bộ Công
Thương phê duyệt.
9.3 Định hướng phát triển hệ
thống cấp nước:
Nguồn nước mặt dự kiến khai thác từ
sông Luộc và sông Hồng (cung cấp chủ yếu cho vùng phía Nam tỉnh). Nguồn nước ngầm
cho các khu vực: huyện Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu có quy mô
khai thác lớn. Các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ có quy mô khai thác vừa và nhỏ.
Tổng nhu cầu dùng nước toàn vùng đến
năm 2020 khoảng 248.000m3/ngđ; đến năm 2030 khoảng 412.000m3/ngđ
và đến năm 2050 khoảng 567.000m3/ngđ.
Định hướng phát triển hệ thống cấp
nước sạch chung của tỉnh theo hai giai đoạn: đến năm 2030 xây dựng mạng liên
vùng và mạng cục bộ. Mạng liên vùng được xây dựng cho vùng đô thị lớn như thành
phố Hưng Yên, đô thị Mỹ Hào, Văn Giang, Văn Lâm, Bô Thời - Dân Tiến... Mạng cục
bộ được xây dựng tại các thị trấn huyện lỵ, các khu công nghiệp không tập trung
và các khu vực nông thôn theo hệ thống khác nhau với hình thức cải tạo hoặc xây
dựng mới); đến năm 2050 sẽ xây dựng mạng cấp nước liên vùng kết nối hệ thống cấp
nước trên toàn tỉnh.
Định hướng phát triển hệ thống cấp
nước sạch các khu vực trong toàn vùng:
Vùng đô thị: Thành phố Hưng Yên (Đô thịtrung tâm toàn vùng): Tổng nhu cầu
43.000 m dùng nước đến 2020 3/ng.đ,2030 76.000 m 3
133.400 m đến 2050/ng.đ, 3/ng.đ. Trước hết cần nâng cấp cải tạo các
trạm cấp nước hiện có phù hợp với sự phát triển của thành phố. Đồng thời triển
khai xây dựng hai nhà máy cấp nước tại xã Phương Chiểu, Thiện Phiến huyện Tiên
Lữ (theo quy hoạch chung thành phố đã được duyệt). Hệ thống cấp nước của thành
phố sẽ kết nối với mạng cấp nước vùng, đảm bảo sự ổn định về nước sạch cho
thành phố.
Vùng phụ cận (hoặc ven đô)
thành phố Hưng Yên: Trước mắt lấy nước từ các nhà máy
lân cận và xây dựng hệ thống cấp nước cục bộ vừa và nhỏ kết hợp với sử dụng các
giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa đúng kỹ thuật, khai thác nguồn nước mặt
và nước ngầm mạch nông để sử dụng. Khi hệ thống cấp nước của thành phố được xây
dựng hoàn chỉnh thì sẽ được sử dụng nước sạch từ hệ thống này.
Đô thị trung tâm vùng: Gồm các đô thị Mỹ Hào, Bô Thời,Văn Giang. Tổng nhu cầu đến
93.500 m năm 2020 3/ng.đ, đến năm 2030 163.000 m3
210.000 m đến năm 2050/ng.đ, 3/ng.đ.
Do các đô thị này đều được phát
triển trên cơ sở nâng cấp các thị trấn cũ nên đều chưa có hệ thống cấp nước
hoàn chỉnh. Để đảm bảo nhu cầu cấp nước cho khu vực này, trước mắt tận dụng các
công trình cấp nước đã và đang xây dựng. Sau đó xây dựng các trạm mới và nâng cấp
các trạm cũ đáp ứng nhu cầu dùng nước của từng khu vực.
Các đô thị trung tâm huyện gồm
các thị trấn: Yên Mỹ, Như Quỳnh,
Khoái Châu, Ân Thi, 23.200 Lương Bằng, Vương, Trần Cao. Tổng45.000
m3/ng.đ, đến 2050 59.500 nhu cầu đến 2020 m3/ng.đ, đến 2030
trìnhm3/ng.đ, trước mắt cũng tận dụng các công đã và đang xây dựng sau
đó xây dựng các trạm mới và nâng cấp các trạm cũ, phù hợp với mục tiêu sử dụng.
Vùng công nghiệp: Tổng nhu cầu cấp nước chokhu công nghiệp, cụm công nghiệp
28.000 m trọng điểm đến đến 2020 3/ng.đ,năm 2030 67.100
m 3 96.000 m/ngđ, đến năm 2050 3/ng.đ. Những khu công nghiệp
chưa có hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước từ các đô thị lân cận. Xây dựng hệ
thống cấp nước cục bộ cho những khu cách xa đô thị đảm bảo công suất cấp nước
cho sự phát triển của từng khu. Những khu đã có hệ thống cấp nước sẽ cải tạo
nâng cấp công suất phù hợp với sự phát triển của từng giai đoạn.
Vùng nông thôn: Tổng nhu cầu dùng nước củakhu vực nông thôn đến 2020 64.000 m 3/ng.đ,
đến năm 2030 là68.000 82.200 m3/ng.đ. Định hướng chung về cấp nước
sạch m3/ng.đ, đến năm 2050 cho vùng nông thôn là triệt để khai thác các
trạm cấp nước của tỉnh (tại các vùng ven các nhà máy). Các khu vực còn lại từng
bước cải tạo đồng bộ trên diện rộng các trạm cấp nước cục bộ, đảm bảo chất lượng
nước theo “Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chất lượng nước cấp cho
sinh hoạt”. Sau khi mạng cấp nước liên vùng hoàn chỉnh thì sẽ sử dụng thêm nguồn
nước này.
Công trình đầu mối cấp nước: Dự kiến xây dựng 06 - 07 nhà máy cấp nước có công suất từ 3.000 m3/ng.đ
đến 85.000m3/ng.đ; nâng cấp công suất của các trạm cấp nước hiện có
trong toàn tỉnh. Các nhà máy cấp nước ở khu vực TP Hưng Yên, Tiên Lữ, Phù Cừ sử
dụng nguồn nước mặt từ sông Luộc để xử lý, các khu vực còn lại sử dụng nước ngầm.
Tính toán để đến năm 2030 các nhà máy cấp nước thuộc khu vực Văn Giang - Như Quỳnh
- Mỹ Hào - Bô Thời - Thành phố Hưng Yên sẽ liên kết với nhau tạo thành một hệ
thống cấp nước khép kín đảm bảo tính ổn định nguồn nước sạch; đến năm 2050 các
nhà máy cấp nước sẽ liên kết với nhau tạo thành một hệ thống cấp nước khép kín
đảm bảo tính ổn định nguồn nước sạch trong toàn tỉnh.
9.4. Định hướng chuẩn bị kỹ
thuật:
a) Cao độ xây dựng tại các
khu vực trong tỉnh:
Vùng đô thị thành phố Hưng Yên, đô
thị Bô Thời, đô thị Phố Nối: có cao độ nền khống chế tối thiểu là +3,5m.
Vùng đô thị Văn Giang, Văn Lâm:
cao độ nền khống chế tối thiểu +4,0m.
Các thị trấn, các khu, cụm công
nghiệp: cao độ nền khống chế tối thiểu +3,2m.
Vùng nông thôn: tuỳ theo cốt ngập
úng của khu vực để xác định cho phù hợp.
b) Hệ thống thoát nước mưa
chia thành 04 lưu vực:
Lưu vực 1: thuộc tiểu khu Bắc Kim Sơn (bao gồm các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ,
Văn Giang) thoát ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải.
Lưu vực 2: thuộc tiểu vùng Ân Thi - đường 39 thoát ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải,
sông Điện Biên, sông Cửu An và sông Sậy.
Lưu vực 3: thuộc tiểu khu Tây Nam Cửu An (bao gồm các huyện Ân Thi, Tiên Lữ, Kim
Động, Phù Cừ, Khoái Châu) thoát ra sông Sậy, sông Điện Biên, sông Cửu An, sông
Luộc và sông Hồng.
Lưu vực 4: thuộc tiểu khu Châu Giang (bao gồm các huyện Văn Giang, Khoái Châu,
Yên Mỹ, Kim Động) thoát ra hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Sậy, sông Điện Biên
và sông Hồng.
Hệ thống thuỷ lợi: nạo vét, cải tạo, nâng cấp kênh tưới, kênh tiêu và tưới tiêu kết hợp.
Kè bờ bảo vệ lòng kênh, mương và kết hợp cải tạo cảnh quan của các đô thị, thị
trấn, thị tứ. Cải tạo, nâng cấp và xây mới các trạm bơm, kênh mương; củng cố,
tu bổ hệ thống kè, cống, đê điều đảm bảo an toàn chống lũ theo quy hoạch thuỷ lợi
được UBND tỉnh phê duyệt.
9.5. Định hướng thoát nước
thải và vệ sinh môi trường:
Tổng lượng nước thải tại các vùng
đô thị, đô thị hoá và các khu công nghiệp tính đến năm 2020 khoảng 113.800 m3/ng.đ,
đến năm 2030 khoảng 175.200 m3/ng.đ và đến năm 2050 khoảng 261.000 m3/ng.đ.
Đối với các khu đô thị đã có hệ thống thoát nước chung, xây dựng hệ thống cống
bao, giếng tách nước thu gom nước thải về trạm xử lý kết hợp với nâng cấp cải tạo
đường ống.
Đối với các khu vực đô thị xây mới,
khu công nghiệp phải xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng với nước mặt.
Vùng nông thôn xây dựng theo hệ thống
thoát nước chung.
Tổng lượng rác thải sinh hoạt đến
năm 2050 khoảng 750 tấn/ng.đ. Định hướng thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt
trong tỉnh để xử lý tập trung. Chất thải rắn công nghiệp và y tế phải có biện
pháp xử lý riêng. Dự kiến xây dựng 05 khu xử lý rác thải tập trung tại các khu
vực: xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm xử lý cho khu vực phía Bắc tỉnh; xã Lư Thường
Kiệt, huyện Yên Mỹ xử lý cho khu vực giữa tỉnh; xã Vũ Xá, huyện Kim Động xử lý
cho giữa tỉnh; thành phố Hưng Yên, Phù Cừ xử lý cho khu vực phía Nam tỉnh.
Nghĩa trang: Từng bước di chuyển một
số nghĩa trang ra khỏi đô thị, gắn với giải pháp công viên hoá. Các nghĩa trang
tại khu vực nông thôn cần được phân loại, ngừng chôn lấp đối với các khu không
đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Dự kiến xây dựng 03 khu nghĩa trang tập trung
với quy mô khoảng 15ha/một nghĩa trang tại huyện Phù Cừ, Ân Thi và Văn Lâm.
Các chỉ tiêu quy hoạch và nội
dung quy hoạch chi tiết như hồ sơ Quy hoạch được Sở Xây dựng thẩm định, trình.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng
và các đơn vị liên quan tổ chức công bố Quy hoạch đảm bảo thời gian; quản lư, tổ
chức thực hiện Quy hoạch chặt chẽ theo quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và
Môi trường, Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công Thương, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lư các khu công nghiệp tỉnh; Điện lực
Hưng Yên; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thông
|