Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2485/2007/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ Người ký: Đặng Đình Vượng
Ngày ban hành: 01/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2485/2007/QĐ-UBND

Việt Trì, ngày 01 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ QUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 – 2011, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 16/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Văn bản số 160-KL/TU ngày 05/7/2007 về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê quyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011, định hướng đến năm 2020, với nội dung chính như sau:

1. Đánh giá thực trạng công tác điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

Công tác điều tra địa chất khoáng sản đã sớm phát hiện và sơ bộ đánh giá được khả năng triển vọng của các khoáng sản chủ yếu làm vật liệu xây dựng. Hoạt động khai thác và chế biến diễn ra khá phong phú và đa dạng, quy mô khai thác chủ yếu là vừa và nhỏ. Sản phẩm khai thác và chế biến liên tục tăng cả về số lượng và chất lượng; đóng góp nguồn thu cho ngân sách, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết lao động tại chỗ. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản dần đi vào trật tự và từng bước đảm bảo lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân khu vực có khoáng sản.

Tuy nhiên, các dự án khai thác và chế biến khoáng sản còn sử dụng công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ và năng suất thấp. Quy mô đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu khai thác và chế biến; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều điểm bất cập, công tác kiểm tra giám sát có nơi bị buông lỏng; công tác nghiên cứu và tư vấn khoa học công nghệ còn hạn chế, tình hình khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản còn xảy ra ở nhiều nơi. Hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường chưa đảm bảo tiêu chuẩn, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nước và hệ động, thực vật trên khu vực đã khai thác. Công tác đảm bảo an toàn và chế độ lao động cho mọi người lao động chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động có tay nghề chuyên môn còn ở mức thấp.

2. Quy hoạch thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020:

a) Quan điểm:

- Quy hoạch thăm dò khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuân thủ các quy hoạch khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải chịu sự quản lý của Nhà nước.

- Đáp ứng yêu cầu về xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công nghệ hiện đại; gắn khai thác với chế biến, tăng cường chế biến sâu, nhằm sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên, tăng giá trị sản phẩm; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tăng cường quản lý Nhà nước, lập lại trật tự, kỷ cương trong khai thác và chế biến khoáng sản.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và nhân dân vùng có khoáng sản.

b) Mục tiêu:

- Mục tiêu tổng quát:

- Quy hoạch nhằm điều tra, thăm dò đầy đủ, chính xác tiềm năng trữ lượng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, quy hoạch vùng khoáng sản cấm khai thác.

- Xây dựng cơ sở khoa học nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả tiềm năng lợi thế phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng và giải quyết việc làm.

- Nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước về khai thác và chế biến khoáng sản, lập lại trật tự trong khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đảm bảo tổng sản lượng đưa vào khai thác cho từng giai đoạn đáp ứng nhu cầu như dự báo, cụ thể như sau:

Giai đoạn 2006 – 2010:

Đá xây dựng: Đưa vào khai thác 20 mỏ, với sản lượng khai thác đạt khoảng 564.000m3/năm.

Sét làm gạch ngói: Đưa vào khai thác 47 mỏ, (chưa kể mỏ hiện đang khai thác) với sản lượng khai thác đạt khoảng 812.5003/năm.

Cát sỏi: Đưa vào khai thác 28 mỏ, với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.030.000m3/năm.

Giai đoạn 2010 – 2020:

Đá xây dựng: Đưa vào khai thác 22 mỏ, với sản lượng khai thác đạt khoảng 840.000m3/năm.

Sét làm gạch ngói: Đưa vào khai thác 56 mỏ, với sản lượng khai thác đạt khoảng 937.5003/năm.

Cát sỏi: Đưa vào khai thác 31 mỏ, với sản lượng khai thác đạt khoảng 2.850.000m3/năm.

- Làm tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đạt tỷ trọng khoảng 18 – 19% trong giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

- Đối với loại khoáng sản có tiềm năng lợi thế như cát sông Lô – phấn đấu tham gia vào xuất khẩu ra thị trường nước ngoài đạt 500.000m3/năm vào năm 2010 và 1.000.000m3/năm vào năm 2020.

3. Nội dung quy hoạch:

a) Phương án quy hoạch:

Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng dàn trải ở các khu vực có tiềm năng về tài nguyên, trữ lượng kết hợp tập trung theo quy mô công nghiệp ở những vùng có tiềm năng và lợi thế.

b) Quy hoạch khung các khu vực có tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

- Đối với đá xây dựng thông thường được chia làm 5 khu vực ở 3 huyện chủ yếu là Thanh Sơn, Yên Lập và Đoan Hùng, đây là những khu vực có chất lượng đá tốt và đồng đều, ngoài ra còn có 1 số điểm mỏ nằm rải rác trên địa bàn tỉnh.

- Đối với sét gạch ngói được tập trung tại 4 khu vực của 4 huyện làm Tam Nông, Lâm Thao, Phù Ninh và Thanh Thủy; chất lượng sét trầm tích có chất lượng cao hơn sét đồi, ngoài ra còn có 1 số điểm mỏ thuộc thung lũng giữa núi trên địa bàn 2 huyện Thanh Sơn và Yên Lập.

- Đối với cát cuội sỏi được chia làm 4 khu vực, trong mỗi khu vực có các mỏ và điểm mỏ, có chất lượng và tính chất cơ lý khác nhau giữa cát sông Chảy, sông Lô, sông Hồng và sông Đà; khoáng sản này có hầu hết trên địa bàn của các huyện, thành, thị có các con sông chảy qua.

c) Quy hoạch điều tra đánh giá khoáng sản làm vật liệu thông thường: Điều tra trong giai đoạn 2006 – 2020 nhằm mục tiêu đánh giá lại các mỏ đang khai thác và phát hiện các mỏ có tiềm năng, xác định rõ trữ lượng, chất lượng. Căn cứ vào các mỏ cát có triển vọng, nhu cầu của thị trường và tác động của khai thác tới môi trường, trước mắt cần tập trung đưa 4 khu vực khai thác cát của các con sông Chảy, sông Lô, sông Hồng, sông Đà vào quy hoạch (phụ lục 01)

d) Quy hoạch thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

- Đối với đá xây dựng (phụ lục 02): Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, tiếp tục cho khai thác các mỏ đã cấp phép, không cấp phép thăm dò mới. Trong giai đoạn 2011 – 2020, cùng với các mỏ đang khai thác như giai đoạn 2006 – 2010 sẽ bổ sung cấp 2 mỏ ở khu vực Đoan Hùng và Yên Lập.

- Đối với sét gạch ngói (phụ lục 03): Trong giai đoạn từ nay đến 2020, quy hoạch theo hướng vừa dàn trải vừa tập trung, tức là trên địa bàn mỗi huyện đều có khu vực khai thác, sản xuất gạch ngói nhưng tập trung tại 2 huyện Cẩm Khê và Lâm Thao. Hướng quy hoạch là tận dụng đất không hiệu quả và hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa, khu vực khai thác và chế biến không quá xa nhau. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 các mỏ hiện đang khai thác không cần phải tiến hành thăm dò thêm. Giai đoạn 2011 – 2020 bổ sung thăm dò các mỏ tại các huyện: Cẩm Khê, Tam Nông, Yên Lập, Hạ Hòa, Thanh Ba, Thanh Thủy, Lâm Thao.

- Đối với đá xây dựng (phụ lục 05): Trong giai đoạn từ nay đến 2010, tại các khu vực sông Chảy và sông Lô không cấp mỏ mới; tại khu vực sông Hồng, sông Đà và sông Bứa chỉ tập trung cấp phép thăm dò cát thuộc diện tích bãi bồi thấp, nằm độc lập và phần bãi bồi thấp nằm bao quanh bãi bồi cao, tạm thời không cần cấp phép thăm dò cát lòng sông và bãi bồi cao. Giai đoạn 2011 – 2020 không cần thăm dò mới mà chỉ tăng thêm sản lượng khai thác của các doanh nghiệp; tại khu vực sông Hồng cần tăng sản lượng khai thác và tiếp tục cấp phép thăm dò, khai thác ở bãi bồi thấp nằm độc lập; tại khu vực sông Bứa tiếp tục cấp phép ngắn hạn và khống chế sản lượng khai thác.

đ) Quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:

- Đối với đá xây dựng thông thường (phụ lục 02): Trong giai đoạn 2006 – 2010 giữ nguyên vị trí mỏ đã được cấp phép, hạn chế mở thêm mỏ mới, gắn chặt khai thác với chế biến. Sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, công nghệ khoan nổ mìn, bốc xúc bằng gàu xúc hoặc thủ công và vận chuyển bằng ô tô về nơi chế biến, độ sâu khai thác tương ứng với độ cao xâm thực địa phương, sản lượng khai thác theo giấy phép đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong giai đoạn 2011 – 2020 tiếp tục khai thác các mỏ đã cấp phép và còn trữ lượng, mở mới 2 mỏ tại Chí Đám - Đoan Hùng và Xuân Thủy – Yên Lập. Sử dụng công nghệ khai thác và chế biến hiện đại, sạch và an toàn; độ sâu khai thác tương ứng với độ cao xâm thực địa phương. Trong giai đoạn này tập trung chế biến các loại đá phục vụ cho các công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi và dùng cho xử lý môi trường, đặc biệt để khử lưu huỳnh trong ống khói, lọc nước và xử lý nước thải.

- Đối với sét làm gạch ngói (phụ lục 03): Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, vị trí khai thác nằm trong ranh giới đã được thăm dò, sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên, công nghệ gàu xúc, độ sâu khai thác trung bình là 2,5m, sản lượng khai thác theo nhu cầu gạch ngói của thị trường.

- Đối với cát cuội sỏi (Phụ lục 04 và phụ lục 05): Trong giai đoạn 2006 – 2010, tại sông Lô giữ nguyên vị trí ranh giới và sản lượng mỏ đã cấp phép khai thác, không cấp mỏ mới, công nghệ khai thác là trục vớt cát sỏi lòng sông bằng tàu hút, tàu quốc; khoảng cách xa bờ tối thiểu vào mùa cạn là 50m, độ sâu khai thác tùy thuộc vào từng vùng mỏ, khai thác theo hướng dòng chảy, dàn trải. Việc đánh giá lại tiềm năng, trữ lượng được triển khai vào năm 2009; giai đoạn 2010 – 2020 chỉ thực hiện cấp phép khai thác theo thiết kế khai thác và dự án khả thi đầu tư khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Các giải pháp chủ yếu:

a) Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý Nhà nước:

- Nâng cao chất lượng về quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt; các huyện, thành, thị cần quản lý quỹ đất, lập quy hoạch phân bố các khu dân cư, công trình công cộng, dịch vụ công cộng, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ cho quá trình khai thác và chế biến sâu.

- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, khảo sát và thăm dò chi tiết khoáng sản, thường xuyên bổ sung và cập nhật số liệu thực tế về trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản. Công bố công khai cho nhân dân và các doanh nghiệp biết.

- Lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý khai thác và chế biến khoáng sản, rà soát, đánh giá lại năng lực tài chính, công nghệ, trình độ khai thác và chế biến của các doanh nghiệp; yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng đề án đổi mới thiết bị công nghệ cho từng giai đoạn phát triển. Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản. Kiên quyết xử lý những tổ chức và cá nhân sai phạm liên quan đến lĩnh vực này.

- Sắp xếp tổ chức, bộ mày quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ chuyên môn sâu. Phân cấp quản lý Nhà nước cho các cơ quan quản lý chuyên ngành và địa phương cho phù hợp với thực tế; nâng cao công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn với các cấp địa phương. Quan tâm đến quyền lợi của nhân dân sống trong vùng khoáng sản.

b) Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Có chính sách về giao đất, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xử lý ô nhiễm môi trường cho những dự án lớn. Cần định hướng và khuyến khích phát triển công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng hiện đại, bền vững. Có cơ chế quản lý tốt hoạt động triển khai công nghệ, mua bán, chuyển giao công nghệ, nhất là tiếp nhận, kiến thức, kinh nghiệm. Có chính sách ưu tiên và xây dựng tiêu chí nhằm khuyến khích những dự án công nghệ sạch, hiện đại.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong đó có sự hỗ trợ của ngân sách tỉnh. Đào tạo nghề gắn với các cơ sở sử dụng lao động, chú ý đào tạo nghề cho lao động nông thôn nằm trong khu vực vùng mỏ.

Có chính sách bố trí, sử dụng cán bộ quản lý phù hợp với chuyên ngành, cán bộ chuyên sâu, có kinh nghiệm.

c) Giải pháp về bảo vệ môi trường: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Môi trường. Xây dựng các quy chế, nội dung về bảo vệ môi trường khu vực khai khoáng, quy định rõ trách nhiệm của các bên tham gia tác động đến môi trường, thường xuyên kiểm tra môi trường trong quá trình khai thác. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến khoáng sản sử dụng năng lượng sạch, công nghệ hiện đại, trang bị đầy đủ bảo hộ cho người lao động. Xây dựng quy trình khai thác hợp lý, hoàn thổ và tạo cảnh quan bãi khai thác để trở thành hồ nước nuôi trồng thủy sản. Xử lý và khống chế chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, chất thải từ phương tiện vận chuyển.

Điều 2 Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng công bố công khai quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành, thị tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến năm 2020. Đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành, thị trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh. Trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của Nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối ngân sách và đề xuất giải pháp huy động mọi nguồn lực cho công tác kiểm tra, nghiên cứu tài nguyên khoáng sản thuộc phạm vi tỉnh quản lý, tổ chức xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

4. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư có ứng dụng khoa học công nghệ mới sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cho hoạt động khoa học phù hợp với pháp luật về tài chính trong hoạt động khoa học.

5. UBND các huyện, thành, thị phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan trong việc quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Đề xuất với các cấp biện pháp quản lý nhằm năng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các cơ quan đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Đình Vượng

 

PHỤ LỤC 01:

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Đề án

Loại khoáng sản

Diện tích

(Km2)

Thời gian

Vốn dự kiến

(Triệu đồng)

Giai đoạn 2006 – 2010

1

Điều tra đánh giá cát sỏi sông Chảy, sông Lô

Cát sỏi

100,5

2010

300

Giai đoạn 2010 – 2020

1

Điều tra đánh giá cát sông Hồng

Cát

164,9

2015

280

2

Điều tra đánh giá cát sông Đà

Cát

96,4

2015

180

 

PHỤ LỤC 02:

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Tên mỏ và điểm đá xây dựng

Vị trí hành chính

TNDB

(103 m3 )

Thời gian khai thác theo thiết kế

Huyện

1

Xóm Giác

Thu Cúc

Thanh Sơn

500

2006 - 2020

2

Xóm Chiềng

Thu Cúc

Thanh Sơn

500

2006 - 2020

3

Hương Cần

Hương Cần

Thanh Sơn

22.500

2006 – 2020 và sau đó

4

Yên Lương

Yên Lương

Thanh Sơn

800

2006 - 2017

5

Xóm Pheo

Yên Lãng

Thanh Sơn

800

2006 – 2020 và sau đó

6

Núi Hương

Cự Đồng

Thanh Sơn

1.000

2006 – 2016

7

Núi Hang Đùng

Hang Đùng

Yên Lập

2.000

2006 – 2020 và sau đó

8

Hang Chuột

Ngọc Lập

Yên Lập

1.000

2006 – 2020 và sau đó

9

Hang Nắng

Ngọc Lập

Yên Lập

800

2006 – 2020

10

Gò Thanh

Chí Đám

Đoan Hùng

200

2006 – 2014

11

Hang Khay

Chí Đám

Đoan Hùng

200

2006 – 2014

12

Gò Vôi

Vân Du

Đoan Hùng

100

2006 – 2016

13

Núi Hin

Phú Thứ

Đoan Hùng

400

2007 – 2017

14

Gò Heo

Sơn Tình

Cẩm Khê

90

2006 – 2016

15

Trị Quận

Trị Quận

Phù Ninh

200

2006 – 2012

16

Gò Măng

Chí Đám

Đoan Hùng

1.000

2010 – 2020

17

Xóm Nứa

Xuân Thủy

Yên Lập

1.000

2010 – 2020

 

PHỤ LỤC 03:

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN SÉT GẠCH NGÓI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010, 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số: 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Tên mỏ, điểm sét

TNDB (103m3)

Thời gian TK

Công nghệ chế biến

Thanh Sơn

1

Bãi sau xóm Né – Yên Lãng

115

2006 - 2010

Liên hoàn

2

Bãi Gỗ - Địch Quả

80

2006 - 2010

Liên hoàn

3

Hà Biên – Võ Miếu

65

2006 - 2010

Liên hoàn

4

Soi Bà Dũng – Sơn Hùng

150

2006 - 2010

Tuynel

5

Mỏ Bặn – Thu Cúc

80

2010 - 2020

KT phục vụ CB

6

Mỏ Trống - Văn Miếu

80

2010 - 2020

KT phục vụ CB

7

Mỏ Bãi Von – Yên Sơn

80

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Cẩm Khê

8

Tiên Lương

150

2010 - 2020

Tuynel

9

Tạ Xá

100

2010 - 2020

KT phục vụ CB

10

Ngô Xá

130

2010 - 2020

KT phục vụ CB

11

Phú Khê

100

2010 - 2020

KT phục vụ CB

12

Sơn Tình

130

2010 - 2020

KT phục vụ CB

13

Đồng Cam

80

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Lâm Thao

14

Thạch Sơn

100

2006 - 2010

Liên hoàn

15

Xuân Huy

40

2006 - 2010

Liên hoàn

16

TT Lâm Thao

80

2006 - 2010

Liên hoàn

17

Tứ Xã

40

2006 - 2010

Liên hoàn

18

Kinh Kệ

180

2010 - 2020

Tuynel

19

Cao Xá

150

2010 - 2020

KT phục vụ CB

20

Bản Nguyên

180

2010 - 2020

Tuynel

21

Xuân Lũng

130

2010 - 2020

KT phục vụ CB

22

Vĩnh Lại

130

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Tam Nông

23

Tứ Mỹ

40

2006 - 2010

Liên hoàn

24

Tề Lễ

40

2006 - 2010

Liên hoàn

25

TT Hưng Hóa

40

2006 - 2010

Liên hoàn

26

Quang Húc

180

2010 - 2020

Tuynel

27

Hương Nộn

40

2010 – 2020

Tuynel

28

Thượng Nông

40

2010 – 2020

KT phục vụ CB

29

Vực Tường

50

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Yên Lập

30

Mỹ Lương

65

2006 - 2010

Liên hoàn

31

Xuân Thủy

65

2006 - 2010

Liên hoàn

32

Đồng Lạc

65

2010 - 2020

Liên hoàn

33

Mỹ Lung

75

2010 - 2020

KT phục vụ CB

34

Ngọc Lập

40

2010 - 2020

KT phục vụ CB

35

Xuân Viên

65

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Hạ Hòa

36

Vô Tranh

100

2010 - 2020

KT phục vụ CB

37

Minh Côi

75

2010 - 2020

KT phục vụ CB

38

Minh Hạc

100

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Đoan Hùng

39

Chí Đám

130

2006 - 2010

Liên hoàn

40

Hùng Quan

65

2006 - 2010

Liên hoàn

41

Vụ Quang

75

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Phù Ninh

42

Tử Đà

180

2006 - 2010

Tuynel

43

Phà Then

180

2006 - 2010

Tuynel

44

Tiên Du

75

2006 - 2010

KT phục vụ CB

Thanh Ba

45

Quán Lương - Lương Lỗ

40

2006 - 2010

Liên hoàn

46

Mạo Phổ - Lương Lỗ

40

2006 - 2010

Liên hoàn

47

Hoàng Cương

80

2010 - 2020

KT phục vụ CB

48

Đông Thành

250

2010 - 2020

KT phục vụ CB

49

Đỗ Xuyên

75

2010 - 2020

KT phục vụ CB

Thanh Thủy

50

Xuân Lộc

75

2006 - 2010

Liên hoàn

51

Đồng Luận

80

2006 - 2010

Liên hoàn

52

Thạch Đồng

80

2006 - 2010

Liên hoàn

53

Đào Xá

110

2006 - 2010

Tuynel

54

Yến Mao

80

2006 - 2010

Liên hoàn

Thị xã Phú Thọ

55

Thanh Minh

40

2006 - 2010

Liên hoàn

56

Hà Lộc

40

2006 - 2010

Liên hoàn

57

Văn Lung

180

2010 - 2020

Tuynel

 

PHỤ LỤC 04:

QUY HOẠCH PHÂN KHU VỰC QUẢN LÝ CÁT, SỎI TRÊN SÔNG LÔ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
(Kèm theo Quyết định số 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Địa phận quản lý

Đơn vị quản lý hoạt động

Cấm khai thác

Từ Km0 – Km4

Km0: Xác định từ nơi gặp nhau của sông Hồng và sông Lô tại Bạch Hạc

Bờ sông bị sạt lở, có cầu Việt Trì

1

Từ Km0 – Km6

C.ty CP đầu tư và T.mại Thuận Phát

2

Từ Km6 – Km7

Xí nghiệp VLXD Trung Thành

3

Từ Km7 – Km21+800

Trong đó đoạn cấm hoạt động:

*Từ Km14 +100-Km20

C.ty CP vật liệu và XD Sông Lô

Bờ sông bị sạt lở và có hệ thống kè Then

Cấm

Từ Km21+800 – Km23+700

Bờ sông bị sạt lở và có kè An Đạo

4

Từ Km23+700 – Km31+500

Trong đó các đoạn cấm hoạt động

* Từ Km25+400 – Km26+700

* Từ Km27+400 – Km30+500

HTX sản xuất VLXD và chất đốt Bãi Bằng

Có Cảng Bãi Bằng

Có hệ thống kè Len

5

Từ Km 31+500 – Km34

Công ty TNHH Sông Lô

6

Từ Km34 – Km 56

Công ty TNHH vận tải Bạch Hạc

7

Từ Km 56 – Km 58

Công ty TNHH Cát Vàng

(3*)

Từ Km58 – Km63

C.ty CP vật liệu và XD Sông Lô (chi nhánh Đoan Hùng)

8

Từ Km63 – Km64+300

C.ty CP Bảo Chính Vương

Cấm

Từ Km64+300 – Km64+800

Bờ sông bị sạt lở

9

Từ Km64+800 - Km72

HTX khai thác và kinh doanh cát sỏi Hữu Đô

 

PHỤ LỤC 05:

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC CÁT SÔNG HỒNG VÀ SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ 2010 – 2020
(Kèm theo Quyết định số 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ)

TT

Tên đề án

Diện tích

(ha)

Thời gian

Vốn dự kiến

(103 đồng)

1

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Đà – xã Xuân Lộc – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

91

2006 - 2010

280.000

2

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Đà – xã Bảo Yên – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

55

2006 - 2010

231.000

3

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Đà – xã Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

100

2006 - 2010

300.000

4

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Đà – xã Hồng Đà – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ (thuộc bãi cát cầu Trung Hà)

65

2006 - 2010

273.000

5

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Vĩnh Lại – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

140

2006 - 2010

450.000

6

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Bản Nguyên – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

22

2006 - 2010

70.000

7

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Thạch Sơn – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

50

2006 - 2010

150.000

8

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Hương Nhà – Vực Tường - huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

23

2006 - 2010

95.000

9

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Cát Trù – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ

32

2006 - 2010

100.000

10

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Vĩnh Chân – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

40

2006 - 2010

120.000

11

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Tình Cương – huyện Cẩm Khê – tỉnh Phú Thọ

50

2006 - 2010

150.000

12

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Mạn Lạn – huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ

48

2006 - 2010

200.000

13

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Yên Luật – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ

60

2006 - 2010

190.000

14

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Minh Hạc – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ

40

2006 - 2010

120.000

15

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Lâm Lợi – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ

60

2006 - 2010

190.000

16

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Đan Thượng – huyện Hạ Hòa – tỉnh Phú Thọ

120

2006 - 2010

360.000

17

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Hợp Hải – huyện Lâm Thao – tỉnh Phú Thọ

31

2010 - 2020

130.000

18

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Thanh Uyên – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

150

2010 - 2020

450.000

19

Thăm dò cát làm VLXD bãi nổi sông Hồng – xã Hiền Quan – huyện Tam Nông – tỉnh Phú Thọ

45

2010 - 2020

135.000

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2485/2007/QĐ-UBND ngày 01/10/2007 phê quyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 – 2011, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.693

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.95.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!