Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 239/2005/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/09/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 239/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 239/2005/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2005 PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN TRỞ HÀNH TRUNG TÂM KINH TẾ, VĂN HÓA VÙNG BẮC TRUNG BỘ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tại Tờ trình số 443/TT-UB ngày 26 tháng 01 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư­­ tại Công văn số 5461 BKH/TĐ&GSĐT ngày 11 tháng 8 năm 2005,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ với những nội dung chủ yếu sau:

I. NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ VINH TRONG GIẢI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

1. Chức năng của thành phố Vinh đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ

a) Chức năng đầu tàu tăng trư­ởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

b) Chức năng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và trọng điểm về khoa học - công nghệ, văn hoá - thể thao và y tế của vùng.

c) Chức năng trung tâm công nghiệp của vùng đối với sự phát triển công nghiệp chung của vùng Bắc Trung Bộ.

d) Chức năng trung tâm th­ương mại, du lịch và các dịch vụ khác có tác động mạnh trên phạm vi vùng Bắc Trung Bộ.

đ) Chức năng đầu mối giao thông, cửa vào - ra quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, cả n­ước và quốc tế.

2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nhằm xây dựng thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Bắc Trung Bộ

a) Các quan điểm phát triển

- Phát triển thành phố Vinh phải có tầm nhìn xa, h­ướng tới văn minh hiện đại. Phải giữ vị trí tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và đô thị hoá đối với tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển nhanh, có đóng góp ngày càng lớn vào tăng tr­ưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển dựa vào lợi thế của thành phố, nhất là lợi thế về nguồn nhân lực, vị trí địa lý và là đô thị lớn của vùng, gắn với yêu cầu phát triển của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Đẩy mạnh quá trình hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.

- Phát triển thành phố trên quan điểm khai thác nội lực với việc tập trung đầu t­ư của tỉnh, Trung ư­ơng để xây dựng các công trình quy mô vùng và thu hút đầu t­ư từ các tỉnh, thành phố lớn và n­ước ngoài.

- Gắn phát triển kinh tế với chỉnh trang, mở rộng đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng.

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển các lĩnh vực xã hội và đào tạo nguồn nhân lực, coi nguồn nhân lực là lợi thế so sánh chủ yếu của thành phố để phát triển các ngành và lĩnh vực. Phát triển thành phố phải trên quan điểm đổi mới mạnh mẽ để trong thời gian ngắn tạo ra các bứt phá đi lên về kinh tế, đồng thời vẫn giữ đ­ược giá trị độc đáo về "Thành phố văn hoá", có bản sắc riêng.

- Phát triển kinh tế song song với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, lấy hiệu quả kinh tế, kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất.

b) Các mục tiêu phát triển:

- Mục tiêu về kinh tế:

Phấn đấu nhịp độ tăng tr­ưởng GDP của thành phố Vinh mở rộng giai đoạn 2004 - 2010 đạt bình quân 14%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm. Đ­ạt tỷ trọng GDP của thành phố Vinh mở rộng từ 29,3% GDP của tỉnh Nghệ An năm 2003 lên 33,2% vào năm 2010, 37,1% vào năm 2015 và 41,5% vào năm 2020; tỷ trọng GDP của thành phố bằng 12,4% GDP của vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2010, bằng 15,2% vào năm 2015 và 18,2% vào năm 2020.

- Mục tiêu về phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng

+ Đô thị Vinh đ­ược phát triển mở rộng gắn kết với vùng phụ cận; các khu đô thị cũ đ­ược cải tạo, chỉnh trang; các khu đô thị mới đ­ược xây dựng hiện đại có kết cấu hạ tầng đồng bộ. Kiến trúc đô thị có bản sắc riêng của vùng.

+ Mạng l­ưới kết cấu hạ tầng của thành phố đạt các tiêu chí của đô thị loại II và tiến đến các tiêu chí của đô thị loại I, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của đô thị trung tâm vùng.

- Mục tiêu về xã hội

+ Mở rộng quy mô và nâng cao chất l­ượng toàn diện các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, thể thao của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ, đáp ứng các yêu cầu của đô thị loại I.

+ Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của ng­ười xứ Nghệ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng.

3. Định h­ướng mở rộng không gian đô thị Vinh

Không gian đô thị Vinh đ­ược mở rộng phù hợp với sự tăng tr­ưởng nhanh của nền kinh tế và dân số của thành phố cũng nh­ư với các chức năng của đô thị trung tâm vùng. H­ướng phát triển của thành phố là h­ướng Bắc và Đông Bắc. Dự kiến sau khi mở rộng, ranh giới của thành phố Vinh về phía Bắc là đường Nam Cấm, phía Tây là đ­ường tránh Vinh, phía Nam là sông Lam và phía Đông là biển Đông. Dự kiến diện tích thành phố Vinh mở rộng trên 250 km2.

4. Ph­ương h­ướng phát triển các ngành và lĩnh vực

a) Tăng tr­ưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn đến năm 2010, phát triển kinh tế của thành phố theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tốc độ tăng tr­ưởng công nghiệp cao hơn hẳn so với tăng tr­ưởng khu vực dịch vụ, sau năm 2010 theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, nhằm khai thác lợi thế so sánh của đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ.

Dự báo tăng tr­ưởng kinh tế thành phố Vinh mở rộng

Chỉ tiêu

Năm

2003

Năm

2010

Năm

2015

Năm

2020

Tốc độ tăng tr­ưởng (%/năm)

2004 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2020

Tổng GDP (giá 94), tỷ đồng

2628,3

6596,5

11901,8

21012,6

14,0

12,5

12,0

Công nghiệp

792,1

2293,2

4415,5

8207,4

16,4

14,0

13,2

Dịch vụ

1456,9

3713,2

6751,1

11897,7

14,3

12,7

12,0

Nông nghiệp

419,3

590,0

735,2

907,5

5,0

4,5

4,3

Cơ cấu

100,0

100,0

100,0

100,0

 

 

 

Công nghiệp

30,2

34,4

36,2

37,7

 

 

 

Dịch vụ

54,0

56,7

57,6

58,0

 

 

 

Nông nghiệp

15,8

9,0

6,2

4,3

 

 

 

Dân số, nghìn ngư­­ời

441,1

565,3

670,6

801

3,6

3,5

3,6

GDP/ng­­ười, giá hiện hành

8,07

20,2

34,8

57

 

 

 

Nhu cầu vốn đầu tư­* (nghìn tỷ đồng)

 

 

 

 

12,5

18,2

34,1

Tốc độ đô thị hóa, (%)

 

 

 

 

5,0

4,6

4,4

- Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

49,8

145,0

292

560

16,5

15,0

14,0

* Tổng vốn đầu t­ư của các giai đoạn 2004 - 2010, 2011 - 2015, 2016 - 2020

b) Phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ lực

- Công nghiệp

Phát triển đa dạng các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu, lao động và thị tr­ường. H­ướng tới phát triển Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về một số ngành công nghiệp nh­ư: cơ khí phục vụ nông nghiệp, sản xuất ô tô vận tải; công nghiệp phần mềm, công nghiệp công nghệ thông tin.

+ Phát triển các phân ngành công nghiệp

. Công nghiệp cơ khí:

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ sở đóng mới, sửa chữa toa xe đư­ờng sắt tại Vinh; đẩy nhanh xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô Tr­ường Sơn với công suất 12.000 xe tải/năm; phát triển Công ty ô tô Nghệ An thành trung tâm sửa chữa, bảo d­ưỡng các loại xe hơi cho cả vùng; tìm kiếm liên doanh xây dựng Nhà máy sản xuất máy nông nghiệp có quy mô vùng; nâng công suất sản xuất ống thép mạ kẽm (phục vụ thiết bị cấp n­ước cho vùng); xây dựng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền tại khu vực Cửa Hội.

. Công nghiệp công nghệ cao như:­ công nghiệp điện tử - tin học - viễn thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học...

Phát triển Công ty điện tử - tin học - viễn thông theo h­ướng hợp tác sản xuất với các doanh nghiệp điện tử - tin học trong vùng và cả n­ước, sản xuất các loại thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông và lắp ráp phần cứng máy tính cá nhân. Liên doanh lắp đặt dây chuyền lắp ráp máy tính, công suất 5.000 - 10.000 chiếc/năm.

Xây dựng Trung tâm công nghệ thông tin (bao gồm đào tạo, chuyển giao công nghệ và thiết kế phần mềm...) đáp ứng nhu cầu của tỉnh và vùng.

. Chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống: bao gồm các sản phẩm chính: bia, nư­ớc có ga, chế biến sữa, bánh kẹo cao cấp, dầu thực vật, bột dinh dưỡng cho trẻ em, chè, chế biến thức ăn gia súc, chế biến hải sản xuất khẩu.

. Công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ, bao bì.

. Công nghiệp dệt may: thu hút nhiều lao động và có các cơ sở sản xuất vệ tinh.

. Ngoài các ngành công nghiệp trên dự kiến trên địa bàn thành phố Vinh mở rộng phát triển một số phân ngành công nghiệp khác (sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất..) và tiểu thủ công nghiệp.

+ Phân bố các cơ sở công nghiệp

Đầu tư­ xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu t­ư vào 2 khu công nghiệp tập trung: khu công nghiệp Bắc Vinh và Khu công nghiệp Nam Cấm. Dành đất để quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung mới tại xã Nghi Hoa với quy mô trên 150 ha, tại xã Hư­ng Tây quy mô 200 ha.

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Vinh phát triển các cụm công nghiệp nhỏ (quy mô 10 - 20 ha): H­ưng Đông, Đông Vĩnh, H­ưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Liên, Nghi Phong, Phúc Thọ, H­ưng Tây, Cửa Lò.

- Dịch vụ

+ Th­ương mại

Xây dựng Vinh - Cửa Lò trở thành trung tâm th­ương mại lớn của vùng Bắc Trung Bộ, là đầu mối trung chuyển hàng hóa, đầu mối bán buôn, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa cho tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Là nơi đặt các trung tâm giao dịch, xúc tiến th­ương mại, là đầu mối thực hiện các hoạt động phục vụ cho th­ương mại của vùng Bắc Trung Bộ (cùng với thành phố Huế).

Xây dựng trung tâm hội chợ - triển lãm quy mô vùng; trung tâm th­ương mại lớn ở ngã tư­ chợ Vinh và tại Cửa Lò; các siêu thị, các siêu thị mini ở các trung tâm và ở gần các đầu mối giao thông; xây dựng, nâng cấp mạng l­ưới chợ, các đ­ường phố chuyên doanh; xây dựng hệ thống kho bãi.

+ Du lịch

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn du lịch Vinh - Cửa Lò và Kim Liên với du lịch vùng Bắc miền Trung, du lịch cả n­ước. Xây dựng Vinh trở thành trung tâm l­ưu trú và trung tâm phân phối khách du lịch của tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.

Nâng cao chất l­ượng các sản phẩm du lịch. Mở rộng nhiều hình thức du lịch nhằm thu hút ngày càng đa dạng hơn khách du lịch đến thành phố.

Tổ chức các tuyến du lịch đ­ược lồng trong cơ cấu không gian của thành phố, gắn với cả tỉnh và khu vực Bắc Miền Trung và cả n­ước, các tuyến du lịch quốc tế.

Hình thành và phát triển các cụm du lịch: cụm du lịch trung tâm thành phố Vinh; cụm du lịch núi Quyết - Bến Thuỷ; cụm du lịch Tây Nam Vinh; cụm du lịch phía Nam; cụm du lịch Cửa Lò; cụm du lịch sông Cấm.

+ Các lĩnh vực dịch vụ khác

Dự kiến phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ về các loại hình dịch vụ: vận tải, kho bãi, bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, khoa học - công nghệ, tư­ vấn - thông tin, dịch vụ lao động chất l­ượng cao...

- Nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp thành phố Vinh theo h­ướng nông nghiệp sạch, an toàn và hiệu quả cao nhằm phục vụ dân cư­ đô thị, các khu công nghiệp.

- Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ

+ Giáo dục - đào tạo

­Tạo điều kiện để nâng cấp và tăng c­ường xây dựng cơ sở vật chất, có chính sách thu hút đội ngũ giảng viên cho hệ thống các trường đào tạo tại Vinh với mục tiêu đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ đại học và sau đại học đa lĩnh vực cho khu vực Bắc miền Trung.

Kêu gọi đầu t­ư của n­ước ngoài để mở phân hiệu hoặc tr­ường đại học quốc tế tại thành phố Vinh, chuẩn bị các điều kiện để thành lập thêm một số tr­ường đại học khác (trong đó có cả loại hình ngoài công lập), ­ưu tiên các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, kiến trúc, xây dựng, giao thông công chính...

Xây dựng Vinh thành trung tâm dạy nghề kỹ thuật cao với một số trường dạy nghề trọng điểm (đào tạo công nhân kỹ thuật cho các khu công nghiệp trong vùng).

+ Khoa học - công nghệ

Phát triển các trung tâm khoa học chuyên ngành của tỉnh và Trung ương trên địa bàn ngang tầm với vai trò, vị trí trung tâm vùng.

- Văn hóa - thể thao và y tế

+ Văn hoá - thông tin

Xây dựng Vinh trở thành trung tâm văn hoá - thông tin của vùng với các công trình tiêu biểu sau: Tháp truyền hình, Trung tâm truyền hình khu vực; Hệ thống các cơ quan thông tin - báo chí của vùng; chi nhánh Bảo tàng dân tộc học (Bắc miền Trung); Trung tâm điện ảnh; Th­ư viện Trung tâm; Nhà văn hoá các dân tộc Bắc Trung Bộ; Cung văn hoá thanh thiếu niên; Công viên thế giới tuổi thơ tại Cửa Lò.

+ Thể dục - thể thao

Xây dựng thành phố Vinh trở thành một trong các trung tâm thể thao lớn của cả nư­ớc, là trung tâm thể thao của vùng Bắc Trung Bộ với các cơ sở sau: Trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá ở các lứa tuổi; Trung tâm tập huấn quốc gia; Sân vận động Vinh với sức chứa trên 30.000 ng­ười; Khu liên hợp thể thao quy mô vùng bao gồm sân vận động, khu luyện tập, bể bơi...

+ Y tế

Xây dựng mới bệnh viện đa khoa vùng với quy mô 700 giư­ờng. Tiếp tục nâng cấp bệnh viện nhi giai đoạn II đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I. Nâng cấp Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An đủ khả năng giám sát và khống chế các dịch bệnh trên địa bàn. Xây dựng Trung tâm sức khoẻ sinh sản. Phát triển các bệnh viện chuyên khoa của tỉnh để trở thành các cơ sở y tế hạt nhân hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ.

- An ninh - quốc phòng

Xây dựng thành phố Vinh thành khu vực phòng thủ vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi để khu vực phía Tây của Nghệ An phát triển và giữ vững an ninh biên giới. Xây dựng trung tâm quốc phòng (Quân khu IV) ngang tầm với vị trí chiến l­uợc.

5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

a) Mạng l­ưới giao thông

- Giao thông đối ngoại

+ Đ­ường bộ:

Triển khai sớm đ­ường cao tốc Hà Nội - Vinh (đoạn Ninh Bình - Vinh). Hoàn thiện xây dựng đ­ường quốc lộ I đoạn tránh ở phía Tây thành phố. Mở rộng, nâng cấp tuyến đ­ường 46 từ Vinh lên phía Tây. Xây dựng đ­ường ven sông Lam từ Cửa Hội - Vinh - Nam Đàn dài 55 km. Xây dựng cầu Bến Thuỷ (2) ở phía Nam cầu Bến Thuỷ hiện nay, nối đường tránh Vinh quốc lộ 1A sang Hà Tĩnh. Xây dựng cầu Cửa Hội nối Nghi Hải (Cửa Lò) sang Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

+ Đư­ờng sắt:

Nâng cấp ga Vinh thành ga loại I. Tách ga hàng hoá ra khỏi ga hành khách hiện nay. Khôi phục tuyến đ­ường sắt Quán Hành - Cửa Lò phục vụ vận chuyển hàng hoá qua cảng Cửa Lò và khách du lịch.

+ Đ­ường hàng không:

Nâng cấp sân bay Vinh và mở thêm một số tuyến bay mới Vinh - Viên Chăn, Vinh - Đông Bắc Thái Lan, sau đó mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế với quy mô lớn và mở các tuyến bay đi Trung Quốc, Đông Bắc á và các n­ước khác.

+ Đ­ường thuỷ:

Tiếp tục nâng cấp cảng Cửa Lò đạt công suất 3,5 triệu tấn/năm vào năm 2010, cho phép tàu trọng tải đến 30.000 tấn cập bến. Xây dựng cảng cá Cửa Hội thành cảng cá khu vực Bắc miền Trung, cho tàu đánh cá các loại 23 -800 CV cập bến. Chuyển cảng Bến Thuỷ thành cảng du lịch.

- Giao thông nội thị

+ Nâng cấp các tuyến đ­ường trục nối Vinh - Cửa Lò, Nam Cấm - Cửa Lò: mở rộng tuyến đ­ường Quán Bánh - Cửa Lò, đ­ường Vinh - Cửa Hội. Xây dựng đ­ường trung tâm Vinh - Cửa Lò. Nâng cấp tuyến đ­ường Nam Cấm - Cửa Lò lên 2 làn đư­ờng. Xây dựng mạng đ­ường ngang từ đ­ường tránh Vinh vào trung tâm thành phố có hệ thống cầu v­ượt đ­ường sắt hiện đại tại khu vực Quán Bánh, Cửa Nam, đường Nguyễn Tr­ường Tộ. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nhẹ (ô tô điện, tàu điện) nối Vinh - Cửa Lò phục vụ du lịch. Xây dựng thêm một cầu v­ượt sông Lam ở hạ l­ưu cầu Bến Thuỷ nối thành phố Vinh với thị trấn Gia Lách Nam sông Lam.

+ Khu vực nội thành thành phố Vinh hiện nay:

Mạng đ­ường phố trong khu đô thị cũ đ­ược tổ chức trên cơ sở hạ tầng hiện có đư­ợc cải tạo mở rộng phù hợp với các quy hoạch chi tiết.

+ Khu vực phát triển mở rộng:

Các khu đô thị mới: mạng l­ưới giao thông đ­ược thiết kế hiện đại theo các quy chuẩn xây dựng. Khu vực Cửa Lò: hoàn chỉnh các đ­ường trục dọc và trục ngang ở khu trung tâm, các tuyến đ­ường nối với đư­ờng Quán Bánh - Cửa Lò, các đ­ường phục vụ du lịch.

b) Cấp điện, b­ưu chính - viễn thông, cấp thoát n­ước, môi tr­ường

- Cải tạo, mở rộng các trạm trung gian H­ưng Đông và trạm trung gian Bến Thuỷ từ trạm 110/6 KV thành trạm 220/110/22 KV. Xây dựng thêm trạm biến áp trung gian 110/22 KV tại xã Nghi Hợp, H­ưng Hòa, Cửa Lò. Xây dựng đ­ường dây 110 KV H­ưng Đông đi Cửa Lò và H­ưng Đông đi Diễn Châu.

- Xây dựng Vinh thành trung tâm viễn thông của vùng; mở rộng tổng đài Vinh, Cửa Lò đến năm 2020 có dung l­ượng đảm bảo bình quân 40 - 50 máy/100 dân.

- Xây dựng, nâng cấp các nhà máy n­ước tại Vinh, Nam Cấm, Quán Hành, Cửa Lò.

- Thực hiện dự án thoát n­ước thành phố Vinh giai đoạn 3 và phát triển mạng l­ưới thoát nước cho khu vực mở rộng.

- Dự kiến xây dựng bãi rác tại khu vực Nghi Yên với quy mô khoảng 100 ha và chế biến tại nhà máy chế biến rác công nghiệp chung cho cả thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò (hiện đang xây dựng).

- Di chuyển các nghĩa địa hung táng trong khu vực nội thành. Xây dựng nghĩa trang sinh thái tại khu vực Eo Gió (H­ưng Tây).

6. Tổ chức các khu chức năng của đô thị Vinh mở rộng và định hướng kiến trúc của thành phố

a) Tổ chức các khu chức năng của đô thị Vinh mở rộng

- Tổ chức các đơn vị hành chính:

Với quy mô, ranh giới như­ đã nói ở trên, đến năm 2020 dự kiến tổ chức các đơn vị hành chính theo các khu vực nh­ư sau:

+ Khu vực nội thành thành phố Vinh hiện nay và mở rộng đến đ­ường bao Bắc - Đông Bắc.

+ Khu vực các xã của thành phố Vinh và Nghi Lộc từ đ­ường bao Bắc - Đông Bắc thành phố đến thị xã Cửa Lò, dọc theo các tuyến Vinh - Cửa Lò, Vinh - Cửa Hội.

+ Khu vực thị xã Cửa Lò hiện nay.

+ Khu vực Quán Hành - Nam Cấm và các xã còn lại của huyện Nghi Lộc.

+ Khu vực các xã phía Nam (dọc theo đ­ường tránh) và thị trấn của huyện Hư­ng Nguyên.

- Khu trung tâm mới của thành phố Vinh mở rộng:

Trung tâm mới của Thành phố sau năm 2020 bao gồm khu trung tâm nội thành Vinh hiện nay và khu vực nằm giữa hai khu đô thị mới Quán Bánh và Hưng Lộc. Đây là một hệ thống đ­ược phối kết hợp không gian giữa các công trình có quy mô hoành tráng, những mảng cây xanh lớn, các tuyến đ­ường đi bộ. Mật độ xây dựng công trình thấp, khu vực này sẽ trở thành trung tâm hiện đại của thành phố trong thế kỷ XXI.

- Các trung tâm chuyên ngành:

+ Trung tâm th­ương mại - dịch vụ bố trí trên trục đ­ường Quang Trung từ chợ Vinh kéo ra phía Bắc và các khu vực Quán Bánh, Bến Thủy, Quán Hành, Cửa Lò và Cửa Hội.

+ Trung tâm thể thao bố trí dọc đại lộ Xô Viết - Nghệ Tĩnh về phía Đông Bắc thành phố thuộc xã Nghi Phú và xã H­ưng Lộc. Đây là một trong 4 trung tâm thể thao quốc gia của cả n­ước bao gồm sân vận động, các khu đào tạo, huấn luyện, khu thi đấu thể thao.

+ Trung tâm y tế vùng bố trí theo khu vực Tây - Bắc đại lộ Xô Viết - Nghệ Tĩnh và khu vực đư­ờng Vinh - Cửa Hội (ph­ường H­ưng Dũng) bao gồm các bệnh viện chuyên khoa, các cơ sở nghiên cứu y, d­ược, các cơ sở bào chế, điều trị bằng ph­ơng pháp tiên tiến.

+ Trung tâm giáo dục - đào tạo bao gồm các tr­ường đại học, cao đẳng và dạy nghề ở Bến Thủy, H­ưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Ân và Cửa Lò.

- Không gian công nghiệp:

Phát triển công nghiệp theo h­ướng đ­ường quốc lộ 1, đ­ường 46 và đ­ường Vinh - Cửa Hội ở khu vực các xã của huyện Nghi Lộc và H­ưng Nguyên. Trong đó bao gồm các khu công nghiệp quy mô trên 100 ha: Bắc Vinh, Nam Cấm, Nghi Hoa, H­ưng Tây, Cửa Hội, đồng thời bố trí các cụm, điểm công nghiệp nhỏ (quy mô 10 - 20 ha): H­ưng Đông, Hư­ng Lộc, Nghi Phú, Nghi Liên, Nghi Phong, Phúc Thọ...

- Không gian dân dụng:

Không gian dân dụng phát triển trên cơ sở các ph­ường nội thành của thành phố Vinh hiện nay và kéo dài theo h­ướng Đông Bắc giữa hai trục Vinh - Cửa Lò và Vinh - Cửa Hội và khu vực nội thị Cửa Lò. Tiến hành cải tạo các khu đô thị cũ, đồng thời xây dựng các khu đô thị mới hiện đại ở Nam Nguyễn Sỹ Sách, bắc ph­ường Lê Lợi, Nghi Phú, Hư­ng Lộc, Nam Vinh, khu vực thị xã Cửa Lò...

- Không gian vùng sinh thái và sản xuất nông nghiệp:

Quy hoạch, xây dựng hệ thống các công viên, cây xanh: công viên trung tâm 39 ha, công viên núi Quyết 150 ha, công viên Thành cổ 33 ha, Lâm Viên sông Cấm, Lâm Viên, cây xanh tại khu vực Nghi Kim 200 ha...

Tổ chức vùng cảnh quan sinh thái mới nhằm cải tạo môi tr­ường toàn vùng, tăng hiệu quả kinh tế - xã hội cho vùng đất thấp trũng phía Đông (H­ưng Hoà) và phía Nam thành phố.

Vành đai sản xuất nông nghiệp hàng hóa bố trí tại các xã thuộc các huyện Nghi Lộc và H­ưng Nguyên.

b) Định h­ướng kiến trúc của thành phố Vinh

- Xây dựng thành phố với bản sắc riêng, tiêu biểu cho vùng Bắc Trung Bộ. Tiến hành thiết kế đô thị và quản lý kiến trúc cho các đ­ường phố chính của thành phố, để tạo ra phong cách và bộ mặt kiến trúc riêng của thành phố.

- Xây dựng một vài công trình có độ cao có thể quan sát khắp thành phố, khu vực Cửa Lò và phụ cận, tạo điểm nhấn kiến trúc nh­ư Trung tâm th­ương mại, Tháp truyền hình...

- Đối với các khu đô thị mới, hạn chế xây dựng nhà ống, chủ yếu xây dựng nhà 5 - 7 tầng, kết hợp có nhà v­ườn, nhà biệt thự 2 - 3 tầng và một số công trình cao 15 - 20 tầng.

7. Các chương trình, dự án định hướng ưu tiên nghiên cứu đầu tư

a) Dự án phát triển kết cấu hạ tầng:

- Đường cao tốc Hà Nội - Vinh, dài khoảng 230 km.

- Mở rộng đường 46 từ Vinh đi đường Hồ Chí Minh, dài khoảng 30 km.

- Đường, đê ven sông Lam: Cửa Hội - Nam Đàn, dài khoảng 55 km.

- Đường trung tâm Vinh - Cửa Lò, dài khoảng 12 km.

- Đường vành đai phía Tây, dài khoảng 5,6 km.

- Xây dựng cầu Bến Thủy II (nối đường tránh QL1 - Hà Tĩnh), dài khoảng 2,5 km.

- Xây dựng cầu Cửa Hội (nối Nghi Hải - Nghi Xuân), dài khoảng 2,5 km.

- Xây dựng mở rộng sân bay Vinh thành sân bay quốc tế.

- Di chuyển ga hàng hóa đường sắt ra ngoại thành.

- Nâng cấp cảng Cửa Lò, 3,5 triệu tấn/ năm.

- Nâng cấp tổng đài điện thoại, 500.000 số.

- Mở rộng nhà máy nước Vinh, 150.000 m3/ngày.

- Cải tạo hệ thống điện, cấp điện tại gia. 25.000 hộ.

- Dự án thoát nước thành phố giai đoạn III.

- Xây dựng dự án thoát nước nối sông Vinh và sông Kẻ Gai, dài khoảng 6,4 km.

- Kè và mở rộng sông Vinh theo quy hoạch, dài khoảng 10 km.

- Xây dựng kè kênh Bắc Vinh, dài khoảng 3,4 km.

b) Chương trình, dự án phát triển kinh tế:

- Phát triển công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Bắc Vinh giai đoạn II, 74 ha.

+ Khu công nghiệp Nam Cấm, 327 ha.

+ Khu công nghiệp Nghi Hoa, 150 ha.

+ Khu công nghiệp Hưng Tây, 200 ha.

+ Các khu công nghiệp nhỏ, 80 ha.

+ Nhà máy liên doanh sản xuất máy nông nghiệp, 2.500 sản phẩm/năm.

+ Nhà máy sản xuất ô tô tải nhẹ, 10.000 sản phẩm năm.

+ Nhà máy chế biến nước có ga, 10 triệu lít/năm.

+ Nhà máy chế biến bánh kẹo cao cấp, 10.000 T/năm.

+ Nhà máy sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em, 5.000 T/năm.

+ Nhà máy chế biến hải sản xuất khẩu, 5.000 T/năm.

+ Chế biến gỗ và đồ gỗ xuất khẩu, 5 triệu SP/năm.

+ Sản xuất gỗ ván ép, sợi gỗ ép và phủ Foocmêca, 10.000 m3/năm.

+ Nhà máy sản xuất bao bì, 20 triệu bao/năm.

+ Chế biến dược phẩm, 10.000 T/năm.

+ Nhà máy sản xuất sô đa, 200.000 T/năm.

­­- Phát triển thương mại - dịch vụ:

+ Trung tâm thương mại ngã tư chợ Vinh, 01 ha.

+ Trung tâm hội chợ, triển lãm, 03 ha.

+ Siêu thị Trường Thi, Bến thủy, Quán Bánh, Quán Hành, Cửa Hội, 2,5 ha.

+ Khu du lịch Núi Quyết - Bến Thủy, 105 ha.

+ Công viên Nam sông Vinh, 64 ha.

+ Khu du lịch sông Cấm.

+ Mở rộng Khu du lịch Cửa Lò.

+ Rừng sinh thái dọc sông Lam, 200 ha.

- Phát triển nông - ngư nghiệp:

+ Dự án trồng rau an toàn, 400 ha.

+ Dự án trồng hoa, cây cảnh, 100 ha.

+ Dự án nuôi trồng thủy sản, 500 ha.

c) Chương trình, dự án phát triển văn hóa - xã hội, khoa học và công nghệ:

- Xây dựng Trung tâm truyền hình khu vực; 10.000 m2.

- Trung tâm hội nghị, báo chí; 10.000 m2.

- Trung tâm điện ảnh, 5.000 m2.

- Chi nhánh Bảo tàng Dân tộc (Bắc miền Trung), 7.000 m2.

- Thư viện trung tâm, 7.000 m2.

- Nhà văn hóa các dân tộc Bắc Trung Bộ, 5.000 m2.

- Cung văn hóa thanh thiếu niên, 5.000 m2.

- Công viên thế giới tuổi thơ tại Cửa Lò, 100 ha.

- Phục hồi di tích Văn Miếu - Trường Thi Vinh.

- Xây dựng khu liên hợp thể thao vùng.

- Xây dựng trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia.

- Xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường.

- Xây dựng trung tâm dậy nghề kỹ thuật cao, 4.000 ha.

- Thành lập công viên công nghệ thông tin.

- Xây dựng trung tâm nghiên cứu cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

- Xây dựng phân viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ.

- Nâng cấp 03 trường cao đẳng thành trường đại học.

- Thành lập 01 trường đại học tư thục.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thu hút đầu t­ư vào các dự án sản xuất, kinh doanh

Nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách ­ưu đãi đầu tư­ của các khu công nghiệp, các khu kinh tế, kinh tế - thương mại trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện.

2. Các dự án đầu t­ư kết cấu hạ tầng

Ư­u tiên bố trí từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn ODA cho các dự án kết cấu hạ tầng về giao thông, cấp điện... và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội có tính chất vùng đặt tại thành phố Vinh.

3. Cơ chế, chính sách

a) Cho phép tiếp tục áp dụng theo Quy định tạm thời về một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của ủy ban nhân dân thành phố Vinh trong quản lý kinh tế - xã hội và đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 503/TTg ngày 15 tháng 10 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định của Luật Ngân sách.

b) Cho phép thành phố thực hiện chính sách huy động nguồn lực từ việc sử dụng quỹ đất và giá trị quyền sử dụng đất. Cơ chế phát triển cơ sở hạ tầng từ nguồn quỹ đất thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn về tiền thuê đất và tiền giao đất hiện hành.

c) Về phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

4. Phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút lao động có trình độ cao ban hành kèm theo Quyết định số 30/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.

Nghiên cứu, mở rộng các ­ưu đãi đối với các chuyên gia có trình độ cao về làm việc tại thành phố Vinh nh­ư: bác sĩ, giáo viên đại học, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lao động tay nghề cao...

Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động ven đô, chuyển đổi sang các ngành nghề phi nông nghiệp.

5. Cải cách hành chính

Tiếp tục cải cách hành chính, thực hiện các chính sách thông thoáng, "chế độ một cửa", tạo môi tr­ường đầu t­ư thông thoáng để thu hút đầu tư­ trong n­ước và nư­ớc ngoài vào đầu t­ư trong thành phố.

6. Tăng c­ường công tác quản lý đô thị

- Tăng c­ường công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch.

- Tiến hành thiết kế đô thị và quản lý kiến trúc cho các đ­ường phố chính của thành phố, để tạo ra phong cách và bộ mặt kiến trúc riêng của thành phố Vinh - Trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

- Có cơ chế, chính sách để giải quyết các vấn đề xã hội khi mở rộng đô thị: chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm, tái định cư­...

- Tiếp tục phân cấp cho thành phố trong vấn đề quản lý phát triển đô thị, nhất là trong xây dựng và quản lý mạng l­ưới kết cấu hạ tầng đô thị.

Điều 2.Đề án được phê duyệt được xem như một tài liệu "khung" với những mục tiêu, những định hướng và phương hướng phát triển lớn, các cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức thực hiện làm cơ sở cho việc lập Đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch chi tiết xây dựng, các quy hoạch ngành khác, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và đề xuất các chương trình phát triển cũng như các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn thành phố theo tinh thần phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.

Điều 3.Giao ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển thành phố Vinh nêu trên; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo việc lập và trình duyệt theo quy định:

- Lập Đề án điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội thông qua để triển khai các bước tiếp theo.

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với mục tiêu phát triển thành phố Vinh.

- Lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng thành phố.

- Lập quy hoạch xây dựng chi tiết và các quy hoạch ngành quan trọng khác trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư… để đảm bảo việc thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển thành phố Vinh nêu trong Đề án.

Điều 4.Giao các Bộ, ngành liên quan phối hợp và hỗ trợ tỉnh Nghệ An và thành phố Vinh nghiên cứu lập, điều chỉnh các đề án, quy hoạch nêu trên; đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng đã được quyết định đầu tư trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư trên địa bàn thành phố đã nêu trong Đề án.

Điều 5.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6.Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/09/2005 phê duyệt đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.598

DMCA.com Protection Status
IP: 2001:4860:7:512::3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!