Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2161/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
Ngày ban hành: 11/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2161/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế (sau đây gọi tắt là Vùng) với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

Thực hiện theo các quan điểm chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ thể đối với vùng Bắc Trung Bộ như sau:

a) Tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hóa - lịch sử.

b) Liên kết, hợp tác nội vùng, liên vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Đến năm 2020 cơ bản hình thành được sự liên kết phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng Bắc Trung Bộ.

Phấn đấu đến năm 2030, vùng Bắc Trung Bộ trở thành trọng điểm phát triển du lịch của cả nước, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm nghèo và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể

- Về tổ chức không gian du lịch: Hình thành được 4 khu du lịch quốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia, 3 đô thị du lịch, 6 trọng điểm phát triển du lịch và một số khu, điểm du lịch địa phương làm hạt nhân liên kết phát triển du lịch toàn vùng.

- Về các chỉ tiêu phát triển ngành

+ Khách du lịch

. Năm 2015 thu hút 1,554 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 6,843 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 12,3%/năm và nội địa là 4,3%/năm;

. Năm 2020 thu hút 2,108 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 8,900 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 6,3%/năm và nội địa là 7,2%/năm;

. Năm 2025 thu hút 2,795 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 10,829 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 5,9%/năm và nội địa là 5,8%/năm;

. Năm 2030 thu hút 3,635 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 13,560 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 5,4%/năm và nội địa là 5,6%/năm.

+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 17.773 tỷ đồng, tương đương 867 triệu USD; năm 2020 đạt 32.800 tỷ đồng, tương đương 1,60 tỷ USD; năm 2025 đạt 48.175 tỷ đồng, tương đương 2,35 tỷ USD; năm 2030 đạt 66.338 tỷ đồng, tương đương 3,24 tỷ USD.

+ Đóng góp của du lịch trong GDP: Đạt 12.300 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD vào năm 2015; đạt 20.705 tỷ đồng, tương đương 1,01 tỷ USD vào năm 2020; đạt 31.057,5 tỷ đồng, tương đương 1,51 tỷ USD vào năm 2025; và đạt 44.485 tỷ đồng, tương đương 2,17 tỷ USD vào năm 2030.

+ Cơ sở lưu trú du lịch: Năm 2015 có 39.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 15%; năm 2020 có 48.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 20%; năm 2025 có 62.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 25%; năm 2030 có 78.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 30%.

+ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 175.000 lao động (trong đó 48.000 lao động trực tiếp); năm 2020 là 240.000 (trong đó 68.000 lao động trực tiếp); năm 2025 là 280.000 (trong đó 83.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 398.000 (trong đó 118.000 lao động trực tiếp).

+ Nhu cầu đầu tư: Tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương 8,05 tỷ USD), trong đó nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn đến 2015 là 32.800 tỷ đồng (tương đương 1,60 tỷ USD); giai đoạn 2016 - 2020 là 38.975 tỷ đồng (tương đương 1,90 tỷ USD); giai đoạn 2021 - 2025 là 43.050 đồng (tương đương 2,10 tỷ USD) và giai đoạn 2026 - 2030 là 49.200 tỷ đồng (tương đương 2,40 tỷ USD).

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

a) Phát triển thị trường khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

- Khách du lịch nội địa

+ Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng biển, du lịch về nguồn, nghỉ cuối tuần, lễ hội tâm linh;

+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch sinh thái và du lịch kết hợp công vụ.

- Khách du lịch quốc tế

+ Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia, Myanmar) đặc biệt là các thị trường trong hành lang kinh tế Đông Tây và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan);

+ Tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Châu Đại dương...

b) Phát triển sản phẩm du lịch

- Ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính:

+ Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch di sản văn hóa trên cơ sở khai thác hiệu quả hệ thống các di sản thế giới và các di tích lịch sử - văn hóa trong vùng;

+ Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng;

+ Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển hướng tới thị trường các tỉnh phía Bắc cũng như Lào và Đông Bắc Thái Lan.

- Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong Vùng.

- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch.

- Tăng cường liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các địa phương trong vùng với các địa phương lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình, cũng như với các quốc gia khác trên hành lang kinh tế Đông Tây.

c) Phát triển du lịch theo lãnh thổ

- Các không gian phát triển du lịch trong vùng:

+ Không gian phát triển du lịch di sản:

. Thành phố Huế và phụ cận;

. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng;

. Thành nhà Hồ và phụ cận.

+ Không gian phát triển du lịch lịch sử - cách mạng:

. Khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị;

. Kim Liên (Nghệ An);

. A Lưới (Thừa Thiên Huế);

. Các điểm di tích lịch sử - cách mạng: Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa), Hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình)...

+ Không gian phát triển du lịch biển đảo gồm Hải Tiến, Sầm Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Diên Thành, Diễn Châu, Cửa Lò, Cửa Hiền, Cửa Hội, Bãi Lữ (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành, Chân Tiên, Kỳ Ninh, Đèo Con (Hà Tĩnh), cửa Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh, Ngư Thủy (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), bãi biển Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô và hệ thống đầm phá Tam Giang, Lập An, Cầu Hai (Thừa Thiên Huế). Trong đó khu vực Lăng Cô, Thuận An, Cửa Tùng và Đồng Hới ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp;

+ Không gian phát triển du lịch sinh thái gồm các vườn quốc gia và khu bảo tồn tự nhiên Bến En, Pù Huống (Thanh Hóa), Pù Mát, Pù Luông (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bắc Hướng Hóa, Đăkrông (Quảng Trị) và Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).

- Trung tâm du lịch và các trọng điểm phát triển du lịch

Trung tâm du lịch lớn nhất vùng là thành phố Huế, sau đó là thành phố Vinh và thành phố Thanh Hóa. Các thành phố khác trong vùng cũng đóng vai trò quan trọng là Đồng Hới, Hà Tĩnh và Đông Hà. Các trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ là:

+ Khu vực thành phố Huế và phụ cận (Thừa Thiên Huế);

+ Khu vực Gio Linh, Vĩnh Linh (Quảng Trị);

+ Khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình);

+ Khu vực Thiên Cầm và Vũng Áng (Hà Tĩnh);

+ Khu vực Cửa Lò - Nam Đàn (Nghệ An);

+ Cụm Thành nhà Hồ - Lam Kinh - Suối cá Cẩm Lương (Thanh Hóa).

- Khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia, đô thị du lịch

+ Khu du lịch quốc gia:

. Khu du lịch Kim Liên (Nghệ An): Tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục, tri ân;

. Khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh): Nghỉ dưỡng biển, tham quan di tích lịch sử văn hóa;

. Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình): Tham quan, nghiên cứu; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử;

. Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế): Nghỉ dưỡng biển.

+ Điểm du lịch quốc gia:

. Điểm du lịch Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa): Du lịch di sản;

. Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh): Tham quan di tích lịch sử - cách mạng;

. Điểm du lịch Lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh): Tham quan di tích lịch sử;

. Điểm du lịch thành phố Đồng Hới (Qung Bình): Tham quan, nghỉ dưỡng biển;

. Điểm du lịch Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị): Tham quan di tích lịch sử - cách mạng;

. Điểm du lịch Bạch Mã (Thừa Thiên Huế): Tham quan, du lịch sinh thái.

+ Đô thị du lịch:

. Thị xã Sầm Sơn (Thanh Hóa): Nghỉ dưỡng biển;

. Thị xã Cửa Lò (Nghệ An): Nghỉ dưỡng biển;

. Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế): Du lịch di sản, lễ hội.

- Tuyến du lịch

+ Quốc tế và liên vùng:

. Đường bộ: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ 10, 7, 8, 9 và 12A;

. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam, trong tương lai sẽ mở thêm các tuyến đường sắt kết nối với Lào qua cửa khẩu Lao Bảo và Cầu Treo;

. Đường hàng không: các tuyến bay tới các sân bay Phú Bài, Đồng Hới, Vinh, Thọ Xuân của vùng Bắc Trung Bộ;

. Đường biển: Các tuyến đường biển kết nối với vùng Bắc Trung Bộ qua cảng Chân Mây.

+ Nội vùng: Bao gồm các quốc lộ lớn kết nối các trung tâm du lịch với các khu điểm du lịch trong vùng trên cơ sở 2 tuyến dọc là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh và các tuyến ngang theo các quốc lộ 7, 8, 9, 12A là các tuyến quan trọng nhất, sau đó là các tuyến quốc lộ 45, 46, 47, 48, 49.

+ Các tuyến du lịch chuyên đề:

. Tuyến con đường di sản miền Trung;

. Tuyến hành trình đến kinh đô Việt cổ;

. Tuyến du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm tại khu vực miền núi phía Tây (trục chính bám theo đường Hồ Chí Minh);

. Tuyến du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng trên đường Trường Sơn (trục chính bám theo quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh);

. Tuyến du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa các dân tộc ít người (trục chính bám theo đường Hồ Chí Minh).

- Nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch:

+ 4 khu du lịch quốc gia khoảng 6.350 ha;

+ 6 điểm du lịch quốc gia khoảng 2.800 ha;

+ Nhu cầu sử dụng đất phát triển các khu, điểm du lịch khác nằm trong thành phần đất chuyên dùng được xác định trong quy hoạch sử dụng đất của các địa phương.

d) Đầu tư phát triển du lịch

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 165.025 tỷ đồng (tương đương 8,05 tỷ USD), bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (gồm cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó phần vốn huy động từ các thành phần kinh tế là chủ yếu, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch và được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.

- Các dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia, 6 điểm du lịch quốc gia và 6 trọng điểm phát triển du lịch. Đầu tư 4 chương trình: (1) Xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; (2) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; (3) Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên; (4) Phát triển hạ tầng du lịch then chốt.

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp xúc tiến, quảng bá

- Tăng cường năng lực, bộ máy và cơ chế cho hoạt động xúc tiến quảng bá, chú trọng liên kết trong quảng bá, xúc tiến du lịch, các địa phương phối hợp chặt chẽ với nhau và với Tổng cục Du lịch trong việc triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá chung của cả Vùng.

- Đẩy mạnh chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch: tập trung xúc tiến quảng bá du lịch Vùng, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch; xây dựng cơ chế hợp tác trong và ngoài ngành, đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến quảng bá du lịch; sử dụng hiệu quả sức mạnh truyền thông, huy động sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan cho nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá.

b) Giải pháp liên kết phát triển du lịch

- Thực hiện liên kết chặt chẽ trong vùng về đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các chương trình du lịch chung của vùng, liên kết trong quảng bá xúc tiến du lịch vùng và liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

- Đẩy mạnh liên kết với các vùng và địa phương khác, đặc biệt chú trọng liên kết với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng và Quảng Nam...

- Thúc đy hợp tác liên kết chặt chẽ, hiệu quả với các quốc gia trên hành lang kinh tế Đông Tây và trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

c) Giải pháp huy động vốn đầu tư

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (cả trung ương và địa phương) cho phát triển hạ tầng phục vụ du lịch.

- Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch, huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư.

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp thu hút nguồn vốn trong dân đầu tư phát triển du lịch.

- Tạo các diễn đàn đối thoại giữa chính quyền và các nhà đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn trong việc chuẩn bị đầu tư, lập dự án cũng như triển khai đầu tư xây dựng dự án. Đặc biệt chú trọng việc tạo kênh đối thoại hiệu quả, thường xuyên giữa nhà đầu tư - chính quyền và người dân nhằm tạo thuận lợi cho công tác đền bù thu hồi đất thực hiện dự án.

d) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về du lịch.

- Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch đáp ứng nhu cầu càng ngày càng tăng về lực lượng lao động ngành.

- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đào tạo, tái đào tạo nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên.

- Xây dựng tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch (có b sung các hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế vùng Bắc Trung Bộ) và thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch.

- Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ du lịch cơ bản cũng như nâng cao nhận thức cho người dân tại các trọng điểm phát trin du lịch.

đ) Giải pháp tổ chức quản lý quy hoạch

- Các địa phương chủ động phát triển du lịch theo định hướng quy hoạch.

- Tăng cường phối hp và liên kết quản lý nhà nước về du lịch giữa các địa phương trong vùng.

- Thực hiện phân cấp quản lý triệt để, thống nhất và hiệu quả.

- Rà soát quy hoạch các địa phương, các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư bảo đảm phù hợp với định hướng chung của cả Vùng.

- Tăng cường tính pháp lý của các dự án quy hoạch du lịch được phê duyệt, bảo đảm thực hiện xây dựng, phát triển theo quy hoạch.

- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn nghề và các tiêu chuẩn có liên quan khác, ban hành các biện pháp chế tài hiệu quả để tạo cơ chế tự giám sát, kiểm soát.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý du lịch cho toàn Vùng.

e) Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ

- Tăng cường liên kết ứng dụng khoa học công nghệ giữa các địa phương trong Vùng.

- Tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch.

g) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, ca tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, để quản lý và phát triển tài nguyên.

- Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.

- Có các biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu.

- Xây dựng các chương trình du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch (nếu cần) phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

- Nâng cao nhận thức xã hội về tác động của biến đổi khí hậu.

- Tăng cường công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước bin dâng trong hoạt động du lịch.

h) Giải pháp bảo đảm an ninh quốc phòng

- Lồng ghép nội dung bảo đảm an ninh quốc phòng trong các đề án quy hoạch và các dự án phát triển du lịch.

- Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa ngành du lịch với các ngành liên quan, đặc biệt với Công an, Bộ đội Biên phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần gìn giữ trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.

- Bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia trong hợp tác quốc tế phát triển du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch

Chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng trong việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện quy hoạch có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch;

b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng;

c) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh trong Vùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động du lịch;

d) Chủ trì các hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, các địa phương trong Vùng;

đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng Quy hoạch;

e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;

g) Hướng dẫn các địa phương trong Vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, quy hoạch các khu, điểm du lịch địa phương.

h) Tiến hành sơ kết hàng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Theo chức năng và thẩm quyền, tham mưu trình Chính phủ lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động của ngành với phát triển du lịch Vùng; tích cực phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành. Nhiệm vụ cụ thể như sau:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới việc xác định nhiệm vụ đầu tư Nhà nước cho du lịch, cơ chế chính sách đầu tư du lịch, tín dụng ưu đãi và tạo các cân đối về vốn và nguồn lực khác cũng như huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển du lịch.

b) Bộ Tài chính thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan đến cơ chế, chính sách về tài chính, thuế, hải quan; bảo đảm tỷ lệ ngân sách nhà nước chi cho triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.

c) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng du lịch; lồng ghép nội dung phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch vào trong các quy hoạch ngành giao thông; nâng cao năng lực vận tải hàng không của Vùng, quan tâm tới việc cải tạo, nâng cấp đường sắt cả về hạ tầng và chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ phát triển du lịch; cải thiện công tác an toàn giao thông và tích cực xây dựng hành lang pháp lý, đàm phán với các nước khác trong hành lang Đông Tây nhằm tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch caravan; triển khai công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với các mục tiêu phát triển du lịch được xác định trong quy hoạch này.

d) Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hiệu quả việc sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nội địa phục vụ mục đích phát triển du lịch mua sắm, đặc biệt coi trọng sự phát triển bền vững của các làng nghề.

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch quỹ đất cho hoạt động du lịch; bảo vệ môi trường du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về du lịch và liên quan tới du lịch, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm...

e) Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại, an ninh, an toàn và đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài. Phối hợp với ngành du lịch trong việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch gắn với giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là khu vực biên giới, hải đảo.

g) Bộ Nội vụ thực hiện những nội dung liên quan đến hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; tăng cường năng lực cơ quan xúc tiến quốc gia, cơ chế hp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân.

h) Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng nhiệm vụ liên quan tới phát triển nguồn nhân lực du lịch, tăng cường năng lực cơ sở đào tạo du lịch và nâng cao nhận thức về du lịch; chế độ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động.

i) Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ chức năng liên quan tới quản lí thông tin, tuyên truyền du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động đầu tư phát triển và kinh doanh du lịch.

k) Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền du lịch xúc tiến quảng bá tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch vùng cũng như nâng cao nhận thức về du lịch.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng

Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ động triển khai và mở rộng liên kết với các địa phương trên địa bàn vùng trong công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch và kêu gọi đầu tư phát triển du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng.

- Căn cứ nội dung quy hoạch tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư trên địa bàn phù hợp với quy hoạch tổng thể du lịch vùng và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo, quản lý việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với những khu vực được định hướng phát triển thành khu, điểm du lịch quốc gia.

- Chú trọng công tác trật tự an toàn giao thông nhằm cải thiện an toàn cho du khách, nâng cao hình ảnh du lịch vùng và địa phương.

- Giáo dục quần chúng nhân dân gìn giữ và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, khai thác lâu dài.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy sức mnh các thành phần kinh tế cho phát triển du lịch.

- Thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong tỉnh để có được những phương án chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát những tư tưởng phát triển chung của toàn vùng.

- Tổ chức tốt, hiệu quả công tác thanh, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch, đặc biệt chú trọng phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác thanh, kiểm tra.

5. Doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác

- Các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình liên kết phát triển du lịch, liên kết phát triển sản phẩm, xúc tiến, quảng bá ...

- Hiệp hội Du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.

- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và chính quyền các địa phương trong việc quảng bá hình ảnh du lịch vùng; vận động, tuyên truyền, giáo dục qun chúng nhân dân nâng cao nhận thức về du lịch, về quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

- Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh:Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
- H
ội đng Dân tộc và các y ban của Quc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch;
- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC ĐỊA ĐIỂM TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA, ĐIỂM DU LỊCH QUỐC GIA, ĐÔ THỊ DU LỊCH, KHU DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG, ĐIỂM DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG THUỘC VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên

Vị trí (thuộc tỉnh)

Hướng khai thác

Nhu cầu sử dụng đất (ha)

Kết hp khai thác

I

Khu du lịch quốc gia (4)

6.350

 

1

Khu du lịch Kim Liên

Nghệ An

- Tham quan di tích lịch sử văn hóa, giáo dục, tri ân

1.000

Gắn với TP. Vinh, Cửa Lò và các điểm du lch phụ cận

2

Khu du lịch Thiên Cầm

Hà Tĩnh

- Nghỉ dưỡng bin;

- Tham quan di tích lịch s văn hóa.

1.500

Gắn với Vũng Áng

3

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng

Quảng Bình

- Tham quan, nghiên cứu;

- Sinh thái;

- Văn hóa lịch sử.

2.500

Gắn với hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh

4

Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương

Thừa Thiên Huế

- Nghỉ dưỡng biển.

1.350

Gắn với cảnh quan đèo Hải Vân, Vườn Quốc gia Bạch Mã

II

Điểm du lịch quốc gia (6)

2.800

 

1

Điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ

Thanh Hóa

- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa

200

Gắn với Lam Kinh, suối cá Cẩm Lương và hệ thống di tích phụ cận

2

Điểm du lịch quốc gia Ngã ba Đồng Lc

Hà Tĩnh

- Tham quan, tìm hiểu di tích lịch scách mạng

200

Gắn với hệ thống di tích thuộc thành phố Hà Tĩnh và phụ cận

3

Điểm du lịch quốc gia Lưu niệm Nguyễn Du

Hà Tĩnh

- Tham quan tìm hiểu di tích gắn với danh nhân

200

Gắn với bin Xuân Thành, núi Hồng - sông Lam, cửa khẩu Cầu Treo

4

Điểm du lịch quốc gia TP. Đồng Hới

Quảng Bình

- Nghỉ dưỡng bin

- Tham quan tìm hiểu di tích cách mạng

200

Gắn với di tích nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp

5

Điểm du lịch quốc gia thành cQuảng Trị

Quảng Trị

- Tham quan tìm hiểu di tích lịch sử cách mạng

500

Gắn với Cồn Cỏ, Di tích đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu Lao Bảo

6

Điểm du lịch quốc gia Bạch Mã

Thừa Thiên Huế

- Du lịch sinh thái, tham quan

- Nghỉ dưỡng

1.500

Gắn với khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương và đèo Hải Vân

III

Đô thị du lịch (3)

 

 

1

Thị xã Sầm Sơn

Thanh Hóa

Đô thị nghỉ dưỡng biển

(*)

Gắn với Trường Lệ và Bắc Sầm Sơn

2

Thị xã Cửa Lò

Nghệ An

Đô thị nghỉ dưỡng biển

(*)

Gn với du lịch Bãi Lữ

3

Thành phố Huế

Thừa Thiên Huế

Đô thị cổ, du lịch văn hóa

(*)

Gắn với bin Thuận An, Lăng Cô Cảnh Dương và Bạch Mã

(*): nhu cầu sử dụng đất phụ thuộc vào quy hoạch cụ thtừng đô thị du lịch và điểm du lịch.

 

PHỤ LỤC II

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Tổng nhu cầu đầu tư (tỷ đồng)

2011- 2015

2016- 2020

2021-2025

2026-2030

Tng nhu cầu đầu tư (triệu USD)

Tổng số vốn đầu tư vùng Bắc Trung Bộ

165.025

32.800

39.975

43.050

49.200

8.050

Vốn ngân sách (10%)

16.503

3.280

3.998

4.305

4.920

805

Vốn khác (90%)

148.523

29.520

35.978

38.745

44.280

7.245

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Khu du lch quốc gia vùng Bắc Trung Bộ

57.605

12.505

12.915

13.325

18.860

2.810

Khu du lịch Kim Liên

4.510

1.025

1.025

1.025

1.435

220

Khu du lịch Thiên Cầm

14.350

1.025

2.050

4.100

7.175

700

Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng

15.375

1.025

2.050

4.100

8.200

750

Khu du lch Lăng Cô - Cảnh Dương (*)

23.370

9.430

7.790

4.100

2.050

1.140

Điểm Du lch Quốc gia vùng Bắc Trung Bộ

13.149

2.730

3.393

3.409

3.616

641

Điểm du lịch Thành Nhà H

2.691

450

606

725

911

131

Điểm du lịch Ngã Ba Đồng Lộc

1.563

150

485

480

448

76

Điểm du lịch lưu niệm Nguyễn Du

1.204

150

364

354

336

59

Điểm du lịch thành phố Đồng Hới

2.213

247

606

800

561

108

Điểm du lịch thành cổ Quảng Trị

2.254

788

606

300

561

110

Điểm du lịch Bạch Mã (*)

3.222

945

727

750

800

157

Các chương trình phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ

94.271

17.565

23.668

26.315

26.724

4.599

Chương trình xúc tiến quảng bá (*)

4.256

600

727

1.256

1.673

208

Chương trình phát triển nguồn nhân lực

1.995

150

485

512

848

97

Chương trình bảo tồn tôn tạo tài nguyên

3.444

342

727

902

1.473

168

Chương trình phát trin hạ tầng và các khu điểm du lch địa phương

84.577

16.473

21.728

23.645

22.730

4.126

Ghi chú:

- Tính theo tỷ giá cố định 2010 (1 USD = 20.500 đồng)

- (*) các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư đến 2020

- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm khoảng 10% tổng vn đầu tư, được bố trí theo tiến độ từng giai đoạn, căn cứ vào khả năng cân đi ngân sách hàng năm.

Decision No. 2161/QD-TTg dated November 11, 2013, approving the master plan on development of tourism in northern central Vietnam through 2020, with a vision toward 2030
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2161/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.390

DMCA.com Protection Status
IP: 3.235.145.252
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!